Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hệ lụy từ chứng thèm ngủ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.26 KB, 5 trang )

Hệ lụy từ chứng thèm
ngủ
Nếu không khắc phục được chứng thiếu ngủ, ngay cả ban ngày cũng
ngáp lên ngáp xuống, không kiểm soát được, lúc này bạn phải cẩn
thận. Cơ thể đang dùng tín hiệu thèm ngủ để báo hiệu một loại bệnh
nào đó “ đeo bám” rồi.

1. Bệnh thiếu máu

Dấu hiệu nguy hiểm: Thèm ngủ, da nửa mặt trắng bệch

Trong thời đại của dinh dưỡng quá thừa, thiếu máu vẫn còn khá phổ biến
vì cách chế biến, thói quen dinh dưỡng thay đổi theo hướng bất lợi…

Mệt mỏi, buồn ngủ là triệu chứng thường gặp nhất của thiếu máu, cũng
có thể kèm theo chóng mặt, đau đầu, ù tai, hoa mắt, không tập trung vv.
Những triệu chứng này là do thiếu máu làm cho cơ bắp hoặc hệ thống
thần kinh thiếu ô xy gây ra.

Biện pháp cải thiện: bổ sung sắt

Xuất hiện các triệu chứng trên, có thể đi đến bệnh viện kiểm tra máu
hoặc 4 hạng mục thiếu máu thì có thể chẩn đoán được rõ ràng. Lúc này
cần bổ sung thêm sắt và ngăn chặn thiếu máu tái phát lại.

2. Não thiếu oxy trầm trọng

Dấu hiệu nguy hiểm: thèm ngủ và phản ứng chậm chạp

Não thiếu ô-xy trong thời gian dài, ngoài việc gây ra buồn ngủ, mệt mỏi,
thờ ơ, còn có thể gây ra một loạt các chứng về tâm thần, thần kinh như


trí nhớ kém, hành vi bất thường, tính cách thay đổi…, đôi lúc nhìn giống
như “ngơ ngẩn, phản ứng chậm chạp”.
Bộ não là trung tâm chi phối toàn cơ thể con người, lượng tiêu hao
dưỡng khí của bộ não chiếm 25% tổng lượng tiêu hao dưỡng khí toàn cơ
thể. Hiện tại nhiều văn phòng thường ở trong các tòa nhà không thoáng
khí, không khí không lưu thông, cũng dễ dẫn đến tình trạng não thiếu
oxy mãn tính.

Biện pháp cải thiện: Hãy hít thở sâu

Não thiếu ôxy thì cần tích cực tìm lý do, nếu cơ thể có bệnh gì đó thì
phải tích cực chữa trị. Ngoài ra, tích cực cải thiện môi trường làm việc,
thông gió,thông khí, tích cực tham gia tập thể dục dưỡng khí như đi bộ,
chạy bộ, hít thở sâu vv.

3. Gan có vấn đề

Dấu hiệu nguy hiểm: Thèm ngủ và vàng da

Rất nhiều người vì công việc phải thường xuyên uống rượu hoặc thích
uống rượu, nhưng lại không biết cơ thể đang dần dần mệt mỏi, kèm theo
vàng da, da thô ráp, chán ăn, ngán dầu mỡ, buồn nôn vv.

Biện pháp cải thiện: ăn ít dầu mỡ

Gan là cơ quan quan trọng cần phải “dưỡng”, công việc của gan rất vất
vả, vì vậy chúng ta cần phải cố gắng hết sức giảm bớt gánh nặng cho
gan. Rượu gây nguy hại rất lớn cho gan cho nên những người bị bệnh
gan nhất định không được uống rượu. Thời gian dài ăn quá nhiều thức
ăn dầu mỡ cũng gây ra mỡ gan vì vậy cần khống chế dung nạp chất béo.


Ngoài ra, thời gian dài cảm thấy mệt mỏi, mất sức, buồn ngủ thì nên lập
tức đi khám bác sỹ để tránh gây ra bệnh gan.

4. Bệnh tiểu đường đang phát tác

Dấu hiệu nguy hiểm: Thèm ngủ và khó tỉnh dậy

Não thiếu ôxy trong thời gian dài ngoài gây ra buồn ngủ, mệt mỏi, tham
ngủ ra, còn có thể gây ra một loạt mệt mỏi về thể chất, cảm thấy không
muốn tỉnh dậy. Trong thực tế, bệnh nhân tiểu đường buồn ngủ vào ban
ngày gấp đôi những người khác, vì đây là bệnh trao đổi chất, cho nên
biểu hiện của căn bệnh này rất đa dạng, thiếu tính đặc trưng. Ban ngày
buồn ngủ, mệt mỏi lâu dài cũng có thể là do bệnh tiểu đường đang phát
tác.

