Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học " ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TỐT NGHIỆP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THEO PHƯƠNG THỨC GIÁO DỤC TỪ XA CỦA ĐẠI HỌC HUẾ " pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.85 KB, 24 trang )



31
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TỐT NGHIỆP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG
ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THEO PHƯƠNG THỨC
GIÁO DỤC TỪ XA CỦA ĐẠI HỌC HUẾ
Hoàng Hữu Hòa, Nguyễn Đức
Hưng
Đại học Huế

Sau hơn 10 năm hình thành và phát triển, Trung tâm đào tạo từ xa Đại học
Huế (TTĐTTX ĐHH) đã đào tạo hàng vạn cử nhân các ngành Sư phạm, Quản trị
kinh doanh (QTKD), Luật, đáp ứng nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã
hội của cả nước. Phân tích kết quả tốt nghiệp hàng năm và đánh giá chất lượng
đào tạo thông qua ý kiến của học viên (HV), Cán bộ giảng dạy (CBGD), Cán bộ
quản lý (CBQL) đang sử dụng sản phẩm đào tạo này giúp chúng ta có cái nhìn
tổng thể về phương thức đào tạo đang cần được hoàn thiện và phát triển.
1. Số lượng học viên tốt nghiệp theo phương thức giáo dục từ xa
(GDTX)


32
Số lượng HV tốt nghiệp đại học theo phương thức GDTX của ĐHH từ
năm 1997 đến 2003 được trình bày trên bảng 1.
Bảng 1: Thống kê số HV tốt nghiệp đại học theo phương thức GDTX qua các
năm
STT

Ngành 199
7


1998 1999 200
0
200
1
2002 2003 2004
01 Ngữ văn 211 471 1228 125
1
928 876 728 1226
02 Toán 137 418 948 123
5
806 627 688 1083
03 Sinh vật 62 266 638 546 258 232 198 262
04 Lịch sử 32 164 481 443 316 229 171 187
05 Địa lý 45 137 353 216 134 120 100 153
06 Giáo dục tiểu
học
00 00 280 81 533 325 1441 2269


33
07 Lý 708
08 Hoá 855
09 Tiếng Anh 882
10 Giáo dục chính
trị
271
11 Luật 00 00 30 194 270 321 265 522
12 QTKD 42 42 199 5 87 295 86 173
Cộng 529 1498 4157 397
1

333
2
3025 3677 8591
Kết quả bảng 1 cho thấy:
- Sau 10 năm thành lập, TTĐTTX ĐHH đã cung cấp khoảng 28.780 cán
bộ có trình độ cử nhân phục vụ kinh tế xã hội trong cả nước. Đây là con số đáng
kể nhưng so với nhu cầu nguồn lao động cần phải được đào tạo để có trình độ đại
học vẫn còn ít.


34
- Các ngành có số HV tốt nghiệp nhiều là các ngành thuộc khối sư phạm,
trong đó ngành Ngữ văn có số HV tốt nghiệp đông nhất kể từ khi Trung tâm
thành lập đến nay (6919 HV), tiếp đến là ngành Toán (5942 HV). Trong những
năm gần đây, ngành Giáo dục tiểu học có số lượng HV tốt nghiệp đáng kể (4568
HV). Điều này cho thấy, đào tạo đại học theo phương thức GDTX đã phần nào
đáp ứng được nhu cầu "chuẩn hóa" đội ngũ giáo viên tiểu học mà các Sở Giáo
dục - Đào tạo ở các tỉnh đã và đang có chủ trương nâng cao chất lượng cho đối
tượng này.
Bảng 2: Kết quả tốt nghiệp đại học theo phương thức GDTX trong các năm 2001
- 2004
Năm



Ngành
2001 2002 2003 2004
Luật
Số lượng
TN/DT/ĐV

Tỷ lệ TN/DT
(%)
270/311/60
4
86,8
221/284/489
77,8
265/424/493
60,3
522/739/1460
70,6


35
Tỷ lệ TN/ĐV (
%)
55,2 45,1 51,9 35,7
QTK
D
Số lượng
TN/DT/ĐV
Tỷ lệ TN/DT
(%)
Tỷ lệ TN/ĐV
(%)
87/213/258
40,8
33,7
295/379/567
77,8

