Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học " NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY " pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.38 KB, 15 trang )



5

NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH
THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)
Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY
Hà Xuân Vấn
Trường Đại học Kinh tế, Đại học
Huế

1. Khái quát tình hình FDI ở tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay:
Tính đến cuối năm 2004, ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã có 27 dự án FDI đã
được cấp giấy phép, với 170,977 triệu USD số vốn đăng ký, xếp vị trí 22 trong số
64 tỉnh, thành của cả nước có FDI. Trong số 27 dự án đó, chỉ có 11 dự án đang
hoạt động sản xuất, kinh doanh, số còn lại đang xây dựng cơ bản hoặc ngừng sản
xuất. Trong gần 15 năm kêu gọi đầu tư, số dự án FDI đầu tư vào tỉnh ngày càng
tăng, đặc biệt trong 5 năm gần đây, số dự án tăng lên đáng kể, năm 2000: 1 dự
án; năm 2001: 2 dự án; năm 2002: 3 dự án; năm 2003: 5 dự án; năm 2004: 7 dự
án, với số vốn đăng ký trong 5 năm là 41,76 triệu USD chiếm tỷ lệ 24,4% so với
tổng vốn đăng ký. Hầu hết, quy mô các dự án từ 5 triệu USD trở xuống, chiếm tỷ
lệ 85,1% so với tổng số dự án. Hình thức đầu tư gồm có 2 hình thức là: liên
doanh có 17 dự án, tỷ lệ 63%; 100% vốn nước ngoài có 10 dự án, tỷ lệ 37%. Các
dự án đầu tư, chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực: công nghiệp và xây dựng: 10 dự
án, tỷ lệ 37%; dịch vụ và du lịch: 8 dự án, tỷ lệ 29,6%; công nghiệp chế biến và
nuôi trồng thủy sản: 5 dự án, tỷ lệ 18,5%.


6

Tham gia đầu tư vào Thừa Thiên Huế có 15 quốc gia, vùng, lãnh thổ,


trong đó những quốc gia có nhiều dự án như: Mỹ 5 dự án với 12,53 triệu USD;
Nhật 4 dự án với 18,95 triệu USD; Hồng Kông 3 dự án với 83,59 triệu USD.
Vốn FDI ở tỉnh Thừa Thiên Huế có tác động quan trọng trong việc đẩy
mạnh sản xuất hàng hóa, thúc đẩy tăng trưởng GDP của tỉnh; góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng phát huy được lợi thế và gắn với tiến bộ
khoa học, công nghệ; giải quyết việc làm, biến đổi cơ cấu lao động cả về số
lượng lẫn chất lượng; tăng năng lực sản xuất xuất khẩu, mặt khác, doanh nghiệp
có vốn FDI góp phần tạo được những yếu tố tích cực để có môi trường sản xuất
kinh doanh thông thoáng trên địa bàn.
Đạt được thành tựu bước đầu nêu trên, trước hết, do tỉnh có quan điểm,
phương hướng đúng trong việc thu hút FDI; nỗ lực tạo môi trường đầu tư thông
thoáng; có chính sách ưu đãi tương đối hấp dẫn so với một số tỉnh miền Trung;
có giải pháp kịp thời đưa ra các danh mục kêu gọi và khuyến khích đầu tư. Tuy
nhiên, qua thực trạng thu hút FDI ở tỉnh còn những vấn đề bất cập như: các dự án
triển khai chậm; tình hình thu hút đầu tư còn thấp; các dự án chưa đa dạng về cả
nội dung lẫn hình thức; tình hình đầu tư về các ngành nghề còn ít; môi trường
đầu tư đặc biệt là cải cách hành chính còn nhiều việc phải làm; chưa chú trọng
đẩy mạnh sản xuất hàng hóa xuất khẩu trong các doanh nghiệp có FDI. Thực tế
đó đang đặt ra nhiều vấn đề, đòi hỏi Thừa Thiên Huế phải có giải pháp phù hợp
nhằm đẩy mạnh hơn nữa thu hút FDI có hiệu quả góp phần đẩy mạnh nội lực
kinh tế tỉnh nhà.
2. Các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh thu hút FDI ở tỉnh Thừa Thiên
Huế hiện nay:


