Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tiểu Luận Chính Sách Công, Về Công Tác An Sinh Xã Hội, Chính Sách Ưu Đãi Với Người Có Công Với Cách Mạng.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.17 KB, 13 trang )

MỞ ĐẦU
Mặc dù đang tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về
chính sách cơng nhưng có thể hiểu đơn giản: đó là định
hướng hành động được nhà nước lựa chọn, phù hợp với
đường lối chính trị để giải quyết những vấn đề chung của xã
hội trong một thời kỳ nhất định. Với quan niệm đó, CSC có
vai trị to lớn trong hoạt động quản lý xã hội của nhà nước.
Trong nền hành chính nhà nước, CSC là bộ phận nền
tảng trọng yếu của thể chế hành chính, là cơ sở và chi phối
các yếu tố cấu thành khác của nền hành chính như: bộ máy
hành chính; đội ngũ cán bộ - cơng chức; tài chính cơng.
Ở Việt Nam, với hoạt động quản lý, điều hành của
Chính phủ trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa (XHCN) thì CSC là công cụ tiền đề, không thể
thay thế và chi phối các công cụ quản lý khác như pháp luật,
kế hoạch, phân cấp - phân quyền… Điều đó giải thích vì sao
trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta luôn đặc
biệt quan tâm tới việc nâng cao vai trị của CSC như là một
cơng cụ hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
nói riêng và đẩy mạnh chất lượng của sự nghiệp đổi mới nói
chung. Tuy nhiên, trước yêu cầu ngày càng cao và phức tạp

1


của quản lý nhà nước thì hoạt động hoạch định và thực thi
Chính sách cơng ở nước ta đang ở trong bối cảnh phức tạp
và đặt ra nhiều vấn đề gì cần giải quyết.
Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của nhà nước, trong những năm qua, Quảng Ninh
được biết đến là địa phương tiên phong, sáng tạo trong việc


ban hành cơ chế, đề án, nhằm cụ thể hóa các chủ trương của
Đảng, chính sách của Nhà nước, đặc biệt là về công tác an
sinh xã hội, chính sách ưu đãi với người có cơng với cách
mạng. Từ đó, tạo bước đột phá trong cơng tác xây dựng cơ
sở vật chất, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội
(KT-XH), tạo chuyển biến rõ rệt, người dân phấn khởi, tin
tưởng vào Đảng và Nhà nước, tạo được sự thống nhất,
chung tay, đồng lịng góp phần tạo nên sự khởi sắc trong
kinh tế - xã hội của tỉnh, kể cả những vùng đồng bào dân tộc
thiểu số và miền núi (DTTS&MN), biên giới, hải đảo.

2


NỘI DUNG
I. Tỉnh Quảng Ninh và việc thực hiện tốt chính sách
an sinh xã hội
Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, tỉnh Quảng
Ninh luôn đặc biệt quan tâm, chú trọng tới chính sách đảm
bảo an sinh xã hội. Nhiều vùng nông thôn, biên giới, hải đảo
trên địa bàn tỉnh đã thay da đổi thịt; hàng chục ngàn hộ dân
đã thốt nghèo, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc…
Trên cơ sở chỉ đạo của Trung ương và tình hình thực
tiễn của đất nước và của tỉnh, trong giai đoạn 1991 - 2013,
tỉnh Quảng Ninh đã ban hành nhiều Nghị quyết, quyết định
liên quan đến công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Các
chủ trương, chỉ đạo của Tỉnh ủy được ban hành kịp thời, đáp
ứng tốt yêu cầu, mục tiêu thực hiện công tác an sinh xã hội
trên địa bàn tỉnh qua từng giai đoạn, điều kiện cụ thể, huy
động được tồn bộ hệ thống chính trị cũng như toàn xã hội

tham gia thực hiện.
Căn cứ các quy định của pháp luật, các chủ trương của
Trung ương và Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành nhiều
cơ chế, chính sách đặc thù, phù hợp với từng đối tượng, từng
vùng miền trong điều kiện cụ thể của mỗi giai đoạn phát

