TỔNG QUAN
Báo Cáo Phát Triển
Con Người 2010
Của cải thực sự của các quốc gia:
Đường đi tới phát triển con người
Báo cáo lần thứ 20
©Bản quyền thuộc Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc năm 2010
Biên tập và sản xuất: Communications Development Inc., Washington, D.C.
Thiết kế: Bounford.com
Tổng quan
Báo cáo Phát triển Con người 2010
Kỷ niệm 20 năm báo cáo phát triển con người
Của cải thực sự của các quốc gia:
Đường đi, Thành tựu và Thách thức
Xuất bản bởi
Chương trình Phát triển
Liên Hợp Quốc (UNDP)
LỜI NÓI ĐẦU
Năm 1990, UNDP đã xuất bản Báo cáo Phát triển Con người lần đầu tiên, trong đó có đưa ra Chỉ số Phát triển
Con người (HDI) mới được xây dựng. Luận điểm của HDI - một chỉ số được coi là mang tính cấp tiến vào thời
điểm đó - là hết sức đơn giản: không nên đo lường sự phát triển của mỗi quốc gia chỉ bằng thu nhập của quốc
gia đó, như điều vẫn thường được làm trong thực tiễn, mà còn cần đo lường bằng tuổi thọ trung bình và tỉ lệ biết
chữ - là những khía cạnh mà hầu hết các quốc gia thường có sẵn số liệu.
Chỉ số HDI vào thời điểm đó cịn có một số điểm bất cập, như các tác giả Báo cáo đã thẳng thắn thừa nhận,
trong đó có việc quá phụ thuộc vào các mức trung bình cả nước khiến cho không thể thể hiện được những
chênh lệch trong phân bổ, và chưa có “một cách đo lường định lượng về tự do con người”. Tuy nhiên chỉ số này
đã phát triển thành cơng luận điểm có tính trung tâm của Báo cáo, được nêu lên một cách cô đọng trong câu mở
đầu: “Con người là của cải thực sự của mỗi quốc gia.”
Hai mươi năm sau, tính chất phù hợp và nổi trội về mặt khái niệm của mẫu hình ban đầu về phát triển con
người đó là vấn đề không thể tranh cãi. Ngày nay, một điều hầu như đã được cơng nhận trên tồn thế giới là
thành công của mỗi quốc gia hay an sinh của mỗi cá nhân không thể chỉ được đánh giá bằng tiền. Đương nhiên
thu nhập có vai trị quan trọng: khơng có các nguồn lực thì việc đạt được bất cứ tiến bộ nào cũng sẽ gặp khó
khăn. Tuy nhiên chúng ta cũng cần đo lường xem người dân có thể sống lâu và sống khỏe mạnh hay khơng, có
cơ hội được học hành hay khơng, và có được tự do sử dụng kiến thức và tài năng của mình để làm nên vận mệnh
của chính mình hay khơng.
Đó chính là tầm nhìn ban đầu và cho đến nay vẫn là thành tựu to lớn của các tác giả Báo cáo Phát triển Nhân
quyền, Mahbub ul-Haq người Pakistan và người bạn thân thiết, cũng là đồng sự của ông, Amartya Sen người
Ấn Độ, cùng với các nhân vật bậc thầy trong tư duy về phát triển khác. Những khái niệm mà họ đề ra đã dẫn
đường cho không chỉ 20 năm phát hành các Báo cáo Phát triển Con người mà còn là trên 600 Báo cáo Phát triển
Con người Quốc gia – tất cả đều được nghiên cứu, soạn thảo và phát hành ở mỗi quốc gia tương ứng – cũng như
rất nhiều báo cáo khu vực được thực hiện với sự hỗ trợ của các văn phòng khu vực của UNDP.
Có lẽ điều quan trọng nhất là cách tiếp cận phát triển con người đã có ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ một thế
hệ các nhà hoạch định chính sách và chuyên gia phát triển trên khắp thế giới – trong đó có hàng ngàn cán bộ
UNDP và các cơ quan khác trong hệ thống LHQ.
Cột mốc 20 năm ngày ra đời Báo cáo Phát triển Con người này cho chúng ta một cơ hội rà soát, đánh giá các
thành tựu đã đạt được cũng như các thách thức còn tồn tại trong phát triển con người một cách có hệ thống
ở cả cấp độ tồn cầu và quốc gia – một việc làm chưa được thực hiện kể từ Báo cáo đầu tiên – và phân tích các
tác động về mặt chính sách cũng như những nội dung có thể được đưa vào cơng tác nghiên cứu trong tương lai.
Có một điểm quan trọng chứa đựng tính thuyết phục và rất rõ ràng: các quốc gia có thể làm rất nhiều điều để
cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân ngay cả trong những điều kiện bất lợi. Nhiều quốc gia đã đạt được
những thành tựu to lớn trong y tế và giáo dục mặc dù thu nhập chỉ tăng trưởng ở mức độ rất khiêm tốn, trong
khi một số quốc gia khác có mức tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong các thập kỷ vừa qua đã không thể đạt được
những tiến bộ ấn tượng tương tự ở các khía cạnh tuổi thọ trung bình, học hành và mức sống nói chung. Những
iv
Báo cáo Phát triển Con người 2010 - tổng quan
sự cải thiện khơng phải tự nhiên mà có – cần phải có ý chí chính trị, có các lãnh đạo can đảm và sự tiếp tục cam
kết của cộng đồng quốc tế.
Các số liệu về giai đoạn 40 năm qua cũng cho thấy một sự đa dạng rất lớn trong các đường đi để tiến tới thực
hiện phát triển con người: khơng có một mơ hình duy nhất hay một công thức khuôn mẫu nào cho thành công.
Báo cáo này chỉ ra những tiến bộ đáng kể của hầu hết các quốc gia ở hầu hết các lĩnh vực, trong đó những nước
nghèo nhất thường cho thấy những tiến bộ lớn nhất. Mặc dù có thể đây khơng phải là một điều đáng ngạc
nhiên đối với những người làm cơng tác thống kê, nhưng có một thực tế khác xa với giả định của 4 thập kỷ
trước, đó là hầu hết các quốc gia thu nhập thấp có thể đạt được những bước tiến mạnh mẽ như số liệu thống kê
hiện nay thể hiện trong các lĩnh vực y tế, giáo dục và (ở mức độ khiêm tốn hơn) thu nhập.
Như chúng ta đều biết rất rõ, không phải mọi xu hướng đều là tích cực. Có một thực tế đáng buồn là một số
quốc gia đã bước thụt lùi trong các thành tựu HDI tổng thể kể từ thời điểm phát hành Báo cáo năm 1990. Các
quốc gia này cho chúng ta một bài học về hậu quả có tính tàn phá của mâu thuẫn, của đại dịch AIDS và những
sai lầm trong quản lý kinh tế và chính trị. Hầu hết các quốc gia đó đều đã trải qua nhiều hơn một các yếu tố
trên, có khi là tất cả.
Tôi đặc biệt hoan nghênh việc Báo cáo năm nay phát huy truyền thông đổi mới trong đo lường sự phát triển con
người. Ba cách đo lường mới – phản ánh sự bất bình đẳng đa chiều, bất bình đẳng giới và nghèo khổ cùng cực
– được giới thiệu trong Báo cáo năm nay. Chỉ số HDI có điều chỉnh khía cạnh bất bình đẳng, chỉ số bất bình
đẳng giới và chỉ số nghèo đa chiều, được xây dựng dựa trên những đổi mới trong lĩnh vực này và những tiến bộ
trong lý thuyết và số liệu, được áp dụng cho hầu hết các quốc gia trên thế giới và cho chúng ta những hiểu biết
sâu sắc mới, quan trọng.
Các công cụ đo lường mới này càng củng cố giá trị của tầm nhìn ban đầu về phát triển con người. Nhìn về phía
trước, các Báo cáo trong tương lai sẽ phải bao trùm được những vấn đề thậm chí cịn khó hơn, trong đó có lĩnh
vực đảm bảo tính bền vững ngày càng trở nên quan trọng, cũng như vấn đề bất bình đẳng và các ý niệm có
phạm vi rộng lớn hơn về nâng cao vị thế. Rất nhiều trong số những thách thức về mặt phân tích và số liệu đã
được xác định trong Báo cáo năm 1990 vẫn tiếp tục là vấn đề khó khăn đối với chúng ta ngày hơm nay.
UNDP có thể tự hào về những hỗ trợ dành cho Báo cáo có tính đổi mới và độc lập về mặt tri thức này trong
vòng 2 thập kỷ qua, nhưng các Báo cáo Phát triển Con người chưa bao giờ là sản phẩm riêng của UNDP. Các
báo cáo được xây dựng dựa rất nhiều trên các kiến thức và kinh nghiệm sâu sắc của các cơ quan khác thuộc
LHQ, chính phủ các quốc gia và hàng trăm học giả trên khắp thế giới, và chúng tôi luôn luôn biết ơn những sự
hợp tác đó. Như Báo cáo của năm nay đã thể hiện một cách thuyết phục, chúng ta có thể và nên tiếp tục được
định hướng bởi những giá trị và phát hiện trong Báo cáo Phát triển Con người cho giai đoạn 20 năm sắp tới – và
xa hơn thế nữa.
Helen Clark
Tổng Giám đốc
Chương trình Phát triển Liên hợp quốc
Những phân tích và khuyến nghị chính sách của Báo cáo này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Chương trình Phát
triển Liên hợp quốc hay Ban giám đốc Chương trình. Báo cáo là một ấn phẩm độc lập do UNDP tổ chức thực hiện. Phần
nghiên cứu và soạn thảo Báo cáo là những nỗ lực chung của ban soạn thảo Báo cáo Phát triển Con người và một nhóm
cố vấn cấp cao, đứng đầu là Jeni Klugman, Giám đốc Văn phịng Báo cáo Phát triển Con người.
Lời nói đầu
v
GIỚI THIỆU Amartya Sen
Năm 1990, hiểu biết của công chúng về vấn đề phát triển đã được đẩy mạnh với sự ra
đời của Báo cáo Phát triển Con người lần đầu tiên. Được chủ trì biên soạn bởi Mahbub
ul Haq, một người có tầm nhìn xa trơng rộng, Báo cáo này đã có tác động to lớn đến
cách nhìn nhận về tiến bộ xã hội của các nhà hoạch định chính sách, của các cán bộ cơng
quyền và giới thơng tấn báo chí, cũng như các nhà kinh tế và các nhà khoa học xã hội
khác. Thay vì chỉ tập trung vào một vài chỉ số về tăng trưởng kinh tế có tính truyền thống
(như tổng sản phẩm quốc dân bình qn đầu người), những phân tích về “phát triển con
người” đề xuất việc xem xét một cách có hệ thống kho thông tin về cuộc sống của người
dân trong mỗi xã hội và những quyền tự do đáng kể mà họ được hưởng.
Vào thời điểm Mahbub ul Haq trở thành nhà lãnh đạo tiên phong của cách tiếp cận phát
triển con người, một số người đã thể hiện sự khơng đồng tình, địi hỏi phải có một cách
tiếp cận có phạm vi rộng hơn so với các cách đo lường kinh tế chuẩn mực được đưa ra, và
đề xuất những thay đổi có tính xây dựng. Với tư duy rất sâu sắc, Mahbub đã nhận thấy
khả năng tận dụng các sáng kiến này, hướng đến việc xây dựng một cách nhìn rộng lớn
có tính thực tiễn và bao gồm nhiều khía cạnh ngay lập tức. Các Báo cáo Phát triển Con
người chứa đựng rất nhiều thông tin và phân tích đa dạng liên quan đến các khía cạnh
khác nhau của cuộc sống nhân loại.
