Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học " QUAN HỆ TRUNG QUỐC VỚI CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY GIAI ĐOẠN 1644 - 1842 " pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.97 KB, 10 trang )


67
QUAN HỆ TRUNG QUỐC VỚI CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY
GIAI ĐOẠN 1644 - 1842
Nguyễn Văn Tận
Trường Đại học Khoa học, Đại
học Huế

Sau khi tìm ra được con đường biển sang Ấn Độ, các nước phương Tây
tăng cường các mối quan hệ giao lưu buôn bán với phương Đông trong đó có
Trung Quốc. Bắt đầu từ thế kỷ XVI, người Bồ Đào Nha đã đến Ma Cao thuộc
tỉnh Quảng Đông để buôn bán. Năm 1535, người Bồ Đào Nha đã thuê Ma Cao
với hai vạn lạng vàng mỗi năm để lập cứ điểm buôn bán. Ma Cao vì thế trở thành
tô giới đầu tiên của người châu Âu ở Trung Quốc.Sau người Bồ Đào Nha là
thương nhân các nước Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp, Nga, Mĩ lần lượt có
mặt trên đất nước Trung Quốc. Theo sau các đoàn tàu buôn là các các nhà truyền
đạo phương Tây.
Năm 1580, một tu sĩ người Ý tên là Matteo Ricci thuộc phái Dòng tên của
đạo Ki Tô đến Ma Cao truyền đạo. Ông ta đã dâng lên nhà vua hình chúa Ki Tô,
một bản kinh Cựu Ước, một cây thánh giá, hai đồng hồ quả lắc và một bản đồ thế
giới. Vua nhà Minh lúc bấy giờ là Van Lịch đã cho phép ông xây dựng giáo
đường ở Bắc Kinh.

68
Năm 1644, nhà Thanh thiết lập nền thống trị của mình trến đất nước
Trung Quốc. Sau khi chinh phục được Trung Quốc, trên lĩnh vực đối nội nhà
Thanh tập trung củng cố nhà nước trung ương tập quyền và tiến hành chính sách
áp bức dân tộc còn trên lĩnh vực đối ngoại, nhà Thanh vẫn tiếp tục thực thi chính
sách mở cửa cho phép các nước phương Tây đến buôn bán và truyền đạo. Theo
sau các đoàn tàu buôn là các giáo sĩ mặc áo choàng đen đến Trung Quốc để
truyến đạo. Triều đình nhà Thanh từ Thuận Trị cho đến 30 năm đầu thời Khang


Hi đã tạo điếu kiện thuận lợi cho các giáo sĩ phương Tây truyền bá đạo Thiên
chúa, thậm chí còn được ưu đãi, một số được phong chức quan và được giao
nhiệm vụ soạn lịch. Với chính sách khoan dung trên đã làm cho đạo Thiên chúa ở
Trung Quốc phát triển rất nhanh. Đến cuối thế kỷ XVII, số lượng tín đồ đã lên
đến hơn 10 vạn người. Tuy nhiên, do Ki Tô giáo rất khắt khe trong việc chỉ cho
phép được thờ một thần duy nhất là chúa Giê Su và không cho phép thờ bất kỳ vị
thần nào khác.Trong khi đó, các tu sĩ Dòng tên lại khoáng đạt hơn cho phép các
tín đồ ở Trung Quốc không những được thờ Khổng Tử mà còn thờ phụng cả tổ
tiên. Điều đó đã làm cho các tu sĩ dòng Thánh Dominique và dòng Frăngcois
dAssise phản đối và tâu trình lên Giáo Hoàng. Năm 1704, Giáo Hoàng ra lệnh
cho các tu sĩ Dòng tên yêu cầu các tín đồ ở Trung Quốc không được thờ Khổng
Tử, tổ tiên. Những tu sĩ nào không tuân lệnh thì phải về nước. Vua nhà Thanh lúc
đó là Khang Hi là người không kỳ thị tôn giáo nhưng do trong qúa trình truyền
đạo, các giáo sĩ phương Tây đã ngấm ngầm tiến hành các hoạt động lôi kéo quần
chúng, vẽ bản đồ, điều tra lương thực và số binh mã ở các tỉnh cùng với sự cấm
đoán của Giáo Hoàng nên đã ban hành sắc lệnh cấm hẳn việc truyền đạo. Các
vua kế vị Khang Hi tuân thủ một cách triệt để sắc lệnh trên cho nên về sau quan
hệ giữa nhà Thanh với các nước phương Tây trở nên căng thẳng.
Từ nửa sau thế kỷ XVIII trở đi, chính quyền phong kiến Mãn Thanh thực
thi chính sách “đóng cửa” trong quan hệ với các nước phương Tây. Nếu như

