Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Văn hóa ứng xử người nhật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.1 KB, 29 trang )

VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI NHẬT TRONG CUỘC SỐNG
HÀNG NGÀY

Họ và tên:
MSSV:
GV hướng dẫn:


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề..........................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu..................................................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................4
6. Kết cấu của nghiên cứu...............................................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HĨA ỨNG XỬ.......................................6
1.1. Tổng quan về văn hóa ứng xử..................................................................................6
1.1.1. Khái niệm văn hóa và văn hóa ứng xử..................................................................6
1.1.1.1. Khái niệm văn hóa.............................................................................................6
1.1.1.2. Khái niệm văn hóa ứng xử.................................................................................7
1.1.2. Đặc điểm của văn hóa ứng xử...............................................................................9
1.1.3. Tầm quan trọng của văn hóa ứng xử...................................................................10
1.1.4. Tác động của văn hóa ứng xử đến sự phát triển xã hội.......................................10
1.2.1. Chủ quan.............................................................................................................14
1.2.2. Khách quan.........................................................................................................15
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NHẬT BẢN..........................................................16
2.1. Vị trí địa lý............................................................................................................16
2.2. Khí hậu.................................................................................................................. 18
2.3. Kinh tế- xã hội.......................................................................................................20
2.4. Văn hoá.................................................................................................................22




CHƯƠNG 3: VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI NHẬT TRONG CUỘC SỐNG
HÀNG NGÀY.............................................................................................................24
3.1 Khái quát về văn hóa ứng xử của người Nhật.........................................................24
3.1.1. Sự hình thành văn hóa ứng xử của người Nhật Bản............................................24
3.1.2. Một số khía cạnh đặc trưng trong văn hóa ứng xử của người Nhật....................24
3.2. Văn hóa ứng xử của người Nhật trong cuộc sống hàng ngày.................................24
3.2.1 Văn hóa ứng xử ở nơi cơng cộng.........................................................................24
3.2.2 Văn hố ứng xử với hàng xóm.............................................................................24
3.2.3 Văn hố ứng xử với người lạ...............................................................................24
3.2.4. Văn hóa ứng xử trong bữa ăn hàng ngày............................................................24
3.3. Đánh giá về văn hóa ứng xử của người Nhật Bản..................................................24
3.3.1. Những ưu điểm...................................................................................................24
3.3.2. Những nhược điểm.............................................................................................24
KẾT LUẬN.................................................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................25


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mỗi một đất nước, một vùng miền lại có một giá trị văn hóa và cách thức ứng xử
khác nhau. Hiểu rõ về văn hóa và cách ứng xử của một đất nước trước khi chúng ta đến
với đất nước đó chính là tơn trọng họ và tơn trọng chính bản thân mình. Văn hóa ứng
xử tồn tại trên thế giới từ khi trái đất còn đang ở thời nguyên thủy. Ứng xử nó xảy ra
khi có người với người hoặc với chính bản thân chúng ta. Văn hóa ứng xử được hình
thành một cách tự nhiên, chỉ đơn giản là hình thành theo các cá nhân, tập thể. Khi một
đứa trẻ sinh ra, không đồng nghĩa với việc cha mẹ phải dạy về văn hóa ứng xử mà đơn
giản là đứa trẻ được sinh ra và quan sát, học hỏi mà từ đó hình thành nền hành vi ứng
xử dần dần sẽ là văn hóa ứng xử.

Văn hóa ứng xử tồn tại ở bất kỳ một xã hội nào. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có
cho mình những bản sắc văn hóa ứng xử riêng khơng hịa lẫn vào đâu được. Ví dụ như
ở Hàn Quốc, trước khi ăn cơm người ta sẽ chúc mọi người ăn ngon miệng. Họ ăn rất
nhiều và đưa một phần thức ăn lớn vào miệng nhai. Đó là để thể hiện sự ngon miệng và
tơn trọng người nấu ăn. Tuy nhiên ở phương Tây các phần ăn đều rất ít và họ thường
chia ra từng đĩa cho mỗi cá nhân để tránh việc gắp chung đũa, ăn chung nồi. Cịn ở
Việt Nam thì khi ăn phải mời từ người lớn tuổi nhất xuống và ăn uống từ tốn, khoanh
chân. Tuy nhiên, ta không thể chỉ trích bất kỳ một nét văn hóa nào cả vì đó là nét đẹp
riêng biệt của mỗi quốc gia trên thế giới.
Nhật Bản luôn được biết đến là một đất nước có nền văn hóa cực kỳ độc đáo và
đa dạng. Khơng những thế, đất nước này cịn nổi tiếng về những cảnh đẹp được thiên
nhiên ưu ái như hoa anh đào, núi Phú Sĩ,….; con người Nhật Bản có phong cách ứng
xử nhã nhặn và trách nhiệm nhất thế giới. Quốc gia này đã khiến cả thế giới ngã mũ
kính phục vì những nét đẹp trong văn hóa ứng xử. Nhật Bản chính là một quốc gia có
văn hóa ứng xử có thể được coi là phức tạp trên thế giới, bởi vì ở đây là một quốc gia
có nền văn hóa lâu đời. Đặc biệt là văn hóa ứng xử, người Nhật Bản rất coi trọng lễ
nghi và phép lịch sự, các quy tắc ứng xử ở mỗi một vị trí, khơng gian và thời gian cũng
sẽ có sự thay đổi trong văn hóa Nhật. Do đó, trong văn hóa ứng xử hàng ngày của
1