52,0
86/151/275
56,9
31,2
173/327/665
52,9
26,0
Các
ngàn
h sư
phạm

Số lượng
TN/DT/ĐV
Tỷ lệ TN/DT
(%)
Tỷ lệ TN/ĐV
(%)
3475/3758/
4913

92,4
70,7
2404/2974/
3399
80,8
70,7
3326/ 5275/
6950


63,0
47,8
7896/10424/
12685

75,7
62,2
Ghi chú: TN: Tốt nghiệp; DT: Dự thi; ĐV: Đầu vào



36


Bảng 3: Kết quả tốt nghiệp đại học của HV theo phương thức GDTX
thuộc khối ngành sư phạm trong 2 năm 2003 - 2004
Năm

Ngành
2003

2004
Ngữ văn
Số lượng
TN/DT/ĐV
Tỷ lệ TN/DT (%)
Tỷ lệ TN/ĐV (%)
728/ / 1446

49.0

1226/ 1405/ 1699
87.0
72.0
Toán
Số lượng
TN/DT/ĐV
688/ / 1266 1083/ 1356/ 1817


37
Tỷ lệ TN/DT (%)
Tỷ lệ TN/ĐV (%)

54.0
80.0
60.0
Sinh vật
Số lượng
TN/DT/ĐV
Tỷ lệ TN/DT (%)
Tỷ lệ TN/ĐV (%)
198/ / 318

49.0
262/ 307/ 410
69.0
60.0
Lịch sử
Số lượng
TN/DT/ĐV

Tỷ lệ TN/DT (%)
Tỷ lệ TN/ĐV (%)
171/ /383

45.0
187/263/271
65.0
58.0
Địa lý
Số lượng
TN/DT/ĐV
Tỷ lệ TN/DT (%)
100/ /251

40
153/234/263
65.0
58.0


38
Tỷ lệ TN/ĐV (%)
Giáo dục
tiểu học
Số lượng
TN/DT/ĐV
Tỷ lệ TN/DT (%)
Tỷ lệ TN/ĐV (%)
1441/ /3236


45.0
2269/3705/4298
61.0
53.0
Giáo dục
chính trị
Số lượng
TN/DT/ĐV
Tỷ lệ TN/DT (%)
Tỷ lệ TN/ĐV (%)
271/294/324
92.0
84.0
Hóa
Số lượng
TN/DT/ĐV
Tỷ lệ TN/DT (%)
Tỷ lệ TN/ĐV (%)
855/954/1075
88,6
79,5


39

Số lượng
TN/DT/ĐV
Tỷ lệ TN/DT (%)
Tỷ lệ TN/ĐV (%)
708/830/911

85,3
77,7
Tiếng Anh
Số lượng
TN/DT/ĐV
Tỷ lệ TN/DT (%)
Tỷ lệ TN/ĐV (%)
882/1008/1506
87,5
58,5

Trên bảng 2 và 3 là kết quả tốt nghiệp đại học của HV lần lượt trong các
năm từ 2001 đến 2004 và 2 năm trở lại đây cho thấy tỷ lệ HV đạt tốt nghiệp hàng
năm so với số lượng đầu vào có giá trị trung bình chỉ đạt 42,3%, số HV được cấp
bằng đại học hàng năm so với số HV dự thi tốt nghiệp đạt trung bình 69,9%.
Ngành Ngữ văn có tỷ lệ đậu tốt nghiệp cao nhất trong những năm gần đây. Các
kết quả trên là cơ sở để chúng ta có thể khẳng định rằng, đào tạo theo phương
thức GDTX, với điều kiện cơ sở vật chất phục vụ đào tạo như hiện nay thì tỷ lệ
tốt nghiệp nói trên là chấp nhận được. Điều này cho thấy tính nghiêm túc trong
quản lý đào tạo, phản ánh đúng thực chất việc học tập của HV và công tác quản


40
lý của cơ sở đào tạo, nó bác bỏ nhiều ý kiến cho rằng: “Học từ xa, chỉ cần ghi
danh là tốt nghiệp và có bằng đại học”.
2. Đánh giá về chất lượng đào tạo đại học theo phương thức GDTX:
Trong khi các quan niệm về chất lượng chưa có sự thống nhất cao, nên
đánh giá về chất lượng đào tạo là một vấn đề có nhiều khó khăn. Vì vậy, chúng
tôi chấp nhận quan điểm mà nhiều nhà giáo dục gần đây đưa ra: “Chất lượng là
sự phù hợp với mục tiêu đề ra và sử dụng phương pháp tự đánh giá của người

học (HV), của người dạy (CBGD) và người quản lý sử dụng sản phẩm đào tạo
(CBQL)”.
Trên bảng 4 là kết quả đánh giá về chất lượng đào tạo ở mức tương đối từ
các ý kiến trả lời của HV; CBGD; CBQL theo yêu cầu “phiếu hỏi” mang tính
định tính.
Kết quả cho thấy rằng kể cả người học, người dạy và người quản lý đều
thấy rằng HV được đào tạo theo phương thức GDTX đáp ứng được yêu cầu công
việc hiện nay và có thể phấn đấu vươn lên được ở mức cao hơn. HV tự hài lòng
với chất lượng đào tạo hơn, trong khi CBGD và CBQL chỉ có trên dưới 40% số ý
kiến cho là được. Các ý kiến đánh giá về chất lượng đào tạo còn thấp so với yêu
cầu hiện nay, ở mức độ thấp (3,1-17,4%).
Bảng 4: Đánh giá về chất lượng đào tạo đại học theo phương thức GDTX của
Đại học Huế