69
trong thời kỳ Khang Hi trị vì triều đình phong kiến Mãn Thanh cho phép các
thuyền buôn của các nước phương Tây đến buôn bán ở các cửa biển Quảng
Châu, Ninh Ba, Định Hải và Hạ Môn thì đến năm 1757, nhà Thanh chỉ cho phép
thuyền buôn nước ngoài đến trao đổi hàng hóa ở Quảng Châu và ra lệnh đóng 3
cửa biển trên. Trước tình hình đó, các nước thực dân phương Tây đã tìm mọi
cách để mở cửa Trung Quốc. Trong số các nước thực dân phương Tây thì tư bản
Anh là nước quan tâm mở cửa Trung Quốc bằng mọi giá kể cả việc sử dụng vũ
lực. Bởi vì, so với các nước phương Tây khác, tư bản Anh là nước không những

có ưu thế về hải quân, thương thuyền mà còn chiếm ưu thế trong việc sản xuất
hàng hóa và buôn bán với Trung quốc. Đời Khang Hi, công ty Đông Ấn của Anh
đã thiết lập được mối quan hệ buôn bán ở Quảng Châu. Đến năm 1764, tổng giá
trị hàng nhập khẩu của nước Anh tư bản với Trung Quốc là 120 vạn lạng bạc,
chiếm 63% tổng giá trị hàng hóa Anh mua của Trung Quốc là 170 vạn lạng bạc,
chiếm 47% hàng hóa của các nước phương Tây mua của Trung Quốc. Trong
quan hệ buôn bán tư bản Anh mua của Trung Quốc nhiều loại hàng hóa như đồ
sứ, hàng dệt và chè, trong khi đó người Trung Quốc mua rất ít hàng hóa của Anh.
Để bù đắp vào sự thiếu hụt trên, thực dân Anh đã yêu cầu triều đình Mãn
Thanh mở thêm cửa biển để cho tàu bè của Anh đến buôn bán. Năm 1793, chính
phủ Anh cử Mac Cartrey đang làm Tổng đốc Mađrat của Ấn Độ đến Bắc Kinh
thương thuyết, yêu cầu mở 3 thương cảng mới, nhường tô giới cho Anh và cho
phép nước Anh có một đại diện ở trong triều đình Mãn Thanh. Vua nhà Thanh
lúc bấy giờ là Càn Long với thái độ trịnh thượng đã từ chối đề nghị của sứ thần
Anh và ngạo mạn tuyên bố: “Trung Quốc có đủ tất cả các sản phẩm cho nên
không cần dùng sản phẩm nước ngoài. Vả lại, nước Anh muốn tiếp thu văn minh
Trung Quốc thì văn minh Trung Quốc cũng không thể đem gieo ở nước Anh
được vì lễ nghi, luật lệ Trung Quốc khác xa Anh”

70
Năm 1816, thực dân Anh lại cử sứ giả đến Bắc Kinh để xin ưu đãi về
thương mại nhưng vẫn bị từ chối. Trước chính sách cứng rắn của nhà Thanh,
thực dân Anh đã sử dụng thuốc phiện làm công cụ để xâm nhập vào lãnh thổ
Trung quốc. Trong khi đó, thực dân Pháp vẫn sử dụng ưu thế truyền thống của
mình là dùng đạo Thiên chúa làm công cụ xâm lược chủ yếu. Riêng Mĩ, trong
thời kỳ này chưa đủ sức cạnh tranh với Anh, Pháp nhưng vẫn tìm cách để len
chân vào trị trường Trung Quốc rộng lớn. Năm 1784, các tàu buôn của Mĩ đã
xuất hiện ở miền duyên hải Trung Quốc. Đến đầu thế kỷ XIX, Mĩ đứng hàng thứ
hai sau Anh trong quan hệ buôn bán thuốc phiện với Trung quốc (chiếm khoảng
từ 10 đến 20% khối lượng buôn bán của Anh). Mặc dù, việc buôn bán thuốc

phiện của các thương nhân Anh phải qua môi giới trung gian nhưng với phương
sách đó, thực dân Anh đã đưa được một khối lượng lớn thuốc phiện vào lãnh thổ
Trung Quốc.
Năm 1838, các thuyền buôn của Anh đã đưa vào lãnh thổ Trung Quốc
40.000 thùng thuốc phiện, mỗi thùng tương đương 70kg. Hậu quả của việc buôn
bán thuốc phiện đã tác động một cách nghiêm trọng đối với đời sống kinh tế - xã
hội của nhân dân Trung Quốc. Bạc trắng của Trung Quốc chạy ra ngoài ngày một
nhiều. Đồng thời với điều đó, nạn buôn bán thuốc phiện đã làm suy nhược thể
lực và tinh thần của người Trung Quốc.
Triều đình phong kiến Mãn Thanh nhiều lần ra lệnh cấm hút thuốc phiện,
nhưng càng cấm thì dân chúng lại càng hút nhiều hơn.
Năm 1838, vua Đạo Quang ban hành sắc lệnh trừng trị nghiêm khắc đối
với những người nghiện thuốc phiện, thậm chí xử tử cả người hút lẫn người bán