7

2.1. Bổ sung danh mục dự án kêu gọi đầu tư gắn với rà soát và quản lý
các dự án đã được cấp giấy phép đầu tư:
Đầu thập kỷ 90, khi thực hiện chủ trương đẩy mạnh thu hút vốn FDI, tỉnh

đã đưa ra danh mục dự án kêu gọi đầu tư, ban đầu với 37 dự án. Trong quá trình
phát triển danh mục dự án đã được bổ sung đặc biệt từ 2004 - 2010, với 81 dự án
ở tất cả các lĩnh vực: Công nghiệp 14 dự án, khai thác và chế biến khoáng sản 6
dự án; xây dựng cơ sở hạ tầng 25 dự án; du lịch 18 dự án; nông lâm ngư nghiệp
14 dự án và Y tế giáo dục 4 dự án. Các dự án tập trung chủ yếu ở khu đô thị
Chân Mây, Phú Lộc và Thành phố Huế và Khu công nghiệp Phú Bài (58 dự án)
Có thể nói, số lượng dự án khá phong phú, tuy nhiên, để đảm bảo các dự án
có tính khả thi cần phải:
- Có quy hoạch chi tiết cho mỗi chuyên ngành và cho mỗi dự án để đối
tượng đầu tư tham khảo, mặt khác giúp chủ đầu tư có thông tin để có thể quyết
định đầu tư sớm, việc thiếu hiểu biết chi tiết của mỗi dự án là một trong những lý
do mà một số dự án đã được cấp giấy phép đã tiến hành chậm hoặc ngừng hẳn.
- Danh mục kêu gọi vốn đầu tư cần nêu rõ dự án nào với hình thức đầu tư
nào, bởi vì, tuỳ theo dự án có lợi thế khác nhau mà chủ đầu tư quyết định hình
thức đầu tư cho phù hợp.
- Lựa chọn và xây dựng các dự án có khả thi cao mà các dự án đó là thế
mạnh của các quốc gia để gợi ý cho đầu tư.
- Bổ sung vào danh mục dự án cho những địa bàn còn khó khăn như: huyện
Quảng Điền, Hương Trà, các huyện miền núi.


8

- Các dự án về du lịch cần thể hiện sự gắn kết với quần thể Di sản văn hóa
Huế đã được UNESCO công nhận Di sản văn hoá thế giới nhằm hỗ trợ cho nhau
để khai thác lợi thế của nhau.
Song song với danh mục dự án kêu gọi đầu tư, tỉnh cần rà soát và quản lý
các dự án đầu tư đã được cấp giấy phép. Thực tế, có 6 dự án đang gặp khó khăn
không triển khai hoạt động; như Công ty TNHH công nghiệp JASSFOOD (Thái
Lan) từ năm 2001 đến nay đã tạm ngừng hoạt động. Công ty liên doanh du lịch

Lăng Cô; Công ty Liên doanh Huế - Saita; Công ty Earthcare; Công ty TNHH 2
Nguyen Viet Nam; Công ty TNHH Công nghệ cao Việt Nam. Để lành mạnh hóa môi
trường đầu tư, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI cần phải:
- Có biện pháp tổ chức, giúp công ty giải quyết khó khăn trong điều kiện
cho phép để công ty Jass food (Thái Lan) có thể hoạt động trở lại.
- Sau một thời gian nhất định mà các dự án không hoạt động, mặc dù có sự
tác động tích cực và tạo điều kiện của tỉnh, thì tỉnh nên mạnh dạn thu hồi giấy
phép đầu tư; không để tình trạng tồn đọng kéo dài nhằm làm sạch môi trường đầu
tư.
- Tỉnh chủ động họp mặt hàng năm với các chủ doanh nghiệp, trong đó có
chủ vốn FDI để nắm bắt được tình hình thực hiện dự án đồng thời giúp cho họ
tháo gỡ vướng mắc có thể xảy ra.
- Theo dõi, giám sát, quản lý việc thực hiện dự án.
2.2. Tăng cường xúc tiến đầu tư và tìm đối tác đầu tư.
Có thể nói, việc xúc tiến đầu tư và tìm đối tác đầu tư có ý nghĩa quan trọng
trong việc thực hiện các dự án kêu gọi vốn FDI. Nhiều dự án kêu gọi đầu tư hấp