41
Chất lượng đào tạo
HV
(%)
CBQL
(%)
CBGD
(%)
Chấp nhận được
Còn thấp so với yêu cầu
Đáp ứng yêu cầu, có hướng phát
triển
34,6
4,9
54,3

37,5
3,1
39,1
39,1
17,4
41,3
Phân tích số liệu trên bảng 5 về ý kiến đánh giá chất lượng đào tạo của
HV ở các khu vực khác nhau cho thấy HV thuộc KV1 (Hà Tây), KV2 (các tỉnh
miền Trung) đánh giá cao chất lượng đào tạo mà họ nhận được (62,5-62,7%), cao
hơn trung bình chung cỡ 8%, trong khi HV thuộc KV3 (các tỉnh miền Tây) và
KV5 (các tỉnh Tây Nguyên) tương ứng là 48,1% và 45,0% (thấp hơn mức trung
bình chung khoảng 7,8%). Theo khối ngành khoa học tự nhiên (KHTN) thì chất
lượng đào tạo ở mức độ chấp nhận được, đạt cao nhất là ngành Vật lý (73,3%).
Các ngành Toán, Hóa đánh giá tương đương với mức trung bình chung, nhưng
ngành có sự đánh giá thấp so với yêu cầu là ngành Sinh học. Khối các ngành
khoa học xã hội (KHXH) và ngành Luật được đánh giá chất lượng thấp so với
yêu cầu (12,4%), thấp nhất so với các ngành hiện đang đào tạo. Không có sự sai
khác khi đánh giá về chất lượng đào tạo trong nhóm HV theo học ở năm 1 - 2 và
các năm 3 - 5.


42
Bảng 5: Đánh giá chất lượng đào tạo của HV theo các khu vực khác nhau
Số phiếu tham gia 1719 80 690 388 410 151
Chất lượng đào tạo
Tổng
(%)
KV1
(%)
KV2

(%)
KV3
(%)
KV4
(%)
KV5
(%)
Chấp nhận được
Còn thấp so với yêu cầu
Đáp ứng yêu cầu, có hướng phát
triển
54,6
4,9
54,3
62,7
1,2
62,7
62,5
3,6
51,1
48,1
6,5
56,4
51,1
5,5
59,3
45,0
6,0
49,0
Bảng 6: Đánh giá chất lượng đào tạo của HV theo nhóm ngành KHTN;

Giáo dục tiểu học (GDTH)
Số phiếu tham gia 1719 246 187 339 86 234
Chất lượng đào tạo Tổng Toán Lý
Hoá Sinh

GDT
H


43
(%) (%) (%) (%) (%) (%)
Chấp nhận được
Còn thấp so với yêu cầu
Đáp ứng yêu cầu, có hướng phát
triển
54,6
4,9
54,3
56,5
6,5
39,8
73,3
4,3
55,9
53,7
2,4
63,4
45,3
9,3
45,3


38,0
1,3
61,5
Bảng 7: Đánh giá chất lượng đào tạo của HV theo nhóm ngành KHXH - Ngoại
ngữ
Số phiếu tham gia 1719 85 105 167 97 173
Chất lượng đào tạo
Tổng
(%)
Sử
(%)
Địa
(%)
Văn
(%)
Luật
(%)
T.
Anh
(%)
Chấp nhận được
Còn thấp so với yêu cầu
Đáp ứng yêu cầu, có hướng phát
54,6
4,9
36,5
5,9
50,5
-

44,9
6,6
87,6
12,4
59,0
7,5


44
triển
54,3 58,8 47,6 52,1 44,3 63,6
Bảng 8: Đánh giá chất lượng đào tạo của HV theo năm học
Số phiếu tham gia 1719 810 187
Chất lượng đào tạo Tổng (%)
Năm 1 - 2
(%)
Năm 3 - 5
(%)
Chấp nhận được
Còn thấp so với yêu cầu
Đáp ứng yêu cầu, có hướng phát
triển
54,6
4,9
54,3
44,2
5,2
54,1
63,4
4,7

55,2
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo:
Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo và mức độ ảnh
hưởng của nó cho phép ta chỉ ra định hướng cải tiến chất lượng đào tạo trong giai
đoạn tới. Với 7 nội dung được hỏi ở 3 mức độ ảnh hưởng: nhiều, trung bình, và ít
đối với HV, CBQL, CBGD được trình bày trên bảng 9 và 10.


