Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Nhà văn là ai? Nhà văn cần những phẩm chất nào? So sánh nhà văn và nhà báo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.58 KB, 29 trang )

Nhà văn là ai? Nhà văn cần những phẩm chất nào?
So sánh nhà văn và nhà báo.

1. NHÀ VĂN LÀ AI?
1.1. Khái niệm
Theo sách “Lý luận văn học” của Huỳnh Như Phương, trang 156 và
157, nhà văn là nơi hội tụ những phẩm chất chung của người có tri thức và
những phẩm chất riêng của người nghệ sĩ. Những phẩm chất đó gặp gỡ với
sự chọn lựa và rèn luyện tự giác mới tài bồi nên một nhà văn.
Nhà văn đích thực, trước hết, là một người suy tưởng. Ơng ta không
phải là nhà tư tưởng như một triết gia, nhưng ông ta luôn suy tư về những
vấn đề dân tộc và nhân loại, số phận cá nhân và số phận cộng đồng, về
lịng u nước và tình u con người. Tác phẩm văn học chứa đựng những
thứ tư tưởng mang tính hình tượng, đan xen với những tư tưởng chính
luận. Dưới ngịi bút của L.Tolstoi, tiểu thuyết “Chiến tranh và hịa bình”
thể hiện tư tưởng về đạo đức và sức mạnh của nhân dân, còn tiểu thuyết
“Anna Karenina” thể hiện tư tưởng về vai trị của gia đình và hạnh phúc cá
nhân. Từ xưa đến nay, tác phẩm lớn bao giờ cũng có tầm cao về tư tưởng.
Văn học ln có mối quan hệ với triết học, với lịch sử tư tưởng là vì vậy.
Những nhà văn lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du ở Việt Nam, F.
Dostoievski ở Nga, J. Goethe ở Đức, A.Camus ở Pháp…vv, đều là những
nhà tư tưởng theo nghĩa rộng của từ này. Nhà văn lớn cũng như nhà tư
tưởng, là người rung chuông cảnh báo cho xã hội, người đánh thức thiên
hạ đang ngủ say.


Nhà văn đích thực cũng là một nhà văn hóa, am hiểu sâu sắc văn hóa của
dân tộc mình và là đại diện ưu tú của nền văn hóa đó. Tác phẩm văn học, ở
mức độ đậm nhạt khác nhau, chứa đựng những bức tranh văn hóa: đạo
đức, phong tục, tập quán, nếp nghĩ, nếp sống của một cộng đồng dân tộc,
một tộc người trong một giai đoạn nhất định.


Nhà văn là người góp phần bảo tồn khn mặt tinh thần của giới trí
thức một dân tộc. Qua những gì nhà văn viết ra cũng như cách nhà văn
ứng xử các mối quan hệ, có thể nhìn thấy phẩm chất và lương tri của tầng
lớp tri thức, nội lực và tầm văn hóa của một dân tộc. Trong những hồn
cảnh cực đoan của đời sống, khơng chỉ những gì các nhà văn viết ra mà
ngay cả những gì họ khơng viết ra cũng góp phần cắt nghĩa phẩm chất tri
thức của họ.
2. PHẨM CHẤT NHÀ VĂN
2.1. PHẨM CHẤT TRI THỨC
2.1.1. Trí tuệ sắc sảo - trí nhớ tốt
Cảm hứng là sức mạnh nâng hiệu suất sáng tác lên một mức độ cực kỳ
cao. Gogol viết: “...Ngọn gió thuận chiều thổi đến cảm hứng chúng ta, và
cái tưởng đâu làm trong nhiều năm thì nay được thực hiện đơi khi chỉ
trong phút chốc”. Tuy vậy, cảm hứng dù có mãnh liệt đến đâu, nếu khơng
có sự kiểm sốt của lí trí, nếu chỉ có cảm hứng khơng thơi thì nhiều khi
cảm hứng sẽ đẩy nhà văn xuống vực thẳm. Trong sáng tác, ý thức - lí trí
giữ vai trị chủ đạo là kiểm tra nghiêm ngặt cảm hứng. G.Sand khẳng định:
“Sôi sục là tốt, nhưng ý thức của người nghệ sĩ nhất thiết phải xét duyệt
một cách thanh thản những hình ảnh quyến rũ, sự mơ mộng tự do và đơn
chiếc trước khi truyền báo những hình ảnh ấy cho mọi người”. Nhà văn


nào có trí tuệ tinh nhạy, sáng suốt năng động nhà văn đó sẽ phát hiện
nhanh chóng và đúng đắn bản chất cuộc sống.
Ngồi ra anh ta cịn cần có trí nhớ tốt. Nó cần thiết cho tất cả mọi người
và là phẩm chất quan trọng cho những người hoạt động trên lĩnh vực tinh
thần nói chung: các nhà khoa học và nghệ thuật. Nhưng nếu như đối với
các nhà khoa học có trí nhớ tốt là người có khả năng ghi giữ lâu bền những
số liệu, những kết luận, những cơng thức định lí, định luật v.v… nói chung
là những tri thức khái quát trừu tượng thì đối với nhà văn, trí nhớ tốt là khả

năng ghi giữ lâu bền những ấn tượng, những hình ảnh, những chi tiết,
những hiện thực đời sống do mình đã đi qua. Trí nhớ của nhà văn là một
cái kho chứa giữ những ấn tượng về thế giới của anh ta, đó là kho vật liệu
để từ đó nhà văn cơ cấu nên tác phẩm nghệ thuật. Những nhà văn lớn
thường là những nhà văn có trí nhớ tốt. Balzac nhớ rõ họ tên 2000 nhân
vật do ơng sáng tác và hình dung được một cách rõ ràng  đậm nét những
sự vật và con người như đang chứng kiến. Xtandal đã tự nhận: “…Chỉ nhớ
lại mà thôi, tôi viết dễ dàng và thoải mái.” Nekrascov có một trí nhớ rất kỳ
lạ. Ơng ghi lại cả một câu chuyện chỉ bằng một từ thôi và dựa vào từ ấy
ông nhớ lại câu chuyện suốt đời. Pautovski khẳng định: “Một trong những
điều kiện của việc làm văn là trí nhớ tốt”.
2.1.2. Lập trường chính trị vững vàng
Tiếp theo nhà văn muốn viết ra những áng văn mẫu mực, truyền tải được
những tư tưởng tình cảm nhân văn thì đầu tiên người viết hay chính nhà
văn phải trang bị cho mình một lập trường tư tưởng chính trị vững vàng. 
Nghĩa là, thế giới quan thống nhất với sáng tác, quyết định sáng tác. Tài
năng gắn rất chặt với lập trường tư tưởng. Nhà văn sáng tác phải có vốn
hiểu biết về chính trị, thời đại của đất nước cũng như xã hội từ đó cho ra