người Nhật có rất nhiều điều đặc biệt, độc đáo. Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về
văn hóa ứng xử của người Nhật Bản, tôi đã quyết định thực hiện đề tài với chủ đề
“Văn hóa ứng xử của người Nhật trong cuộc sống hàng ngày” để nghiên cứu sâu
hơn về nét văn hóa ứng xử đặc trưng của người Nhật Bản trong cuộc sống hàng ngày.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Có rất nhiều bài báo, tạp chí hay nghiên cứu liên quan đến văn hóa ứng xử
(VHƯX) ở nhiều khía cạnh, cụ thể một số tác giả tiêu biểu dưới đây:
Một bài tạp chí của tác giả Mạch Lê Thu (2021), “Một số vấn đề lý luận về văn
hóa ứng xử nơi làm việc và văn hóa ứng xử trên mạng xã hội tại Việt Nam”, Học viện

Báo chí và Tuyên truyền. Bài báo nghiên cứu về văn hóa ứng xử nơi làm việc và ứng
xử trên mạng xã hội. Bài báo dẫn chứng về câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh với tác
phẩm “Sửa đổi làm việc”, có đề cập đến phong cách làm việc nhân, nghĩa, trí, dũng,
liêm”; phải giữ kỷ luật, phải “chí công vô tư”. Tác giả nghiên cứu rằng, trong nơi làm
việc phải thực hiện theo hai cách, thứ nhất là nguyên tắc ứng xử và văn hóa nơi làm
việc dựa trên hệ giá trị (value-based), tư tưởng mà cơ quan, cơng sở đó theo đuổi
(value-based CoC). Thứ hai là, ngun tắc ứng xử và văn hóa nơi làm việc dựa trên
việc tuân thủ pháp luật và các quy định (compliance-based). Ngồi ra, về khía cạnh
VHƯX trên MXH, tác giả lấy dẫn chứng cụ thể về số liệu đo được trên Zalo, Facebook
và kế thừa nghiên cứu văn hóa giao tiếp Hofstede người thiết kế ra Chỉ số Khoảng cách
Quyền lực (Power Distance Index). nghiên cứu Edward T.Hall (1976) đưa ra khái niệm
giao tiếp dựa nhiều vào bối cảnh và giao tiếp ít dựa vào bối cảnh. [1]
Một nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Dực Quang, Nguyễn Thị Ngọc Hà
(2018), “Nghiên cứu về văn hóa ứng xử học đường và giáo dục văn hóa ứng xử học
đường” nghiên cứu là sự kết hợp của hai sinh viên ở hai trường Đh là Đh sư phạm Hà
Nội 2 và Đh Đồng Tháp. VHƯXHĐ và giáo dục VHƯXHĐ đã được các nghiên cứu
trong nước đề cập thông qua các hướng tiếp cận khác nhau có thể hệ thống theo hai
nhóm: Tiếp cận trực tiếp hoặc tiếp gián tiếp. Theo hướng tiếp cận gián tiếp, VHƯXHĐ
được xem như một nội dung của văn hóa nhà trường, hoặc như một biểu hiện của văn
hóa giao tiếp trong nhà trường, hoặc như một sự ứng xử sư phạm. Điều này cho thấy:
2


Dù tiếp cận theo phạm trù nào thì VHƯXHĐ cũng được đặt trong mối quan hệ với yếu
tố văn hóa và được xem xét trong phạm vi nhà trường. Nội dung được đề cập trong các
nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của ứng xử học đường, biểu hiện của ứng xử học
đường trong các mối quan hệ diễn ra trong nhà trường, lớp học cùng những yếu tố tác
động đến việc hình thành VHƯXHĐ. Bên cạnh việc nêu lên những bất cập về
VHƯXHĐ, các nghiên cứu đã hình thành hệ thống giải pháp đa dạng với nội dung và
biện pháp giáo dục cụ thể, trong đó chú trọng đến việc hình thành mơi trường giáo dục

thuận lợi để hình thành văn hóa học đường. Như vậy, các cơng trình nghiên cứu đã tạo
nên nền tảng tri thức quan trọng cho việc tiếp tục nghiên cứu và xây dựng hệ thống lí
luận về VHƯXHĐ và giáo dục VHƯXHĐ. [2]
Một bài báo của tác giả Ngô Hương Lan (2009), “Nghiên cứu vài nét về VHƯX
của người Nhật Bản”, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á. Nghiên cứu này đã được tác giả
thực hiện và công bố trên trang Thông tin khoa học và Xã hội, số 11. 2009. Tác giả đã
nghiên cứu và sơ lược về sự ra đời của nền văn hóa nhật nói chung và đưa ra các đặc
điểm độc đáo trong VHƯX Nhật như Ứng xử với tự nhiên, Ứng xử với xã hội, Ứng xử
với gia đình và Ứng xử với bản thể. [3]
Một bài báo của trang báo ASIA (2020), “Những nét đẹp truyền thống trong văn
hóa Nhật bản”, Tập đồn kinh tế quốc tế Asia. Đã cơng bố về nét đẹp truyền thống
trong văn hóa Nhật bản với nét văn hóa độc đáo, đây là một nét đẹp văn hóa ít bị pha
trộn bởi nền văn hóa khác trên thế giới như nét văn hóa Trà đạo, trang phục Kimono
nổi tiếng thế giới, tinh thần võ sĩ đạo, văn hóa ẩm thực SuShi, đất nước của những lễ
hội có một khơng hai. Bài báo đã đề cập đến các đặc trưng như cách ăn uống, cách
uống rượu, cách ứng xử với người khác trong cuộc sống. [4]
Một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN
(2021), “Ứng xử của người Việt Nam hiện nay trong không gian công cộng” tờ báo số
ngày 23/3/2021. Nghiên cứu là kế thừa của Chương trình “Nghiên cứu những vấn đề
trọng yếu về khoa học xã hội và nhân văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội” vừa được
Hội đồng nghiệm thu ngày 16/3 tại Hà Nội. Nghiên cứu đề cập đến VHƯX của người
Việt nơi công cộng trong xã hội hiện đại đứng trước tiến trình cơng nghiệp hóa và thời
3


