Thuốc chống trầm cảm: Nguy cơ gãy
xương
Theo các số liệu thống kê dịch tễ, sử dụng các
thuốc chống trầm cảm 3 vòng (tricyclic
antidepressant – TCA) và các thuốc ức chế
chọn lọc tái thu hồi serotonin (selective
serotonin reuptake inhibitor – SSRI) có thể
làm tăng nguy cơ gãy xương. Các cán bộ y tế
nên cân nhắc nguy cơ này khi tư vấn cho
bệnh nhân cũng như khi quyết định kê đơn
thuốc.
Điểm lại các nghiên cứu dịch tễ, chủ yếu ở bệnh
nhân trên 50 tuổi cho thấy nguy cơ gãy xương
khi sử dụng SSRI và TCA. Cơ chế dẫn đến sự
tăng nguy cơ này còn chưa được làm sáng tỏ.
Thuốc chống trầm cảm có thể làm tăng nguy cơ
gãy xương
Tổng hợp từ 9 nghiên cứu quan sát, khoảng tỷ lệ
nguy cơ tương đối (odds ratio) xảy ra gãy xương
khi sử dụng SSRI (ở tất cả các mức) là từ 1,4
(khoảng tin cậy 95% 0,93 – 2,24) đến 2,4
(khoảng tin cậy 95% 2,0 – 2,7). Nguy cơ này thể
hiện rõ rệt ở hầu hết các nghiên cứu. Với các
nghiên cứu sử dụng TCA, tỷ lệ này dao động từ
1,2 (khoảng tin cậy 95% 0,7 – 2,2) đến 2,2
(khoảng tin cậy 95% 1,8 – 2,8), ngoại trừ một
nghiên cứu thì nhìn chung kết quả này thấp hơn
so với tỷ lệ dự đoán xảy ra với SSRI.
Sáu trong chín nghiên cứu đánh giá về liều đáp
ứng cho thấy nguy cơ gãy xương có khả năng
xảy ra ở SSRI có cao hơn so với TCA. Sáu
trong chín nghiên cứu đánh giá về thời gian sử
dụng chỉ ra rằng nguy cơ gãy xương liên quan
đến việc sử dụng SSRI ban đầu dường như tăng
lên và đạt cực đại trong vòng 6 – 12 tháng đầu
tiên sử dụng thuốc, sau đó giảm dần; tuy nhiên
nguy cơ vẫn được duy trì ở mức độ cao nếu
dùng kéo dài (trên 1,5 năm). Đối với TCA, nguy
cơ này đạt đến mức cao nhất trong thời gian
ngắn sau khi dùng (1 – 2 tháng) và biến mất nếu
dùng kéo dài (6 – 12 tháng). Sau khi ngừng sử
dụng (3 – 12 tháng), nguy cơ xảy ra gãy xương
liên quan đến sử dụng SSRI và TCA sẽ biến mất
tương đối nhanh chóng. Tuy nhiên, bốn trong
chín nghiên cứu lại nhận thấy tác dụng không
mong muốn này vẫn tiếp tục xảy ra sau khi
dừng thuốc. Không có nghiên cứu nào tiến hành
đánh giá đồng thời giữa liều đáp ứng và thời
gian sử dụng.
Nguy cơ té ngã
Mối tương quan giữa SSRI và nguy cơ té ngã
chưa được biết đến rõ ràng. Một số nghiên cứu
chỉ ra rằng việc sử dụng SSRI có liên quan đến
sự tăng nguy cơ té ngã và nguy cơ này xảy ra ở
SSRI cao hơn so với các nhóm thuốc chống
trầm cảm khác, trong đó chủ yếu là TCA. Tuy
nhiên, một số nghiên cứu khác lại cho thấy nguy
cơ té ngã khi sử dụng SSRI tương đương hoặc
thấp hơn so với TCA. Một nghiên cứu tiến hành
tại Italia trên những bệnh nhân điều trị tại nhà
cho thấy việc sử dụng các thuốc chống trầm
cảm không làm tăng nguy cơ té ngã.
SSRI và sự giảm mật độ xương
Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối tương quan
giữa việc sử dụng các thuốc chống trầm cảm và
sự giảm mật độ xương, tuy nhiên, một số nghiên
cứu khác lại nhận thấy không có mối liên quan
này.
Kết luận
Sau khi cân nhắc điểm mạnh và hạn chế của các
nguồn dữ liệu hiện có, có thể đưa đến kết luận
rằng các chế phẩm chứa SSRI và TCA nên được
cập nhật thông tin từ các nghiên cứu dịch tễ về
nguy cơ gãy xương khi sử dụng các thuốc này.
Từ các dữ liệu trên, không thể rút ra kết luận
chắc chắn nào về mối liên quan giữa nguy cơ
gãy xương với liều đáp ứng hoặc thời gian sử
dụng cũng như chưa chứng minh được rõ ràng
cơ chế xảy ra tác dụng không mong muốn này.
Lời khuyên cho các cán bộ y tế
Điểm lại các nghiên c
ứu dịch tễ, chủ yếu ở
bệnh nhân trên 50 tuổi đã cho thấy nguy c
ơ
gãy xương khi s
ử dụng thuốc ức chế chọn
l
ọn tái thu hồi serotonin hoặc thuốc chống
trầm cảm 3 vòng. Cơ ch
ế dẫn đến tác dụng
không mong muốn này hiện chưa được l
àm
sáng tỏ.
Các cán bộ y tế nên bi
ết về sự gia tăng nguy
cơ gãy xương liên quan đ
ến việc sử dụng 2
nhóm thuốc này, từ đó, cân nhắc nguy c
ơ
này khi tư vấn cho bệnh nhân cũng nh
ư khi
quyết định kê đơn thuốc.