Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Người đọc là ai? Người đọc có vai trò như thế nào đối với đời sống văn học nói chung và đời sống văn học Việt Nam nói riêng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.09 KB, 26 trang )

“Người đọc là ai? Người đọc có vai trị như thế nào đối với đời sống văn học nói
chung và đời sống văn học Việt Nam nói riêng.”
1. NHỮNG LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGƯỜI ĐỌC
1.1. Khái niệm người đọc
Theo tờ báo Nhân dân: “Người đọc là một yếu tố nội tại của quá trình sáng tác.
Tác phẩm văn học chỉ có được đời sống khi được người đọc tiếp nhận và chiếm lĩnh các
giá trị tư tưởng thẩm mỹ, thẩm mỹ của nó, nhờ đó người đọc được mở rộng vốn hiểu biết,
kinh nghiệm về đời sống, tư tưởng tình cảm, năng lực cảm thụ và tư duy.”
Theo Từ Điển Wiki: “Người đọc (tiếng Đức: leser) là chỉ cá nhân thông qua hành
vi đọc mà tham gia vào đời sống xã hội. Trong lý luận tiếp nhận, khái niệm người đọc có
các nội dung sau: Người đọc thực tế, tức con người cụ thể đang tiến hành việc đọc. Người
đọc thực tế bao gồm người đọc thông thường và người đọc chuyên nghiệp (nhà văn, nhà
phê bình, nhà nghiên cứu lịch sử văn học). Người đọc trong quan niệm, là quan niệm về
người đọc được rút ra từ người đọc thực tế.”
Theo quan điểm của nhóm chúng tơi, người đọc có thể hiểu là một bộ phận quan
trọng trong quá trình sáng tác và hình thành một tác phẩm văn học. Họ có nhiệm vụ chính
là tiếp nhận tác phẩm, sàng lọc những cái tốt và phát triển tác phẩm ấy, tạo động lực cũng
như duy trì cho tính cân bằng và việc sáng tác bên phía những nhà văn.
1.2. Phân loại người đọc
Dựa trên nhiều góc nhìn khác nhau, ta có thể chia người đọc ra làm nhiều thành phần
khác nhau, cụ thể:
Trên phương diện là người tiếp nhận văn học, người đọc có thể bao gồm bốn loại cơ bản:
Người đọc tiêu thụ: đây là những người tìm đến sách như một cơng cụ để giải trí,
tìm sự thanh lọc trong tâm hồn. Những người này thường không quá khắt khe trong việc
đánh giá tác phẩm, nhưng lại rất thích những tác phẩm, những câu chuyện có tình tiết hấp


dẫn, có sức lơi cuốn mạnh mẽ đối với họ, đưa họ vào thế giới của câu chuyện ấy và tạm
rời xa thực tại.
Người đọc điểm sách: đây là những người tìm đến những tác phẩm sách với mục
đích thỏa mãn nhu cầu thơng tin của họ. Họ có thể sẽ rất thích thú với các thể loại thơng


tin như về đời sống, pháp luật, giáo dục…
Người đọc chuyên nghiệp: đây là những người có học vấn cao, kiến thức sâu rộng
về văn học như những nhà phê bình văn học ở các trung tâm/viện nghiên cứu hoặc cũng
có thể là những giáo viên/giảng viên, người hướng dẫn…
Người sáng tác: tức những nhà văn, nhà thơ làm công việc sáng tác ra các tác
phẩm văn học, đồng thời cũng là một người đọc.
Trên phương diện sáng tác, người đọc được chia làm ba loại:
Người đọc thực tế: đây là những cá nhân có thật, tồn tại thực sự, thực hiện q
trình tiếp nhận văn bản. Họ thực hiện cơng việc đọc của mình thơng qua nhu cầu cá nhân
của bản thân, tức mỗi người có một sở thích, một chủ đề, một mối quan tâm khác nhau.
Như vậy, mỗi nhà văn chỉ có thể đáp ứng một số nhu cầu nhất định của họ.
Người đọc giả thiết: mỗi một nhà văn sẽ có một định hướng người đọc cụ thể cho
tác phẩm của mình và người đọc giả thiết là đối tượng mà nhà văn muốn hướng đến trong
quá trình sáng tác.
Người đọc hữu hình: đây là loại người đọc tồn tại bên trong của tác phẩm, trở
thành người đối diện với chính nhà văn trong tác phẩm mà nhà văn sáng tác.
Trên phương diện thời gian, người đọc bao gồm 3 loại:
Người đọc hiện tại: đây là người đọc cùng thời với nhà văn, mang những tư tưởng,
tính cách đương đại và dùng những thứ ấy để đánh giá và nhận xét tác phẩm một cách
trực tiếp.


Người đọc tương lai: là những người tiếp nhận văn bản nằm trong tâm thức của
nhà văn, là cái đích mà nhà văn muốn hướng đến trong quá trình sáng tác.
Người đọc quá khứ: những người này là những thế hệ đi trước, khơng cịn tồn tại
nữa và cũng sẽ khơng bao giờ có cơ hội được đọc tác phẩm của nhà văn. Chúng ta có thể
hình dung người đọc này thông qua câu chuyện của bé Hải An: “Bé gái bảy tuổi sau khi
qua đời vì bệnh u não đã hiến giác mạc của mình cứu lấy ánh sáng cho hai người khác.”
Trong Cuộc thi viết thư Quốc tế UPU lần thứ 47 tại Việt Nam, em Vũ Kiều Ngân - học
sinh lớp 8, trường THCS Chu Văn An (Tây Hồ - Hà Nội) đã đạt giải Nhì khi viết một bức

thư “gửi” tới Hải An ở nơi thiên đường” (Lê Phương, báo Eva.vn, 2018). Bé Hải An
trong bức thư này chính là người đọc quá khứ mà chúng ta đang nhắc đến.
1.3. Tiếp nhận văn học là gì?
Theo Huỳnh Như Phương “Tiếp nhận văn học là sự tiếp xúc, tri nhận của người đọc đối
với một hiện tượng văn học chủ yếu là tác phẩm”, “Có thể nói, mọi sự tiếp nhận đều là
quá trình tuyển chọn và tiếp thu một số yếu tố nào đó của văn bản, một q trình tái tạo
tùy theo cá tính, đặc điểm xã hội và văn hóa của người đọc.”
Theo J.Paul.Sartre “Tác phẩm văn học như con quay kỳ lạ, chỉ có thể xuất hiện trong vận
động. Muốn làm cho nó xuất hiện, cần phải có một hoạt động cụ thể là sự đọc. Tác phẩm
văn học chỉ kéo dài chừng nào sự đọc cịn có thể tiếp tục.” Q trình tiếp nhận khơng ai
giống ai, cũng khơng có cách tiếp nhận nào là đúng nhất.
Theo nhóm tơi, tiếp nhận văn học:
Có ba giai đoạn của quá trình sinh tồn sản phẩm văn chương: Giai đoạn một là giai đoạn
hình thành ý đồ sáng tác; giai đoạn hai là giai đoạn sáng tác, đây là giai đoạn ý đồ sáng
tác cộng với tài năng sáng tạo được vật chất hóa trong chất liệu ngôn ngữ, thành tác
phẩm; giai đoạn ba là giai đoạn tiếp nhận của bạn đọc.
Tiếp nhận văn học là q trình người đọc đi sâu vào tác phẩm, hịa mình và tồn tại thực
sự trong một cơng trình nghệ thuật được kiến tạo nên bằng ngôn từ. Đồng thời, lắng nghe


tiếng nói của tác giả, thưởng thức cái hay, cái đẹp, sự tài hoa của người nghệ sĩ. Bằng vốn
kiến thức, sự tưởng tượng, kinh nghiệm sống, văn hóa, sự rung động của tâm hồn. Người
đọc khám phá ra từng tầng lớp ý nghĩa câu chữ, cảm nhận được nội dung, thông điệp mà
tác giả muốn truyền tải, làm cho những con chữ đơn thuần trở thành một thế giới sống
động mang màu sắc riêng.
Ðây là giai đoạn tác phẩm thoát ly khỏi nhà văn để tồn tại một cách độc lập trong xã hội,
trong từng người đọc.
1.4. Mối quan hệ giữa tác giả, tác phẩm và người đọc
Có sáng tạo văn học là có tiếp nhận văn học, dĩ nhiên là sáng tạo phải đi trước một bước
để tạo thành văn bản. Sau đó, văn bản được chuyển đến người đọc, được người đọc tiếp