đời những tác phẩm thấm đẫm tư tưởng màu sắc của dân tộc nói riêng về
thế giới nói chung mang ý nghĩa thiết thực to lớn.
Trong lịch sử văn chương nhân loại, những nhà văn lớn đồng thời cũng
là những nhà nhân đạo lớn. Thành công trong sáng tác Balzac, Tolstoi,
Nguyễn Du là thành quả của chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa dân chủ, thái
độ phê phán xã hội thối nát.
Gorky đã từng nhấn mạnh: “Nghệ sĩ là người xướng lệnh của giai cấp
mình, là tiếng kèn chiến đấu và ngọn kiếm đầu tiên của giai cấp, nghệ sĩ
bao giờ cũng luôn luôn thèm khát tự do, trong cái tự do này có cái đẹp và
sự thật. Và nghệ sĩ là một đại giác quan của đất nước mình, là tai, là mắt,

là tim của nó, nghệ sĩ là tiếng nói của thời đại mình".
Ðồng chí Phạm Văn Ðồng đã xem chính trị tư tưởng là linh hồn của
người nghệ sĩ: “Vốn chính trị tư tưởng là linh hồn của người nghệ sĩ trong
thời đại chúng ta”.
Người nghệ sĩ xã hội chủ nghĩa xem việc chăm lo trau dồi phẩm chất
chính trị, và nắm vững đường lối Ðảng là cơng việc thường xuyên là một
thứ vốn quan trọng quyết định sự thành bại của mình.
 2.1.3. Sự hiểu biết cuộc sống  
Nhà văn cần thiết phải am hiểu cuộc sống, phải có một vốn sống đa
dạng, phong phú sâu sắc và đúng đắn. Sự hiểu biết rộng là cần thiết cho
mọi người và cho cả những nhà chuyên môn. Bởi chuyên môn văn chương
đối tượng của anh ta là thế giới hiện thực, là con người nên đối với anh ta
hiểu biết rộng là yêu cầu bắt buộc.
Muốn có sáng tác tốt, thì sự hiểu biết đó phải đúng đắn. Nhưng sự hiểu
biết đúng đắn chỉ có thể gắn với một thế giới quan đúng đắn. Ở đây vốn


chính trị và vốn sống gắn chặt với nhau. Ngồi hiểu biết đúng đắn, người
ta phải có một tri thức đa dạng, phong phú và sâu sắc về cuộc sống.
Lê Q Ðơn viết: “Trong bụng khơng có 3 vạn quyển sách, trong mắt
khơng có núi sơng kỳ lạ thì khơng thể làm văn được”. Ðiều làm cho họ
đặc biệt nổi là ở chỗ hầu hết họ đều hồ mình vào phong trào của thời đại
họ, vào cuộc đấu tranh thực tế, họ tham gia chính đáng, tham gia chiến
đấu, người thì dùng lời nói về cây bút, người thì chỉ dùng kiếm, thường là
dùng cả hai”.
    Tham gia tích cực vào cuộc sống, nhà văn có thể là nhà hoạt động xã
hội, nhà chính trị và chiến sĩ ngồi mặt trận. Chính các nhà văn lớn thường
là những người đã từng nếm trải. Họ đấu tranh chống cường quyền bạo
lực, chống áp bức, bất công. Các nhà văn Nga thế kỷ XIX như Puskin,
Lermontov, Nekrasov, Saltukov - Shedrin, L.Tolstoi đã tham gia vào cuộc

sống đấu tranh chống chế độ nông nô đến mức phải chịu tù đày khổ sai.
Và ta, có thể nói các thế hệ nhà văn, nhà thơ cách mạng đều trực tiếp
lăn lộn với cuộc sống, sản xuất và chiến đấu mới có những tác phẩm ưu tú.
Một loạt bài thơ của Phạm Tiến Duật được hâm mộ ra đời dọc trường sơn,
các tác phẩm của Nguyễn Thi hầu hết ra đời ở chiến trường Nam bộ…vv.
 Ngoài trực tiếp tham gia cuộc sống nhà văn phải đi nhiều, qua các cuộc
du lịch để hiểu, nhận thức thế giới một cách đầy đủ và toàn diện. Tchekhov
đã khuyên Telechov rằng anh hãy đi đâu thật xa, đi một nghìn dặm, biết
bao nhiêu điều anh sẽ thấy, biết bao nhiêu truyện ngắn anh sẽ có thể đưa
về. Anh sẽ trông thấy cuộc sống nhân dân, anh sẽ ngủ đêm trong những
túp lều, trong những trạm bưu vụ hẻo lánh. Có điều khi đi tàu hỏa, anh
nhất thiết phải lấy vé hạng ba, ngồi cùng với nhân dân bình thường, nếu
khơng anh sẽ chẳng nghe thấy một điều gì thú vị đâu. Nếu muốn thành nhà


văn, ngày mai anh hãy lấy vé đi Nijni, rồi từ đấy đi dọc theo sơng Volga,
sơng Kama. Chính Tchekhov đã thực hiện chuyến đi gian khổ nhất thời
bấy giờ là xuyên qua Xiberi rồi tới đảo Xakhaline (năm 1890). Kết quả của
chuyến đi là thế giới quan của ông đã thay đổi. Ý nghĩa của các chuyến đi
là đưa nhà văn đến tắm mình trong thế giới hiện thực, làm phong phú thêm
kinh nghiệm sống.
2.1.4. Trí thức văn hóa dồi dào  
Tác phẩm văn chương là cuốn sách giáo khoa về đời sống. Vì vậy, nhà
văn cần phải có vốn văn hóa tồn diện và sâu sắc. Mọi tri thức về khoa học
tự nhiên và khoa học xã hội là điều cần thiết cho nhà văn. Các nhà văn
thiên tài luôn luôn cố gắng chiếm lĩnh những đỉnh cao của văn hóa. Ðó là
con đường làm phong phú tài năng của mình.
Tri thức về khoa học tự nhiên đã giúp Goethe thành công trong Faust
(Những đoạn bàn về triết học và khoa học ), trí thức hóa học, cổ sinh vật
học là những ham thích Balzac và đã có ảnh hưởng mạnh đến việc hình

thành chủ đề sáng tác tấn trị đời, Zola viết tiểu thuyết thực nghiệm Gia
đình Rugong - Macca đã dựa vào di truyền học.
Trí thức văn hóa nói chung cần cho nhà văn là vơ cùng phong phú, khó
có thể nói hết. Một nhà văn mà hạn chế về trí thức văn hóa thì khó có thể
là văn ưu tú được.
2.2. PHẨM CHẤT NGHỆ SĨ
2.2.1. Sự mẫn cảm đặc biệt  
Tư chất đầu tiên và cơ bản địi hỏi phải có ở người sáng tác là một tâm
hồn giàu xúc động, tính xúc động mãnh liệt. Tình cảm là biểu hiện tâm lí
của con người nói chung. Ðã là người ai cũng có những yêu, ghét, hờn


