19
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
THEO PHƯƠNG THỨC TỪ XA CỦA ĐẠI HỌC HUẾ
Nguyễn Đức Hưng
Đại học Huế
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở các nước phát triển cũng như ở nước ta giáo dục đại học đóng vai trò rất
quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Trong những năm qua, đồng thời với hệ đào tạo chính qui, hệ đào tạo đại học
không chính qui cũng có bước phát triển nhanh chóng, trong đó đào tạo đại học
theo phương thức từ xa là loại hình đào tạo mới đang thu hút sự quan tâm của
toàn xã hội. Trung tâm đào tạo Từ xa Đại học Huế (TTĐTTX Đại học Huế) từ
ngày thành lập (1995) đến nay không ngừng phát triển, tăng về qui mô, cơ cấu
ngành nghề đào tạo và ngày càng hoàn thiện hơn quá trình tổ chức, quản lý nhằm
từng bước nâng cao chất lượng đào tạo. Để có cơ sở khoa học và thực tiễn vững
chắc cho việc phát triển giáo dục đại học theo phương thức từ xa trong giai đoạn
tới, chúng tôi đang tiến hành đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, mã số B 2002
- ĐHH - 01 - TĐ trong 2 năm 2002-2003. Dưới đây là một số kết quả điều tra,
nghiên cứu trong năm 2002.
2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
20
2.1. Đối tượng nghiên cứu: Là các học viên (HV) đang học theo chương
trình đào tạo đại học theo phương thức từ xa của TTĐTTX Đại học Huế, các cán
bộ giảng dạy (CBGD) của Đại học Huế và ngoài Đại học Huế đang tham gia
giảng dạy các lớp của TTĐTTX Đại học Huế và các cán bộ quản lý (CBQL)
thuộc các chi nhánh, các Sở Giáo dục và Đào tạo hiện đang tham gia quản lý và
sử dụng HV theo học đại học của TTĐTTX Đại học Huế.
2.2. Nội dung nghiên cứu: Các nội dung nghiên cứu tập trung vào 3
nhóm vấn đề:
- Những vấn đề chung về giáo dục đại học theo phương thức từ xa.
- Tổ chức, quản lý đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp loại hình
đào tạo từ xa.
- Chất lượng của giáo dục đại học theo phương thức từ xa của TTĐTTX
Đại học Huế và những định hướng ưu tiên trong đầu tư phát triển.
2.3. Phương pháp nghiên cứu: Các chỉ tiêu nghiên cứu được thực hiện
theo phương pháp sử dụng "Phiếu hỏi" và phỏng vấn trực tiếp các đối tượng điều
tra. Số liệu được xử lý theo phần mềm chuyên dùng theo các nhóm chỉ tiêu và
thực hiện phân tích so sánh các kết quả nhận được.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả xây dựng bộ phiếu hỏi:
21
Sau khi đánh giá sơ bộ thực trạng giáo dục đại học theo phương thức từ xa
của TTĐTTX Đại học Huế. Nhóm nghiên cứu đã xây dựng các "Bộ phiếu hỏi"
riêng cho 3 đối tượng: HV, CBGD và CBQL.
Bộ phiếu hỏi được tham khảo ý kiến rộng rãi của các nhà giáo, nhà quản
lý giáo dục và hoàn thiện trước khi đưa vào sử dụng để lấy ý kiến cho nghiên cứu
này. Qua xử lý số liệu đợt 1 cho thấy các nội dung đưa ra và cấu trúc các phiếu
hỏi là tương đối phù hợp, dễ sử dụng cho người trả lời, đảm bảo được tính chính
xác, khách quan của các số liệu nhận được. Sau đợt 1, Bộ phiếu hỏi sẽ tiếp tục
được hoàn thiện để sử dụng thu thập số liệu các đợt tiếp theo và hoàn chỉnh Bộ
phiếu hỏi - xem nó là công cụ sử dụng trong điều tra, đánh giá định kỳ kết quả
giáo dục đại học theo phương thức từ xa của Đại học Huế.