Tuy nhiên, khó khăn của việc thay thế một con số đơn giản như GNP bởi một loạt các
bảng biểu (và rất nhiều phân tích có liên quan) là ở chỗ các bảng biểu và phân tích đó
khơng có được tính thuận tiện cho sử dụng như GNP. Vì vậy một chỉ số đơn giản là Chỉ
số Phát triển Con người (HDI) đã được thiết lập như một đối thủ của GNP và chỉ tập
trung vào 3 yếu tố tuổi thọ, giáo dục cơ bản và thu nhập tối thiểu. Khơng có gì đáng ngạc
nhiên khi HDI – một chỉ số được đề cập đến rất nhiều trong các cuộc thảo luận cơng –
có một vẻ “thơ kệch” ít nhiều giống với GNP. Cách gọi này không phải là một sự mô tả
“ác ý”. Là một người đã từng có vinh dự cùng làm việc với Mahbub trong việc xây dựng
chỉ số HDI, tôi xin được khẳng định rằng HDI đã làm đúng những gì nó được mong
đợi: đóng vai trị là một thước đo đơn giản giống như GNP, nhưng khác với GNP, HDI
không lãng quên tất cả mọi thứ khác ngoài thu nhập và hàng hóa. Tuy nhiên, chúng ta
khơng nên nhầm lẫn giữa tầm mức to lớn của cách tiếp cận phát triển con người với các
giới hạn nhỏ bé của HDI – điều này đôi khi vẫn xảy ra.
Thế giới vẫn tiếp tục đi lên kể từ năm 1990. Đã có nhiều thành tựu đạt được (ví dụ trong
xóa mù chữ), nhưng cách tiếp cận phát triển con người vẫn tiếp tục tập trung vào những
điều chưa làm được – những điều địi hỏi phải có sự lưu tâm nhiều nhất trong thế giới
đương đại – từ nghèo đói, thiếu thốn đến bất bình đẳng và mất an ninh. Những bảng
biểu mới vẫn tiếp tục xuất hiện trong các Báo cáo Phát triển Con người được công bố hàng
vi
Báo cáo Phát triển Con người 2010 - tổng quan
năm, và những chỉ số mới đã được thiết lập nhằm bổ sung cho chỉ số HDI và làm phong
phú thêm cho đánh giá của chúng ta.
Trên thực tế, những thách thức mới mà chúng ta phải đối mặt cũng đã tăng cường – ví
dụ, các thách thức xung quanh việc bảo tồn mơi trường và đảm bảo tính bền vững của an
sinh cho mọi người cũng như những quyền tự do trọng yếu. Cách tiếp cận phát triển con
người đủ linh hoạt để có thể ghi nhận những triển vọng tương lai của cuộc sống nhân
loại trên trái đất, trong đó có những triển vọng về các khía cạnh mà chúng ta coi trọng
trên thế giới này, dù có liên quan đến an sinh của chúng ta hay không (ví dụ, chúng ta có
thể cam kết duy trì sự sống cịn của các chủng lồi động vật có nguy cơ tuyệt chủng dù
điều đó khơng liên quan trực tiếp đến an sinh của chúng ta). Nếu nhồi nhét quá nhiều
vấn đề cần cân nhắc vào chỉ một chỉ số như HDI thì sẽ là một sai lầm rất lớn, nhưng cách
tiếp cận phát triển con người đã đủ phức tạp để khơi gợi những mối quan tâm và cân
nhắc về các viễn cảnh tương lai (trong đó có các dự đoán về mức chỉ số HDI trong tương
lai) mà không cần nỗ lực đưa thêm nhiều nội dung vào một thước đo tổng thể.
Hai mươi năm sau sự kiện công bố Báo cáo Phát triển Con người đầu tiên, có rất nhiều
thành tựu đạt được cần được chúng ta chào mừng. Nhưng chúng ta cũng cần phải tỉnh
táo tìm ra các cách cải thiện việc đánh giá những yếu tố bất lợi vẫn còn tồn tại và nhận ra
– và ứng phó – với những mối đe dọa mới đối với an sinh và tự do của loài người. Sự cam
kết tiếp tục đó thực ra chính là một phần của tầm nhìn rộng lớn của Mahbub ul Haq.
Yêu cầu cần có sự cam kết đó vẫn chưa mất đi theo thời gian.
Giới thiệu
vii
CỦA CẢI THỰC SỰ CỦA CÁC QUỐC GIA:
ĐƯỜNG ĐI, THÀNH TỰU VÀ THÁCH THỨC
TỔNG QUAN
“Con người chính là của cải của mỗi quốc gia”. Bằng lời nói này, Báo cáo Phát triển Con người năm
1990 đã khởi xướng một cách tiếp cận mới trong nhìn nhận về vấn đề phát triển. Sự phát triển cần
hướng tới mục tiêu tạo dựng một mơi trường trong đó người dân được tạo điều kiện sống lâu, khỏe
mạnh và sáng tạo – điều này ngày nay có thể là một điều hiển nhiên. Tuy nhiên, từ trước đến nay
không phải lúc nào cũng như vậy. Một mục tiêu có tính trung tâm của Báo cáo Phát triển Con người
trong 20 năm vừa qua là nhấn mạnh rằng phát triển trước hết và cơ bản là xoay quanh con người.
Báo cáo năm nay một lần nữa khẳng định
những đóng góp của cách tiếp cận phát triển
con người – một cách tiếp cận rất phù hợp cho
việc lý giải thế giới đang thay đổi mỗi ngày của
chúng ta, đồng thời tìm ra các cách để cải thiện
đời sống cho người dân. Trên thực tế, phát
triển con người là một khái niệm liên tục thay
đổi, chứ không phải là một tập hợp các quy
tắc bất di bất dịch, và khi thế giới thay đổi, các
công cụ phân tích và khái niệm cũng thay đổi
theo. Vì vậy, Báo cáo này cũng đề cập đến cách
điều chỉnh phương pháp tiếp cận phát triển
con người nhằm giải quyết các thách thức của
thiên niên kỷ mới.
Trong 20 năm qua, đã có những tiến bộ to lớn
trong nhiều khía cạnh của phát triển con người.
Đa số người dân ngày nay đều khỏe mạnh hơn,
sống lâu hơn, được giáo dục tốt hơn và có thể
tiếp cận nhiều hơn với các hàng hóa và dịch vụ.
Ngay cả ở những quốc gia đang phải đối mặt với
các điều kiện kinh tế bất lợi, sức khỏe và giáo
dục cho người dân đã được cải thiện rất nhiều.
Tiến bộ không chỉ đạt được trong việc cải thiện
sức khỏe, giáo dục và tăng thu nhập, mà còn ở
việc nâng cao quyền lực của người dân trong
việc lựa chọn người lãnh đạo, tác động đến các
quyết định và chia sẻ kiến thức.
Tuy nhiên khơng phải mọi khía cạnh của
vấn đề đều khả quan như vậy. Trong hai thập
kỷ vừa qua, bất bình đẳng đã gia tăng – cả
trong nội bộ mỗi quốc gia và giữa quốc gia này
với quốc gia khác – cũng như những mơ hình
sản xuất và tiêu dùng ngày càng được chứng
minh là không đảm bảo tính bền vững. Tiến
bộ đạt được cịn chưa đồng đều, và người dân
ở một số khu vực – như Nam Phi và Liên Xô
cũ – đã trải qua những giai đoạn thoái lui, đặc
biệt là trong lĩnh vực y tế. Những nguy cơ mới
phát sinh địi hỏi phải có các chính sách cơng
đổi mới để đương đầu với các nguy cơ và giải
quyết tình trạng bất bình đẳng, đồng thời khai
thác các lực lượng thị trường năng động vì lợi
ích của tất cả mọi người.
Để giải quyết những vấn đề nêu trên cần
phải có các cơng cụ mới. Trong Báo cáo này,
chúng tôi giới thiệu 3 chỉ mới bổ sung vào hệ
thống các chỉ số của Báo cáo Phát triển Con
người – Chỉ số Phát triển Con người có điều
chỉnh khía cạnh bất bình đẳng, Chỉ số Bất
bình đẳng Giới, và Chỉ số Nghèo Đa chiều
(xem định nghĩa các thuật ngữ cơ bản sử dụng
trong Báo cáo này ở Bảng 1). Các chỉ số tiên
tiến này được lồng ghép những tiến bộ mới đây
trong lý thuyết và đo lường, khuyến khích việc
đưa bất bình đẳng và nghèo đói trở thành các
vấn đề trung tâm trong khuôn khổ phát triển
con người. Chúng tơi giới thiệu các chỉ số có
tính thử nghiệm này với ý định khơi gợi tranh
luận một cách hợp lý trong công chúng, vượt
khỏi cách đặt trọng tâm vào tổng thể vẫn được
áp dụng từ trước đến nay.
Tổng quan
1
HỘP
1
Các thuật ngữ cơ bản được sử dụng trong Báo cáo này
Các nhóm nước có chỉ số HDI rất cao, cao, trung bình, thấp. Việc phân
loại các quốc gia được thực hiện dựa trên vị trí trong bảng phân bổ HDI.
Một quốc gia sẽ thuộc nhóm có chỉ số HDI rất cao nếu chỉ số HDI của
nước đó thuộc số ¼ cao nhất, thuộc nhóm cao nếu HDI ở trong khoảng
51–75, thuộc nhóm trung bình nếu HDI ở trong khoảng 26–50, và thuộc
nhóm thấp nếu HDI thuộc số ¼ thấp nhất. Các Báo cáo Phát triển Con
người trong giai đoạn đầu sử dụng các mức giới hạn tuyệt đối chứ không
phải tương đối.
Phát triển/ đang phát triển. Việc phân loại quốc gia được thực hiện dựa
trên vị trí trong bảng phân bổ HDI (xem dưới đây). Những quốc gia thuộc
nhóm có chỉ số HDI rất cao được gọi là các quốc gia phát triển, và những
quốc gia khơng thuộc nhóm này được gọi là các quốc gia đang phát triển.
Thuật ngữ này chỉ được sử dụng vì mục đích đảm bảo sự thuận tiện, nhằm
làm nổi bật các quốc gia đã đạt được mức chỉ số HDI cao nhất.
Chỉ số Phát triển Con người (HDI). Một cách đo lường phối hợp các
thành tựu ở 3 khía cạnh cơ bản của phát triển con người – sống lâu và
mạnh khỏe, tiếp cận với tri thức, và một mức sống tốt. Để thuận tiện cho
việc so sánh, giá trị trung bình của các thành tựu trong 3 khía cạnh này
được đặt trong thang bậc đo từ 0 đến 1, trong đó chỉ số càng cao thì càng
tốt, và các chỉ số này được tổng qt hóa bằng các phương tiện hình học
(xem bảng 1.2 chương 1).
trong xã hội. Chỉ số này sẽ thấp hơn HDI tổng thể nếu có sự bất bình đẳng
trong phân bổ y tế, giáo dục và thu nhập, Trong điều kiện bình đẳng hồn
hảo, HDI và IHDI sẽ bằng nhau; sự chênh lệch giữa 2 chỉ số này càng lớn
thì bất bình đẳng càng lớn.
Chỉ số bất bình đẳng giới (GII). Một cách đo thể hiện những thất thốt
trong các thành tựu đạt được do bất bình đẳng giới ở các khía cạnh sức
khỏe sinh sản, nâng cao vị thế và sự tham gia trong lực lượng lao động.
Các giá trị thay đổi từ 0 (hồn tồn bình đẳng) đến 1 (hồn tồn khơng
bình đẳng).
Chỉ số Nghèo đa chiều (MPI). Một cách đo những sự thiếu thốn nghiêm
trọng ở các khía cạnh y tế, giáo dục và mức sống, kết hợp số lượng người
nghèo túng và mức độ nghèo túng của họ.
HDI kết hợp. HDI được tính tốn sử dụng công thức mới được mô tả
trong Báo cáo đầy đủ và 3 khía cạnh vẫn được sử dụng từ trước đến nay,
đo lường ở các mặt tuổi thọ trung bình, tỉ lệ biết chữ, tỉ lệ nhập học tổng và
GDP bình qn đầu người. Khi có nhiều số liệu đáng tin cậy hơn thì cách
tính tốn HDI này sẽ phù hợp hơn cho việc phân tích các xu thế dài hạn.