giận, vui buồn...vv, nhưng ở người nghệ sĩ điều này trở nên đặc biệt, dễ
xúc động, dễ nhạy cảm.
Khi định nghĩa về thơ, Bạch Cư Dị viết: “Căn tình, miêu ngôn, hoa
thanh, thực nghĩa.” Xem thơ là một cây sống mà gốc là tình cảm, Bạch Cư
Dị đã coi vấn đề cơ bản, gốc của văn chương là tình cảm. Ðồng chí Lê
Duẩn xem tình cảm trong nghệ thuật là quy luật là bản chất: “Thường
thường triết học giải quyết vấn đề lí trí, nghệ thuật xây dựng tình cảm.”
Nói đến nghệ thuật là nói đến quy luật riêng của tình cảm.
Tình cảm là quy luật là bản chất của văn chương phải được hiểu theo
hai nghĩa. Trước hết là tình cảm nồng cháy của nhà văn trước hiện thực
đời sống, thứ đến là tác phẩm rực cháy tình cảm đó của nhà văn đốt cháy
lên tình cảm trong bạn đọc. Vấn đề này L.Tolstoi viết: “Khi người xem,
người nghe cũng được lây truyền một thứ tình cảm mà người viết đã cảm
thấy thì nó chính là nghệ thuật.”
Như thế muốn có nghệ thuật trước hết người sáng tác phải có tình cảm
nồng nàn, cảm xúc mãnh liệt. Sóng Hồng viết: “Người làm thơ phải có
tình cảm mãnh liệt thể hiện sự nồng cháy trong lòng.”
Nhiều nhà văn, nhà thơ đã khẳng định sự thiết yếu của tình cảm mãnh

liệt và nồng cháy của mình trước cuộc sống và trong sáng tác. Tố Hữu
viết: “Mỗi khi có cái gì nghĩ ngơi chứa chất trong lịng khơng nói ra khơng
chịu được thì tơi cảm thấy cần làm thơ.”
Nekrasov, nhà dân chủ cách mạng Nga thế kỷ XIX viết: “Nếu những nỗi
khổ đã từ lâu bị kìm chế, nay sơi sục và dâng lên trong lịng thì tơi viết”.
Tơ Hồi đã tâm sự về nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thành công của


truyện Tây Bắc là: “Ðất nước và con người miền tây đã để thương để nhớ
cho tơi nhiều q.”
 2.2.2. Ĩc quan sát tinh tế 
Tình cảm là nguyên nhân quan trọng tạo nên tác phẩm văn chương của
người nghệ sĩ. Muốn có được tình cảm đó nhà văn khơng thể khơng là
nhân chứng của cuộc sống, nhà văn không thể không có bộ máy cảm quan
tinh tế. Ðặc điểm của sự nảy sinh tình cảm ở con người là do tiếp xúc trực
tiếp với những hiện tượng cụ thể của đời sống và đặc trưng của hình tượng
nghệ thuật là tính cá biệt cụ thể cảm tính (chứ khơng phải là tính trừu
tượng). Bởi vậy, nhà văn phải có tài năng quan sát tường tận mọi ngóc
ngách, mọi hiện tượng cuộc sống, nhiều lúc là những chi tiết tưởng như là
vụn vặt có khi lọt khỏi tầm mắt của con người bàng quan, thậm chí là con
người bình thường.
Quan sát chính là quá trình thu thập tài liệu để xây dựng hình tượng.
Hình tượng nghệ thuật, máu thịt của nó là chất liệu cuộc sống. Vậy nên,
nếu khơng có q trình thu thập tài liệu thì nhà văn sẽ khơng có chất sống
để xây dựng hình tượng. Do đó, quan sát cuộc sống, tiếp xúc với cuộc
sống, thu lượm những ấn tượng về đời sống là điều khao khát của nhà văn
và cũng là nguyên nhân thành công của nhà văn.
Gogol đã từng nói: “Tơi cần sờ mó một cách thật sự và đều nói đến chốn
chứ khơng phải nhìn nó trong khi khiêu vũ hay đi dạo”. Quan sát và thu
thập tài liệu, nhưng không phải thụ động trước tài liệu. Ngược lại, nhà văn

chủ động tìm kiếm tài liệu cần thiết đối với mình về cuộc sống, chọn lọc từ
hàng hà sa số các sự việc những cái vững chắc, tiêu biểu, điển hình. Như
vậy, óc quan sát của nhà văn khác con người bình thường là ở chỗ tìm ra
được sự kiện, những sự việc, những con người, những chi tiết có ý nghĩa lí


thú, khái quát. Dovgienko đã phát biểu về điều này một cách lí thú: “Hai
người cùng nhìn xuống, một người chỉ nhìn thấy vũng nước, người kia lại
thấy được những vì sao”.
Ðối tượng quan sát của nhà văn khơng chỉ là hiện thực khách quan bên
ngồi nhà văn, mà có một phương diện khơng kém phần quan trọng là
chính bản thân nhà văn. Ðể có cơ sở cho sự quan sát hiện thực bên ngoài,
trước hết nhà văn phải tự quan sát bản thân mình, là sự thể hiện mình. Thơ
trữ tình, văn tự truyện là nơi bộc lộ tự quan sát của người sáng tác rõ nhất
nhưng yếu tố tự truyện còn bộc lộ khá rõ trong phương pháp sáng tác của
nhà văn. Ví dụ, Dickens với Ðêvit Copơphin, Rousseau khẳng định nhân
vật của ông là bản sao của chính đời ơng và Ibsen khẳng định: “Sáng tác,
có nghĩa là tiến hành một cuộc xét xử không giả dối về chính mình”.
Tự quan sát là tự phân tích, mổ xẻ mình đồng thời đây là con đường tự
mình đến với người, từ tự quan sát đến quan sát, từ cây mà thấy rừng.
Muốn hiểu người khác, trước hết phải hiểu mình, từ chỗ hiểu mình mà nhà
văn đi đến hiểu người.
2.2.3. Trí tưởng tượng sáng tạo  
Trí tưởng tượng sáng tạo là dấu hiệu quan trọng nhất của tài ba nghệ
thuật, là một trong những sức mạnh chủ yếu của quá trình sáng tạo.
Mặc dầu vậy, năng lực tưởng tượng không phải là vương quốc riêng của
người nghệ sĩ. Năng lực tưởng tượng tồn tại trong mọi con người. Theo
Lenine thì tưởng tượng là phẩm chất có giá trị vĩ đại nhất. Trong bút ký
triết học, Lenine viết: “Trong sự khái quát dù dơn giản nhất, trong một ý
niệm dù sơ đẳng nhất cũng đều có một mẫu nhất định của trí tưởng



