A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Sinh mệnh văn chương và tên tuổi cuả người cầm bút luôn
đứng trước sự thử thách nghiệt ngã của thời gian.Trong dòng
chảy của quy luật ấy, có một nhà văn đã lưu được tên tuổi của
mình trong tâm hồn và tình cảm các thế hệ độc giả - nhà văn
Nguyễn Tuân.
Đọc Nguyễn Tuân ta sẽ thấy cái hay, cái lạ của ông trải
trên những trang viết. Ông là một trong số không nhiều nhà văn
đã tạo cho mình một phong cách nghệ thuật độc đáo. Trong
cuốn Nhà văn hiện đại, nhà phê bình văn học Vũ Ngọc Phan đã
nhận xét: “Văn chương Nguyễn Tuân đã làm cho văn giới Việt
Nam phải chú ý đến lối hành văn đặc biệt của ông và những ý
kiến cùng tư tuởng phô diễn bằng những giọng tài hoa, sâu cay,
khinh bạc, lúc thì đầy nghệ thuật, lúc thì bừa bãi lôi thôi, như
một bức phác họa, nhưng bao giờ nó cũng cho người ta thấy
một trạng thái của tâm hồn”. Có thể thấy, Nguyễn Tuân đã đưa
vào văn chương thành công cái Tôi lớn lao của con người xã
hội, con người chủ thể, con người sáng tạo. “Nói đến Nguyễn
Tuân, người ta thường hay nghĩ đến một cái “tôi” đặc biệt tài
hoa, nhưng cũng hết sức tài tử” ( theo Nguyễn Đăng Mạnh).
Sự nghiệp của Nguyễn Tuân chủ yếu được nhắc đến là
những tác phẩm ở thể tùy bút và bút ký, đặc biệt là tùy bút. Có
thể nói tính tự do, phóng túng và khả năng thể hiện bản ngã của
người cầm bút ở thể tùy bút đã rất ăn nhập với cá tính, tài năng
Nguyễn Tuân. Nói như Vương Trí Nhàn thì “Tùy bút đã là một
1
phần cuộc đời…là một thứ số phận mà bảo rằng ông lựa chọn
nó hay nó lựa chọn ông, đằng nào cũng được”. Và ở một thể
loại khác được Nguyễn Tuân thử bút trong giai đoạn đầu của
quá trình sáng tác là truyện ngắn thì cái tôi của ông cũng thấp
thoáng, bằng nhiều cách. Những gì Nguyễn Tuân đã làm là cả
một hành trình dâng hiến đời văn, tài văn cho nhân dân, cho văn
hóa dân tộc. Đó là lẽ sống của những con người cao cả, những
nhà văn chân chính.
Trong quá trình dạy và học các tác phẩm của nhà văn
Nguyễn Tuân cũng như quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học
nói chung, muốn đạt được hiệu quả giáo dục cao, việc giảng dạy
văn học phải tiến hành sao cho phù hợp với đặc trưng của bộ
môn, vừa chú ý đến bản chất xã hội, vừa phải chú ý tính thẩm mĩ,
tính nghệ thuật của tác phẩm. Loại thể văn học là một vấn đề thuộc
hình thức nghệ thuật của văn học, có liên quan khăng khít đến
nội dung. Mỗi tác phẩm văn học đều tồn tại dưới hình thức một
loại thể nhất định, đòi hỏi một phương pháp, một cách thức
phân tích giảng dạy phù hợp với nó. Vì vậy, vấn đề loại thể văn
học trong thực tế giảng dạy ở trường phổ thông đặt ra không
những như một vấn đề tri thức mà chủ yếu còn là vấn đề về
phương pháp. Đó là chìa khoá để khám phá những giá trị đích
thực của từng tác phẩm, cùng với sự vận động và phát triển của
nền văn học.
Như vậy, để hiểu về những sáng tác của Nguyễn Tuân
phải đi từ bản chất cái Tôi của nhà văn và khám phá trên cơ sở
2
thể loại của tác phẩm - một điều không phải dễ dàng và cũng
chưa được thực sự chú trọng trong quá trình dạy - học.
Trong tình hình dạy học văn hiện nay, khi phân tích tác
phẩm văn học chưa xác định đúng “chất của loại” trong thể. Xa
rời bản chất loại thể tác phẩm, thực chất là xa rời tác phẩm cả về
“linh hồn” lẫn “thể xác”. Một thực trạng đáng quan tâm nữa là
sau những nỗ lực không ngừng áp dụng đổi mới phương pháp,
đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình
giảng dạy thì việc dạy - học văn vẫn chưa thoát khỏi sự đơn
điệu và tẻ nhạt. Số học sinh yêu thích môn văn, rung động thực
sự với môn văn còn ở con số hạn chế. Vấn đề ở chỗ cần có một
hướng khai thác phù hợp với cấu trúc nghệ thuật của tác phẩm.
Đối với nhà văn Nguyễn Tuân, chương trình Ngữ Văn
THPT giới thiệu hai tác phẩm: truyện ngắn Chữ người tử tù
(Lớp 11) và tùy bút Người lái đò sông Đà (lớp 12). Đây là hai
tác phẩm tiểu biểu cho hai giai đoạn sáng tác và cũng là hai thể
loại thành công của Nguyễn Tuân. Về một mặt nào đó, nó góp
phần phác họa đầy đủ chân dung của “cái Tôi” nhà văn- ngọn
nguồn của sự sáng tạo và cho thấy diện mạo phong cách độc
đáo của nhà văn này.