3


triển. Các cơ chế, chính sách của HĐND, UBND tỉnh ban
hành đảm bảo đúng pháp luật, đáp ứng tốt yêu cầu, mục tiêu
về công tác an sinh xã hội của cả nước nói chung và của tỉnh
Quảng Ninh nói riêng. Đặc biệt, đối tượng hưởng thụ các cơ
chế, chính sách bảo trợ của tỉnh được mở rộng và áp dụng
cao hơn mức quy định của Trung ương. Đối với 3 nhóm đối
tượng (người già cơ đơn, người tàn tật và trẻ em mồ côi),
tỉnh Quảng Ninh đã triển khai thực hiện tốt mức trợ cấp xã
hội hàng tháng tăng dần theo các năm, qua từng giai đoạn.
Về công tác bảo trợ xã hội, tỉnh Quảng Ninh đã tiến
hành tổng điều tra các đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội và
có các giải pháp kịp thời đảm bảo 100% đối tượng thuộc
diện thụ hưởng của chính sách đều được hưởng chế độ trợ
cấp theo của Trung ương. Ngoài ra, tỉnh đã chủ động xây
dựng chính sách địa phương phù hợp với tình hình thực tiễn,
điều kiện kinh tế của tỉnh nhằm thực hiện tốt chính sách bảo
trợ xã hội cho đối tượng theo quy định, nâng mức trợ cấp
chung của Chính phủ từ 180.000 đồng/người/tháng lên
300.000 đồng/người/tháng (từ năm 2010). Đồng thời,
HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 48/2011/NQ-HĐND
ngày 9-12-2011 về chính sách bảo trợ xã hội đối với người

cao tuổi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ đủ 75 tuổi đến dưới

4


80 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Bằng nguồn kinh phí từ quỹ vì người nghèo các cấp và
các nguồn hỗ trợ khác, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung xây
mới và sửa chữa được 7.150 căn nhà đại đoàn kết giúp cho
hộ nghèo có chỗ ở ổn định. Trong 5 năm (2006 - 2010), tỉnh
Quảng Ninh đã chi gần 2.000 tỷ đồng cho bảo đảm an sinh
xã hội; cho trên 63.766 lượt hộ nghèo vay vốn với trên 408
tỷ đồng để đầu tư sản xuất, vươn lên thoát nghèo. Cùng với
đó, tỉnh Quảng Ninh cũng đã chi 1.454 tỷ đồng hỗ trợ cho
các đối tượng thuộc diện chính sách, hộ nghèo, học sinh,
sinh viên; hỗ trợ cho phát triển sản xuất; trợ giá cước cho
đồng bào vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo...
Cùng với đó, cơng tác chăm sóc sức khỏe sinh sản; bảo
vệ, chăm sóc trẻ em cũng được tỉnh đặc biệt quan tâm chăm
lo. Tỷ lệ phụ nữ mang thai được tiêm phòng uốn ván đạt trên
95%; tỷ lệ phụ nữ mang thai được khám thai từ 3 lần trở lên
đạt trên 97%. Tỷ lệ trẻ em có hồn cảnh đặc biệt được chăm
sóc thường xun đạt 90%. Ngoài ra, tỉnh Quảng Ninh cũng
đặc biệt quan tâm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người
dân, đặc biệt là người dân vùng nông thôn, biên giới, hải
đảo. Đến nay, tỷ lệ dân số nông thôn của tỉnh được sử dụng
nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt trên 90%, qua đó góp phần

5



ổn định cuộc sống cho nhân dân.
Với những kết quả có được, trong những năm tới, tỉnh
Quảng Ninh sẽ tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả
chính sách an sinh xã hội trên tinh thần kết hợp chặt chẽ
giữa tăng trưởng kinh tế với bảo đảm an sinh xã hội, chăm
lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, đặc biệt là đối
với người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng,
đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa.
Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả chính sách an sinh xã
hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cũng như cả nước, tỉnh
Quảng Ninh đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành Trung
ương tăng định mức trần hỗ trợ cho lao động nông thôn học
nghề; tăng chi phí tiền ăn cho đối tượng ưu tiên theo chính
sách của Đề án 1956; sớm có hướng dẫn thực hiện chính
sách hỗ trợ 100% lãi suất cho lao động nơng thôn vay vốn
học nghề, làm việc ổn định tại địa phương; nâng mức hỗ trợ
đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với các xã thuộc diện vùng
bãi ngang ven biển và hải đảo từ 1 tỷ đồng/xã/năm lên mức
2 tỷ đồng/xã/năm; nâng mức cứu trợ đột xuất cho người dân
khi gặp rủi ro, thiên tai, bão lụt, chết người… để vượt qua
khó khăn, khơi phục sản xuất, đảm bảo nguồn thu nhập, ổn
định cuộc sống.