tượng”. Như thế, trí tưởng tượng sáng tạo tồn tại trong mỗi con người từ
người bình thường cho đến nhà khoa học. 
Tưởng tượng là ước đoán, là mơ ước, là đốn định, là vượt lên phía
trước, khơng có tưởng tượng con người ta khơng sáng tạo ra được gì hết,
và do đó, con người ta sẽ khơng tồn tại và phát triển được. Viatsexlap
siskov viết: “Nếu khơng có tưởng tượng thì khơng có nghệ thuật.”
Khơng có tưởng tượng thì khơng thể xây dựng được hình tượng. Từ
dịng thác của những cảm xúc những điều quan sát về hiện thực, trí tưởng
tượng vẽ nên những hình tượng có tính sáng tạo của hư cấu. Nhờ trí tưởng
tượng sáng tạo mà hình tượng nghệ thuật hư cấu trở nên đúng hơn và trung
thực hơn cả sự thật cuộc sống.
Nếu khơng có trí tưởng tượng, nghệ thuật sẽ trở thành sao chép tự
nhiên, sao chép cuộc sống một cách máy móc vụn vặt, hời hợt là tẻ nhạt,
chụp ảnh những biểu hiện bề ngoài của hiện thực. Flaubert thực hiện
những cuộc du lịch vịng quanh trái đất mà vẫn khơng bước ra khỏi căn
phịng của mình và để xây dựng các kế hoạch - nghĩ ra các cảnh tưởng
bằng cách làm cho tâm hồn chìm đắm vào tưởng tượng.
Balzac tưởng tượng về những người dưới đáy xã hội đến mức: “Cảm
thấy trên lưng mình có những quần áo rách nát, cịn dưới chân thì có
những đơi giày há mõm, thủng lỗ của những con người nghèo đói mà tác
giả đang viết về họ”.
2.2.4. Cảm hứng sáng tạo 
Bằng những tình cảm mãnh liệt trước những điều quan sát được từ cuộc
sống và trí tưởng tượng thì nhà văn trong quá trình sáng tác thường có sự


căng thẳng tối đa của ý chí, sự trào dâng của mọi năng lực sáng tạo. Trạng
thái sẵn sàng tạo lớn nhất này của nhà văn được gọi là cảm hứng.

Trong những giờ phút có cảm hứng, q trình sáng tạo của nhà văn diễn
ra với cường độ mạnh nhất và hiệu quả cao nhất. Chaikovski nói về trạng
thái của mình khi cảm hứng đến: “Người ta quên hết mọi thứ, người ta như
hóa điên, người ta như hóa điên, tất cả ở bên trong đều rung chuyển, chưa
kịp bắt đầu ghi phác thì ý này sẽ chuyển sang ý khác”.
Balzac cũng tự nhận rằng : “Chưa bao giờ dòng thác lại cuốn tơi đi một
cách nhanh chóng như vậy”. Puskin viết: “Các dịng thơ cứ vang lên, tn
ra”. Lermontov nói: “Các vần thơ cứ nhịp nhàng đến, chẳng khác nào các
làn sống cứ kế tiếp nhau”. Nguyễn Công Hoan, viết “Bước đường cùng”
trong một tuần lễ, nhưng Xuân Diệu, có lúc viết một câu thơ đến 20 năm.
Như vậy, cảm hứng không phải là một trạng thái thường trực trong con
người nghệ sĩ mà chỉ xuất hiện ở những thời điểm nhất định cần phải nắm
bắt.
Nekrasov kêu gọi: “Hỡi nàng thơ, hãy đem đến cho ta thần hứng”. Cảm
hứng thường đến đột ngột, khiến cho người ta tưởng thần hứng xâm nhập,
nhưng thực chất nó là một hành động của tư duy. Thực chất, cảm hứng chỉ
là sự kết tinh của q trình tích lũy, q trình chuẩn bị, là quá trình làm
việc căng thẳng của tư duy và óc tưởng tượng.
2.2.5. Cá tính độc đáo
Trong khoa học, cá tính của nhà khoa học khơng có mặt trong các cơng
thức, định lí định luật. Ngược lại, trong nghệ thuật, qua tác phẩm mà người
ta nhận ra bộ mặt tác giả. Nghệ thuật yêu cầu người nghệ sĩ phải có cá tính


sáng tạo, phải có khn mặt sáng tạo, có tiếng nói, giọng nói riêng. Ðó là
bản lĩnh sáng tạo hay bản sắc sáng tác của nghệ sĩ.
Bản sắc, cá tính sáng tạo là một tư chất vô cùng quan trọng, quan trọng
tới mức nó là tiêu chuẩn về sự sống cịn của nghệ sĩ. Vì vậy, các nghệ sĩ
phải khẳng định và tìm cho được đặc sắc của mình.
Trên đây là một số tư chất quan trọng của người nghệ sĩ song chưa phải

là tất cả. Mặt khác các tư chất của một người nghệ sĩ không bao giờ tồn tại
độc lập, tách rời mà tồn tại một cách hữu cơ, xuyên thấm bổ sung và chi
phối lẫn nhau. Hơn nữa, mức độ phát triển các tư chất đó ở từng nhà văn là
khơng đồng đều, thậm chí có những nhà văn lớn có tư chất kém phát triển
chẳng hạn như trí nhớ.
Những tư chất trên đây là cơ sở quan trọng để nhà văn sáng tác tốt. Có
thể coi đó như là năng khiếu. Nhưng năng khiếu và tài năng không phải là
một. Từ năng khiếu đến tài năng là cả một con đường đầy gian lao và thử
thách của nhà văn. Nghĩa là có một năng khiếu bẩm sinh, nhà văn đồng
thời phải có một nổ lực rèn luyện, trau dồi, khổ cơng mới có thành tựu vẽ
vang trong nghệ thuật.
2.3. PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC
Như vậy trí thức và tài năng nghệ thuật nói chung sẽ chắp cánh cho nhà
văn. Nhưng để trở thành một nhà văn có tầm thì khơng chỉ dừng lại ở việc
anh ta có tài năng có trí tuệ mà quan trọng hơn cả là cái "tâm" của người
viết. Như đại thi hào Nguyễn Du đã viết: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ
tài”. Hay lãnh tụ Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định: “Có tài mà khơng có
đức thì cũng chỉ là kẻ vơ dụng”.