45
Ý kiến của CBQL, CBGD có sự phù hợp trong đánh giá mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố được hỏi đến chất lượng đào tạo. Nhóm yếu tố ảnh hưởng
nhiều đến chất lượng đào tạo là trình độ đầu vào và ý thức học tập của HV (73,4
và 78,3%); giáo trình, tài liệu và cơ sở vật chất phục vụ dạy và học (71,9 -
78,35). Vai trò của giáo viên trong hướng dẫn ôn tập và trách nhiệm, nhiệt tình
của các cán bộ trợ lý giáo vụ phụ trách các chi nhánh lần lượt là 59,4 - 60,9% và
51,6 - 56,5% số ý kiến cho là rất quan trọng. Khung chương trình, nội dung đào
tạo và công tác tổ chức quản lý đào tạo xếp ở mức độ thấp hơn các yếu tố kể trên
(40,6 - 50,0% và 40,6 - 43,5%). Vai trò của các chi nhánh, địa phương có cơ sở
đào tạo được CBGD, CBQL đánh giá ảnh hưởng ở mức độ trung bình là 60,9 và
50,0%.
Ý kiến đánh giá của HV về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo
cho thấy mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nêu trên có sai khác so với quan điểm
của CBQL, CBGD. Yếu tố được đánh giá là có ảnh hưởng quan trọng và rất quan
trọng đến chất lượng là vai trò người thầy trong hướng dẫn ôn tập (90,3%), tiếp
đó là các yếu tố giáo trình tài liệu học tập (77,6%), khung chương trình, nội dung
đào tạo (75,1%), trình độ đầu vào và ý thức học tập của HV (76,9%), trách nhiệm
của trợ lý giáo vụ (73,3%). Nhóm yếu tố có ảnh hưởng ở mức trung bình là công
tác tổ chức đào tạo, vai trò của các chi nhánh (61,3 - 65,8%).
Các ý kiến đánh giá trên đây phần nào cho phép chúng ta có được định
hướng trong cải tiến quá trình tổ chức đào tạo theo phương thức GDTX

Bảng 9: Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo


46
Số phiếu tham gia 64 46
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo


Mức
độ
CBQL
(%)
CBGD
(%)
Vai trò của giáo viên trong hướng dẫn ôn
tập


Khung chương trình và nội dung bài giảng


Giáo trình, tài liệu, cơ sở vật chất

1
2
3
1
2
3
1

2
3
59,4
29,7
6,3
40,6
34,4
0,0
71,9
21,9
0,0
6,9
28,3
2,2
50,0
37,0
2,2
78,3
10,9
0,0


47

Công tác tổ chức quản lý


Vai trò các chi nhánh, địa phương có cơ sở
đào tạo



Trình độ đầu vào và ý thức học tập của học
viên


Trách nhiệm và nhiệt tình của CB giáo vụ
1
2
3
1
2
3
1
2
3
1
2
3
40,6
4,7
1,6
31,3
60,9
3,1
73,4
15,6
6,3
51,6
39,1
4,7

43,5
91,3
45,7
26,1
50,0
13,0
78,3
15,2
0,0
56,5
23,9
4,3


48
TTĐTTX

Ghi chú: Mức 1: Nhiều; Mức 2: Trung bình; Mức 3: Ít
Bảng 10: Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo
(quan trọng và rất quan trọng)
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo
HV (%)
a) Vai trò người thầy trong hướng dẫn, ôn tập
b) Khung chương trình và nội dung bài giảng
c) Giáo trình, tài liệu, học liệu, cơ sở vật chất
d) Công tác tổ chức, quản lý của cơ sở đào tạo
e) Vai trò của các chi nhánh, các địa phương có đặt lớp
f) Trình độ đầu vào và ý thức học tập của học viên
90,3
75,1

77,6
65,8
61,3
76,9


49
g) Trách nhiệm và nhiệt tình của các trợ lý giáo vụ TTĐTTX 73,3
4. Những đề nghị thay đổi, cải tiến nhằm nâng cao chất lượng đào tạo:
Để có thể đưa ra định hướng đầu tư, nâng cao chất lượng đào tạo đại học
theo phương thức GDTX. Chúng tôi đã thăm dò ý kiến của HV, CBGD, CBQL
và có kết quả trả lời trên bảng 11.