đại công nghệ 4.0. Hành vi ứng xử chuẩn mực của một cộng đồng trong xã hội hiện đại
được nghiên cứu và phát triển như thế nào. Việc ứng xử phải phù hợp với thời cuộc và
so sánh với thời điểm từ năm 2015- 2021, so sánh giữa lối sống nông nghiệp, nông dân,
nông thôn sang một lối sống đô thị đã và đang được đơ thị hóa. Theo đó, xuất phát từ
nhu cầu thực tiễn, nhóm nghiên cứu Đề tài đã tập trung vào một số nội dung nghiên

cứu gồm: thực tiễn những biểu hiện ứng xử của người Việt Nam hiện nay; nguyên
nhân của những ứng xử chưa đúng, chưa đẹp và chưa phù hợp hay những hành vi lệch
chuẩn; xu hướng biến đổi ứng xử của con người Việt Nam hiện nay so với 5 năm trước
đây và xu hướng ứng xử của người Việt Nam trong thời gian tới; vai trò của KGCC
trong đời sống của người Việt Nam hiện nay; giải pháp phát huy các ứng xử đúng, đẹp
và phù hợp đồng thời điều chỉnh các ứng xử xấu xí. [5]
3. Mục đích nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lí luận về văn hố ứng xử, về văn hố Nhật bản, người viết muốn
tìm hiểu về những nét đặc sắc trong văn hoá ứng xử của người Nhật trong cuộc sống
hàng ngày.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Văn hóa ứng xử của người Nhật
Phạm vi nghiên cứu: Chủ yếu tập trung ở góc cạnh “văn hóa ứng xử của người
Nhật trong cuộc sống hàng ngày”
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu chủ yếu sử dụng 2 phương pháp sau:
+ Phương pháp tổng hợp tài liệu liên quan đến VHƯX của người Nhật Bản, các
tài liệu là các bài báo, tạp chí hay các nghiên cứu đã được công bố trên Internet.
+ Phương pháp phân tích và đánh giá dữ liệu: PP được sử dụng để nghiên cứu
phân tích và đánh giá các đặc điểm, đặc trưng trong VHƯX người Nhật.
6. Kết cấu của nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận và các danh mục, Kết cấu của nghiên cứu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về văn hóa ứng xử
Chương 2: Tổng quan về Nhật Bản
4


Chương 3: Văn hóa ứng xử của người Nhật trong cuộc sống hàng ngày

5



CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ
1.1. Tổng quan về văn hóa ứng xử
1.1.1. Khái niệm văn hóa và văn hóa ứng xử
1.1.1.1. Khái niệm văn hóa
Văn hóa là một trường nghĩa rộng bao hàm nhiều nét văn hóa đặc trưng cho từng
khía cạnh khác nhau mang tính khác biệt rõ rệt: văn hóa xã hội, văn hóa gia đình, văn
hố ăn, văn hố mặc, văn hóa sống, văn hóa giao tiếp,… Mỗi nét văn hóa có vị trí và
đặc điểm riêng. Văn hố ứng xử có vai trị rất quan trọng trong địi sống thường nhật và
địi sống tâm linh của nhân loại nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng. Có thể nói
nét đặc trưng nổi bật nhất của văn hoá ứng xử là hành vi ứng xử của con người trong
toàn cộng đồng xã hội hay nói cách khác nó chính là nét đặc trưng của bản sắc dân tộc.
Theo cách hiểu khác văn hóa là lấy cái đẹp để giáo hố, văn là đẹp, hoá là giáo
hoá, khái niệm này là của triết gia Lưu Hướng thời Tây Hán.
Đến thời hiện đại nhà văn hoá học người Anh-Taylor định nghĩa: “văn hoá là một
tổng thể phức tạp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong
tục và cả những năng lực, thói quen mà con người đạt được trong xã hội” Sau đó cịn
có nhiều định nghĩa khác tiếp cận như: văn hóa là phi tự nhiên, là đặc trưng người, là
nhân hố, văn hố là trình độ người (Unessco). Văn hoá là chất lượng cuộc sống. “Văn
hố là cái gì cịn lại sau khi người ta đã quên đi tất cả, là cái vẫn thiếu khi người ta đã
học tất cả”_E.Henriotte.
Trong Hội nghị của Unessco, Tổ chức văn hố họp tại Mêhicơ với gần 500 nhà
nghiên cứu văn hoá từ 26 tháng 7 đến ngày 6 tháng 8 năm 1982 đã định nghĩa: “Văn
hoá là một phức thể, tổng thể các đặc trưng, diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và
tình cảm… khác hoạ nên bản sắc của một gia đình, cộng đồng, làng xóm, vùng miền,
quốc gia, dân tộc….Văn hố khơng chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà còn cả
những lối sống những quyền cơ bản của con người, những hệ giá trị, những truyền
thống, tín ngưỡng, những di sản văn hố hữu thể và những di sản văn hố vơ hình”.
Trong từ điển tiếng Việt văn hoá được hiểu là: “văn hố là tổng thể nói chung tất