3.2. Kết quả điều tra:
Xử lý số liệu của 789 phiếu điều tra đợt 1 tại các điểm An Giang, Tiền
Giang, Sóc Trăng, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bình Định. Bao gồm:
- Học viên: 749 HV, thuộc các năm 1, 2, 3 chiếm 79,5%, các năm 4,5,6
chiếm 20,5%; trong đó có 91,7% học viên là cán bộ công chức hiện đang làm
việc trong biên chế nhà nước, chỉ 6,8% học sinh tốt nghiệp phổ thông hiện đang
học đại học theo phương thức từ xa.
- Cán bộ giảng dạy: 18 CBGD, trong đó ngoài Đại học Huế là 5,6%,
trong Đại học Huế là 94,4%; trình độ chuyên môn: giảng viên chính chiếm
72,2%, giảng viên 27,8% .
22
- Cán bộ quản lý: 22 CBQL, trong đó 86,4% đang công tác tại các chi
nhánh, các Sở Giáo dục, 13,6% đang công tác tại TTĐTTX Đại học Huế.
3.2.1. Hiểu biết về giáo dục đại học theo phương thức từ xa:
Trả lời câu hỏi về những hiểu biết cơ bản của giáo dục đại học theo
phương thức từ xa, kết quả nhận được trình bày trên bảng 1.
Nhận thức về phương thức giáo dục từ xa của các đối tượng được hỏi
phản ánh đúng thực trạng giáo dục đại học từ xa mà Việt Nam đang thực hiện.
Tuy vậy, theo quan niệm của các nước có nền giáo dục đại học từ xa phát triển;
với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, của bưu chính viễn thông thì được nhấn
mạnh ở phương thức: sự tách biệt về thời gian, không gian giữa thầy và trò. Có
thể xem đây là nét khác biệt cơ bản giữa giáo dục từ xa của nước ta và giáo dục
từ xa các nước có nền giáo dục phát triển.
- Đối với học viên khi trả lời câu hỏi: Anh (Chị) biết được giáo dục đại
học theo phương thức từ xa này từ đâu? Câu trả lời tập trung (56,7%) là từ các cơ
quan quản lý nhà nước về giáo dục (Sở Giáo dục, chi nhánh), tiếp đó mới đến các
cơ sở đào tạo (Trường đại học, Trung tâm đào tạo Từ xa): 27,6%; 17,8% câu trả
lời biết từ bạn bè, đồng nghiệp; chỉ có 10,9% biết nhờ các phương tiện thông tin
đại chúng. Qua đây, cho thấy cần phải tổ chức tốt hơn công tác giáo dục, phổ
biến, tuyên truyền về phương thức đào tạo từ xa rộng rãi hơn, thường xuyên hơn
nữa trên các phương tiện thông tin đại chúng.
23
- Khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện giáo dục đại học theo
phương thức từ xa, câu trả lời được thể hiện trên bảng 2.
Từ kết quả bảng 2 cho thấy cần phải tập trung xây dựng đội ngũ cố vấn
học tập và hướng dẫn phương pháp tự học, tự nghiên cứu cho HV; dành thời gian
nhiều hơn để CBGD đầu tư đổi mới phương pháp giảng dạy và cần có các văn
bản pháp qui (của nhà nước, các Sở, Trung tâm) tạo hành lang pháp lý cho đào
tạo từ xa phát triển.
- Về lợi ích của giáo dục đại học theo phương thức từ xa, kết quả thu được
trình bày trên bảng 3. Các số liệu trên bảng 3 cho thấy có sự nhất trí cao ở cả 3
đối tuợng được hỏi (HV, CBGD, CBQL) là các nội dung: Tạo cơ hội cho người
học được học suốt đời; cập nhật kiến thức, đáp ứng yêu cầu công việc; ít tốn
kinh phí và thời gian tập trung của học viên và tạo điều kiện cho con em vùng
sâu, vùng xa có cơ hội được học tập. Các nội dung chuẩn hóa kiến thức và bằng
cấp cho cán bộ được HV và CBQL đánh giá là quan trọng và rất quan trọng (58,4
- 59,1%), nhưng theo CBGD thì chỉ có 33,4% số ý kiến trả lời cho là quan trọng
và rất quan trọng; Ngược lại, ở nội dung kinh tế trong đào tạo (giảm chi phí cho
Nhà nước) thì CBQL,CBGD có đánh giá cao hơn là học viên theo học (77,8 -
81,8% so với 47,2%).
