TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG
KHOA DƯỢC
TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH NHỮNG TIỀN ĐỀ TƯ TƯỞNG - LÝ LUẬN
HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH.
Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Mã số sinh viên:
Lớp:
Mơn: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Bình Dương, ngày
tháng
năm
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại Học Bình
Dương đã tạo điều kiện để sinh viên chúng em có một mơi trường học tập thoải mái
về cơ sở hạ tầng cũng như cơ sở vật chất. Em xin cảm ơn khoa Lý luận chính trị đã
giúp em được mở mang tri thức về tư tưởng Hồ Chí Minh, một tư tưởng hết sức
quan trọng, đóng vai trị quyết định đối với vận mệnh nước nhà. Qua đó em có thể
nhận thức một cách đầy đủ và toàn diện cuộc đời, sự nghiệp, những đóng góp và
vai trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với tồn thể dân tộc Việt Nam.
Em chân thành cảm ơn thầy Hoàng Trung đã hướng dẫn tận tình để em hồn
thành tiểu luận này, với những giới hạn về kiến thức và thời gian, trong quá trình
tìm hiểu em khơng tránh khỏi thiếu sót, mong thầy góp ý để em hồn thiện hơn nữa
những kiến thức của mình.
Xin chân thành cảm ơn !
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát
triển của chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, là sự kết tinh
tinh hoa văn hóa dân tộc và trí tuệ của thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng
giai cấp và giải phóng con người”.
CHƯƠNG II: NỘI DUNG
CÁC TIỀN ĐỀ TƯ TƯỞNG - LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ
CHÍ MINH
1. Giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam.
- Trước hết đó là chủ nghĩa yêu nước và ý chí kiên cường trong đấu tranh dựng
nước và giữ nước.
+ Là dòng chủ lưu chảy xuyên suốt trường kỳ lịch sử Việt Nam, là chuẩn mực cao
nhất, là nhân tố hàng đầu trong bảng giá trị tinh thần của con người Việt Nam. Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu sâu sắc truyền yêu nước đó.
“Dân ta có một lịng nồng nàn u nước. Đó là truyền thống q báu của
ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết
thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó
khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”
+ Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đứng đầu trong bảng giá trị tư tưởng của người
Việt.
+ Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam biểu hiện: mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, cả dân
tộc nhất tề đứng lên đánh giặc cứu nước. Người Việt Nam luôn căm thù đế quốc
thực dân cao độ, sẵn sàng xả thân cứu nước.
+ Yêu nước Việt Nam trở thành triết lý nhân sinh của người Việt:
Nước mất nhà tan.
Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược
Có nhân, có chí, có anh hùng.
=> HCM tiếp thu chủ nghĩa yêu nước Việt Nam:
+ Sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, được nghe nhiều câu chuyện
đánh giặc giữ nước, chứng kiến cảnh áp bức bóc lột của đế quốc, tay sai đối với
nhân dân, chứng kiến phong trào yêu nước của dân tộc => từ rất sớm HCM có
được tinh thần yêu nước, thương dân, điều đó đã tạo cho HCM ngay từ nhỏ sớm có
hồi bão lớn lao, có động cơ to lớn, thơi thúc ra đi tìm đường cứu nước.
+ Trong quá trình tìm đường cứu nước, từ yêu nước Người đã vượt qua mọi hiểm
nguy, gian nan vất vả để quyết tìm con đường cứu dân cứu nước.
+ Từ yêu nước, Người hy sinh tất cả những riêng tư bản thân vì sự nghiệp giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Đặc biệt HCM biết khơi
dậy tinh thần yêu nước cho cả dân tộc Việt Nam đứng lên tự giải phóng mình.
Tiếp thu chủ nghĩa yêu nước, HCM đã phát huy vào cách mạng Việt Nam: luôn
giáo dục, răn dạy mọi người nêu cao tinh thần yêu nước => đây là mẫu số chung
quy tụ đoàn kết dân tộc làm cách mạng thành cơng.
+ Chính sức mạnh truyền thống đó đã thúc giục người thanh niên giàu nhiệt huyết
đi tìm con đường cứu nước, cứu dân.
+ Là động lực chi phối mọi hành động, suy nghĩ của Người trong cuộc đời hoạt
động cách mạng.
+ Là cơ sở tư tưởng dẫn dắt Người đến với chủ nghĩa Mác – Lênin.
“Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ không phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa
tôi tin theo Lênin, tin theo quốc tế III”
- Thứ hai là tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đồn kết tương thân, tương ái,
khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý.
+ Hình thành cùng với sự hình thành dân tộc, từ hoàn cảnh và nhu cầu đấu tranh
quyết liệt với thiên nhiên và với giặc ngoại xâm.