Các quốc gia đứng đầu/ đứng cuối. Các quốc gia đã đạt được tiến bộ
nhiều nhất hay ít nhất trong việc cải thiện chỉ số HDI, được đo lường bằng
mức chênh lệch so với tiêu chí chung.
HDI có điều chỉnh khía cạnh bất bình đẳng (IHDI). Một cách đo lường
mức độ trung bình của phát triển con người trong một xã hội, trong đó có
xem xét vấn đề bất bình đẳng. Chỉ số này là HDI trung bình của một người
Ghi chú: Xem Báo cáo đầy đủ và Ghi chú kỹ thuật 1–4 để biết chi tiết về các chỉ số mới.
Các thách thức của ngày hôm nay cũng địi
hỏi phải có một tầm nhìn chính sách mới. Mặc
dù khơng có biện pháp hữu hiệu thần kỳ hay
liều thuốc tiên nào cho phát triển con người
nhưng rõ ràng cần cân nhắc một số vấn đề liên
quan đến chính sách. Thứ nhất, chúng ta không
thể mặc định rằng sự phát triển trong tương lai
sẽ giống với những tiến bộ trong quá khứ: xét ở
nhiều khía cạnh, những cơ hội của ngày hôm
nay và của ngày mai là to lớn hơn nhiều. Thứ
hai, các trải nghiệm khác nhau và bối cảnh cụ
thể khơng cho phép xây dựng những chính sách
có tính bao trùm mà hướng đến những nguyên
tắc và hướng dẫn khái quát hơn. Thứ ba, các
thách thức mới chủ đạo cần được giải quyết –
nhất là vấn đề biến đổi khí hậu.
Rất nhiều thách thức đang chờ đợi chúng ta
phía trước. Một số thách thức có liên quan đến
chính sách: các chính sách phát triển cần được
dựa trên bối cảnh địa phương và các nguyên tắc
bao trùm đúng đắn; rất nhiều vấn đề vượt khỏi
2
Báo cáo Phát triển Con người 2010 - tổng quan
năng lực của cá nhân các quốc gia và địi hỏi
phải có các thể chế tồn cầu chịu trách nhiệm
một cách dân chủ. Bên cạnh đó cũng có những
vấn đề đặt ra cho cơng tác nghiên cứu, ví dụ
như phân tích sâu hơn mối liên hệ lỏng lẻo đến
mức đáng ngạc nhiên giữa tăng trưởng kinh
tế và những cải thiện trong y tế và giáo dục,
và xem xét kỹ lưỡng tính đa chiều của các mục
tiêu phát triển tác động như thế nào đến tư duy
về phát triển.
Kỷ niệm 20 năm báo cáo
phát triển con người
Cách đây 20 năm, thế giới vừa trải qua một
thập kỷ nợ nần, biến động và khổ hạnh, với rất
nhiều biến động chính trị xảy ra. Với giọng điệu
hùng hồn và tinh thần nhân văn, Báo cáo Phát
triển Con người đầu tiên đã kêu gọi áp dụng
một cách tiếp cận khác đối với kinh tế học và
phát triển, trong đó người dân được đặt ở vị
trí trung tâm. Cách tiếp cận này đã được củng
cố thơng qua một cách nhìn mới đối với phát
triển, được hình thành từ lịng đam mê và tầm
nhìn của Mahbub ul Haq, tác giả chính của các
Báo cáo Phát triển Con người đầu tiên, và các
cơng trình có tính khai phá của Amartya Sen.
Trong Báo cáo Phát triển Con người lần thứ
20 này, chúng tôi một lần nữa khẳng định tính
chất phù hợp lâu dài của cách tiếp cận phát
triển con người. Chúng tôi sẽ chứng minh cách
tiếp cận phát triển con người đã đi trước thời
đại như thế nào – những khái niệm, cách đo
lường và chính sách của cách tiếp cận này đem
đến những hiểu biết sâu sắc quan trọng về các
mẫu hình tiến bộ ra sao, và nó có thể giúp chỉ
ra đường lối phát triển lấy con người làm trung
tâm như thế nào.
Báo cáo Phát triển Con người năm 1990 bắt
đầu bằng một định nghĩa rõ ràng về phát triển
con người. Đó là một q trình “mở rộng sự lựa
chọn cho con người”, nhấn mạnh quyền được
khỏe mạnh, được học hành và được hưởng một
mức sống tốt. Nhưng Báo cáo cũng nhấn mạnh
rằng phát triển và an sinh của con người vượt
xa những khía cạnh kể trên và bao gồm nhiều
nội dung hơn, trong đó có quyền tự do chính
trị, nhân quyền, và theo như Adam Smith,
“khả năng tự do đi lại mà không cảm thấy hổ
thẹn”. Sự hoan nghênh nhiệt thành của chính
phủ các nước, của xã hội dân sự, các nhà nghiên
cứu và giới thơng tấn báo chí đã cho thấy sự
ủng hộ sâu sắc cách tiếp cận đổi mới này trong
phát triển cộng đồng và hơn thế nữa.
Một sự tái khẳng định
Mặc dù Báo cáo Phát triển Con người lần thứ
nhất rất thận trọng trong việc trình bày một
cách nhìn khác đi về phát triển con người,
nhưng cùng với thời gian, cụm từ mô tả “mở
rộng sự lựa chọn cho con người” đã được sử
dụng rộng rãi. Đây là một cách mô tả có tính
chất cơ bản – nhưng chưa đầy đủ. Phát triển
con người là việc duy trì các kết quả tích cực
đạt được một cách liên tục, đều đặn và đấu
tranh chống lại những q trình làm bần cùng
hóa con người hay làm bàn đạp cho sự áp bức
và bất công có cơ cấu. Vì vậy, nhiều ngun tắc
như bình đẳng, bền vững và tôn trọng nhân
quyền là các nguyên tắc có tính chủ đạo.
Một yếu tố hiển nhiên trong phát triển con
người từ trước đến nay là cách tiếp cận luôn
thay đổi chứ không tĩnh tại. Ở đây chúng tôi
khẳng định lần nữa định nghĩa về phát triển
con người nhất quán với thực tiễn phát triển
cũng như với những lý thuyết, nghiên cứu
mang tính học thuật về phát triển và năng lực
con người:
Phát triển con người là việc mở rộng
quyền tự do của con người được sống
lâu, sống mạnh khỏe và sáng tạo; tiến
tới đạt được những mục đích khác
trong cuộc sống mà họ có lý do để coi
trọng; và tham gia tích cực vào việc
hình thành nên một sự phát triển bình
đẳng và bền vững trên một hành tinh
chung. Con người vừa là đối tượng
hưởng lợi vừa là tác nhân thúc đẩy phát
triển con người, dù với tư cách cá nhân
hay tư cách một nhóm người.
Một đóng góp lớn
của Báo cáo này là
việc đánh giá có hệ
thống các xu hướng
trong các hợp phần
chủ đạo của phát
triển con người
trong 40 năm qua.
Chúng tơi nhận thấy
đã có những tiến bộ
to lớn, nhưng khơng
phải tất cả mọi khía
cạnh đều tích cực
Việc tái khẳng định này nhấn mạnh yếu
tố cốt lõi của phát triển con người – sự đảm
bảo tính bền vững, bình đẳng và nâng cao vị
thế, cũng như tính linh hoạt vốn có của nó.
Bởi vì những thành tựu đạt được có thể rất
mong manh và có nguy cơ bị thối trào, và bởi
vì các thế hệ tương lai cần được đối xử cơng
bằng, cần có những nỗ lực đặc biệt nhằm đảm
bảo phát triển con người được duy trì mãi mãi
– nghĩa là có tính bền vững. Phát triển con
người cũng có nghĩa là giải quyết các vấn đề
bất bình đẳng có cơ cấu – nghĩa là cần phải
bình đẳng. Và phát triển con người cịn có
nghĩa là tạo điều kiện cho con người thực hiện
sự lựa chọn cá nhân đồng thời tham gia vào,
hình thành nên và hưởng lợi từ các quá trình ở
cấp hộ gia đình, cộng đồng và quốc gia – nghĩa
là họ được nâng cao vị thế.
Phát triển con người địi hỏi nhất định phải
có sự cân nhắc kỹ lưỡng và tranh luận, đưa
các mục tiêu của phát triển ra thảo luận cởi
mở, công khai. Con người, dù là cá nhân hay
nhóm, hình thành nên những q trình này.
Khn khổ phát triển con người áp dụng cho
tất cả các quốc gia trên thế giới, dù là giàu hay
Tổng quan
3
H Ì NH
1
Tiến bộ tổng thể, chênh lệch đáng kể: các xu thế về Chỉ số Phát triển
Con người trên thế giới, 1970–2010
HDI
1.0
nghèo, và áp dụng cho tất cả mọi người. Đó là
một khn khổ có tính gợi mở, đủ vững mạnh
và có sức ảnh hưởng lâu dài để có thể đưa ra
một mẫu hình cho thế kỷ mới.
Ru Om Sa
ssi an ud
iA
a
rab
ia
Jap
an
Sự đi lên của đời sống: một sự
phát triển không đồng đều
Gu
I
C
ate ndon hina
ma esi
la a
0.8
Za
m
bia
Ne
p
al
0.6
bw
e
DR
Co
n
go
0.4
Zim
ba
0.2
10
20
05
20
00
20
95
19
90
19
85
19
80
19
75
19
19
70
0
Lưu ý: Các kết quả này là của 135 quốc gia làm mẫu dựa trên việc áp dụng chỉ số HDI được mô tả trong Báo cáo đầy
đủ. Các quốc gia có nhiều cải thiện nhất là Oman, Trung Quốc, Nepal, Indonesia và Ả rập Xê-ut; các quốc gia có ít cải
thiện nhất là CHDC Cơng-gơ, Zambia và Zimbabue.
Nguồn: Các tính tốn HDRO (Tổng quan Báo cáo Phát triển Con người) từ cơ sở dữ liệu HDRO. Các dữ liệu được lấy
từ phần phân tích xu thế—xem chương 2 để có thêm thơng tin chi tiết.
4
Báo cáo Phát triển Con người 2010 - tổng quan
Một đóng góp lớn của Báo cáo này là việc đánh
giá có hệ thống các xu hướng trong các hợp
phần chủ đạo của phát triển con người trong
40 năm qua . Việc đánh giá này - một mục
tiêu quan trọng của Báo cáo được viết nhân kỷ
niệm 20 năm ra đời bản Báo cáo Phát triển Con
người đầu tiên – là phân tích tồn diện nhất
trong các Báo cáo Phát triển Con người cho đến
nay và đem lại những hiểu biết sâu sắc.
Ở một số khía cạnh cơ bản, thế giới ngày nay
tốt đẹp hơn nhiều so với năm 1990 – hay 1970.
Trong 20 năm qua, nhiều người trên khắp thế
giới đã được trải nghiệm những sự cải thiện to
lớn trong các khía cạnh chủ đạo của cuộc sống.
Nhìn chung, họ đã khỏe mạnh hơn, được giáo
dục tốt hơn, giàu có hơn và có nhiều quyền lực
hơn trong việc bổ nhiệm lãnh đạo của mình
và buộc họ phải chịu trách nhiệm. Ví dụ, hãy
xem xét những sự gia tăng trong thước đo tóm
tắt sự phát triển của chúng tơi – Chỉ số Phát
triển Con người (HDI), trong đó có kết hợp
các thông tin về tuổi thọ, việc học hành và thu
nhập vào một thước đo có tính tổng hợp đơn
giản (hình 1). Chỉ số HDI trung bình của cả
thế giới đã tăng 18% kể từ năm 1990 (và 41%
kể từ năm 1970), thể hiện những cải thiện to
lớn trên phạm vi tổng thể ở các khía cạnh tuổi
thọ, tỉ lệ nhập học, tỉ lệ biết chữ và thu nhập.