nhận, bình giá thì nó mới trở thành tác phẩm.
Sự chuyển dịch trung tâm từ tác giả sang văn bản rồi đến người đọc: tác phẩm văn học
vừa là sáng tạo của nhà văn, vừa là nơi hoạt động của ngôn ngữ, nhưng đồng thời cũng là
nơi tiếp nhận những sáng tạo từ phía người đọc để tạo nên những nét nghĩa mới cho tác
phẩm, văn học như là hình thức đọc đặc trưng mà lý luận từ phía sáng tác khơng giải
thích đầy đủ được. Tác giả là người thực hiện quá trình ký mã, bạn đọc là người giải mã,
văn bản là một bộ mã có thể chấp nhận nhiều cách lý giải khác nhau nhưng phải có sự
phù hợp.
“Tác phẩm văn học như là q trình mà hành trình của nó đi từ hoạt động viết của nhà
văn để tạo nên văn bản văn học và khi được người đọc tiếp nhận, mới trở thành tác phẩm
văn học” (Trương Đăng Dung). Độc giả như một yếu tố để cấu thành nên tác phẩm. Xét
một cách tồn diện, người đọc khơng chỉ có quan hệ với tác phẩm văn học mà cịn có
quan hệ đối với nhà văn.
2. VAI TRÒ CỦA NGƯỜI ĐỌC VÀ Q TRÌNH TIẾP NHẬN VĂN HỌC
2.1. Vai trị của người đọc trong đời sống văn học nói chung
2.1.1. Vai trị của người đọc nói chung trong lịch sử


Người đọc, một khái niệm có phần mơ hồ với những người thuộc thế hệ cũ, vì đây là đối
tượng ít được đề cập. Trong nền văn hóa đọc xa xưa, đối với một tác phẩm nào đó, tác
giả, tức người tạo ra tác phẩm ln chiếm được vị trí quan trọng trong lịng cơng chúng,
tác phẩm ấy có thành công hay không tùy thuộc vào sự sáng tạo của tác giả hơn là người
đọc. Vào thời đại ấy, trong tư tưởng của cơng chúng, cơng việc chính của người đọc chỉ
là sự tiếp nhận một chiều, thưởng thức tác phẩm. Không quan tâm đến sự tư duy sáng tạo,
phê bình hay đánh giá. Từ việc khơng xem trọng người đọc đó, nên nền giáo dục đề ra
một khn mẫu chung, dẫn dắt người đọc “cảm nhận” tác phẩm theo ý kiến chủ quan của
người truyền đạt kiến thức. Vì thế, tư tưởng đó dần đi sâu vào ý thức của nhiều thế hệ,
việc cảm nhận tác phẩm trở nên máy móc và khơng có sự cảm thụ riêng từ phía người
được truyền đạt. Từ đó, đè nén sự sáng tạo và tính độc lập về tư tưởng của người đọc.
Khiến cho linh hồn tác phẩm ít khi được sáng tạo để mang hơi hướng và tiến tới thời đại

mới, tác phẩm trở nên thô ráp và đời sống riêng của nó sẽ dần trở nên đơn điệu, thiếu
phong phú.
Chính vì thế, ta cần có một quan niệm mới về người đọc để bắt kịp sự phát triển của thời
đại và góp phần vào việc sáng tạo tác phẩm. Làm cho tác phẩm văn học trở nên gần gũi
hơn với đời sống người đọc chứ không đơn thuần việc sáng tạo chỉ là của người tạo ra tác
phẩm.
2.1.2. Vai trò của người đọc trong đời sống ngày nay
Người đọc được ví như người tiêu dùng trong q trình sản xuất hàng hóa, và hàng hóa ở
đây là những tác phẩm văn chương được sáng tác. Văn chương được sáng tác phục vụ
cho người đọc cũng giống như hàng hóa được sản xuất để phục vụ lợi ích người tiêu
dùng. Vì vậy, dù cho bất cứ đề tài nào, đời sống văn học vẫn khơng thể thiếu bóng dáng
của người đọc bởi đây là lực lượng nòng cốt bên cạnh đội ngũ sáng tác, tức là nhà văn.
Giống như người sản xuất cần người tiêu dùng, thì nhà văn cũng cần có độc giả để
thưởng thức tác phẩm của mình. Người đọc, với tầm quan trọng của mình, đã và đang
khẳng định vai trò to lớn song hành cùng nhà văn trong q trình sáng tác. Tuy khơng
sáng tạo ra tác phẩm văn chương như nhà văn song người đọc lại là một yếu tố mật thiết


bên trong q trình sáng tác ấy. Mục đích của việc sáng tạo ra một tác phẩm của nhà văn
chính là hướng đến người đọc, những người sẽ tiếp nhận khối kiến thức hay một câu
chuyện nào đó mà bản thân nhà văn muốn truyền tải, gửi gắm; thông qua đó làm thỏa
mãn nhu cầu của người đọc. Trong quyển Lí luận văn học, thầy Huỳnh Như Phương có
viết: “Từ góc độ của lí thuyết tiếp nhận, khơng thể quan niệm một đời sống văn học tồn
diện mà khơng lưu ý đặc biệt đến vai trò của người đọc với tư cách là chủ thể của sự tiếp
nhận/ Nếu nhà văn là người chiếm lĩnh nghệ thuật về hiện thực thì bạn đọc là người
chiếm lĩnh thẩm mỹ về văn bản” hay “người đọc trở thành một nhân tố của tiến trình văn
học bao gồm các khâu sáng tác, phổ biến, thưởng ngoạn và phê bình. Nhân tố đó hiện
diện lúc âm thầm lặng lẽ, lúc công khai quyết liệt, để phát huy vai trị của nó đối với tồn
bộ đời sống văn học”. Hoặc Nguyễn Hiến Lê cũng viết trong quyển Nghề viết văn: “Nhà
văn có thể khơng cần tiền, cũng không cần vàng, nhưng nhất định là phải cần độc giả. Tất

nhiên có tác phẩm kén độc giả, có tác phẩm khơng, có người viết cho đương thời, có kẻ
viết cho hậu thế, nhưng đã viết thì ai cũng mong có người đọc mình, nếu khơng thì viết
làm gì?”. Có vậy, ta mới thấy, trong văn chương, người đọc chiếm một vai trị khơng hề
nhỏ.
Do đó, ngày nay, việc truyền thụ và giáo dục người đọc đã có sự thay đổi, người tiếp
nhận tác phẩm được tự do trong tư tưởng, cảm nhận tác phẩm dưới góc nhìn cá nhân.
Hơn nữa người đọc cịn đóng góp, giúp hồn thiện và nâng tầm tác phẩm, biến nó trở
thành sự tiếp thu và có phản hồi chứ khơng đơn thuần là chỉ đọc và hiểu, còn việc sáng
tạo và gửi gắm ngụ ý tác phẩm chỉ là công việc của tác giả.
2.1.2.1. Vai trò của người đọc đối với việc góp phần hình thành tác phẩm văn
học
Tác phẩm văn học được nhà văn sáng tác nhằm truyền tải và gửi gắm người đọc,
vì vậy người đọc trở thành đối tượng chính của q trình sáng tác, là động lực cho các
nhà văn thực hiện nhiệm vụ của mình. Nếu khơng có người đọc, một tác phẩm văn học sẽ
khó có thể hồn thành vịng đời của nó. Bởi lẽ khi một quyển sách được in ra và hồn
thiện, nó chỉ như một đứa bé sơ sinh mới chào đời. Vòng đời của nó chỉ mới thực sự bắt