+ Người Việt sống với nhau có tình có nghĩa, sống thủy chung, sống biết tơn kính
những người có cơng với dân, với nước, sống bao dung độ lượng.
+ Nhân dân Việt Nam luôn đề cao nhân nghĩa, trọng hiền tài, chia sẽ những buồn
vui sướng khổ.
=> HCM tiếp thu:
- Sinh ra và lớn lên trong gia đình đầy lịng nhân ái, cùng với việc được học
hành, HCM sớm có lịng nhân ái, yêu thương con người. Lòng nhân ái ở
HCM thể hiện trong qua trình tìm đường cứu nước, chứng kiến cảnh các dân
tộc thuộc địa trên khắp thế giới bị áp bức bóc lột => Người đau xót, cảm
thơng, ni ý chí quyết tâm tìm con đường giải phóng các dân tộc bị áp bức
tồn thế giới.
- Thể hiện ở HCM là người có trái tim yêu thương con người bao la, không chỉ
người Việt Nam mà tất cả nhân dân thế giới.
- Truyền thống ấy đã gắn kết người dân Việt Nam thành một sức mạnh bền
vững.
“Bầu ơi, thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
+ Kế thừa, phát huy truyền thống này, Bác Hồ nhấn mạnh 4 chữ “đồng”:
“Dân ta xin nhớ chữ đồng
Đồng tình, đồng sức, đồng lịng, đồng minh.”
+ Tư tưởng đại đoàn kết ở Người.
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công”
- Thứ ba: Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống lạc quan, u đời;
có niềm tin vào chính nghĩa, tin vào sức mạnh của bản thân và dân tộc.
+ Động viên nhau vượt khó khăn, gian khổ, tin tưởng vào tương lai.
“Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”
“Đi diệt thù như đi trẩy hội mùa xuân”
+ Thi vị hoá gian khổ.
“Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan, vợ húp gật đầu khen ngon”
“Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi”
+ Thể hiện trong con người Hồ Chí Minh: tác phong, nhân cách, đạo đức; thơ
văn….
“Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ, canh măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh, dịch sử đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang”
- Thứ tư: Dân tộc Việt Nam là dân tộc cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo
trong sản xuất và chiến đấu, đồng thời là dân tộc ham học hỏi, cầu tiến bộ và không
ngừng mở rộng cánh cửa tiếp nhận tinh hoa văn hoá nhân loại.
+ Dân tộc Việt Nam có tinh thần hiếu học, cầu thị.
+ Trên cơ sở giữ vững bản sắc dân tộc, người Việt Nam biết chọn lọc, tiếp thu,
cải biến những cái hay, cái tốt, cái đẹp của người thành những giá trị riêng
của mình.
2. Tinh hoa văn hóa nhân loại.
– Tiếp thu tư tưởng và văn hoá phương Đông.
- Về nho giáo:
+ Ngay từ nhỏ, HCM đã được học chữ nho với các thầy vốn là những nhà Nho
yêu nước. Đạo đức nho giáo thấm vào tư tưởng, tình cảm của Người khơng
phải là những giáo điều “tam cương ngũ thường” nhằm bảo vệ tôn ty trật tự
phong kiến, phân biệt đẳng cấp, khinh thường phụ nữ… mà là tinh thần nhân
nghĩa, đạo đức, triết lý hành động, tư tưởng nhập thé, hành đạo, giúp đời….
+ Người nhận thức rõ: Nho giáo (chung), Khổng Tử (riêng) là ý thức hệ bênh
vực và bảo vệ chế độ phong kiến. HCM sử dụng những yếu tố tiến bộ trong
đạo Nho: đề cao văn hoá, lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học. HCM khai
thác, lựa chọn những yếu tố tích cực và cải tạo lại nội dung trên cơ sở thế
giới quan Mác - Lênin và nhân sinh quan cách mạng, nhằm phục vụ cho
nhiệm vụ cách mạng.
“Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái những điều hiểu
biết quý báu của các đời trước để lại”
- Về Phật giáo: Đạo Phật du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, đó là một tơn giáo và
gắn bó với đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam, để lại nhiều dấu ấn trong văn
hoá Việt Nam: Từ tư tưởng, tình cảm, tín ngưỡng cho đến phong tục tập quán, lối
sống… Hồ Chí Minh đã tiếp thu và chịu nhiều ảnh hưởng sâu sắc về tư duy, hành
động, ứng xử của Phật giáo.
• Tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn.
• Nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm điều thiện.
• Tinh thần bình đẳng, chống mọi phân biệt đẳng cấp.
• Đề cao lao động, chống lười biếng.
• Sống gắn bó với nhân dân, với đất nước.
