Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Thông qua các hoạt động của người quản lý, làm rõ ý nghĩa của tâm lý học quản lý lấy các ví dụ minh hoạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.01 KB, 23 trang )

Môn: Tâm lý học quản lý
ĐỀ TÀI
Thông qua các hoạt động của người quản lý, làm rõ ý nghĩa của tâm lý
học quản lý. Lấy các ví dụ minh hoạ


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................... 1
NỘI DUNG................................................................................................................... 2
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ................................................2
1.1. Khái niệm...............................................................................................................2
1.1.1. Khái niệm Tâm lý học quản lý.............................................................................2
1.1.2. Khái niệm quản lý................................................................................................3
1.1.3. Khái niệm lãnh đạo..............................................................................................5
1.2. Lịch sử phát triển của Tâm lý học quản lý..............................................................6
1.3. Tính chất và cơ cấu của hoạt động quản lý.............................................................7
1.3.1. Tính chất của hoạt động quản lý..........................................................................7
1.3.2. Cơ cấu hoạt động quản lý.....................................................................................8
1.4. Vai trò của Tâm lý học quản lý...............................................................................9
1.4.1. Vận dụng tâm lý học trong công tác quản lý nhân sự..........................................9
1.4.2. Vận dụng tâm lý học trong việc hồn thiện các quy trình sản xuất, cải tiến các
thao tác lao động..........................................................................................................10
1.4.3. Vận dụng tâm lý học trong việc giải quyết những vấn đề tâm lý học xã hội trong
tập thể lao động............................................................................................................ 10
1.4.4. Vận dụng tâm lý học để hoàn thiện nhân cách, năng lực quản lý bộ máy, quản lý
doanh nghiệp và của bản thân người lãnh đạo.............................................................10
1.4. Đối tượng, nhiệm vụ của tâm lý quản lý...............................................................10
1.4.1. Đối tượng của tâm lý học quản lý......................................................................10
1.4.2. Nhiệm vụ của tâm lý học quản lý.......................................................................11
II. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ, Ý NGHĨA CỦA TÂM LÝ HỌC
QUẢN LÝ, VÍ DỤ......................................................................................................13


2.1. Các hoạt động của người quản lý..........................................................................13
2.2. Ý nghĩa của tâm lý học quản lý.............................................................................14
2.3. Ví dụ minh họa.....................................................................................................18
KẾT LUẬN................................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................21


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thị trường đầy biến động hiện nay, các doanh nghiệp lớn, vừa và
nhỏ muốn tồn tại và phát triển cần phải có những chiến lược kinh doanh đúng
đắn. Người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp là người đóng vai trị quyết định sự
thành bại của cơng ty. Những nhà quản lý, quản lý hiện nay phải là những
người có cái nhìn thực tế hơn về giá trị của họ đổi với tổc hức mà họ quản lý.
Phong cách quản lý hợp lý là phong cách mà ở đó người quản lý vừa đáp ứng
được nhu cầu khác nhau của người lao động, vừa phát huy được sức mạnh cá
nhân, tập thể lao động trong lĩnh vực hoạt động của mình. Phong cách quản lý là
yếu tố quan trọng trong những yếu tố làm nên sự thành công trong việc sản xuất,
kinh doanh của doanh nghiệp.
Một trong những yếu tố cần thiết ở một nhà quản lý là phải có thái độ tích
cực trước mọi vấn đề, hồn cảnh và con người. Chính nhờ vào thái độ tích cực,
nhà quản lý sẽ cuốn hút được nhân viên trước những ý tưởng của mình. Để mơ
tả hành vi, hoạt động của người quản lý, làm rõ ý nghĩa của tâm lý học quản lý.
Sinh viên thực hiện chủ đề “Thông qua các hoạt động của người quản lý, làm
rõ ý nghĩa của tâm lý học quản lý. Lấy các ví dụ minh hoạ” cho tiểu luận kết
thúc học phần này.

1


NỘI DUNG

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ
1.1. Khái niệm
1.1.1. Khái niệm Tâm lý học quản lý

Tâm lý học quản lý là một ngành của khoa học tâm lý. Nó nghiên cứu đặc
điểm tâm lý của con người trong hoạt động quản lý, đề ra, kiến nghị và sử dụng
các nhân tố khi xây dựng và điều hành các hệ thống xã hội.
Tâm lý học quản lý giúp cho người lãnh đạo nghiên cứu những người dưới
quyền mình, nhìn thấy được những hành vi của cấp dưới, sắp xếp cán bộ một
cách hợp lý phù hợp với khả năng của họ. Tâm lý học quản lý giúp người lãnh
đạo biết cách ứng xử, tác động mềm dẻo nhưng cương quyết với cấp dưới và
lãnh đạo được những hành vi của họ, đoàn kết thống nhất tập thể những con
người dưới quyền.
Như vậy, muốn thực hiện tốt chức năng quản lý của mình, người lãnh đạo
khơng chỉ có những kiến thức kinh tế, kỹ thuật và quản lý mà cần am hiểu kiến
thức về tâm lý nữa.
Nghệ thuật quản lý và lãnh đạo là giúp cho họ am hiểu được kiến thức tâm
lý và làm chủ nó nhằm phát huy khả năng chủ quan của con người tạo ra một
sức mạnh quần chúng lớn lao, đem lại hiệu quả tổng hợp cao.
Trong lịch sử phát triển của nhân loại, hoạt động quản lý đã xuất hiện rất
sớm cùng với sự hình thành các cộng đồng người. Từ xa xưa, các nhà quản lý và
các nhà tư tưởng đã thấy rõ vai trò của nhân tố con người trong hoạt động này.
Các nhà triết học hy lạp cổ đại như Xôcrat (460 –399 trước công nguyên) đã
từng chỉ ra rằng, trong hoạt động quản lý, nếu biết sử dụng con người thì sẽ
thành cơng, nếu khơng làm được việc đó sẽ mắc sai lầm và thất bại.
Thực tiễn cho thấy, bất kể hoạt động quản lý nào, dù là quản lý xã hội,
quản lý kinh tế, quản lý khoa học kỹ thuật …muốn thực hiện tốt mục đích đề ra
thì phải nhận thức đúng và vận dụng sáng tạo khoa học về nhân tố con người.
Bởi lẽ con người ln giữ vị trí trung tâm trong hoạt động quản lý luôn luôn là
2



