Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Sử dụng hệ thống hình ảnh, âm thanh hỗ trợ tiếp cận văn bản Đàn Ghita của Lorca

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.33 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
1. Lí do chọn đề tài:
Cùng với "thi trung hữu họa", bao giờ cũng là "thi trung hữu nhạc" có nghĩa
rằng cùng với hoạ, nhạc là một phần của thi ca. Thơ gợi liên tưởng màu sắc, hình
ảnh đã đành, không chỉ vậy, để làm giàu cho mình, thơ còn khai thác cả ngôn ngữ
của nhạc nữa. Chừng nào còn thơ là chừng ấy còn nhạc. Phần tinh túy nhất của cảm
xúc trong thơ bao giờ cũng được điệu thức hóa thành nhạc. Nó vấn vít, ngân nga cả
bên trong lẫn bên ngoài từng tiếng thơ và trở thành linh hồn, thành sức mạnh phi
thường của ngôn ngữ thơ. Ngôn ngữ thơ biểu hiện tập trung nhất tính hàm xúc
phong phú của ngôn ngữ, vừa giàu hình ảnh, sắc màu (tính họa) vừa giàu nhạc điệu
(tính nhạc). Các đặc điểm trên hòa quyện với nhau tạo nên hình tượng thơ lung linh,
đa nghĩa.
Thanh Thảo (tên thật là Hồ Thành Công) Thanh Thảo là một trong những
nhà thơ trưởng thành trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mĩ với
những tác phẩm tiêu biểu Những người đi tới biển, Dấu chân qua trảng cỏ, Khối
vuông ru-bích. Thơ ông là tiếng nói của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về vấn
đề xã hội và thời đại và cũng đặc biệt quan tâm đến những con người tài hoa nhưng
có số phận ngang trái, bất hạnh như: Nguyễn Đình Chiểu, Cao Bá Quát, A-ra-gông,
Lor-ca,…Ông đã đem đến cho thơ ca thời đó tiếng nói riêng ấn tượng và được coi là
một trong số không nhiều cây bút luôn nỗ lực cách tân thơ Việt với xu hướng đào
sâu vào cái tôi nội cảm, tìm cách biểu đạt mới qua hình thức thơ tự do, đem đến một
mĩ cảm hiện đại cho thơ bằng thi ảnh và ngôn từ mới mẽ.
Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca là một thi phẩm tiêu biểu cho phong cách
nghệ thuật của Thanh Thảo sau năm 1975
1
Trong hành trình sáng tạo, cách tân nghệ thuật của mình, Thanh Thảo cũng
như các nhà thơ khác (đặc biệt là các nhà thơ Mới), đi sâu khai thác tính nhạc, vay
mượn những chất liệu âm nhạc. Theo ông, tính nhạc trong thơ như linh hồn ủa bài
thơ vậy. Tuy nhiên “ông vua trường ca” lại không mượn âm hưởng hào hùng, sử thi


