Tổng hợp các loại thực phẩm bà bầu nên
tránh
Bà bầu không được uống nước ép hoa quả
tươi mua sẵn trong 3 tháng đầu và 3 tháng
cuối thai kỳ
Nước trái cây tươi có bán trong các nhà
hàng, quán bar hoặc quán cóc vỉa hè có thể
không được tiệt trùng để loại bỏ tất các các
loại vi khuẩn có hại, bao gồm cả salmonella
và ecoli. Phụ nữ có thai nên tự ép nước hoa
quả ở nhà. Sử dụng nước ép đóng hộp có
thời hạn rõ ràng cũng là lựa chọn an toàn
hơn.
2. Bà bầu không được ăn thịt chưa nấu chín
trong suốt thai kỳ
Bạn có thể muốn ăn những loại thịt tái như
bít tết, phi lê, nhưng khi mang thai tất cả các
loại thịt phải được nấu chín kỹ hoàn toàn.
Thịt sống hoặc nấu chưa chín có thể chứa
toxoplasma và một số loại vi khuẩn khác.
3. Bà bầu không được ăn phô mai tươi và
phô mai loại mềm trong suốt thai kỳ
Ăn phô mai mềm trong thai kỳ có thể gây
nguy hiểm cho con bởi phô mai làm bằng
sữa chưa được tiệt trùng có thể chứa vi
khuẩn Listeria, nó có thể dẫn tới sẩy thai,
sinh non và tử vong. Tốt nhất bạn nên tránh
các loại phô mai như: brie, camembert, feta,
phô mai xanh, phô mai tươi – trừ các sản
phẩm có ghi trên nhãn được tiệt trùng hoàn
toàn. Để đảm bảo bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ
trước khi dùng.
4. Bà bầu không được ăn thịt gia cầm sống
trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ
Khi mang thai bạn đừng để mình phải tiếp
xúc với thịt gia cầm sống, nó có chứa rất
nhiều vi khuẩn. Nên lựa chọn gia cầm đã
làm sạch và tiệt trùng hoàn toàn.
5. Mẹ bầu không được ăn Cá có chứa thủy
ngân (các loại cá họ kiếm) trong 3 tháng đầu
thai kỳ và 3 tháng cuối thai kỳ
Cá kiếm, cá kình, cá thu… có chứa hàm
lượng metyl thủ ngân. Kim loại này có thể
gây hại cho sự phát triển của thai nhi. Phụ
nữ mang thai nên chọn cá có ít thủy ngân,
như cá tra, cá hồi, cá ngừ trắng đóng hộp.
Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng dầu cá hoặc
bất kỳ chất bổ sung khác trong khi mang
thai.
6. Bà bầu không được ăn Sushi trong suốt
thai kỳ
Nếu là fan của sushi thì bạn sẽ phải dừng ăn
món này trong 9 tháng mang thai. Mặc dù
hải sản có chứa nguồn protein dồi dào
nhưng hải sản sống đồng thời cũng là nguồn
gốc của ký sinh trùng có hại và vi khuẩn. Bộ
y tế Mỹ đã khuyến cáo phụ nữ mang thai chỉ
ăn cá và hải sản khi đã được nấu chín kỹ.
7. Bà bầu không được ăn bánh có trứng sống
trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ
Bạn nên chú ý đến nguyên liệu làm bánh,
đặc biệt là trứng sống. Nếu trong nguyên
liệu làm bánh của bạn có trứng thì phải được
nướng chín hoàn toàn và thử bánh khi chắc
chắn nó đã chín. Vì trong trứng sống có thể
chức 20.000 vi khuẩn salmonella. Điều này
đồng nghĩa với việc bạn nên bỏ qua một số
món bánh tráng miệng như mousse, tiramisu
thường được làm từ nguyên liệu kem trứng –
trứng đánh bông mà không qua nướng chín.
8. Bà bầu không được ăn Salad trong 3
tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ
Một số loại salad có nước xốt từ trứng sống
như trong món salad caesar, xốt Besarnaise,
mayonnaise cũng không được khuyến
khích… Phụ nữ mang thai nên lựa chọn các
loại nước xốt đóng chai được làm từ trứng
tiệt trùng.
