Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học " HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH QUẢNG NAM " potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.38 KB, 13 trang )



23

HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH QUẢNG NAM
Phùng Thị Hồng Hà, Hồ Công Lưỡng
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế

TÓM TẮT
Sau quá trình chuyển đổi, các HTX nông nghiệp ở tỉnh Quảng Nam đã có
nhiều chuyển biến tích cực trong việc mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ.
Tuy nhiên, do hạn chế về vốn, năng lực quản lý nên vẫn có một số HTX hoạt động
chưa thực sự hiệu quả, chỉ bó hẹp trong một số khâu dịch vụ. Chất lượng và giá
cả dịch vụ còn có nhiều vấn đề cần cải tiến. Trên cơ đó đề tài đã đưa ra một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX.

Ngày nay, các HTX nông nghiệp có một vị trí hết sức quan trọng. Thông qua
các hoạt động dịch vụ, vai trò điều tiết sản xuất của HTX nông nghiệp được thực
hiện theo hướng tập trung, tạo điều kiện hình thành các vùng sản xuất chuyên
canh, chuyên môn hoá cao. Mặt khác, hoạt động của các HTX chính là cầu nối
giữa Nhà nước với nông dân. Chính vì vậy mà HTX không thể thiếu trong nông
nghiệp, nông thôn nước ta.


24

Hoạt động của các HTX nông nghiệp ở Quảng Nam trong những năm qua đã
đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt
được thì hoạt động của các HTX ở Quảng Nam vẫn còn một số tồn tại. Đó là,
nhận thức về HTX kiểu mới và Luật HTX chưa được thấu đáo và quán triệt một
cách đầy đủ; Vốn và cơ sở vật chất của các HTX vẫn còn nhỏ lẻ và yếu kém;


Trình độ quản lí của cán bộ HTX vẫn còn chưa theo kịp cơ chế quản lý mới; Các
cơ chế chính sách của Nhà nước đối với các HTX vẫn còn chậm đến với cơ sở,
gây không ít khó khăn cho các HTX.
Vì vậy, đánh giá và đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động
của các HTX Nông nghiệp tỉnh Quảng Nam là sự cần thiết khách quan.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Khái quát chung về các Hợp tác xã trong toàn tỉnh
1.1. Biến động số lượng Hợp tác xã trước và sau chuyển đổi
Trước khi có Luật HTX năm 1996, số HTX ở Quảng Nam có 260 HTX
Nông nghiệp và 36 HTX phi nông nghiệp. Hiện nay, toàn tỉnh có 201 HTX, trong
đó có 125 HTX nông nghiệp, 76 HTX phi nông nghiệp. Số HTX ở vùng đồng
bằng-ven biển 157 HTX chiếm 78%, vùng trung du - miền núi 44 HTX, chiếm
22%.
Trong số 125 HTX Nông nghiệp, có 101 HTX chuyển đổi theo Luật và 24
HTX được thành lập mới.



1.2. Các loại hình dịch vụ của các Hợp tác xã:


25

Có 12 lĩnh vực hoạt động dịch vụ được các HTX tham gia. Trong đó có 3
hoạt động dịch vụ được các HTX tham gia nhiều nhất. Đó là: Dịch vụ điện 95
HTX, chiếm tỷ lệ 76%; Dịch vụ thủy lợi 102 HTX chiếm 81,6% và dịch vụ cung
ứng vật tư là 96 HTX chiếm tỷ lệ 76,8%. Các dịch vụ có nhu cầu cao trong nông
dân như dịch vụ tiêu thụ, chế biến sản phẩm chỉ có 12 HTX chiếm tỷ lệ 9,6%.
Theo số lượng các khâu dịch vụ, số liệu thống kê cho thấy có 54,4% số HTX
trong tỉnh tham gia dịch vụ 3 khâu; 25% số HTX tham gia dịch vụ 4 khâu. Điển

