Tải bản đầy đủ (.pptx) (46 trang)

Thần thoại Hy Lạp Các nhân vật trong thần thoại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.98 MB, 46 trang )

VĂN HỌC THẾ GIỚI 2
THẦN THOẠI HY LẠP


CÁC THÀNH VIÊN CỦA NHĨM 4
• Lê Thị Ngọc Anh – nhóm trưởng
• Nguyễn Thị Hà My
• Nguyễn Bảo Thiên Tư
• Vũ Thị Phương Thảo
• Lê Thị Thu Hiền

• Nguyễn Thị Thu Huyền
• Nguyễn Cơng Minh Vương
• Nguyễn Thị Khánh Huyền
• Đào Thị Thanh Huyền
• Hồng Huy Đan


• Khái niệm thần thoại?
• Thần thoại Hy Lạp có điểm gì giống
và khác so với các nước khác?


I.Khái niệm thần thoại:
Thần thoại, hay còn được gọi là huyền thoại, là sáng tạo của trí tưởng tượng tập thể tồn dân,
phản ánh khái qt hóa hiện thực dưới dạng những vị thần được nhân cách hóa hoặc những sinh
thể có linh hồn,mặc dù đặc biệt, phi thường đến mấy vẫn được đầu óc người nguyên thủy nghĩ
và tin là hồn tồn có thực.

II.Điểm giống,khác nhau của thần thoại Hy Lạp và các nước.
1.Giống nhau.


 Hình tượng trung tâm là các vị thần.
 Các vị thần được hiện lên phong phú, đa dạng.Vóc dáng to lớn,mang kích thước khơng gian trời đất.
 Mỗi vị thần được xây dựng với chức năng riêng biệt,đều mang hành trạng riêng của mình,đều tác động
đến cuộc sống con người.
 Nhân vật là con người đều giữ vị trí rất quan trọng, được lí tưởng hóa với sức mạnh, với ý chí để làm
nên những kì tích, góp phần ổn định cuộc sống ấm no cho loài người. Họ bất tử trong tâm thức của
mỗi người
 Người xưa đã mơ ước có thể chinh phục thế giới tự nhiên – đó là ước mong chính đáng của con người
trong thần thoại Hy lạp và các nước.


2.Khác nhau.
 Điểm khác nhau giữa thần thoại Hy Lạp với thần thoại Việt Nam và Trung Quốc.
-Về nhân vật:
Ở thần thoại Hy Lạp xây dựng một hệ thống nhân vật thần đồ sộ, khoảng hơn 2000 vị thần và
giữa các thần có mối quan hệ họ hàng phức tạp với nhau, những câu chuyện được xây dựng ở
thời kì mẫu hệ, chuyện về thần nhưng thực chất là nói về đời sống của những con người trong bộ
tộc nên mối quan hệ họ hàng càng phức tạp. Mẹ có thể lấy con, anh em lấy nhau như: Gaia sinh
ra Ouranos, nhưng đồng thời Gaia cũng lấy Ouranos và đẻ ra một số người con...mối quan hệ
giữa các thần trong thần thoại Hy Lạp hết sức phức tạp.
Việt Nam lại xây dựng các vị thần riêng lẻ, tách rời, không có mối quan hệ họ hàng, khơng
tạo thành một hệ thống.


Về thần thoại Hy Lạp, tác giả dân gian thường lí giải thần có cha, mẹ là ai thì
với thần thoại Việt Nam chi tiết này khơng có. Thần thoại Việt Nam không phản ánh
mối quan hệ họ hàng giữa các thần mà chỉ tập trung vào việc lí giải các hiện tượng tự
nhiên, xây dựng các thần có chức năng nhất định. Sau khi thế gian được sáng tạo,
trời và đất được tách ra riêng biệt, ông Trời và các vị thần khác đã xuất đã xuất hiện
nên người đọc không hề biết nguồn gốc của các vị thần.