Vì lẽ đó, trong khuôn khổ của một đề tài tôi muốn đề cập
đến hướng tiếp cận tác phẩm của nhà văn Nguyễn Tuân. Dù
không mới nhưng thiết nghĩ nó sẽ góp một phần nhỏ vào việc
dạy và học có hiệu quả những tác phẩm của nhà văn Nguyễn
Tuân trong chương trình THPT. Đó là hướng tiếp cận các tác
phẩm của nhà văn trên cơ sở áp dụng các biện pháp đặc trưng
3
của “loại thể” và dựa trên cái nhìn có hệ thống về bản chất cái
Tôi cá nhân của nhà văn.
II/ Nhiệm vụ của đề tài
Chia sẻ kinh nghiệm về: Hướng tiếp cận và dạy học tác
phẩm của nhà văn Nguyễn Tuân trong chương trình THPT theo
đặc trưng loại thể và dựa trên cái nhìn có hệ thống về cái Tôi
của nhà văn.
III/ Cơ sở nghiên cứu
- Cơ sở lí luận: tiếp nhận lí thuyết về dạy học tác phẩm văn học
theo loại thể và những kiến thức về nhà văn.
- Cơ sở thực tiễn: những thuận lợi và hạn chế của đối tượng học
sinh lớp 11,12 ( với những đặc điểm nổi bật về tâm lí, trí tuệ),
cơ sở vật chất, tinh thần, hiệu quả áp dụng phương pháp, biện
pháp dạy học tác phẩm văn học theo loại thể…
IV/ Phương pháp nghiên cứu
- Biện pháp thu nhập và xử lí thông tin.
- Biện pháp khảo nghiệm và thống kê tư liệu.
- Biện pháp phân tích, tổng hợp, so sánh.
V/ Cấu trúc: Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính
gồm các phần sau:
I/ Tác giả Nguyễn Tuân
II/ Thể loại truyện ngắn và tùy bút
III/ Tình hình dạy – học tác phẩm của nhà văn Nguyễn Tuân
IV/ Tiếp cận tác phẩm của nhà văn Nguyễn Tuân
4
B. PHẦN NỘI DUNG
I/ TÁC GIẢ NGUYỄN TUÂN
Nguyễn Tuân sinh ngày 10/7/1910 tại phố Hàng Bạc trong
một gia đình nhà Nho khi nền Hán học đã suy tàn, khi những
nền nếp sinh hoạt cổ đang mất dần đi trước sự xâm nhập của
văn minh phương Tây. Ông chịu nhiều ảnh hưởng từ gia đình.
Người có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến tư tưởng, quan điểm
của Nguyễn Tuân chính là người cha, cụ Nguyễn An Lan - một
nhà Nho tài hoa bất đắc chí. Hồi nhỏ Nguyễn Tuân học chữ
Nho, sau ông chuyển sang học tiếng Pháp. Theo học đến cuối
bậc thành chung ở thành phố Nam Định thì ông bị đuổi học vì
tham gia một cuộc bãi khóa phản đối mấy giáo viên người Pháp
nói xấu người Việt Nam (1929). Không lâu sau đó (1930) ông
lại bị bỏ tù vì “xê dịch” trái phép qua biên giới.
Ở tù ra, Nguyễn Tuân bắt đầu làm báo, viết văn với nhiều
bút danh: Ngột Lôi Quật, Thanh Hà, Nhất Lang, Tuân, Nguyễn
Tuân, Ân Ngũ Tuyên, Tuấn Thừa Sắc…được bạn đọc biết đến
nhiều bởi tập “Một chuyến đi” đăng báo năm 1938, nhưng ông
chỉ thực sự nổi tiếng khi tác phẩm “Vang bóng một thời” ra đời
(đăng báo năm 1939 và xuất bản thành sách năm 1940) . Với
nội dung và phong cách mới lạ, tập truyện ngắn đã đặt Nguyễn
Tuân vào vị trí nổi bật trên văn đàn lúc bấy giờ.
Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, Nguyễn Tuân
hào hứng đón chào và tham gia cách mạng một cách nhiệt tình.
Từ năm 1948-1958, ông giữ chức Tổng thư kí Hội văn nghệ
5
Việt Nam. Nguyễn Tuân hoạt động rất tích cực trên mặt trận
văn hóa và tiếp tục đóng góp cho văn học nhiều trang viết sắc
sảo, đầy nghệ thuật để rồi tên tuổi được ghi nhận là một cây bút
tiêu biểu của nền văn học mới.