9

dẫn, tỉnh tạo điều kiện và hỗ trợ nhiều mặt nhưng vẫn chưa thấy có đối tác đầu tư
hoặc có đối tác nhưng chưa ngang tầm với dự án. Việc thành lập Trung tâm xúc
tiến đầu tư và thương mại của tỉnh (năm 2002), việc tỉnh đã tổ chức xúc tiến đầu
tư tại Mỹ, Nhật Bản hoặc việc tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư ở thành phố Hà
Nội và Tp. Hồ Chí Minh đã chứng tỏ mức độ quan tâm của tỉnh nhằm tăng cường
thu hút vốn FDI. Tuy nhiên, hiệu quả vẫn chưa cao và giá trị chưa lớn. Cùng với
xúc tiến đầu tư, tỉnh đã ban hành một số chính sách ưu đãi nhằm tạo môi trường
đầu tư thuận lợi. Nhưng cũng cần thấy rằng, với một tỉnh miền Trung chịu tác
động bất lợi của thiên nhiên ; bão lụt, hạn hán kết cấu hạ tầng còn yếu kém, yếu
tố rủi ro cao, thu nhập dân cư còn thấp, sức mua ít đã hạn chế phần nào môi

trường thuận lợi đã được tạo ra. Để thực hiện tốt hơn việc xúc tiến đầu tư và tìm
kiếm đối tác đầu tư, cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Tăng cường hơn nữa công tác quảng bá, tiếp thị các dự án đầu tư với
nhiều hình thức đa dạng hơn, rộng lớn hơn cả phạm vi trong nước lẫn quốc tế và
xây dựng thành một chiến lược tổng hợp xúc tiến đầu tư như: Thông tin quảng
cáo, áp phích, pano, phim ảnh, sách báo, hội nghị, hội thảo, hội chợ, internet, tài
liệu tuyên truyền, triển lãm và diễn đàn hoạt động có tính xã hội khác.
- Kết hợp sức mạnh tổng hợp về thông tin, giới thiệu dự án như : quan hệ
ngoại giao kết hợp với phát triển hợp tác kinh tế quốc tế; văn hoá Huế, lịch sử
Huế với phát triển kinh tế; bản sắc, truyền thống Huế với phát triển kinh tế du
lịch; kết hợp với đội ngũ người Việt Nam ở nước ngoài và thông qua đội ngũ đó
để thông tin về dự án đầu tư.
- Liên kết các tỉnh miền Trung trong việc kêu gọi dự án đầu tư gắn với con
đường Di sản miền Trung, chẳng hạn: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế,
Đà Nẵng, Quảng Nam. Cần thống nhất chế độ ưu đãi và môi trường đầu tư, tránh
tình trạng cạnh tranh không cần thiết. Sự hỗ trợ của các tỉnh miền Trung cho các


10
doanh nghiệp trên địa bàn chắc chắn sẽ tạo ra tiềm năng to lớn trong việc thu hút
vốn FDI.
- Đa dạng hóa đối tác đầu tư, ưu tiên các dự án cho các nước phát triển để
tận dụng và học tập công nghệ mới. Đặc biệt, chú trọng các nước trong khu vực,
bởi vì điều kiện các nước này không khác nhiều đối với nước ta nói chung và
Thừa Thiên Huế nói riêng. Sự tương đồng giữa các nước tạo điều kiện thích nghi
nhanh chóng và hiểu biết nhau hơn trong quá trình thực hiện dự án đầu tư.
- Thực hiện thưởng hoa hồng, môi giới đầu tư kịp thời để động viên cá
nhân, tổ chức trong, ngoài tỉnh tích cực môi giới, nên tính thưởng hoa hồng theo
tỷ lệ phần trăm dự án môi giới được, không nên tính theo con số tuyệt đối, không
phân biệt tỷ lệ % với cán bộ công nhân viên chức với nhân dân trong việc môi