Tuy nhiên có những sự chênh lệch đáng kể
trong mức độ cải thiện, cũng như những cải
thiện đó nhiều khi khơng được duy trì bền
vững. Chúng tơi sẽ quay trở lại vấn đề này
trong các phần sau.
Hầu hết mọi quốc gia đều được hưởng lợi từ
những tiến bộ này. Trong số 135 quốc gia được
chọn làm mẫu cho giai đoạn 1970–2010, với
92% dân số tồn thế giới, chỉ có 3 quốc gia là
Cộng hịa Dân chủ Cơng-gơ, Zambia và Zimbabue có chỉ số HDI hiện nay thấp hơn năm
1970 (hình 1).
H Ì NH
2
B Ả NG
Nhìn chung, các nước nghèo đang theo kịp
các nước giàu về chỉ số HDI. Điểm tương đồng
này vẽ nên một bức tranh lạc quan hơn cách
nhìn chỉ giới hạn ở các xu hướng thu nhập, nơi
lại bắt đầu có sự khác biệt giữa các quốc gia.
Nhưng không phải mọi quốc gia đều đạt được
những tiến bộ nhanh chóng, và sự chênh lệch
giữa các nước lớn đến mức kinh ngạc. Những
quốc gia đạt sự tiến bộ chậm nhất là những
nước ở khu vực Châu Phi cận Sahara bị hoành
hành bởi đại dịch HIV và các nước thuộc khối
Liên bang Xô Viết cũ, nơi tỉ lệ tử vong ở người
lớn đang gia tăng.
Các quốc gia đạt được tiến triển nhiều
nhất trong việc cải thiện chỉ số HDI bao gồm
những nước có mức tăng trưởng “diệu kỳ” về
thu nhập như Trung Quốc, Indonesia và Hàn
Quốc. Nhưng bên cạnh đó cũng có những
nước khác – như Nepal, Oman và Tunisia - là
những nước mà tiến bộ trong các khía cạnh phi
thu nhập của phát triển con người cũng đáng
kể như khía cạnh thu nhập (bảng 1). Điều
đáng ngạc nhiên là trong danh sách 10 quốc gia
nổi bật nhất có một số quốc gia thường khơng
được coi là những nước có thành tựu nổi bật.
Ethiopia đứng ở vị trí 11, và 3 quốc gia khu vực
Châu Phi cận Sahara khác (Botswana, Benin
và Burkina Faso) thuộc số 25 quốc gia đạt được
nhiều tiến bộ nhất.
1
Những tiến bộ nhanh nhất trong phát triển con người được thực
hiện theo các cách khác nhau: các quốc gia có nhiều tiến bộ nhất
trong chỉ số HDI, HDI phi thu nhập và GDP, 1970–2010
HDI
Cải thiện về
HDI phi thu nhập
Thu nhập
1
Oman
Oman
Trung Quốc
2
Trung Quốc
Nepal
Botswana
3
Nepal
Ả rập Xê út
Hàn Quốc
4
Indonesia
Lybi
Hồng Kông, Trung Quốc
5
Ả rập Xê út
Angeri
Malaysia
6
CHDCND Lào
Tunisia
Indonesia
7
Tunisia
Iran
Malta
8
Hàn Quốc
Ethiopia
Việt Nam
9
Angeri
Hàn Quốc
Mauritius
Morocco
Indonesia
Ấn Độ
Thứ hạng
10
Ghi chú: Những cải thiện về HDI và HDI phi thu nhập được đo lường bằng những khác biệt so với mức chung – đo lường một
quốc gia đạt được tiến bộ như thế nào so với các quốc gia khác có cùng một điểm khởi đầu (xem Báo cáo đầy đủ). Những cải
thiện trong thu nhập được đo lường bằng tỉ lệ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hàng năm.
Nguồn: các tính tốn HDRO từ cơ sở dữ liệu HDRO.
Như vậy, cách nhìn nhận rộng hơn về phát
triển con người đưa ra một cách đánh giá sự
thành công rất khác so với một số cách đánh
giá khác, ví dụ của Ủy ban Spence về Tăng
trưởng và Phát triển. Cách nhìn nhận này cho
thấy rằng những tiến bộ trong y tế và giáo dục
có thể tạo đà cho thành công trong phát triển
con người – trên thực tế, trong số 10 quốc gia
có thành tựu nổi bật nhất thì có 7 quốc gia
Sự đa dạng trong đường đi: những tiến bộ về chỉ số HDI từ điểm khởi đầu tương tự năm 1970
Nguồn: các tính tốn HDRO từ cơ sở dữ liệu HDRO.
Tổng quan
5
được đưa vào danh sách này nhờ những thành
tựu to lớn trong y tế và giáo dục, trong một số
trường hợp thậm chí sự tăng trưởng đó khơng
có gì nổi bật.
Không phải tất cả mọi quốc gia đều đạt được
sự tiến bộ nhanh chóng, và sự khác biệt giữa
các nước là rất đáng ngạc nhiên. Trong 40 năm
qua, chỉ số HDI ở ¼ số quốc gia đang phát
triển tăng dưới 20%, ¼ khác tăng trên 65%.
Những sự khác biệt này phần nào thể hiện
những điểm khởi đầu khác nhau – tính trung
bình thì những quốc gia kém phát triển hơn
đạt được tiến bộ nhanh hơn trong các lĩnh vực
y tế và giáo dục so với các quốc gia phát triển
hơn. Nhưng một nửa những khác biệt trong
tiến bộ về chỉ số HDI chưa được giải thích qua
chỉ số HDI sơ bộ, và những nước có điểm khởi
đầu tương tự lại có những tiến triển rất khác
nhau. Điều này cho thấy các yếu tố thuộc về
từng quốc gia như các chính sách, thể chế và
địa lý là hết sức quan trọng (hình 2).
Đã có rất nhiều tiến bộ đạt được trong lĩnh
vực y tế, nhưng hiện nay sự tiến triển này đang
bị chậm lại. Sự chậm lại trong tốc độ tiến triển
ở mức tổng quát một phần lớn là do những sự
thụt lùi rất đáng kể ở 19 quốc gia. Ở 9 trong số
các quốc gia này – 6 thuộc khu vực Châu Phi
cận Sahara và 3 thuộc Liên Xô cũ – tuổi thọ
trung bình đã giảm xuống dưới mức của năm
1970. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do
dịch HIV và tỉ lệ tử vong ờ người lớn gia tăng ở
các quốc gia đang trong thời kỳ quá độ.
Những tiến bộ trong lĩnh vực giáo dục là rất
to lớn và phổ biến, thể hiện không chỉ những
cải thiện về mặt số lượng mà cịn là sự bình
đẳng trong tiếp cận với giáo dục giữa trẻ em
nam và trẻ em nữ. Ở một chừng mực đáng kể,
tiến bộ này thể hiện sự tham gia lớn hơn của
Nhà nước, thường được đặc trưng bởi việc đưa
nhiều trẻ em đến trường hơn là phổ biến một
nền giáo dục chất lượng cao.
Những tiến bộ về thu nhập có nhiều sự khác
biệt hơn. Mặc dù đã đạt được những tiến bộ ở
mức độ tổng thể nhưng khơng có điểm chung
giữa các quốc gia về thu nhập – trái ngược với
y tế và giáo dục – bởi vì tính trung bình các
nước giàu hơn vẫn tăng trưởng nhanh hơn các
nước nghèo trong vòng 40 năm qua. Sự phân
định giữa các quốc gia phát triển và đang phát
6
Báo cáo Phát triển Con người 2010 - tổng quan
triển vẫn tiếp tục tồn tại: một nhóm nhỏ các
quốc gia vẫn giữ vị trí đứng đầu tồn thế giới
về phân bổ thu nhập, và chỉ một số rất ít các
quốc gia khởi đầu là nước nghèo đã tham gia
vào nhóm các nước thu nhập cao.
Tóm lại, chúng ta đã thấy có những tiến bộ
to lớn đạt được, nhưng những thay đổi trong
vài thập kỷ vừa qua không phải là hồn tồn
tích cực. Một số quốc gia đã trải qua những sự
thụt lùi nghiêm trọng – đặc biệt là trong lĩnh
vực y tế - đơi khi chỉ trong vịng vài năm đã xóa
đi mất những thành tựu của hàng chục năm.
Tăng trưởng kinh tế diễn ra cực kỳ không
đồng đều – cả ở những quốc gia đạt được tăng
trưởng nhanh chóng và ở các nhóm đạt được
lợi ích từ tiến bộ của quốc gia mình. Và những
khoảng cách trong phát triển con người trên
khắp thế giới, mặc dù đang được thu hẹp lại,
vẫn cịn rất lớn.
Hiểu các hình mẫu và tác nhân
của phát triển con người
Những tiến bộ của toàn thế giới đạt được đồng
thời với những sự khác biệt giữa các quốc gia.
Điều này cho thấy các nguồn lực của toàn thế
giới đã khiến cho tiến bộ trở thành một điều
khả thi cho các quốc gia ở mọi trình độ phát
triển, nhưng sự khác biệt là ở chỗ các quốc gia
tận dụng các cơ hội có được như thế nào.
Một trong những phát hiện đáng ngạc nhiên
nhất của công tác nghiên cứu về phát triển con
người trong những năm vừa qua, được khẳng
định trong Báo cáo này, là sự thiếu vắng mối
liên hệ tỉ lệ thuận giữa tăng trưởng kinh tế và
những cải thiện về y tế và giáo dục (hình 3).
Nghiên cứu của chúng tơi thể hiện rằng mối
liên hệ này đặc biệt yếu ở những mức độ HDI
thấp và trung bình. Có thể nhận thấy điều này
qua những thay đổi trong mức độ con người
trở nên khỏe mạnh hơn và được học hành
tốt hơn. Mối quan hệ tỉ lệ xét về mức độ của
ngày hôm nay, trái ngược với sự thiếu vắng mối
quan hệ tỉ lệ về sự thay đổi theo thời gian, phản
ánh những hình mẫu vẫn tồn tại từ trước đến
nay, đó là chỉ những quốc gia giàu lên mới có
khả năng trang trải chi phí cho những thành
tựu rất tốn kém trong y tế và giáo dục. Nhưng
những tiến bộ và thay đổi về mặt kỹ thuật
H Ì NH
3
Mối quan hệ lỏng lẻo giữa những thay đổi trong y tế và giáo dục với tăng trưởng kinh tế,
1970–2010
HDI change
Nonincome HDI change
0.010
0.010
0.005
0.005
0.000
0.000
Các kết quả nghiên cứu
của chúng tôi xác nhận
–0.005
của Báo cáo Phát triển
Con người từ trước
Income growth
0
0.1
5
0.0
0
0.0
.05
–0
0.1
0
5
0.0
0
–0.010
0.0
.05
–0.010
–0
2 luận điểm trung tâm
–0.005
Income growth
Ghi chú: Dựa trên phân tích về mức độ khác biệt so với mức phổ thông (xem Báo cáo đầy đủ), thu nhập ở đây là GDP bình qn đầu người. Những dịng
kẻ đậm thể hiện mối quan hệ rất lớn về mặt số liệu thống kê.
triển con người khác
với tăng trưởng kinh tế,
và có thể đạt được
Nguồn: các tính tốn HDRO sử dụng dữ liệu từ cơ sở dữ liệu HDRO.
trong các cơ cấu xã hội ngày nay cho phép cả
những nước nghèo hơn đạt được những thành
tựu đáng kể.
Những dòng chảy của kiến thức và sự hiểu
biết chưa từng có giữa các quốc gia trong thời
gian gần đây – từ các công nghệ y tế đến các mơ
hình lý tưởng về chính trị và các thực tiễn sản
xuất cho năng suất cao – đều có tính biến đổi.