Điều thiết yếu nhất của một nhà văn không chỉ tài năng trí tuệ mà chính
là đạo đức, nhân cách của anh ta. Trong từng áng văn của anh phải được
dấy lên thành tình cảm, thành cảm hứng, thành máu thịt của tâm hồn tư
tưởng của anh ta.
Đạo đức thì mỗi người đều cần rèn luyện và tu bổ và là phẩm chất cần
có ở mỗi người. Đối với nhà văn muốn viết ra những áng văn thấm đẫm tư
tưởng nhân văn, lịng nhân đạo sâu sắc thì càng cần một tấm lịng bao
dung với đời với người để có thể tha thứ cho lỗi lầm của nhân vật. Hay đó
chính là lòng trắc ẩn biết đau trước cuộc đời, trước nhân vật, biết yêu
thương và trân quý họ. Để rồi rung động đau thương mà cho ra đời những

tác phẩm giàu lòng nhân đạo và với nội dung đầy nhân văn. 
Nhà thơ Huy Cận viết: “Muốn làm thơ hay phải có khiếu thơ”. “Có
khiếu thơ chưa đủ, phải thấu hiểu cuộc đời, cảm thông với tạo vật”, Phạm
Quang Trung nhấn mạnh, “có vậy cảm xúc thơ mới sâu đậm được” (Tạp
chí Văn học số 10/1996). 
  Cứ hình dung xem nếu thiếu cảm thơng, tình cảm thì sự tình sẽ ra sao?
Khơng thể có một mẩu tưởng tượng nếu anh khơng nhập cuộc, nhập thân.
Cũng khơng thể có chút ít rung động nào nếu anh không “thương người
như thể thương thân”, và có có cịn một chút nhân đạo nào trong tác
phẩm. 
Con người sinh ra văn chương có duyên cớ riêng, ấy là để tạo ra mối
giao hòa giữa con người với con người, giữa con người với đất trời, cây
cỏ. Không có hoặc thiếu đi mối giao hồ này thì khơng thể mường tượng
nổi con người sẽ ra sao nữa. Mất cảm thơng, mất đi tình u thương, mất
đi lương tri thì làm sao có thể cầm bút viết ra những áng văn cho đời.
Cộng đồng từ đơn vị nhỏ là một gia đình đến đơn vị lớn hơn là một tộc


người đều khơng có cơ sở để tồn tại. Vậy nên, vai trò của tấm lòng nhà
văn, của đạo đức lớn lắm!

3. NHÀ BÁO LÀ AI?
3.1. Khái niệm
Nhà báo là thuật ngữ với khá nhiều cách hiểu khác nhau:
+ Theo từ điển Oxford Dictionary, nhà báo tiếng Anh là “journalist”- là
người thu thập, xử lý thông tin về sự kiện nào đó, trực tiếp viết hoặc biên
tập tin tức cho tạp chí, đài phát thanh, truyền hình…vv.
+ Hay một khái niệm khác là “correspondent”- danh từ chỉ phóng viên
thường trú, chuyên sâu một lĩnh vực nhất định hay phóng viên cung cấp
thơng tin, bàn luận quan điểm đại diện một tịa soạn.

+ Ngồi ra, cịn có một thuật ngữ nữa chỉ nhà báo là “reporter”- những
người tường thuật, thu thập tin tức cho một tịa báo, đài phát thanh, đài
truyền hình. Là người đọc tin tức, làm phóng sự, tường thuật thời sự trực
tiếp.
Như vậy, nhà báo hay còn gọi là ký giả, được hiểu là những người tham
gia vào quá trình thu thập, xử lý, truyền tải thơng tin cho cơng chúng.
Người làm cơng tác báo chí chun nghiệp như: phóng viên (viết hoặc
ảnh), biên tập viên, thư ký tịa soạn, tổng biên tập, phó tổng biên tập, các
ban thứ trưởng nghiệp vụ báo chí...vv, là người chuyên đi thu thập các vấn
đề nóng bỏng trong mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục quốc
phịng an ninh…vv trong nước và quốc tế, để kịp thời đưa các thơng tin đó
đến cho mọi người dân.


3.2. PHẨM CHẤT NHÀ BÁO
Nếu nói về các phẩm chất của một nhà báo cần phải có thì khái niệm
“phẩm chất” mang một nghĩa rất rộng, và có thể hiểu theo rất nhiều cách
khác nhau. Và “phẩm chất” theo cách hiểu đơn giản ở đây được tập trung
vào ba khía cạnh chủ yếu đó là: phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức và
phẩm chất lối sống của một nhà báo.
Tuy nói là một nhà báo cần có ba phẩm chất cốt yếu như đã nói ở trên,
nhưng trên thực tế thì phẩm chất đạo đức và phẩm chất lối sống luôn luôn
song hành cùng nhau, bổ sung cho nhau không thể tách rời nhau. Nếu
thiếu một trong hai phẩm chất ấy thể không thể trở thành một nhà báo
chân chính và trung thực, khách quan được. Để hiểu rõ hơn những phẩm
chất cốt yếu đó của một người nhà báo trước tiên là phải có:
3.2.1. Phẩm chất chính trị vững vàng
- Bởi vì nếu một người nhà báo mà khơng có phẩm chất chính trị vững
vàng thì cũng là vơ dụng.
- Báo chí cách mạng địi hỏi phải có một đội ngũ nhà báo thật sự là

những chiến sĩ cách mạng, trung thành với chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng, phải có bản lĩnh chính trị
vững vàng, chẳng những khơng gây hoang mang dao động, không chịu
ảnh hưởng của những luận điệu sai trái, mà phải có ý thức tấn cơng quyết
liệt, tránh những điều sai, trái với sự thật, đồng thời cũng phải tấn công với
những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của bản thân mình.


- Chính vì vậy, mà khi một nhà báo có tư tưởng chưa thông, chưa thật sự
sáng suốt, quan điểm chưa vững vàng thì khơng thể nào sản sinh ra được
những tác phẩm có tính sản sinh cao và có sức thuyết phục lớn.
- Do đó mà một trong những phẩm chất quan trọng mà một người nhà
báo cần phải có đó là “phẩm chất chính trị”.
3.2.2. Phẩm chất đạo đức
- Thể hiện ở tính khách quan, cơng tâm, trung thực trước những sự vật,
hiện tượng mà nhà báo thông tin, phản ánh.
- Nhà báo với tư cách là người sản xuất, truyền tải thông tin đến cộng
đồng, sẽ tác động trực tiếp đến tư tưởng, tình cảm, quan niệm đạo đức, giá
trị tinh thần,... của nhân dân. Vì thế, người làm báo buộc phải có trách
nhiệm đối với những sản phẩm báo chí của mình, cần thể hiện thái độ
trung lập khách quan, công tâm, tránh trường hợp tô hồng hoặc bôi đen sự
việc. Làm sao để công chúng được tiếp nhận thông tin một cách đúng đắn,
hiệu quả và đầy đủ nhất có thể.
- Bên cạnh đó, “phẩm chất đạo đức” cũng đòi hỏi nhà báo cần biết chọn
lọc thông tin để phản ánh đúng bản chất sự việc. Nhưng đồng thời phải cân
nhắc tới hiệu quả chính trị - xã hội, đặt lợi ích chung lên hàng đầu, khơng
giật tít, câu khách rẻ tiền, nội dung mơ hồ và quan trọng nhất là khơng
được để lộ bí mật quốc gia.
- Những vấn đề tiêu cực trong xã hội ngày nay thì mn hình vạn trạng,
tham nhũng hối lộ, suy đồi đạo đức lối sống,... Người làm báo phải tỉnh