đầu khi được đưa đến tay người đọc, được lật mở những trang đầu tiên và được người
đọc cảm thụ, từ đó dần dần đi vào lịng người theo những cách riêng và để lại một ấn
tượng sâu sắc nào đấy. Khơng dừng lại ở đó, một nhà văn khi bắt đầu lên ý tưởng cho tác
phẩm của mình, điều đầu tiên ơng ta nghĩ đến chính là người đọc. Ông ta phải viết về cái
gì và viết làm sao để được người đọc đón nhận một cách nồng nhiệt nhất, làm sao cho tác
phẩm khi ra đời phải làm hài lịng cơng chúng về một khía cạnh, một vấn đề nào đấy mà
họ đặc biệt quan tâm. Như một lẽ dĩ nhiên, người đọc hiện diện trong suốt quá trình sáng
tác, từng câu từng chữ nhà văn viết ra đều được chắt lọc từ sự tưởng tượng ra cuộc đối
thoại trực tiếp giữa nhà văn và người đọc, làm sao thuyết phục nhất có thể. Ví như
Umberto Eco, quyển tiểu thuyết “Tên của hoa hồng” (1) được viết ra nhằm thỏa mãn
những câu hỏi của bạn đọc mà ông được gửi đến. Hay như trong quyển Quẳng gánh lo đi
và vui sống, Dale Carnegie đã dựa trên hiện thực cuộc sống, những tâm tư, vấn đề rắc rối

trong tư tưởng con người, hay chính xác hơn là người đọc, để từ đó đưa ra những cách
giải quyết thỏa đáng cho họ.
2.1.2.2. Vai trò của người đọc trong việc đồng sáng tạo ra tác phẩm văn học
Trong quyển Lí luận văn học, Phương Lựu cho rằng đồng sáng tạo có nghĩa là:
“Hoạt động cùng sản xuất sản phẩm tinh thần với tác giả, hồn thành chu trình sản xuất
mà tác giả đã khởi đầu, và chủ yếu là nói sự đồng thể nghiệm, đồng cảm, cùng biểu diễn
để làm sống dậy cái điều nhà văn muốn nói”. Tức người đọc có một vị trí nhất định trong
việc đồng sáng tạo ra một tác phẩm văn chương. Điều này khơng có nghĩa người đọc can
thiệp vào quá trình sáng tác của nhà văn, mà sự đồng sáng tạo ấy được hình thành trong
quá trình lĩnh hội, tiếp nhận và cảm thụ tác phẩm văn chương. Lúc ấy, trên cơ sở ngôn
ngữ và câu từ của nhà văn, người đọc bằng sự sáng tạo của mình, tiếp thu, làm mới mẻ
hơn những gì có sẵn. Trong “Đi tìm Nguyễn Du”, Tơ Thùy Yên cũng cho rằng “Người
đọc đúng đắn có bổn phận góp phần sáng tạo với tác giả, một tác phẩm hồn thành bao
giờ cũng chỉ mới xong một nửa, cịn một nửa để dành cho người đọc”. Sự sáng tạo này
địi hỏi người đọc phải tìm tịi, phát hiện ra những điểm mới, từ đó cách tân tác phẩm,
làm cho mới hơn, phong phú hơn và giàu có hơn về mặt ngữ nghĩa, nghệ thuật hay thậm


chí là những tư tưởng ẩn sâu bên trong tác phẩm. Tất nhiên, sự sáng tạo này phải đi theo
một quy chuẩn nhất định, phải đúng đắn, hàm súc và bổ sung những thứ thật sự có ý
nghĩa, chứ khơng phải làm cho nó trở nên dơng dài, lan man và sai lệch so với ý định ban
đầu mà nhà văn đưa ra.
Có rất nhiều lí do để người đọc trở thành người đồng sáng tạo với tác giả. Đầu tiên là về
yếu tố chủ quan của người tiếp nhận, mỗi một tầng lớp người khác nhau, về công việc, độ
tuổi, hoàn cảnh sống khác nhau sẽ hiểu cùng một tác phẩm văn học theo những chiều
hướng khác nhau. Ví dụ như tác phẩm “Tây Du Ký” của tác giả Ngơ Thừa Ân, trẻ em với
đầu óc ngây thơ, non nớt sẽ cho rằng những hình ảnh yêu quái hay tiên thánh là những
điều có thực và suy nghĩ theo một chiều hướng thần thánh hóa. Cịn đối với người lớn,
bằng đầu óc thực tế của mình, họ nhận ra đâu là cái thực và đâu là cái hư ảo trong bộ tiểu
thuyết lừng danh ấy, và suy nghĩ theo cách thực tế, gần gũi với cuộc sống hơn.

Thứ hai, đó là bản thân những tác phẩm văn chương ấy mang sẵn trong mình nhiều tầng ý
nghĩa, với mỗi người sẽ có một cách cảm nhận khác nhau và đây là cơ sở cho sự sáng tạo
không ngừng nghỉ của người đọc. Ta có thể minh chứng cho yếu tố này bằng những tranh
luận xoay quanh hình tượng nhân vật Thúy Kiều trong “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh
Tâm Tài Nhân, người thì lên án, cho rằng Kiều khơng giữ trọn chữ tiết trinh, hay cũng có
người thơng cảm cho nỗi đau khổ của người con gái vì chữ hiếu mà sẵn sàng đánh đổi
mọi thứ, kể cả tình yêu.
Cuối cùng đó chính là xã hội, yếu tố khách quan bên ngoài ảnh hưởng đến việc đồng sáng
tạo tác phẩm văn chương của người đọc, nó cũng góp một phần khơng nhỏ hình thành
cảm quan của người đọc trong q trình tiếp nhận văn học. Ví như vở kịch “Tây Sương
Ký” của Vương Thực Phủ, ban đầu nó được xem là một loại “dâm thư”, nhưng sau đó, tư
tưởng xã hội được rộng mở, phóng khống hơn thì vở kịch dần dần nhận được sự u
thích và đón nhận từ phía độc giả.
Muốn trở thành một người đọc đồng sáng tạo với nhà văn, trước hết người đọc cần trang
bị những kiến thức cần thiết, phải hóa thân vào tác phẩm với tư cách là một nhân vật


trong đó, cảm nhận được những yếu tố cốt lõi nhất của nhà văn, để từ đó mà sáng tạo, mở
rộng và cách tân tác phẩm. Nếu không, người đọc sẽ rất dễ bị lệch so với cái gốc ban đầu,
bởi lẽ khơng phải ai cũng có thể phân biệt được đâu là sáng tạo và đâu là lạc đề.
2.1.2.3. Vai trò của người đọc trong việc phát triển văn học
Như đã nói ở trên, văn chương được sáng tác để phục vụ cho người đọc. Vậy nên,
trong quá trình sáng tác văn học, nhà văn phải dựa trên thị hiếu và nhu cầu của người đọc
để làm cơ sở cho sự sáng tác của mình. Nếu chỉ mỗi nhà văn thôi là chưa đủ, nền văn học
không thể bám víu từ một phía những người sáng tác mà có thể tự phát triển. Ở cấp độ thị
trường, một nhà văn viết ra hàng loạt những quyển sách, nhưng không có người đọc, tức
khơng ai mua sách ơng ta, vậy hà cớ gì ơng ta phải hao tâm tổn trí. Điều đó khơng tạo ra
được động lực cho nhà văn. Dù nhiều nhà văn chỉ viết để thỏa mãn nhu cầu sáng tạo của
mình, nhưng dù vậy thì người đọc vẫn được xem trọng. Có người đọc, nhà văn mới có
động lực viết nên những quyển sách hay hơn, giá trị hơn. Với mỗi nhà văn trong sự

nghiệp cầm bút của mình, lúc nào ơng ta cũng muốn sách của mình thật nhiều người biết
đến, nhận được nhiều sự góp ý của người đọc, để từ đó hình thành mối liên hệ tương tác
giữa người đọc và người viết. Người đọc nào thì tác phẩm ấy, người đọc có say mê thì
mới đi tìm cho mình những thứ thực sự độc đáo, thú vị, có ham hiểu biết và học hỏi thì
tác phẩm văn học mới theo đó mà phát triển, khơng ngừng cải tiến cả về nội dung lẫn
hình thức. Nhờ sự phản hồi tích cực từ phía người đọc, những nhà văn có thể chỉnh sửa,
hồn thiện những tác phẩm sau này của mình, đưa văn học ngày một phát triển, giàu đẹp
và phong phú, đa dạng hơn, cũng như gần gũi với sự tiếp nhận của độc giả. Nếu khơng có
người đọc, nhà văn khó có thể tìm cho mình một đề tài cụ thể để viết, khơng có động lực
sáng tạo, thậm chí dậm chân tại chỗ, bị đóng khung trong một thể loại hay chủ đề nhất
định. Người đọc định hướng cho nhà văn cần phải viết gì để phù hợp với xu thế của thời
đại và nhu cầu xã hội. Từ đây ta có thể thấy, người đọc chính là một nhân tố có sức ảnh
hưởng gián tiếp trong việc định hướng thể loại, đề tài, các mơ-típ trong văn học ngày nay.
2.1.2.4. Vai trị của người đọc trong việc duy trì văn học


