Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Báo cáo số 2 về công bằng sức khỏe hệ thống y tế việt nam hướng tới mục tiêu và công bằnghệ thống y tế việt nam hướng tới mục tiêu và công bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1009.69 KB, 108 trang )

%žRFžRVŞYŎF±QJEľQJVŶFNKŜH

+Ŕ7+Ş1*<7Ō9,Ŕ71$0
+ĬŨ1*7Ũ,0Ų&7,‡89}&‘1*%ľ1*

H
P

H

U


H
P

H

U

Chịu trách nhiệm xuất bản: Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội
ĐC: Phòng 225, cầu thang 11, CT5 Sudico, đường Phạm Hùng, Hà Nội
ĐT: 04 3782 0058 | Fax: 04 3782 0059
Email: | Website: www.isds.org.vn
NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG
Địa chỉ: 175 Giảng Võ - Đống Đa - Hà Nội
ĐT: (04) 3851 5380 - Fax: (04) 3851 5381
Website: nxblaodong.com.vn
Thiết kế và in tại CTy Cổ phần In La bàn
Giấy phép XB số: 319-2011/CXB/26-23/LD



PGS.TS. Hoàng Văn Minh -Trường Đại học Y Hà Nội
PGS.TS. Kim Bảo Giang - Trường Đại học Y Hà Nội
TS.BS. Lê Minh Giang - Trường Đại học Y Hà Nội
ThS.BS. Vũ Duy Kiên - Trường Đại học Y Hà Nội
TS. Lê Bạch Dương - Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội
TS. Khuất Thu Hồng - Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội

H
P

ThS.BS. Trần Hùng Minh - Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số
ThS.BS. Hoàng Tú Anh, Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số
ThS. Nguyễn Mai Hương - Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Sức khỏe
cộng đồng
Ơng Nguyễn Tiến Đức - Nhóm Hành động Cơng bằng Sức khỏe ở Việt Nam

H

U
1

HỆ THỐNG Y TẾ VIỆT NAM: Hướng tới mục tiêu và công bằng

CÁC TÁC GIẢ


LỜI CẢM ƠN
HỆ THỐNG Y TẾ VIỆT NAM: Hướng tới mục tiêu và công bằng


Trước tiên, Nhóm Hành Động Cơng bằng Sức khỏe (PAHE) chúng tôi xin gửi lời
cảm ơn chân thành nhất tới Quỹ Rockefeller vì đã tài trợ cho nghiên cứu này.
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến Tiến sĩ Mushtaque Chowdhury và bà
Natalie Phaholyothin, Đại diện cho Quỹ Rockefeller tại khu vực châu Á - Thái Bình
Dương đã khuyến khích và hỗ trợ PAHE ngay từ khi hình thành ý tưởng ban đầu
của báo cáo.
Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến bà BusabaTejagupta, cán bộ quản lý tài trợ
vì đã hỗ trợ kịp thời và hiệu quả để PAHE có thể triển khai thực hiện thành công
báo cáo này.

H
P

H

U
2


Nhóm Hành Động Cơng bằng Sức khỏe (PAHE) được thành lập năm 2009 với
nhiệm vụ xây dựng và vận động ủng hộ cho những đóng góp mang tính xây dựng
và thay thế của xã hội dân sự về các vấn đề quan trọng liên quan đến công bằng
sức khỏe mà hệ thống y tế Việt Nam đang gặp phải trong bối cảnh đất nước thay
đổi nhanh chóng.
Trong giai đoạn đầu của Dự án (từ tháng 9 năm 2009 đến tháng 8 năm 2011),
PAHE đã xuất bản Báo cáo giám sát công bằng sức khỏe của Việt Nam lần thứ
nhất. Báo cáo đã đề cập đến các khái niệm cơ bản về cơng bằng sức khỏe và
tổng quan về tình trạng công bằng sức khỏe tại Việt Nam. Báo cáo này đã được
phổ biến đến các bên liên quan trong nước (Chính phủ, Quốc hội, các viện nghiên
cứu, các tổ chức quốc tế và các tổ chức xã hội dân sự, vv).


H
P

Chúng tôi xin được trân trọng giới thiệu Báo cáo giám sát Sức khỏe Việt Nam lần
2 (VHWR2) (Hệ thống Y tế Việt Nam: Hướng tới mục tiêu và công bằng) nhằm cập
nhật đánh giá mới nhất về mơ hình và mức độ công bằng sức khỏe ở Việt Nam.
Chúng tôi hy vọng báo cáo này sẽ phù hợp với các bên liên quan khác nhau trong
hệ thống y tế Việt Nam và có thể được tham khảo trong quá trình lập kế hoạch
dựa trên bằng chứng và xây dựng chính sách y tế.
VHWR2 sử dụng các định nghĩa, khái niệm bình đẳng và cơng bằng về sức khỏe
đã được phát triển trong giai đoạn 1 của dự án. Những khái niệm đó được định
nghĩa dựa trên khung lý thuyết về những yếu tố xã hội quyết định sức khỏe và
về bất bình đẳng sức khỏe y tế, sức khỏe của Tổ chức Y tế Thế giới. Bản báo
cáo cũng đề cập đến khái niệm “Bao phủ y tế toàn dân”, một khái niệm hiện đang
được coi là “hấp dẫn” nhất trong lĩnh vực y tế công cộng hiện nay.

H

U

VHWR2 phân tích số liệu từ một số cuộc điều tra có quy mơ tồn quốc gần đây ở
Việt Nam như Điều tra đa chỉ số theo cụm (MICS4) 2010-2011, Điều tra mức sống
tại Việt Nam năm 2008 và 2010 (VLSS), Điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá ở
người trưởng thành (GATS) và Đánh giá Điều tra về Thanh thiếu niên Việt Nam
2010 (SAVY2).
VHWR2 sử dụng nhiều cách tiếp cận kỹ thuật khác nhau của Tổ chức Y tế Thế
giới và Ngân hàng Thế giới để đo lường sự bất bình đẳng và bất cơng bằng sức
khỏe, bao gồm 1) Phân tích mơ tả; 2) Biểu đồ tập trung; 3) Chỉ số tập trung; 4)
Phân tích thành phần chỉ số tập trung, và 5) Phân tích tác động lũy tiến, chi phí

thảm họa và nghèo hóa do chi phí y tế từ tiền túi.
VHWR2 tập trung vào bốn khía cạnh chính của cơng bằng sức khỏe ở Việt Nam,
bao gồm: 1) Các chỉ số sức khỏe; 2) Khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức
khỏe; 3) Khả năng chi trả các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, và 4) Hành vi có liên

3

HỆ THỐNG Y TẾ VIỆT NAM: Hướng tới mục tiêu và công bằng

GIỚI THIỆU


HỆ THỐNG Y TẾ VIỆT NAM: Hướng tới mục tiêu và công bằng

quan đến sức khỏe. Các chỉ số được lựa chọn trong bốn khía cạnh được phân
tích và so sánh giữa các nhóm dân số phân chia theo: 1) Giới tính; 2) Độ tuổi; 3)
Trình độ học vấn; 4) Dân tộc; 5) Tình trạng kinh tế và 6) Nơi cư trú (thành thị và
nông thôn). Một số chỉ số sức khỏe được phân tích trong báo cáo này phản ánh
mức độ thành công của kế hoạch 5 năm 2011-2015 của ngành y tế cũng như các
Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ tại Việt Nam.
Chúng tôi hy vọng báo cáo này sẽ cung cấp cho các bạn nhiều thông tin hữu ích.