Thần thoại Việt Nam mở đầu bằng câu chuyện về ông Trời và khẳng định đây “là
vị thần tối cao” có nhiệm vụ cai quản cả thế gian. Hết câu chuyện ấy, tác giả tiếp tục
viết về một vị thần khác như: thần Trụ Trời, thần Biển, giữa các thần không có một
mối quan hệ logic nào. Số lượng các vị thần Việt rất ít.
Thần thoại Hy Lạp phản ánh được mối liên hệ nội hàm logic chặt chẽ. Còn thần
thoại Việt Nam thể hiện nét nguyên thủy bản địa hằn sâu.


Thần thoại Trung Hoa số lượng tuy lớn nhưng khác Hy Lạp ở chỗ khi xây dựng hình
tượng thì chủ yếu là bán thần. Nhân vật hiện lên gồm có hai loại: loại thứ nhất nhân vật có cơ
thể với phần đầu giống con vật, phần mình giống người; loại thứ hai cơ thể có phần đầu
giống người, phần mình giống con vật. Song thơng qua khảo sát thì hình tượng các nhân vật
thần chủ yếu được xây dựng theo loại hai: phần đầu là người, phần mình là con vật. Ngoại
hình các nhân vật thần trong thần thoại Trung Hoa được miêu tả khá tỉ mỉ và chi tiết.Bán
thần xuất hiện khá nhiều như:Thần Âm, thần Dương, Thần Phục Hi dạy dân cách tạo ra lửa,
dạy dân cách trồng trọt chăn ni mang hình dạng nửa trên là người, nửa phía dưới là mình
rắn.
Thần thoại Trung Hoa có đặc trưng chính là sự xuất hiện hình tượng các vị thần phá hủy,
hung thần – những vị thần được xây dựng có hành trạng gây hại cho thế giới mn lồi. Dân
gian đã xây dựng hình tượng nhân vật này từ ngoại hình, tính cách đến hành trạng đều khơng
có gì tốt đẹp, khơng có chức năng bảo vệ hay giúp đỡ con người. Phải chăng đó là cách lí
giải của người Trung Hoa xưa về những sự việc, hiện tượng còn tồn tại trong cuộc sống, dồn
họ đến bước đường cùng, gây khó khăn cho cuộc sống của họ? Có lẽ xuất phát từ quan niệm
xã hội cịn tồn tại nhiều mặt trái, hình ảnh các hung thần đại diện cho các góc khuất của xã
hội đó, ví dụ như dịch bệnh, lòng tham lam, đố kị…


-Về cốt truyện:
Giao tranh để mở đầu ra sự sáng tạo thế gian là một mơ típ trong thần thoại. Nhiều dân tộc đã sử dụng mơ
típ này để sáng tạo nên những câu chuyện thần thoại của riêng dân tộc mình. Nhưng người Hy Lạp lại có cách

sáng tạo riêng cho những câu chuyện thần thoại của đất nước mình. Theo thần thoại Hy Lạp kể lại, xưa kia thế
gian do các vị thần già cai quản và đứng đầu là Cronos. Sau đó đã có một cuộc giao tranh giữa “các vị thần trẻ”
và “các vị thần già”. Cụ thể là giữa phe của Zeus và phe của Cronos. “Cuộc giao tranh diễn ra suốt mười năm
vô cùng khủng khiếp:đất lở, trời rung, biển sôi, núi sập, tưởng chừng như vũ trụ thế gian trở lại cảnh hỗn mang
nguyên thủy buổi nào. Cuối cùng, chiến thắng thuộc về tay thần Zeus. Thần Zeus đã dành được quyền cai quản
các vị thần trong tay. Các vị thần trẻ do Zeus cai quản từ nay ở trên ngọn núi Olympe và được gọi tắt là các vị
thần Olympe. Nhưng thế gian chưa hề ổn định. Thần Zeus tiếp tục phải chiến đấu với các Gigantor – những
con quỷ thần khổng lồ, hình thù qi đản, nửa người nửa rắn.
Cịn thần thoại Việt Nam không đi theo con đường ấy. Khi viết về buổi đầu hình thành thế gian và các vị
thần, ở Việt Nam không hề xảy ra cuộc giao tranh nào. Sự hình thành vũ trụ và sự ra đời của các vị thần rất bình
yên. Thần Trụ Trời từ trong đám mờ mịt hỗn độn tự nhiên dậy rồi đội trời lên cao và rồi sau đó người ta cũng
khơng biết vì sao lại có ơng Trời quản lí mọi việc cả trên trời và dưới đất. Thần thoại lập nước của người Việt chủ
yếu viết về chiến công chống giặc. “Khảo sát Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam tập I, Thần thoại – Truyền
thuyết có 136 câu chuyện về người anh hùng, trong số đó đề cập tới chiến công của người anh hùng với lực lượng
siêu nhiên và quái vật chỉ có 6 truyện, cịn lại là số truyện nói về chiến cơng của người anh hùng với kẻ thù hai
chân”.