6


II. Tỉnh Quảng Ninh với việc thực hiện tốt chính
sách ưu đãi người có cơng với cách mạng
Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Thương

binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ là những người có cơng với
Tổ Quốc, với nhân dân, cho nên bổn phận của chúng ta là
phải biết ơn, phải yêu thương và giúp đỡ họ", những năm
qua, nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã
không ngừng phát huy truyền thống, đạo lý "Uống nước nhớ
nguồn" luôn trân trọng, biết ơn, đánh giá cao sự cống hiến,
hy sinh to lớn của thương binh, gia đình liệt sỹ, người có
cơng với cách mạng. Đồng thời chăm sóc đời sống vật chất,
tinh thần để các đối tượng này khắc phục khó khăn, ổn định
cuộc sống.
Thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp
lệnh ưu đãi người có cơng và các văn bản quy định của Nhà
nước đối với người có cơng với cách mạng, hàng năm, các
cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các ngành, UBND các
huyện, thị xã, thành phố và các đoàn thể đã tham mưu cho
tỉnh ban hành các văn bản để tổ chức triển khai Pháp lệnh ưu
đãi người có cơng phù hợp với tình hình thực tiễn của địa
phương. Đồng thời ban hành các văn bản về tổ chức các
hoạt động kỷ niệm nhân các ngày lễ lớn, Tết Nguyên đán

7


của dân tộc và ngày 27-7 hàng năm để tặng quà, tổ chức
thăm hỏi các cá nhân và thân nhân người có cơng với cách
mạng.
Quảng Ninh cũng tập trung qn triệt đến các cấp,
ngành về chính sách ưu đãi người có cơng và những văn bản
hướng dẫn, tiến hành tập huấn cho cán bộ các cấp, ngành,
đặc biệt là ngành Lao động, Thương binh và Xã hội từ

huyện đến xã, phường. Nhờ đó sau khi tổ chức triển khai,
đến nay Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả trong công
tác này, tiêu biểu như việc triển khai Đề án hỗ trợ người có
cơng với cách mạng về nhà ở theo Quyết định số
22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, tổng
số hộ người có cơng với cách mạng đề nghị hỗ trợ nhà ở trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh là 8.054 hộ (trong đó 4.229 hộ xây
mới và 3.825 hộ sửa chữa, cải tạo). Giai đoạn năm 20132016 tỉnh đã hoàn thành hỗ trợ nhà ở cho 4.927 hộ (trong đó
2.556 hộ xây mới và 2.371 hộ sửa chữa). Giai đoạn 20172018 tiếp tục đề nghị hỗ trợ cho 3.127 hộ.
Bên cạnh việc thực hiện đầy đủ các chế độ trợ cấp hàng
tháng, trợ cấp một lần, chế độ điều dưỡng, chăm sóc sức
khỏe, chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo… theo quy
định của chính sách hiện hành, tỉnh Quảng Ninh còn ban

8


hành thêm một số cơ chế, chính sách cụ thể riêng để tạo điều
kiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người có cơng
với cách mạng. Cụ thể như: Hỗ trợ tiền ăn mức 1,4 triệu
đồng/người và được tổ chức đi tham quan các di tích lịch sử
văn hóa cho các đối tượng đi điều dưỡng tập trung tại Trung
tâm Điều dưỡng người có cơng của tỉnh, mức 700.000 đồng/
người cho đối tượng điều dưỡng tại gia; hỗ trợ mức 60.000
đồng/tháng và 100.000 đồng/tháng cho học sinh, sinh viên là
con của liệt sỹ, con của thương bệnh binh nặng có hồn cảnh
khó khăn đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng,
trung cấp và các trường dạy nghề. Ngoài quà tặng của Chủ
tịch nước, nhân dịp kỷ niệm ngày Thương binh liệt sỹ 27-7
và Tết Nguyên đán hàng năm, tỉnh đều có quyết định tặng

quà mức 500.000 đồng/người và 1.000.000 đồng/người cho
đối tượng người có cơng trên địa bàn tỉnh.
Sau 5 năm thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có cơng
với cách mạng, tỉnh Quảng Ninh đã quan tâm chi trả kịp
thời, giải quyết các chế độ chính sách cho 45.907 người có
cơng, 13.149 thân nhân người có cơng; 2.756 người được
xác định là người có cơng; đã xác nhận, giải quyết chế độ
cho 191 học sinh, sinh viên là con của người có cơng với
cách mạng hưởng chế độ ưu đãi trong giáo dục, đào tạo…