Trong hơn năm mươi năm cầm bút và sáng tạo không
ngừng, Nguyễn Tuân đã để lại một sự nghiệp văn học phong
phú với nhiều bài học bổ ích cho những ai muốn bước vào nghề
văn. Bắt đầu viết từ năm 1930, dường như con người ấy bước
vào nghề văn cốt là để khẳng định một cá tính riêng, một phong
cách nghệ thuật không thể lẫn với bất kì ai. Trong cả hai giai
đoạn sáng tác trước và sau cách mạng tháng Tám 1945, tuy có
những biến đổi nhất định trong tư tưởng, quan điểm song cá tính
và phong cách ấy vẫn là một sự thống nhất - rất Nguyễn Tuân
và chỉ có thể là Nguyễn Tuân mà thôi. Trước cách mạng, tác
phẩm của ông chủ yếu xoay quanh ba đề tài chính: Chủ nghĩa
“Xê dịch”, vẻ đẹp “Vang bóng một thời” và Đời sống trụy lạc.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh thì giai đoạn này
phong cách nghệ thuật của ông có thể gói gọn trong một chữ
“ngông” . Ông luôn thể hiện là một nghệ sỹ tài tử ngông
nghênh, kiêu bạc với đời, biểu hiện những cái khác đời, thậm
chí ngược đời, lấy cái tài hoa, uyên bác để “trêu ghẹo thiên hạ,
để khinh thế ngạo vật”. Tất cả đều xuất phát từ một cái Tôi đối
lập với xã hội, có khi sa vào chủ nghĩa cá nhân cực đoan. Có lẽ
bởi trong giai đoạn này người “lữ khách” ấy cảm thấy không thể
tìm được trong môi trường quanh mình cái cảm giác mới lạ,
mãnh liệt mà ông vẫn hằng khát khao “tôi muốn mỗi ngày trong
6
cuộc sống của tôi phải cho tôi cái say rượu của tối tân hôn”,
cũng bởi cảm cảm giác bất hòa với thực tại - cái thời buổi Tây
Tàu nhố nhăng với những mặt trái của nó. Nguyễn Tuân không
lúc nào cảm thấy yên ổn, ông đã tìm về quá khứ để nhấm nháp
hương vị một thời vang bóng cùng những con người tài hoa bất
đắc chí, dần dà trở nên cô độc, bế tắc ông tìm vào thế giới yêu
ma đầy mộng ảo tìm hi vọng thoát ly, để rồi đến lúc cũng phải
trở về với thực tại. Những diện mạo phức tạp của cái Tôi ấy
không làm nhòa đi một con đường riêng, độc đáo của Nguyễn
Tuân, đó là hành trình bền bỉ săn tìm cái đẹp, đưa cái đẹp thăng
hoa. Và thẳm sâu bên trong tâm hồn ấy vẫn chưa hẳn đã khép
kín trước cuộc đời. Nhà văn không quay lưng lại với những giá
trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc mà là quay lưng lại với những cái
xấu xa của xã hội, ta vẫn nhận ra trong sáng tác của ông ý thức
sâu sắc về tinh thần dân tộc dân chủ.
Cách mạng tháng Tám như một sự đổi đời kì diệu đối với
những nghệ sỹ tiền chiến, trong đó có Nguyễn Tuân. Ông đã tìm
ra con đường giải thoát cho cuộc sống và nghệ thuật của mình,
nhanh chóng hòa mình vào nhịp sống đang sục sôi của dân tộc.
Sau một quá trình vật lộn, “lột xác” không hề đơn giản, các tác
phẩm từ “ Lột xác” (1945) “ Đường vui” (1949) “Tình chiến
dịch” (1950) “Tùy bút kháng chiến” (1955) “Tùy bút kháng
chiến và hòa bình” (1956) đến “ Sông Đà” (1960) “Hà Nội ta
đánh Mỹ giỏi” (1972) Ký (1976)…cho thấy sự chuyển biến từ
cái Tôi cá nhân cực đoan đến cái Tôi công dân nghệ sỹ. Người
nghệ sỹ ấy đã thấy “cái có thật bây giờ đẹp và cái đẹp bây giờ
7
có thật trong cuộc đời” (Nguyễn Đình Thi). Không còn đối lập
với cuộc đời, không lùi sâu vào cái Tôi cá nhân nữa, Nguyễn
Tuân đã mở lòng ra tìm kiếm cái đẹp trong cuộc đời thường và
đem ngòi bút tài năng của mình chân thành phục vụ cuộc chiến
đấu của dân tộc, theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước,
ngợi ca Tổ Quốc, ngợi ca nhân dân.
Từng thử bút qua nhiều thể loại: lúc đầu làm thơ sau
chuyển sang viết truyện ngắn, tiểu thuyết, bút kí, tùy bút, phóng
sự Thể loại gắn bó chủ yếu và làm nên tên tuổi nhà văn lớn
chính là thể tùy bút. Bằng ngòi bút bản lĩnh, ông đã góp phần
bồi đắp, phát triển thêm nhiều khả năng nghệ thuật cho thể loại
này.
Văn giới coi Nguyễn Tuân là “một thứ định nghĩa về văn
chương”, những ai muốn bước vào nghề văn đều tìm thấy từ con
người và tác phẩm của ông nhiều bài học bổ ích cho công việc
sáng tạo nghệ thuật. Bạn đọc gần xa lưu giữ trong tình cảm của
mình những trang văn đẹp, hình ảnh về một cá tính, nhân cách
đẹp. Nguyễn Tuân thực sự xứng đáng với tất cả niềm tin yêu và
sự ngưỡng mộ ấy. Nguyễn Tuân ngày càng khẳng định được vị
trí hàng đầu vững chắc của mình trong nền văn xuôi Việt Nam
hiện đại.