71
và cử Lâm Tắc Từ làm khâm sai đại thần kiêm Tiết chế thủy sư đến Quảng Châu
để thực hiện lệnh cấm buôn bán thuốc phiện.
Tại đây, Lâm Tắc Từ một mặt củng cố lại lượng quân đội, tăng cường
phòng thủ ở các cửa biển nhưng đồng thời một mặt khác tỏ rõ thái độ kiên quyết
với thực dân Anh yêu cầu các thương nhân Anh phải nộp toàn bộ số thuốc phiện
đang tích trữ. Kết quả Lâm Tắc Từ đã thu được 20.000 thùng và đem đốt toàn bộ
số thuốc phiện đó và đổ xuống biển. Ngoài ra, Lâm Tắc Từ còn thông báo cho
các nước phương Tây biết chính sách cấm đoán và trừng phạt của triều đình nhà
Thanh đối với những người buôn bán thuốc phiện.
Với chính sách cứng rắn trên đã làm cho âm mưu của thực dân Anh trong
việc dùng thuốc phiện để mở cửa Trung Quốc bị thất bại. Quan hệ giữa nước
Anh tư bản với triều đình phong kiến Mãn Thanh vì thể trở nên căng thẳng.
Năm 1840, thực dân Anh quyết định sử dụng vũ lực bắt Trung Quốc phải
mở cửa. Cuộc chiến tranh Trung - Anh mà lịch sử quen gọi là chiến tranh thuốc
phiện bùng nổ trong tình hình như vậy. Cuộc chiến tranh kéo dài hơn hai năm (

1840 - 1842) kết thúc bằng sự thất bại của triều đình phong kiến Mãn Thanh.
Nhà Thanh buộc phải ký Điều ước Nam Kinh (1842) với những điều khoản chủ
yếu sau đây:
- Trung Quốc cắt Hương Cảng cho Anh.
- Mở 5 cửa biển Quảng Châu, Phúc Châu, Hạ Môn, Ninh Ba, Thượng Hải
cho thương nhân châu Âu đến buôn bán cùng với việc cho phép người Anh đến
cư trú và lập lãnh sự quán tại các nơi đó.

72
- Bồi thường cho Anh 21 triệu bảng.
- Hàng hóa xuất nhập khẩu phải do hai bên bàn bạc.
- Công văn hai nước trao đổi với nhau một cách bình đẳng. Thương nhân
người Anh được tự do buôn bán tại các cửa khẩu đã được thông thương.
Đây là điều ước bất bình đẳng đầu tiên Trung Quốc ký với các nước
phương Tây nhưng là màn dạo đầu để cho Trung Quốc ký tiếp các hiệp ước bất
bình đẳng với các nước phương Tây khác mở đầu cho một giai đoạn mới trong
lịch sử Trung Quốc - giai đoạn Trung Quốc trở thành một nước nửa thuộc địa
nửa phong kiến.
Một vài nhận xét: Nhìn lại quan hệ Trung Quốc với các nước phương
Tây thời nhà Thanh giai đoạn 1644 -1842, chúng ta thấy đây là giai đoạn các
nước phương Tây tìm mọi cách để xâm nhập vào lãnh thổ Trung Quốc. Trong đó
hai công cụ mà các nước phương Tây thường sử dụng đó là truyền giáo và buôn
bán thương mại.
Đối với công việc truyền giáo, trong thời kỳ đầu các nước phương Tây đã
tạo nên được những cơ sở trên lãnh thổ Trung Quốc. Nhiều giáo đường được
thành lập, số lượng tín đồ theo đạo Ki Tô ngày càng đông. Chính sách khoan
dung, không kỳ thị tôn giáo của các triều đại phong kiến Trung Quốc đã cho
phép các giáo sĩ phương Tây tiếp cận đựơc văn minh Trung Quốc và giới thiệu
những thành tựu văn minh Trung Quốc sang các nước phương Tây. Ngược lại,
thông qua các nhà truyền đạo, Trung Quốc cũng tiếp thu được các thành tựu khoa