táo, giữ thái độ cảnh giác, quyết liệt, không để bị lợi dụng, chủ động tấn
công, lột trần những xấu xa đang ẩn mình, đặc biệt là âm mưu của các thế


lực thù địch chống phá nhà nước. Các bài viết phê phán phải thuyết phục,
có đầy đủ cơ sở lý luận - thực tiễn, tránh tình trạng giật tít, chủ quan, nói
quá.
- Tóm lại, mỗi nhà báo cần phải phản ánh thông tin chân thực, khách
quan, nhưng không được trần trụi, thơ tục, giả dối. Phải đặt lợi ích quốc
gia lợi ích dân tộc lên trên hết, dùng ngịi bút để đấu tranh, góp phần xây
dựng, bảo vệ tổ quốc, nối kết tình hữu nghị với bạn bè quốc tế.
3.2.3. Phẩm chất lối sống
- Phẩm chất lối sống hay nói cách khác là những yêu cầu về lối sống của
nhà báo: vì nhân dân, gắn liền với nhân dân.
- Nhà báo phải có tư chất lối sống riêng, cụ thể hơn nghĩa là mỗi nhà báo
cần lăn xả với cuộc sống, thâm nhập vào quần chúng, hịa mình sống trong
nhân dân, chịu khó chịu khổ, hy sinh để đem lại những tác phẩm báo giá
trị.
- Công cuộc đổi mới hôm nay sản sinh ra biết bao khía cạnh tốt đẹp,
những gương điển hình tiên tiến, song hành cùng với đó cũng tồn tại
khơng ít các mặt tối tăm, tiêu cực. Vì thế mới có những nhà báo theo dõi,
tiếp cận, xem xét, đấu tranh vì vấn đề mơi trường cấp thiết, vì quyền bình
đẳng giới, vì trẻ em nghèo, khuyết tật, bị ngược đãi, hay những số phận bất
hạnh, éo le.
- Để hịa mình vào quần chúng, nhằm lột tả các khía cạnh xã hội khác
nhau, thì tất nhiên, nhà báo phải có lối sống giản dị, tiết kiệm, gần gũi hịa
đồng. Xa hoa, lãng phí, kiêu ngạo chỉ làm nhà báo tự tách mình ra khỏi


nhân dân, khỏi cộng đồng mà thôi, và như vậy thì sản phẩm báo chí của họ

cũng dễ hướng đi lệch lạc, sai lầm.
- Thực tế cho thấy, các tác phẩm báo chí hay, giá trị đều là đứa con tinh
thần của những nhà báo lăn xả trong đời sống và có trách nhiệm với câu
chữ mình viết ra. Và ngược lại, sự hời hợt, vô trách nhiệm không thể nào
tạo ra những tác phẩm báo chí giá trị được.
4. SO SÁNH NHÀ VĂN VÀ NHÀ BÁO
4.1. Điểm giống
Nhà văn và nhà báo đều là những người cùng làm nghề cầm bút, cùng
sống, cùng khổ với ngòi bút. Họ là những người thuộc tầng lớp tri thức, là
kẻ sĩ mà kẻ sĩ thì sống trong lịng người dân, cầm nắm thế đạo nhân tâm, là
khuôn vàng thước ngọc của sự mẫu mực, là người âm thầm lãnh đạo của
cả một mặt trận văn hóa, góp phần ảnh hưởng khơng nhỏ đến xã hội. Vì
vậy nhà văn và nhà báo từ xưa đến nay là nghề được tôn trọng, đánh giá
cao trong xã hội. Từ những điểm giống nhau như vậy đòi hỏi họ cũng một
phần nào tương tự về mặt tri thức được tích lũy cũng như những phẩm
chất cần có.
Về tri thức: nhà văn hay là nhà báo cũng đều phải am hiểu một cách sâu
sắc văn hóa của dân tộc mình và là đại diện ưu tú cho nền văn hóa đó góp
phần bảo tồn khn mặt tinh thần của giới tri thức. Tuy được tiếp nhận
những kiến thức chuyên ngành, những kỹ năng nghiệp vụ khác nhau
nhưng họ đa phần đều có tư duy nhạy bén và tư tưởng chính trị vững vàng
để ln có cái nhìn khách quan trong mọi trường hợp.
Về phẩm chất: Nhà văn và nhà báo đều là những người luôn suy tư, trăn
trở về vấn đề dân tộc và nhân loại, số phận cá nhân và số phận cộng


đồng… và họ đều sử dụng văn chương để truyền tải thông điệp đến đọc
giả, tuy qua nhiều phương thức trực tiếp hay gián tiếp nhưng họ đều muốn
hướng đến một mục đích là nâng cao văn hóa và nhận thức của đọc giả.
Cả hai đều có phẩm chất nghệ sĩ, đều là những người có phẩm chất đáng

quý đó là đạo đức, nhà văn và nhà báo chân chính thì họ khơng chỉ có cái
tài mà cịn phải có đạo đức, có tình người có cái tâm với nghề và một nhân
phẩm cao đẹp, dù cho xã hội như thế nào đi nữa vẫn giữ vững lập trường
của mình.
4.2. Điểm khác
Cùng viết về sự thật, cùng phải tôn trọng sự thật nhưng văn phong báo
chí và tác phẩm văn chương có khác nhau:
Trước hết nhà báo là phải bám sát sự kiện. Văn báo chí ln phải ưu tiên
nói tới sự kiện. Dù bài báo có thể giải thích một sự kiện hoặc đơi khi bày
tỏ chính kiến trước sự kiện đó. Nhưng yêu cầu trước hết là phải phản ánh
trung thực, chính xác sự kiện.
Bài báo phải có tính thời sự, phổ biến kịp thời mọi thơng tin. Nhà văn
cũng viết về thời sự, nhưng câu chuyện, chủ đề…vv, có tính lâu dài hơn,
thời sự chậm hơn, khơng cần bám sát sự kiện, chỉ cần nắm được cốt lõi
của vấn đề, có thể hư cấu và giả thiết, để câu chuyện thêm phần hấp dẫn,
để xây dựng bài của mình.
Kế đến là tính chất giáo dục, sư phạm. Nhà báo khi cầm bút đưa tin hoặc
viết bài phải hình dung được phản ứng của người đọc, xem người đọc tiếp
nhận bản tin, bài báo như thế nào. Do vậy, nhà báo phải chọn một văn
phong sáng sủa, dễ hiểu, từ ngữ sử dụng phải có tính giáo dục, phù hợp


với khả năng tiếp nhận, thông suốt của người đọc đối với nội dung thơng
tin hoặc bài của mình.
Trường hợp này đối với nhà văn cũng có u cầu tính giáo dục, nhưng
khơng bó buộc. Nhà văn có thể chọn bút pháp riêng, viết lạ hơn, hiểm hóc
hơn, văn phong cầu kỳ hơn, có sắc thái riêng… cũng khơng sao vì độc giả
mặc nhiên cho phép, vì tính cách viết văn cho phép.
Và đặc điểm thứ ba về văn phong báo chí là đặc trưng mà các nhà ngơn
ngữ học gọi là chức năng “kiểm thông” (phatique) . Đây là chức năng của