mà chỉ gạn lấy những âm thanh êm dịu, réo rắt. Trong thơ Thanh Thảo, khó mà
phân biệt được thơ và nhạc.
Đê viết trường ca Những người đi tới biển, Bùng nổ của mùa xuân, Đêm trên
cát, Những nghĩa sĩ Cần Giuộc Thanh Thảo đã mượn hình thức kết cấu theo kiểu
nhạc giao hưởng và các bản xônát khiến cho các thi phẩm mang ấn tượng đặc biệt:
những bản giao hưởng - trường ca. Còn đối với các bài thơ ngắn, Thanh Thảo lại
vay mượn kết cấu mới mẻ, hiện đại của những ca khúc.
Thật khó để xác định Thanh Thảo đã chọn hình thức âm nhạc nào để sáng tác
Đàn ghi-ta của Lorca.
Viết sáng kiến “Sử dụng hệ thống hình ảnh, âm thanh hỗ trợ tiếp cận văn
bản Đàn ghita của Lorca” này, tôi mong được chia sẻ với đồng nghiệp hệ thống
âm thanh, hình ảnh có thể vận dụng minh họa cho tác phẩm này không ngoài mục
đích nâng cao chất lượng việc dạy và học văn trong nhà trường THPT.
2. Tổ chức thực hiện đề tài:
2.1. Cơ sở lí luận:
Qua thực tế giảng dạy môn văn ở trường, học sinh khi làm bài, thường có xu
hướng chọn đề liên quan đến văn bản văn xuôi hơn là văn vần, mặc dù các em thích
nghe giảng thơ, thích học thuộc thơ hơn là các dẫn chứng văn xuôi.
Vì đối với văn xuôi học sinh chỉ cần nhớ cốt truyện, nắm được những ý cơ
bản các em có thể được điểm trung bình. Còn khi phân tích, bình giảng thơ, đòi hỏi
học sinh phải có nền tảng cảm thụ văn học nếu không các em dễ sa vào bình tán, lan
man, xa đề, lạc đề. Vì vậy, thường chỉ có những học sinh sinh khá giỏi, yêu thích
môn văn, và thơ ca mới đủ can đảm chọn phân tích, bình giảng thơ.
2
Thơ thuộc thể loại trữ tình, qua mỗi bài thơ người đọc cảm nhận được tâm
trạng của chủ thể trữ tình. Cảm xúc con người thì rất phong phú, phức tạp. Nguyễn
Đình Thi cũng đã nói:“Điều kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngoài cái nghĩa
của nó, ngoài công dụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến xung
quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, toả ra xung quanh nó một
vùng ánh sáng động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy.” (Mấy ý nghĩ

về thơ, Ngữ văn 12 Nâng cao, tập một, trang 52). Do đó để cảm nhận hết những tư
tưởng, tình cảm của nhà thơ gửi gắm trong tác phẩm không phải là việc dễ dàng.
Bắt đầu từ năm học 2008-2009, bài thơ Đàn ghi-ta của Lorca của nhà thơ
Thanh Thảo chính thức được đưa vào chương trình SGK Ngữ văn lớp 12. Có người
ví von bài thơ này giống như một bông hoa rừng “đẹp lạ”, những câu thơ đẫm chất
suy tưởng và siêu thực, ngập tràn phức điệu của hình ảnh và âm nhạc vì thế vẫn
cuốn hút, ám ảnh người đọc. Tuy nhiên đây là một tác phẩm mới, được (bị) đánh
giá là một trong những văn bản “hai khó”: khó học và khó dạy.
Khó dạy: Có thể thấy, như giống như Vũ Như Tô, Lưu Quang Vũ, Thanh
Thảo là một tác giả mới được đưa vào chương trình Ngữ văn, nên việc tiếp cận thơ
Thanh Thảo còn rất nhiều hạn chế. Hơn thế, do thơ Thanh Thảo ảnh hưởng từ
trường phái thơ tượng trưng và thơ siêu thực – vốn còn mới mẻ và lạ lẫm. Và chính
vì ảnh hưởng của trường phái này khiến hệ thống hình ảnh rất đa nghĩa, do đó đến
nay vẫn còn nhiều cách hiểu và cách cảm nhận.
Khó học: Hiện trạng học văn trong nhà trường phổ thông đã được báo động
từ nhiều năm nay. Trong đó có nguyên nhân xã hội, học sinh thường chọn các ban
tự nhiên, theo khối A-B… nên càng lúc càng có xu hướng xa rời văn học với suy
nghĩ học văn là không cần thiết, học chỉ để đối phó, kiếm điểm dẫn đến tình trạng
chán nản, thụ động khi học văn. Do đó, trước một văn bản “hai khó” như Đàn ghi
ta của Lor-ca, việc đọc – hiểu văn bản đã là một chướng ngại vật khó vượt qua.
Theo chủ trương đổi mới phương pháp dạy-học văn, giáo viên có thể áp
dụng rất nhiều cách để tiếp cận tác phẩm, để có truyền tải thông điệp, cảm xúc của
3
nhà thơ trong một bài thơ đậm đặc tính nhạc họa như Đàn ghi ta của Lorca đến học
sinh một cách trọn vẹn hơn. Trong bài viết này, tôi đề xuất sử dụng hệ thống hình
ảnh, âm thanh kết hợp ứng dụng những trình chiếu Power point tương ứng, khiến
hình ảnh thật tác động tới thị giác, thính giác của học sinh, khiến các em có thể có
những liên tưởng, từ đó cảm nhận được chiều sâu của ngôn ngữ và thi ảnh.
2.2. Nội dung:
2.2.1 Cơ sở tiếp nhận bài thơ