hình trong số này là Điện An, Duy Sơn I, Bình Nguyên, Quế Châu Số HTX có
từ 5 khâu dịch vụ trở lên chiếm tỷ lệ 14,4%. Các HTX có 5 khâu như Điện Quang,
Duy Sơn II, Đại Hiệp.
Nhìn chung, hoạt động dịch vụ của các HTX vẫn còn chưa đa dạng. Giữa
các vùng vẫn không có sự khác nhau nhiều về các khâu dịch vụ. Việc thiếu đa
dạng hoá các hoạt động dịch vụ sẽ gây khó khăn cho các HTX trong việc tăng
nguồn thu, giảm rủi ro kinh doanh và thu hút xã viên tham gia.
1.3. Tình hình vốn của các Hợp tác xã
Vốn bình quân trên 1 HTX trong tỉnh là 1,173 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn
chủ sở hữu chiếm 75%, nợ phải trả chiếm 25%. Trong nguồn vốn chủ sở hữu,
nguồn từ HTX cũ chuyển qua chiếm đến 65%, cổ phần do xã viên đóng góp chỉ
chiếm có 35%. Giá trị mỗi cổ phần tuỳ theo các HTX, dao động từ 100 nghìn
đồng đến 400 nghìn đồng/1 cổ phần và số lượng cổ phần tùy thuộc vào năng lực
và yêu cầu vốn góp của các HTX.
Nếu phân chia theo tính chất chu chuyển, cơ cấu vốn của các HTX gồm
43,98% vốn lưu động và 56,02% vốn cố định. Trong cơ cấu vốn lưu động khoản
phải thu chiếm 49,78%, đặc biệt là phải thu của xã viên. Việc tồn tại các khoản
phải thu lớn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất kinh doanh của các
HTX.


26

Vốn cố định chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu vốn của các HTX là do đa số các
HTX đều sở hữu các công trình được chuyển giao từ trước. Các công trình này có
giá trị rất lớn như thủy lợi, điện, nhà làm việc, kho chứa, cửa hàng, sân phơi,
chuồng trại, chiếm 58,55% vốn cố định. Tuy nhiên, các công trình này đang
xuống cấp trầm trọng. Do vậy, mặc dù chiếm tỷ lệ lớn trong vốn nhưng khả năng
sinh lời của chúng đang bị giảm sút.
1.4. Xã viên của các Hợp tác xã

Số lượng xã viên bình quân cho một HTX là 1.431 xã viên. Hầu hết, các
HTX đều có số lượng xã viên dưới 1.500, chiếm 65,55%. Số lượng HTX có trên
3.000 xã viên chiếm 11,76%. Trong đó, một số HTX có số lượng xã viên lớn như
Điện An 1, Điện Phương, Đại Quang, Đại Cường, Đại Lãnh, Đại Hưng đều có
trên 3000 xã viên.
Theo vùng địa lý, Vùng trung du-miền núi có hơn 50% HTX có số lượng xã
viên trên 1.500. Điều này cho thấy, khả năng thu hút xã viên vào HTX của các
HTX ở vùng núi vẫn còn mạnh. Vùng đồng bằng-ven biển, số lượng xã viên của
các HTX chủ yếu là dưới 1.500 xã viên chiếm 73,03%. Số HTX có số lượng xã
viên trên 3.000 người chiếm 5,62%, tập trung ở các HTX như Điện Phương, Điện
Quang, Điện An



1.5. Cán bộ và chất lượng cán bộ của các Hợp tác xã
Tổng số cán bộ của các HTX Nông nghiệp trong toàn tỉnh là 993 người,
trong đó cán bộ chủ chốt gồm Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm, Kế toán trưởng,
Trưởng ban kiểm soát có 495 người.


27

Kết quả điều tra 200 cán bộ chủ chốt của liên minh HTX cho thấy, tỷ lệ cán
bộ có trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ cao nhất (34,5%), trình độ sơ cấp chiếm 29%,
chưa qua đào tạo chiếm 25%. Trong khi đó, cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng
chỉ có 11,5%. Điều này cho thấy, chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý HTX
trong tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý
HTX là cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX.
1.6. Tình hình thu nhập của cán bộ HTX
Mức lương bình quân giảm dần theo các chức danh từ Chủ nhiệm, Phó chủ