cả những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử”.
6


Văn hố là tồn bộ những sản phẩm vật chất và tinh thần do con người sáng tạo
hoặc tai tạo lại từ tự nhiên và từ trong quá khứ.
Theo UNESCO: ‘Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong
quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một
hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng
của mỗi dân tộc”.
Theo Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi người
mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn
giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các
phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”.
Ở một góc độ khác, người ta xem văn hóa như là một hệ thống các giá trị vật chất
và tinh thần do con người sáng tạo, tích lũy trong hoạt động thực tiễn qua quá trình
tương tác giữa con người với tự nhiên, xã hội và bản thân. Văn hóa là của con người,
do con người sáng tạo và vì lợi ích của con người. Văn hóa được con người giữ gìn, sử
dụng để phục vụ đời sống con người và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Theo định nghĩa chung nhất:
Văn hóa là tất cả những giá trị vật thể do con người sáng tạo ra trên nền của thế
giới tự nhiên. Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác
nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Văn hóa bao
gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía
cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh
vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện, v.v... Cả hai khía cạnh cần thiết để làm
ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa.
1.1.1.2. Khái niệm văn hóa ứng xử
“Ứng xử” là từ ghép gồm “ứng” và “xử”, trong đó “ứng” có nghĩa là ứng đối,ứng
phó; “xử” là xử lí, xử thế, xử sự. “Ứng xử là phản ứng của con người đối với sự tác

động của người khác đối với mình trong một tình huống cụ thể nhất định. Ứng xử là
một biểu hiện của giao tiếp. Nó là sự phản ứng của con người trước sự tác động của
người khác đối với mình trong một tình huống nhất định được thểhiện qua thái độ,
7


hành vi, cử chỉ và cách nói năng của con người nhằm đạt kết quả tốt nhất trong mối
quan hệ giữa con người với nhau. Ứng xử của con người được quy định bởi các chuẩn
mực xã hội rõ rệt. Xét trên phương diện nhân cách thì bản chất của ứng xử chính là
những đặc điểm tính cách của cá nhân được thể hiện qua hệthống thái độ, hành vi, cử
chỉ và cách nói năng của cá nhân với những người xung quanh.”
Ta có thể hiểu: Ứng xử là thế ứng xử, là sự thể hiện triết lí sống, các lối sống, lối
suy nghĩ, lối hành động của một cộng đồng người trong việc giải quyết các mối quan
hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội từ vi mơ (gia đình) đến vĩ mơ (xã hội).
Văn hố ứng xử là: “Thế ứng xử, là sự thể hiện triết lí cuộc sống,cac lối sống lối
suy nghĩ lối hành động cua một cộng đồng nhười trong việc ứng xử và giải quyết
những mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội, từ vi mô đến vĩ mô, từ gia
đình đến tồn xã hội”. Văn hố ứng xử là những quy định thành văn và bất thành văn
trong tất cả các xã hội.
Văn hố ứng xử cịn được hiểu dùng để chỉ thái độ, hành vi của con người trong
giao tiếp đời sống với những người xung quanh. Văn hố ứng xử cịn bao gồm cả cách
ứng xử với thiên nhiên với môi trường nhân văn xung quanh đời sống con người.
Trong văn hoá ứng xử, giao tiếp là sự trao đổi truyền đạt các nội dung, tư tưởng,
tình cảm, kinh nghiệm và tri thức, thơng tin khác thông qua ngôn ngữ và các quy ước
hay một hệ thống tín hiệu nào đó giữa con người với nhau. Giao tiếp là quá trình phức
tạp đa dạng diễn ra trong sự thiết lập và tiến hanh cuộc giao tiếp giữa nhưng cá nhân
bắt nguồn từ nhu cầu phối hợp, kết hợp hoat động chung. Giao tiếp còn là nhu cầu xã
hội đầu tiên của con người và cũng là điều kiện quan trọng hình thành và phát triển tồn
tại của mỗi cá nhân cũng như toàn xã hội. Giao tiếp thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể
và khách thể. Trong xã hội con người luôn hướng tới những gì hồn thiện, tốt đẹp và

giao tiếp cũng khơng ngừng phát triển, nhận thức. Khi giao tiếp, vốn hiểu biết của
người này truyền sang người khác, bổ sung cho nhau giúp nhau hiểu biết hơn, nhận
thức mỗi người ngày càng phong phú và sắc sảo hơn.
Văn hóa ứng xử là một trong những yêu cầu quan trọng của việc giao tiếp có văn
hóa. Nó góp phần thể hiện hành vi đạo đức, diện mạo nhân cách cá nhân trong xã hội.
8