2.2.1.1. Nghệ thuật thơ tượng trưng, siêu thực:
Chủ nghĩa siêu thực "là một cuộc cách mạng văn hóa, bởi vì nó đã đề xuất
với chúng ta sự đảo lộn các ý tưởng, các hình ảnh, các huyền thoại, các thói quen
thuộc về tinh thần đã quyết định đồng thời nhận thức của chúng ta đang có về chính
chúng ta và về thế giới và sự dấn thân của chúng ta vào thế giới đó". Như thế một
mặt các nhà Siêu thực chủ trương sử dụng ngôn từ bình thường của cuộc sống, trả
ngôn từ về với xuất phát điểm nguyên sơ của nó, mặt khác họ sẵn sàng sử dụng trở
lại những hình ảnh thuộc dạng điển tích, những hình ảnh có sức biểu tượng cao để
tăng thêm chiều sâu cho thơ.
Đến nay, chủ nghĩa siêu thực đã đi vào dĩ vãng và để lại ba ảnh hưởng:
1) Tích cực, chủ động chống lại sự xói mòn, sơ cứng của từ, tìm nghĩa mới
cho từ.
2) Một ý thức lao động chuyên nghiệp cộng với tri thức, trí tuệ, thường trực
tìm kiếm hình ảnh mới, lạ từ "sự va đập chói lòa của từ".
3) Làm nảy sinh những ý nghĩa, cái nhìn mới, đẹp vào cuộc đời, con người
từ kết quả của những hình ảnh đó.
Đàn ghi ta của Lorca được sáng tác theo lối thơ Siêu thực - Tượng trưng,
khai thác nhiều (đến mức tối đa) các lớp nghĩa của hình tượng.
4
2.2.1.2. Không gian văn hóa Tây Ban Nha
Đó là một không gian với những màu sắc gay gắt, tương phản. Nổi bật là đàn
ghi ta, điệu nhảy Flamenco và đấu bò. Những hình này vừa là biểu tượng của sự
hào hùng, vừa sôi động, đắm say, cuộc sống cuồng nhiệt có bóng dáng tử thần đã
tạo nên một phong cách Tây Ban Nha không thể pha lẫn.
Hình ảnh đấu sĩ trở thành biểu tượng của niềm kiêu hãnh Tây Ban Nha.
Cùng với nó là những hình ảnh tiêu biểu, đặc trưng nhất của xứ sở của các đấu sĩ:
tiếng đàn, áo choàng, âm thanh vũ điệu Flamenco.
Ngay sau tiếng đàn là âm thanh. Có nghĩa đàn ghi ta đang chơi điệu
Flamenco. Đây là điệu nhạc phóng khoáng, kết hợp cả tư thế nhảy, tiếng vỗ, tiếng
búng ngón tay lẫn tiếng chân gõ nhịp trên sàn gỗ. Điệu Flamenco vừa là một thể