Một tác phẩm được viết ra, được xuất bản, không có nghĩa là tác phẩm ấy đã được
hồn thiện. Nó chỉ thật sự mang một ý nghĩa nhất định nào đó chừng nào đến được tay
của người đọc. Và cũng chính người đọc tạo nên sức sống bền bỉ cho một tác phẩm văn
học. Quyển sách đó hay, có ý nghĩa và mang lại nhiều cảm hứng cho người đọc thì nó
mới được tiếp nhận một cách lâu dài. Tác phẩm chỉ thực sự sống sót khi nào cịn người
đọc tiếp nhận nó, lưu giữ nó. Khi tiếp nhận một tác phẩm nào đó, người đọc khơng chỉ
đơn thuần là đọc những câu từ trong ấy, mà đó cịn là sự chắt lọc, so sánh, đối chiếu với
nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống, của xã hội bằng những cảm thụ văn học và cách
đánh giá của riêng mình. Quá trình này trực tiếp sàng lọc lại những tác phẩm tốt, nổi trội
và loại trừ những tác phẩm vô bổ, nhạt nhẽo, thậm chí có nội dung độc hại ra khỏi hệ
thống văn chương. Nhờ vậy mà các tác phẩm có giá trị thật sự sẽ có cơ hội trường tồn với
thời gian. Ví như Chiến tranh và Hịa bình của Leo Tolstoy, nhờ vào cái hay thực sự của
nó và cả sự yêu mến, trân trọng của bạn đọc, tác phẩm đi sâu vào lòng người đọc trên thế
giới, vượt qua bức tường thời gian, nó đã khẳng định một vị trí vơ cùng vững chắc của

mình trong lòng người đọc, trở thành một tác phẩm tiêu biểu của văn học thế giới.
Ngoài ra, bằng việc phát hiện ra những ý nghĩa mới mẻ ẩn sâu trong tác phẩm mà người
đọc đã giúp cho tác phẩm sống mãi và trường tồn theo thời gian. Đâu phải dễ dàng mà
“Tây Du ký” vẫn có được chỗ đứng vững chắc như vậy dù thời gian cứ vùn vụt qua đi.
Chính người đọc là người giúp tìm ra những “linh hồn” mới để “làm trẻ” lại tác phẩm dù
năm tháng qua đi.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của thời đại, người đọc phải không ngừng trao dồi kỹ
năng cũng như tiếp nhận một cách tinh tế hơn, sâu sắc hơn để cùng sáng tạo độc lập và
song song với tác giả, để từ đó mang tới những điều mới mẻ, độc đáo hơn cho những tác
phẩm. Thơng qua đó văn học sẽ ngày càng đi sâu hơn vào đời sống tinh thần của xã hội
và nó sẽ được tiếp nhận một cách chủ động hơn. Thế nên, với những vai trò quan trọng
đã được nêu ra, người đọc cần nhận thức rõ để phát huy và củng cố tầm quan trọng của
mình đối với tác phẩm cũng như đời sống văn học.
2.2. Vai trò của người đọc trong đời sống văn học Việt Nam


2.2.1. Trong lịch sử Việt Nam
Ban đầu thì văn học Việt Nam được lưu truyền chủ yếu bằng phương thức truyền miệng
chủ yếu là thông qua thể loại văn học dân gian. Sau đó với sự xuất hiện của chữ Hán và
chữ Nơm, văn học viết mới dần được hình thành. Tuy nhiên, đây không phải là nền văn
học phổ biến trong tồn dân, vì chủ thể sáng tác văn học viết trong thời Phong kiến là
tầng lớp giàu có, có truyền thống học tập và được học tập, đa phần là quý tộc, quan lại,
địa chủ, nho sĩ,… Một phần do đặc tính của chữ Hán, chữ Nơm là khó học và khó ghi
nhớ, những tác phẩm của họ không lưu truyền được rộng rãi như văn học dân gian, số
lượng độc giả tiếp nhận tác phẩm theo đó bị hạn chế.
Trong lịch sử Việt Nam, quá trình tiếp nhận của người đọc thường là bị động. Tác phẩm
sẽ tác động lên suy nghĩ, và một phần định hình tư duy người đọc. Điển hình là các tác
phẩm văn học thời kì kháng chiến, một số tác giả sáng tạo ra tác phẩm để truyền tải lại
một tư tưởng nào đó về chiến tranh, đó có thể là một lời kêu gọi mọi người đứng lên
kháng chiến, đó có thể là một thông điệp sâu sắc mà tác giả muốn gửi gắm. Người đọc

chỉ dựa vào những hàm ý đó để thưởng thức tác phẩm.
Vai trị của độc giả lúc này không được đề cao. Họ thưởng thức văn học của tác giả và
hiểu tác phẩm theo những gì tác giả muốn truyền tải một cách thụ động. Độc giả gần như
khơng được để ý tới. Vai trị chính của họ ở thời kì này là giải mã kí hiệu, nghĩa là đọc
hiểu được ý nghĩa văn bản dựa trên ngơn ngữ, tiếp đó là giải mã nội dung dựa trên những
gì tác giả truyền đạt vào mà khơng có sự sáng tạo cá nhân. Độc giả phải trải qua những
suy đoán về ý nghĩ của tác giả để tiếp cận tác phẩm. Cụ thể như trong việc giảng dạy ở
nhà trường, các tác phẩm được đưa vào trên một khn mẫu, nội dung được lí giải sẵn,
chỉ việc trình bày lại cho người học. Ví dụ như nhân vật “Hoạn Thư” trong “Truyện
Kiều” của Nguyễn Du đã được đóng khung, mà mỗi khi nhắc tới nàng thì người đọc nghĩ
ngay tới như một nhân vật ghen tuông, ghê gớm. Mà nếu xét trong quan điểm cũ thì
người đọc chỉ tiếp nhận như thế mà thôi. Tuy nhiên ở hiện đại, nàng Hoạn Thư lại được
xem xét là một nhân vật có chiều sâu, thú vị hơn nhiều. Sẽ có một phần độc giả thơng


cảm cho số phận của người vợ khi phải gánh chịu sự ghẻ lạnh và hắt hủi từ chính chồng
mình.
“Ớt nào mà ớt chẳng cay
Gái nào mà gái chẳng hay ghen chồng”
Chẳng một người người phụ nữ nào chấp nhận số phận chung chồng, san sẻ hạnh phúc
riêng tư của mình.
“Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Kẻ đắp chăn bơng kẻ lạnh lùng”
Một vai trò nữa của độc giả là trở thành cảm hứng sáng tác cho tác giả. Vì độc giả là con
người, cùng sống trong xã hội, thời kì nhất định với tác giả. Tạo nên tiến trình lịch sử cho
tác phẩm, họ trở thành chủ thể trong tác phẩm ấy qua ngịi bút của tác giả. Ví dụ như tác
phẩm “Bánh trôi nước” của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương, hình ảnh về người con gái mang số
phận trơi nổi, bấp bênh ngồi đời thực đã thành cảm hứng thi ca cho tác giả.
2.2.2. Trong đời sống hiện đại
Nhìn chung, văn học Việt Nam hiện đại chịu ảnh hưởng rất lớn từ những nền văn học

phát triển trên thế giới. Tiếp thu những quan điểm mới mẻ, độc đáo để làm giàu hơn cho
văn học nước nhà. Trong đó, người đọc cũng là một yếu tố khơng ngoại lệ, cũng có sự
biến đổi về quan niệm người đọc trong lịch sử cho đến hiện đại ngày nay. Người đọc Việt
Nam cũng dần có sự cải tiến tư tưởng, trình độ và tiếp thu những quan điểm mới mẻ của
nước ngoài. Chẳng hạn, độc giả Việt Nam đã kế thừa và phát triển những vai trò quan
trọng của người đọc thế giới vào nền đời sống văn học hiện nay. Tuy nhiên, ở Việt Nam
cũng có nhiều vai trò nổi bậc, mà người đọc đã tận dụng và phát huy giá trị của mình rất
tốt.
2.2.2.1. Vai trị của người đọc đối với việc góp phần hình thành tác phẩm
văn học
Dẫn chứng:


Độc giả Việt Nam hiện nay đã dần định hình được cái “gu” đọc sách của bản thân. Từ đó
mà tác giả cũng xác định được đối tượng và chủ đề sáng tác của mình. Giới trẻ hiện nay
rất yêu thích truyện ngắn, tiểu thuyết ngơn tình nên có nhiều tác giả đang phát triển theo
những thể loại ấy. Điều đó chứng minh người đọc có sự tác động vào quá trình hình thành
và xác định chủ đề sáng tác của tác giả.
2.2.2.2. Vai trò của người đọc trong việc đồng sáng tạo ra tác phẩm văn học
Dẫn chứng:
“Truyện Kiều” của Nguyễn Du được sáng tác dựa trên tiểu thuyết “Kim Vân Kiều
truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân. Có nghĩa Nguyễn Du đang là một người đọc và từ tác
phẩm, ông sáng tạo ra kiệt tác thơ ca của mình: Nguyễn Du tạo ra thêm “cái hồn” mới
cho tác phẩm. Cụ thể nhân vật Từ Hải dưới ngòi bút của Thanh Tâm Tài Nhân là một
nhân vật thổ phỉ, phản diện thì trong thơ Nguyễn Du hình tượng ấy lại được xây dựng
như một anh hùng đích thực.
“Râu hùm, hàm én, mày ngài
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao”
Từ đó ta thấy rằng, trong ánh nhìn của người đọc Nguyễn Du, ông tiếp nhận nhân vật Từ
Hải theo một gốc độ khác, cho thấy được sự sáng tạo khi tiếp nhận tác phẩm văn học.

Mặt khác, ngoài việc thể hiện rõ ràng những sáng tạo của độc giả như Nguyễn Du thì
cũng có bộ phận lựa chọn khơng cơng khai quan niệm sáng tạo của mình.
2.2.2.3. Người đọc duy trì giá trị và làm sống lại các tác phẩm theo thời
gian.
Dẫn chứng:
Tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao ra đời trong hoàn cảnh xã hội thời phong kiến, con
người bị đè ép và đày đọa. Điển hình là những người như Chí Phèo: nghèo khổ, khơng có
chỗ đứng trong xã hội, đến cuối cũng thì bị tha hóa... Độc giả thời ấy tiếp nhận Chí Phèo
bằng một sự đồng cảm với thân phận của anh Chí. Nhưng đến xã hội hiện đại, cái giá trị


khiến “Chí Phèo” cịn mãi được nhắc tên là giá trị phản ánh hiện thực một thời trong quá
khứ, giá trị nhân đạo cịn sống mãi trong Chí Phèo. Người đọc hiện đại thấy được những
điểm mới mẻ của nhân vật Chí Phèo, khơng chỉ thương xót mà cịn nể phục với ý chí của
anh khi vẫn mong muốn có được cái lương thiện. Đó là lí do tác phẩm sống mãi đến ngày
hơm nay.
2.2.2.4. Người đọc có vai trị thể hiện trình độ văn hóa.
Người đọc có vai trị thể hiện trình độ của văn hóa. Tại Việt Nam, khơng thiếu tác giả sở
hữu trình độ học vấn cao và uyên thâm cũng như tác phẩm trong và ngoài nước luôn
được xuất bản, đủ để đáp ứng sức đọc của độc giả. Tuy nhiên, không phải độc giả nào
cũng tiếp nhận được. Trình độ chung của độc giả tại nước ta thuộc nhóm tầm trung với
chỉ “30% người Việt Nam đọc sách thường xuyên” (trích báo Thanh niên), các thị hiếu đa
phần hướng về tiểu thuyết, truyện tranh, sách giáo khoa, cịn sách nghiên cứu khoa học,
giáo trình chiếm phần nhỏ. Như vậy, khi thị hiếu người đọc có ảnh hưởng tới nền cơng
nghiệp xuất bản, thì chủ đề sáng tác của tác giả cũng thay đổi. Thị trường của các sách
nghiên cứu và giáo trình đang bị thu hẹp. Trong khi đó sách theo hướng gần gũi, dễ hiểu,
phục vụ độc giả ở tầm trung sẽ ngày một mở rộng, tăng thêm.
2.2.2.5. Người đọc làm thay đổi phương pháp lưu truyền tác phẩm.
Bên cạnh đó, việc thay đổi cách tiếp cận từ phía độc giả cũng làm cách lưu truyền tác
phẩm thay đổi. Trong bối ảnh internet và thiết bị điện tử càng lúc càng phổ biến tại Việt

Nam, nhiều độc giả tiếp cận tác phẩm đã chuyển từ mua sách giấy sang đọc online, dịch
thuật online, thanh toán online để tiếp cận được nhiều tác phẩm hơn, một phần vì tính
thuận tiện của nó. Theo đó, tác giả cũng chịu ảnh hưởng và thay đổi cách thức tiếp cận để
đáp ứng nhu cầu người đọc. Trước kia, một tác giả sáng tác ra tác phẩm và được nhà xuất
bản cho ra mắt, thì lúc đó độc giả mới có cơ hội tiếp cận. Cịn bây giờ, tác giả hồn tồn
có thể chinh phục độc giả ngay khi tác phẩm ấy chưa được xuất bản, thậm chí nó sẽ đến
tay người đọc ngay khi tác giả vừa hoàn thành. Sau đó, khi tác phẩm đã tạo được tiếng
vang, tác giả có thể lựa chọn giao dịch với các trang phân phối sách điện tử để thu được
nhuận bút từ tác phẩm hoặc đồng ý xuất bản thành sách giấy cho tác phẩm của mình. Ví


dụ như tác giả tiểu thuyết Huyền Lê với tác phẩm “Chân ngắn, sao phải xoắn!” của cô
đã được đăng tải trên trang cá nhân trước khi được mua bản quyền và xuất bản thành
sách. Đồng thời trong quá trình này, độc giả càng thể hiện rõ vai trò đồng sáng tác của
mình đối với tác phẩm. Người đọc có thể bày tỏ quan điểm của mình thơng qua việc để
lại những góp ý, bàn luận và bổ sung bên dưới bài đăng của tác giả, từ đó tác động vào
q trình sáng tác của người viết.
Qua đó có thể thấy vai trò của người đọc ở Việt Nam cũng khá tương đồng với thế giới và
đang ngày càng được đề cao. Tác giả đã có sự chia sẻ một phần quyền lực của mình trong
quá trình sáng tạo tác phẩm.
2.3. Người đọc và quá trình tiếp nhận tác phẩm
2.3.1. Tiếp nhận văn học từ góc độ tác giả
Đây là hướng tiếp cận lâu đời nhất. Qua tác phẩm tác giả gửi gắm những tư tưởng, cảm
xúc, tiếp thu văn học từ góc độ này là q trình lần tìm về dụng ý của tác giả muốn truyền
tải.
Dẫn chứng:
“Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khơn, người đến chốn lao xao.”
(“Nhàn” - Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Câu thơ như đang nói lên sự chán nản của nhà thơ ở chốn quan trường, muốn tránh xa

vòng danh lợi bon chen. Hướng tới cuộc sống hịa hợp với thiên nhiên khơng phải tranh
đấu tiền tài, quyền lực. Lui về ở ẩn dường như là một sự lựa chọn của nhiều bậc hiền tài,
khi bất mãn với triều đình, rơi vào bước đường “sa cơ thất thế” tài năng của bản thân
không được trọng dụng.
Charles-Augustin Sainte-Beuve (1804-1869) và Hippolite Taine (1828-1893) được coi là
hai khuôn mặt phê bình lớn nhất của Pháp trong thế kỷ XIX, đại diện cho lối phê bình