giới đầu tư (cán bộ công nhân viên chức chỉ bằng 10% so với qui định thưởng
hoa hồng cho các đối tượng khác).
2.3. Đẩy mạnh sản xuất hàng hóa xuất khẩu trong các doanh nghiệp có
vốn FDI:
Thực hiện sản xuất hàng hóa xuất khẩu, hướng ra thị trường bên ngoài là
thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu trong giai đoạn Công
nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở nước ta hiện nay, đồng thời kết hợp sản xuất những
mặt hàng thay thế cho nhập khẩu. Tuy nhiên, thực tế việc sản xuất xuất khẩu của
khu vực có vốn FDI rất ít và yếu, chỉ có 3 doanh nghiệp trong tổng số 9 doanh
nghiệp hoạt động và sự đóng góp trong xuất khẩu của tỉnh còn thấp, năm cao nhất
cũng chỉ 4,65% (năm 2000). Vì vậy, đẩy mạnh sản xuất hàng hoá xuất khẩu trong
các doanh nghiệp có vốn FDI rất quan trọng cần thực hiện theo các giải pháp sau :


11
- Xây dựng chiến lược về xuất, nhập khẩu; tỉnh cần hình thành một số cơ sở
công nghiệp chế biến để xuất khẩu.
- Chú trọng xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế so sánh của tỉnh nhằm khai
thác nguồn lực đem lại giá trị cao cho sản phẩm hàng hoá.
- Lấy thị trường bên ngoài làm đối tượng để sản xuất xuất khẩu, đa dạng
hóa các loại thị trường và thị trường nhiều nước khác nhau bởi vì sự lệ thuộc một
chiều về thị trường, dễ gây những trục trặc, chấn thương, khi có sự bất ổn của thị
trường mà doanh nghiệp đó quan hệ.
- Đa dạng hóa hàng xuất khẩu, thực tế các doanh nghiệp xuất khẩu có vốn
FDI chủ yếu là các doanh nghiệp thức uống (Công ty thực phẩm Huế, Công ty
bia Huế). Cần khai thác nhiều loại mặt hàng khác nhau gắn với nhiều thị trường
ngoài nước, nhằm khai thác tốt nhất nguồn lực mà tỉnh hiện có.
- Có chính sách khuyến khích ưu đãi, sử dụng công nghệ mới để chế biến
xuất khẩu, với công nghệ hiện đại, năng suất lao động tăng, sức cạnh tranh của
hàng hóa được tăng lên. Người lao động có cơ hội tiếp cận công nghệ mới.

- Cần có quy định cụ thể theo từng ngành nghề lĩnh vực về việc giữ lại
ngoại tệ đối với số ngoại tệ kinh doanh thu được bởi vì theo quy định 30% số
ngoại tệ phải để lại thì đối với các doanh nghiệp có chức năng xuất nhập khẩu
lớn hoặc kinh doanh du lịch thì tỷ lệ này còn gây khó khăn, không làm cho các
đơn vị chủ động nguồn ngoại tệ trong quá trình kinh doanh. Tỉnh đề xuất với
Trung ương, đối với tỉnh còn khó khăn cần được ưu đãi về qui định này.
- Nâng cao chất lượng, mẫu mã hàng xuất khẩu nhằm tăng khả năng cạnh
tranh trên thị trường.


12
2.4. Tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư, tăng cường thực hiện tốt
chính sách cải cách hành chính:
Trong 3 năm gần đây, tỉnh đã có chủ trương, chính sách ưu đãi nhằm từng
bước cải thiện môi trường đầu tư chú trọng thực hiện cải cách hành chính và
bước đầu đã đạt kết quả nhất định, nhưng nhìn chung vẫn chưa thu hút được dự
án đầu tư như mong muốn. Để môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng, hấp
dẫn hơn, cần có các giải pháp sau :
- Trong việc đổi mới cơ chế chính sách đặc biệt là phân cấp cho Khu công
nghiệp được cấp giấy phép đầu tư dưới 40 triệu USD, trong lúc đó tỉnh chỉ được
cấp giấy phép dưới 5 triệu USD đã bộc lộ nhiều vướng mắc và lúng túng trong
quá trình thực hiện. Vì vậy, cần có quy hoạch kêu gọi những dự án đầu tư nhỏ để
chủ động trong việc phân bố doanh nghiệp và lĩnh vực đầu tư của doanh nghiệp.
- Việc thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các doanh
nghiệp vốn FDI còn gặp nhiều khó khăn trở ngại do chưa có hướng dẫn cụ thể
của Trung ương. Vì vậy, tỉnh cần có đề nghị với Trung ương nhanh chóng có
hướng dẫn giải quyết chứng nhận quyền sử dụng đất để các doanh nghiệp có thế
chấp tài sản với các tổ chức tín dụng để vay vốn hoạt động theo pháp luật.
- Cần có quy chế phối hợp hoạt động cụ thể giữa địa phương và ngành, quy
định rõ trách nhiệm, quyền hạn của mỗi bên trong việc quản lý cũng như tháo gỡ