nhiệm, Kế toán trưởng và Trưởng ban kiểm soát. Chủ nhiệm là người có mức
lương cao nhất với lương bình quân 573,73 nghìn đồng/tháng, Phó chủ nhiệm
513,7 nghìn đồng/tháng và thấp nhất là Trưởng ban kiểm soát, chỉ có 402,69
nghìn đồng/ tháng. Hiện nay, mức lương tối thiểu được Nhà nước qui định là 450
nghìn đồng/tháng. Như vậy, Chủ nhiệm có mức lương cao nhất cũng chỉ vượt
lương cơ bản chưa tới 200 ngìn đồng/tháng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến đời
sống cũng như khả năng phát triển cán bộ của các HTX.
1.7. Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các Hợp tác xã
Số liệu của bảng cho thấy, tổng doanh thu của các HTX trong tỉnh tăng qua
các năm. Cụ thể, năm 2004 so với năm 2003 tăng lên 29,97%, năm 2005 so với
năm 2004 tăng 13,75%. Các HTX đạt doanh thu cao trong năm 2005 như Điện
Ngọc 1: 11,749 tỷ đồng, Duy Sơn 2: 6,775 tỷ đồng, Duy Phước: 4,653 tỷ đồng,
Điện Hồng 2: 4,63 tỷ đồng, Đại Hiệp: 3,41 tỷ đồng.
Bảng 1: Kết quả và hiệu quả hoạt động của các HTX năm 2005
Đơn vị tính : Triệu đồng


28

So sánh
%

Chỉ tiêu

Năm
2003

Năm
2004


Năm
2005
04/03 05/04
1. Tổng Doanh thu 88.324 114.794 130.577

+29,97 +13,75
2. Tổng Chi phí 76.331 109.383 123.830

43,3 +13,21
3. Lợi nhuận 11.993 5.411 6.746 -54,88 +24,67
4. Lợi nhuận/Chi phí
(Lần)
1,16 0,05 0,05 -68,75 0
5. Lợi nhuận/Vốn (Lần) 0,8 0,04 0,043 -95 +6,9
Nguồn : Phòng HTX -PTNN, Chi cục Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Quảng Nam
Ngược lại với sự gia tăng liên tục của doanh thu, lợi nhuận của các HTX
lại biến động không ổn định. Năm 2004 lợi nhuận giảm 54,88% so với năm 2003,
năm 2005 tăng 24,67% so với năm 2004. Vì nguyên nhân này mà các chỉ tiêu tỷ
suất lợi nhuận/ Chi phí và tỷ suất lợi nhuận/vốn đều thấp và không ổn định qua
các năm. Nếu năm 2003 một đồng chi phí bỏ ra thu được 0,16 đồng lợi nhuận thì
đến năm 2005 con số này cũng chỉ là 0,05. Điều này cho thấy, mặc dù có sự tăng
lên về doanh thu nhưng hiệu quả sản xuất kinh doanh của các HTX lại thấp và
không ổn định.


29

2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA CÁC HTX
2.1. Đánh giá của các xã viên về chất lượng các dịch vụ

Để đánh giá chất lượng các dịch vụ của các HTX, chúng tôi đã điều tra 100
xã viên thuộc 4 HTX: Tam Thành 1; Bình An 2; Đại Hiệp, Quế Xuân 2. Thống kê
kết quả đánh giá của xã viên về chất lượng dịch vụ của các HTX trong tỉnh cho
thấy:
Có 48% số ý kiến cho rằng chất lượng dịch vụ ở 3 khâu (thủy lợi, điện và
cung ứng vật tư) ở mức trung bình. Trong đó, dịch vụ cung ứng vật tư là dịch vụ
có số ý kiến đánh giá tốt nhiều nhất (32%). Điển hình là HTX Tam Thành 1 và
HTX Đại Hiệp đã linh động trong việc nhận vật tư của các công ty, tạm ứng cho
xã viên sản xuất kinh doanh. Sau vụ thu hoạch xã viên sẽ thanh toán cho HTX
cũng như các công ty với giá cả hợp lý, có tính đến yếu tố rủi ro của xã viên.
Kết quả kiểm định cho thấy, ở mức ý nghĩa 5%, có sự khác biệt trong đánh
giá của xã viên về chất lượng dịch vụ vật tư giữa các HTX với nhau. Điểm bình
quân của tất cả các HTX trong khâu dịch vụ này là 1,87 cho thấy chất lượng dịch
vụ của các HTX ở mức trung bình khá. Tuy nhiên HTX Quế Xuân có điểm trung
bình là 2,36 cho thấy chất lượng dịch vụ của khâu này ở mức kém so với các HTX
khác.
Kết quả kiểm định đối với dịch vụ thủy lợi và điện cho thấy không có sự
khác nhau nhiều về chất lượng dịch vụ giữa các HTX. Điểm bình quân của dịch
vụ điện là 2,05 và dịch vụ thủy lợi là 2,00 cho thấy chất lượng dịch vụ của 2 khâu
này ở các HTX đều ở mức trung bình.
2.2. Đánh giá của các xã viên về giá cả các dịch vụ
Hầu hết các xã viên đều cho rằng giá các dịch vụ mà HTX cung cấp là cao
(thủy lợi 52%, cung ứng vật tư 52% ý kiến).