Nhiều sáng kiến đã cho phép các quốc gia cải
thiện y tế và giáo dục với chi phí rất thấp – điều
này giải thích tại sao mối liên hệ giữa các khía
cạnh thu nhập và phi thu nhập của phát triển
con người đã yếu dần đi theo thời gian.
Thu nhập và tăng trưởng vẫn là những yếu
tố thiết yếu. Nếu kết luận khác đi thì có nghĩa
là không công nhận tầm quan trọng của thu
nhập trong việc mở rộng các quyền tự do của
con người. Thu nhập có vai trị trọng yếu trong
việc quyết định khả năng con người sử dụng
các nguồn lực cần thiết để tiếp cận được với
lương thực, nơi ở và quần áo, và đem lại nhiều
sự lựa chọn hơn – ví dụ như làm những việc
có ý nghĩa và có giá trị thực chất hơn, hay
dành nhiều thời gian hơn cho những người
thân yêu. Tăng trưởng trong thu nhập có thể
cho thấy các cơ hội có việc làm tốt đang được
mở rộng – mặc dù không phải lúc nào cũng là
như vậy – và những sự thu hẹp kinh tế và hiện
đến nay, đó là phát
những thành tựu to lớn
tượng mất việc làm đi theo đó là những tin xấu
cho mọi người trên khắp thế giới. Thu nhập
cũng là nguồn thu thuế và các nguồn thu khác
mà chính phủ các nước cần có để có thể cung
cấp các dịch vụ và thực hiện các chương trình
tái phân phối. Như vậy, tăng thu nhập trên
diện rộng vẫn là một vấn đề ưu tiên quan trọng
trong chính sách của các nước.
Các kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng
không phủ nhận tầm quan trọng của thu nhập
cao hơn đối với việc tăng cường khả năng tiếp
cận của người nghèo với các dịch vụ xã hội một mối quan hệ được khẳng định qua nhiều
minh chứng kinh tế vi mô. Mối quan hệ tỉ lệ
thuận mạnh mẽ giữa địa vị kinh tế - xã hội và
sức khỏe thường thể hiện ưu thế tương đối của
những người giàu hơn trong việc tiếp cận với
các dịch vụ y tế. Nhưng những phân tích trong
Báo cáo này nêu lên một vấn đề còn nghi ngờ là
liệu tăng trưởng thu nhập trong phạm vi tồn
bộ nền kinh tế có đủ để thúc đẩy tiến bộ trong
y tế và giáo dục ở các quốc gia có chỉ số HDI
thấp và trung bình hay khơng. Và đây là một
tin tốt, ít nhất ở khía cạnh tăng trưởng đơi khi
khơng được duy trì.
Với những số liệu và phân tích mới, các kết
quả nghiên cứu của chúng tôi cũng xác nhận
2 luận điểm trung tâm của Báo cáo Phát triển
trong phát triển con
người ngay cả khi
khơng có tăng trưởng
nhanh chóng
Tổng quan
7
Con người từ trước đến nay, đó là phát triển
con người khác với tăng trưởng kinh tế, và có
thể đạt được những thành tựu to lớn trong
phát triển con người ngay cả khi khơng có
tăng trưởng nhanh chóng . Các Báo cáo Phát
triển Con người thời gian đầu chỉ ra rằng bang
Kerala thuộc Ấn Độ và các quốc gia như Costa
Rica, Cuba và Sri Lanka đã đạt được mức độ
phát triển con người cao hơn các quốc gia khác
có cùng mức thu nhập. Những thành tựu này
có thể đạt được là do tăng trưởng đã tách khỏi
các quá trình quyết định sự tiến bộ trong các
khía cạnh phi tiền tệ của phát triển con người.
Tầm quan trọng của thể chế
Những chính sách và cải cách tương thích với
sự tiến bộ trong các bối cảnh thể chế khác nhau
là rất khác nhau, và phụ thuộc vào những hạn
chế về cơ cấu và chính trị. Những nỗ lực nhằm
đưa các giải pháp thể chế và chính sách của một
quốc gia này sang áp dụng ở một quốc gia khác
có các điều kiện khác biệt thường là thất bại.
Và các chính sách thường cần cân nhắc bối
cảnh thể chế chủ đạo để có thể đem lại sự thay
đổi. Ví dụ, cơng cuộc tự do hóa kinh tế ở Ấn
Độ nhằm mục đích nới lỏng một môi trường
kinh doanh bị hạn chế quá mức và bị chi phối
bởi gia đình qua việc giảm các quy định và
nâng cao tính cạnh tranh. Nói một cách ngắn
gọn, mặc dù các thể chế là yếu tố quyết định
có tính then chốt đối với phát triển con người,
nhưng các thể chế đó có mối quan hệ như thế
nào với bối cảnh của nó là một vấn đề cần được
nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng.
Một khía cạnh quan trọng là các mối quan hệ
giữa thị trường và nhà nước được tổ chức như
thế nào. Chính phủ các nước, bằng cách này
hay cách khác, đã ghi nhận mối quan hệ căng
thẳng giữa yêu cầu các thị trường phải tạo được
thu nhập và phải có tính năng động với u cầu
giải quyết các thất bại về thị trường. Các thị
trường có thể là yếu tố cần thiết đối với tính
năng động bền vững của nền kinh tế, nhưng
các thị trường không tự động đem lại tiến bộ
trong các khía cạnh khác của phát triển con
người. Sự phát triển quá coi trọng tăng trưởng
kinh tế nhanh chóng thường ít khi có tính bền
8
Báo cáo Phát triển Con người 2010 - tổng quan
vững. Nói cách khác, nền kinh tế thị trường là
yếu tố cần thiết, nhưng vẫn là chưa đủ.
Những nhận định trên đây đưa chúng ta trở
lại với một bình luận tuyệt vời của Karl Polanyi
từ cách đây 60 năm về những tưởng tượng về
một thị trường tự điều phối – đó là các thị
trường có thể tồn tại ngay cả khi khơng có
chính trị và thể chế. Nói chung, các thị trường
đều khơng giỏi đảm bảo việc cung cấp các lợi
ích công, như an ninh, sự ổn định, y tế và giáo
dục. Ví dụ, các cơng ty sử dụng nhiều nhân
cơng để sản xuất hàng hóa rẻ hoặc các cơng ty
khai thác tài ngun thiên nhiên có thể khơng
muốn có một lực lượng lao động có trình độ
hơn và có thể ít quan tâm đến sức khỏe của
công nhân nếu như ln có sẵn một nguồn lao
động dồi dào. Nếu khơng có những hành động
bổ sung kịp thời của xã hội và nhà nước thì các
thị trường có thể yếu kém ở khía cạnh đảm
bảo bền vững mơi trường, tạo điều kiện cho sự
xuống cấp mơi trường, thậm chí là các thiên tại
như lũ bùn ở Java hay tràn dầu ở Vịnh Mexico.
Tuy nhiên, việc điều phối thị trường đòi hỏi
phải có một nhà nước có năng lực cũng như sự
H
cam kết chính trị, và năng lực nhà nước thườngÌ NH
là cịn thiếu. Chính phủ một số quốc gia đang
phát triển đã cố gắng làm y hệt như cách làm
của một nước phát triển hiện đại trong khi họ
khơng có đủ nguồn lực hay năng lực để làm
như vậy. Ví dụ, khi một số quốc gia Châu Mỹ
La tinh cố gắng xây dựng một chính sách cơng
nghiệp có mục tiêu thì các cơ chế thay thế cho
nhập khẩu của họ đã mất đi sự vững mạnh.
Trái lại, một bài học quan trọng cho những
thành công của các quốc gia khu vực Đơng
Á là một Nhà nước có năng lực, làm việc có
trọng tâm có thể giúp đẩy mạnh phát triển và
tăng trưởng kinh tế. Những việc làm phù hợp
và có thể thực hiện được chính là những việc
làm phù hợp cho từng bối cảnh cụ thể. Vượt
ra ngoài phạm vi Nhà nước, các tác nhân thuộc
khối xã hội dân sự đã cho thấy tiềm năng hạn
chế những sự đi quá giới hạn của thị trường và
Nhà nước, mặc dù việc Chính phủ các nước nỗ
lực kiểm soát sự bất đồng quan điểm có thể hạn
chế hoạt động của khối xã hội dân sự.
Các động lực có thể trở nên đúng đắn khi các
quốc gia quá độ sang cả các thể chế thị trường
hịa nhập và các thể chế chính trị hịa nhập.
Nhưng điều này rất khó khăn và ít khi xảy ra.
Chế độ tư bản do một số ít người đứng đầu
thường tự tuyên bố băng hà, hoặc là do nó làm
đình trệ guồng quay đổi mới – như trường hợp
thất bại của các cơ chế thay thế nhập khẩu của
Châu Mỹ Latinh và vùng Ca-ri-bê – hoặc là do
những tiến bộ về vật chất làm tăng cường các
mong muốn của người dân và thu hẹp sự thâu
tóm quyền lực của nhóm người nói trên, như
các ví dụ của Brazil, Indonesia và Hàn Quốc từ
những năm 1990.
Ngay cả khi các quốc gia đạt được tiến bộ
trong chỉ số HDI thì điều đó khơng phải lúc
nào cũng có nghĩa là họ đạt được những tiến
bộ ở các khía cạnh rộng lớn hơn. Một quốc gia
có thể có chỉ số HDI cao trong khi vẫn thiếu
bền vững, thiếu dân chủ và thiếu sự bình đẳng,
cũng giống như một quốc gia có thể có chỉ số
HDI thấp nhưng vẫn tương đối bền vững, dân
chủ và bình đẳng. Những mẫu hình này đặt ra
các thách thức quan trọng đối với cách chúng
ta nhìn nhận về phát triển con người, cách đo
lường phát triển con người và các chính sách
nhằm cải thiện các kết quả và q trình theo
thời gian.
Khơng có một mẫu hình rõ ràng nào cho việc
liên hệ chỉ số HDI với các khía cạnh khác của
phát triển con người như nâng cao vị thế và
tính bền vững (hình 4). Một trường hợp ngoại
lệ là vấn đề bất bình đẳng, yếu tố này có quan
hệ trái ngược với giá trị chỉ số HDI, nhưng
ngay cả mối quan hệ đó cũng cho thấy những
khác biệt rất lớn. Sự thiếu mối liên hệ này có
thể được nhận thấy ở một số lượng lớn các
quốc gia có giá trị HDI cao nhưng lại yếu kém
ở các khía cạnh khác: khoảng ¼ các quốc gia có
chỉ số HDI cao nhưng tính bền vững thấp; và
chúng ta có thể nhìn thấy một bức tranh tương
Những điều tốt đẹp khơng phải
lúc nào cũng đến cùng lúc
F IGUR E
Phát triển con người không chỉ là các vấn đề y
tế, giáo dục và thu nhập, mà cịn là sự tham gia
tích cực của người dân trong việc hình thành
nên sự phát triển, sự bình đẳng và tính bền
vững – những khía cạnh thực chất của quyền
tự do mà con người có được để sống một cuộc
sống mà họ có lý do để coi trọng. Hiện chưa có
nhiều sự nhất trí về những yêu cầu cần có để
đạt được tiến bộ trong những lĩnh vực này, và
các thước đo cũng còn đang thiếu. Tuy nhiên
việc thiếu cách đo lường định lượng không
phải là lý do để chúng ta sao nhãng hay bỏ qua
các khía cạnh kể trên.