những từ như “alơ” khi nói chuyện điện thoại hay “ủa, vậy sao?” “ờ thì”
để duy trì mạch liên lạc với người đọc, để họ không bỏ rơi bài của ta khi
đang đọc. Người ta thể hiện bằng nhiều cách đa dạng như đặt tít, chạy kiểu
chữ. Nhưng nếu lạm dụng sẽ rơi vào các lỗi khó lường. Chúng ta có thể
khơng tán thành với các tít giật gân chạy trên một tờ báo nọ của thành phố
Hồ Chí Minh “ Bác sĩ, kỹ sư, thầy giáo lừa đảo bị truy tố”. Đọc nội dung
bài báo thì ta hiểu có ba kẻ lừa đảo đã phạm tội và bị bắt. Nhưng chúng ta
vẫn cảm thấy xót xa, tự nghĩ nhà báo khơng nên viết như thế, có một điều
rất bơi bác, tuỳ tiện đó là khi nhà báo không cân nhắc từ ngữ, không biết
rằng trong đời sống xã hội thì ở đâu cũng có hiện tượng “con sâu làm rầu
nồi canh”. Cách nay gần một tháng, lại có một bài báo khác viết “Ngày
nào cịn A, B, C thì cịn mua bán bằng cấp”, thật là một lập luận ấu trĩ, vơ
đũa cả nắm. Chương trình đào tạo tiếng Anh tại chức theo tiêu chuẩn A, B,
C là một chương trình được thực hiện lâu dài, cơng phu của Bộ Giáo Dục.
Việc lạm dụng quyền hành, làm sai là của cá nhân, của một nhóm người.
Ai vi phạm thì pháp luật xử lý. Việc kiểm tra là của cả guồng máy giáo dục
và hệ thống thanh tra. Kẻ nào làm sai cứ bắt tội và xử lý theo luật. Không
được đánh đồng như thế. Biết bao đơn vị đào tạo đúng quy định của Bộ,


công phu, đầy đủ thời gian, tổ chức thi cử nghiêm túc, cơng minh, ta
khơng có một lời khen ngợi, hay lưu tâm đến những người chiến sĩ vô
danh, cao quý đó! Mà nay có vài cá nhân sai phạm, đã vội ầm ĩ lên án
bằng những cái tít giật gân làm xôn xao dư luận khắp nơi, làm hoang mang
cả thầy trị, khi nghe tin đề nghị xố bỏ chương trình A, B, C. Thật vơ tình
khi kết luận võ đốn! Tính giáo dục của mỗi bài báo quan trọng như thế!
Nhà văn không xem nặng vấn đề “phatique”, mà chủ yếu là cốt truyện,
diễn biến tâm lý, và mạch văn. Điều đó duy trì sự theo dõi say mê của độc
giả, hơn là sự gây chú ý tức thời.
Điều đáng lưu ý nữa là tính khách quan của bài báo. Ta cũng nên phân

biệt tính khách quan “hình thức” thường được thể hiện máy móc qua việc
trích ngun văn lời phát biểu hay trả lời phỏng vấn (trong ngoặc kép), để
trình bày những quan điểm trái ngược nhau, đưa ra những sự kiện và con
số thống kê, xem như những con số và sự kiện đó tự nói lên nội dung.
Tính khách quan mang tính “tổ chức” thường là những thơng tin có
nguồn gốc từ những giới chức thẩm quyền, phương cách này cũng sắp xếp
trật tự bài viết, cấu trúc bài để tách riêng phần những lời bình, những nhận
định ra khỏi phần tường thuật các sự kiện.
Hoặc bài báo sử dụng các “lý lẽ thông thường” tức là sử dụng những ý
kiến, nhận định đã có từ trước mà mọi người đều cho là đúng, tránh đưa
những ý tưởng khác với ý tưởng của đa số dân chúng, ưu tiên đưa ra
những ý mà ai ai cũng thấy là đúng, là hiển nhiên, không cần bàn cãi nữa.
Ba tính cách này, nhà báo thường sử dụng để đảm bảo tính khách quan của
bản tin.


Nhưng cũng có ý kiến cho rằng sở dĩ áp dụng phương pháp này bởi vì
nhà báo né tránh những chỉ trích, những khiếu nại có thể xảy ra với bản
tin.
Nhà văn khơng bị câu nệ bởi tính khách quan, thường chú trọng đến
suy nghĩ chủ quan dựa trên lập luận riêng, đánh giá riêng, xốy sâu vào
những ngóc ngách khuất tất của vấn đề nhưng cũng mang cùng mục đích
thuyết phục người đọc cơng nhận và chia sẻ. Sự khác nhau ở chỗ nhà báo
thì sử dụng phương pháp khách quan, nhà văn thì sử dụng phương pháp
chủ quan.
Tính thời sự cùa bài báo: Do bị thúc bách về thời gian gấp rút (đối với
nhật báo) thời gian nộp bài khơng q vài tiếng đồng hồ, nên phịng viên
thường khơng có thì giờ suy nghĩ nhiều đành phải dùng một số sự kiện đã
xảy ra để giải thích cho sự kiện mới, hoặc chỉ dừng lại ở sự so sánh đơn
giản mà thôi. Yêu cầu bản tin phải ngắn gọn (không quá vài trăm chữ)

cũng là một áp lực đối với nhà báo không dám đi sâu vào phân tích, sợ dài
dịng q, đành chấp nhận lối giải thích chung chung lúc nào cũng đúng.
Chính áp lực lúc nào cũng tỏ ra có tính khách quan, và đúng sự thật đôi khi
cũng khiến nhà báo lập luận theo khuôn mòn lối cũ (mọi người dễ chấp
nhận), các áp lực về thương mại nhằm báo bán chạy hoặc mở rộng thị
phần hoặc cả hai yêu cầu đều góp phần khiến bài báo ít có phân tích chiều
sâu.
Tính thời sự của nhà văn mang tính lâu dài hơn. Cùng một vấn đề nóng
bỏng của xã hội cần phải đề cập nhưng nhà văn không bị các áp lực kể trên
mà chủ yếu là áp lực bức xúc tự trong lòng, cần phải viết ra do chính nhà
văn suy nghĩ và nghiền ngẫm để xây dựng bài hoặc tác phẩm sao cho đạt