H
P

H

U
4



CÁC TÁC GIẢ

1

LỜI CẢM ƠN

2

GIỚI THIỆU

3

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

9

DANH SÁCH CÁC BẢNG

10

DANH SÁCH CÁC HÌNH

11

TĨM TẮT

12

H

P

BỐI CẢNH

16

Hệ thống y tế và đổi mới hệ thống y tế ở Việt Nam

16

Thành tựu và thách thức của hệ thống y tế Việt Nam

18

Phân tích cơng bằng phục vụ đổi mới hệ thống y tế tại Việt Nam

20

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

21

U

KHÁI NIỆM VÀ KHUNG LÝ THUYẾT

22

Khái niệm bình đẳng và cơng bằng y tế, sức khỏe


22

Khung lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và bất bình
đẳng y tế, sức khỏe

22

Khung lý thuyết về bao phủ y tế toàn dân

24

PHƯƠNG PHÁP

26

H

Phương pháp tiếp cận và nguồn số liệu

26

Điều tra đa chỉ số theo cụm tại Việt Nam (MICS) năm 2010-2011

26

Điều tra mức sống dân cư Việt Nam (VLSS) năm 2008 và 2010

27

Điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành (GATS)

năm 2010

27

Điều tra Thanh thiếu niên Việt Nam 2010 (SAVY2)

27

Phương pháp đo lường bất bình đẳng và bất cơng bằng y tế, sức khỏe 28
So sánh mơ tả

28

Biểu đồ tập trung

28

5

HỆ THỐNG Y TẾ VIỆT NAM: Hướng tới mục tiêu và công bằng

MỤC LỤC


HỆ THỐNG Y TẾ VIỆT NAM: Hướng tới mục tiêu và công bằng

Chỉ số tập trung

29


Phân tích thành phần chỉ số tập trung

30

Phân tích lũy tiến, chi phí thảm họa và nghèo hóa do chi phí y tế

31

BẤT CƠNG BẰNG VỀ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE

34

Bất cơng bằng về tỷ lệ ốm đau, bệnh tật tự khai báo trong cộng đồng

34

Tầm quan trọng của chỉ số

34

Nguồn số liệu

34

Biến số

34

Những nhận định chính


37

Bất cơng bằng về tỷ lệ tử vong ở trẻ em

38

H
P

Tầm quan trọng của chỉ số
Nguồn số liệu
Biến số và các mơ hình được sử dụng
Kết quả
Nhận định chính

Bất cơng bằng về tỷ lệ mắc ốm đau, bệnh tật tự khai báo ở trẻ em
Tầm quan trọng của chỉ số
Nguồn số liệu
Biến số
Kết quả nghiên cứu
Nhận định chính

H

U

38
38
38
38

42
43
43
43
43
43
46

Bất cơng bằng về tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em

47

Tầm quan trọng của chỉ sổ

47

Nguồn số liệu

47

Biến số và mơ hình được sử dụng

47

Kết quả nghiên cứu

47

Nhận định chính


51

BẤT CƠNG BẰNG TRONG TIẾP CẬN DỊCH VỤ Y TẾ

52

Bất công bằng về bao phủ bảo hiểm y tế

52

Tầm quan trọng của chỉ số

52

Nguồn số liệu

52

6


52

Kết quả nghiên cứu

52

Nhận định chính

55


Bất cơng bằng trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chung

56

Tầm quan trọng của chỉ số

56

Nguồn số liệu

56

Biến số và mơ hình được sử dụng

56

Kết quả nghiên cứu

56

Nhận định chính

59

Bất cơng bằng về tiếp cận dịch vụ chăm sóc trước sinh ở phụ nữ
mang thai

61


Tầm quan trọng của chỉ số

61

H
P

Nguồn số liệu
Biến số và mơ hình được sử dụng
Kết quả nghiên cứu
Nhận định chính

Bất cơng bằng trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản
Tầm quan trọng của chỉ số
Nguồn số liệu
Biến số và mơ hình sử dụng
Kết quả nghiên cứu
Nhận định chính

H

U

61
61
61
64
66
66
66

66
66
69

Bất cơng bằng về tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em

70

Tầm quan trọng của chỉ số

70

Nguồn số liệu

70

Biến số

70

Kết quả nghiên cứu

70

Nhận định chính

72

BẤT CƠNG BẰNG TRONG CHI TRẢ PHÍ DỊCH VỤ CHĂM SĨC SỨC KHỎE 73
Phân tích lũy tiến chi phí của hộ gia đình cho các dịch vụ

chăm sóc sức khỏe

73

Tầm quan trọng của chỉ số

73

7

HỆ THỐNG Y TẾ VIỆT NAM: Hướng tới mục tiêu và công bằng

Biến số


HỆ THỐNG Y TẾ VIỆT NAM: Hướng tới mục tiêu và công bằng

Nguồn số liệu

73

Biến số

73

Kết quả nghiên cứu

74

Nhận định chính


77

Chi phí thảm họa và nghèo hóa do chi phí y tế

78

Tầm quan trọng của chỉ số

78

Nguồn số liệu

78

Biến số và mơ hình được sử dụng

78

Kết quả nghiên cứu

78

Nhận định chính

82

BẤT CƠNG BẰNG TRONG HÀNH VI SỨC KHỎE

84


Bất cơng bằng về hành vi hút thuốc lá

84

H
P

Tầm quan trọng của chỉ số
Nguồn số liệu
Biến số
Kết quả nghiên cứu
Nhận định chính

U

84
84
85
85
90

Bất cơng bằng trong hành vi lạm dụng rượu

91

Tầm quan trọng của chỉ số

91


Nguồn số liệu
Biến số
Kết quả nghiên cứu
Nhận định chính

H

91
91
91
94

KẾT LUẬN VÀ Ý NGHĨA CHÍNH SÁCH

95

Kết luận: Thực trạng và mức độ công bằng y tế, sức khỏe tại Việt Nam

95

Khuyến nghị: Hướng tới mục tiêu sức khỏe và công bằng

101

Một số điểm hạn chế trong quá trình nghiên cứu

102

TÀI LIỆU THAM KHẢO


104

8


BMI

Chỉ số khối cơ thể

CEB

Số con đã sinh

CHS

Trạm y tế xã

CI

Chỉ số tập trung

DHC

Trung tâm Y tế Huyện

DHS

Điều tra Y tế và Nhân khẩu học

DPT


Bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván

EPI

Chương trình tiêm chủng mở rộng

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GSO

Tổng cục thống kê

IEC

Thông tin, giáo dục và truyền thông

IMR

Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh

JAHR

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế hàng năm

LS

Mức sống


MCH

Sức khỏe bà mẹ và trẻ em

MDG

Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ

MICS

Điều tra đa chỉ số theo cụm (Multiple-Indicator Cluster Survey)