4
Mối liên hệ giữa Chỉ số Phát triển Con người và các khía cạnh rộng lớn hơn của phát triển con người: nâng cao vị thế, bất
bình đẳng và tính bền vững, 2010
Measure of political freedom
Inequality in human development (% loss)
12
50
23%
42%
Adjusted net savings (% of GNI)
38%
11%
100
21%
31%
22%
25%
9
40
6
3
50
30
0
0
20
–3
–6
–50
10
HDI
HDI
1.0
0.8
0.6
0.4
–100
0.0
1.0
0.8
0.6
44%
0.4
7%
0.2
0
0.0
1.0
0.8
0.6
0.4
14%
0.2
21%
0.0
–12
0.2
–9
HDI
Ghi chú: Số liệu cho năm 2010 hoặc năm gần đây nhất có được số liệu. Các dịng kẻ là các phương tiện phân chia. Các giá trị phần trăm là tỉ lệ phần trăm của các quốc gia mẫu trong mỗi phần đã được chia. Xem
Báo cáo đầy đủ để có thông tin chi tiết về các cách đo lường quyền tự do chính trị, sự bền vững mơi trường và bất bình đẳng.
Nguồn: các tính tốn HDRO sử dụng số liệu từ Các chỉ số Phát triển Thế giới 2010, Washington, D.C.: Ngân hàng Thế giới và M. Marshall và K. Jaggers, 2010, “Dự án Chính thể số IV, các đặc điểm và sự quá
độ của cơ chế chính trị, 1800–2008,” Chương trình mạng lưới tổng hợp cho nghiên cứu mâu thuẫn xã hội (INSCR), College Park, Md.: Trung tâm phát triển quốc tế và quản lý mâu thuẫn (CIDCM), Đại học
Maryland.
Tổng quan
9
Chúng tôi giới thiệu 3
chỉ số mới nhằm thể
hiện những khía cạnh
quan trọng của sự phân
bổ an sinh là bất bình
đẳng, bình đẳng giới và
nghèo đói, các chỉ số
này cũng thể hiện các
phương pháp tiến bộ
và việc tiếp cận được
với nhiều số liệu hơn.
10
tự như vậy, mặc dù ít sắc nét hơn, về các quyền
tự do chính trị.
Các xu hướng cho phép nâng cao vị thế của
người dân bao gồm những mức tăng mạnh
trong tỉ lệ biết chữ và giáo dục ở nhiều nơi
trên thế giới, qua đó tăng cường khả năng
của người dân đưa ra những sự lựa chọn có
cân nhắc và buộc Chính phủ phải chịu trách
nhiệm. Phạm vi và biểu hiện của nâng cao vị
thế đã được mở rộng, thông qua cả công nghệ
và thể chế. Đặc biệt, sự phát triển nhanh
chóng của ngành điện thoại di động và truyền
hình vệ tinh cùng với khả năng truy cập Internet ngày càng tăng đã giúp tăng cường đáng
kể nguồn thơng tin và khả năng nói lên quan
điểm của người dân.
Số lượng các quốc gia có nền dân chủ chính
thức đã tăng từ dưới 1/3 năm 1970 lên một
nửa vào giữa thập kỷ 90 và 3/5 trong năm
2008. Nhiều hình thức tổ chức chính trị kết
hợp đã ra đời. Mặc dù cịn có nhiều khác biệt
giữa các nơi liên quan đến những thay đổi thực
sự và hoạt động chính trị lành mạnh, và nhiều
nền dân chủ chính thức cịn yếu kém và mong
manh, nhưng q trình hoạch định chính sách
đã cân nhắc nhiều hơn đến các quan điểm và
mối quan tâm của người dân. Các quá trình
dân chủ ở địa phương đang dần trở nên sâu sắc
hơn. Những đấu tranh chính trị đã dẫn đến
những thay đổi to lớn ở nhiều quốc gia, tăng
cường đáng kể sự đại diện của những nhóm
người từ trước đến nay vẫn bị gạt ra ngoài lề,
bao gồm phụ nữ, người nghèo, người thổ dân
bản xứ, người tị nạn, và các nhóm khuynh
hướng tình dục thiểu số.
Tuy nhiên các con số trung bình có thể
khiến cho người ta ít chú ý đến vấn đề bất
bình đẳng. Kể từ năm 1980, bất bình đẳng về
thu nhập đã gia tăng ở nhiều quốc gia. Cứ mỗi
quốc gia có sự cải thiện trong vấn đề bất bình
đẳng thu nhập trong vịng 30 năm qua thì có
trên 2 quốc gia có tình hình xấu đi, đáng lưu ý
nhất là các quốc gia thuộc Liên Xô cũ. Hầu hết
các quốc gia ở khu vực Đơng Á và Thái Bình
Dương cũng có mức bất bình đẳng thu nhập
lớn hơn so với một vài thập kỷ trước đây. Châu
Mỹ Latinh và khu vực Ca-ri-bê là một ngoại
lệ đáng kể gần đây: vốn là khu vực có khoảng
cách thu nhập và tài sản sở hữu lớn nhất thế
Báo cáo Phát triển Con người 2010 - tổng quan
giới trong một thời gian dài, những cải thiện
lớn gần đây ở khu vực đã dẫn đến việc chi tiêu
ngân sách cơng và các chính sách xã hội có
nhiều tiến bộ hơn.
Giai đoạn những năm gần đây cũng đã cho
thấy tính chất mong manh của một số trong
các thành tựu mà chúng ta đã đạt được – có
lẽ minh hoạ tốt nhất cho vấn đề này là cuộc
khủng hoảng tài chính lớn nhất trong vịng vài
thập kỷ, khiến cho 34 triệu người mất việc làm
và 64 triệu người khác bị rơi xuống dưới mức
chuẩn nghèo về thu nhập là 1,25 đô la Mỹ/
ngày. Nguy cơ xảy ra suy thối kép vẫn cịn tồn
tại, và có thể phải mất nhiều năm mới có thể
hồi phục hồn tồn.
Nhưng có lẽ thách thức lớn nhất đối với việc
duy trì tiến bộ trong phát triển con người là
ở tính khơng bền vững của các mẫu hình sản
xuất và tiêu thụ. Để cho phát triển con người
trở nên thực sự bền vững thì cần quan tâm
nhiều hơn nữa đến mối liên hệ chặt chẽ giữa
tăng trưởng kinh tế và khí thải hiệu ứng nhà
kính. Một số quốc gia phát triển đã bắt đầu
giảm nhẹ các tác động tồi tệ nhất qua công tác
tái chế và đầu tư vào hệ thống giao thông công
cộng và cơ sở hạ tầng. Nhưng hầu hết các quốc
gia đang phát triển lại bị hạn chế bởi chi phí
cao và khơng có đủ năng lượng sạch.
Các cách đo lường cho một
thực tại đang biến đổi
Đẩy mạnh công tác đo lường phát triển vẫn
luôn là một việc làm có vai trị nền tảng trong
cách tiếp cận phát triển con người. Tuy nhiên
đo lường không phải chỉ để đo lường. Chỉ số
HDI đã cho phép hình thành nên những tư
duy đổi mới về tiến bộ qua việc thể hiện một ý
tưởng đơn giản nhưng mạnh mẽ, đó là sự phát
triển bao gồm nhiều khía cạnh hơn là chỉ vấn
đề thu nhập. Trong những năm qua các Báo
cáo Phát triển Con người đã giới thiệu các cách
đo lường mới nhằm đánh giá sự tiến bộ trong
công tác giảm nghèo và nâng cao vị thế cho phụ
nữ. Tuy nhiên sự thiếu hụt những số liệu đáng
tin cậy đã và đáng là một hạn chế rất lớn.
Năm nay chúng tôi giới thiệu 3 chỉ số mới
nhằm thể hiện những khía cạnh quan trọng
của sự phân bổ an sinh là bất bình đẳng, bình
H Ì NH
5
Những thất thốt trong Chỉ số Phát triển Con người và các hợp phần của chỉ số do bất
bình đẳng, theo khu vực
Arab Sta
tes
19%
Ea
and the st Asia
Pacific
39%
43%
33%
57%
Euro
Central pe and
Asia
Latin A
merica
and
Caribbe the
an
South A
sia
27%
15%
34%
22%
54%
24%
24%
28%
18%
50%
Sub-Sa
h
Africa aran
Develo
countrie ped
s
0
67%
17%
15%
5
10
32%
15
20
34%
25
45%
30
Loss du
e
to ineq
uality (% 35
)
Living standards
Education
Health
Ghi chú: Các con số bên trong mỗi cột là tỉ lệ phần trăm của tổng mức thất thoát do bất bình đẳng có ngun nhân liên quan đến từng khía cạnh của chỉ số HDI.
Nguồn: các tính tốn HDRO từ cơ sở dữ liệu HDRO.
đẳng giới và nghèo đói. Các chỉ số này thể hiện
các phương pháp tiến bộ và việc tiếp cận được
với nhiều số liệu hơn. Chúng tơi cũng trình
bày ở đây một chỉ số HDI đã được cải thiện,
vẫn với 3 khía cạnh như cũ, nhưng trong đó
có tính đến những ý kiến đóng góp có giá trị và
sử dụng các cơng cụ thích hợp hơn để đánh giá
tiến bộ trong tương lai.
Điều chỉnh Chỉ số Phát triển con người ở khía
cạnh bất bình đẳng. Phản ánh vấn đề bất bình
đẳng trong từng khía cạnh của chỉ số HDI là
một mục tiêu đã được đề ra ngay từ Báo cáo
Phát triển Con người năm 1990. Báo cáo năm
nay giới thiệu chỉ số HDI có điều chỉnh khía
cạnh bất bình đẳng (IADI), một cách đo
lường mức độ phát triển con người trong xã
hội trong đó có cân nhắc vấn đề bất bình đẳng.
Trong điều kiện bình đẳng hồn hảo, HDI và
IHDI sẽ bằng nhau. Khi có sự bất bình đẳng
trong phân bổ y tế, giáo dục và thu nhập, HDI
của một người trung bình trong một xã hội sẽ
có giá trị ít hơn tổng mức HDI; giá trị HDI có
điều chỉnh khía cạnh bất bình đẳng càng cao
(và sự chênh lệch giữa chỉ số này và HID càng
lớn) thì bất bình đẳng trong xã hội đó càng
lớn. Chúng tôi đã áp dụng cách đo lường này ở
139 quốc gia. Một số kết quả bao gồm:
• Mức thất thốt trung bình của HDI do sự
bất bình đẳng là khoảng 22% - nghĩa là sau
khi điều chỉnh ở khía cạnh bất bình đẳng,
HDI tồn cầu trong năm 2010 là 0,62 sẽ
giảm xuống cịn 0,49, giảm từ nhóm HDI
cao xuống nhóm trung bình. Mức thất
thốt này dao động từ 6% (Cộng hịa Séc)
đến 45% (Mozambique), trong đó 4/5 các
quốc gia thất thoát hơn 10%, và gần 2/5 các
quốc gia thất thốt hơn 25%.
• Những quốc gia đạt được ít tiến bộ hơn
trong phát triển con người thường có sự bất
bình đẳng lớn hơn ở nhiều khía cạnh hơn
– do đó cũng có nhiều thất thốt hơn trong
phát triển con người. Namibia thất thốt
44%, Cộng hịa Trung Phi 42% và Haiti
41% trong phát triển con người do bất bình
đẳng đa chiều.
• Người dân khu vực Châu phi cận sa mạc
Sahara có những thất thoát lớn nhất về chỉ số
Tổng quan
11
HDI do sự bất bình đẳng rất lớn xảy ra ở tất
cả 3 khía cạnh. Ở những khu vực khác, csac
mức thất thoát thường là nguyên nhân trực
tiếp của bất bình đẳng ở một khía cạnh duy
nhất – ví dụ như y tế ở Nam Phi (hình 5).