khó khăn ách tắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp.
- Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng còn chậm và cao, trong khi đó tỉnh
chỉ hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ tùy theo tính chất và qui mô dự án. So với
thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Trị, thì các tỉnh bạn chịu toàn bộ chi phí nên
công việc giải phóng mặt bằng có hiệu quả và nhanh hơn. Vì vậy tỉnh Thừa


13
Thiên Huế nên chịu toàn bộ chi phí để nhanh chóng trả mặt bằng cho nhà đầu tư
triển khai dự án.
- Về tạo dựng môi trường đầu tư thuận lợi và có ưu đãi cao hơn một số lĩnh
vực, chẳng hạn thời gian cấp giấy phép thuộc quyền thẩm định của tỉnh là 07
ngày (Đà Nẵng 10 ngày, Quảng Trị 22 ngày); chi thưởng hoa hồng về môi giới
đầu tư cho các tổ chức và cá nhân có công; hỗ trợ đăng ký các hệ thống quản lý
chất lượng tiên tiến Song, vấn đề thực hiện còn lòng vòng, quá nhiều cửa, gây ách
tắc trở ngại. Cần làm rõ vai trò của Nhà nước trong việc cung ứng dịch vụ công. Mô
hình một dấu, một cửa của việc cải cách hành chính cần thực hiện mạnh mẽ. Điều
chỉnh một số văn bản pháp quy của tỉnh cho phù hợp hơn do có sự thay đổi của Luật
đầu tư nước ngoài và các Nghị định quy định chi tiết luật đầu tư nước ngoài mới bổ
sung. Tiến hành xã hội hóa ngày càng rộng rãi các dịch vụ công, chẳng hạn: Việc
phân cấp thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư, giao đất, cho thuê đấu giá đất, vấn đề hoàn
trả chi phí xây dựng kết cấu hạ tầng ngoài chân hàng rào khu công nghiệp
- Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đặc biệt ở vùng nông thôn của tỉnh,
nơi có nhiều tiềm năng lợi thế như ở Phú Lộc, Phú Vang, Phong Điền, Quảng
Điền Ưu tiên các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng có chính sách ưu đãi cao hơn
các dự án ngành khác nhằm tạo ra khâu đột phá để thu hút và phát triển dự án ở
các địa bàn trên; Đặc biệt, cần thực hiện chính sách ưu đãi để khuyến khích đầu
tư ở địa bàn khó khăn: niền núi, miền biển, các huyện khó khăn của tỉnh.
- Nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, có cơ chế
thích hợp để sử dụng đội ngũ cán bộ có tính tích cực hơn trong giải quyết công

việc. Việc làm chậm tiến độ, gây phiền hà cho đối tác đầu tư do ý thức chủ quan
của một bộ phận cán bộ trong các cơ quan công quyền. Vì vậy, cần có giải pháp
khuyến khích vật chất đi đôi với giáo dục chính trị tư tưởng để xây dựng môi
trường hợp tác vì mục tiêu chung của địa phương.