MOH

Bộ Y tế

OLS

Phương pháp bình phương tối thiểu

SAVY

Đánh giá Điều tra Thanh thiếu niên Việt Nam

UHC

Bảo hiểm y tế toàn dân

VLSS


Điều tra mức sống dân cư tại Việt Nam

VSS

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam

VND

Đồng Việt Nam

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới

H

H
P

U
9

HỆ THỐNG Y TẾ VIỆT NAM: Hướng tới mục tiêu và công bằng

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT


DANH SÁCH CÁC BẢNG
HỆ THỐNG Y TẾ VIỆT NAM: Hướng tới mục tiêu và công bằng


Bảng 1

Thành tựu y tế tại Việt Nam

18

Bảng 2

Nguồn số liệu cho nghiên cứu

26

Bảng 3

Mức độ bất bình đẳng theo giá trị của chỉ số tập trung

30

Bảng 4

Phiên giải chỉ số tập trung

30

Bảng 5

So sánh bất bình đẳng về tỷ lệ ốm đau, bệnh tật tự khai báo trong cộng đồng

35


Bảng 6

Chỉ số tập trung bất bình đẳng về tỷ lệ ốm đau, bệnh tật tự khai báo

37

Bảng 7

Bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván

39

Bảng 8

Chỉ số tập trung bất bình đẳng về tỷ lệ tử vong trẻ em

41

Bảng 9

So sánh mơ tả bất bình đẳng về tỷ lệ ốm đau, bệnh tật tự khai báo ở trẻ em

44

H
P

Bảng 10 Chỉ số tập trung bất bình đẳng về tỷ lệ mắc ốm đau, bệnh tật tự khai báo ở
trẻ em


46

Bảng 11 So sánh mô tả bất bình đẳng về tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em

48

Bảng 12 Chỉ số tập trung bất bình đẳng của tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ

50

Bảng 13 Tỷ lệ có bảo hiểm y tế trong 12 tháng qua

53

Bảng 14 Chỉ số tập trung bất bình đẳng về bao phủ bảo hiểm y tế

55

Bảng 15 So sánh mô tả bất bình đẳng về sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe

57

Bảng 16 Chỉ số tập trung bất bình đẳng về sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe

59

Bảng 17 Mơ tả tình trạng bất bình đẳng về sử dụng dịch vụ khám thai

62


Bảng 18 Chỉ số tập trung bất bình đẳng về tiếp cận các dịch vụ chăm sóc trước sinh

63

Bảng 19 Mơ tả khơng bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản

67

H

U

Bảng 20 Chỉ số tập trung bất bình đẳng về tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản 69
Bảng 21 So sánh mơ tả bất bình đẳng về tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em 71
Bảng 22 Chỉ số tập trung bất bình đẳng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em 72
Bảng 23 Chi trực tiếp từ tiền túi của hộ gia đình và khả năng chi trả

74

Bảng 24 Chỉ số Kakwani đối với OOP

77

Bảng 25 So sánh mô tả bất bình đẳng về chi phí thảm họa và nghèo hóa do chi phí y tế 79
Bảng 26 Chỉ số tập trung bất bình đẳng về sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe

81

Bảng 27 So sánh mơ tả bất bình đẳng về hút thuốc lá chủ động và hút thuốc lá thụ động 85

Bảng 28 Chỉ số tập trung tình trạng bất bình đẳng hành vi hút thuốc

89

Bảng 29 So sánh mơ tả bất bình đẳng trong hành vi lạm dụng rượu ở thanh thiếu niên 92
Bảng 30 Chỉ số tập trung bất bình đẳng về tình trạng lạm dụng rượu cho sức khỏe

94

Bảng 31 Thực trạng và mức độ bất công bằng y tế, sức khỏe tại Việt Nam

95

10


Hình 1

Hệ thống y tế cơng tại Việt Nam

16

Hình 2

Bất bình đẳng và bất cơng bằng y tế, sức khỏe

22

Hình 3


Khung lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe

23

Hình 4

Phạm vi nghiên cứu

24

Hình 5

Ba khía cạnh của bao phủ y tế tồn dân

25

Hình 6

Phương pháp đo lường bất bình đẳng và bất cơng bằng y tế, sức khỏe

28

Bảng 7

Biểu đồ tập trung về tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi

29

Hình 8


Phương trình hồi quy tổng quát

31

Hình 9

Minh họa chỉ số Kakwani

32

Hình 10

Biểu đồ tập trung bất bình đẳng về tỷ lệ ốm đau, bệnh tật tự khai báo

36

Hình 11

Biểu đồ tập trung bất bình đẳng về tỷ lệ tử vong trẻ em

40

Hình 12

Mức đóng góp của các yếu tố đối với sự bất cơng bằng giữa các nhóm kinh
41
tế - xã hội về tỷ lệ tử vong trẻ em (phân tích đa biến)

Hình 13


Biểu đồ tập trung bất bình đẳng về tỷ lệ mắc ốm đau, bệnh tật tự khai báo ở trẻ
45
em (bất cứ một trong 3 bệnh)

H
P

Bảng 14 Biểu đồ tập trung bất bình đẳng về tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em

U

49

Hình 15

Mức đóng góp của các yếu tố đối với sự bất cơng bằng giữa các nhóm kinh
50
tế - xã hội về tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em

Hình 16

Biểu đồ tập trung bất bình đẳng về bao phủ bảo hiểm y tế

54

Hình 17

Biểu đồ tập trung bất bình đẳng về sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe

58


Hình 18

Biểu đồ tập trung bất bình đẳng về tiếp cận các dịch vụ chăm sóc trước sinh

63

Hình 19

Biểu đồ tập trung bất bình đẳng về tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe
68
sinh sản

Hình 20

Biểu đồ tập trung bất bình đẳng OOP và CTP

Hình 21

Biểu đồ tập trung bất bình đẳng về chi phí thảm họa và nghèo hóa do chi phí
80
y tế

Hình 22

Mức đóng góp của các yếu tố đối với sự bất công bằng giữa các nhóm kinh
82
tế - xã hội về tình trạng nghèo hóa do chi phí y tế (phân tích đa biến)

Hình 23


Biểu đồ tập trung bất bình đẳng về hành vi hút thuốc lá chủ động

87

Hình 24

Biểu đồ tập trung bất bình đẳng về hút thuốc lá bị động

88

Hình 25

Biểu đồ tập trung bất bình đẳng về hành vi lạm dụng rượu

93

H

11

76

HỆ THỐNG Y TẾ VIỆT NAM: Hướng tới mục tiêu và công bằng

DANH SÁCH CÁC HÌNH


TĨM TẮT
HỆ THỐNG Y TẾ VIỆT NAM: Hướng tới mục tiêu và công bằng


Việt Nam đã đạt được những tiến bộ ấn tượng liên quan đến sức khỏe của người
dân. Tính đến năm 2010, Việt Nam đã đạt hoặc vượt mức tất cả các mục tiêu y
tế quốc gia quan trọng. Tuy nhiên, hệ thống y tế của Việt Nam vẫn cịn phải đối
mặt với nhiều khó khăn, thách thức, bao gồm cả các vấn đề quan trọng như làm
thế nào để bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân. Đặc biệt, bất công bằng về y tế, sức
khỏe giữa các nhóm người dân giữa các vùng của đất nước, và giữa các nhóm
thu nhập đang ngày càng tăng trong những năm gần đây.
Để có thể triển khai thực hiện đúng đắn các chính sách đổi mới và đạt được mục
tiêu y tế và công bằng, các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý y tế
cũng như các bên liên quan khác về sức khỏe cần phải hiểu được các vấn đề
công bằng trong tất cả các khía cạnh của chăm sóc sức khỏe, y tế và tác động
của chính sách và hoạt động y tế và xã hội. Tuy nhiên, tại Việt Nam, vẫn cịn ít
bằng chứng dựa trên nghiên cứu đáng tin cậy về các mơ hình và mức độ của sự
cơng bằng trong y tế.

