Tải bản đầy đủ (.docx) (193 trang)

Đảm bảo chất lượng đào tạo đại học ở Học viện Phụ nữ Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 193 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM

TRƯƠNG THU TRÀ

ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC Ở
HỌC VIỆN PHỤ NỮ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số:9.14.01.14

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS Lê VânAnh
2. PGS.TS Nguyễn XuânHải

Hà Nội - 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên
cứu trong luận án là trung thực, được các tác giả và đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa
từng được cơng bố trong bất kì một cơng trình khoa học nào khác trong lĩnh vực này.
HàNội,ngày
tháng năm 2023
Tác giả luận án

Trương Thu Trà


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn quý thầy, cô thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã


quan tâm tạo mọi điều kiện tốt nhất, đã tận tình giảng dạy, quan tâm và giúp đỡ tơi trong
q trình học tập và nghiêncứu.
Đặc biệt, Nghiên cứu sinh xin gửi lời tri ân đến PGS.TS Lê Vân Anh và PGS. TS
Nguyễn Xuân Hải đã tận tình hướng dẫn, xác định hướng đi vừa kế thừa những nội dung
nền tảng lý luận, vừa đáp ứng thực tiễn và dự báo xu hướng của đào tạo đại học trong tương
lai, đảm bảo chất lượng đào tạo đại học đáp ứng yêu cầu đởi mới giáo dục làm cơ sở giúp
tơi hồn thành Luận án.
Đồng thời, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, cán bộ, giảng viên, sinh viên
Học viện Phụ nữ Việt Nam, các doanh nghiệp và tổ chức đã giúp nhiều thơng tin bở ích làm
cơ sở thực tiễn trong nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp.
Sau cùng, tôi xin cảm ơn các anh, chị Nghiên cứu sinh cùng khóa và các khóa trước
cùng bạn bè, gia đình đã nhiệt tình ủng hộ về tinh thần, động viên tơi trong suốt q trình
học tập, nghiên cứu để hoàn thành Luận án này.
Do điều kiện nghiên cứu và thực hiện đề tài cịn hạn chế, Luận án khơng tránh khỏi
thiếu sót. Tơi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của các thầy, cơ và các bạn
đồngnghiệp.
HàNội,ngày
tháng năm2023
Tác giả luận án

Trương Thu Trà


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1.
2.
3.
4.
5.

6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.

Chữ viết tắt
AUN-QA:
CBQL:
CLGD:
CMCN:
CTĐT:
ĐBCL:
ĐH:
ĐTB:
ĐTĐH:
GD&ĐT:
GV:
LHPN:
NCKH:
QLCL:
SV:

Chữ viết đầy đủ
Asian University Network-Quality Asssurance

Cán bộ quản lý
Chất lượng giáo dục
Cách mạng cơng nghiệp
Chương trình đào tạo
Đảm bảo chất lượng
Đại học
Điểm trung bình
Đào tạo đại học
Giáo dục và Đào tạo
Giảng viên
Liên hiệp Phụ nữ
Nghiên cứu khoa học
Quản lý chất lượng
Sinh viên


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Học viện Phụ nữViệtNam.................................58
Bảng 2.2. Khách thểkhảosát.........................................................................................61
Bảng 2.3. Bảng quy ướcthangđo..................................................................................62
Bảng 2.4. Quy mô mẫuphỏngvấn.................................................................................62
Bảng 2.4. Nhận thức của CBQL, GV vềCLĐTĐH........................................................64
Bảng 2.5. Thực trạng chuẩn đầu ra của chương trìnhđàotạo.......................................64
Bảng 2.6. Thực trạng CL chươngtrìnhĐTĐH...............................................................66
Bảng 2.7. Thực trạng về cấu trúc và nội dung chươngtrình ĐTĐH...............................67
Bảng 2.8. Thực trạng về phương thức đào tạođạihọc..................................................69
Bảng 2.9. Thực trạng về kiểm tra, đánh giá kết quả học tậpcủaSV..............................70
Bảng 2.10. Thực trạng chất lượng đội ngũgiảngviên...................................................71
Bảng 2.11. Các cơng trình nghiên cứu khoa học của cán bộ , GV 5 nămgầnđây.........73
Bảng 2.12. Chất lượng đội ngũ cán bộhỗtrợ................................................................74