14
- Cần nhanh chóng giải quyết giấy chứng nhận ưu đãi cho các đơn vị có
vốn FDI đầu tư trên các lĩnh vực khuyến khích của tỉnh. Kịp thời động viên tạo
ra sự an tâm, tin tưởng của các doanh nghiệp đối với địa phương. Cần có cụ thể
quy chế hoạt động của quỹ hỗ trợ khuyến khích đầu tư, tạo văn bản pháp quy cho
các doanh nghiệp có cơ sở pháp lý hoạt động.
- Tỉnh cần đẩy mạnh hơn nữa thực hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa Tỉnh với
các Bộ ngành Trung ương để kịp thời cập nhật các thông tin, hướng dẫn và các
chính sách giúp cho các doanh nghiệp kịp thời xử lý. Mặt khác, cần nhanh chóng
cụ thể hóa các thông tin trên trong quá trình theo dõi, giám sát các doanh nghiệp.
2.5. Xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh tế đối ngoại
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế:
Việc quy hoạch và xây dựng danh mục dự án, hoàn thiện môi trường đầu tư
hấp dẫn, các điều đó được hiện thực hay không tùy thuộc vào năng lực cán bộ
hoạt động trên lĩnh vực kinh tế đối ngoại, cán bộ quản lý Nhà nước và công nhân
lành nghề trong các doanh nghiệp có vốn FDI. Sự yếu kém của cán bộ trong lĩnh
vực này còn là lực cản, gây ra sự trì trệ, làm chậm tiến độ của dự án.Trong số cán
bộ, công nhân làm việc trong các doanh nghiệp có FDI, chỉ có 25% là tốt nghiệp
đại học, còn lại hầu hết chưa qua đào tạo. Để đảm bảo thực hiện tốt chủ trương,
chính sách khuyến khích vốn FDI cần có đội ngũ cán bộ, công nhân có trình độ
ngày càng cao mới đáp ứng được nhiệm vụ và yêu cầu mới; Vì vậy, cần thực
hiện một số giải pháp sau:
- Trong điều kiện hội nhập khu vực và thế giới cả chiều rộng lẫn chiều sâu, mức
độ cạnh tranh giữa các quốc gia ngày càng lớn. Vì vậy, cần nhanh chóng đào tạo cán

bộ về chuyên môn, ngoại ngữ để từng bước tiếp cận đối tác đầu tư


15
- Ngày nay, khoa học công nghệ được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất, vì
vậy, cần đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật có trình độ kỹ
thuật và công nghệ tương ứng để phù hợp với dây chuyền thiết bị công nghệ mới.
- Tăng cường đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có trình độ quản lý kinh tế,
xây dựng đội ngũ cán bộ quản trị kinh doanh giỏi trong các doanh nghiệp có vốn
FDI nhằm nâng cao hiệu quả vốn FDI.
- Tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn ngày về chuyên
môn nghiệp vụ. Mời hoặc kết hợp với Bộ, Phòng Thương mại công nghiệp Việt
Nam, các tổ chức nước ngoài để mở lớp, chủ động kế hoạch bồi dưỡng cán bộ
quản lý kinh tế, quản lý hành chính
- Hỗ trợ cho các doanh nghiệp có vốn FDI tham gia các chương trình đào
tạo trong nước và ngoài nước. Thực tế, so với các tỉnh lân cận Quảng Trị có
chính sách hỗ trợ đào tạo 50% thì Thừa Thiên Huế chỉ có 30%, tỉnh cần khuyến
khích hỗ trợ cao hơn từ 50% trở lên để tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân có
điều kiện yên tâm để học.
- Hằng năm, tổ chức cho cán bộ quản lý Nhà nước về kinh tế đối ngoại và
cán bộ quản lý các doanh nghiệp đi tham quan học tập kinh nghiệm trong nước
và ngoài nước, đặc biệt các tỉnh thuộc khu vực Đông Nam bộ, nơi có số lượng dự
án hàng năm đầu tư cao nhất nước. Mặt khác, cần học hỏi các tỉnh lân cận như
Đà Nẵng, Quảng Trị, Quảng Bình
- Cần tăng cường giáo dục tư tưởng để rèn luyện bản lĩnh chính trị, quan
điểm của người cán bộ, hiểu biết pháp luật trong nước cũng như quốc tế để nâng
cao khả năng hội nhập. Mặt khác, cần bồi dưỡng cán bộ có khả năng thích nghi