H
P

Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này là tạo ra và cung cấp các bằng chứng cập
nhật về thực trạng công bằng y tế, sức khỏe ở Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu
hy vọng sẽ được các bên liên quan trong hệ thống y tế Việt Nam sử dụng trong
q trình xây dựng các chính sách và can thiệp dựa trên bằng chứng theo định
hướng công bằng.

U

Cụ thể, nghiên cứu này nhằm mơ tả, phân tích thực trạng và mức độ bất cơng
bằng giữa các nhóm dân cư phân theo điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội về một
số chỉ số y tế, sức khỏe, bao gồm:

1) Bất công bằng về sức khỏe;

H

2) Bất công bằng về tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe;
3) Bất cơng bằng về chi trả chi phí các dịch vụ chăm sóc sức khỏe; và
4) Bất cơng bằng về một số hành vi có liên quan đến sức khỏe.
Nghiên cứu này dựa trên các nguồn số liệu thứ cấp. Chúng tơi lựa chọn 4 cuộc
điều tra cộng đồng có quy mơ đại diện tồn quốc gần đây ở Việt Nam bao gồm Điều
tra đa chỉ số theo cụm (MICS4) 2010-2011, Điều tra mức sống dân cư Việt Nam
(VLSS) năm 2008-2010, Điều tra toàn cầu về hút thuốc lá ở người trưởng thành
(GATS) năm 2010 và Điều tra Thanh thiếu niên Việt Nam năm 2010 (SAVY2).
Chúng tơi tập trung phân tích bốn khía cạnh chính của cơng bằng y tế, sức khỏe
tại Việt Nam, bao gồm:
1) Chỉ số sức khỏe (Tỷ lệ tử vong, tỷ lệ mắc bệnh, tình trạng sức khỏe);
2) Tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe (Có bảo hiểm y tế, sử dụng các
dịch vụ chăm sóc sức khỏe nói chung, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh
sản, dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em);
12


4) Hành vi có liên quan đến sức khỏe (hút thuốc và lạm dụng rượu bia).
Bất công bằng về các khía cạnh kể trên được so sánh giữa các nhóm dân cư
phân chia theo 1) Giới tính; 2) Độ tuổi; 3) Trình độ học vấn; 4) Dân tộc; 5) Tình
trạng kinh tế và 6) Nơi cư trú (thành thị và nông thôn). Bốn phương pháp tiếp cận
cơ bản được sử dụng, đó là 1) So sánh mơ tả, 2) Biểu đồ tập trung, 3) Chỉ số tập
trung, và 4) Phân tích thành phần Chỉ số tập trung.
Các phát hiện chính của nghiên cứu bao gồm:
1. Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe cho người dân. Rất nhiều mục tiêu y tế (ví dụ như mục tiêu phát triển

thiên niên kỷ MDG4 về tỷ lệ tử vong trẻ em, mục tiêu dinh dưỡng trẻ em, v.v.)
đã được thực hiện thành công. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã đạt nhiều
thành tựu lớn trong quá trình đạt được các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ
liên quan tới các lĩnh vực y tế khác (ví dụ như MDG5, MDG6).

H
P

2. Việt Nam đang từng bước tiến tới mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân. Phạm vi
bao phủ dân cư cũng như phạm vi bao phủ dịch vụ đã được mở rộng đáng kể,
phản ánh thông qua sự gia tăng về tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế và khả năng
tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chung cũng như các dịch vụ chuyên
khoa (dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em). Tuy nhiên, phạm vi bao
phủ tài chính cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe vẫn cịn hạn chế. Nhiều hộ
gia đình tại Việt Nam phải gánh chịu chi phí y tế “thảm họa” cũng như rơi vào
nghèo đói do việc chi trả cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

U

3. Vẫn có sự bất cơng bằng giữa các nhóm kinh tế-xã hội về nhiều khía cạnh y
tế, sức khỏe với các mức độ khác nhau.

H

Bất cơng bằng theo giới tính: Có sự bất cơng bằng về tỷ lệ ốm đau, bệnh
tật tự khai báo và phơi nhiễm với hút thuốc lá thụ động tại nhà đối với phụ nữ
(mức độ thấp).
Bất công bằng theo độ tuổi:
-


Mức độ bất công bằng nghiêm trọng về tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh đối với đối
tượng bà mẹ lớn tuổi.

-

Mức độ bất cơng bằng trung bình về chi phí thảm họa đối với hộ gia đình
có người già.

-

Bất cơng bằng về tình trạng nghèo hóa do chi phí y tế của hộ gia đình đối
với hộ gia đình có người già (mức độ thấp).

13

HỆ THỐNG Y TẾ VIỆT NAM: Hướng tới mục tiêu và công bằng

3) Chi trả phí dịch vụ chăm sóc sức khỏe (Phân tích lũy tiến trong việc chi trả
phí các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của hộ gia đình và các tác động của chi
phí liên quan đến chăm sóc sức khỏe đến tình trạng kinh tế của hộ gia đình);


Bất cơng bằng theo trình độ học vấn:
HỆ THỐNG Y TẾ VIỆT NAM: Hướng tới mục tiêu và công bằng

-

Mức độ bất cơng bằng trung bình về tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh đối với nhóm
đối tượng có trình độ học vấn thấp.


-

Bất công bằng về tỷ lệ ốm đau, bệnh tật tự khai báo trong cộng đồng, tình
trạng dinh dưỡng trẻ em, tình trạng có bảo hiểm y tế, khả năng tiếp cận
các dịch vụ trước sinh, khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh
sản, khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em, hút thuốc lá chủ
động và hút thuốc lá thụ động và lạm dụng rượu đối với nhóm đối tượng có
trình độ học vấn thấp (mức độ thấp).

Bất cơng bằng theo nhóm dân tộc: Bất cơng bằng về tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh,
tình trạng dinh dưỡng trẻ em, khả năng tiếp cận các dịch vụ tiền sản ở phụ nữ
mang thai, khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, khả năng
tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em và chi phí thảm họa đối với nhóm đối
tượng dân tộc thiểu số (mức độ thấp).

H
P

Bất cơng bằng theo tình trạng kinh tế:

-

Mức độ bất cơng bằng nghiêm trọng về tình trạng nghèo hóa do chi phí y
tế đối với nhóm người nghèo.

-

Mức độ bất cơng bằng trung bình về tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi và tình
trạng dinh dưỡng trẻ em đối với người nghèo.