Bảng 2.13. Thực trạng CL SV và các hoạt động hỗtrợSV.............................................75
Bảng 2.14. Quy mô tuyển sinh SV từ 2017đến nay.......................................................76
Bảng 2.15. Thực trạng về cơ sở hạ tầng và trangthiếtbị...............................................77
Bảng 2.16. Thực trạng các giải pháp nângcaoCLĐT...................................................78
Bảng 2.17. CL SVtốtnghiệp..........................................................................................80
Bảng 2.18 . Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp của Học viện 5 nămgầnnhất.............................81
Bảng 2.19. Thực trạng chất lượng ĐTĐH củaHọcviện................................................81
Bảng 2.20. Nhận thức về khái niệm đảm bảo chất lượng đào tạođại học.....................82
Bảng 2.21. Nhận thức về sự cần thiết của đảm bảo chất lượng đào tạo đại học ở
Họcviện Phụ nữViệtNam
.....................................................................................................................................
83
Bảng 2.23. Thực trạng về hoạt độnggiám sát...............................................................85
Bảng 2.24. Thực trạng định kỳ rà soát các hoạt độngcốt lõi.........................................86
Bảng 2.25. Thực trạng đánh giá hoạt động học tập củasinhviên..................................86
Bảng 2.26. Thực trạng đảm bảo chất lượng cán bộviênchức.......................................88
Bảng 2.27. Thực trạng đảm bảo chất lượng các tài nguyênhọctập..............................89
Bảng 2.28. Thực trạng đảm bảo chất lượng dịch vụ hỗ trợsinhviên.............................90
Bảng 2.29. Thực trạng hoạt động tựđánh giá...............................................................91
Bảng 2.30. Thực trạng hoạt động thẩm địnhnộibộ.......................................................91
Bảng 2.31. Thực trạng hệ thốngthôngtin......................................................................92
Bảng 2.32. Thực trạng hoạt động công bốthôngtin......................................................92
Bảng 2.33. Thực trạng xây dựng sổ tay đảm bảochấtlượng.........................................93


Bảng 2.34. Kết quả quy trình đảm bảochấtlượng.........................................................94
Bảng 2.35. Tổng hợp đánh giá chung về thực trạng đảm bảo chất lượngđàotạo.........95
Bảng 2.36. Ảnh hưởng của các yếu tố đến đảm bảo chất lượng đào tạo đại học
củaHọc viện Phụ nữViệtNam
.....................................................................................................................................

96
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết các giải phápđềxuất...........................134
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi các giải phápđềxuất..............................134
Bảng3.3.Mốiquanhệgiữatínhcầnthiếtvàtínhkhảthicủacácgiảiphápđềxuất135
Bảng 3.4. Tổng hợp số lượng khách thểthửnghiệm....................................................138
Bảng 3.5. Kết quả khảo sát trình độ ban đầu về kiến thức của nhómthửnghiệm........138
Bảng 3.6. Kết quả khảo sát trình độ ban đầu về kỹ năng của nhómthửnghiệm..........138
Bảng 3.7. Bảng tần suất kết quả kiểm tra lần thử nghiệm 1 về kiến thức của cán
bộ,chuyên viên làm công tác đảm bảochấtlượng
...................................................................................................................................
139
Bảng 3.8. Bảng tần suất kết quả kiểm tra sau lần thử nghiệm 2 về kiến thức của cánbộ,
chuyên viên làm cơng tác đảm bảochấtlượng
...................................................................................................................................
139
Bảng 3.9. Kết quả về trình độ kỹ năng của cán bộ, chuyên viên làm công tác đảm
bảochất lượng ở lần thửnghiệm1
...................................................................................................................................
139
Bảng 3.10. Kết quả về trình độ kỹ năng của cán bộ, chuyên viên làm công tác đảm
bảochất lượng ở lần thửnghiệm2
...................................................................................................................................
140


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH
Hình 1.1. Mơ hình đảm bảo chất lượng cấpđơnvị........................................................31
Hình 1.2. Mơ hình hệ thống đảm bảo chất lượngbêntrong...........................................32
Hình 1.3. Mơ hình đảm bảo chất lượng cấpchươngtrình..............................................32