Văn hóa ứng xử mang trong nó những giá trị đạo đức, thẩm mỹ phù hợp với bản sắc
dân tộc, là sự kết tinh giữa cái truyền thống và hiện đại, các dân tộc và quốc tế. Nó
mang tính chuẩn mực cho thế hệ, trở thành một quy ước chung, nếp sống của mỗi cá
nhân, mỗi cộng đòng, mỗi dân tộc. Tuy nhiên văn hóa ứng xử của mỗi cá nhân cũng
khác nhau vì nó được hình thành trong q trình học tập, rèn luyện và trưởng thành của
mỗi cá nhân trong xã hội.
1.1.2. Đặc điểm của văn hóa ứng xử
Văn hóa ứng xử phụ thuộc vào từng hồn cảnh, bối cảnh, phạm vi và thói quen.
Trong văn hóa ứng xử có nhiều nét đặc trưng:
Văn hóa ứng xử được tạo lập từ khi còn bé: Một đứa trẻ lớn lên trong một mơi
trường, được có sự tồn tại của văn hóa và văn hóa ứng xử, nó hình thành tự nhiên
thơng qua cái nhìn, quan sát, lời nói và hành đồng của mơi trường xung quanh từ đó tạo
nên văn hóa ứng xử tự nhiên nhất tuy nhiên khơng chuẩn mực, sau khi lớn lên văn hóa
ứng xử bộc lộ rõ hơn và chuẩn mực hơn.
Văn hóa ứng xử hình thành thơng qua mơi trường: Văn hóa ứng xử hình thành
thơng qua mơi trường sống bao gồm mơi trường gia đình, mơi trường học đường, mơi
trường cơng cộng,... nếu mơi trường tốt sẽ hình thành nên văn hóa ứng xử tốt và ngược
lại. Môi trường tác động lớn đến sự hình thành thành và phát triển của văn hóa ứng xử.
Văn hóa ứng xử hình thành từ bản năng của mỗi người: Mỗi người có một cá
tính, nhận thức và bản thể khơng giống ai, văn hóa ứng xử hình thành là nhờ vào chính
bản thể của một người, do vậy không đề cập tới môi trường hay các yếu tố khác thì
VHUX có thể hình thành từ bản năng, người đó tự ghi nhận và ứng xử một cách chuẩn

mực.
Văn hóa ứng xử với ngun tắc tình cảm: Trong văn hóa ứng xử, việc đặt tình
cảm vào trong ứng xử thể hiện cái lý, cái tình đặc biệt là người Việt Nam.
Văn hóa ứng xử coi trọng danh dự: Danh dự chính là một phần của VHUX, trong
VHUX, danh dự thể hiện sự tôn trọng người khác cũng như tơn trọng bản thân mình
khi ứng xử với người khác.

9


Văn hóa ứng xử thể hiện ở ngơn từ: Ngơn từ là một phần không thể thiếu của
VHUX, ngôn từ chính là cách để thể hiện VHUX của bản thân. Ngơn từ có thể mang
tính chất thân mật hóa hoặc mang tính cộng đồng.
1.1.3. Tầm quan trọng của văn hóa ứng xử
Ở mỗi khía cạnh, văn hóa ứng xử lại có một tầm quan trọng riêng, tuy nhiên xét
về khía cạnh văn hóa ứng xử nói chung thì có vai trò sau đây:
VHUX giúp bản thân tự tin hơn, khi bản thân có thể ứng xử tốt đồng nghĩa với
việc chúng ta tự tin hơn, có thể sải bước chân rộng hơn, và những người có VHUX tốt
thường sẽ tạo dựng được nhiều mối quan hệ và dễ dàng tìm kiếm cơ hội cho bản thân.
VHUX giúp định hình những giá trị của bản thân, bản thân của mỗi người có mỗi
giá trị riêng và khi định hình được giá trị của bản thân tức mọi người xung quanh sẽ
tôn trọng lại chính bản thân của bạn và khi đó tiếng nói của bạn sẽ lớn hơn, có trọng
lượng hơn.
VHUX góp phần tạo lập sự văn minh của xã hội, VHUX thể hiện sự văn minh
của xã hội, một hành động nhỏ hay lời nói thể hiện ngay bản chất của VHUX của xã
hội. Một xã hội có VHUX tốt đồng nghĩa là xã hội đó cũng văn minh hơn. Chẳng hạn
như ở Nhật Bản VHUX nơi công cộng rất được coi trọng và khi các quốc gia khác
nhìn vào sẽ cho rằng đất nước Nhật Bản rất văn minh.
VHUX giúp xây dựng hình ảnh của cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp: cách cư xử
giữa người với người, giữa một cá nhân với một tập thể, giữa cấp trên với cấp trên tạo

ra một nét văn hóa đẹp, nó góp phần tạo dựng hình ảnh đẹp trong mắt của quần chúng
và xã hội.
1.1.4. Tác động của văn hóa ứng xử đến sự phát triển xã hội
Đối với mỗi quốc gia, dân tộc, văn hóa ứng xử thường mang dấu ấn trong cách tư
duy, cách giáo dục, cách hành xử của mỗi con người, tính nhân văn của cộng đồng và
thể hiện trong chính sách phát triển xã hội, có tác động nhất định đến sự phát triển kinh
tế - xã hội.