- Hỏi về trình độ đầu vào cho giáo dục đại học theo phương thức từ xa và
phương thức tuyển sinh cho hệ đào tạo này, các ý kiến đều cho rằng nên tuyển ở
cả 3 đối tượng như hiện nay là: Học sinh tốt nghiệp phổ thông, người đã tốt
nghiệp Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và người tốt nghiệp đại học. Tuy
vậy, câu trả lời của học viên cho thấy có 55,8% nên tuyển đầu vào là người đã tốt
nghiệp Cao đẳng hoặc Trung học CN. Điều này là phù hợp vì đối tượng này cần
24
hoàn thiện kiến thức để có bằng đại học và là đối tượng chính của giáo dục theo
phương thức từ xa.
Về phương thức tuyển sinh: Các ý kiến đều nhất trí xét tuyển đầu vào qua
hồ sơ 44,4, 59,1 và 68,1% tương ứng với câu trả lời của CBGD,CBQL và HV.
Tuy vậy, số đông ý kiến của CBGD muốn thực hiện tuyển sinh đầu vào theo
phương thức xét tuyển theo hồ sơ kết hợp kiểm tra kiến thức tối thiểu (61,1%).
3.2.2. Chương trình, giáo trình, học liệu:
- Về chương trình đào tạo hiện đang sử dụng có sự nhất trí cao giữa
CBGD và CBQL với câu trả lời là phù hợp (61,1 - 63,6%); đối với HV có 43,1%
cho là phù hợp và 36,3% cho rằng chương trình là quá nặng, nhiều kiến thức
mới. Số ý kiến cho rằng chương trình đào tạo đang sử dụng là quá nhẹ, nhiều
kiến thức cũ chỉ có 3,5 - 11,2% (bảng 5).
- Đối với đào tạo từ xa thì giáo trình, bài giảng, phương tiện nghe nhìn
(gọi chung là học liệu) là rất quan trọng. Kết quả trên bảng 6 cho thấy việc cung
cấp đầy đủ và kịp thời được HV đánh giá cao (54,9%), đối với CBGD cho rằng
học liệu cung cấp đủ nhưng chưa kịp thời (72,2%), CBQL cho rằng đủ và kịp
thời là 40,9% và đủ nhưng chưa kịp thời là 45,5%. Ý kiến cho rằng học liệu cung
cấp không đầy đủ là tương đối thống nhất ở cả 3 đối tượng được hỏi và ở mức độ
thấp (4,5 - 13,5%).
- Về nội dung các học liệu: 77,2% học viên trả lời là đáp ứng được yêu
cầu môn học, trong khi câu trả lời của CBGD là 44,3%. Phần chưa đáp ứng được
25
trong nội dung học liệu mà HV yêu cầu là tính thực tiễn (có tới 59% ý kiến được
hỏi).
- Về hình thức giáo trình, tài liệu: đa số ý kiến đều thống nhất là học liệu
ngắn gọn, súc tích, in ấn đẹp (55,5 - 58,3%). Hình thức học liệu chấp nhận được
là 24,7 - 33,3% ý kiến đồng ý. Hình thức học liệu chưa tốt chiếm tỷ lệ ý kiến
không nhiều (5,5 - 16,7%).
3.2.3. Tổ chức đào tạo, thi kết thúc học phần và thi tốt nghiệp:
- Về thời gian cần có giáo viên hướng dẫn học tập trong một học phần
(bảng 7), câu trả lời không giống nhau ở các đối tượng được hỏi. Với CBGD
thống nhất cao (61,1%) với tỷ lệ 30% số giờ hướng dẫn học tập so với giờ kế
hoạch. Trong khi HV yêu cầu ở mức 40 - 50% so với giờ kế hoạch, còn với
CBQL ý kiến tập trung chỉ ở mức 20 - 30%.
- Số đợt tập trung/ năm thống nhất cao ở 1 - 2 đợt/ năm, mỗi đợt 2 - 3 tuần
và học, thi không quá 8 đơn vị học trình/ năm. Số bài kiểm tra thường xuyên 1 -
2 bài/ học phần. Thi kết thúc học phần có tới 66,7% CBGD và 40,9% CBQL trả
lời là nên thi 100% số học phần trong chương trình được thiết kế (không kể có
hay không có hướng dẫn ôn tập), và thi tập trung ngay sau khi kết thúc việc
hướng dẫn ôn tập.