Biện pháp cải thiện: kiểm tra đường huyết

Định kỳ kiểm tra đường huyết, nếu đường máu chạm mức giới hạn, bác
sĩ sẽ khuyên bạn nên kiểm tra thêm, chẳng hạn như kiểm tra lượng dung
nạp glucose, chẩn đoán sớm và tích cực điều trị, làm cho đường huyết
được khống chế ở mức độ bình thường là biện pháp quan trọng nhất.

5. Chướng ngại hô hấp giấc ngủ

Dấu hiệu nguy hiểm: Thèm ngủ và ngáy to như sấm

Chướng ngại hô hấp giấc ngủ ngoài dấu hiệu ban ngày buồn ngủ, mệt
mỏi, đêm ngủ lại ngáy to như sấm.


Nguyên nhân xuất hiện buồn ngủ, mệt mỏi là do trong khi ngủ hô hấp
tạm ngừng gây ra thiếu ôxy cho cơ thể, cơ thể thiếu ô xy sẽ làm cho các
bộ phận cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ, thường xuyên ngưng hô
hấp làm cho giấc ngủ sâu liên tục bị gián đoạn, dẫn đến chất lượng giấc
ngủ kém

Biện pháp cải thiện: thay đổi tư thế ngủ

Nếu bạn có thói quen nằm ngửa để ngủ thì nên đổi thành nắm nghiêng,
triệu chứng ngáy sẽ giảm đi. khi cần thiết nhờ sự trợ giúp của bác sĩ.

6. Tín hiệu của bệnh tim

Dấu hiệu nguy hiểm: ngay cả khi tỉnh ngủ cũng rất mệt mỏi

Mệt mỏi, yếu, mất sức là một triệu chứng phổ biến của bệnh tim. Bệnh
tim có thể làm cho tuần hoàn máu không lưu thông, các chất thải trao
đổi chất cũ mới (chủ yếu là lactic acid) có thể tích lũy trong các mô, kích
thích dây thần kinh, gây ra mệt mỏi. Mệt mỏi có thể nhẹ hoặc có thể
nặng, nhẹ có thể không cần để ý, nhưng nặng lại gây trở ngại cho công
việc. Tuy nhiên, mệt mỏi do bệnh tim không có tính đặc thù, nó rất khó
để phân biệt với các bệnh khác gây ra bởi sự mệt mỏi. Ngoài triệu chứng
mệt mỏi ra, còn có thêm các triệu chứng khác như khó thở vv.

Biện pháp cải thiện: duy trì trọng lượng ở mức chuẩn

Bệnh tim quan trọng ở khâu phòng chống, trong cuộc sống khống chế
trọng lượng cơ thể, bỏ thuốc lá. Chế độ ăn uống hợp lý, nên làm được
“ba thấp”, đó là nhiệt lượng thấp, chất béo thấp và cholesterol thấp.
Thường xuyên tập thể dục: giúp tăng cường chức năng tim, thúc đẩy sự

trao đổi chất bình thường của cơ thể, đặc biệt là thúc đẩy quá trình
chuyển hóa chất béo, ngăn ngừa sự xuất hiện của xơ vữa động mạch.

7. Cơ thể suy yếu

Dấu hiệu nguy hiểm: buồn ngủ trong thời kỳ “đèn đỏ”

Đông y học cho rằng, buồn ngủ trong thời kỳ “đèn đỏ” là do tỳ hư, khí
huyết không đủ, hoặc thận tinh bị tổn thương gây nên. Thời kỳ đèn đỏ
buồn ngủ do khí huyết không đủ gây ra thường xuyên xuất hiện ở những
phụ nữ có thể chất suy yếu, biểu hiện là ít khí, lười nói chuyện, khó chịu,
mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, hồi hộp, lo lắng.

Biện pháp cải thiện: Phụ nữ buồn ngủ trong thời kỳ đèn đỏ, thường ngày
phải chú ý tăng cường hoạt động thể chất, chẳng hạn như chạy chậm,
chơi bóng, chơi thái cực quyền vv, chọn một hình thức tập luyện mà
mình yêu thích, kiên trì lâu dài. Trong chế độ ăn uống chú ý ít ăn thức ăn
ngọt và béo. Mùa hè có thể ăn nhiều dưa hấu, mùa đông nên ăn nhiều củ
cải ngọt, thường ngày cũng nên ăn cháo đậu đỏ, cháo lúa mạch, cháo kê.
Tóm lại phụ nữ hay buồn ngủ trong thời kỳ kinh nguyệt, chỉ cần lưu ý
trong cuộc sống hàng ngày và uống thuốc đúng giờ theo hướng dẫn của
bác sĩ thì có thể đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn.

×