MỤC LỤC
MỞĐẦU........................................................................................................................1
CHƯƠNG1.CƠSỞLÝLUẬNVỀĐẢMBẢOCHẤTLƯỢNGĐÀOTẠOĐẠIHỌC...............8
1.1. Tổng quan nghiên cứuvấn đề...............................................................................8
1.2. Chất lượng đào tạo ở cơ sở giáo dụcđạihọc.......................................................19
1.2.1. Đào tạo, chất lượngđàotạo......................................................................19
1.2.2. Quản lý chất lượng, quản lý chất lượngđàotạo........................................25
1.3. Đảm bảo chất lượng đào tạo đại học của các trườngđạihọc...............................27
1.3.1. Đảm bảo chất lượng, đảm bảo chất lượng trong giáo dục đạihọc,đảmbảo
chất lượngđàotạo...........................................................................................................27
1.3.2. Một số mơ hình đảm bảochấtlượng..........................................................30
1.3.3. Nội dung và khung đảm bảo chất lượng đào tạođạihọc...........................39
1.3.4. Chủ thể quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo ở các trường
đạihọc

42
1.3.5.Cácyếutốảnhhưởngđếnhoạtđộngđảmbảochấtlượngđàotạođạihọc...............44

Kết luậnchương1...........................................................................................................47
CHƯƠNG2.CƠSỞTHỰC TIỄNĐẢMBẢOCHẤT
LƯỢNGĐÀOTẠOĐẠIHỌCỞHỌCVIỆNPHỤNỮVIỆTNAM............................................49
2.1. Kinh nghiệm đảm bảo chất lượng đào tạo đại học của một số trường
đạihọc trênthếgiới.....................................................................................................49
2.1.1. Kinh nghiệm đảm bảo chất lượng đào tạo đại học của đại học
Stanford(HoaKỳ).........................................................................................................49
2.1.2. Kinh nghiệm đảm bảo chất lượng đào tạo đại học của đại
họcRotterdam Eramus(HàLan)......................................................................................50
2.1.3. Kinh nghiệm đảm bảo chất lượng đào tạo đại học của đại
họcQueensland(Australia).............................................................................................50

2.1.4. Kinh nghiệm đảm bảo chất lượng đào tạo đại học của đại
họcChulalongkorn(TháiLan).........................................................................................52
2.1.5. Kinh nghiệm đảm bảo chất lượng đào tạo đại học của Học viện
Giáodục quốc giaSingapore(Singapore).........................................................................53
2.1.6. Bài học kinh nghiệm về đảm bảo chất lượng đào tạo đại học của
cáctrường đại học trênthếgiới.........................................................................................54
2.2. Giới thiệu chung về Học viện Phụ nữViệtNam.................................................55
2.2.1. Quá trình thành lập và đặc trưng của Học viện Phụ nữViệt Nam............55
2.2.2. Sứmệnh,tầmnhìnvàcácgiátrịcốtlõicủaHọcviệnPhụnữViệtNam57


2.2.3. Bộ máy tổ chức của Học viện Phụ nữViệtNam.........................................57
2.2.4. Quy mô đào tạo của Học viện Phụ nữViệtNam........................................59
2.2.5. Công tác đảm bảo chất lượng đào tạo đại học ở Học viện Phụ nữ
ViệtNam

59

2.3. Tổ chức khảo sátthựctrạng.................................................................................60
2.3.1. Mục đíchkhảosát......................................................................................60
2.3.2. Khách thể và địa bànkhảosát...................................................................60
2.3.3. Nội dung khảosát.....................................................................................61
2.3.4. Đánh giá kết quảkhảosát.........................................................................61
2.3.5. Cách tiến hànhkhảosát............................................................................63
2.3.6. Phương pháp xử lýsốliệu.........................................................................63
2.4. Thực trạng chất lượng đào tạo đại học ở Học viện Phụ nữViệtNam..................63
2.4.1. Thực trạng nhận thức về chất lượng đào tạođại học................................63
2.4.2. Thực trạng chất lượng đào tạo đại học ở Học viện Phụ nữ Việt Nam.65
2.4.2.1. Thực trạng chuẩn đầu ra của chương trìnhđàotạo...............................65
2.4.2.2. Thực trạng chất lượng chương trình đào tạođạihọc.............................66