- Về thi tốt nghiệp cuối khóa và làm luận văn tốt nghiệp các ý kiến đều
thống nhất như qui định hiện hành.
26
3.2.4. Chất lượng giáo dục đại học theo phương thức từ xa:
- Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trong quá trình đào tạo đến
chất lượng đào tạo, kết quả trình bày trên bảng 8.
Số liệu trên bảng 8 cho thấy cả 7 vấn đề liên quan đến quá trình tổ chức,
quản lý đào tạo từ xa đều có sự thống nhất cao giữa các ý kiến của HV, CBGD,
CBQL coi đó là những yếu tố quan trọng và rất quan trọng ảnh hưởng đến chất
lượng đào tạo. Ý kiến trả lời thấp nhất là 61,3%, cao nhất là 96,4%.
Trong từng yếu tố có những sai khác trong đánh giá. Về trình độ đầu vào
và ý thức học tập của HV; vai trò của người thầy; chương trình và nội dung bài
giảng, giáo trình học liệu; cơ sở vật chất đều có trên 75% ý kiến HV, CBGD,
CBQL cho đó là quan trọng và rất quan trọng. Về công tác tổ chức, quản lý đào
tạo và vai trò của các chi nhánh được các CBQL đánh giá cao (96,4%), nhưng
theo ý kiến của CBGD, HV thì chỉ ở mức độ trung bình (65,8 - 66,7%).
- Với phương thức tổ chức, quản lý quá trình đào tạo của TTĐTTX Đại
học Huế như hiện nay, chất lượng các sản phẩm đào tạo ra (sinh viên tốt nghiệp)
khi được hỏi, các ý kiến trả lời tương đối thống nhất ở cả 3 đối tượng HV,
CBGD, CBQL. Đó là chất lượng đào tạo chấp nhận được; đáp ứng yêu cầu hiện
tại và có hướng phát triển tốt (HV: 95,5%, CBGD: 83,3%, CBQL: 68,2%). Chất
lượng đào tạo còn thấp so với yêu cầu có 4,5% , 22,2% và 13,6% tương ứng với
câu trả lời của HV, CBGD, CBQL (bảng 9).
27
- Về hệ thống quản lý và cơ chế phối hợp giữa TTĐTTXa Đại học Huế
với các Sở, các chi nhánh câu trả lời cho rằng chấp nhận được và phù hợp, hiệu
quả chiếm tỷ lệ cao (HV: 92,6%, CBGD: 94,5%, CBQL:86,4%). Đây là những
kết quả đáng mừng cần được duy trì, hoàn thiện và phát triển tốt hơn.
- Đối với HV khi trả lời câu hỏi: Những mong muốn trước khi ghi danh
theo học đại học Từ xa và sau khi học (bảng10) cho thấy kết quả sau khi học đã
đáp ứng được 2/3 mong muốn của HV và đây cũng chính là mục tiêu đào tạo cần
phấn đấu để nâng cao hơn trong giai đoạn tới.
- Để có chất lượng đào tạo từ xa tốt hơn và định hướng đầu tư phát triển
trong tương lai, câu trả lời khi được hỏi thể hiện trên bảng 11.
Đầu tư cho học liệu, cơ sở vật chất trực tiếp cho dạy và học cần được ưu
tiên số 1, tiếp đó đầu tư cho CBGD (cải thiện điều kiện dạy, phụ cấp giờ giảng )
và mức ưu tiên 3 là đầu tư cải tiến cơ chế quản lý, hệ thống tổ chức Các ý kiến
khá tập trung và có sự nhất trí cao về định hướng ưu tiên nói trên.
+ Ngoài các kết quả trên, các ý kiến khác nêu ra rất đáng quan tâm là qui
trình tổ chức học ở nhà (tự học, tự nghiên cứu), qui trình đánh giá qua bài làm
thường xuyên và thi học phần, phương pháp tự học của HV
+ Với CBGD từ xa cần lựa chọn theo đúng chuyên môn và do Trưởng các
bộ môn, Khoa chuyên môn chọn cử.
28
+ Quan tâm đến cải tiến nội dung chương trình, giáo trình, phương pháp
giảng dạy
4. KẾT LUẬN
Các kết quả bước đầu thu được cho phép rút ra các kết luận:
* Ở nước ta, giáo dục đại học theo phương thức từ xa là loại hình đào tạo
mới nhưng những ưu thế và lợi ích của nó đang thu hút sự quan tâm của toàn xã
hội.