9


Các chế độ chính sách được thể hiện tương đối tồn diện đã
góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần đối với người
có cơng với cách mạng.
Ưu đãi người có cơng với cách mạng là chính sách
quan trọng của Đảng và Nhà nước. Đối với tỉnh Quảng
Ninh, thời gian qua, ngành Lao động, Thương binh và Xã
hội cùng với các địa phương trong tỉnh ln thực hiện tốt
chính sách đối với người có cơng với cách mạng. Đến nay,
tỉnh đã cơ bản hồn thành các chính sách tồn đọng, giúp cho
nhiều trường hợp người có cơng được xác nhận và giải
quyết quyền lợi theo đúng quy định của Nhà nước.
Nhằm thực hiện mục tiêu 100% hộ gia đình chính sách
có cơng với cách mạng có mức sống bằng và cao hơn so với
mức sống chung của cộng đồng dân cư nơi họ sinh sống,
thời gian tới, tỉnh chủ trương đẩy mạnh hơn nữa cơng tác
chăm sóc đối với người có cơng với cách mạng và thân nhân
gia đình người có cơng với những việc làm cụ thể. Theo đó,

tỉnh tập trung thực hiện tốt chính sách ưu đãi, cải thiện đời
sống và tinh thần cho người có cơng; xây dựng chính sách
hỗ trợ đối tượng và thân nhân người có cơng phát triển sản
xuất, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục;
đẩy mạnh huy động mọi nguồn lực xã hội, cộng đồng cùng

10


với Nhà nước để chăm lo cải thiện đời sống cho người có
cơng.

KẾT LUẬN
Tỉnh Quảng Ninh thực hiện mục tiêu phát triển kinh tếxã hội nhanh, bền vững, ngoài việc gắn kết việc tăng trưởng
nhanh với đảm bảo thực hiện các chính sách an sinh xã hội,
chính sách đối với người có cơng với cách mạng thì việc
thực hiện cơng bằng và tiến bộ xã hội, giảm khoảng cách
chênh lệch giữa các vùng miền và phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo
của Quảng Ninh thấp hơn so với mức bình quân chung của
cả nước dã có những dấu ấn khởi sắc. Thực hiện mục tiêu
này, nhiệm kỳ từ năm 2015 đến nay, tỉnh Quảng Ninh tập
trung rất nhiều giải pháp với khoảng 3.000 tỷ đồng từ các
chương trình, dự án đầu tư trực tiếp vào các cơng trình thiết
yếu phục vụ phát triển sản xuất và đời sống Nhân dân. Đến
nay, bức tranh chung về điều kiện hạ tầng của các xã, thôn
ĐBKK cải thiện rất lớn. Từ nỗ lực của cả hệ thống chính trị,
cơng tác giảm nghèo đã đạt hiệu quả cao. Hiện có hơn 400
hộ dân tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo; tỷ lệ giảm nghèo

11



chung cả tỉnh giảm rất sâu. Đây là kết quả của cả quá trình
triển khai đồng bộ rất nhiều giải pháp... mang đến một bộ
mặt mới cho tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh, điều này
khẳng định, việc nâng cao hiệu quả và đưa ra những chính
sách hợp lý đóng một vai trị hết sức quan trọng trong sự
phát triển của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và tương lai là của
cả đất nước Việt Nam nói chung.

12


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................3
I. Tỉnh Quảng Ninh và việc thực hiện tốt chính sách an sinh
xã hội.....................................................................................3
II. Tỉnh Quảng Ninh với việc thực hiện tốt chính sách ưu đãi
người có công với cách mạng................................................5
KẾT LUẬN..........................................................................8

13



×