30

Đối với dịch vụ điện, do có sự qui định về khung giá của Nhà nước nên giá
cả của khâu dịch vụ này được xã viên đánh giá là có thể chấp nhận được. Tuy
nhiên, ở hai HTX Quế Xuân 2 và Bình An 2, do sự xuống cấp của hệ thống đường

dây và các trạm biến áp nên xảy ra thất thoát điện năng, vì vậy các hộ xã viên
thường phải chịu mức giá cao hơn so với qui định.
Kết quả phân tích ANOVA cho thấy: Ở mức ý nghĩa 5% không có sự khác
nhau nhiều về giá dịch vụ của khâu thủy lợi giữa các HTX với nhau cũng như
giữa các HTX với trung bình của tất cả các HTX điều tra. Điểm trung bình của
dịch vụ thủy lợi ở tất cả các HTX là 1,49 cho thấy, giá của dịch vụ này là cao.
Ở mức ý nghĩa 5% có sự khác nhau về giá dịch vụ điện và cung ứng vật tư
giữa các HTX điều tra. Đối với cả 2 loại dịch vụ này, điểm trung bình là 1,51 và
1,54 cho thấy giá của dịch vụ này tương đối cao. Tuy nhiên, hai HTX Đại Hiệp và
Tam Thành 1 được đánh giá là có mức giá hợp lý (không cao).
3. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÁC HTX Ở TỈNH QUẢNG NAM
Mặt tích cực
- Các HTX đã đóng góp tích cực vào qúa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
địa phương, và phát triển kinh tế hộ nông dân.
- Ở nhiều địa phương, HTX thực sự là chỗ dựa, là "bà đỡ" cho kinh tế hộ
phát triển, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, thu nhập ổn định. Điển hình là
các HTX Duy Sơn II, Đại Hiệp, Dệt may Duy Trinh, Điện Quang
- Góp phần quan trọng trong xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn,
ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội nông thôn.
Mặt tồn tại


31

- Qui mô các HTX còn nhỏ, năng lực nội tại hạn chế, chưa đáp ứng được
nhu cầu dịch vụ hỗ trợ sản xuất cho kinh tế hộ.
- Số lượng các khâu dịch vụ ít, chủ yếu tập trung vào những khâu mà tư
nhân không có điều kiện tham gia.
- Một số HTX chuyển đổi còn mang tính hình thức, chưa có sự chuyển đổi
cơ bản về tổ chức quản lý và phương thức hoạt động.

- Trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý còn nhiều hạn chế; thu
nhập của cán bộ thấp và không ổn định.
- Hầu hết vốn lưu động của các HTX là các khoản nợ phải thu, vốn cố định
là những vật kiến trúc đã xuống cấp, không phát huy hết năng lực hoặc không sử
dụng được.
- Xã viên vẫn chưa thực sự quan tâm tham gia HTX một cách hăng hái và tự
nguyện.
- Một số địa phương còn thiếu sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo địa
phương. Ngược lại, một số nơi lại can thiệp quá sâu vào hoạt động của các HTX.
- Hoạt động của nhiều HTX còn mang tính biệt lập, thiếu gắn kết, chưa đẩy
mạnh các hình thức liên doanh, liên kết tạo nên sức mạnh tổng hợp giữa các HTX
và giữa HTX với các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế khác.