nhạc và một điệu nhảy xuất phát từ vùng An-đa-lu-xi-a của Tây Ban Nha. Nơi ấy
cũng chính là quê hương của Lor-ca, nhà thơ được mệnh danh là “con họa mi xứ
An-đa-lu-xi-a”, là “nghệ sĩ hát rong của miền đất tự do An-đa-lu-xi-a”.
Trong khi đàn ghi ta gần như phổ biến trên toàn thế giới, thì môn đấu bò hầu
như không rời khỏi biên giới Tây Ban Nha (còn có ở Mexico). Cả ba biểu hiện văn
hóa Tây Ban Nha này ít nhiều đều gắn với nhịp điệu, tiết tấu phóng khoáng, lãng tử
của xứ sở Tây Ban Nha.
Trên phông nền văn hóa rộng lớn ấy, Thanh Thảo đã xây dựng vũ điệu bi
hùng bất tử của một con người, một cộng đồng, một dân tộc yêu cái đẹp, yêu cuộc
sống hòa bình và yêu nghệ thuật.
2.2.1.3.Người nghệ sĩ Tây Ban Nha- Lor-ca:
Có những con người mang số mệnh cao cả nhưng định mệnh gắn bó với trần
gian thật quá ngắn ngủi “đường chỉ tay đã đứt”
5
Đã hơn một thế kỉ trôi qua, với vết đau hàng ngày bật máu, Tây Ban Nha vẫn
không nguôi khóc thương người con trai tài hoa bạc mệnh của mình: chàng thi sĩ
Gac-xi-a Lor-ca với cấy đàn ghi-ta mang điệu hồn xứ sở An-đa-lu-xi-a.
Lor-ca là nhà thơ, nhà viết kịch Tây Ban Nha. Từ nhỏ đã có tài về thơ ca, hội
hoạ, âm nhạc, sân khấu. Lorca- ca sĩ trác tuyệt của những khúc hát đồng quê đẫm
màu sắc dân gian phương Đông. Lorca – nhà tiên phong chủ nghĩa của thơ ca hiện
đại mang pha sắc phương Tây, nổi tiếng về những tập thơ chịu ảnh hưởng của chủ
nghĩa siêu thực, thể hiện những chủ đề bắt nguồn cảm hứng từ văn học dân gian và
truyền thống nhân đạo. Lorca – họa sĩ đa tài đa tình. Lorca – bậc thầy cách tân của
sân khấu truyền thống Tây Ban Nha. Hình như mọi loại hình nghệ thuật cổ điển và
hiện đại đạt tới trình độ đỉnh cao đều đã hội tụ trong người nghệ sĩ vừa kịp ghé trần
gian 38 năm. Năm 1831, Lorca bị bắn chết. Trong cái chết oan khốc ấy, Tây Ban
Nha đã mất mát quá nhiều.
“ Tên tuổi của Lorca từ đó trở thành biểu tượng, là ngọn cờ tập hợp các nhà văn
hóa Tây Ban Nha và thế giới chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ văn hóa
dân tộc và văn minh nhân loại”( SGK văn học tập 1)