chủ thể của thế giới nội tâm phong phú, với những thuộc tính mn màu, mn
vẻ. Các yếu tố đó, một mặt là sản phẩm của hoạt động con người, của các điều
kiện kinh tế xã hội, mặt khác là động lực nội sinh đóng vai trị thúc đẩy hoặc cản
trở hoạt động quản lý.
Tâm lý học ngày nay không chỉ là khoa học về con người , mà trở thành
một trong những cơ sở khoa học quan trọng của tồn bộ q trình quản lý –
quản lý kinh tế, quản lý xã hội cũng như quản lý doanh nghiệp. Bởi vậy, việc
nghiên cứu tìm hiểu những cơ sở tâm lý học của công tác quản lý là một yêu cầu
khách quan và bức thiết đối với tất cả những ai quan tâm đến việc cải tiến quản
lý, nâng cao hiệu quả quá trình quản lý, làm tốt việc tuyển chọn, bồi dưỡng và
sử dụng cán bộ quản lý.
1.1.2. Khái niệm quản lý

Từ góc độ của hoạt động kinh doanh, các nhà doanh nghiệp Mĩ cho rằng:
“Quản lí là đưa những nguồn vốn về con người và của cải vào các đơn vị tổ
chức và năng động để đạt được mục tiêu, một mặt, bằng cách đảm bảo thoả mãn
tối đa người hưởng lợi, mặt khác, đảm bảo tinh thần và tình cảm về thực hiện
cho những người cấp vốn”.
Theo Mary Parker Follet (Mĩ): Quản lí là nghệ thuật khiến công việc được
thực hiện thông qua người khác. Một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng quản
lí là một quá trình kĩ thuật và xã hội nhằm sử dụng các nguồn tác động tới hoạt
động con người, nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức.
Theo nghĩa chung nhất từ góc độ của Tâm lí học, quản lí được hiểu như
sau: Quản lí là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ
thống thơng tin của chủ thể đến khách thể của nó.
* Từ nội hàm của khái niệm quản lí cho thấy:
a) Quản lí được tiến hành trong một chức hay một nhóm xã hội. Tức là,
hoạt động quản lí chỉ cần thiết và tồn tại đối với một nhóm người. Cịn đối với

một cá nhân, anh ta tự điều khiển hoạt động của mình..

3


b) Quản lí gồm cơng việc chỉ huy và tạo điều kiện cho những người khác
thực hiện công việc và đạt được mục đích của nhóm.
c) Hoạt động quản lí gồm hai bộ phận cấu thành: chủ thể quản lí và đối
tượng quản lí.
d) Khi nói đến hoạt động quản lí chúng ta chủ yếu nói đến hoạt động quản
lí con người.
đ) Hệ thống quản lí được hiểu như sự phối hợp có tổ chức và thống nhất.
Theo nhà tâm lí học Nga A. L. Xvensinxki, khi hiểu quản lí như một sự liên kết
thống nhất một cách có mục đích và có tổ chức thì hệ thống này có những đặc
điểm cơ bản sau:
1) Các mục đích của hoạt động quản lí và các chức năng của các thành viên
tham gia vào hoạt động này.
2) Sự lựa chọn các thành viên cụ thể để tạo nên hoạt động quản lí như một
tổng thể.
3) Những quy định về mối liên hệ với bên ngoài.
4) Xây dựng cấu trúc của tổ chức để điều chỉnh các mối liên hệ, các chuẩn
mực, các quyền hạn, các bộ phận, cũng như hoạt động của hệ thống quản lí.
5) Đảm bảo thơng tin theo các tuyến quan hệ trên - dưới, ngang, trong nội
bộ của nhóm và với bên ngồi nhóm.
6) Các bước để thơng qua quyết định và thực hiện quyết định. Có thể nói,
hệ thống quản lí là sự tác động tương hỗ, biện chứng giữa chủ thể và khách thể
quản lí.
* Bản chất của quản lí
- Quản lí là những tác động có phương hướng, có mục đích rõ ràng của chủ
thể quản lí.

- Quản lí là hoạt động trí tuệ mang tính sáng tạo cao. Quản lí là một khoa
học và là một nghệ thuật.
+ Quản lý là khoa học, vì nó vận dụng tri thức được hệ thống hố, là sự vận
dụng các quy luật của chủ thể quản lí để giải quyết các vấn đề đặt ra.
4


+ Quản lí là nghệ thuật: vì đây là loại hoạt động đặc biệt - hoạt động này
đòi hỏi phải vận dụng hết sức khéo léo, linh hoạt và sáng tạo những tri thức,
những kinh nghiệm để tác động đến đối tượng quản lí - các cá nhân cụ thể. Mỗi
con người là một nhân cách, một thế giới tâm lí phong phú và phức tạp.
- Quản lí địi hỏi phải tuân theo những nguyên tắc nhất định.
- Hiệu quả của hoạt động quản lí phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức - việc đổi
mới cơ.cấu tổ chức để phù hợp với hồn cảnh và mục tiêu quản lí.
- Quản lí thực chất là quản lí con người, vì con người là yếu tố quyết định
trong giải quyết các vấn đề: Mọi thành công hay thất bại của tổ chức đều liên
quan tới việc giải quyết các mối quan hệ giữa những con người với nhau.
1.1.3. Khái niệm lãnh đạo