II/ THỂ LOẠI TRUYỆN NGẮN VÀ TÙY BÚT
1.TRUYỆN NGẮN
Nhận diện thể loại truyện ngắn là một nỗ lực liên tục của cả
người sáng tác và giới nghiên cứu lí luận. Truyện ngắn có thể
8
được hiểu khái quát là một thể loại tự sự cỡ nhỏ, một lát cắt của
đời sống nhưng dung chứa trong nó nội dung phản ánh hiện
thực sâu sắc. Truyện ngắn không miêu tả hiện thực trong cả một
quá trình mà chỉ chớp lấy những khoảnh khắc ấn tượng, những
điểm sáng thẩm mĩ để từ đó khái quát lên những nét bản chất
nhất mang tính quy luật của hiện thực. Vì vậy, đặc trưng cơ bản
của truyện ngắn là sự hàm súc, cô đọng. Truyện ngắn thể hiện
khả năng chiếm lĩnh hiện thực và phản ánh mang trình độ cao
của người nghệ sĩ và nó ngày càng phát huy được thế mạnh
trong nền văn học hiện đại.
Về tính chất của “loại” trong thể “truyện ngắn”, có thể phân
biệt như sau: Loại “Truyện ngắn - kịch hoá” là những truyện
ngắn được xây dựng theo hướng kịch hoá thường lấy một hành
động nhân vật làm nòng cốt. Truyện thường có cốt truyện gay
cấn: sự kiện, hành động tập trung trong một tình huống điển
hình và đòi hỏi kết thúc bất ngờ. Lời trần thuật ngắn gọn, tính
chất khẩu ngữ, tính chất cá thể hoá ngôn ngữ đậm nét. Có thể
thấy, Chữ người tử tù là một truyện ngắn lãng mạn giàu kịch
tính. Đặc biệt, cảnh tượng cuối cùng là một bức tranh đầy kịch
tính được xây dựng bằng thủ pháp đối lập tương phản: trong
buồng giam chật hẹp bẩn thỉu, ẩm ướt, đầy phân chuột, phân
gián… dưới ánh sáng của một bó đuốc tẩm dầu, một người cổ
đeo gông, chân mang xiềng đang tô đậm những nét chữ trên tấm
lụa trắng tinh… Từ đó dẫn đến một cảnh tượng kì lạ đầy kịch
tính để làm toát lên nội dung tư tưởng của tác phẩm và những
thông điệp nghệ thuật của nhà văn. Loại “Truyện ngắn - trữ tình
9
hoá” lại sử dụng thủ pháp của trữ tình để tạo ra một cấu trúc tự
sự mới, trong đó câu chuyện được kể lại chủ yếu gợi ra ấn
tượng về một thế giới đang tồn tại trong tâm tưởng con người.
Chẳng hạn như: “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam là truyện ngắn trữ
tình. Tác phẩm là loại truyện không có cốt truyện, truyện của
những cung bậc tâm trạng, của những sắc thái cảm xúc, cảm
giác, cảm tính. Loại “Truyện ngắn - tiểu thuyết hoá” là truyện
tổng hợp loại thể ở đó các thủ pháp kịch và trữ tình vẫn được sử
dụng nhưng không nhằm diễn tả hành động hay trạng thái cảm
xúc mà trước hết là để phân tích, lí giải đời sống qua quan hệ
của con người với môi trường, hoàn cảnh, tính cách.
Như vậy, ngay trong thể truyện ngắn cũng có những tính chất
riêng về “loại”. Trong quá trình nghiên cứu cũng như giảng dạy,
điều quan trọng là phải nắm bắt được cái chất của “loại” trong
“thể”. Đó là con đường hiệu quả nhất để chúng ta đi sâu vào
chiếm lĩnh tác phẩm văn chương, tránh lối khai thác máy móc.
2. TÙY BÚT
Tùy bút là một thể loại văn xuôi có đóng góp đáng kể vào
nền văn học, đặc biệt ở thời kỳ hiện đại. Thạch Lam, Nguyễn
Tuân, Chế Lan Viên, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Thi, Bình
Nguyên Lộc, Vũ Bằng, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Băng Sơn… là
những tên tuổi lớn với những tác phẩm thành công ở thể loại này.
Trong phần giới thiệu Nguyễn Tuân toàn tập, tập 1, nhà nghiên
cứu Nguyễn Đăng Mạnh có nêu ra một định nghĩa bao quát được
hầu hết những đặc trưng của thể loại: “Tùy bút là gì ? Có thể hiểu
10
một cách đại khái thế này: người viết tùy bút thường mượn cớ
thuật lại một sự kiện, một mẩu chuyện nào đó mà mình có trải qua
để nhân đấy nêu lên những vấn đề này khác mà bàn bạc, mà nghị
luận, triết luận, ném ra những suy tưởng của mình một cách thoải
mái, phóng túng”.
Không có cốt truyện, không có tình tiết éo le gay cấn, nên sức
hấp dẫn của những trang tùy bút là ở cách thức tác giả bộc lộ thế
giới tinh thần chủ quan với những cung bậc cảm xúc mãnh liệt,
những rung động tinh tế cùng những liên tưởng bất ngờ, tài hoa,
uyên bác.