Cịn về thần thoại Trung Hoa thì các tình tiết, sự kiện đã có sự xây dựng chi tiết
hơn. Qua hệ thống các chi tiết, sự kiện Trung Hoa đã hiện ra là một tổ chức xã hội có
quy củ. Trong xã hội này tôn ti trật tự được coi trọng, hình phạt nghiêm khắc, kỷ
cương bền chặt, rõ ràng. Cả thiên giới lẫn trần gian đều có người đứng đầu, đảm
đương mọi việc. Mỗi người ấy lại có riêng một người phụ tá tài giỏi, hiền lành.
Tiếp theo dòng chảy là thời kỳ tương ứng với “đồ gốm đen,màu”gắn liền với truyền
thuyết về Hoàng Đế, vua Nghiêu, vua Thuấn. Chứng tỏ rằng:ngay từ thuở bình minh,
ở nơi đây, dấu ấn nghề nghiệp đã khá rõ ràng. Với các sự kiện chi tiết được sắp xếp
theo trật tự, chúng ta có được hình dung bước đầu về cái mơ hình nhà nước cụ thể,
về một xã hội đại đồng mà ở đấy con người được tự do, bình đẳng về mọi mặt. Đó là
hình ảnh nước Trung Hoa với cuộc sống mỹ mạn, khối lạc. Đó là hình ảnh nhân dân
no ấm, đủ đầy thời Viêm Đế. Đó là hình ảnh phố xá, thị trấn mọc lên khắp nơi trong

thời vua Nghiêu. Xem ra, thần thoại Trung Hoa rất “ăn khớp” với “hình thể của một
tổ chức xã hội” như một nhà nước lý tưởng. Một khao khát, mơ ước của con người
thời xưa.


3.Kết luận.
Thần thoại Hy Lạp chiếm một vị trí quan trọng trong sự phát triển của văn hóa
phương Tây. Nó là nguồn suối đầy màu mỡ nuôi dưỡng cho các ngành nghệ thuật.
Nó tạo nên các điển tích điển cố cho nền văn học thế giới.
Tuy tồn tại những điểm giống và khác nhau nhưng người Hy Lạp cổ đại và người
dân Việt Nam, Trung Quốc xưa với nhận thức và trí tuệ non nớt đã sáng tạo những
truyện thần thoại độc đáo, hấp dẫn. Nó khơng chỉ phản ánh thế giới quan, khơng chỉ
góp phần làm phong phú kho tàng thần thoại thế giới mà nó cịn thể hiện khát vọng
được nhận thức, được khám phá của con người đồng thời nêu lên ước vọng về một
cuộc sống bình n,hạnh phúc,của cải làm ra đủ ni sống con người.Chính nghĩa,lẽ
phải được thực thi và cái ác,cái xấu phải bị tiêu diệt.
Qua đó có thể thấy, với trí tưởng tượng bay bổng phong phú của tác giả dân gian,
thần thoại vẫn giữ nguyên được những nét đặc sắc của mình, giữ vị trí vai trị vơ cùng
quan trọng trong kho tàng văn học dân gian.