Jonh D. Millet trong cuốn sách Management on the public service cho
rằng:
“Lãnh đạo là dìu dắt và điều khiển cơng việc của một tổ chức để đạt được
những mục tiêu mong muốn”.
Keith Davis - một chuyên gia nghiên cứu về giao tiếp nhân sự lại nhìn nhận
khái niệm lãnh đạo từ góc độ của giao tiếp: “Lãnh đạo là tìm hiểu mối quan hệ
tương hỗ giữa các cá nhân trong một tổ chức và dùng những động lực để thúc
đẩy họ đạt được những mục tiêu mong muốn”. Theo ông, lãnh đạo bao gồm các
công việc: dự trù kế hoạch, tổ chức ra quyết định, phối hợp, kiểm soát.
Song, lãnh đạo không chỉ đơn thuần là việc ra quyết định, mệnh lệnh và tổ
chức thực hiện chúng, mà còn là sự tìm hiểu những nguyện vọng thầm kín, năng

lực của những người thừa hành, tạo điều kiện để chúng được thực hiện, qua đó
tạo nên sự hợp tác một cách vui vẻ, tự nguyện của những người dưới quyền.
Trong cuốn sách Nghệ thuật lãnh đạo (The Art of Leadership) Ordway
Tead viết: “Lãnh đạo là hoạt động ảnh hưởng tới người khác nhằm thực hiện
những mục tiêu nhất định, mà những mục tiêu này thoả mãn được những mong
muốn của mọi người” (Ordway Tead, 1935).

5


Cùng đồng quan điểm cho rằng lãnh đạo là sự ảnh hưởng tới người khác,
nhưng Paul E. Spector đã chỉ ra sự ảnh hưởng đó một cách cụ thể hơn: “Lãnh
đạo là sự ảnh hưởng đến quan điểm, thái độ, niềm tin, tình cảm và hành vi của
người khác” (Paul E. Spector, 2000).
Khái niệm lãnh đạo cũng được đề cập đến trong các Từ điển tâm lí học.
Trong cuốn Dictionary of Psychology của J.P. Chaplin, xuất bản tại Mĩ năm
1968 viết: “Lãnh đạo là sự vận dụng quyền lực, là sự định hướng, dẫn dắt và
kiểm tra người khác trong hoạt động quản lí”.
1.2. Lịch sử phát triển của Tâm lý học quản lý

Tâm lí học quản lí ra đời vào đầu thế kỉ XX, nhưng những tiền đề cho sự ra
đời của nó đã xuất hiện rất sớm. Đó là những tiền đề về mặt thực tiễn và những
tiền đề về mặt tư duy, lí luận.
Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng hoạt động quản lí vào việc tổ chức
các cộng đồng của mình. Những khái niệm quản lí cơ bản đã có từ 5000.năm
trước Cơng ngun. Trong Kinh Thánh, Jethro giảng giải cho Moses về lợi ích
của sự uỷ quyền và của tổ chức vững mạnh.
Thời Hi Lạp cổ đại, những kĩ xảo tinh vi như quản lí tập trung và dân chủ
đã được áp dụng. Trong tập nghị luận của mình, Socrate nói: “…Những người
biết cách sử dụng con người sẽ điều khiển công việc hoặc cá nhân hoặc tập thể

một cách sáng suốt, trong khi những người không biết làm như vậy, sẽ mắc sai
lầm trong việc điều hành công việc này”. Quan điểm về vị trí của con người, về
nghệ thuật sử dụng con người như một điều kiện tiên quyết để đảm bảo quản lí
thành cơng của nhà triết học Cổ đại Hi Lạp này đến nay vẫn cịn giữ ngun tính
thời sự và giá trị thực tiễn của nó.
Vào thời Trung cổ, người ta đã sử dụng kế toán kép trong hệ thống quản lí,
nhà kinh doanh biết được tình trạng tiền mặt và hàng tồn kho, nhờ đó kiểm sốt
được nguồn tiền mặt của mình.

6


Thời Trung Hoa cổ đại, bốn chức năng cơ bản của quản lí đã được xác
định. Đó là kế hoạch hoá, tổ chức, tác động và kiểm tra. Đến nay, chúng vẫn là
những chức năng cơ bản của hoạt động quản lí.
Cuộc cách mạng cơng nghiệp xảy ra vào cuối thế kỉ XVIII ở Anh đã tạo
tiền đề quan trọng cho sự phát triển tư duy quản lí. Các cơ sở sản xuất phải hoạt
động trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận gắn liền với việc tổ chức sản xuất.
Bởi vậy, tổ chức sản xuất, kinh doanh như thế nào để đạt hiệu quả cao đã trở
thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất và các nhà nghiên cứu quản
lí. Cuộc vận động quản lí theo khoa học đã ra đời để đáp ứng yêu cầu đó
1.3. Tính chất và cơ cấu của hoạt động quản lý
1.3.1. Tính chất của hoạt động quản lý