2.4.2.3. Thực trạng cấu trúc và nội dung chương trình đào tạođạihọc..............67
2.4.2.4. Thực trạng về phương thức đào tạođạihọc...........................................69
2.4.2.5. Thực trạng về kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập củasinh viên.........70
2.4.2.6. Thực trạng về chất lượng đội ngũgiảngviên..........................................71
2.4.2.7. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộhỗtrợ.........................................74
2.4.2.8. Chất lượng sinh viên và các hoạt động hỗ trợsinhviên.........................75
2.4.2.9. Thực trạng về cơ sở hạ tầng và trangthiếtbị.........................................77
2.4.2.10. Thực trạng về các giải pháp nâng cao chất lượngđàotạo...................78
2.4.2.11. Thực trạng chất lượng sinh viêntốt nghiệp..........................................80
25.ThựctrạngđảmbảochấtlượngđàotạođạihọcởHọcviệnPhụnữViệtNam82
2.5.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên về đảm bảo
chấtlượngđàotạo...........................................................................................................82
2.5.2. Thực trạng bảo đảm chất lượng đào tạo đại học ở Học viện Phụ
nữViệtNam 84
2.5.2.1. Thực trạng về chính sách bảo đảm chất lượng đào tạođại học.............84
2.5.2.2. Thực trạng về hoạt độnggiámsát..........................................................85
2.5.2.3. Thực trạng định kỳ rà soát các hoạt độngcốtlõi....................................85
2.5.2.4. Thực trạng đánh giá hoạt động học tập củasinhviên............................86
2.5.2.5. Thực trạng đảm bảo chất lượng cán bộviênchức..................................87


2.5.2.6. Thực trạng đảm bảo chất lượng các tài nguyênhọctập.........................89
2.5.2.7. Thực trạng đảm bảo chất lượng dịch vụ hỗtrợSV.................................90
2.5.2.8. Thực trạng hoạt động tựđánhgiá..........................................................90
2.5.2.9. Thực trạng hoạt động thẩm địnhnộibộ..................................................91
2.5.2.10. Thực trạng hệ thốngthôngtin...............................................................92
2.5.2.11. Thực trạng hoạt động công bốthôngtin...............................................92
2.5.2.12. Thực trạng xây dựng sổ tay đảm bảochấtlượng..................................93
2.5.2.13. Thực trạng quy trình đảm bảochấtlượng.............................................93
2.5.3. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến đảm bảo chất

lượngđào tạo đại học của Học viện Phụ nữViệtNam........................................................96
2.6. Đánh giá chung về đảm bảo chất lượng đào tạo đại học ở Học viện Phụ
nữViệtNam............................................................................................................... 97
2.6.1. Kết quảđạtđược.......................................................................................97
2.6.2. Hạnchế....................................................................................................97
2.6.3. Nguyên nhân của nhữngtồntại.................................................................98
Kết luậnchương2...........................................................................................................98
CHƯƠNG3.GIẢI PHÁPĐẢMBẢOCHẤTLƯỢNGĐÀOTẠOĐẠIHỌCỞHỌC
VIỆNPHỤNỮVIỆTNAM....................................................................................................100

3.1. Định hướng phát triển trong bối cảnh mới và đảm bảo chất lượng đào
tạođại học ở Học viện Phụ nữViệtNam....................................................................100
3.1.1.

.ĐịnhhướngpháttriểncủaHọcviệnPhụnữViệtNamtrongbốicảnhmới100

3.1.2. ĐịnhhướngđảmbảochấtlượngđàotạođạihọcởHọcviệnPhụnữViệtNam 101

3.2. Nguyên tắc đề xuất giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo đại học ở
Họcviện Phụ nữViệt Nam.......................................................................................101
3.2.1. Đảm bảo tínhkhoahọc............................................................................101
3.2.2. Đảm bảo tính hệ thống và tínhđồngbộ...................................................102
3.2.3. Đảm bảo tínhkhảthi...............................................................................103