9. Mẹ bầu không được ăn Thịt nguội và xúc
xích trong 3 tháng đầu thai kỳ và 3 tháng
cuối thai kỳ
Không giống như nhiều mầm bệnh do thực
phẩm khác, listeria có thể phát triển ở nhiệt
độ trong tủ lạnh. Vì lý do này, phụ nữ mang
thai nên tránh những loại thịt dễ bị hỏng và
phải lưu trữ trong tủ lạnh như thịt nguội và
xúc xích. Bạn có thể làm cho chúng an toàn
hơn bằng cách nấu chín hấp hoặc nướng
trước khi dùng.
10. Mẹ bầu không được ăn Rau củ quả chưa
rửa
Mang thai không có nghĩa là không có thời
gian để rửa sạch các loại rau củ quả trước
khi dùng. Bạn phải chắc chắn rửa chúng kỹ
dưới vòi nước chảy. Một số ký sinh trùng
như toxoplasma có thể sống ký sinh trên trái
cây, rau củ chưa rửa. Nó sẽ gây nguy hại
cho thai nhi. Cắt bỏ bất kỳ phần rau củ nào
bị thâm, nát vì các vi khuẩn có thể trú ngụ ở
đó.
11. Mẹ bầu không được ăn Rau mầm
Phụ nữ mang thai không nên ăn rau mầm ví
dụ như giá đỗ. Vi khuẩn có thể xâm nhập
vào hạt trước khi mầm bắt đầu phát triển và
các vi trùng này gần như không thể rửa sạch.
12. Mẹ bầu không được ăn Pate
Pate có thể được làm từ các loại thịt dễ bị
hỏng vì vậy nó có thể chứa listeria. Giữ pate
trong tủ lạnh sẽ làm chậm sự phát triển của
vi khuẩn này nhưng sẽ không thể ngăn chặn
nó hoàn toàn. Bởi vì phụ nữ mang thai đặc
biệt dễ bị nhiễm listeria do đó nên tránh các
loại thịt đông lạnh.
13. Mang thai không được ăn động vật có vỏ
sống
Sò, ốc, hàu sống là một trong những nguyên
nhân hàng đầu của các bệnh do thủy sản gây
ra. “Thủ phạm” bao gồm các ký sinh trùng
và vi khuẩn thường không được tìm thấy
trong hải sản nấu chín. Khi mang thai vẫn có
thể ăn các loại động vật có vỏ nhưng phải
nấu kỹ. Hàu, trai và hến phải nấu chín cho
đến khi vỏ mở, nếu không mở thì bạn không
nên dùng.
14. Mang thai không được ăn hải sản hun
khói trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai
kỳ
Trong khi mang thai, tốt nhất là bạn nên bỏ
qua các món hải sản hun khói chưa qua chế
biến. Vì những loại hải sản này thường được
lưu trữ trong tủ lạnh và dễ bị vi khuẩn
listeria xâm nhập. Nên nấu chín kỹ trước khi
ăn.
15. Mang thai không nên uống sữa chưa
được tiệt trùng
Nếu bạn đang mang thai, tốt nhất không nên
uống sữa chưa được tiệt trùng vì nó có thể
chưa vi khuẩn listeria. Chỉ mua sữa, phô mai
hoặc các sản phẩm từ sữa đã được tiệt trùng
hoàn toàn.
16. Mang thai nên kiêng ăn đồ buffet
Nhiều người rất thích ăn buffet nhưng bạn
phải cẩn trọng vì có thể các món ăn này đã
được chế biến quá lâu. Đảm bảo sử dụng
món ăn được chế biến trong vòng 2 giờ.
17. Mang thai không nên ăn dưa muối
Các loại dưa muối nói chung (kể cả cà
muối) là thực phẩm được chế biến bằng cách
sử dụng muối trộn chung với một số thân, lá,
hoa, quả, củ để làm lên men chua dưới tác
dụng của một số vi sinh vật. Ăn dưa muối
đem lại nhiều tác dụng tích cực cho cơ thể
và bữa ăn hàng ngày. Dù có những tác dụng
như trên nhưng nếu không biết sử dụng
đúng cách thì dưa muối đôi khi lại trở thành
thứ gây hại. Bởi vì trong một vài ngày đầu
muối dưa, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat
trong các nguyên liệu thành nitric, làm hàm
lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần (có
nghĩa là độ chua tăng dần lên). Ăn dưa ở
giai đoạn này thì có vị cay, hăng, hơi đắng
vì chưa đạt yêu cầu. Loại dưa này chứa
nhiều nitrate, ăn vào rất có hại cho cơ thể.