học, kỹ thuật của phương Tây. Song do tính chất khắt khe của đạo Thiên chúa

73
cấm tín đồ không được thờ thần nào khác ngoài chúa Giê Su cùng với tính chất
không thiện chí của các giáo sĩ phương Tây trong việc lợi dụng công việc truyền
đạo để dọn đường cho quá trình xâm lược Trung Quốc nên về sau nhà Thanh
thực thi chính sách cấm đạo gắt gao. Con đường xâm nhập Trung Quốc bằng
chính sách truyền đạo của các nước phương Tây cuối cùng bị thất bại.
Đối với hoạt động thương mại, Trung Quốc cũng giống như các nước
phương Đông khác đều cho phép các nước phương Tây đến trao đổi mua bán.
Nhưng do các nước thực dân phương Tây trong đó chủ yếu là thực dân Anh tiến
hành các hoạt động trái phép ở miền duyên hải Trung Quốc nên đến thời Càn
Long, nhà Thanh đã hạn chế việc mở cửa chỉ cho phép mở một cửa biển duy nhất
ở Quảng Châu. Hơn nữa, việc buôn bán của các nước phương Tây được kiểm
soát một cách gắt gao và phải thông qua môi giới trung gian là các thương nhân
Trung Quốc. Do không được phép đi lại trên lãnh thổ Trung Quốc và không được
phép bán hàng trực tiếp cho nên các nước phương Tây không những không phát
triển được công việc buôn bán mà còn mất nhiều nguồn lợi to lớn. Đặc biệt, trong
quan hệ buôn bán hai chiều các nước phương Tây thường bị nhập siêu đã dẫn đến
hậu quả không tốt đối với sự phát triển kinh tế trong nước.
Để khắc phục tình trạng trến, các nước phương Tây mà cụ thể là nước
Anh tư bản sử dụng lợi thế của việc buôn bán thuốc phiện để mở toang cánh cửa
của Trung Quốc. Việc buôn bán thuốc phiện đã vấp phải sự chống đối kịch liệt
của triều đình phong kiến Mãn Thanh và đã làm cho chính sách xâm nhập của
các nước thực dân phương Tây bằng con đường buôn bán thuốc phiện cuối cùng
cũng bị thất bại.

74
Không còn cách nào khác, các nước phương Tây mà chủ yếu là thực dân
Anh sử dụng phương sách cuối cùng là tiến hành chiến tranh xâm lược Trung

Quốc. Sự bùng nổ cuộc chiến tranh thuốc phiện lần thứ nhất và việc ký Điều ước
Nam Kinh (1842) là hệ quả tất yếu của sự căng thẳng trong quan hệ giữa Trung
Quốc với các nước thực dân phương Tây giai đoạn 1644 - 1842.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hiến Lê. Sử Trung Quốc, quyển II, Nxb Văn hóa, Hà Nội
(1997)
2. Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Huy Quí. Lịch sử Trung Quốc, nxb Giáo
Dục, Hà Nội (2001)
3. Will Durant. Lịch sử văn minh Trung Quốc - Bản dịch của Nguyễn
Hiến Lê, Sài Gòn (1972)
TÓM TẮT
Quan hệ Trung Quốc với các nước phương Tây giai đoạn (1644 - 1842) là
một trong những mối quan hệ mang tính chất đặc trưng so với các mối quan hệ
khác cùng thời.Bài viết nhằm làm rõ tính chất đặc trưng đó thông qua việc thực
thi chính sách “mở cửa”và “đóng cửa” của Trung Quốc trong quan hệ với các
nước phương Tây và chính sách của các nước phương Tây mà tiêu biểu là chính

75
sách xâm nhập bằng thuốc phiện của thực dân Anh đã đưa đến sự bùng nổ cuộc
chiến tranh Trung - Anh hay còn gọi là cuộc chiến tranh thuốc phiện lần thứ
nhất.Hệ quả của nó là việc Trung Quốc buộc phải ký với Anh Điều ước Nam
Kinh vào năm 1842. Đây là hiệp ước bất bình đẳng đầu tiên Trung Quốc ký với
thực dân Anh nhưng là màn dạo đầu để cho Trung Quốc ký tiếp các hiệp ước bất
bình đẳng với các nước phương Tây khác mở đầu cho giai đoạn Trung Quốc trở
thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến.

THE RELATION BETWEEN CHINA
AND THE WESTERN COUNTRIES IN THE PERIOD 1644-1842
Nguyen Van Tan

College of Sciences, Hue University
SUMMARY
The relation between China and the Western countries during the period
(1644-1842) is one of the relations which has specific characters in comparison
with other ones at the same time. This article aims at clarifying those characters
through carrying out the “open” and “close” policies of China in relation with
the Western countries and the policies of the Western countries, especially the
policy of infiltrating drug by the English colony which resulted in breaking into

76
the England - China War or the first drug war. The consequency of that was
China had obliged to sign the Nam Kinh Treaty with England in 1842. This is
the first unequal treaty signed by China and England; however, it was the first
step for China to continue signing the other unequal treaties with other Western
countries that began the period when China became a half - colonial and half-
feudal country.

×