III/ TÌNH HÌNH DẠY - HỌC TÁC PHẨM CỦA NHÀ VĂN
NGUYỄN TUÂN
Qua thực tế khảo sát đối tượng tiếp nhận tác phẩm của nhà
văn Nguyễn Tuân trong chương trình Ngữ Văn THPT là học
sinh lớp 11 và lớp 12 người viết nhận thấy có một số vấn đề
như sau:
Năng lực trí tuệ của học sinh có thể giúp các em nắm bắt
tác phẩm không khó khăn. Các em cũng đã có khả năng tư duy
lí luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập và sáng tạo, việc
phân tích hình tượng văn học, phân tích cái hay cái đẹp của tác
phẩm có thể được các em thực hiện có hiệu quả. Tuy vậy vì một
số lí do, nhiều em có thiên hướng về đời sống vật chất, lười học,
lười suy nghĩ, học theo kiểu đối phó, sao chép nên sự cảm thụ
tác phẩm văn học của các em còn là quá trình thụ động.
11
Người viết đã tiến hành khảo sát đối tượng học sinh các
lớp: 11B2,11B3,11B4,12A4,12A5,12A6 sau khi các em đã học
tác phẩm của nhà văn Nguyễn Tuân, trên đại thể về các vấn đề
như sau:
- Đặc điểm nào về cuộc đời, con người Nguyễn Tuân làm em
nhớ nhất? Trước Cách mạng tháng Tám 1945, có thể xếp
Nguyễn Tuân vào khuynh hướng văn học nào? Sau cách mạng,
sáng tác Nguyễn Tuân có thay đổi cơ bản nào?
- Văn của Nguyễn Tuân có gì khác biệt so với các tác giả cùng
thời?
- Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm có gì đặc biệt?
- Cảm nhận của em về ý nghĩa nhan đề tác phẩm?
- Em thích nhất đoạn văn hoặc hình ảnh nào trong tác phẩm?
Vì sao?
- Nhân vật nào để lại trong em nhiều ấn tượng sâu đậm nhất?
Vì sao?
- Ấn tượng của em sau khi học xong tác phẩm của nhà văn
Nguyễn Tuân?
Từ các kết quả khảo sát, người viết nhận thấy các em học
sinh chưa nắm bắt được toàn bộ tác phẩm mà chỉ nhớ một vài
chi tiết cụ thể. Một số em chưa hiểu được bản chất vấn đề mà
rơi vào suy diễn. Các em đều có ấn tượng tốt đối với nhân vật
trung tâm của tác phẩm, nhưng mới chỉ dừng lại ở những cảm
nhận bề ngoài, chưa thấy được quan niệm nghệ thuật nhà văn
gửi gắm vào hình tượng nhân vật. Nếu như học xong Chữ người
tử tù , Người lái đò sông Đà các em chỉ biết cảm phục trước cái
12
tài của Huấn Cao, tấm lòng trọng cái tài của quản ngục và thầy
thơ lại; thấy được tài năng bản lĩnh của ông lái đò thì e rằng
chưa đủ. Điều cốt lõi cần truyền đạt cho học sinh là nhận biết và
trăn trở với cuộc đời của nhân vật, là quan niệm nghệ thuật nhà
văn gửi gắm vào hình tượng nhân vật. Về đặc trưng thể loại của
tác phẩm phần nào đó học sinh còn mơ hồ. Các em học sinh còn
chưa hiểu những yếu tố chính trong phong cách nghệ thuật của
tác giả hoặc nắm bài chỉ là những ý đơn lẻ mà không phải theo
hệ thống. Trong việc giảng dạy tác phẩm, phần nhiều giáo viên
chỉ đi vào phân tích hình tượng nhân vật.
Về tư liệu sách giáo khoa, đối với tác phẩm Chữ người tử
tù thì phần tác giả Nguyễn Tuân, các em sẽ được học là trong
chương trình lớp 12. Vì vậy nếu như học sinh chỉ dựa vào tiểu
dẫn sách giáo khoa để soạn bài thì sẽ lúng túng trong việc nhận
ra chất văn riêng của tác giả. Phần hướng dẫn học bài trong sách
giáo khoa là vô cùng quan trọng. Đó là những câu hỏi để các em
đi sâu cảm nhận tác phẩm. Tuy vậy, phần câu hỏi phân tích hình
tượng Huấn Cao và viên quản ngục chưa chỉ rõ được thi pháp
xây dựng hình tượng cho các em.
Đối với tác phẩm Người lái đò sông Đà, ở trang viết của
Nguyễn Tuân yếu tố tự sự có phần đậm nét, nhưng trữ tình vẫn là
cốt lõi, quán xuyến toàn bộ mạch cảm xúc, tư tưởng của tác phẩm.