-

Bất công bằng về khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe chung,
khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc trước sinh, khả năng tiếp cận dịch
vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức
khỏe trẻ em và chi phí thảm họa, hút thuốc lá chủ động và hút thuốc lá thụ
động ảnh hưởng nhiều hơn tới người nghèo (mức độ thấp).

H

U

Bất công bằng theo nơi cư trú: Bất công bằng về tỷ lệ ốm đau, bệnh tật tự khai
báo, tỷ lệ tử vong trẻ em, tình trạng dinh dưỡng trẻ em, tình trạng bảo hiểm y tế,
khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe chung, khả năng tiếp cận các dịch
vụ chăm sóc trước sinh, khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản,
khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em, chi phí thảm họa, nghèo
hóa do chi phí y tế và hút thuốc lá thụ động đối với những người sống ở khu vực
nông thôn.
4. Bất công bằng về sức khỏe bà mẹ và trẻ em và bất công bằng về chi trả cho các
dịch vụ chăm sóc sức khỏe vẫn cịn ở mức độ nghiêm trọng.
5. Điều kiện kinh tế là yếu tố ảnh hưởng chính đến vấn đề bất cơng bằng nêu trên.
Tuy nhiên, sự bất cơng bằng giữa các nhóm kinh tế về các vấn đề y tế, sức khỏe
không đơn thuần chỉ là do sự khác biệt về điều kiện kinh tế giữa các nhóm dân
cư, mà cịn do nhiều yếu tố kinh tế-xã hội quan trọng khác như giới tính, trình độ
học vấn, dân tộc và nơi cư trú.

14



1. Đổi mới hệ thống y tế, sử dụng các phương pháp hệ thống có khả năng hỗ trợ
giải quyết các vấn đề liên quan tới năng lực và hoạt động của tất cả sáu thành
phần của một hệ thống y tế (bao gồm quản trị, cung cấp dịch vụ, tài chính,
nguồn nhân lực, thơng tin và các sản phẩm y tế). Để từng bước đạt mục tiêu
bảo hiểm y tế toàn dân, cần thực hiện một số biện pháp ưu tiên như mở rộng
phạm vi bảo hiểm y tế, rà sốt lại các gói dịch vụ, phương pháp chi trả cho
nhà cung cấp dịch vụ, cũng như các chính sách hướng tới sự công bằng khác
nhằm phục vụ các nhóm dân số có hồn cảnh khó khăn khác (ngồi nhóm
người nghèo, trẻ em, dân tộc thiểu số, v.v.) như nhóm đối tượng cận nghèo,
đối tượng lao động trong khu vực khơng chính thức, nơng dân.

H
P

2. Cải thiện chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đáp ứng nhu cầu của tất
cả mọi người, trong đó cần tập trung đặc biệt tới các nhóm dân số khó khăn
như phụ nữ, nhóm đối tượng có trình độ học vấn thấp, nhóm dân tộc thiểu số,
nhóm người nghèo và những người sống ở khu vực nơng thơn. Do nhóm dân
số khó khăn thường sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở y
tế gần nhất, vì vậy vấn đề ưu tiên hàng đầu cần thực hiện là tăng cường năng
lực mạng lưới cơ sở y tế (bao gồm tăng cường năng lực cho các bác sỹ gia
đình và cán bộ y tế tại địa phương).

U

3. Áp dụng các biện pháp chăm sóc sức khỏe “chi phí hiệu quả”, đặc biệt là các
biện pháp phòng tránh nhằm bảo vệ và cải thiện điều kiện sức khỏe của người
dân.

H


4. Áp dụng các biện pháp can thiệp lồng ghép với sự tham gia của các khu vực
và tổ chức khác nhau (không chỉ đơn thuần chỉ là ngành y tế) ví dụ như nâng
cao năng lực phụ nữ, giáo dục, phát triển nông thôn, các hoạt động tạo thu
nhập, các tổ chức phi chính phủ, v.v.
5. Tiếp tục triển khai nghiên cứu nhằm xác định các vấn đề về công bằng sức
khỏe, cũng như đẩy mạnh công tác lập kế hoạch y tế dựa trên bằng chứng và
quy trình xây dựng chính sách.

15

HỆ THỐNG Y TẾ VIỆT NAM: Hướng tới mục tiêu và công bằng

Để đạt được mục tiêu sức khỏe và công bằng, Việt Nam cần xây dựng được và
thực hiện hệ thống chính sách xã hội và y tế theo định hướng công bằng, đảm bảo
mọi người dân trong xã hội đều có tình trạng sức khỏe tốt nhất và có khả năng tiếp
cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khi cần thiết, khơng phân biệt giới tính, độ
tuổi, trình độ học vấn, dân tộc, điều kiện kinh tế hay nơi cư trú. Cần đặc biệt quan
tâm tới các vấn đề sau:


BỐI CẢNH
HỆ THỐNG Y TẾ VIỆT NAM: Hướng tới mục tiêu và công bằng

Hệ thống y tế và đổi mới hệ thống y tế ở Việt Nam
Hệ thống y tế Việt Nam hiện nay là một hệ thống hỗn hợp bao gồm cả các nhà
cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe công và tư. Hệ thống cung ứng dịch vụ được
chia thành 4 cấp, bao gồm: (a) cấp trung ương (các bệnh viện trung ương và khu
vực) thuộc quản lý trực tiếp của Bộ Y tế, (b) các đơn vị cung cấp dịch vụ cấp tỉnh
do Sở Y tế quản lý, (c) các đơn vị cung cấp dịch vụ cấp huyện, cũng do Sở Y

tế quản lý, và (d) các đơn vị cung cấp dịch vụ cấp xã do Phòng y tế huyện hoặc
Trung tâm Y tế Huyện quản lý. Năm 2004, trong tổng số 994 bệnh viện công, có
30 bệnh viện do Bộ Y tế quản lý, 883 bệnh viện do chính quyền địa phương quản
lý (trong đó có 107 bệnh viện đa khoa tỉnh, 197 bệnh viện chuyên sâu, 37 bệnh
viện thị trấn, 542 bệnh viện huyện) và 81 bệnh viện thuộc quản lý của các Bộ và
các ngành khác [1]. Hệ thống y tế công vẫn đóng vai trị chủ đạo trong việc chăm
sóc sức khỏe, đặc biệt là trong dự phòng, nghiên cứu và đào tạo (Hình 1).

H
P

Hình 1: Hệ thống y tế cơng tại Việt Nam
CP
BYT

Vụ, cục

UBND Tỉnh

U

Sở Y tế

UBND Huyện

H

Phòng thuộc vụ, cục

Phòng Y tế


TTYTH

TT KHH


Trạm y tế xã

UBND Xã

Thôn/ấp

BV
huyện

Y tế thôn bản

Ghi chú:
Cơ quan quản lý y yế

Quản lý và chỉ đạo trực tiếp

Đơn vị sự nghiệp y tế

Chỉ đạo về chuyên môn
Quản lý nhà nước

16



Năm 1986, Chính phủ Việt Nam đã khởi xướng một chương trình đổi mới kinh tế
trên phạm vi rộng, thường được thế giới biết đến với tên gọi Đổi mới (Renovation).
Chương trình này đã đưa Việt Nam vững bước trên con đường chuyển mình từ
một nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường. Kinh tế Việt Nam đã tăng
trưởng nhanh chóng và ổn định, tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 7 - 8% mỗi
năm [2]. Tỷ lệ nghèo tuyệt đối đã giảm xuống dưới 20% (so với mức khoảng 75%
vào giữa những năm 1980, 58% vào năm 1993 và 37% năm 1998), và do đó, đất
nước đã đạt được một trong các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs), đó là
mục tiêu giảm một nửa tỷ lệ nghèo trong giai đoạn 1990 - 2015 [3]. Từ năm 2010,
Việt Nam đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình.