Những cách đo lường
mới nêu trên đem lại
nhiều kết quả và cách
nhìn nhận mới mẻ
khác, có thể dẫn dắt
các tranh luận cũng
như cơng tác xây dựng
chính sách phát triển
Một cách đo lường mới đối với vấn đề bất bình
đẳng giới. Những khó khăn mà phụ nữ và trẻ
em gái phải đối mặt là một nguyên nhân lớn
gây nên tình trạng bất bình đẳng. Phụ nữ và
trẻ em gái thường xuyên bị phân biệt đối xử
trong các lĩnh vực y tế, giáo dục và thị trường
lao động, gây nên những tác động tiêu cực đối
với quyền tự do của họ. Chúng tôi giới thiệu
ở đây một cách đo lường mới những bất bình
đẳng này, được xây dựng trên cùng một khuôn
khổ với HDI và IHDI – nhằm thể hiện rõ hơn
những khác biệt trong phân bổ các thành tựu
đạt được giữa phụ nữ và nam giới. Chỉ số bất
bình đẳng giới cho thấy:
• Tình trạng bất bình đẳng giới rất khác
nhau giữa các quốc gia – những thất thoát
trong thành tựu đạt được do bất bình đẳng
giới (khơng so sánh trực tiếp được với tổng
mức thất thốt do bất bình đẳng do sử dụng
những biến số khác nhau) dao động từ 17%
đến 85%. Hà Lan là nước đứng đầu danh
sách các quốc gia bình đẳng giới nhất, theo
sau là Đan Mạch, Thụy Điển và Thụy Sĩ.
• Những quốc gia có sự phân bổ thành tựu
phát triển con người không đồng đều cũng
là những nước có bất bình đẳng cao giữa
phụ nữ và nam giới, và các quốc gia có bất
bình đẳng giới cao cũng là những nước có
sự phân bổ thành tựu phát triển con người
khơng đồng đều. Trong số những quốc gia
cịn yếu kém ở cả hai khía cạnh này có Cộng
hịa Trung Phi, Haiti và Mozambique.
Cách đo lường nghèo đói đa chiều. Cũng giống
như phát triển, nghèo đói là một vấn đề đa
chiều – nhưng thực tế này vẫn thường bị bỏ
qua trong các số liệu thống kê. Báo cáo năm
nay giới thiệu Chỉ số nghèo đa chiều (MPI),
bổ sung cho các cách đo lường dựa trên tiền
tệ qua việc xem xét nhiều sự thiếu thốn mà
con người có thể phải chịu đựng và sự chồng
chéo giữa chúng. Chỉ số này xác định những sự
thiếu thốn ở cả 3 khía cạnh của chỉ số HDI và
12
Báo cáo Phát triển Con người 2010 - tổng quan
cũng thể hiện số lượng người nghèo (phải chịu
đựng một số lượng sự thiếu thốn nhất định)
và số lượng những sự thiếu thốn mà các hộ gia
đình thường phải chịu đựng. Chỉ số này có thể
được phân chia theo khu vực, dân tộc và các
cách phân chia khác, cũng như theo các khía
cạnh, làm cho nó trở thành một cơng cụ phù
hợp cho các nhà hoạch định chính sách. Một
số kết quả nghiên cứu:
• Khoảng 1,75 tỉ người ở 104 quốc gia có
tiến hành nghiên cứu sử dụng chỉ số MPI
–chiếm 1/3 tổng dân số của các nước đó –
sống trong nghèo đói đa chiều, với ít nhất
1/3 các chỉ số phụ thể hiện sự thiếu thốn
nghiêm trọng về y tế, giáo dục hay mức sống.
Con số này vượt xa con số ước tính 1,44 tỉ
người ở 104 quốc gia nói trên sống dưới
1,25 đơ la Mỹ/ngày (mặc dù vẫn thấp hơn
số lượng người sống dưới 2 đô la/ngày. Các
mẫu hình của sự thiếu thốn cũng khác với
nghèo đói về mặt thu nhập ở một số khía
cạnh quan trọng.
• Khu vực Châu Phi cận sa mạc Sahara có tỉ
lệ nghèo đa chiều cao nhất. Tỉ lệ này dao
động từ mức rất thấp là 3% ở Nam Phi đến
mức rất cao là 93% ở Niger; và tỉ lệ thiếu
thốn trung bình dao động từ khoảng 45%
(ở Gabon, Lesotho và Swaziland) đến 69%
(ở Niger). Tuy nhiên một nửa số người
nghèo đa chiều trên thế giới lại sống ở khu
vực Nam Á (51%, hay 844 triệu người), và
hơn ¼ sống ở Châu Phi (28%, hay 458 triệu
người).
* * *
Những cách đo lường mới nêu trên đem lại
nhiều kết quả và cách nhìn nhận mới mẻ
khác, có thể dẫn dắt các tranh luận cũng
như cơng tác xây dựng chính sách phát triển.
Những thất thốt lớn trong chỉ số HDI do
bất bình đẳng cho thấy xã hội sẽ có thể đạt
được nhiều lợi ích từ việc tập trung nỗ lực
vào các cải cách nhằm cải thiện sự bình đẳng.
Và một Chỉ số nghèo đa chiều ở mức cao bên
cạnh tỉ lệ nghèo về thu nhập ở mức thấp cho
thấy có thể đạt được nhiều lợi ích từ việc cải
thiện cơng tác cung cấp các dịch vụ cơ bản
cho người dân. Các cách đo lường này mở ra
những khả năng mới đầy thú vị cho công tác
nghiên cứu, cho phép chúng ta trả lời những
câu hỏi quan trọng. Quốc gia nào thành công
nhất trong việc giảm bất bình đẳng trong phát
triển con người? Những tiến bộ trong bình
đẳng giới là nguyên nhân hay là tấm gương
phản chiếu những xu hướng phát triển rộng
lớn hơn? Nghèo về thu nhập giảm đi thì có
dẫn đến giảm nghèo đa chiều hay không, và
ngược lại?
Hướng đi tiến tới phát triển
con người trong tương lai
Ở đây có những ngụ ý gì về mặt chính sách,
cả ở phạm vi quốc gia và quốc tế? Tình hình
hiện nay là rất đáng khích lệ nhưng cũng đưa ra
một số cảnh báo. Có thể đạt được tiến bộ ngay
cả khi khơng có nhiều nguồn lực: cuộc sống
của người dân có thể được cải thiện qua việc
sử dụng các phương tiện sẵn có ở hầu hết các
quốc gia. Nhưng thành công không phải lúc
nào cũng được đảm bảo, và những con đường
tiến tới đạt được tiến bộ trong phát triển con
người là rất khác nhau, tùy thuộc vào các điều
kiện lịch sử, chính trị và thể chế của mỗi nước.
Nhiều thảo luận về phát triển đã cố gắng tìm
kiếm những cơng thức chung về chính sách có
thể áp dụng ở hầu hết các quốc gia. Những bất
cập của việc làm này hiện đã trở nên rõ ràng
và được cơng nhận rộng rãi. Những vấn đề bất
cập đó giúp chúng ta thấy rõ u cầu cơng nhận
tính chất riêng biệt, cá thể của các quốc gia và
cộng đồng bên cạnh những nguyên tắc cơ bản
trong việc xây dựng các chiến lược và chính
sách phát triển ở những bối cảnh khác nhau.
Một báo cáo toàn cầu giống như báo cáo này có
thể giúp rút ra những bài học khái quát và đẩy
mạnh công tác nghiên cứu và xây dựng chính
sách cũng như các nội dung thảo luận ở những
phạm trù có tính bổ sung.
Nếu các giải pháp áp dụng cho mọi quốc
gia là điều khơng thể thì chúng ta có thể chỉ
ra đường đi cho q trình hoạch định chính
sách như thế nào? Các chính sách vẫn được
xây dựng và thực hiện hàng ngày trên khắp thế
giới, và các ý kiến cố vấn cụ thể vẫn được tham
khảo từ các viện, các cơ quan phát triển và các
nhà nghiên cứu. Một số ý tưởng cơ bản:
• Nghĩ đến các nguyên tắc trước. Việc cân
nhắc một chính sách cụ thể nào đó nhìn
chung có tốt cho phát triển con người
khơng khơng phải là cách tiếp cận tốt nhất,
bởi vì nhiều chính sách có hiệu quả ở bối
cảnh này nhưng lại khơng có hiệu quả ở bối
cảnh khác. Vấn đề cần cân nhắc ở đây là
chúng ta có thể sử dụng những nguyên tắc
nào để đánh giá các chính sách thay thế. Ví
dụ ở đây có thể là việc đưa vấn đề bình đẳng
và nghèo đói vào vị trí trọng tâm của việc
xây dựng chính sách và thiết lập các thể chế
nhằm kiểm soát mâu thuẫn và giải quyết
tranh chấp. Nguyên tắc này được áp dụng
vào việc xây dựng các chính sách cụ thể như
thế nào sẽ khác nhau trong những bối cảnh
khác nhau. Việc cân nhắc kỹ lưỡng những
kinh nghiệm và hạn chế về thể chế, cơ cấu
và chính trị là việc làm thiết yếu.
• Coi trọng vấn đề bối cảnh. Năng lực Nhà
nước và các hạn chế về chính trị là các ví dụ
việc bối cảnh có vai trị quan trọng như thế
nào và tại sao. Một nguyên nhân phổ biến
gây thất bại là việc giả định rằng đã tồn tại
sẵn một Nhà nước và một hệ thống luật
định hoạt động tốt, hoặc có thể chuyển đổi
hay tạo ra Nhà nước và hệ thống luật định
đó một cách nhanh chóng. Tương tự như
vậy, các chính sách quốc gia cũng thường bỏ
qua bối cảnh kinh tế chính trị rộng lớn hơn
của mình. Những thiết kế chính sách khơng
được bắt nguồn từ sự hiểu biết các thực tế
nói trên sẽ rất dễ trở nên không phù hợp.
Đặt con người ở vị trí
trung tâm của phát
triển có nghĩa là làm
cho tiến bộ trở nên
bình đẳng và có phạm
vi rộng lớn, làm cho
con người trở thành
những đối tượng tham
gia tích cực, làm nên
sự thay đổi, và đảm bảo
rằng các thành tựu hiện
có khơng phải đạt được
bằng những hy sinh
của các thế hệ tương
lai
• Hướng đến các chính sách tồn cầu. Rất
nhiều thách thức hiện nay như di cư quốc
tế, các quy tắc thương mại và đầu tư hiệu
quả và bình đẳng, và các mối đe dọa tồn
cầu như biến đổi khí hậu, vượt quá khả
năng giải quyết của từng quốc gia riêng lẻ.
Một hệ thống quản lý tồn cầu trong đó có
thúc đẩy tinh thần trách nhiệm dân chủ,
tính minh bạch và sự hòa nhập của các
quốc gia kém phát triển nhất – và hướng
đến xây dựng một mơi trường kinh tế
tồn cầu ổn định và bền vững – cần được
áp dụng rộng rãi nhằm giải quyết những
thách thức nêu trên. The impacts of the
Tổng quan
13
HDR have illustrated that policy thinking
can be informed and stimulated by deeper
exploration into key dimensions of human
development. An important element of this
tradition is a rich agenda of research and
analysis. This Report suggests ways to move
this agenda forward through better data
and trend analysis. But much is left to do.
Three priorities: improving data and analysis to inform debates, providing an alternative to conventional approaches to studying
development, and increasing our understanding of inequality, empowerment, vulnerability and sustainability.
Các tác động của Báo cáo Phát triển Con
người đã cho thấy tư duy về chính sách có thể
được hình thành và khuyến khích qua việc tìm
hiểu sâu hơn những khía cạnh chủ chốt của
phát triển con người. Một yếu tố quan trọng
của truyền thống này là một chương trình
làm việc phong phú cho cơng tác nghiên cứu
và phân tích. Báo cáo này chỉ ra cách thúc đẩy
chương trình làm việc này thơng qua những
phân tích số liệu và xu hướng tốt hơn. Nhưng
vẫn còn nhiều việc cần phải làm. Ba vấn đề
ưu tiên là: cải thiện các số liệu và phân tích
nhằm cung cấp thơng tin cho các tranh luận
chính sách, đưa ra một cách tiếp cận thay thế
cho cách tiếp cận truyền thống đối với công tác
nghiên cứu phát triển, và nâng cao hiểu biết
của chúng ta về bất bình đẳng, nâng cao vị thế,
tính dễ bị tổn thương và tính bền vững.