4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HỢP TÁC XÃ
4.1. Giải pháp về vốn


32

Cân đối lại cơ cấu vốn trên cơ sở tăng vốn lưu động và phát huy khả năng
sản xuất của vốn cố định. Đối với vốn lưu động, các HTX cần chú trọng giải
quyết các nợ khó đòi. Đối với vốn cố định, nên thanh lý những TSCĐ không sử
dụng được, đầu tư nâng cấp những công trình quan trọng nhằm tăng khả năng
cung cấp các dịch vụ cho người dân.
4.2. Giải pháp về cán bộ
Để tăng khả năng quản lý HTX cần phải trẻ hóa đội ngũ cán bộ, xem xét lại
mức lương cũng như các chính sách đãi ngộ khác, nâng cao năng lực quản lý của
các cán bộ thông qua công tác đào tạo.
4.3. Nâng cao chất lượng và mở rộng các loại hình dịch vụ

Nâng cao chất lượng dịch vụ là điểm mấu chốt để nâng cao khả năng cạnh
tranh của HTX với các thành phần kinh tế khác ở nông thôn.
Cần chú trọng các dịch vụ quan trọng đối với người nông dân như chế biến
và tiêu thụ sản phẩm.
Các HTX cần mở rộng các loại hình dịch vụ nhằm đa dạng hoá các hoạt
động kinh doanh của các HTX.
4.4. Giải pháp về tìm kiếm thị trường và thông tin thị trường
- Một số HTX làm ăn có hiệu quả nên xây dựng cho mình một Website
quảng bá thương hiệu và sản phẩm.
- Chú trọng công tác dự báo nhu cầu thị trường.
- Mở các lớp đào tạo về thị trường cho cán bộ HTX.
- Tăng cường sự liên kết và hợp tác giữa các HTX.


33


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Liên minh hợp tác xã Việt Nam, Một số vấn đề cơ bản về HTX, Nhà xuất
Bản Lao động Hà Nội (2004)
2. Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Hợp tác xã,
Nhà xuất bản chính trị Quốc gia (2003)
3. Cục thống kê Quảng Nam, Niên giám thống kê năm 2005
4. Vũ Đình Bách, Ngô Đình Giao. Phát triển các thành phần kinh tế và các
tổ chức kinh doanh ở nước ta hiện nay, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia
(2002)
5. Mô hình Hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp Quảng Nam - Bước đi và
giải pháp, Liên minh hợp tác xã Quảng Nam (2005)
6. Các Websites :
5.

6. Tập san Kinh tế Hợp tác, Liên Minh HTX Quảng Nam (2007)
7. Báo cáo Kết quả phong trào Hợp tác xã và hoạt động của Liên minh Hợp
tác xã tỉnh năm 2006, nhiệm vụ năm 2007, Liên minh hợp tác xã Quảng
Nam, 2006
8. Báo cáo tổng kết công tác quản lý Hợp tác xã nông nghiệp năm 2005 và
phương hướng nhiệm vụ năm 2006, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn - Chi cục Phát triển nông thôn Quảng Nam (2006)


34

9. Báo cáo tình hình Hợp tác xã nông nghiệp và một số đề xuất, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi cục Phát triển nông thôn Quảng
Nam (2006)
10. Báo cáo tổng kết công tác quản lý Hợp tác xã nông nghiệp năm 2005 và
phương hướng nhiệm vụ năm 2006, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Quảng Nam (2006)


35

AGRICULTURAL COORPERATIVES IN QUANG NAM PROVINCE
Phung Thi Hong Ha, Ho Cong Luong
College of Economics, Hue University
SUMMARY
After transformation, agricultural cooperatives in Quang Nam province
have achieved many good results in expanding scale and improving service
quality. However, due to constraints on capital and management capacity, several
cooperatives are still not efficient. They are facing with limited provision of
services, poor services quality and less competitive price. Based on main findings,

policy implications are recommended to improve business efficiency of
agricultural cooperatives.

×