18. Bà bầu không kiêng ăn gừng héo trong 3
tháng đầu mang thai
Gừng tươi là thực phẩm không nên để lâu
bởi sau một vài ngày nó sẽ bị mềm, tóp đi và
hỏng dần ở các nhánh nhỏ và các vết cắt,
nếu vì tiếc rẻ mà cố cắt bỏ phần hỏng và
dùng tiếp phần nguyên vẹn của củ gừng thì
bạn nên biết rằng, theo một số nghiên cứu
thấy rằng do quá trình dập nát, cũ hỏng mà
bên trong củ gừng đã xảy ra một chất độc
hại có tên là shikimol. Chất này nằm trong
cả củ gừng chứ không phải chỉ ở phần giập
nát nên không thể cắt bỏ hết. Đây là hoạt
chất với độc tính rất cao có thể gây sự biến
đổi tế bào gan của một người đang khoẻ
mạnh, cho dù lượng chất này có thể bị hấp
thụ rất ít.
19. Mang thai không nên uống caffein
Những chứng minh hiện nay cho thấy rằng
một lượng caffein vừa phải sẽ không có vấn
đề gì khi mang thai. Nhưng nếu tỉ lệ này quá
cao có thể làm tăng khả năng sẩy thai. Các
bác sĩ chuyên môn khuyên phụ nữ có thai
hoặc mong muốn có thai nên hạn chế caffein
tối đa là 200mg mỗi ngày. Bạn cũng nên
nhớ caffein có cả trong soda, trà, chocolate
và nhiều đồ uống khác nữa.
20. Mang thai không nên uống đồ uống có
cồn
Uống rượu nhiều trong khi mang thai có thể
dẫn tới dị tật bẩm sinh nghiêm trọng cho thai
nhi. Để đảm bảo an toàn cho thai nhi nên
tránh tất các các loại rượu cũng như các đồ
uống có cồn. Điều này bao gồm rượu vang,
bia, rượu trứng…
21. Mang thai nên kiêng ăn giá đỗ không có
rễ
Trong quá trình sản xuất giá đỗ, một số cá
nhân đã ứng dụng tác dụng của thuốc diệt cỏ
để phát triển mầm đậu không có gốc. Thuốc
diệt cỏ có chứa chất độc hại gây ung thư,
quái thai và gây đột biến mà khi đưa vào cơ
thể chúng gây ra những tác động nghiêm
trọng.
22. Bà bầu không nên ăn măng tươi trong
suốt 9 tháng thai kỳ
Trong măng tươi có hàm lượng Cyanide rất
cao, khoảng 230mg/kg măng củ. Khi người
ăn phải măng có chứa nhiều Cyanide, dưới
tác động của các Enzym đường tiêu hóa,
Cyanide ngay lập tức biến thành Acid
Cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với
cơ thể. Trong cơ thể, Cyanide tác động lên
chuỗi hô hấp tế bào bằng cách làm bất hoạt
các Enzym sắt của Cytocromoxydase hoặc
Warburgase, là nguyên nhân gây tình trạng
thiếu ôxy tế bào và toan chuyển hóa nặng.
Vì vậy mẹ bầu nên cẩn trọng khi ăn măng
tươi.
23. Sắn (khoai mì)
Loại thực phẩm này chứa nhiều axit
cyanhydric (HCN) đặc biệt là khoai mì cao
sản gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa,
nặng hơn nữa là ngộ độc thức ăn. Axit
cyanhydric tập trung nhiều ở hai đầu củ sắn
và lớp vỏ đỏ. Tránh những loại sắn có vị
đắng. Khi đun nấu, nên gọt vỏ sắn thật sạch,
ngâm trong nước ít nhất 1 giờ, trong khi
luộc không được đậy nắp nồi để các độc tố
bay hơi bớt. Phụ nữ có thai nên hạn chế ăn
sắn.