50
Bảng 11: Các ý kiến đề nghị thay đổi, cải tiến để nâng cao chất lượng đào tạo
Số phiếu tham gia 64 46
Cần ưu tiên cải tiến

Mức
độ
HV%
CBQ
L
(%)
CBGD
(%)

Đầu tư học liệu, cơ sở vật chất



Quan tâm tiền giảng, chế độ phụ cấp cho giáo
viên


1
2
3
1
2
3
1
68,3
28,1
3,2
42,9
45,3
2,5
14,6
71,9
20,3
0,0
26,6
51,6
7,8
15,6
67,4
21,7
0,0
37,0

37,0
6,5
23,9


51
Thay đổi cơ chế quản lý đào tạo

2
3
32,6
14,2
46,9
14,1
28,3
17,4
Ghi chú: Mức 1: Nhiều; Mức 2: Trung bình; Mức 3: Ít
Kết quả trên bảng 11 cho thấy có sự nhất trí cao ở cả 3 nhóm đối tượng là
HV, CBQL và CBGD. Trước hết là ưu tiên đầu tư học liệu, cơ sở vật chất cho
dạy và học có tỷ lệ cao: 68,3; 71,9; và 67,4% tương ứng với ý kiến đề nghị của
HV, CBQL, CBGD, tiếp đến là các chế độ đối với CBGD tương ứng là 42,9;
26,6 và 37,0%. Ý kiến đề nghị đầu tư cho việc thay đổi phương thức quản lý ở
mức độ thấp: 14,6; 15,6 và 23,6%. Thứ tự ưu tiên đầu tư nói trên không có sự sai
khác đáng kể giữa các vùng miền, khối ngành đào tạo và năm học. Theo chúng
tôi, việc thực hiện đầu tư theo hướng ưu tiên đã nhận được ở trên là rất cần thiết,
nó sẽ có tác động không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy vậy, trên
thực tế vấn đề đầu tư cho học liệu, thiết bị phục vụ dạy và học như hiện nay của
TTĐTTX ĐHH đang còn ở mức thấp.
5. Kết luận:
Trong điều kiện đào tạo đại học theo phương thức GDTX hiện nay, tỷ lệ

tốt nghiệp 69,9% là chấp nhận được, sản phẩm đào tạo ra đáp ứng được yêu cầu
công việc, được xã hội thừa nhận.


52
Trong các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo quan trọng hơn cả là
giáo trình, tài liệu, cơ sở vật chất cho dạy và học, tiếp đến là trình độ đầu vào và
ý thức học tập của HV. Vai trò của CBGD trong hướng dẫn ôn tập, cán bộ giáo
vụ và công tác quản lý của cơ sở đào tạo có đóng góp không nhỏ.
Để có chất lượng đào tạo cao hơn cần ưu tiên đầu tư vào học liệu, cơ sở
vật chất, thiết bị dạy và học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quy chế tạm thời về xét tuyển, thi, kiểm tra và cấp chứng chỉ, văn bằng tốt
nghiệp giáo dục từ xa, kèm theo Quyết định 1860/ GDĐT, ngày 25/5/1995
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Quy chế chính thức về xét tuyển, thi kiểm tra và cấp chứng chỉ, văn bằng
tốt nghiệp giáo dục từ xa, kèm theo Quyết định số 40/ 2003/QĐ - BGD &
ĐT, ngày 08/ 8/ 2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Đại học Huế, Trung tâm Đào tạo Từ xa, Tài liệu Hội nghị tổng kết 2 năm
2001 - 2002, Đà lạt 30/11 - 01/12/2002.
4. Đại học Huế, Trung tâm Đào tạo Từ xa, Tài liệu Hội nghị bàn các giải
pháp nâng cao chất lượng đào tạo từ xa, Huế 3/2004.


53
5. Biên bản họp các Hội đồng thi và xét công nhận tốt nghiệp đại học từ xa
các năm 2001 - 2004.

EVALUATING THE RESULTS OF THE GRADUATION

EXAMINATIONS AND SOME FACTORS INFLUENCING THE
QUALITY
OF HIGHER EDUCATION PROVIDED BY HUE UNIVERSITY
DISTANCE TRAINING CENTER
Hoang Huu Hoa, Nguyen Duc Hung
Hue University

SUMMARY
With the data collected from the questionnaires, the study identifies
certain factors that influence the quality of the higher education given by Hue
University Distance Training Center


54

×