Đặc biệt, cần có sự tư duy cấp tiến về tăng
trưởng kinh tế và mối quan hệ của nó với phát
triển. Một khối lượng tài liệu lý thuyết và thực
tiễn lớn gần như đánh đồng tăng trưởng kinh
tế với phát triển. Các mô hình này thường cho
rằng con người chỉ quan tâm đến việc tiêu
dùng; và việc áp dụng các mơ hình này trong
thực tế hầu như chỉ xoay quanh tác động của
các chính sách và thể chế đối với tăng trưởng
kinh tế. Trái với điều đó, luận điểm trung tâm
của cách tiếp cận phát triển con người là an
sinh của con người bao gồm nhiều khía cạnh
hơn là chỉ khía cạnh tiền tệ: đó cịn là khả năng
con người có thể thực hiện những kế hoạch
trong cuộc sống mà họ có lý do để lựa chọn
và theo đuổi. Vì vậy, chúng tơi kêu gọi thực
hiện một nguyên lý kinh tế mới – kinh tế học
14
Báo cáo Phát triển Con người 2010 - tổng quan
phát triển con người – mà mục tiêu của nó là
tiếp tục thúc đẩy an sinh cho người dân và sự
tăng trưởng, và trong đó các chính sách khác
được đánh giá và theo đuổi thực hiện một cách
mạnh mẽ trong chừng mực các chính sách đó
thúc đẩy phát triển con người trong thời gian
ngắn hạn và dài hạn.
Như Martin Luther King, Jr. đã viết, “Tiến
bộ của lồi người khơng bao giờ đi trên những
bánh xe của sự tất yếu. Tiến bộ của lồi người
có được là nhờ những nỗ lực không mệt mỏi và
những việc làm bền bỉ… Không có sự cố gắng
đó thì bản thân thời gian cũng sẽ trở thành
một đồng minh của các thế lực gây nên sự đình
trệ của xã hội.” Ý tưởng phát triển con người
chính là một ví dụ của những nỗ lực này, được
đem lại bởi một nhóm các học giả và người
hoạt động chun mơn có tâm huyết, muốn
thay đổi cách chúng ta nhìn nhận và tư duy về
tiến bộ của xã hội.
Nhưng việc thực hiện đầy đủ các mục tiêu
phát triển con người đòi hỏi chúng ta phải tiến
xa hơn. Đặt con người ở vị trí trung tâm của
phát triển khơng phải chỉ là một bài tập trí tuệ.
Điều đó có nghĩa là làm cho tiến bộ trở nên
bình đẳng và có phạm vi rộng lớn, làm cho con
người trở thành những đối tượng tham gia tích
cực, làm nên sự thay đổi, và đảm bảo rằng các
thành tựu hiện có không phải đạt được bằng
những hy sinh của các thế hệ tương lai. Giải
quyết các thách thức này không chỉ là một việc
làm có thể - đó là một việc làm cần thiết. Và việc
làm đó đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Báo cáo Phát triển Con người Toàn cầu, Khu vực và Quốc gia
Báo cáo Phát triển Con người: Báo cáo Phát triển Con người toàn cầu được UNDP phát hành thường niên kể từ năm 1990, là các tài liệu
phân tích độc lập về mặt tri thức và căn cứ vào kinh nghiệm về các vấn đề, xu hướng, tiến bộ và chính sách phát triển. Các thơng tin liên
quan đến Báo cáo năm 2010 và các Báo cáo Phát triển Con người những năm trước đay có thể được truy cập miễn phí tại trang web
hdr.undp.org, bao gồm nguyên văn báo cáo và các bản tóm tắt bằng các ngơn ngữ chính của LHQ, tóm tắt các ý kiến đóng góp và thảo
luận, loạt Tài liệu Nghiên cứu Phát triển Con người và các bản tin về Báo cáo Phát triển Con người cũng như các tài liệu thông tin cơng
khai khác. Ngồi ra cịn có các chỉ số thống kê, các công cụ số liệu khác, bản đồ tương tác, thông tin về từng quốc gia và các thông tin
thêm liên quan đến Báo cáo Phát triển Con người.
Báo cáo Phát triển Con người của khu vực: Hơn 40 Báo cáo Phát triển Con người của từng khu vực, do các khu vực tự biên soạn, đã ra đời
trong vòng 2 thập kỷ qua với sự hỗ trợ của các văn phòng khu vực của UNDP. Với những phân tích thường có tính gợi mở và các nội
dung vận động chính sách, các báo cáo này đã xem xét các vấn đề trọng yếu như tự do của công dân và nâng cao vị thế phụ nữ ở các quốc
gia A rập, tham nhũng ở khu vực Châu Á và Thái Bình Dương, đối xử với người Roma và các dân tộc thiểu số khác ở Trung Âu và sự
phân bổ của cải không đồng đều ở Châu Mỹ La tinh và vùng Ca-ri-bê.
Báo cáo Phát triển Con người Quốc gia: Kể từ khi Báo cáo Phát triển Con người Quốc gia lần đầu tiên ra đời vào năm 1992, các Báo cáo
Phát triển Con người Quốc gia đã được xây dựng ở 140 quốc gia trên thế giới bởi các ban soạn thảo trong nước, với sự hỗ trợ của UNDP.
Các báo cáo này – bao gồm hơn 650 báo cáo đã được phát hành cho đến nay – đưa cách nhìn nhận phát triển con người vào các vấn đề
quan tâm trong chính sách của quốc gia thơng qua các cuộc thảo luận đóng góp ý kiến và nghiên cứu được thực hiện trong nước.
Các Báo cáo Phát triển Con người Quốc gia thường tập trung vào các vấn đề giới, dân tộc hay khoảng cách giữa thành thị và nông thôn,
nhằm giúp xác định những bất bình đẳng, đo lường sự tiến bộ và phát hiện sớm những dấu hiệu đe dọa ban đầu của mâu thuẫn có thể
xảy ra. Bởi vì những báo cáo này được xây dựng trên cơ sở các yêu cầu và cách nhìn nhận của quốc gia nên nhiều báo cáo đã có những tác
động to lớn đến các chính sách quốc gia, trong đó có các chiến lược thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ và các vấn đề ưu tiên
khác trong phát triển con người.
Để có thêm thơng tin về các Báo cáo Phát triển Con người Quốc gia và Khu vực, bao gồm các tài liệu tập huấn và tài liệu tham khảo có
liên quan, vui lòng truy cập hdr.undp.org/en/nhdr/.
Các Báo cáo Phát triển Con người 1990–2009
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007/2008
2009
Khái niệm và thước đo phát triển con người
Đảm bảo tài chính cho phát triển con người
Các khía cạnh toàn cầu của phát triển con người
Sự tham gia của người dân
Các khía cạnh mới của an sinh cho con người
Giới và phát triển con người
Tăng trưởng kinh tế và phát triển con người
Phát triển con người nhằm xóa đói giảm nghèo
Tiêu dùng vì phát triển con người
Tồn cầu hóa trên phương diện con người
Nhân quyền và phát triển con người
Phát huy hiệu quả của các công nghệ mới vì phát triển con người
Thực hiện sâu sắc vấn đề dân chủ trong một thế giới bị gián đoạn
Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ: một thỏa ước giữa các quốc gia nhằm chấm dứt đói nghèo
Tự do văn hóa trong thế giới đa dạng ngày nay
Hợp tác quốc tế ở ngã ba đường: Viện trợ, thương mại và an ninh trong một thế giới khơng bình đẳng
Hơn cả sự khan hiếm: Quyền lực, nghèo đói và khủng hoảng nước sạch tồn cầu
Đấu tranh chống biến đổi khí hậu: Đoàn kết toàn nhân loại trong một thế giới bị chia rẽ
Vượt qua rào cản: Khả năng lưu động và phát triển con người
Để có thêm thơng tin, vui lịng truy cập:
Báo cáo Phát triển Con người đầu tiên năm 1990 mở đầu bằng một luận điểm được trình bày rất đơn giản nhưng đã dẫn
đường cho tất cả các Báo cáo tiếp theo: “Con người là của cải thực sự của mỗi quốc gia”. Bằng việc chứng minh cho luận
điểm này qua rất nhiều số liệu có được cùng với một cách tư duy và đo lường mới về phát triển, Báo cáo Phát triển Con
người đầu tiên đã có một tác động to lớn đến các chính sách phát triển trên khắp thế giới.
Báo cáo lần thứ 20 này bao gồm phần giới thiệu với những suy nghĩ của nhà kinh tế học đã đạt giải Nô-ben Amartya
Sen – người đã từng làm việc với nhà sáng lập Báo cáo Phát triển Con người Mahbub ul Haq trong việc xây dựng các khái
niệm choBáo cáo Phát triển Con người đầu tiên, đồng thời đã đóng góp và khơi gợi các nội dung cho nhiều Báo cáo tiếp
theo.
Báo cáo năm 2010 tiếp tục phát huy truyền thống đẩy mạnh các lĩnh vực tư duy về phát triển. Lần đầu tiên kể từ năm
1990, Báo cáo đã xem xét một cách cặn kẽ giai đoạn một vài thập kỷ vừa qua, và tìm ra những xu hướng và mẫu hình
thường gây ngạc nhiên cho người đọc, qua đó đưa ra các bài học quan trọng cho tương lai. Những con đường khác
nhau dẫn đến phát triển con người cho thấy không có một cơng thức duy nhất cho tiến bộ bền vững, và những thành
tựu dài hạn ấn tượng có thể đạt được và đã đạt được ngay cả khi không có tăng trưởng kinh tế liên tục.
Nhằm phát huy tinh thần đổi mới của những người sáng lập báo cáo, Báo cáo năm nay đưa ra một phiên bản cập nhật
của HDI – Chỉ số Phát triển Con người – và trình bày các chỉ số mới có tính tiên phong:
•
Chỉ số HDI có điều chỉnh khía cạnh bất bình đẳng, chỉ số này giảm các giá trị HDI quốc gia theo mức độ bất bình
đẳng trong các tiêu chuẩn y tế và giáo dục và phân bổ thu nhập.
•
Chỉ số bất bình đẳng giới trong đó có xem xét các vấn đề sự tham gia của phụ nữ trong Chính phủ và lực lượng
lao động, cũng như các số liệu về tình trạng giáo dục và y tế, nhằm phản ảnh những bất bình đẳng giữa nam giới
và phụ nữ trong nội bộ các quốc gia và giữa các quốc gia.
•
Chỉ số nghèo đa chiều xác định những sự túng thiếu chồng chất ở cấp hộ gia đình – bao gồm y tế, giáo dục, và
điều kiện sống – và đưa ra một sự tính tốn là 1/3 dân số ở 104 quốc gia được nghiên cứu sống trong nghèo đa
chiều cùng cực.
Nhìn xa hơn năm 2010, Báo cáo này cũng xem xét các khía cạnh quan trọng của phát triển con người ngoài phạm vi
những chỉ số kể trên, từ các quyền tự do chính trị và nâng cao vị thế chính trị đến vấn đề đảm bảo bền vững và an sinh
con người – đồng thời vạch ra một chương trình hành động rộng lớn hơn cho cơng tác nghiên cứu và các chính sách
để có thể ứng phó với những thách thức đó.
Amartya Sen có viết: “Hai mươi năm sau sự kiện công bố Báo cáo Phát triển Con người đầu tiên, có rất nhiều thành tựu
đạt được cần được chúng ta chào mừng. Nhưng chúng ta cũng cần phải tỉnh táo tìm ra các cách cải thiện việc đánh giá
những yếu tố bất lợi vẫn cịn tồn tại và nhận ra – và ứng phó – với những mối đe dọa mới đối với an sinh và tự do của
loài người”.
Báo cáo lần thứ 20 này là một sự đáp lại mệnh lệnh đó về phát triển con người.