hiệu quả truyền thơng tốt nhất. Do đó văn có giá trị sẽ thẩm thấu sâu hơn
bài báo.
Trên đây chỉ là những suy nghĩ mang tính hình thức mơ tả sự khác biệt
văn phong giữa nghề văn và nghề báo. Thực ra ranh giới này cũng khó
phân biệt rạch rịi. Nhà văn cũng có lúc viết báo để bày tỏ bức xúc của
mình trước điều chướng tai gai mắt, nhà báo cũng có lúc viết văn để trút
bầu tâm sự u uất, day dứt bao lâu mà chưa nói được, cái hồi bão lớn trong
lịng cần phải viết ra, để lại đời sau. Phân tích khái quát điểm khác biệt để
hiểu tính cách mỗi thể loại có những u cầu khác nhau, để người cầm bút
viết đúng phong cách sân chơi của mình, đáp ứng đúng yêu cầu về thể loại
thế thơi.
4.3. ĐÁNH GIÁ VAI TRỊ NHÀ VĂN VÀ NHÀ BÁO TRONG CUỘC
SỐNG
Ngay từ thời cách mạng chống Pháp - chống Mỹ, nước ta đã có rất
nhiều nhà văn cũng đồng thời là nhà báo như Ngô Tất Tố, Vũ Trọng
Phụng, Hoàng Phủ Ngọc Tường…vv. Cùng sử dụng chất liệu ngơn từ và
gắn bó mật thiết với xã hội, văn học và báo chí khơng ngừng ảnh hưởng

qua lại lẫn nhau sâu sắc. Tuy vậy, như PGS.TS. Ngô Văn Giá từng chia sẻ
“văn phải ra văn, báo phải ra báo”, vai trị của nhà văn và nhà báo cũng có
nhiều điểm khác biệt.
Qua q trình tìm tịi, đi thực tế và viết bài, tùy vào lĩnh vực như kinh tế,
chính trị, văn hóa, vai trị đầu tiên của nhà báo là đưa những thông tin thời
sự, thú vị cho độc giả. Tiếp đến, nhà báo phải không ngừng quan sát cuộc
sống để phát hiện, điều tra, sau đó phơi bày những mặt tiêu cực của cá
nhân, tổ chức, kể cả các thành viên trong bộ máy nhà nước. Luôn giữ cái
đầu lạnh và trái tim ấm, nhà báo phải gần gũi với nhân dân để tìm ra các


vấn đề chưa ai để tâm, thay họ cất tiếng nói, từ đó thu hút sự chú ý của xã
hội và nhà nước để giải quyết vấn đề.

Ngoài ra, nhà báo phải đưa

đến độc giả kiến thức, hướng dẫn, lời khuyên, nhất là vào những thời điểm
“nóng”, như ta vẫn thấy trong lúc chống dịch Covid - 19. Lan tỏa các giá
trị, hình ảnh đẹp và tri thức cũng là nhiệm vụ của nhà báo. Tóm lại, vai trị
của báo chí lẫn nhà báo, theo nhà báo Phan Quang chính là: “thúc đẩy xã
hội phát triển, tạo sự thông cảm, hiểu biết giữa người với người trong cộng
đồng, nâng cao lịng u nước và tự hào dân tộc. Báo chí dù sử dụng thể
tài nào cũng phải tôn trọng nhân phẩm, nhân cách con người, tuyệt đối
không được chà đạp lên nhân phẩm người khác (tiếc thay điều này đôi khi
nhiều đồng nghiệp còn mắc phải)”.
Mỗi tác phẩm nghệ thuật là sáng tạo cá nhân của nghệ sĩ, nhà văn cũng
khơng ngoại lệ. Tuy vậy, nhà văn vẫn có những vai trị nhất định khơng thể
chối từ nếu muốn tác phẩm của mình có giá trị lâu dài.
Trước hết, vai trị của nhà văn chính là phản ánh thời đại và con người
một cách chân thật. Như truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, ta thấy

được cuộc sống thiếu thốn, buồn bã của người dân trước sự xâm lược của
thực dân Pháp, ta cũng phần nào hiểu được nổi lịng của cơ bé Liên khi
phải rời thủ đơ về quê sống, để rồi phải vừa hoài nhớ ký ức hồi trẻ con đẹp
đẽ, vừa gắng gượng đỡ đần mẹ và lớn lên.
Vai trò thứ hai của nhà văn là truyền tải tri thức cho người đọc, dù ít hay
nhiều. Tri thức ấy có thể thuộc về nhiều lĩnh vực như văn hóa, lối sống của
dân tộc mình chẳng hạn, thí dụ nhà văn Nguyễn Tuân đã lưu lại những giá
trị đẹp mà đã cũ của người Việt trong tập truyện ngắn “Vang bóng một
thời”.


Song song với giải trí, nhà văn phải bồi dưỡng tâm hồn người đọc qua
các tư tưởng cao đẹp, giá trị sống nhân văn. Một ví dụ dễ thấy nhất là tác
phẩm “Harry Potter” của nhà văn J.K.Rowling. Thế giới phép thuật với
các nhân vật thú vị đã khiến hàng triệu độc giả thích thú, mê say, tạm quên
đi thế giới thực tẻ nhạt, lắm âu lo và buồn bã. Nhưng tác giả vẫn không
quên khẳng định hết lần này đến lần khác rằng với lịng dũng cảm và tình
u, cái thiện sẽ chiến thắng cái ác.
Một vai trò quan trọng khác của nhà văn chính là thể hiện được tính
thẩm mỹ trong tác phẩm, từ đó khơi gợi được trong tâm hồn người đọc sự
rung động, khao khát vươn tới cái đẹp. Theo tác giả Diêm Liên Khoa, đó
chính là “trách nhiệm lớn nhất” của nhà văn. Hẳn nhiên, khơng có tính
thẩm mỹ, những dịng viết chỉ đơn thuần là câu chữ, khơng phải văn học,
nghệ thuật. Tính thẩm mỹ ấy không chỉ nằm trong nghệ thuật ngôn từ, xếp
đặt tình tiết và các biểu tượng, nó cịn hiện hữu ở những cảm xúc, hình
ảnh, nhân vật, quan niệm, lý tưởng dàn trải khắp tác phẩm.
Nhìn chung, một cách khách quan nhất có thể, nhà báo vừa đưa tin tức
thời sự, vừa đặt ra, lần mở và giải quyết ngay những vấn đề nổi cộm. Họ
cho độc giả cái nhìn bao quát, thực tế về thế giới hiện nay. Cịn nhà văn,
với lăng kính cá nhân được rèn giũa, bút pháp và phẩm chất nghệ thuật,

phản ánh những khía cạnh mới hoặc chưa ai từng để tâm đến của cuộc
sống. Tác phẩm của họ gợi ra câu hỏi lớn về thời đại và con người, sau đó
họ có thể lựa chọn trả lời nó hoặc để ngỏ. Sau khi đọc một tác phẩm, bất
kể tuổi đời của nó, độc giả được “thanh lọc tâm hồn”, cảnh tỉnh, tiếp thu
những giá trị và bài học mới, từ đó nhìn nhận đời sống nội tâm và hồn
thiện bản thân. Tuy có nhiều điểm khác biệt, nhà văn và nhà báo đều có
vai trị sống cịn với sự phát triển của cá nhân, xã hội và đất nước.


×