H
P

Cùng với những thay đổi về kinh tế - xã hội của các quốc gia khác, hệ thống y tế
Việt Nam cũng đã có rất nhiều đổi mới. Trọng tâm của những đổi mới này là việc
ban hành phí dịch vụ chăm sóc sức khỏe và hợp pháp hoá hoạt động y tế tư nhân
vào năm 1989, việc bắt đầu các chương trình bảo hiểm y tế ở cấp quốc gia vào
năm 1992 và việc chính quyền trung ương trả lương cho cán bộ y tế cấp xã vào
năm 1994. Gần đây, để hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho người dân có hồn cảnh
khó khăn tại Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Quyết định 139/2002/QĐ-TTg về
việc khám chữa bệnh cho người nghèo và Nghị định 36/2005/NĐ-CP quy định chi
tiết về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi và sau đó
đã đưa tất cả những đối tượng này vào diện được Nhà nước hỗ trợ Bảo hiểm Y
tế toàn bộ từ năm 2009. Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã ban hành Nghị quyết
số 46 vào ngày 23 tháng 02 năm 2005 NQ/TW có ghi rõ Việt Nam muốn xây dựng
một “hệ thống y tế công bằng, hiệu quả và phát triển”. Trong năm 2006, Chính phủ
đã ban hành Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ tài chính, tự chịu
trách nhiệm của các tổ chức hành chính cơng. Trong nỗ lực nhằm tăng cường
chính sách cho hệ thống y tế Việt Nam và hướng tới mục tiêu chăm sóc sức khỏe

tồn dân tại Việt Nam, ngày 14 tháng 11 năm 2008, Quốc hội đã thông qua Luật
bảo hiểm y tế. Một trong những mục tiêu của Luật này là tất cả công dân Việt Nam
đều được bảo hiểm y tế vào năm 2014 (Xem phụ lục để biết thêm thơng tin về các
mốc quan trọng trong chính sách y tế tại Việt Nam).

H

U
17

HỆ THỐNG Y TẾ VIỆT NAM: Hướng tới mục tiêu và công bằng

Khu vực tư nhân đã phát triển nhanh chóng từ năm 1989, nhưng chủ yếu cung
cấp dịch vụ chăm sóc bệnh nhân ngoại trú. Đến nay, cả nước có 74 bệnh viện tư
với 5.600 giường bệnh (chỉ chiếm hơn 3% tổng số giường bệnh trong cả nước),
và hơn 30.000 phòng khám tư, hơn 21.600 hiệu thuốc tư nhân và 450 cơ sở
khám chữa bệnh theo phương pháp y học cổ truyền. Ngoài ra, có 22 bệnh viện
tư nhân đã được cấp phép và đang được xây dựng. Tuy nhiên, nhìn chung tất cả
các cơ sở y tế ngồi cơng lập có quy mơ nhỏ và nằm ở khu vực thành thị. Thông
tin về hiệu quả hoạt động và chất lượng dịch vụ của các đơn vị cung cấp dịch
vụ chăm sóc sức khỏe tư nhân rất ít, đặc biệt là do nhiều đơn vị tư nhân không
được cấp phép.


Thành tựu và thách thức của hệ thống y tế Việt Nam
HỆ THỐNG Y TẾ VIỆT NAM: Hướng tới mục tiêu và công bằng

Trong một vài thập kỷ qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam đã
đạt được những tiến bộ ấn tượng liên quan đến sức khỏe của người dân. Tính
đến năm 2010, Việt Nam đã đạt hoặc vượt mức tất cả các mục tiêu y tế quốc gia

quan trọng nêu ra trong Quyết định số 147/2000/QĐ-TTg ban hành ngày 22 tháng
12 năm 2000 phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam 2001-2010 (Bảng 1) [4, 5].
Bảng 1: Thành tựu y tế tại Việt Nam
Chỉ số

Mục tiêu 2010

Kết quả thực tế 2010

Giảm tỷ lệ sinh (‰)

0,2

0,3

Tỷ lệ sinh thô (‰)

17,6

17,1

Tốc độ tăng dân số (%)

1,14

1,05

H
P


Tuổi thọ trung bình hàng năm (tuổi)
Tỷ lệ tử vong mẹ (trên 100.000 ca sinh)
Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh (‰)
Tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi (‰)
Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi (%)

72,0

73

70

68

<25,0

<16,0

<32,0

25,0

<20

18

Mặc dù đạt được nhiều thành tựu quan trọng, hệ thống y tế của Việt Nam vẫn còn
phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, bao gồm cả các vấn đề quan trọng
như làm thế nào để bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân. Những phát hiện từ những
đánh giá của ngành y tế gần đây và các báo cáo khác có liên quan [4-9] đã cho

thấy hệ thống y tế Việt Nam đang chứa đựng những xu hướng và các vấn đề sau:

H

U

Bất công bằng y tế, sức khỏe: Bất công bằng về y tế, sức khỏe giữa các
nhóm người dân giữa các vùng của đất nước, và giữa các nhóm thu nhập
đang ngày càng tăng trong những năm gần đây. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em,
tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi (IMR), tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi (U5MR), và
tỷ lệ tử vong mẹ (MMR) vẫn còn cao ở các vùng nghèo, miền núi, và vùng sâu
vùng xa.
Chuyển đổi dịch tễ học: Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng kép về
bệnh tật, bao gồm cả các bệnh không truyền nhiễm (bệnh tim mạch, ung thư,
tiểu đường, vv) và các bệnh truyền nhiễm (HIV/AIDS, H1N1, vv). Những vấn
đề liên quan tới lối sống không lành mạnh như hút thuốc, uống rượu, chế độ
ăn nhiều chất béo đang ngày càng gia tăng.
Cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe: Một trong những khó khăn chính
Việt Nam đang phải đối mặt là tình trạng quá tải tại các bệnh viện tuyến tỉnh và
trung ương. Tình trạng này phần lớn là do: chất lượng dịch vụ chăm sóc sức
khỏe ở tuyến cơ sở còn hạn chế, người dân kỳ vọng được sử dụng dịch vụ
chăm sóc sức khỏe chất lượng cao, thuận tiện trong đi lại, sự chênh lệch thấp