Những câu hỏi gợi ý trong phần Hướng dẫn học bài của sách giáo
khoa hầu như chỉ nhằm tìm hiểu về nghệ thuật khắc họa hình ảnh
sông Đà, hình tượng ông lái đò và nét tài hoa độc đáo, uyên bác
của phong cách tùy bút Nguyễn Tuân. Hơn nữa, trong khi cái Tôi
13
tài hoa, uyên bác được chú trọng khai thác thì cái Tôi dào dạt, tinh
tế trong cảm xúc, chân thành gắn bó với đất nước và dân tộc của
một nhà văn từng có thời kỳ dài thoát ly cuộc sống, chỉ ham mải
miết trong xê dịch ít nhiều đã bị xem nhẹ. Trên thực tế, việc dạy -
học tác phẩm này gặp không ít trở ngại bởi trước đó học sinh chủ
yếu được học các tác phẩm văn xuôi thiên về tự sự, dần dần cảm
xúc và nhận thức của các em đã quen nương theo cốt truyện, hệ
thống nhân vật, tình tiết, đến khi cần cảm thụ một tác phẩm văn
xuôi giàu chất trữ tình, các em gặp lúng túng.
IV/ TIẾP CẬN TÁC PHẨM CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN
TUÂN
1. MỘT SỐ YÊU CẦU CÓ TÍNH NGUYÊN TẮC
Tìm hiểu một tác phẩm, ta không thể bỏ qua hoàn cảnh ra
đời của nó. “Vang bóng một thời” là tập truyện đầu tay của
Nguyễn Tuân ra đời những năm 1939 – 1940, là tác phẩm được
đánh giá “gần đạt tới sự toàn mĩ ” tiêu biểu cho sáng tác trước
Cách mạng của ông. “Xã hội lúc này đen tối, ngột ngạt quá. Cái
Tôi muốn mơ mộng tìm chỗ yên thân ngoài cuộc đời,…nhưng
vấn đề sống còn của hiện thực: chiến tranh, chết đói… Làm
rung chuyển cả chỗ ngồi trong mộng tưởng, trong tháp ngà của
nó, đe doạ cả bản thân nó” (Nguyễn Hoành Khung). Do vậy, các
nhà văn lãng mạn lâm vào khủng hoảng, bế tắc tìm hướng thoát
li. Nếu như các nhà văn mới đi vào xu hướng trụy lạc, siêu
thoát, thần bí, hình thức chủ nghĩa (Vũ Hoàng Chương, Huy
Cận, nhóm Xuân thu nhã tập) thì Nguyễn Tuân tìm hướng đi
14
riêng cho mình: tìm cái đẹp còn sót lại từ quá khứ với tập
trruyện “Vang bóng một thời”.
“Vang bóng một thời” gồm 12 truyện ghi lại “những dư
âm và dư ảnh của một thời đã qua”. Đó là cuộc sống của lớp
quan lại, nhà Nho thất thế lúc bấy giờ. Tất cả các nhân vật trong
sáng tác của Nguyễn Tuân đều mang trong mình chất tài hoa
nghệ sĩ. Chữ người tử tù là truyện ngắn tiêu biểu nhất trong
“Vang bóng một thời”. Nó đại diện cho mảng sáng tác cái đẹp
gắn với cái có ích, vì vậy nó có tính tư tưởng cao.Về phương
diện nội dung: Cũng ca ngợi cái đẹp, cái tài hoa tài tử nhưng
khác tất cả các truyện trong tập, cái đẹp, cái tài hoa ở đây lại
được chung đúc trong một hình tượng nghệ thuật có sức cuốn
hút lớn về khí tiết, nhân cách. Về nghệ thuật, đây là tác phẩm
tiêu biểu cho thi pháp Nguyễn Tuân trong “Vang bóng một
thời” với nghệ thuật vừa cổ kính vừa hiện đại trong cách kể
chuyện, tả cảnh, tạo tình huống, xây dựng tính cách, khắc sâu
chủ đề.
Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân là bút ký đặc sắc,
kết quả của chuyến thâm nhập thực tế vùng sông Đà 1958 -
1960 của nhà văn, in trong tập bút ký “Sông Đà”. Cảm hứng
gắn bó với mảnh đất và con người Tây Bắc đã in đậm trong hình
ảnh người lái đò nghệ sĩ và con sông Đà vừa hùng vĩ vừa nên
thơ. Với Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân đã ghi dấu ấn
không trộn lẫn của mình ở thể loại tùy bút, bám sát hiện thực,
say mê khám phá những nét ấn tượng, những vẻ đẹp tiềm ẩn từ
hiện thực. Hơn thế nữa, tác phẩm còn đánh dấu sự vững vàng
15
trong tư tưởng tình cảm của nhà văn. Từ cái Tôi cô đơn, đối lập
với cuộc đời, nhà văn đã hòa mình vào cuộc sống chung của đất
nước và tìm thấy cái đẹp trong cuộc đời thường bằng sự nhạy
cảm tinh tế của một tâm hồn nghệ sĩ yêu đất nước, yêu con
người lao động, yêu và tin vào cách mạng, vào con đường dân
tộc đang hướng tới. Tấm lòng ấy, tài năng ấy của Nguyễn Tuân
thật đáng trân trọng.
Nguyễn Tuân là nhà văn mang nặng lòng hoài cổ, là một
trí thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, luôn gắn bó với
những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc. Chính vì thế trong
sáng tác của mình, ông thích viết về vẻ đẹp riêng của thời xưa.