Lịch sử và Thực chứng, chủ yếu dùng lịch sử (bối cảnh lịch sử và tiểu sử tác giả) để giải
thích tác phẩm, thơng qua nghiên cứu hồn cảnh của nhà văn có thể lý giải vì sao tác giả
lại viết như vậy. Phương pháp Sainte-Beuve dựa trên những yếu tố:
Dùng bối cảnh lịch sử và cuộc đời tác giả để giải thích tác phẩm.
Tin tưởng vào cảm quan mãnh liệt của tâm hồn.
Tin tưởng vào phương pháp khoa học.
Tin vào ảnh hưởng kỳ lạ của đời sống thể xác trên đời sống tâm linh.
Dùng phương pháp giáo khoa: Sainte-Beuve đứng ở địa vị ngự sử văn đàn để khen
chê, chỉ ra những trang nào đáng giữ lại, những trang nào phải bỏ đi, trong văn chương
Pháp.
Phương pháp này cho rằng tác phẩm văn học chính là sự phản ánh tính cách, trạng thái
tinh thần của cá nhân nhà văn và biểu hiện ý đồ của nhà văn. Đây là một phương pháp
quan trọng trong nghiên cứu phê bình văn học. Hoàn cảnh và thời đại ra đời ảnh hưởng
lớn đến sự ra đời của sáng tác, vì vậy thơng qua nghiên cứu hoàn cảnh ra đời, bối cảnh
lịch sử mọi thắc mắc về tác phẩm đều được lí giải bằng phương pháp này.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những hạn chế. Marcel Proust (1871-1922) người
đầu tiên đứng lên chống lại quan niệm phê bình lịch sử và thực chứng của Sainte-Beuve.
Dường như Sainte Bueve quá cứng nhắc khi bó buộc những sáng tác và cuộc đời tác giả,
trong khi tác giả ln có những nhạy cảm, sáng tạo, bay bổng. Dù có nét tương đồng giữa
sáng tác và nhà văn nhưng tác phẩm nghệ thuật khơng có nghĩa tác phẩm chỉ là bản sao
của đời sống nhà văn.
Theo Marcel Proust “quyển sách là sản phẩm của một cái tôi khác (un autre moi) với cái

tôi thường ngày, hiển hiện trong những thói quen, trong xã hội, trong thói hư tật xấu. Cái
tơi đó, nếu muốn hiểu nó, ta phải thử tái tạo lại nó trong sâu thẳm của tâm hồn ta, thì ta


mới có thể đạt được; khơng gì có thể miễn cho ta cái cố gắng đó của tâm hồn”. Tác giả
thỏa sức sáng tạo trong thế giới nghệ thuật riêng, bằng sự rung cảm, chứ khơng hồn tồn
phụ thuộc vào những yêu tố ngoại cảnh để áp đặt, rập khuôn cho quá trình tiếp cận văn
học.
“Hầu như thời nào cũng vậy, giới phê bình vẫn cho rằng sáng tác của Baudelaire là sự
thất bại của con người Beaudelaire, tác phẩm của Van Gogh là căn bệnh tâm thần của ông
ta, tác phẩm của Chaikovski là sự suy đồi của tác giả: nghĩa là nhà phê bình bao giờ cũng
tìm cách giải thích tác phẩm trong quan hệ với kẻ đã sáng tạo ra tác phẩm” Đó là lời được
lấy từ bài viết “Cái chết của tác giả” - Roland Barthes.
Từ đó ta thấy rằng theo quan niệm truyền thống, khi người đọc tiếp nhận các tác phẩm
văn học thì trước hết họ lại đi giải mã về hoàn cảnh của tác giả khiến quá trình cảm thụ
văn học bị thống trị bởi quyền lực của tác giả.
2.3.2. Tiếp nhận văn học từ góc độ văn bản
Sang thế kỷ XX lý luận phê bình văn học phương Tây có một bước chuyển ngoặc lớn, từ
mơ hình tác giả trung tâm sang văn bản trung tâm luận.
Phương pháp tiếp cận mới này nhấn mạnh tính độc lập của tác phẩm. Khi tác giả hồn
thành tác phẩm của mình thì tác phẩm sẽ tiếp tục cuộc hành trình viễn du của nó, khơng
cịn phụ thuộc vào tác giả.
Dẫn chứng:
Tác phẩm “Cái chết của tác giả” có nói đến sự xa rời của tác giả “Tác giả thu mình lại,
giống như một bức tượng nhỏ trong “Vở kịch” văn chương”. Theo Huỳnh Như Phương
“Khi nhà văn kết thúc trang viết cuối cùng của tác phẩm, thì lúc đó tác phẩm mới bắt đầu
vịng đời của nó, như đứa con được cắt rốn khỏi lịng mẹ. Nói cách khác, trong hành trình
mở ra về phía đời sống, cuộc đời của tác phẩm luôn ẩn chứa những khả năng mới sẽ bộc
lộ khi nó viễn du qua không gian và thời gian”. Song, người đọc mới chính là người
“bơm máu”, chắp cánh giúp cho tác phẩm tồn tại và phát triển với thời gian. Thử hỏi, một



tác phẩm mà khơng được người đọc đón nhận sẽ như thế nào? Nó sẽ là một đứa con chết
yểu từ thuở mới lọt lòng mẹ! Nhà văn sẽ là người hồn thành tác phẩm và lùi lại phía sau,
nhường không gian cho người đọc cảm thụ.
2.3.3. Tiếp nhận văn học từ góc độ văn hóa
Một tác phẩm văn học có giá trị như thế nào cịn tùy thuộc vào tư tưởng thời đại của
người đọc tiếp nhận nó (theo thời gian):
Dẫn chứng:
Tác phẩm Tây Tiến (1948) của nhà thơ Quang Dũng. Ra đời trong thời kỳ kháng chiến
chống Pháp của nhân dân ta, dù chứa đựng những vần thơ hào hùng, giai điệu hào sảng
tạo khí thế ngút trời "Chiến trường đi chăng tiếc đời xanh". Nhưng vào lúc bấy giờ, tác
phẩm lại bị bác bỏ đi bởi một số người đọc cảm nhận thấy sự bi lụy và suy nghĩ rằng
những câu thơ miêu tả hiện thực khốc nghiệt, suy giảm tinh thần chiến đấu của toàn dân.
Qua dòng chảy của thời gian, cho đến thời điểm hiện nay, Tây Tiến lại giành được chỗ
đứng riêng trong giai đoạn văn học 1975. Người đọc nhìn thấy được những nét đẹp của
người chiến sĩ, sự hào hùng, bi tráng và hy sinh đầy oanh liệt... Còn về giai đoạn sau này,
liệu Tây Tiến vẫn còn chỗ đứng hay lui về sau trong nền văn học sẽ chẳng ai biết được?
Ngày nay, khi Truyện Kiều có một vị trí đứng quan trọng trong nền Văn học Việt Nam,
được xem như một phần máu thịt. Thì ngày xưa, tác phẩm này đã được nhìn nhận như thế
nào?
"Làm trai chớ đọc Phan Trần
Làm gái chớ đọc Thúy Vân, Thúy Kiều"
Tác phẩm bị thời đại lúc bấy giờ chối bỏ, gọi là “dâm thi” và không chấp nhận bởi những
quan niệm, giá trị trong nó.
Một tác phẩm văn học có giá trị như thế nào cịn tùy thuộc vào các yếu tố chính trị, xã
hội, văn hóa…của người đọc, tiếp nhận nó ra sao trong mỗi không gian bối cảnh khác
nhau.