18


Tài chính y tế: Chi tiêu về y tế đã tăng đáng kể trong 10 năm qua, nhưng chi
tiêu công dành cho y tế bao gồm cả chi tiêu do bảo hiểm y tế chi trả và các nhà
tài trợ hỗ trợ hiện chiếm gần 50% tổng chi tiêu y tế. Hơn 50% còn lại chủ yếu
là các khoản chi trả phí sử dụng dịch vụ và tiền thuốc trực tiếp từ tiền túi. Chi

phí chăm sóc sức khỏe từ tiền túi cao đã gây ra các vấn đề bất bình đẳng khác
nhau như chi phí y tế thảm họa (hộ gia đình phải giảm chi tiêu của họ cho các
nhu cầu thiết yếu khác) và gây ra nghèo đói. Chi trả trực tiếp bằng tiền túi vẫn
có khả năng tiếp tục tăng trong những năm tới vì 3 lý do chính:1)Trong q
trình thực hiện Nghị định 43/NĐ-CP về tự chủ tài chính, các cơ sở y tế được
khuyến khích tăng thêm thu nhập từ bệnh nhân và sử dụng các khoản thu
thêm này để trả lương cao hơn cho nhân viên; 2) Công nghệ y tế ngày càng
phát triển và công nghệ cao làm tăng giá dịch vụ, 3) Lĩnh vực chăm sóc y tế
tư nhân được khuyến khích mở rộng đã làm cho gánh nặng tài chính về y tế
chuyển sang các hộ gia đình.

H
P

Bảo hiểm y tế: Mức độ bao phủ bảo hiểm y tế, một biện pháp quan trọng để
đạt được bao phủ y tế toàn dân ở Việt Nam, đã tăng lên đáng kể trong vài
năm qua nhưng vẫn còn nhiều người chưa tham gia bảo hiểm. Trong khi hơn
60% dân số tham gia bảo hiểm, khoản tiền thu được từ số người tham gia
bảo hiểm này chỉ chiếm 17% tổng chi tiêu y tế. Ngồi ra, cịn có một số vấn
đề khác liên quan đến việc thực hiện bảo hiểm y tế tại Việt Nam như: 1) Tiền
đóng bảo hiểm thấp; 2) Việc sử dụng cơ chế chi trả theo phí dịch vụ đã dẫn
đến cả lựa chọn ngược và các vấn đề về đạo đức 3) Các nhóm dễ tiếp cận và
quản lý (cán bộ công chức, sinh viên, người nghèo, trẻ em...) đã có bảo hiểm,
vì thế độ bao phủ sẽ tăng rất ít trong thời gian tới và 4) Năng lực quản lý của
hệ thống bảo hiểm y tế còn hạn chế.

H

U


Nhân lực y tế: Vùng sâu, vùng xa, vùng có hồn cảnh khó khăn cịn thiếu hụt
nhân viên y tế nghiêm trọng. Số lượng nhân viên y tế dự phòng, dược sĩ có
bằng đại học, kỹ thuật viên y tế, và y tá vẫn ít hơn so với nhu cầu. Đầu tư vào
đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu cụ thể của
ngành y tế. Chính sách đãi ngộ nhân viên y tế cịn nhiều bất cập. Càng ngày
càng thấy rõ sự dịch chuyển của nhân viên y tế từ khối nhà nước sang khối tư
nhân và từ địa phương lên trung ương. Ngoài ra, chương trình đào tạo khơng
được cập nhật thường xun. Phương pháp đào tạo vẫn chưa được đổi mới
một cách thống nhất trên toàn hệ thống. Đáng chú ý là sự thiếu hụt cán bộ y
tế ở tuyến cơ sở. Đây không chỉ do hạn chế về số lượng mà cịn cả về chất
lượng cán bộ do nhiều hình thức đào tạo chưa đảm bảo được chất lượng, ví
dụ như đào tạo bác sĩ chuyên tu hay đào tạo y tá tại các trường trung cấp nghề
ở một số tỉnh miền núi. Số cán bộ này cũng không dễ được mời làm việc sau
khi ra trường mặc dù ở địa phương nguồn nhân lực về y tế vẫn chưa được
đáp ứng đủ.

19

HỆ THỐNG Y TẾ VIỆT NAM: Hướng tới mục tiêu và công bằng

về viện phí giữa các tuyến khám chữa bệnh, vv... Một lý do khác cho tình trạng
quá tải có liên quan đến cơ chế quản lý tài chính. Khả năng cung cấp các dịch
vụ chăm sóc sức khỏe và chất lượng chăm sóc và hoạt động của các trạm y tế
xã, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều hạn chế và cần được cải thiện


HỆ THỐNG Y TẾ VIỆT NAM: Hướng tới mục tiêu và công bằng

Quản trị hệ thống y tế: Trong bối cảnh phân cấp, việc sửa đổi hoặc xem
xét lại các chính sách y tế khơng cịn phù hợp diễn ra chậm. Việt Nam vẫn

chưa tìm được mơ hình thích hợp cho cơ cấu tổ chức hệ thống y tế ở cấp địa
phương vì nhiều địa phương chưa thực hiện Nghị định số 13 và 14, cũng như
Thông tư số 03 và 05. Việc thực hiện các chính sách, chiến lược và kế hoạch y
tế gặp nhiều khó khăn. Việc quản lý hệ thống thông tin y tế trong nội bộ ngành
y tế chưa được thống nhất, dẫn đến nhiều chồng chéo. Hệ thống quản lý chất
lượng dịch vụ vẫn còn non yếu. Việc kiểm tra chất lượng dịch vụ ở cả khu vực
nhà nước và khu vực tư nhân vẫn còn yếu. Vai trò tiềm năng của các hiệp hội
y học trong quản lý chất lượng hành nghề y dược chưa được khai thác đầy đủ.
Việc kiểm soát giá thuốc vẫn tiếp tục được điều chỉnh để đối phó với việc tăng
giá thuốc. Tuy nhiên, trong tương lai gần vẫn còn tiềm ẩn nhiều thách thức do
tác động của cuộc khủng hoảng lạm phát toàn cầu.
Sử dụng kết quả nghiên cứu trong xây dựng chính sách: Bằng chứng dựa
trên nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau của hệ thống y tế vẫn khan hiếm
hoặc khơng có sẵn cho các nhà hoạch định chính sách y tế. Việc lập kế hoạch
dựa trên bằng chứng và năng lực quản lý của các nhà hoạch định chính sách
cịn hạn chế.

H
P

Phân tích cơng bằng phục vụ đổi mới hệ thống y tế tại Việt Nam
Đổi mới hệ thống y tế có thể được hiểu như là “sự thay đổi có mục đích và được
duy trì để nâng cao hiệu suất, cơng bằng và hiệu quả của hệ thống y tế” [10]. Chính
phủ và các tổ chức quốc tế đang nhận ra rằng hệ thống y tế cơng bằng đóng vai trị
quan trọng để đạt được các mục tiêu về sức khỏe liên quan đến mục tiêu phát triển
thiên niên kỷ và để đạt được mục tiêu chăm sóc sức khỏe tồn dân [11].