Trước hết là hoạt động tổ chức, hướng dẫn, sử dụng, điều khiển con người.
Trong hoạt động này, nhà quản trị phải phối hợp hoạt động của các thành viên,
tổ chức cho họ hoạt động nhằm đạt được mục đích của đơn vị. Hoạt động quản
trị kinh doanh cũng là hoạt động sử dụng, đánh giá điều khiển con người.
Nhà quản trị phải hiểu được tính chất về đạo đức, tài năng, tính tình và các
đặc điểm khác của các thành viên để sử dụng họ vào đúng những công việc phù

hợp với họ phát huy khả năng của họ cũng như đem lại lợi ích cao nhất cho tập
thể. Nhà quản trị phải đánh giá đúng khả năng cũng như kết quả hoạt động của
họ từ đó có cách đối xử khéo léo, phù hợp.
Đặc biệt hoạt động quản trị kinh doanh cịn phức tạp hơn. Đó là hoạt động
liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như chính trị, giao tiếp, kinh tế,
văn hóa quân sự…Đó là hoạt động phụ thuộc vào kinh tế thị trường nhưng cũng
dễ bị chi phối bởi sự may mắn hay rủi ro, là hoạt động phải đảm bảo có lợi
nhuận nhưng cũng phải mang tính nhân bản. Hoạt động này cũng ln luôn phải
tuân theo các quy luật tâm lý con người nhưng lại phải đảm bảo chữ tín trong
mọi quan hệ giao dịch. Nhà quản trị kinh doanh, thương mại phải rất nhạy cảm,
tinh tế, linh hoạt, năng động, phải giàu kinh nghiệm từng trải, hiểu đời và nắm
vững kiến thức kinh doanh thương mại.
7


Từ những đặc điểm trên, có thể thấy nhà quản trị kinh doanh phải là người
có năng lực tồn diện. Họ phải có trình độ cao về nhận thức về tư duy, có kiến
thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực nhất là khoa học quản lý, đời sống tâm lý xã hội,
tâm lý tập thể, nhất là tâm lý con người.
Nhà quản trị phải có năng lực chun mơn cũng như có các năng lực chung
về giao tiếp, xã giao và năng lực quản lý, phải hiểu người nhưng cũng phải thực
hiểu mình, thấy được chỗ mạnh, chỗ yếu, cái đúng, cái sai của mình, ln tự rèn
luyện, vươn lên để lãnh đạo tập thể ngày càng có hiệu quả hơn.
1.3.2. Cơ cấu hoạt động quản lý

Hoạt động quản trị kinh doanh là hoạt động tâm lý xã hội trong công tác
quản trị, nhà quản trị luôn phải xây dựng các mối quan hệ giữa người với người,
giải quyết các vấn đề tâm lý xã hội như tâm lý trong các nhóm, trong tập thể ,
đặc biệt lá các vấn đề tâm lý giao tiếp. Nhà quản trị luôn phải cư xử với nhiều
đối tượng khác nhau (cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp), luôn phải chú trọng đến

các hoạt động giao tiếp, giao tế với nhiều tầng lớp và các tổ chức xã hội…
Nhà quản trị luôn phải tác động vào tâm lý của mọi người, của xã hội, phải
nắm được và giải quyết các vấn đề tâm tư nguyện vọng của cấp dưới, tâm trạng,
tình cảm của tập thể, dư luận, tin đồn trong tập thể ngoài xã hội và nhiều vấn đề
tâm lý xã hội phức tạp khác.
Hoạt động quản trị là hoạt động tiếp cận với các vấn đề khoa học kỹ thuật
mới. Trong hoạt động của mình, nhà quản trị ln phải giải quyết các vấn đề
khoa học kỹ thuật trong các lĩnh vực chuyên môn, lĩnh vực quản lý, phải nắm
được các phát minh khoa học mới nhất về nhiều lĩnh vực liên quan như:
Quy trình sản xuất, trang thiết bị hiện đại, nguyên liệu, nhiên liệu…tương
ứng với lĩnh vực quản trị của mình. Nhất là trong quản trị kinh doanh hiện đại,
việc nắm vững và vận dụng kịp thời các vấn đề khoa học kỹ thuật mới (đặc biệt
là tin học, thống kê, quản trị, và các khoa học chuyên môn) sẽ quyết định hiệu
quả của công tác quản lý.

8


Hoạt động quản lý bị chi phối mạnh mẽ bởi yếu tố thời gian. Nhà quản lý
phải quyết định vấn đề một cách nhanh chóng kịp thời trước một tình huống cụ
thể nào đó. Có khi nhà quản lý khơng có thời gian để suy nghĩ , nghiền ngẫm mà
phải quyết định ngay lập tức, nếu chậm sẽ gây hậu quả nghiêm trọng. Hoạt động
quản lý ln địi hỏi tính kế hoạch cao trong công việc để đảm bảo sự đồng bộ
và phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên, các bộ phận tập thể.
Hoạt động quản lý là hoạt động tư duy sáng tạo. Trong hoạt động quản lý,
nhà quản lý phải xây dựng kế hoạch hoạt động, đề ra nhiệm vụ mới,trước mỗi
tình huống nảy sinh phải tìm cách giải quyết thích hợp…Nhà quản lý ln ln
phải tiếp xúc và giải quyết nhiều vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau của
cuộc sống, luôn phải tiếp xúc với cái mới, cái biến động và những yếu tố phức
tạp đa dạng của đơn vị của xã hội, của khoa học kỹ thuật. Hoạt động quản lý là

hoạt động trí tuệ căng thẳng và phức tạp.
1.4. Vai trò của Tâm lý học quản lý

Về mặt lý thuyết tâm lý học quản lý giúp các nhà quản lý có được một hệ
thống lý luận và nhận thức được các quy luật chung nhất trong việc quản lý con
người trong đối nhân xử thế khi quản lý và lãnh đạo quần chúng. Mặt khác, nó
cịn giúp các nhà lãnh đạo tránh được những sai lầm trong tuyển chọn cán bộ,
trong ứng xử, trong giao tiếp trong hoạch định chính sách và kế hoạch quản lý.
Về mặt thực tiễn và ứng dụng, tâm lý học quản trị đã mang lại nhiều lợi ích
cho công tác quản lý, tạo ra năng suất và hiệu quả lao động cao hơn, làm cho xã
hội ngày càng văn minh và tiến bộ hơn. Có thể nêu một số tác động chính của
tâm lý học quản trị trên các bình diện sau đây:
1.4.1. Vận dụng tâm lý học trong công tác quản lý nhân sự