Dẫn chứng:
Tác phẩm Đôn-ki-hô-tê của nhà văn người Tây Ban Nha Xéc-Van-Tét. Nhân vật chính là
hiệp sĩ Đơn-ki-hơ-tê người ln ôm trong mình giấc mộng làm hiệp sĩ, cứu thế giúp đời.
Lão trong mắt những công dân thuộc các quốc gia khác nhau thì lại mang một ý nghĩa
khác nhau “Người Tây Ban Nha gọi chàng là kẻ điên rồ, người Pháp gọi là chú hề đáng
thương, đến chủ nghĩa lãng mạn gọi Đơn-ki-hơ-tê là người anh hùng cịn sót lại”. Như
vậy, tùy theo từng không gian khác nhau, mà cách tiếp nhận và giải thích một tác phẩm
cũng có sự khác nhau.
Tiếp nhận văn chương tuy mang dấu ấn cá nhân sâu sắc nhưng chưa bao giờ là hoạt động
thoát ly khỏi điều kiện lịch sử xã hội. Hoạt động nghệ thuật ln ln là hoạt động mang
tính khuynh hướng xã hội mạnh mẽ. Khuynh hướng xã hội, đời sống thực tế sẽ chi phối
mạnh mẽ đến quá trình tiếp nhận văn chương của mỗi cá nhân. Mỗi cá nhân đến với tác
phẩm khơng chỉ đem đến cho nó cái tơi mà cịn cái ta nữa.
2.3.4. Tiếp nhận văn học theo quan điểm của thầy Huỳnh Như Phương
Đối với quan điểm của thầy Huỳnh Như Phương thì tiếp nhận văn học cịn diễn ra trên
hai bình diện:
Cá nhân: Mang dấu ấn riêng, mang tính chủ quan và cá biệt. Ở đây, năng lực, thị
hiếu, sở thích cá nhân đóng vai trò rất quan trọng; tùy theo lứa tuổi già hay trẻ,
trình độ học vấn cao hay thấp, kinh nghiệm nhiều hay ít mà có kết quả tiếp nhận
cụ thể, riêng biệt cho mỗi người.
Tính khuynh hướng trong tư tưởng, tình cảm, trong thị hiếu thẩm mĩ càng làm cho
sự tiếp nhận văn học mang đậm nét cá nhân và chính sự chủ động của người tiếp
nhận đã làm tăng thêm sức sống của tác phẩm. Nhưng khẳng định tính chủ quan
của tiếp nhận khơng có nghĩa là người đọc hoàn toàn tự do muốn hiểu văn bản thế
nào cũng được.
Lịch sử: mang tính khách quan của đời sống xã hội.


Có nhiều phương diện để tạo ra tính khách quan cho tiếp nhận văn chương. Thứ
nhất là hiện thực đời sống được phản ảnh. Thứ hai là chất liệu nghệ thuật xây dựng

hình tượng phản ánh đời sống là trên cơ sở ngơn ngữ tồn dân. Thứ ba là sự định
hướng nội tại của tác phẩm vào việc tác động thẩm mĩ do nhà văn tạo nên.
2.3.5. Mỹ học tiếp nhận văn học
Theo Ingarden và Iser cho rằng văn bản văn học là một cấu trúc bao gồm những yếu tố đã
bị lượt hóa, ý nghĩa của nó nằm trong ý thức của người tiếp nhận. Vậy, một tác phẩm văn
học gồm hai phương diện:
Văn bản với tư cách là một cấu trúc cho sẵn.
Sự tiếp nhận của người đọc đối với văn bản.
Văn bản và sự cụ thể hóa là hai đối cực, văn bản là một phác thảo của nhà nghệ sĩ, sự cụ
thể hóa là hành vi sáng tạo của người đọc. Tác phẩm là nơi hội tụ hai đối cực ấy. Cấu trúc
văn bản tùy thuộc cảm nhận của mỗi người đọc để trọn vẹn nội dung, ý nghĩa tác phẩm.
“Văn bản là cấu trúc của những điểm không xác định, như một bầu trời đêm đầy sao,
những ngơi sao khơng có sự nối kết; nên tùy theo sự liên tưởng của người quan sát mà
cùng một số những ngơi sao, những ngời này thì hình dung đó là con gấu, người nọ hình
dung đó là cái thìa” (Hồng Phong Tuấn - Văn học, người đọc, định chế).
Mỹ học tiếp nhận quan niệm mỗi tác phẩm ln ln là sự sáng tạo lại, nó được người
đọc sáng tạo bởi những quan niệm riêng, môi trường sống, thời đại phát triển của chính
họ. Từ đó, tác phẩm xuất hiện những giá trị mới, nằm ngoài dụng ý của tác giả ban đầu
đối lập với Mỹ học sáng tạo quan tâm đến điều kiện hình thành và ra đời của tác phẩm
(Nói cách khác nó chỉ mối quan hệ giữa tác giả và tác phẩm). Mỹ học tiếp nhận bằng sự
gác lại quá khứ, sự ra đời mà nhắm tới mối quan hệ giữa sáng tác và người đọc. Xem
sáng tác là đối tượng thẩm mỹ.
3. Ý NGHĨA CỦA VIỆC TIẾP NHẬN VĂN HỌC ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐỌC


Sự tiếp nhận của mỗi con người như chúng ta đã nói là sẽ ln khác nhau, sẽ có những
tầng bậc để đánh giá sự tiếp nhận, lĩnh hội và sáng tạo của người đọc.
Sự thanh lọc: Mức độ thấp nhất. Người đọc sẽ cảm thấy mình đặt chân đến một thế giới
khác mà do tác giả vẽ nên. Hòa mình vào nhịp chảy riêng của thế giới ấy, trải qua những
cung bậc cảm xúc: Hỷ, nộ, ái, ố…

Bừng tỉnh: Khi người đọc thưởng thức xong tác phẩm và bắt đầu chiêm nghiệm được
những giá trị nhân sinh, nhân đạo. Đồng thời tạo nên những bài học giá trị và kinh
nghiệm riêng cho bản thân mình, từ đó góp phần sáng tạo tác phẩm.
Ghi tạc: “Ghi lòng tạc dạ”, khảm sâu vào trong trái tim của người đọc về tác phẩm. Song,
khơng phải tác phẩm nào cũng có thể khắc sâu vào trí óc và sống mãi trong lịng người
đọc. Đồng thời, không phải lúc nào người đọc cũng cảm thụ đươc tác phẩm.
4. SỰ ĐỌC CHÂN CHÍNH
Q trình sáng tạo và thưởng thức văn học, đã làm xuất hiện nhiều quan niệm khác nhau
trong lịch sử tiếp nhận văn học. Quan niệm truyền thống đề cao vai trò của chủ thể sáng
tạo, trao cho họ một khả năng và phạm vi rất rộng trong việc làm chủ tác phẩm, tạo nghĩa
cho tác phẩm. Đến các nhà mỹ học tiếp nhận hiện đại, họ lại chuyển vai trò trên cho
người đọc, xem người đọc là nhân tố quan trọng trong q trình tạo nghĩa cho tác phẩm.
Khi ấy, vai trị trọng yếu của tác giả có phần bị giảm bớt. Song, quan hệ giữa tác giả và
độc giả là mối quan hệ tương tác có tính chất đối thoại, mang tính bình đẳng, khơng phải
là một quan hệ phụ thuộc, áp đặt quyền uy lên nhau.
Người đọc trước tiên sử dụng những kiến thức văn hóa vốn có cũng như tâm lý, cảm xúc,
cách cảm thụ riêng để đánh giá tác phẩm. Sau, người đọc sẽ đưa ra những lý giải riêng,
tìm ra nét nghĩa mới, ý nghĩa tích cực nằm ngồi dụng ý của nhà văn chứ khơng thêm thắt
để giá trị tác phẩm đi sai lệch. Mỗi tác phẩm đều có những giá trị cốt lõi riêng, bắt buộc
người đọc phải hiểu rõ nó, sáng tạo nhưng khơng được xuyên tạc: “Nóng như Trương
Phi, đa nghi như Tào Tháo”, oan Thị Màu...