Trước Cách mạng ông đi tìm cái đẹp của thời xưa còn sót lại
còn sau Cách mạng ông không đối lập xưa với nay, cổ với kim
mà tìm thấy sự gắn bó giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.Trong
thế giới của “Vang bóng một thời”, cái cổ điển thường chiếm ưu
thế và được nhà văn ưu tiên hàng đầu với thái độ trân trọng đặc
biệt. Quay về quá khứ, tưởng như quá khứ là một khía cạnh của
chủ nghĩa lãng mạn. Đó cũng là thể hiện sự bất mãn, quay lưng
lại thực tại, phủ nhận xã hội đương thời.Còn ở tác phẩm Người
lái đò S ông Đà ông đã tìm vẻ đẹp xưa trong một không gian -
thời gian hiện đại. Tác phẩm ra đời trong những năm đất nước
ta tiến hành xây dựng lại miền Bắc nói chung và vùng đất Tây
Bắc nói riêng, những hình tượng chính trong tác phẩm mang hơi
thở của thời đại. Tuy nhiên, Người lái đò Sông Đà vẫn còn
mang “cốt cách của một thời vang bóng”. Ông vẫn giữ thói quen
tìm cái đẹp xưa trong cái ngày nay. Chân dung người lái đò
16
cũng mang dáng dấp của một bậc phong Nho tài tử xưa và trong
bút pháp miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên vẫn phảng phất cái xưa
cũ.
2. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP
2.1. Phương pháp đọc sáng tạo.
Việc đọc tác phẩm văn chương là một phương pháp quan
trọng. Phương pháp đọc sáng tạo được sử dụng hầu như thường
xuyên trong tiết học, từ lúc bắt đầu xem xét và trong cả quá
trình phân tích tác phẩm văn chương. Đọc sáng tạo có nhiều
biện pháp: Đọc hướng dẫn, đọc phân tích kể chuyện hoặc thuộc
lòng, phát biểu cảm nghĩ…Mức thấp nhất là đọc đúng (tròn
vành, rõ chữ, đúng chính âm, chính tả). Mức cao hơn là đọc
diễn cảm (đọc văn) diễn tả sự cảm thụ chứ không chỉ dừng lại ở
mức thể hiện cảm xúc. Nhà văn thường sử dụng nhiều giọng
điệu để thể hiện tác phẩm của mình, đọc văn là đọc cho đúng
“chất giọng ấy” của nhà văn.
Hoạt động này chưa được chú ý đúng mức. Phần lớn học
sinh đọc tác phẩm với giọng đều đều, chưa biết nhấn đúng chỗ,
đúng lúc. Kết quả là ấn tượng của học sinh về bài thơ hoặc
truyện ngắn ấy rất mờ nhạt. Vì vậy, hướng dẫn học sinh đọc
đúng đọc hay tác phẩm là một yêu cầu cần thiết.
Chữ người tử tù là một truyện ngắn trữ tình lãng mạn giàu
kịch tính. Vì vậy, yêu cầu trước tiên là phải đọc đúng loại thể
của nó. Là một truyện ngắn lãng mạn trữ tình, trước tiên chúng
ta cần chú ý đến những đoạn văn giàu nhạc tính khi miêu tả
thiên nhiên, những đoạn độc thoại nội tâm của nhân vật và
17
những lời bình luận trữ tình ngoại đề của tác giả. Là một truyện
giàu kịch tính, chúng ta phải đọc để làm nổi bật tình huống kịch,
nhân vật chính trong đó có sự đối lập giữa nhân vật và không
gian, nhân vật và nhân vật, không gian trong tù và không gian
ánh sáng bao quanh nhân vật trong cảnh cho chữ. Đọc đoạn văn
cuối tả cảnh cho chữ chúng ta phải làm nổi bật được “cái thần”
của bức tranh. Đó là vẻ đẹp của những người tài hoa yêu mến và
trân trọng cái đẹp. Chú ý đến các từ ngữ miêu tả hình ảnh, âm
thanh, màu sắc, dáng điệu để làm nổi bật hình tượng ba nhân
vật, thể hiện sự đổi ngôi hiếm có giữa người tử tù và quan coi
ngục, thể hiện sự chiến thắng và lên ngôi của cái đẹp trong
không gian nhà tù ẩm ướt, bẩn thỉu.
Bên cạnh đó, giáo viên hướng dẫn học sinh chú ý đọc
đúng các từ cổ đã được chú giải ở sách giáo khoa. Đây là các từ
quan trọng tạo nên không khí cổ xưa của tác phẩm.
Với Người lái đò sông Đà, văn Nguyễn Tuân biến đổi rất
linh hoạt. Mạch văn tuôn chảy theo dòng cảm xúc hết sức thoải
mái, chuyện này chồng chéo lên chuyện kia không theo một
trình tự nào, và cũng không bị ràng buộc hạn chế bởi không
gian, thời gian. Vì thế, cần có giọng đọc phù hợp với cảm xúc
của tác giả.
Mục đích cuối cùng của hoạt động đọc là người giáo viên
hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh được tinh thần của tác phẩm.
Tóm tắt tác phẩm và nắm bắt được hệ thống hình tượng tác
phẩm.
2.2. Phương pháp gợi mở
18
Phương pháp gợi mở chủ yếu cho người đọc đi tìm để tự
chiếm lĩnh lấy tri thức của mình. Phương pháp này hỗ trợ cho
phương pháp đọc sáng tạo, giúp cho học sinh mở rộng nhận
thức, để phân tích, bình giá các hiện tượng văn học.Vì vậy cần
xây dựng hệ thống câu hỏi logic, chặt chẽ, xây dựng tình huống
có vấn đề; xây dựng hệ thống bài tập, đặt vấn đề cho học sinh
làm theo đề xuất của giáo viên và tiến hành tổ chức tranh luận.