2.2.1.4. Từ Lorca đến Thanh Thảo:
Tâm hồn nghệ sĩ thường hay đồng điệu. Chàng thi sĩ mắt to rạng ngowifsao
trời, mái tóc xanh mướt xanh cùng cây đàn ghi ta rong ruổi thảo nguyên và những
bài du ca vẫn âm vang khắp quê hương Tây Ban Nha đã trở thành nỗi ám ảnh trong
thi ca thế giới, trong đó có một hồn thơ Việt Nam – Thanh Thảo.
Thanh Thảo trong đời mình nhiều lần đến với văn học Tây Ban Nha, dừng
lại rất lâu, rất bền bỉ ở Gac-xi-a Lor-ca.
“Lor-ca là một nhà thơ mà tôi hết sức ngưỡng mộ. Cả về thi ca lẫn cuộc
đời và cái chết đều gây cho tôi nhiều xúc cảm và ấn tượng. Chính những hình
ảnh và nhạc điệu trong nhiều bài thơ, Lor-ca đã dẫn dắt tôi khi viết bài thơ mà
tôi coi như một khúc tưởng niệm ông.”( Thanh Thảo).
6
Nhà thơ Thanh Thảo đã chọn thời điểm bi phẫn nhất của cuộc đời Lorca làm
cảm hứng: khi Lorca bị xử. Cái chết đôi khi còn là một giải thoát. Giải thoát bất đắc
dĩ nhưng hoàn toàn. Hẳn những suy tư Thanh Thảo đã bị vây ám giữa những phản
trái kia của cái chết và dùng di nguyện thống thiết và bất hủ, một di chúc viết sớm
của Lorca : Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi-ta làm câu đề từ Và thế là thi
phẩm ngay từ khi ra đời đã tự chọn cho nó một hình hài: vừa là lời viếng vừa như
một bi ca.
2.3. Hệ thống âm thanh, hình ảnh
2.3.1. Thế giới âm thanh
Âm điệu chủ đạo đồng thời và cũng là nhạc điệu làm nền cho cả bài Đàn
ghi-ta của Lorca là âm thanh đặc trưng của tiếng đàn Tây ban cầm “li - la li - la li -
la”.
Trên tiếng đàn mang hồn dân tộc ấy, Thanh Thảo tái hiện các hình ảnh thể
hiện bản ngã và giây phút bi thảm nhất của cuộc đời Lorca. Bản nhạc trầm hùng vẫn
đều đặn vút lên những nốt nhói buốt tâm can người đọc: “đỏ gắt, chếnh choáng,
mỏi mòn, kinh hoàng, bãi bắn, vỡ tan”… những âm thanh này vừa là điểm nhấn
trong âm nhạc vừa tạo hình ảnh điểm nhấn trong chuỗi hình tượng thơ.
Thi phẩm này được Thanh Thảo triển khai tương tự như mạch của một khúc

ca với kết cấu gồm bốn phần để gửi gắm những ý đồ nghệ thuật sâu sắc. Chính điều
này khiến cho thi phẩm có một đời sống kép.
“những tiếng đàn bọt nước
Tây-ban-nha áo choàng đỏ gắt
li-la li-la li-la
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
7
trên yên ngựa mỏi mòn
Đây chính là khúc ca dạo đầu nhằm giới thiệu nhân vật trữ tình. Đồng thời
những nốt trầm êm dịu, tiết tấu chậm vừa phải ẫn bước chân người đọc dần bước
vào thế giới âm thanh “li-la li-la li-la” đậm chất Tây Ban Nha.
“Tây-ban-nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lorca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du”
Sự kiện quan trọng nhất, “Lorca bị điệu về bãi bắn” xuất hiện trong đoạn thơ
ày. Đây là sự kiện chủ đạo mang lại nguồn thi hứng cho mạch thơ nối tiếp. Nó cũng
là đoạn phát triển của bản nhạc với nhiều nốt thăng ở cuối mỗi câu. Đoạn trung gian
phát triển này còn là tiền đề để chuẩn bị cho bước đột phá âm thanh ở đoạn cao trào.
“tiếng ghi-ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi-ta ròng ròng
máu chảy
không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang

giọt nước mắt vầng trăng
8
long lanh trong đáy giếng”
Cái chết của Lorca - cái chết của nghệ thuật của thơ và âm nhạc cái chết của
những gì bất tử, bi phẫn và đau đớn được thể hiện trong đoạn những điệp khúc tạo
cao trào của bản nhạc với những âm thanh dồn dập xô đẩy nhau, gào thét, bàng
hoàng.
“đường chỉ tay đã đứt
dòng sông rộng vô cùng
Lorca bơi sang ngang
trên chiếc ghi ta màu bạc
chàng ném lá bùa cô gái di -gan
vào xoáy nước
chàng ném trái tim mình
vào lặng yên bất chợt
li - la li - la li - la”
Sau khúc ngoặt của dòng nước xiết, đoạn kết của bản nhạc từ từ đổ xuống bằng
những nốt trầm êm ái và chậm “li - la li - la li - la” dần mềm ra, tan ra như sương
khói
Tác giả đều không viết hoa chữ cái đầu câu mỗi dòng thơ tựa như lời ca cứ
nối tiếp lên xuống như những nhịp sóng không bao giờ đứt đoạn .
Khi được hỏi về những dụng ý nghệ thuật của việc tạo ra giai điệu: “li - la li -
la li - la” rất lạ trong bài thơ, Thanh Thảo tâm sự rất thật: “Thú thật, khi viết, tôi
cũng không có ý đồ nghệ thuật gì, bởi những từ tượng thanh này chợt đến, có lẽ từ
vô thức của tôi và tôi viết ra như thế thôi” (Thanh Thảo, Bài phỏng vấn đăng trên
tạp chí Văn học tuổi trẻ, số tháng 11/2009, trang 30). Điều đó nghĩa là thơ và nhạc,
hai yếu tố luôn hòa quyện chặt chẽ với nhau, trong sâu thẳm tâm hồn Thanh Thảo.
9
Để dễ học sinh dễ hình dung, giáo viên có thể tìm những đoạn nhạc ghita
không lời, cắt nhỏ (khoảng 10 giây âm thanh mô phỏng lila lila), trong phần giới

