Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

Tài liệu Tiên Lượng Nguy Cơ Gãy Xương Qua Internet ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.03 KB, 1 trang )

Tiên Lượng Nguy Cơ Gãy Xương Qua Internet
Ngo Manh Tran, M.D Ph.D.
www.yduocngaynay.com
19/02/2009
Gãy xương là hậu quả nghiêm trọng nhất của hội chứng loãng xương hay xốp xương. Trong vài
năm gần đây, giới chuyên môn đã nhận thức rằng đơn thuần dựa vào đo lường mật độ xương
(bone mineral density – BMD) để chẩn đoán loãng xương có nhiều thiếu sót, vì hơn 50% phụ nữ
gãy xương không có BMD thấp. Nguy cơ gãy xương chịu sự tác động của nhiều yếu tố nguy cơ
như cao tuổi, giảm trọng lượng cơ thể, tiền sử gãy xương, tiền sử té ngã và một số yếu tố nguy
cơ khác như xử dụng thuốc có tác hại đến chu trình chuyển hóa của xương.

Do đó, một định hướng mới trong ngành loãng xương là phát triển các mô hình tiên lượng
(prognostic model) nhằm giúp cho việc nhận dạng cá nhân có nguy cơ gãy xương cao, và giúp
cho việc quản lý bệnh trạng tốt hơn. Một trong những nhóm nghiên cứu đi tiên phong trong lĩnh
vực này là nhóm nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Y khoa Garvan (Úc châu) dưới sự lãnh đạo của
Gs Nguyễn Văn Tuấn. Năm 2007 và 2008, Tiến sĩ Nguyễn Đình Nguyên và Gs Tuấn công bố
hai mô hình tiên lượng gãy xương trên tập san Osteoporosis International. Mô hình tiên lượng
của Gs Tuấn đã được thử nghiệm ở các quần thể Úc, Canada, New Zealand, v.v… và kết quả rất
tốt.
Mô hình này đã được phát triển thành một website để giúp cho đồng nghiệp toàn cầu truy cập và
xử dụng. Website ở đại chỉ: www.FractureRiskCalculator.com. Mô hình tiên lượng xử dụng
4 yếu tố: độ tuổi, chỉ số T (BMD), tiền sử gãy xương, và tiền sử té ngã. Nếu không có BMD thì
có thể thay BMD bằng trọng lượng cơ thể.

Bạn có thể tự mình thử bằng cách: Ghi tên, cho biết là phái nam hay nữ, độ tuổi, cho biết từ 50
tuổi tới bây giờ có bị gãy xương, có bao giờ bị té ngã trong vòng 12 tháng vừa qua, có từng đo
BMD và cung cấp chỉ số T (T-score; dùng phương pháp đo bằng máy GE Lunar hay Hologic).


Thử ước lượng độ gẫy xương cho 2 trường hợp điển hình:
1) Người thứ nhất tự ước lượng độ gẫy xương của mình là một ông già 73 tuổi, chưa bao giờ


bị gãy xương từ 50 tuổi tới bây giờ, chưa bao giờ bị té ngã trong vòng 12 tháng qua, đã đo mật
độ xương háng bằng phương pháp DXA GE Lunar, T-score là -2.6, mật độ xương (BMD) hiện
giờ là 0.809 g/cm².
Kết quả ước lượng nguy cơ gẫy xương từ 5 tới 10 năm của ông già 73 tuổi cho thấy: Nguy cơ
gãy xương háng (hip fracture) trong vòng 5 năm là 1.9%, trong vòng 10 năm là 3.7%. Nguy cơ
gãy xương là: 8.5% trong vòng 5 năm và 15.6% trong vòng 10 năm.
2) Người thứ hai tự ước lượng độ gẫy xương của mình là một phụ nữ 65 tuổi, chưa bao giờ bị
gãy xương từ 50 tuổi tới bây giờ, chưa bao giờ bị té ngã từ 12 tháng qua, đã đo mật độ xương
háng bằng phương pháp DXA GE Lunar, T-score là -1.4, mật độ xương (MBD) hiện giờ là 0.834
g/cm².
Kết quả ước lượng độ gẫy xương từ 5 tới 10 năm của phụ nữ 65 tuổi cho thấy: Nguy cơ gẫy
xương háng (hip fracture) trong vòng 5 năm là 0.9%, trong vòng 10 năm là 3.9%. Nguy cơ gẫy
xương là: 8-13% trong vòng 5 năm và 14-26% trong vòng 10 năm.
Trong website có nhiều tài liệu tham khảo, phần lớn là những nghiên cứu lâm sàng và dịch tễ
học của nhóm nghiên cứu. Ngoài ra, cũng như nhiều website về tiên lượng khác, website còn có
Disclaimer như sau: Kết quả ước lượng gãy xương chỉ là một hướng dẫn, quý vị cần tham khảo
vơí bác sĩ gia đình hay chuyên gia bệnh xương về vấn đề gãy xương – Your results produced by
our calculator should serve as a guide only. If concerned about your fracture risk, it is also
important to consult your doctor or a bone specialist.


Gs Tuấn cho biết website hiện được đồng nghiệp toàn cầu xử dụng rất rộng rãi. Hàng ngày có
khoảng 1500 lượt truy cập. Hầu hết các báo cáo DXA ở Úc đều xử dụng mô hình này để thông
báo cho bệnh nhân và bác sĩ. Xin mời vào trang website để tự mình ước lượng độ gãy xương

×