10


Văn hóa ứng xử là một trong những thành tố của văn hóa. Do vậy, ở mỗi dân tộc,
mỗi quốc gia đều có những quy phạm ứng xử xã hội phù hợp với điều kiện văn hóa, thể
hiện tính người thông qua cách ứng xử của mỗi cá nhân trong cộng đồng.
Sự phát triển xã hội đặt con người vào trung tâm của sự phát triển, ngược lại cách
con người ứng xử với nhau trong xã hội có thể nhìn nhận được và có những tác động
nhất định đến sự phát triển xã hội. Mối quan hệ này cho thấy, con người khơng thể
sống tách biệt hồn tồn với xã hội cũng như khơng thể tồn tại mà khơng có những mối
quan hệ với thế giới quanh mình. Như C.Mác viết: “Xã hội - cho dù nó có hình thức gì
đi nữa…đều là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa những con người”. Chính bởi
vậy, trong việc đánh giá sự phát triển của xã hội và sự tác động của văn hóa, thì cần
chú ý đến tác động của văn hóa ứng xử. Điều này có thể nhìn nhận từ chính hoạt động
của con người đối với xã hội.
Trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, sự phát triển xã hội
Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nếu như con người thiếu nhận thức đúng đắn về sự giao
lưu và kết nối văn hóa. Điều đó phản ánh nền tảng văn hóa trong mỗi con người, sự
vững chắc của giá trị văn hóa trong xã hội, do vậy, văn hóa ứng xử là một trong những
cơ sở thể hiện khả năng phát triển xã hội, vì nó thể hiện sự nhận thức và hành động của
các cá nhân, của cộng đồng và được thể hiện trong chính sách phát triển xã hội của hệ
thống chính trị.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, sự giao lưu văn hóa đã và đang tạo ra
khơng ít thách thức với chính con người với vai trò là đối tượng tạo ra và phát triển văn
hóa, trong việc nhận thức về giá trị của văn hóa, phát huy giá trị của giao lưu văn hóa
trong đời sống xã hội. Từ góc độ văn hóa ứng xử, rõ ràng có một bộ phận, nhất là giới
trẻ chưa tìm được cách thể hiện mình trong điều kiện đa văn hóa hiện nay.
Văn hóa chỉ phát triển thơng qua các mối quan hệ xã hội thường xuyên, nhưng
chịu sự điều chỉnh bởi nhiều mối quan hệ khác, đồng thời được kế thừa và tiếp nối từ
thế hệ này sang thế hệ khác thơng qua q trình học hỏi, tương tác với môi trường và
với các thành viên trong xã hội. Điều đó khẳng định, vấn đề ứng xử được đặt ra như
một nhu cầu của quá trình phát triển văn hóa nói riêng và phát triển xã hội nói chung.
11


Văn hóa ứng xử chỉ có ở con người, chịu sự chi phối mạnh mẽ từ nền tảng văn
hóa của cá nhân và của xã hội. “Văn hóa ứng xử là hệ thống các khuôn mẫu ứng xử
được thể hiện ở thái độ, kỹ năng ứng xử của cá nhân và cộng đồng người trong mối
quan hệ với môi trường tự nhiên, xã hội và bản thân, trên cơ sở những chuẩn mực văn
hóa - xã hội nhất định, để bảo tồn, phát triển cuộc sống cá nhân và cộng đồng nhằm
làm cho cuộc sống của cá nhân và cộng đồng giàu tính người hơn”. Do vậy, văn hóa
ứng xử và sự phát triển xã hội có mối quan hệ tác động lẫn nhau. Văn hóa ứng xử chi
phối những mối quan hệ con người với con người, con người với tự nhiên và con người
với bản thân mình. Văn hóa ứng xử được nhìn nhận từ hai phạm vi là văn hóa xã hội và
văn hóa cá nhân.
“Những tác động của văn hóa ứng xử đến sự phát triển xã hội có sự thể hiện đa
dạng qua nhiều cách thức, được nhìn nhận qua mối quan hệ giữa con người với con
người trên nền tảng văn hóa cá nhân. Văn hóa cá nhân khơng chỉ được hiểu đơn giản là
những tri thức, những giá trị văn hóa do người đó tiếp nhận được thơng qua con đường
giáo dục, đào tạo,… mà cần được mở rộng hơn là cách thức cá nhân sử dụng những tri
thức, những giá trị văn hóa đó trong cuộc sống của mình như thế nào.
Một trong những tác động của văn hóa nói chung, văn hóa ứng xử nói riêng, đến

xã hội thể hiện qua hiệu ứng chức năng. Đó là sự phản ánh cách thức văn hóa hoạt
động để có thể duy trì và phát triển xã hội. Những tác động này có thể kể đến việc thúc
đẩy sự tham gia của người dân, góp phần phát triển cộng đồng, hình thành và giữ gìn
bản sắc, xây dựng sự gắn kết xã hội… Suy nghĩ và hành vi của mỗi người chịu ảnh
hưởng bởi hai yếu tố cá nhân và môi trường xã hội và hai hình thức định hướng là điều
chỉnh và chế tài.
Thứ nhất, những hành động được điều chỉnh theo quy định của pháp luật, theo
những quy phạm pháp luật, chịu những chế định cụ thể. Đây là cách định hướng bề nổi
vì chúng có thể được nhận diện rõ ràng. Mọi người dân sống trong xã hội đều phải tuân
thủ những điều được quy định trong Hiến pháp và pháp luật. Nếu vi phạm những điều
đó, con người sẽ phải chịu xử phạt theo các chế tài. Đây là những quy định theo hình