* Tổ chức tuyển sinh đào tạo đại học từ xa nên áp dụng phương thức xét
tuyển và tiến đến xét tuyển kết hợp kiểm tra kiến thức đầu vào.
* Tổ chức đào tạo: Mỗi học phần số giờ cần có giảng viên hướng dẫn học
tập từ 30 - 40% so với giờ kế hoạch, mỗi năm tập trung 1 - 2 đợt, mỗi đợt 2 - 3
tuần, thi không quá 8 học phần/năm và thi tập trung ngay sau khi ôn tập.
* Chương trình đào tạo, nội dung, hình thức của học liệu, việc cung cấp
học liệu cho HV của TTĐTTX Đại học Huế hiện tại là tương đối phù hợp, và
chấp nhận được. Hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý của TTĐTTX Đại học Huế là
thích hợp và chất lượng đào tạo được xã hội thừa nhận.
29
Kết quả trên đây mới là bước đầu, để đánh giá chính xác và đầy đủ hơn
giáo dục đại học theo phương thức từ xa của Đại học Huế, trong thời gian tới
nghiên cứu sẽ được mở rộng ở tất cả các chi nhánh với số mẫu lớn hơn; số liệu sẽ
được phân tích theo ngành nghề đào tạo, vùng miền và đưa ra các giải pháp
khắc phục những hạn chế nhằm ổn định và từng bước nâng cao chất lượng đào
tạo đại học theo phương thức từ xa của Đại học Huế.
Bảng 1: Hiểu biết về giáo dục đại học theo phương thức từ xa
Các nội dung HV
(%)
CBGD
(%)
CBQL
(%)
- Tách biệt giữa thầy và trò về không gian,
thời gian
- Học qua học liệu (giáo trình, băng hình )
- Học viên tự học có hướng dẫn của giáo
viên
- Bao gồm cả 3 hình thức trên
6,9
17,5
33,6
47,3
22,2
27,8
33,3
50,0
-
9,1
18,2
77,3
Bảng 2: Những khó khăn trong giáo dục đại học theo phương thức từ xa
30
Các nội dung Rất khó
khăn
(%)
Khó
khăn
(%)
Đối
với
HV
- Thiếu phương pháp học tập thích hợp
- Thiếu tài liệu, phương tiện học tập
- Thiếu người kềm cặp, không biết hỏi ai
- Thiếu thời gian học
- Kinh tế khó khăn
13,8
12,7
37,8
28,0
20,6
47,1
40,4
33,9
39,7
36,6
Đối
với
CBGD
- HV nhận thức chậm, trình độ thấp
- HV thiếu cố gắng trong học tập
- Thời gian dành cho hướng dẫn ôn tập quá ít
50,0
16,7
38,9
38,9
72,2
50,0
31
- Đi lại, di chuyển xa vất vả
- Không đủ tài liệu, phương tiện giảng dạy
- Không đủ điều kiện đổi mới phương pháp
11,1
5,6
16,7
66,7
72,2
61,1
Đối
với
CBQL
- Không đủ thời gian cho công việc
- Thiếu các văn bản pháp quy để giải quyết
công việc
- Thiếu phương tiện điều kiện làm việc
- Chức năng nhiệm vụ phân công không rõ
ràng
- Không có hiểu biết nhiều về công việc
- Không được lãnh đạo cơ quan ủng hộ
4,5
13,6
9,1
-
-
-
81,9
70,2
54,6
68,2
54,5
36,4
Bảng 3: Lợi ích của giáo dục từ xa (quan trọng và rất quan trọng)
Các nội dung HV CBGD CBQL
32
(%) (%) (%)
a) Tạo cơ hội cho người học được học suốt đời
b) Tạo chuẩn hóa kiến thức và bằng cấp cho CB
c) Cập nhật kiến thức đáp ứng yêu cầu công việc
d)Tạo điều kiện cho con em vùng sâu, vùng xa