- Khi đã là người mácxít, Nguyễn Ái Quốc vẫn tìm hiểu về chủ nghĩa Tam dân của
Tơn Trung Sơn, vì tìm thấy ở đó “những điều thích hợp với điều kiện đất nước ta”
Tinh hoa văn hoá phương Tây.
- Từ rất sớm, HCM chịu ảnh hưởng rất sâu rộng của nền văn hoá dân chủ và cách
mạng phương Tây, đặc biệt là truyền thống văn hoá dân chủ, tiến bộ của nước Pháp
=> Đây là tư tưởng nhân văn đạo đức mang tầm nhân loại vì con người. Chính tư
tưởng này đã hướng HCM sang Pháp.
“Khi tôi độ 13 tuổi, lần đầu tiên tôi nghe 3 chữ Pháp: Tự do – Bình đẳng –
Bác ái. Đối với chúng tôi, người da trắng nào cũng là người Pháp. Người Pháp nói
như thế. Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm
xem những gì ẩn sau những chữ ấy”
- Trên con đường bôn ba khắp năm châu bốn biển, Người đã để tâm xem xét tình
hình, nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm các cuộc cách mạng điển hình trên thế
giới.
+ Tư tưởng nhân quyền dân quyền của nước Mỹ.
+ Chủ nghĩa nhân văn nhân đạo thời phục hưng => Những tác phẩm lý luận của họ
đã đi vào nền văn học phương Tây và có ảnh hưởng tới tư tưởng của HCM (tinh
thần pháp luật…)
+ Tư tưởng nhân đạo của Giêsu.
+ Chủ nghĩa Mác – Lênin.
+ Chủ nghĩa Mác – Lênin là bộ phận văn hoá đặc sắc nhất, tinh tuý, cách mạng
khoa học nhất của nhân loại và Chủ nghĩa Mác - Lênin mang tính hiện thực.
+ Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân – giai cấp tiên tiến
nhất. Nó là học thuyết tổng kết q khứ, giải thích và cải tạo hiện tại, chuẩn bị và
hướng dẫn tương lai.
“Chủ nghĩa Mác – Lênin không chỉ là cẩm nang thần kỳ, là kim chỉ nam mà còn là
mặt trời soi sáng cho chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới CNXH và CNCS”
+ Là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến TTHCM, là cơ sở hình thành thế giới quan
và phương pháp luận của HCM.
3. Chủ nghĩa Mác - Lê nin.
- Đem lại cho Người phương pháp đúng đắn để tiếp cận văn hoá dân tộc và văn
hố, trí tuệ nhân loại. HCM đã chuyển hố và nâng cao được những yếu tố tích cực,
tiến bộ của truyền thống dân tộc, cũng như tinh hoa văn hoá nhân loại để tạo ra tư
tưởng của mình.
- Tìm thấy quy luật phát triển tất yếu của nhân loại: sớm hay muộn dân tộc sẽ đi
đến CNXH.
- HCM đã tổng kết kinh nghiệm cách mạng thế giới và thực tiễn đấu tranh giải
phóng dân tộc để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.
- Nâng HCM lên một tầm cao mới, vị thế mới: từ một người đi tìm đường cứu nước
đã trở thành người dẫn đường cho dân tộc Việt Nam.
- Giá trị đối với nhân loại: đây là đỉnh cao của chủ nghĩa nhân đạo.
“Nếu nói Khổng Tử, Giêsu, Phật giáo là nhân đạo thì xét đến cùng tồn bộ
học thuyết Mác – Lênin nhằm giải phóng con người triệt để nhất, đưa con người
đến tự do hoàn toàn, giúp con người một phương tiện, phương pháp, con đường để
đạt được mục đích”
=> Điều này cho phép chúng ta khẳng định: TTHCM thuộc hệ tư tưởng của giai
cấp vơ sản, có tính cách mạng, khoa học rất sâu sắc và triệt để.
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN
Nâng cao năng lực tư duy lý luận và phương pháp công tác: Nâng cao nhận thức về
vai trị, vị trí của Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam, làm cho Tư
tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trị chủ đạo trong đời sống tinh thần của thế hệ trẻ.
Củng cố lập trường, quan điểm cách mạng. Đấu tranh chống những quan điểm sai
trái. Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh vào giải quyết các vấn đề của cuộc sống đặt
ra. Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng và rèn luyện bản lĩnh chính trị: Giáo
dục tư cách, phẩm chất, đạo đức cách mạng. Sống hợp lý, yêu cái tốt, cái thiện;
ghét cái ác, cái xấu. Nâng cao lòng tự hào về Bác và Đảng ta, tự nguyện sống và
rèn luyện theo tấm gương của Người. Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống:
hoàn thành tốt nhiệm vụ, đóng góp thiết thực và hiệu quả cho sự nghiệp của cách
mạng Việt Nam.