Thực chất là vận dụng tâm lý học trong việc tổ chức, sử dụng đánh giá,
điều khiển con người. Các tri thức về tâm lý học giúp các nhà quản lý hiểu biết
về năng lực, sở trường, tính cách, đạo đức, sức khỏe … của con người. Từ đó có
sự phân cơng hợp lý, phát huy thế mạnh của mỗi cá nhân, tạo năng suất lao động
cao và tạo điều kiện phát triển con người.
9


Ngồi ra tâm lý học quản lý cịn giúp cho việc tuyển dụng nhân viên phù
hợp với yêu cầu của doanh nghiệp.
1.4.2. Vận dụng tâm lý học trong việc hoàn thiện các quy trình sản xuất, cải tiến
các thao tác lao động

Trong lĩnh vực này tâm lý học giúp các nhà quản lý giải quyết mối quan hệ
giữa con người và máy móc. Con người phải học cách sử dụng, điều khiển máy
móc đồng thời con người phải chế tạo, cải tiến máy móc cho phù hợp với đặc

điểm tâm sinh lý của con người để đạt hiệu quả làm việc tốt nhất.
Việc đưa ra các yếu tố thẩm mỹ vào môi trường sản xuất, kinh doanh như
màu sắc âm nhạc …tạo nên tâm trạng thoải mái, nhẹ nhàng, giảm mệt mỏi, căng
thẳng cho người lao động.
1.4.3. Vận dụng tâm lý học trong việc giải quyết những vấn đề tâm lý học xã hội
trong tập thể lao động

Mối quan hệ giữa các nhóm các phịng ban trong doanh nghiệp, xây dựng
bầu khơng khí tâm lý tốt đẹp, lành mạnh của tập thể, dư luận tập thể, truyền
thống của doanh nghiệp, ngăn chặn và xử lý kịp thời các mâu thuẫn và xung đột
xảy ra trong tập thể nếu có …
1.4.4. Vận dụng tâm lý học để hoàn thiện nhân cách, năng lực quản lý bộ máy,
quản lý doanh nghiệp và của bản thân người lãnh đạo

Nhân cách con người quản lý ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động quản lý,
tâm lý học nêu ra những phẩm chất và năng lực cần thiết giúp các nhà lãnh đạo
dựa vào đó để hồn thiện mình hơn. Các vấn đề uy tín phong cách của người
lãnh đạo…và các vấn đề khác có thể giúp các nhà các nhà lãnh đạo tránh được
sai lầm trong quan hệ người với người.
Công tác quản lý vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật và cả sự sáng tạo. Vì
vậy nhà lãnh đạo rất cần những tri thức về quản lý, về tâm lý học và các tri thức
khác để có thể đảm đương tốt vai trị “người cầm lái” trong tập thể lao động.

10


1.4. Đối tượng, nhiệm vụ của tâm lý quản lý
1.4.1. Đối tượng của tâm lý học quản lý

Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của tâm lý quản trị là toàn bộ các hiện

tượng tâm lý của cá nhân và tập thể người lao động ( khách thể của quản lý) như
tình cảm, nguyện vọng, nhận thức, hành động của các cá nhân, đặc điểm tâm lý
của nhóm, của tập thể, bầu khơng khí tâm lý tập thể, xung đột trong tập thể…
Ngồi ra tâm lý học quản lý cịn nghiên cứu các hoạt động tâm lý của bản
thân nhà quản lý như đặc điểm nhân cách, phong cách, đạo đức, uy tín người
lãnh đạo, những vấn đề tâm lý của việc ra quyết định…
Tóm lại đối tượng nghiên cứu của tâm lý học quản lý là toàn bộ đời sống
tâm lý của các thành viên trong doanh nghiệp, trong tổ chức kinh tế. Ngoài ra
các vấn đề tâm lý khác của quá trình quản lý cũng là một trong những đối tượng
nghiên cứu quan trọng của tâm lý học quản lý hiện đại.
1.4.2. Nhiệm vụ của tâm lý học quản lý

Việc xác định nhiệm vụ của tâm lý học quản lý cũng rất khó khăn. Quản lý
và lãnh đạo là những quá trình rất phức tạp và đa dạng vì nó liên quan đến con
người với những quan hệ xã hội muôn màu, muôn vẻ. Tâm lý học quản trị có
nhiệm vụ góp phần đặt cơ sở khoa học cho việc nâng cao hiệu quả của quá trình
quản lý. Ngay ở những nước tư bản, lợi nhuận luôn gắn liền với tổ chức sản
xuất.
Vì vậy, việc tổ chức sản xuất kinh doanh như thế nào để đạt hiệu quả cao
đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất và các nhà nghiên cứu
quản lý. Do đó một số nhiệm vụ cơ bản được đặt ra cho tâm lý học quản trị là:
Nghiên cứu những cơ sở tâm lý của việc nâng cao hiệu quả công tác quản
lý, lãnh đạo cũng như việc nâng cao năng suất lao động của những người thực
hiện.
Nghiên cứu những yêu cầu tâm lý học đối với việc tuyển chọn, bố trí, sử
dụng cán bộ quản lý, lao động và những người thực hiện.