được học
e) Ít tốn kinh phí và thời gian tập trung cho người
học
g) Kinh tế trong đào tạo (giảm chi phí cho Nhà
nước)
h) Giải quyết được mâu thuẫn giữa quy mô và chất
lượng hệ ĐT chính quy
63,7
58,4
68,3
55,0
57,8
47,2
39,1
61,1
33,4
66,7
77,8
66,7
77,8
44,5
90,9
59,1
77,3
63,6
80,2
81,8
54,6
Bảng 4: Trình độ đầu vào và phương thức tuyển sinh giáo dục từ xa
Các nội dung HV CBGD
CBQL
33
(%) (%) (%)
1. Trình độ đầu vào
a) Tốt nghiệp phổ thông trung học, bổ túc trung
học
b) Tốt nghiệp cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp
c) Tốt nghiệp đại học
d) Tất cả các trình độ nêu trên
2. Phương thưc tuyển sinh
a) Xét tuyển theo hồ sơ đăng ký
b) Xét tuyển kết hợp kiểm tra kiến thức tối
thiểu
c) Thi tuyển đầu vào
13,9
55,8
2,1
33,4
68,1
22,4
7,5
16,7
16,7
5,6
66,7
34,4
61,1
0,0
13,6
9,1
4,5
68,2
59,1
31,8
4,5
Bảng 5: Chương trình đào tạo hiện đang sử dụng
34
Các nội dung HV
(%)
CBGD
(%)
CBQL
(%)
a) Phù hợp
b) Chưa thật phù hợp (quá nặng, nhiều kiến
thức mới)
c) Quá nhẹ, nhiều kiến thức cũ lạc hậu, không
sát thực tế hiện nay
43,1
36,3
3,5
61,1
11,1
11,2
63,6
4,5
4,5
Bảng 6: Tình hình cung cấp học liệu cho giảng dạy, học tập
Các nội dung HV
(%)
CBGD
(%)
CBQL
(%)
1. Cung cấp học liệu
a) Cung cấp đủ và kịp thời
b) Cung cấp đủ, nhưng chưa kịp thời
54,9
21,4
22,2
72,2
40,9
45,5
35
c) Cung cấp không đầy đủ
2. Nội dung học liệu
a) Đáp ứng được yêu cầu môn học (50%)
b) Chưa đáp ứng:
Trong đó : - Về tính cơ bản
- Về tính hiện đại
- Về tính thực tiễn
- Về cả 3 nội dung trên
3. Hình thức học liệu
a) Ngắn gọn, súc tích, in ấn đẹp, tốt (50%)
b) Tạm được
c) Quá dài, in ấn kém, chưa tốt (50%)
13,5
77,2
8,5
31,0
11,0
59,0
14,0
58,3
24,7
5,5
5,6
44,3
5,6
5,6
11,1
11,1
11,1
55,5
33,3
16,7
4,5
36
Bảng 7: Tổ chức đào tạo, đánh giá kết quả
Các nội dung HV
(%)
CBGD
(%)
CBQL
(%)
1. Số học phần cần có CBGD hướng dẫn học
tập
a) 100% các học phần (HP) trong chương trình
đào tạo
b) Chỉ các học phần chính:
- >60% số HP / tổng số
- 50% số HP / tổng số
- 40% số HP / tổng số
- 30% số HP / tổng số
2. Thời gian cần hướng dẫn học tập cho 1 học
phần
52,1
1,0
0,9
28,5
6,9
11,3
11,1
0
11,1
11,1
61,1
5,6
27,3
22,6
22,7
9,1
9,1
27,3
37
a) 20% số giờ kế hoạch của học phần
b) 30% số giờ kế hoạch của học phần
c) 40% số giờ kế hoạch của học phần
d) 50% số giờ kế hoạch của học phần
3. Số đợt tập trung cho một năm
a) 1 đợt/năm
b) 2 đợt/năm
c) 3 đợt/năm
15,1
18,7
36,6
62,1
28,7
4,9
61,1
11,1
11,1
55,6
44,4
0
27,3
18,2
18,2
40,9
45,5
4,5
4. Thời gian tập trung cho một đợt
a) 1 tuần
b) 2 tuần
c) 3 tuần
3,5
54,1
33,8
5,6
77,8
27,8
13,6
45,5
31,8
38
5. Số HP tổ chức học(thi) trong một năm
a) 3-5 HP
b) 6-8 HP
c) 9-12 HP