thiệu bài, giáo viên cũng có thể giới thiệu về Lorca trên một nền nhạc ghita không
lời trầm hùng, nhằm dẫn dắt cảm xúc của học sinh vào bài, giúp học sinh có những
cảm nhận ban đầu về bài thơ giàu nhạc tính này.
2.3.2. Thế giới hình ảnh thơ trong thi phẩm:
2.3.2.1.Hình ảnh “khối vuông ru bích”
Bài thơ này được nằm trong tập thơ Khối vuông ru-bích. Nhan đề tập thơ
phần nào thể hiện quan niệm của Thanh Thảo về thơ hiện đại.
“Ru-bích – đó là cấu trúc thơ” bởi “Tôi xoay những ô vuông. Những sắc
màu chưa đồng nhất. Ru-bích là trò chơi kỳ lạ. Chúng ta phải vất vả bao nhiêu để
sắp xếp những ý nghĩ. Có hàng tỷ cách sắp xếp” (Thanh Thảo). Cấu trúc ru-bích là
cấu trúc không cố định, nó biến đổi liên tục sau mỗi lần xoay. Do đó, người đọc trở
thành người đồng sáng tạo, đồng cảm nhận với Thanh Thảo.
Để dễ hiểu, giáo viên có thể giới thiệu hình ảnh khối ru-bích và cho học sinh
nhận xét, tự rút ra những kết luận cho riêng mình
2.3.2.2.Hình ảnh tiếng đàn ghi ta:
Đàn ghi ta còn có tên gọi là Tây Ban cầm - một biểu tượng muôn đời cho
văn hoá, cho đất nước Tây Ban Nha. Những âm thanh của đàn ghi ta có khả năng
biến hoá linh hoạt rất phù hợp để diễn tả thế giới tâm hồn phong phú và khoáng đạt
của con người Tây Ban Nha. Đàn ghi ta như sợi dây liên kết Lorca và Thanh Thảo,
xuất hiện xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm như một nhân vật có tâm hồn, tính
cách, số phận. Do đó, giáo viên cần lựa chọn những hình ảnh minh họa phù hợp,
khơi dậy khả năng liên tưởng của học sinh
- Tiếng đàn có hình khối và sinh mệnh:
+ những tiếng đàn bọt nước
10
+ tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
+ tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy
+ không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
Tiếng đàn chan chứa âm thanh:

li la li la li la
Tiếng đàn chuyển đổi màu sắc đa dạng
+ tiếng ghita nâu
bầu trời cô gái ấy
+ tiếng ghita lá xanh biết mấy
+ Lor-ca bơi sang ngang
trên chiếc ghita màu bạc
Kết hợp lời bình giảng và những hình ảnh minh họa, giáo viên gợi mở để học
sinh có những cảm nhận riêng về tiếng đàn.
2.3.2.3. Hình ảnh vầng trăng:
Vầng trăng cũng là một thi liệu quen thuộc. Giáo viên có thể tìm những hình
ảnh vầng trăng liên quan đến một số tác phẩm thơ Việt Nam cổ điển và hiện đại, từ
đó để học sinh trình bày những cảm nhận về hình ảnh mang tính biểu tượng này.
Trong bài thơ, vầng trăng xuất hiện hai lần với hai về khác biệt: Lần đầu
trăng xuất hiện với sự chếnh choáng. Lần thứ hai xuất hiện khi Lor-ca đã đi về cõi
chết
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng
11
Giáo viên có thể chọn những hình ảnh phù hợp trên cùng một slide để học
sinh phát biểu cảm nghĩ về sự khác biệt giữa hai lần xuất hiện này.
2.3.2.4. Những hình ảnh gợi lên cuộc đời, số phận bi thảm của Lor-ca
Tây Ban Nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Giáo viên có thể sưu tầm các hình ảnh nhằm giúp học sinh liên kết sự xuất
hiện của Lorcar trong không gian văn hóa Tây Ban Nha và trong bối cảnh chính trị
thời bấy giờ
Hình ảnh “đường chỉ tay đã đứt/ dòng sông rộng vô cùng”: cùng với việc cho

học sinh xem hình minh họa, giáo viên có thể yêu cầu học sinh nhận xét hình ảnh
này trong mối tương quan với yếu tố văn hóa tâm linh của phương Đông (“chỉ tay
đã đứt” gợi cuộc đời ngắn ngủi, mong manh).
Dù Đàn ghita của Lorca là một thi phẩm giàu tính nhạc và chất hội họa, tuy
nhiên, có những hình ảnh thơ Thanh Thảo đã xây dựng, chỉ có thể được truyền tải
đến học sinh bằng lời bình của giáo viên, ví dụ như hình ảnh gợi liên tưởng mạnh
mẽ Lorca bơi sang ngang/ chiếc ghi ta màu bạc về một Lorca bất tử với những khát
vọng sáng tạo nghệ thuật của không thể dập tắt nổi…
2.4. Kết quả thực hiện đề tài:
Khi áp dụng sáng kiến này vào giảng dạy, hình ảnh Lorca, đất nước Tây Ban
Nha và một số hình ảnh khác cùng tiếng đàn ghi ta đã gây ấn tượng mạnh mẽ, sâu
sắc cho các em học sinh
Kết quả là khi kiểm tra 15 phút đạt hơn 75% học sinh làm bài tốt (so với năm
trước là 50%, 12D14 của năm học 2012-2013 và 12D10 của năm học 2013-2014).
3. Kết luận và đề xuất:
12
Thanh Thảo đã từng nói: “Lor-ca là nhà thơ của những giấc mơ, của
những linh cảm nhoi nhói, một nhà thơ có thể biến những giấc mơ thành nhịp điệu,
có thể biến những linh cảm thành ngôn ngữ. Lor-ca siêu thực một cách tự nhiên, và
hiện thực một cách tự nhiên…Dường như không thể phân biệt cuộc đời với thơ của
ông, bởi chúng quyện chặt vào nhau, và thơ của Lor-ca chính là cuộc đời của ông,
đúng đến từng câu từng giây phút một.”
Ngoài những hình ảnh trên, bài thơ này có lẽ do ảnh hưởng thơ tượng trưng
siêu thực nên còn rất nhiều vấn đề cần tiếp tục khai thác,. Nếu có điều kiện, tôi
mong muốn đề tài này sẽ tiếp tục được mở rộng để có thể đi tới chiều sâu của văn
bản. Đối với những học sinh khá giỏi, tôi mạnh dạn đề xuất hướng dẫn tiếp cận tác
phẩm này dưới góc nhìn liên văn bản.
Rất mong nhận được sự sẻ chia, đồng cảm và những ý kiến đóng góp của đồng
nghiệp.
Tôi xin chân thành cám ơn!

Thủ Đức, ngày 11 tháng 11 năm 2013
Người viết
Lê Thị Minh Phương
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 12.
- Sách tham khảo
- Các bài giảng, các ý kiến của các giảng viên Đại học
Trang web
/>13
14
NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN










NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG











15

×