11



Nghiên cứu những biện pháp tâm lý – sư phạm để đào tạo bồi dưỡng cán
bộ, phát triển toàn bộ nhân cách của cán bộ, công nhân viên chức phát triển quan
hệ xã hội tốt đẹp trong tập thể lao động cũng như trong tập thể lãnh đạo…
1.5. Mục tiêu của quản lý

Đạt được kết quả tối đa với nỗ lực tối thiểu – Mục tiêu chính của quản lý là
đảm bảo đầu ra tối đa với nỗ lực và nguồn lực tối thiểu. Về cơ bản, ban lãnh đạo
quan tâm đến việc suy nghĩ và sử dụng các nguồn nhân lực, vật lực và tài chính
sao cho kết hợp tốt nhất. Sự kết hợp này giúp giảm các chi phí khác nhau.
Tăng hiệu quả của các yếu tố sản xuất – Thông qua việc sử dụng hợp lý
các yếu tố sản xuất khác nhau, hiệu quả của chúng có thể được tăng lên rất
nhiều, có thể đạt được bằng cách giảm hư hỏng, lãng phí và đổ vỡ các loại, điều
này dẫn đến tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc cần thiết cho sự phát triển
và thịnh vượng của doanh nghiệp.
Sự thịnh vượng tối đa cho Người sử dụng lao động & Người lao động –
Ban quản lý đảm bảo hoạt động nhịp nhàng và phối hợp của doanh nghiệp. Điều
này một mặt giúp mang lại lợi ích tối đa cho người lao động trong điều kiện làm
việc tốt, hệ thống tiền lương phù hợp, các kế hoạch khuyến khích một mặt và
mặt khác mang lại lợi nhuận cao hơn cho người sử dụng lao động.
Cải thiện con người & Công bằng xã hội – Quản lý đóng vai trị như một
cơng cụ để nâng cao và cải thiện xã hội. Thông qua việc tăng năng suất và việc
làm, ban lãnh đạo đảm bảo mức sống tốt hơn cho xã hội. Nó cung cấp cơng lý
thơng qua các chính sách thống nhất.

12


II. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ, Ý NGHĨA CỦA TÂM LÝ
HỌC QUẢN LÝ, VÍ DỤ
2.1. Các hoạt động của người quản lý


⁃ Hoạch định
Hoạch định là việc xác lập mục tiêu và phương thức đạt tới mục tiêu. Xác
lập mục tiêu không những giúp cho mỗi người trong tổ chức biết rõ điểm đến
mà còn để phân bổ nguồn lực một cách hợp lý trên toàn bộ tiến trình. Mỗi cấp
độ đều có mục tiêu gọi là Hệ thống mục tiêu của tổ chức.
Xác lập mục tiêu và phương hướng đạt mục tiêu là nhiệm vụ quan trọng
nhất của người quản lý. Càng lên cấp cao thì xác lập mục tiêu càng quan trọng
vì vậy thời gian dành cho cơng việc đó càng nhiều. Càng xuống cấp dưới thì
việc tổ chức thực hiện càng quan trọng vì mục tiêu có làm được hay khơng là
phụ thuộc vào các việc nhỏ hàng ngày.
⁃ Tổ chức thực hiện
Tổ chức thực hiện là chức năng thứ hai của Người quản lý. Với một công
ty đã rõ ràng về cơ cấu tổ chức, mơ tả cơng việc mỗi vị trí thì nhiệm vụ chính
của người quản lý đó là: Giao việc, hỗ trợ, kiểm soát và điều chỉnh.
Giao việc kết hợp đào tạo áp dụng trong trường hợp nhân viên cịn đà phát
triển, có nghĩa là cịn khả năng học hỏi. Người quản lý giao việc ở cấp độ khó
hơn trình độ hiện có của nhân viên, địi hỏi nhân viên phải nỗ lực mới thực hiện
được. Ở cấp độ này quản lý sẽ phải sát sao hơn nhằm điều chỉnh để nhân viên
làm đúng.
Trao quyền là việc người quản lý tách một phần quyền tương ứng với một
nhóm trách nhiệm cụ thể của người quản lý để giao cho người nhân viên.
Về nguyên tắc người quản lý nhìn càng xa các cơng việc trong tương lai thì
càng dễ giao việc mà không gây áp lực tiến độ quá nhiều cho nhân viên.
- Nhân sự:
Nhà quản lý trực tiếp điều khiển cấu trúc tổ chức và giữ cho nó được điều
hành. Nhân sự ngày càng được coi trọng trong những năm gần đây do sự tiến bộ
13



của công nghệ, sự gia tăng quy mô kinh doanh, sự phức tạp trong hành vi của
con người, v.v. các lỗ tròn. Quản lý của nhân sự liên quan đến việc điều hành cơ
cấu tổ chức thông qua việc lựa chọn, đánh giá và phát triển nhân sự một cách
phù hợp và hiệu quả để đáp ứng các vai trò được thiết kế ngoài cơ cấu”. Nhân sự
bao gồm:
Lập kế hoạch nhân lực (ước tính sức mạnh của con người trong việc tìm
kiếm, chọn người và trao đúng vị trí).
Tuyển dụng, Tuyển chọn & Sắp xếp
Đào tạo & Phát triển
Thù lao
Đánh giá Hiệu suất
Khuyến mãi & Chuyển khoản
⁃ Lãnh đạo
Lãnh đạo là việc nhà quản lý tác động lên các bộ phận, cá nhân trong tổ
chức, hướng họ đến việc thực hiện và hoàn thành mục tiêu kế hoạch đã đề ra.
⁃ Kiểm tra
Kiểm tra là việc nhà quản lý đo lường thực tế công việc mà các cá nhân, bộ
phận đã thực hiện, từ đó phát hiện những vấn đề đồng thời đưa ra phương hướng
giải quyết kịp thời nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu đề ra.
2.2. Ý nghĩa của tâm lý học quản lý