12


thức mang tính chất bắt buộc và góp phần định hướng hoạt động của con người trong
hoạt động thực tiễn với mục đích bảo vệ và bảo đảm sự cơng bằng giữa mọi người.”
Thứ hai, những ảnh hưởng ngầm không được cơng nhận theo hướng chính thức ở
bề nổi và khó nhìn thấy được. Đó là các thơng lệ, thói quen và các “luật bất thành văn”
góp phần hình thành nên văn hóa ứng xử, bởi quan niệm “trăm cái lý khơng bằng một
tý cái tình” trong văn hóa Việt Nam. Trong cách tư duy của người Việt, cái tình ln
có tác động mạnh và trực tiếp đến hành vi của con người. Trong một xã hội như vậy,
những hành động thể hiện nhân tính, tình người được đánh giá cao, được tơn vinh. Bởi
vậy, để có được sự ủng hộ của cộng đồng trong quá trình phát trình phát triển xã hội,
việc tác động đến tình cảm của con người là rất quan trọng.
Trên cơ sở hai định hướng đó, văn hóa ứng xử được hình thành, phát triển và chi
phối đến suy nghĩ, hành vi của con người trong xã hội. Tuy nhiên, văn hóa ứng xử vừa
thể hiện những tác động, vừa được hoàn thiện theo sự phát triển xã hội. Do vậy, cần có
cách nhìn khách quan để nhận diện những tác động của văn hóa ứng xử đến sự phát
triển xã hội. Một số cách thức thể hiện sự tác động có thể kể đến là: Cách con người

giao tiếp với nhau; cách con người thể hiện thái độ, hành vi; cách thích ứng của con
người trong xã hội.
Điểm quan trọng nhất của văn hóa ứng xử tác động đến sự phát triển xã hội là
cách con người giao tiếp với nhau. Xã hội được hình thành trên nhiều mối quan hệ
khác nhau của con người, trong đó quan hệ giữa con người với con người là mối quan
hệ cơ bản nhất. Để duy trì và phát triển nó, con người trao đổi thơng tin, tác động, ảnh
hưởng lẫn nhau thông qua phương tiện giao tiếp bằng ngơn ngữ, thể hiện qua lời nói,
chữ viết, hay giao tiếp phi ngôn ngữ, thể hiện qua nét mặt, cử chỉ, trang phục… Qua
đó, con người tạo mối liên hệ, sự tương tác và khẳng định sự tồn tại, sự sống của mình
trong xã hội. Việc giao tiếp phổ biến nhất là bằng lời nói, “lựa lời mà nói cho vừa lịng
nhau” để duy trì mối quan hệ tốt đẹp này. Trong quá trình giao tiếp, cá nhân tự điều
chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội và các quan hệ xã hội.
Tuy nhiên, thực tế đời sống xã hội lại đang tác động nhiều chiều dẫn đến nhiều cách

13


hiểu về chuẩn mực các quan hệ xã hội. Đây là hệ quả tất yếu trong bối cảnh tồn cầu
hóa, khơng chỉ riêng đối với Việt Nam.
Văn hóa ứng xử tác động đến sự phát triển xã hội thể hiện qua cách con người thể
hiện thái độ, hành vi trong xã hội. Đây là cách thức con người thể hiện sự nhận thức và
khả năng vận dụng những tri thức, giá trị văn hóa mà mình có được vào đời sống thực
tiễn. Việc thể hiện thái độ và hành vi phản ánh nhận thức và cảm nhận của cá nhân về
một hiện tượng cụ thể khi nó tác động trực tiếp đến bản thân, đồng thời kết quả của nó
tác động đến xã hội, nhất là trong điều kiện hiện nay. Ví dụ như, những hoạt động thiện
nguyện, như “Cặp lá yêu thương”, “Trao cơ hội đi học, cho cơ hội đổi đời”,… thể hiện
tinh thần “lá lành đùm lá rách” trong văn hóa Việt Nam là những điểm sáng thể hiện
tình người trong mối quan hệ giữa con người với con người trong đời sống xã hội, thể
hiện giá trị nhân văn của văn hóa ứng xử Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam được đánh giá
là một trong những điểm đến hấp dẫn về du lịch trên thế giới khơng chỉ bởi những danh

thắng thiên nhiên mà cịn bởi những giá trị văn hóa, con người Việt Nam. Chính hành
vi thân thiện và thái độ mến khách đã góp phần quan trọng quảng bá thương hiệu du
lịch Việt Nam ra thế giới, qua đó thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Như vậy, cách
ứng xử của mỗi cá nhân, mỗi cơng dân Việt Nam trong q trình hội nhập có tác động
khơng nhỏ đến hình ảnh của đất nước với bạn bè thế giới.
1.2. Nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử
1.2.1. Chủ quan
Gia đình: Gia đình là nhân tố ảnh hướng đến sự hình thành và phát triển của
VHUX, VHUX trong gia đình vơ cùng quan trọng chính là nền tảng cho VHUX ở
ngồi xã hội, nếu gia đình có VHUX tốt đẹp và chuẩn mực giữa các thành viên thì
VHUX hình thành và phát triển có tác động cũng sẽ chuẩn mực với xã hội. Ngược lại,
nếu VHUX trong nội bộ gia đình khơng tốt sẽ ảnh hưởng đến tư duy và hình thành
VHUX của trẻ em và dần lớn lên cũng khó để uốn nắn.
Bản thân: Bản thân cũng có thể tiếp thu và xử sự theo một chuẩn mực gọi là
VHUX, nếu VHUX của bản thân tốt thì sẽ có tác động tốt đến người xung quanh và xã

14


hội, nếu bản thân không khắt khe và ứng xử khơng tốt hoặc thiếu khéo léo thì có nghĩa
là VHUX kém.
Thói quen và lối sống: Thói quen chính là phong cách sống, phong cách nói
chuyện, giao tiếp, đối nhân xử thế. Thói quen tốt sẽ hình thành một VHUX tốt và
ngược lại. Do vậy việc hình thành những thói quen tốt sẽ có tác động tốt hơn đối với
bản thân và xã hội.
1.2.2. Khách quan
Xã hội: Thực tế cho thấy, sự tác động của VHUX tốt hay không một phần là do
xã hội ảnh hưởng, nếu một người sống trong một xã hội văn minh với những chuẩn
mực, quy tắc xã hội khắt khe thì thường sẽ tạo ra những con người văn minh và ứng xử
tốt, nhưng xã hội với nhiều tệ nạn, phù phiếm thì kéo theo văn minh kém.