24. Mang thai không nên ăn củ dền
Nhiều người cho rằng củ dền có màu đỏ sẽ
bổ máu và tốt cho thai nhi. Tuy nhiên, đó là
màu sắc đặc trưng của loại thực phẩm này,
không có liên quan tới việc cấu tạo hồng cầu
hay bổ máu ở người. Củ dền có thể gây oxy
hóa máu thành methemoglobin, làm hồng
cầu mất khả năng vận chuyển oxy gây thiếu
máu, đặc biệt là ở trẻ em dễ gây ngộ độc…
Vì vậy cũng cần hạn chế sử dụng củ dền ở
phụ nữ mang thai.
25. Khi mang thai, không nên để thức ăn
vào túi – hộp xốp
Thức ăn lưu lại trong túi lâu sẽ khiến vi
khuẩn nhân lên rất nhiều. Nếu mua thức ăn
về nhà mà đặt trong túi bạn nên để vào tủ
lạnh trước khi dùng khoảng 2 giờ. Trên đây
là tổng hợp 25 loại thực phẩm mà bà bầu
cần kiêng kỵ trong suốt thai kỳ. Các mẹ bầu
hãy lưu ý lựa chọn thức ăn sao cho tốt cho
mẹ và tốt cho cả thai nhi nữa nhé.
26. Dứa
Bà bầu mang thai 3 tháng đầu không nên
ăn, uống quá nhiều nước ép dứa vì loại quả
này có thể gây ra những cơn co thắt tử cung
làm sảy thai; gây tiêu chảy hoặc dị ứng cho
bà bầu. Nguyên nhân là do dứa tươi có chứa
bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, tạo
ra chất gây phá thai. Tuy nhiên, qua 3 tháng
đầu thai kỳ, mẹ bầu có thể ăn một lượng dứa
vừa phải, phù hợp.
27. Rau sam
Rau sam là loại rau dễ trồng, dễ chăm, dễ
kiếm, vừa là thảo dược lại vừa là thực phẩm
chế biến món ăn, có dược tính hàn. Thực tế
chứng minh khi dùng rau sam thì nó kích
thích tử cung khá mạnh, có thể làm tăng số
lần và cường độ thu co của tử cung và hậu
quả là gây ra sẩy thai.
28. Táo mèo
Táo mèo có vị chua, chát, ngọt rất hợp với
những bà bầu ốm nghén nhưng loại quả này
lại không thực sự tốt cho phụ nữ mang thai.
Theo nhiều tài liệu ghi lại, táo mèo có tác
dụng làm hưng phấn tử cung, có thể thúc
đẩy tử cung co bóp, gây sảy thai và sinh
non.
29. Quả nhãn
Nhãn là một loại quả ăn rất ngon, có mùi
thơm, vị ngọt. Tuy nhiên, đây lại cũng là
một loại quả mẹ bầu không nên ăn trong quá
trình mang thai. Bởi phụ nữ mang thai
thường có triệu chứng nóng trong và thường
có các hiện tượng táo bón, ăn nhãn nhiều sẽ
tăng nóng trong, động huyết động thai, ra
huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí
tổn thương thai khí, dẫn tới sảy thai.
30. Đu đủ xanh
Rất nhiều nghiên cứu cho thấy đu đủ xanh
hoặc chưa chín hẳn chứa rất nhiều enzymes
và mủ, có thể gây nên sự co thắt tử cung với
hậu quả là gây sảy thai. Hơn nữa, đu đủ
xanh còn chứa prostaglandin và oxytocin là
những chất mà cơ thể rất cần để khởi động
cho giây phút ra đời của đứa trẻ. Vì thế, khi
chưa đủ ngày đủ tháng để đứa trẻ ra đời, nếu
ăn đu đủ xanh thì rất có thể mẹ bầu sẽ bị sảy
thai. Tuy nhiên, đu đủ thật chín lại rất tốt
cho mẹ bầu. Chính vì vậy, đừng đánh đồng
đu đủ xanh với đu đủ chín mà kiêng cả hai
các mẹ nhé.
31. Nha đam
Nha đam được ví như một loại "thần dược"
với sắc đẹp phụ nữ, có thể giúp chị em chăm
sóc mọi loại da, chống nếp nhăn và giúp
giảm cân. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai
không nên uống nước ép nha đam, bởi nếu
uống sẽ dẫn đến xuất huyết vùng chậu, thậm
chí còn gây ra sẩy thai.