Trong những năm gần đây, do tác động của cuộc cách mạng khoa học công
nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ
vật liệu, công nghệ năng lượng … nền kinh thế giới đang biến đổi sâu sắc, mạnh
mẽ về cơ cấu, chức năng và phương thức hoạt động. Đó khơng phải là sự biến
đổi bình thường mà là một bước ngoặt lịch sử có ý nghĩa trọng đại đưa nền kinh
tế toàn cầu từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, nền văn minh lồi người
từ văn minh cơng nghiệp sang văn minh trí tuệ.
Ở bất cứ nền kinh tế nào, nền văn minh nào, bất cứ ngành nghề nào, hễ đã
có con người, người chỉ huy hay người thực hiện, người phục vụ hay người

14


được phục vụ …thì hiệu quả hoạt động của ngành ấy tất yếu phụ thuộc vào
những yếu tố tâm lý, thể chất của mỗi cá nhân với tư cách là một thành viên của
một tập thể nhất định.
Tâm lý của con người là một dạng đặc biệt và là dạng cao nhất của sự phản
ánh hiện thực khách quan vào bộ óc và não người. Hoạt động phản ánh có ý
thức đó thể hiện ở các q trình và trạng thái tâm lý như quá trình nhận thức,
tình cảm, ý chí và các thuộc tính tâm lý như các phẩm chất, năng lực của cá
nhân. Những điều mà hàng ngày chúng ta thường gọi là “ý thức”, “nhu cầu”,
“động cơ”, “sở thích”, “ước mơ”, “thái độ”, “tác phong”… Khi gắn bó với một
cá nhân cụ thể riêng biệt hay với nhiều cá nhân thuộc một nhóm, một tập thể
nhất định thì đó chính là hiện trạng tâm lý- tâm lý của cá nhân và tâm lý xã hội.
Trí thơng minh, óc sáng tạo, năng khiếu, tính cách, trí nhớ, tư duy, tưởng
tượng, sự kiên trì, xúc cảm, yêu lao động, say mê âm nhạc, hội họa… chính là
nội dung tâm lý của con người. Như vậy nếu khái niệm tâm lý học được hiểu
một cách đầy đủ thì vai trị vị trí của tâm lý học đối với đời sống xã hội nói
chung và đối với hoạt động quản lý, lãnh đạo nói riêng cũng sẽ được nhận thức
một cách đúng.
Mặt khác, chính q trình chế tạo hệ thống kỹ thuật tự động đã bao hàm
hoạt động tâm lý. Đó là hoạt động sáng tạo, năng lực sáng tạo (tư duy, trí tuệ) là
sự say mê, nhiệt tình sáng tạo (tình cảm) là nghị lực vượt qua nhiều khó khăn,
trong sáng tạo (ý chí)… của các nhà khoa học, kỹ sư, cơng nhân nhà máy đó. Vì
vậy các nhà lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất cần phải có những hiểu biết thông thường
về tâm lý học kỹ thuật, tâm lý học lao động.
Trong những năm gần đây, tâm lý học đã có những bước tiến khá dài trên
con đường phát triển. Cùng với sự trưởng thành của tâm lý học đại cương, tâm
lý học sư phạm, tâm lý học lao động, tâm lý học trẻ em, tâm lý học quân sự…là
sự hình thành và phát triển một loạt các ngành tâm lý học lý thuyết, thực nghiệm

và ứng dụng như: tâm lý học nhân cách, tâm lý học xã hội, tâm lý học kỹ thuật,
tâm lý học sản xuất, tâm lý học thể thao, tâm lý học quản lý…
15


Muốn quản lý, lãnh đạo tốt cần phải nắm vững tâm lý, tâm lý cá nhân và
tâm lý tập thể. Nhưng để nắm vững tâm lý tập thể và tâm lý cá nhân cần phải có
tri thức về tâm lý đại cương làm cơ sở. Tùy theo yêu cầu công việc mà mỗi
người nhất là nhà quản lý, lãnh đạo cần phải có tri thức tâm lý học cần thiết.
Muốn giảng dạy và giáo dục tốt các thầy cô giáo phải biết được tâm lý lứa tuổi,
tâm lý sư phạm. Giám đốc doanh nghiệp, các nhà quản trị muốn quản lý tốt nhân
lực, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cần nghiên cứu tâm lý học sản xuất, tâm
lý học kinh doanh, tâm lý học quản trị.
Có 3 ý nghĩa quan trọng của tâm lý học quản lý:
(1) Quản lý tâm lý con người
Nhiều người vẫn thường cho rằng, nhắc đến quản lý là nhắc đến những quy
tắc khô khan, đầy lý thuyết. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, công tác quản lý lại
giống như một nghệ thuật. Quản lý tâm lý con người chính xác là sự kết hợp
nhuần nhuyễn giữa lý trí và cảm xúc, lý trí tượng trưng cho kỹ thuật, cảm xúc lại
là biểu trưng của các yếu tố tâm lý mang đầy tính nghệ thuật.
Soi xét vào trong thực tế, dù là quản lý bất cứ lĩnh vực nào, muốn thành
cơng thì trước hết bản chất cần đạt được vẫn là quản lý tâm lý con người. Quản
lý ở đây có thể hiểu đó là hai thao tác điều khiển và đánh giá con người.
Công tác quản lý là một nghệ thuật. Một yếu tố cơ bản của nghệ thuật quản
lý, là sự kết hợp nhuần nhuyễn, hài hòa giữa kỹ thuật quản lý và các yếu tố tâm
lý con người trong hoạt động quản lý.
Có thể thấy, trong bất cứ hoạt động nào, quản lý tâm lý cũng đóng một vai
trị rất quan trọng. Cụ thể, quản lý tâm lý xuất hiện trong việc căn cứ vào năng
lực, tính cách để bố trí, đề cử mọi người vào vị trí phù hợp với họ để phát huy
sức mạnh tập thể.