Tiếp nhận văn chương không đơn giản là hoạt động thụ động. Hoạt động tiếp nhận văn
chương có tính tích cực chủ động sáng tạo của nó. Tính tích cực chủ động sáng tạo của
người đọc là ở chỗ bằng vào năng lực cá nhân, kinh nghiệm cá nhân, thị hiếu thẩm mĩ,
lập trường xã hội, người đọc tiếp cận tác phẩm cố gắng làm sống dậy hình tượng, khơi
phục những nét lờ mờ, phần chìm của tảng băng, tầng ngầm của tồ lâu đài, của hệ thống
hình tượng… Từ đó thâm nhập vào chiều sâu tác phẩm nhận ra sức nặng ý nghĩa khái
qt của hình tượng. Lúc đó, hình tượng từ tác phẩm sống dậy trong lịng người đọc. Ở

mỗi người đọc có một hình tượng nghệ thuật riêng.
Vì nhà văn sáng tác tác phẩm thực chất là đang tham gia vào hoạt động giao tiếp giữa nhà
văn và độc giả. Nhà văn nghiền ngẫm, trăn trở hình thức sáng tạo ra tác phẩm để gửi gắm
tâm tư… Người đọc không nên đánh giá tác phẩm qua kết cấu đồ sộ, dung lượng hoành
tráng của câu từ, mà phải đi sâu khai phá, tìm ra được mạch nguồn cảm xúc của nhà văn.
Bạn đọc cần tích cực, sáng tạo chủ động thì sẽ hiểu thơng điệp nhà văn gửi vào tác phẩm.
Nhờ có sự sáng tạo, chủ động người đọc khám phá ý nghĩa tiềm tàng trong tác phẩm.
Dẫn chứng:
Chính trong “Truyện Kiều”, phần lớn độc giả sẽ nhìn thấy bề nổi mà xót thương cho nàng
Kiều “Hồng nhan bạc mệnh”, phải đành trao duyên cho Thúy Vân. Nhưng phần chìm bên
trong của chuyện tình ấy, nàng Vân cũng chính là một người bị tổn thương. Nên độc giả
cần xét cả mặt “nổi” lẫn mặt “chìm”.
Đại thi hào Nguyễn Du cũng đã từng thốt lên rằng:
“Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố như”
Những người nghệ sĩ chân chính ln mong muốn tìm kiếm được những tiếng nói tri âm,
tri kỷ. Tìm thấy được những con người hòa chung với tâm hồn, nhịp đập với mình kể cả
khơng gian và thời gian có cách biệt. Người đọc chân chính sẽ ln đi sâu vào và khai
phá, tìm hiểu được nỗi lịng, sự băn khoăn trăn trở của tác giả gửi gắm thông qua những


con chữ. Nếu đọc tác phẩm bằng thái độ của người ngồi cuộc, thờ ơ thì khơng thể hiểu
được tình cảm, tư tưởng của tác giả. Tác phẩm thực sự là tiếng nói chung, gặp gỡ của tâm
hồn, tình cảm khi nhà văn và người đọc có sự đồng cảm, tương giao.
5. KẾT LUẬN
Khi nhắc đến người đọc và sự tiếp nhận văn học, khái niệm “Chân trời chờ đợi” thường
xuất hiện.
Chân trời chờ đợi trong quan điểm của Hoàng Phong Tuấn “Tác phẩm không xuất hiện
cho người đọc từ chân không, mà trong một không gian, bối cảnh ngôn ngữ, văn hóa lịch
sử, tức là trong chân trời của nó, chân trời ở đó nó có ý nghĩa; cũng vậy, người đọc đến

với tác phẩm không phải như một sinh thể khơng ký ức, khơng ngơn ngữ, hồn tồn trống
rỗng, mà ngược lại, họ có một khơng gian văn hóa riêng của mình”.
Việc đọc sách là q trình hịa hợp giữa hai chân trời, tìm thấy những điều tương đồng
đầy thú vị. Người đọc với những trải nghiệm vốn có của mình, tiếp nhận những thơng
điệp, truyền tải ẩn chứa trong tác phẩm đó là q trình đối thoại, tương tác, giúp tác phẩm
thêm một lần được tái sinh.
Bằng quan điểm này, lần nữa nhóm đang muốn nhấn mạnh vai trị to lớn của người đọc
trong q trình sáng tạo văn học.
Qua những quan điểm mà nhóm đã trình bày, ta thấy được rằng, vai trò của người đọc
đang ngày càng được đề cao. Từ đó mà q trình sáng tạo tác phẩm văn học ngày càng
được đổi mới. Tác phẩm văn học khơng cịn đơn thuần là một sản phẩm được tạo ra và
cảm nhận từ một góc độ duy nhất là tác giả mà còn được thổi hồn thêm từ sự chiêm
nghiệm, phát hiện và cái nhìn độc đáo của những độc giả. Người đọc không chỉ là người
đồng sáng tạo tác phẩm văn học mà còn là người lưu giữ những giá trị, những tinh hoa
của các kiệt tác. Từ đó góp phần đưa người đọc lên một nấc thang mới, dần có được chỗ
đứng trong quá trình sáng táo và truyền tải văn học đến với nhiều người.


Tuy nhiên, điều đó khơng đồng nghĩa với việc người đọc sẽ chiếm hết vị thế của tác giả.
Mà tác giả vẫn giữ được “sức mạnh” của mình trong việc sáng tác và gửi gắm dụng ý vào
tác phẩm. Nói thẳng ra thì tác giả vừa là người nắm giữ vai trò sáng tác vừa là người cảm
thụ tác phẩm của mình và có quyền cảm nhận ý nghĩa tác phẩm theo cách riêng của bản
thân.
Không một yếu tố nào giữ quyền lực tuyệt đối, mà cả ba yếu tố là tác giả - văn bản Người đọc tốt nhất là nên dung hòa bổ trợ cho nhau để từ đó tạo ra một tác phẩm văn học
chân chính và chứa đựng được nhiều yếu tố mới lạ. Sự cân bằng, hòa hợp giữa tác giả và
người đọc sẽ giúp ngày một phát triển văn bản. Ngược lại văn bản là môi trường giúp cho
người đọc và người viết thỏa sức vùng vẫy trong ý tưởng của mình. Từ những sự kết hợp
này sẽ giúp nền văn học nước nhà ngày càng phát triển, phát triển tư duy tác giả, phát
triển trình độ người đọc và văn bản ngày càng hồn thiện.
Đó là những gì mà nhóm tơi đúc kết được thơng qua q trình nghiên cứu và tìm hiểu đề

tài. Mặt khác, đối với trình độ của nhóm chúng tơi và các yếu tố khách quan khác mà có
thể cịn nhiều thiếu xót. Thơng qua q trình nghiên cứu đã giúp nhóm có thêm được
nhiều kiến thức và góc nhìn mới đối với người đọc, nên việc tìm hiểu đề tài là cần thiết
và giúp ích cho mơn học.


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Tài liệu tham khảo: Lí luận văn học-bạn đọc và tiếp nhận
/>Vai trò của người đọc trong phát triển văn học trẻ Việt Nam,
/>-van-hoc-tre-viet-nam/
Đề Thi Học Sinh Giỏi Môn Văn Chứng Minh Nhận Định: Người Đọc Là Kẻ Đồng Sáng
Tạo Với Tác Giả
/>n-dinh-nguoi-doc-la-ke-dong-sang-tao-voi-tac-gia.html
Người đọc
/>Tiếp nhận văn học và tính chun nghiệp,
/>Tài liệu vai trị của người đọc và sự tiếp nhận của họ là quan trọng như thế nào,
/>ng-nhu-the-nao-1525042.html


×