32. Gan, vitamin A
Bổ sung quá nhiều vitamin A trong thời gian
mang thai có thể gây hại cho em bé của bạn.
Hầu hết các bác sĩ khoa sản đều khuyên chị
em bầu bí không nên sử dụng liều cao
vitamin tổng hợp và các thực phẩm có chứa
nhiều vitamin A. Vì vậy, chị em nên hạn chế
bổ sung dầu gan cá, gan động vật và vitamin
A trong thời gian mang thai.
33. Trứng tái, sống Trứng sống hoặc chưa
được nấu chín có thể nhiễm salmonella
khiến bạn và thai nhi gặp rắc rối.
Để được an toàn nhất, chị em bầu nên tránh
những món ăn với trứng chưa được nấu kỹ
như salad, kem tự chế, mayonnaise… Khi
chế biến trứng để ăn, mẹ bầu cũng cần lưu ý
để trứng chín cả lòng đỏ và lòng trắng.
34.Quẩy
Khi làm quẩy, người ta phải đưa vào một
lượng nhất định phèn chua, mà phèn chua
chứa nhôm - một chất vô cơ. Khi rán quẩy,
cứ 500 g bột mì phải dùng 15 g phèn chua.
Phụ nữ mang thai cứ mỗi ngày ăn 2 chiếc
quẩy sẽ đưa vào cơ thể 3g phèn chua. Nếu
ăn nhiều, lượng nhôm tích lũy sẽ lớn, làm
cho não thai kém phát triển, tăng nguy cơ
mắc bệnh đần độn.
35. Khoai tây
Củ khoai tây, nhất là khoai tây đã mọc mầm
xanh khi đó khoai tây chứa một độc tố được
gọi là solaninne (còn gọi là chất kiềm sinh
vật). Phụ nữ mang thai nếu ăn nhiều khoai
tây có chứa kiềm sinh vật khá cao, chất kiềm
này sẽ tích lũy trong cơ thể và gây hiệu ứng
dị tật, ăn 44,2g - 252g khoai tây có thể làm
cho thai nhi dị dạng.
36. Rau chân vịt
Rau chân vịt làm cản trở hấp thu chất sắt
dẫn đến thiếu máu. Nguyên nhân, do rau
chân vịt có nhiều axít làm cho chất sắt của
nó không được ruột non hấp thu, thậm chí
còn bị đẩy ra khỏi cơ thể. Ăn rau chân vịt
càng nhiều càng gây trở ngại cho việc thu
chất sắt, khiến tình trạng thiếu máu nặng
thêm.
37. Lạc
Ăn lạc trong thời ký thai nghén làm tăng các
loại bệnh dị ứng, đặc biệt là dị ứng bào thai.
Ăn lạc trong thời gian mang thai còn làm
tăng nguy cơ mắc bệnh dị ứng cho trẻ nhỏ
sau này.
38. Quả đào
Quả đào có vị ngọt, tính nóng cho nên, nếu
ăn nhiều đào, bà bầu dễ bị xuất huyết. Lông
ở vỏ quả đào rất dễ gây ngứa, rát cổ họng.
39. Đậu tương, đậu nành
Một nghiên cứu mới trên động vật của Viện
Hopkins đã làm dấy lên câu hỏi liệu ăn đậu
tương khi mang thai có gây ra sự bất bình
thường ở cơ quan sinh sản cũng như thiểu
năng tình dục ở các bé trai hay không? Tốt
nhất là chúng ta tự nên tránh vì đậu tương có
thể là an toàn, nhưng đối với thai nhi hoặc
trẻ em, chúng ta vẫn chưa đủ thông tin về độ
an toàn của nó.
40. Gừng, ớt
Gừng ớt gây nóng trong nên dễ gây hiện
tượng táo bón. Hoạt chất gingerol trong
gừng gây mỏng mạch máu và có thể góp
phần gây ra hiện tượng máu đóng cục. Vì
thế thai phụ dùng lâu không có lợi. Phụ nữ
trong thời kỳ thai nghén có thể dùng gừng
nhưng không được quá 4 ngày.