Khi giao việc cho các cá nhân cũng cần dựa trên khả năng, trình độ, khi
đánh giá quá trình làm việc, sự thể hiện của nhân viên, người lãnh đạo cũng cần
phải nắm được toàn bộ q trình từ hồn cảnh đến diễn biến, mức độ… Để có
thể làm được tất cả những điều đó, bạn cần phải nắm được tâm lý học là gì, “tâm
16


lý” của họ ra sao, điều khiển và đánh giá chúng, từ đó đưa ra những quyết định
phù hợp nhất.
(2) Đề cao vai trị của con người
Dù là tính đến thời điểm hiện tại, sự xuất hiện của máy móc kỹ thuật đã dần
thế chỗ của con người nhưng thực tế cho thấy bất cứ ngành nghề lĩnh vực nào
cũng liên quan đến tâm lý con người. Trong đó vai trò quản lý tâm lý là quan
trọng nhất. Những ngành nghề càng đòi hỏi kỹ thuật cao càng cần đến những tác
động tâm lý phù hợp với chức năng công việc.
Điều này có nghĩa rằng, mặc dù máy móc có thể thế chỗ con người trong
một số khâu nhưng vai trò của con người vẫn được đề cao nhất. Con người
chính là chủ thể điều phối mọi hoạt động, thứ mà máy móc khơng có chính là
tâm lý, thứ mà máy móc khơng thể làm cũng chính là điều chỉnh và quản lý tâm
lý.
Muốn tăng năng suất lao động của cơng nhân mà vẫn khơng tốn kém chi
phí dẫn đến tăng giá sản phẩm thì điều cần làm đó là tác động vào tâm lý của
người lao động, công nhân. Suy cho cùng, máy móc vẫn là do óc sáng tạo của
con người tạo ra, để tối ưu hóa sức lao động của máy móc cũng cần phải đến cái
đầu và bàn tay con người.
Chính vì vậy, quản lý tâm lý có ý nghĩa đề cao vai trị của con người. Dù ở
đâu, trong lĩnh vực nào, mục tiêu là gì, yếu tố con người vẫn cần phải đặt lên
hàng đầu.
Trên đây, chúng tơi đã cùng bạn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi tâm lý học
quản lý là gì, ý nghĩa của tâm lý học quản lý trong sự phát triển kinh tế, xã hội.

Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có được cái nhìn cụ thể và khách quan nhất về
lĩnh vực này.
(3) Ở bất kì một lĩnh vực quản lý nào, yếu tố con người đều rất quan trọng
Nhiều ngành nhìn thống qua ta tưởng chỉ đơn giản là vấn đề kỹ thuật (du
hành vũ trụ, kĩ thuật tinh xảo…), thật ra hầu như ngành nào cũng liên quan đến

17


tâm lý người, kĩ thuật càng cao, càng đòi hỏi những yếu tố tâm lý phù hợp với
chức năng công việc.
Trong quản lý kinh tế yếu tố tâm lý càng đặc biệt quan trọng. Muốn nâng
cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, một trong những phương hướng
quan trọng và chủ yếu là tác động vào tâm lý người công nhân. Ngay từ đầu thế
kỉ 20 nhiều công trình nghiên cứu để hợp lý hóa quy trình sản xuất cho phù hợp
với tâm lý công nhân (động cơ làm việc, tính khí, khả năng, thao tác sản xuất…)
đã được thực hiện và mang lại hiệu quả lớn như cơng trình của F. Taylo và E.
Mayo. Đặc biệt là Mayo đã xây dựng nên thuyết “Các quan hệ con người”, trong
đó tâm lý của người cơng nhân và những mối quan hệ của con người trong sản
xuất được coi là một nhân tố cơ bản để cải tiến quy trình và tổ chức sản xuất.
Ngày nay vai trị của con người trong hệ thống quản lý ngày càng cao hơn,
quan trọng hơn. Dù khoa học kĩ thuật phát triển đến thế nào đi nữa, nhân tố con
người vẫn là quyết định. Hơn nữa sự phát triển của khoa học kĩ thuật lại còn đòi
hỏi nhân lực lao động của con người ngày càng cao hơn: sự vận động của tay
chân, của cơ quan cảm giác phải chính xác hơn, tinh tế hơn, năng lực tư duy
phải phát triển hơn; ý thức tổ chức kĩ thuật càng có ý nghĩa hơn… Như vậy,
trong hệ thống quản lý, yếu tố con người càng trở nên quyết định hơn.
Như vậy, những kiến thức về tâm lý học sẽ là một cơ sở nền tảng khoa học
quan trọng cho công tác quản lý xã hội nói chung và quản trị kinh doanh nói
riêng.

2.3. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1:
Khi tham quan một xí nghiệp hiện đại, được tự động hóa cao độ, chỉ thấy
người làm việc bấm nút và quá trình sản xuất đều do máy thực hiện thì người ta
đã bị các thiết bị hiện đại lơi cuốn sự chú ý, ít ai nghĩ đến vấn đề “tâm lý” ở đây.
Thực ra tâm lý học kỹ thuật đã chỉ rõ ràng việc chế tạo các máy móc thiết bị cho
đến hệ thống điều khiển điện tử phức tạp của nhà máy đó đều đã tính đến những
yêu cầu tâm lý của người sử dụng, điều khiển.
18



×