Tác phẩm Chữ người tử tù có kết cấu theo lối vẽ mây nẩy
trăng, tác giả đã để cho viên quản ngục và thầy thơ lại xuất hiện
trước Huấn Cao – nhân vật trung tâm của tác phẩm, gợi trí tò
mò cho bạn đọc và làm cho hình tượng nhân vật được thắp sáng
lên. Vì vậy, xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở ở tác phẩm này
sẽ góp phần tạo hứng thú, bất ngờ cho học sinh. Giáo viên có
thể gợi mở vấn đề cho học sinh suy nghĩ về thái độ của viên
quản ngục và thầy thơ lại khi nghe tin Huấn Cao về trại giam.
Tại sao quản ngục lại quan tâm đến việc Huấn Cao xuất hiện, tại
sao thái độ của thầy quản lại nửa úp, nửa mở, nửa như đề phòng
Huấn Cao, nửa như muốn nhân nhượng? Tại sao quản ngục lại
băn khoăn suy nghĩ, tại? Tại sao tính Huấn Cao vốn khoảnh mà
lại nhận lời cho chữ viên quản ngục? Tại sao cảnh cho chữ lại là
cảnh tượng xưa nay chưa từng có?
Với Người lái đò sông Đà, giáo viên có thể gợi mở học
sinh suy nghĩ về cuộc vượt thác có một không hai của người lái
đò, gợi cho các em ấn tượng về một con sông tồn tại như một
sinh thể có hồn với hai nét tính cách trái ngược nhau.
2.3 Phương pháp nghiên cứu
19
Phương pháp nghiên cứu bước đầu xây dựng cho học sinh
kỹ năng phân tích và cắt nghĩa văn học. Giáo viên nêu vấn đề
cho các em, nghiên cứu và trình bày những hiểu biết của mình.
Chẳng hạn, ở tác phẩm Người lái đò sông Đà cần phải chú trọng
đặt vấn đề nhằm khơi gợi ở học sinh sự đồng điệu, ngưỡng vọng
trước cái tôi giàu cảm xúc, tinh tế, chân thành của người nghệ sĩ.
Những tình cảm cao đẹp đối với quê hương đất nước, gia đình, bè
bạn chắc chắn sẽ có thêm điều kiện để nảy sinh; góp phần vào việc
hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Có thể đưa ra vấn đề: Em hiểu
gì về quan niệm nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trong tác
phẩm “Người lái đò sông Đà”? Hoặc có thể giao bài tập nghiên
cứu cho học sinh chuẩn bị ở nhà trong một khoảng thời gian
nhất định và tổ chức thảo luận trên lớp khi đã có kết quả nghiên
cứu của học sinh.
C . PHẦN KẾT LUẬN
Phân tích và khám phá tác phẩm văn học để các em học
sinh cảm thụ và yêu quý tác phẩm, rung động với tác phẩm
không phải là một điều dễ dàng. Nó đòi hỏi người giáo viên
không chỉ có tài mà còn phải có cái tâm.
20
Trong sáng kiến kinh nghiệm này, người viết đưa ra những
hiểu biết về việc cảm thụ tác phẩm của nhà văn Nguyễn Tuân
theo đúng loại thể của tác phẩm và căn cứ vào bản chất cái Tôi
của nhà văn. Người viết chỉ muốn đưa ra vấn đề để cùng suy
ngẫm chứ không đề xuất một cách dạy cụ thể bởi mỗi người
bằng kinh nghiệm, cái tài và cái tâm của bản thân sẽ có những
hướng tiếp nhận phù hợp. Thiết nghĩ những trình bày ở đây
cũng chỉ là một số gợi ý cho nên không tránh khỏi những bất
cập, thiếu sót, hy vọng nhận được sự bổ sung, góp ý của các
đồng nghiệp để bài viết tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa ngày 20 tháng 05
năm 2013 Tôi xin cam đoan đây
là SKKN của mình viết, không
sao chép nội dung của người
khác.
Lê Thị Cam
21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A/ SÁCH
1. Tạ Duy Anh (chủ biên) – Nghệ thuật truyện ngắn và kí .
NXB Thanh Niên.2000
2. Hà Minh Đức (chủ biên) – Lí luận văn học. NXB Giáo
Dục.2001
3. Lê Bá Hân, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ
biên)- Từ điển thuật ngữ văn học.NXB giáo dục. 1992
4. Nguyễn Thái Hòa – Những vấn đề thi pháp của truyện.
NXB Giáo dục.200
5. Nguyễn Đăng Mạnh- Con đường đi vào thế giới nghệ
thuật của nhà văn. NXB Giáo Dục.1996
B/ TẠP CHÍ
1. Cao Kim Lan- Mấy vấn đề thi pháp cốt truyện. Tạp chí
nghiên cứu văn học. Số 6/2005
2. Tôn Thảo Miên- Nguyễn Tuân, dấu ấn của cá tính sáng
tạo. Tạp chí nghiên cứu văn học, Số 2/2006
22
23