GIA HỆ THẦN ZEUS

Thần Zeus

Thần Ares
(thần chiến tranh)


Thần Hephaestus
(thần thợ rèn)

Thần Hera

Thần Hebe
(nữ thần tuổi trẻ)

Thần Eileithyia
( nữ thần sinh nở)


Gia hệ của thần Zeus với các cuộc tình khác
•Zeus + Thémis -> Diké (nữ thần công lý), Tyché (nữ thần Vận may)
•Zeus + Éris -> Até (nữ thần Lầm lẫn)
•Zeus + Io -> Épaphos (vua đầu tiên của Ai Cập)
•Zeus + Léto -> Apollon, Artémis
•Zeus + Mnémosyne -> Các nữ thần Muses
•Zeus + Élara -> Khổng lồ Tityos
•Zeus + Métis -> Athéna
•Zeus + Mạa (con gái Atlas) -> Hermès
•Zeus + Danắ -> Persée
•Zeus + Ankmen -> Héraclès
•Zeus + Pluto -> Tantale
•Zeus + Europe -> Minos, Rhadamanthe, Sarpédon
•Zeus + Antitope -> Zéthos và Amphion (sinh đơi)
•Zeus + Léda -> Hélène và Pollux
•Zeus + Égine -> Éaque
•Zeus + Électre -> Dardanos (sống sót qua nạn hồng thủy)

•Zeus + Sémélé -> Dionysos
•Zeus + Déméter -> Perséphone


Tượng thần Athena

Tượng thần Hera


Nội dung chính
1.Hồn cảnh ra đời và ý nghĩa
2.Chức năng và biểu tượng
3.Ngoại hình
4.Trí tuệ và tâm hồn


NỮ THẦN
ATHENA


Nữ thần Athena
• Athena hoặc Athene, cịn có hiệu là Pallas, là một nữ thần Hy Lạp cổ đại gắn liền
với trí tuệ, nghề thủ cơng mỹ nghệ và chiến tranh, thời sau này bà được đồng hóa
với nữ thần La Mã Minerva. Athena là vị thần bảo trợ cho nhiều thành bang khác
nhau trên khắp Hy Lạp, trong đó tiêu biểu nhất là thành Athens mà có thể là nơi
bắt nguồn cho tên gọi của bà. Các biểu tượng chính của bà bao gồm cú mèo, cây ơ
liu, rắn và biểu tượng đầu Gorgon. Trong nghệ thuật, bà thường được miêu tả với
hình ảnh đầu đội mũ trụ và tay cầm giáo.
• Theo thần thoại Hy Lạp, Athena được sinh ra từ trán của thần Zeus. Trong huyền
thoại sáng lập Athens, Athena đã đánh bại Poseidon trong cuộc đua giành quyền

bảo trợ thành bang này bằng cách tạo ra cây ơ liu đầu tiên. Bà cịn được gọi là
Athena Parthenos, nghĩa là "Athena Đồng trinh".


I. Hồn cảnh ra đời và ý nghĩa
• Athena và sự ra đời kỳ lạ

Thần Zeus là vị thần quyền năng nhất của bầu trời, là người đứng đầu của đỉnh
Olympus. Tuy nhiên thần cũng là lắm tài nhiều tật, truy hoan loạn lung tung, đương nhiên
con của thần Zeus không đếm kể, và cách sinh ra cũng thật đáng nể. Tỉ như thần rượu nho
Dionysus được sinh ra từ đùi Zeus thì nữ thần Athena được sinh ra từ đầu của Zeus.
Theo Thần phả của Hesiod, Metis là nữ thần biển thơng thái, chính nàng đã đưa bình
rượu độc cho Zeus để Zeus đầu độc cha mình-titan Cronus-buộc Cronus phải nhả hết các
người con Hades, Demeter, Hestia, Hera và Poseidon từ trong bụng ra. Sau đó, khi Zeus
ăn nằm với nữ thần Methis khiến nàng mang thai, Zeus đã được các nữ thần Vận Mệnh
cảnh báo rằng "Nếu Metis sinh ra con trai thì đứa con trai này sẽ lật đổ quyền lực của
người cha, như Zeus đã từng làm đối với Cronus trước đây. Còn nếu Metis sinh ra con gái
thì người con gái này sẽ có sức mạnh về trí tuệ và cơ thể ngang với người cha"



×