6. Bài kiểm tra thường xuyên để tính kết quả
học tập
a) 1 bài/ 1 học phần
b) 2 bài/ 1 học phần
c) 3 bài/ 1 học phần
7. Thi kết thúc HP
a) Thi tất cả các HP trong chương trình (có và
không hướng dẫn)
b) Chỉ thi các HP có hướng dẫn
32,7
43,8
6,4
45,1
47,3
3,3
10,9
38,6
38,9
11,1
22,2
61,1
38,9
11,1
66,7
33,3
9,1
63,6
13,6
36,4
45,5
0
40,9
9,1
39
c) Thi tập trung theo đợt (trước khi hướng dẫn
HP mới)
d) Thi tập trung theo đợt (ngay sau khi hướng
dẫn, ôn tập)
e) Thi tập trung 1 đợt/năm (cho tất cả các HP
học trong năm đó)
8. Thi tốt nghiệp cuối khóa
a) Như hiện nay
b) Tăng môn thi
c) Giảm môn thi
9. Luận văn tốt nghiệp
a) Chỉ dành cho HV có kết quả học tập khá trở
lên
b) Tùy theo từng ngành do cơ sở đào tạo quy
8,5
35,9
14,4
68,4
0,7
5,3
30,3
21,5
5,6
33,3
5,6
88,9
11,1
5,6
38,9
11,1
27,3
22,7
4,5
77,3
0
0
50,0
13,6
40
định
Bảng 8: Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
(quan trọng và rất quan trọng)
Các nội dung HV
(%)
CBGD
(%)
CBQ
L
(%)
a) Vai trò người thầy trong hướng dẫn, ôn tập
b) Khung chương trình và nội dung bài giảng
c) Giáo trình, tài liệu, học liệu, cơ sở vật chất
d) Công tác tổ chức, quản lý của cơ sở đào tạo
e) Vai trò của các chi nhánh, các địa phương có đặt
lớp
g) Trình độ đầu vào và ý thức học tập của học viên
90,3
75,1
77,6
65,8
61,3
76,9
83,3
83,3
83,3
66,7
72,2
94,4
90,9
91,0
90,9
96,4
90,9
81,8
41
h) Trách nhiệm và nhiệt tình của các trợ lý giáo vụ
TTĐTTX
73,3 72,2 90,9
Bảng 9: Chất lượng đào tạo, hệ thống tổ chức quản lý
Các nội dung HV
(%)
CBGD
(%)
CBQL
(%)
1. Chất lượng đào tạo
a) Đáp ứng yêu cầu hiện tại và có hướng phát
triển tốt
b) Chấp nhận được
c) Còn thấp so với yêu cầu
2. Hệ thống quản lý tổ chức
a) Phù hợp, hiệu quả
b) Chấp nhận được
47,4
48,2
4,5
51,7
40,9
38,9
44,4
22,2
55,6
39,9
40,9
27,3
13,6
36,4
50,0
42
c) Phải cải tiến tổ chức lại 3,6 5,6 9,1
Bảng 10: Mục tiêu của học viên trước và sau khi học đại học từ xa
Các nội dung Trước khi
học (%)
Sau khi
học
(%)
%
đạt được
- Có bằng đại học
- Kiến thức được nâng lên
- Tiến bộ trong phương pháp giảng
dạy và nghiên cứu khoa học
- Giữ được vị thế trong cơ quan
- Được đề bạt, được thăng tiến
- Đáp ứng tốt hơn yêu cầu công tác
được giao
51,5
65,0
43,3
15,1
6,3
47,8
38,1
39,1
29,5
12,3
3,1
29,8
73,9
60,0
68,1
81,4
49,2
62,3
43
Bảng 11: Định hướng ưu tiên đầu tư cho giáo dục đại học theo phương thức từ xa
Cao nhất Cao
Trung bình Các nội
dung
HV
CBG
D
CBQL HV CBG
D
CBQL
HV
CBG
D
CBQL
- Đầu tư cho
học liệu,
CSVC
- Đầu tư cho
CBGD
(lương, phụ
cấp giờ
giảng )
- Thay đổi
cơ chế quản
lý, tổ chức
59,2
35,1
10,7
72,2
44,4
22,2
77,3
13,6
22,7
22,4
-
-
22,2
27,8
27,8
13,6
54,5
36,4
2,0
2,5
14,2
-
5,6
16,7
-
13,6
22,7