16

trong quan hệ với chủ đầu tư, có phong cách làm việc phù hợp, có khả năng tham
gia cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới.
- Có chính sách bồi dưỡng cho đội ngũ công nhân tại chỗ, thực tế số công
nhân đi đào tạo sẽ không nhiều, nên việc tổ chức bồi dưỡng thường xuyên về
kinh tế, kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng.
- Chăm lo sức khỏe cho cán bộ công nhân, tổ chức khám sức khỏe định kỳ,
có chính sách phòng và chữa bệnh cho công nhân nhằm tạo sự an tâm cho người
lao động.
- Có chính sách nâng cao tính tích cực của người lao động trong công việc
của mình.
Tóm lại: Những giải pháp đề cập trên đây chính là cơ sở quan trọng để đẩy
mạnh thu hút FDI ở tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay và những năm tiếp theo. Có
thể, các giải pháp này chưa thật đầy đủ nhưng đây là những giải pháp mấu chốt
cơ bản. Vì vậy, trong quá trình thu hút FDI tỉnh cần nghiên cứu, vận dụng để có
chủ trương, chính sách sát hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tổng kết 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 29 và Chỉ thị 19.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Báo cáo hoạt động FDI trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2000, 2001,
2002, 2003 và qủ 1 năm 2004 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên
Huế.


17
3. Báo cáo hoạt động của các doanh nghiệp: Công ty TNHH LUKS Xi măng
tỉnh Thừa Thiên Huế, Công ty Thực phẩm Huế, Công ty Bia Huế từ 2001
- 2003.
4. Các quy định pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và khuyến
khích đầu tư trong nước. NXB Lao động - Xã hội. Hà Nội (2002).
5. Các quy định của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về chính sách ưu đãi đầu

tư.
6. Nguyễn Khắc Thân - Chu Văn Cấp (Chủ biên). Những giải pháp chính trị
- kinh tế nhằm thu hút có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt
Nam. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội (1996).
7. Văn kiện Hội nghị Đại biểu Đảng Bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XII.
NXB Thuận Hóa Huế ( 2001).
TÓM TẮT
Thừa Thiên Huế là tỉnh ở miền Trung Việt Nam, tính đến cuối năm 2004
có 27 dự án FDI đã được cấp giấy phép đầu tư với 170,977 triệu USD. Có 15
quốc gia trên thế giới đầu tư vào tỉnh Thừa Thiên Huế. Tỉnh Thừa Thiên Huế đã
có chính sách ưu đãi đầu tư và tạo môi trường thông thoáng kêu gọi các dự án
đầu tư. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập. Đề tài này đưa ra giải pháp nhằm đẩy
mạnh thu hút FDI vào tỉnh Thừa Thiên Huế.
1. Bổ sung danh mục dự án kêu gọi đầu tư gắn với rà soát và quản lý dự
án đã được cấp giấy phép đầu tư.
2. Tăng cường xúc tiến đầu tư và tìm đối tác đầu tư.


18
3. Đẩy mạnh sản xuất hàng hóa xuất khẩu trong các doanh nghiệp có vốn
FDI
4. Tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư, tăng cường thực hiện tốt chính
sách cải cách hành chính.
5. Xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh tế đối ngoại
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

THE MAIN SOLUTION TO PROMOTE
THE ATTRACTION OF THUA THIEN HUE PROVINCE
FOR FOREIGN DIRECT INVESTMENT (FDI)
Ha Xuan Van

College of Economics, Hue University
SUMMARY
Until the end of the year 2004, twenty-seven FDI projects costing 170,977
million USD had been carried out in Thua Thien Hue, a province located in
Central Viet Nam with the investment from fifteen countries. The province
benefits greatly from the policy and environment for investment, but there still
exist a lot of weaknesses.
The following are some suggestions of this study to promote the attraction
of Thua Thien Hue Province for FDI.


19
1. Add more proposals to the project list to attract investment and at the
same time review the problems of project management.
2. Push up urging and seeking for investors
3.Promote the manufacture of exports in the businesses benefited from
FDI.
4. Continue to improve the environment for investment and strengthen the
reforms in administrative policies.
5. Develop the force of labor to meet well the needs of foreign trade.

×