U

Ở Việt Nam, đổi mới hệ thống y tế theo hướng công bằng được xác định là một

định hướng lớn của hệ thống y tế trong thời gian tới. Nghị quyết Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ 11, năm 2012 nhấn mạnh rằng “hệ thống y tế tại Việt Nam nên
thực hiện cơng bằng xã hội trong chăm sóc sức khỏe trong bối cảnh khó khăn
và sự cơng bằng này phải được phản ánh trong cơ chế ngành và chính sách cụ
thể”. Kế hoạch 5 năm của ngành y tế về chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe
người dân giai đoạn 2011-2015 cũng đã xác định mục tiêu “tiếp tục phát triển một
hệ thống chăm sóc y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, nâng cao
chất lượng chăm sóc, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày
càng tăng và đa dạng” [4, 5].

H

Để có thể triển khai thực hiện đúng đắn các chính sách đổi mới và đạt được mục
tiêu y tế cơng bằng, các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý y tế cũng
như các bên liên quan khác về sức khỏe cần phải hiểu được các vấn đề cơng
bằng trong tất cả các khía cạnh của chăm sóc sức khỏe, y tế và tác động của
chính sách và hoạt động y tế và xã hội. Tuy nhiên, tại Việt Nam, vẫn cịn ít bằng
chứng dựa trên nghiên cứu đáng tin cậy về các mơ hình và mức độ của sự công
bằng trong y tế. Rõ ràng việc có các bằng chứng dựa trên nghiên cứu về cơng
bằng trong y tế để xây dựng được các chính sách và hoạt động hướng tới công
bằng là rất cần thiết.
20


Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này là tạo ra và cung cấp các bằng chứng cập
nhật về thực trạng công bằng y tế, sức khỏe ở Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu
hy vọng sẽ được các bên liên quan trong hệ thống y tế Việt Nam sử dụng trong
q trình xây dựng các chính sách và can thiệp dựa trên bằng chứng theo định
hướng công bằng.
Cụ thể, nghiên cứu này nhằm mơ tả, phân tích thực trạng và mức độ bất cơng

bằng giữa các nhóm dân cư phân theo điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội về một
số chỉ số y tế, sức khỏe, bao gồm:
1) Bất công bằng về sức khỏe;
2) Bất công bằng về tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe;

H
P

3) Bất cơng bằng về chi trả chi phí các dịch vụ chăm sóc sức khỏe; và
4) Bất cơng bằng về một số hành vi có liên quan đến sức khỏe.

H

U
21

HỆ THỐNG Y TẾ VIỆT NAM: Hướng tới mục tiêu và công baèng

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


KHÁI NIỆM VÀ KHUNG LÝ THUYẾT
HỆ THỐNG Y TẾ VIỆT NAM: Hướng tới mục tiêu và công bằng

Khái niệm bình đẳng và cơng bằng y tế, sức khỏe
Bình đẳng (equality) và bất bình đẳng (inequality) đề cập đến sự khác biệt. Bất
bình đẳng sức khỏe y tế, sức khỏe là thuật ngữ dùng để chỉ ra sự khác biệt về
một chỉ số y tế, sức khỏe nào đó giữa các cá nhân hoặc các nhóm kinh tế-xã hội
trong xã hội. Bất công bằng y tế, sức khỏe (inequity) đề cập đến sự bất bình
đẳng được cho là do có sự bất cơng nào đó [12, 13] hoặc “những khác biệt về các

chỉ số y tế, sức khỏe giữa nhóm dân số yếu thế so với nhóm dân số có lợi thế hơn
trong xã hội và sự khác biệt này có thể phịng tránh được” [9, 14, 15].
Ví dụ về sự bất bình đẳng y tế, sức khỏe là tỷ lệ mắc bệnh ở những người lớn tuổi
thường cao hơn so với những người trong độ tuổi từ 25-34 tuổi. Điều này là không
thể tránh khỏi (do nguồn gốc sinh học) và không hàm ý bất công bằng. Tuy nhiên,
nếu tỷ lệ mắc bệnh ở những người cao tuổi nghèo cao hơn so với những người
cao tuổi khơng nghèo thì đây chính là sự bất bình đẳng có thể phịng tránh được
hay là bất công bằng (bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế - xã hội, vv…). Sự khác
biệt giữa sự bất bình đẳng và bất cơng bằng về y tế được minh họa trong Hình 2.

H
P

Hình 2: Bất bình đẳng và bất cơng bằng y tế, sức khỏe

Bất bình đẳng y tế,
sức khỏe

H

U

Có thể phịng tránh được,
và khơng thể giải thích
được = bất cơng bằng

Khơng phịng tránh được
Có thể giải thích được

Cơng bằng y tế, sức khỏe bao gồm công bằng theo chiều ngang và công bằng

theo chiều dọc. Công bằng theo chiều ngang nghĩa là đối xử như nhau đối với
những người có hồn cảnh như nhau (ví dụ có cùng “nhu cầu”). Cơng bằng theo
chiều dọc nghĩa là đối xử khác nhau với những người có hồn cảnh khác nhau (ví
dụ có “nhu cầu” khác nhau) [9] .

Khung lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và bất
bình đẳng y tế, sức khỏe
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng khung lý thuyết về các yếu tố ảnh
hưởng đến sức khỏe và bất bình đẳng sức khỏe y tế, sức khỏe của Tổ chức Y tế
Thế giới (Hình 3) [16]. Khung lý thuyết đã được mơ tả và phân tích chi tiết trong
báo cáo trước đây của chúng tôi [9].
22


Bối cảnh kinh tế,
chính trị, xã hội
Địa vị xã hội:
Giáo dục

Quản trị

Điều kiện vật chất

Chính sách
Kinh tế vĩ mơ
Xã Hội

Phân bố

Gắn kết xã hội


tình trạng

Nghề nghiệp

Yếu tố tinh thần

sức khỏe

Thu nhập
Hành vi

và hạnh phúc

Giới
Yếu tố sinh học
Dân tộc/
Màu da

Giá trị văn hóa
và xã hội

Hệ thống y tế

H
P

Các chỉ số xã hội quyết định sức khỏe và bất bình đẳng trong y tế

Căn cứ các nguồn số liệu hiện có, chúng tơi tập trung phân tích bốn khía cạnh

chính của cơng bằng y tế, sức khỏe tại Việt Nam, bao gồm:
1) Chỉ số sức khỏe (Tỷ lệ tử vong, tỷ lệ mắc bệnh, tình trạng sức khỏe);

U

2) Tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe (Có bảo hiểm y tế, sử dụng các
dịch vụ chăm sóc sức khỏe nói chung, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh
sản, dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em);
3) Chi trả phí dịch vụ chăm sóc sức khỏe (Phân tích lũy tiến trong việc chi
trả phí các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của hộ gia đình và các tác động
của chi phí liên quan đến chăm sóc sức khỏe đến tình trạng kinh tế của
hộ gia đình);

H

4) Hành vi có liên quan đến sức khỏe (hút thuốc và lạm dụng rượu bia).
Bất cơng bằng về các khía cạnh kể trên được so sánh giữa các nhóm dân cư
phân chia theo:
1. Giới tính
2. Độ tuổi
3. Trình độ học vấn
4. Dân tộc
5. Tình trạng kinh tế
6. Nơi cư trú (thành thị và nơng thơn)

23

HỆ THỐNG Y TẾ VIỆT NAM: Hướng tới mục tiêu và công bằng

Hình 3: Bất bình đẳng và bất cơng bằng y tế, sức khỏe



×