Bạn bè: Tác động của bạn bè có ảnh hưởng khá lớn đến VHUX của mỗi cá nhân
trong xã hội, một người bạn tốt với VHUX tốt sẽ có tác động tích cực đến hành vi ứng
xử của một người bạn khác, do vậy mà một người bạn tốt sẽ chơi với một người bạn tốt
mà sẽ không chơi với người bạn xấu.
Trường học: Trường học là một môi trường rộng lớn với nhiều người nhiều lứa
tuổi, việc hình thành nên VHUX tốt hay xấu sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố là về môi
trường đào tạo, giáo viên, bạn bè... VHUX học đường cũng chính là nhân tố giúp định
hình nên VHUX tốt của một cơng dân, một xã hội lớn.

15


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NHẬT BẢN
2.1. Vị trí địa lý
2.1.1. Khái quát chung
Nhật Bản (Japan) là một quốc gia và đảo quốc có chủ quyền nằm ở khu vực Đơng
Á. Quốc gia này nằm bên rìa phía đơng của biển Nhật Bản và biển Hoa Đơng, phía tây
giáp với bán đảo Triều Tiên qua biển Nhật Bản, phía bắc giáp với vùng Viễn Đông của
Liên bang Nga theo biển Okhotsk và phía nam giáp với đảo Đài Loan qua biển Hoa
Đông.
Nhật Bản là quốc gia đông thứ 11 thế giới, đồng thời là một trong những quốc gia
có mật độ dân số và đơ thị hóa cao nhất. Khoảng 3/4 địa hình của Nhật Bản là đồi núi,
tập trung dân số 125,44 triệu người trên các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển. Quốc gia này
được chia thành 47 tỉnh thuộc 8 vùng địa lý. Khu vực thủ đô Tokyo là đại đô thị đông
dân nhất thế giới với 37,4 triệu dân.

Hình 2.1. Bản đồ địa lý Nhật Bản
16



2.1.2. Địa lý
Nhật Bản nằm trên đường ranh giới giữa bốn mảng kiến tạo địa chất của Trái Đất.
Nhưng quan trọng là mảng chuyển động này diễn ra không mấy êm ả và có thể dẫn tới
những xung động đột ngột mà kết quả là động đất. Khi mảng Thái Bình Dương chìm
xuống, các lớp trầm tích bề mặt bị vỡ ra và bị biến dạng. Thậm chí lớp vỏ đại dương
cũng sẽ bị tan chảy thành dung nham dâng lên bề mặt, phun trào ở vô số các ngọn núi
lửa. Sự phun trào núi lửa cùng với quá trình trầm tích tạo thành một chuỗi các hịn đảo
nhiều núi – một dải đảo hình cung.
Động đất và sóng thần:
Vị trị địa lý của Nhật Bản khiến cho nước này là một trong những quốc gia xảy ra
nhiều thiên tai nhất thế giới. Hai mối đe dọa nghiêm trọng nhất là động đất và sóng
thần. Mỗi năm Nhật Bản phải chịu 7500 trận động đất nhẹ, riêng Tokyo có đến 150
trận. Hầu hết các trận động đất này quá nhẹ, khơng thể nhận ra, nhưng cũng có những
trận động đất rất mạnh. Từ trận động đất Kanto chết chóc năm 1923, tới nay Nhật Bản
đã phải trải qua 16 vụ động đất và sóng thần. Vụ sóng thần khủng khiếp gần đây nhất
xảy ra vào ngày 11 tháng 3 năm 2011 là hậu quả của trận động đất ngầm ngoài khơi
Tohoku của Nhật Bản mạnh 9 độ richte, sóng thần cao nhất là 39m, đánh vào ven bờ
Sendai làm cho cả thành phố và các khu vực xung quanh bị thiệt hại nặng nề, làm gần
16.000 người chết, hơn 6.000 người bị thương và hơn 2.600 người mất tích.
Phong cảnh thiên nhiên
Nhật Bản là một xứ sở có phong cảnh được coi là một trong những nơi đẹp nhất
thế giới, được đánh giá là một trong 10 đất nước tuyệt vời nhất trên thế giới (năm
2010) và cũng là đại diện châu Á duy nhất có mặt trong danh sách này với bốn mùa
thay đổi rõ rệt: mùa xuân với hoa anh đào nở dần từ nam lên bắc, mùa hè cây cối xanh
mướt, mùa thu lá phong (momiji) đỏ thắm từ bắc xuống nam, mùa đông tuyết trắng
tinh khôi. Núi Phú Sĩ (Fujisan) là ngọn núi cao nhất Nhật Bản, nằm giữa đồng bằng, lại
có tuyết bao phủ nơi phần đỉnh núi, là nguồn cảm hứng của rất nhiều văn sĩ và thi sĩ
cũng như của các văn nghệ sĩ, trong đó có các nhiếp ảnh gia và họa sĩ khắp bốn
phương.
17




×