3.3. Đềxuấtgiải phápđảm bảo chấtlượngđàotạođại họcởHọcviện PhụnữViệtNam
103
3.3.1. Tổ chức nâng cao nhận thức về chất lượng đào tạo, đảm bảo

chấtlượng đào tạo đại học cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, chuyên viên ở
Họcviện Phụ nữViệtNam............................................................................................103



3.3.2. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, giảng

viên,chuyên viên làm công tác đảm bảo chất lượng đào tạo đại học ở Học viện Phụ
nữViệtNam 107
3.3.3. Xây dựng hệ thống chính sách đảm bảo chất lượng đào tạo đại học

ởHọc viện Phụ nữViệt Nam.........................................................................................111
3.3.4. Phát triển nguồn nhân lực thực hiện đảm bảo chất lượng đào tạo

đạihọc ở Học viện Phụ nữViệtNam.............................................................................115
3.3.5. Tổ chức hoạt động đào tạo theo hướng đáp ứng yêu cầu của AUN-QAở

Học viện Phụ nữViệtNam............................................................................................121
3.3.6. Xâydựngmơitrườnghọctậpthânthiện,dânchủ,hợptácvàtăngcườngtínhtực

hủ,tựchịutráchnhiệmcủasinhviênởHọcviệnPhụnữViệtNam............................................126

3.4. Mối quan hệ giữa cácgiảipháp.........................................................................131
3.5. Khảo nghiệm và thử nghiệm giải phápđềxuất.................................................132
3.5.1. Khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi của giải

phápđượcđềxuất.........................................................................................................132
3.5.1.1. Tổ chứckhảonghiệm............................................................................130
3.5.1.2. Phân tích kết quảkhảonghiệm............................................................132
3.5.2. Thử nghiệm một giải phápđềxuất...........................................................136

3.5.2.1. Mục đích thử nghiệm.........................................
3.5.2.2. Thời gian thử nghiệm và mẫu khách thểthửnghiệm............................134

3.5.2.3. Giả thuyết về các biện phápthửnghiệm...............................................135
3.5.2.4. Nội dung và cách thứcthử nghiệm.......................................................135
3.4.2.5. Tiêu chuẩn và thang đánh giáthửnghiệm............................................135
3.5.2.6. Xử lý và phân tích kết quảthửnghiệm..................................................136
Kết luậnchương3.........................................................................................................140
KẾT LUẬNVÀKHUYẾNNGHỊ.................................................................................142
1. Kếtluận...............................................................................................................142
2. Khuyếnnghị........................................................................................................143
2.1. Đối với các đơn vị và cánbộchuyên trách của Học viện Phụ nữ ViệtNam
143
2.2. Đối với lãnh đạo Học viện Phụ nữViệt Nam..............................................143
2.3. Đối với Bộ Giáo dục vàĐào tạo................................................................143
DANH MỤC TÀI LIỆUTHAMKHẢO......................................................................144
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦATÁCGIẢ..........................................152


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đềtài
Chất lượng đào tạo là một yếu tố sống còn của bất kỳ cơ sở đào tạo nào, không chỉ là điều
kiện cho sự tồn tại mà còn là cơ sở cho việc xác định uy tín, “thương hiệu” của một cơ sở
đào tạo, là niềm tin của người sử dụng “sản phẩm” được đào tạo và là động lực của người
học. Chính vì lẽ đó, việc quan tâm đến chất lượng đào tạo đại học (ĐTĐH) trở thành nhu
cầu vừa bức xúc trước mắt, vừa là định hướng cho tương lai.
Đảm bảo chất lượng (ĐBCL) ĐTĐH luôn nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên
cứu, nhiều trường đại học và toàn xã hội. Các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước về
ĐBCL có tầm ảnh hưởng và phạm vi tiếp cận đáng kể, sự lan tỏa mạnh mẽ, khẳng định vấn
đề này như là “biên giới mới” trong nghiên cứu. Trong bối cảnh khoa học và công nghệ phát
triển mạnh mẽ và giáo dục đại học (GDĐH) trở thành nhân tố tạo nên lợi thế cạnh tranh.
ĐBCL có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc duy trì các chuẩn mực và không ngừng nâng cao
chất lượng ĐTĐH. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo của một số trường đại học ở nước ta vẫn

còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém mà nguyên nhân chủ yếu là QLCL ĐTĐH chưa được
quan tâm đúng mức, chưa đề xuất và thực hiện được các giải pháp có cơ sở khoa học và phù
hợp với thực tiễn để ĐBCL ĐTĐH. Chất lượng ĐTĐH một số trường, một số ngành còn
thấp so với thực tiễn; thiếu một hệ thống chỉ số thực hiện và chuẩn mực chất lượng; bộ máy
cơ chế và cán bộ chưa thay đổi phù hợp với phương thức quản lý mới, nhân lực qua ĐTĐH
chưa đáp ứng được yêu cầu xã hội, chưa có hệ thống ĐBCL ĐTĐH phù hợp và hiệu quả.
u cầu đởi mới cơ bản, tồn diện GDĐH, địi hỏi các trường đại học phải khơng ngừng đởi
mới, trong đó có đởi mới cơng tácĐBCL.
Có các cơng trình nghiên cứu về chất lượng và chất lượng đào tạo trên thế giới và ở
Việt Nam như Daniel T. Seymour (1993), Peter Newby (2009), Brent D. Ruben (1995);
Patricia J. Gumport, Barbarasporn (1999), Nguyễn Đức Chính (2015), Nguyễn Văn Tuấn
(2011),... Đồng thời, các cơng trình nghiên cứu về đảm bảo chất lương trong GDĐH như:
Len MP (2005), Williams P. (1992), Frazer, M (1992), Đỗ Văn Xê (2010),… Các ý kiến về
vấn đề này tập trung vào 3 nhóm ý kiến [58]: (1) ĐBCL là tên gọi mới của một hệ thống
quy trình đã được thiết lập trong GDĐH (đánh giá ngồi, đánh giá đồng nghiệp; quá trình
thi cử,...); (2) ĐBCL là cách tiếp cận mới để thiết lập, duy trì các chuẩn mực chất lượng
trong trường đại học; (3) ĐBCL tập trung trọng tâm vào xây dựng các quy trình,
quychếtrong quá trình đào tạo và chuyển trách nhiệm chính về chất lượng từ người quản lý
bên trên và bên ngoài sang giảng viên, CBQL của chính cơ sở GDĐH. Bên cạnh đó, giai
đoạn phát triển hiện nay của các trường đại học, ĐBCL là một hoạt động khơng thể thiếu
được. Hình thành, duy trì và phát triển hệ thống ĐBCL là cơng việc quan trọng và cần thiết
với
bấtkỳtrường
đại
học
nào.
Nhiềum ơ h ì n h đ ả m b ả o c h ấ t l ư ợ n g đ ã đ ư ợ c n g h i ê n c ứ u , t r o n g đ ó l ự a c h ọ n v à v ậ n

1



dụng mơ hình ĐBCL các trường đại học Đơng Nam Á (Asian University NetwworkQuality Assurance/AUN-QA) là cần thiết, thích hợp và có thể cải tiến, nâng cao chất lượng
đào tạo của các trường đại học Việt Nam, kể cả trường cơng lập hay tư thục.
Có thể nhận thấy, ĐBCL là một cơng cụ để duy trì các chuẩn mực và nâng cao chất
lượng GDĐH; ĐBCL ĐTĐH được xem như một hệ thống, bao gồm nhiều thành tố, trong đó
3 thành tố đầu vào, q trình và đầu ra có ý nghĩa then chốt nhất; Tự đánh giá giữ vai trò
đặc biệt quan trọng; ĐBCL đóng vai trị quan trọng trong xu thế quốc tế hóa, đại chúng hóa,
cạnh tranh và hợp tác tồn cầu của GDĐH; Nghiên cứu các mơ hình ĐBCL ĐTĐH của thế
giới để lựa chọn một mơ hình thích hợp nhất, vận dụng vào Việt Nam là rất cần thiết;
Các nghiên cứu trong và ngoài nước ở các khía cạnh, quan điểm khác nhau đã chỉ ra
được bản chất và các vấn đề về ĐBCL ĐTĐH. Một số cơng trình nghiên cứu về ĐBCL
trong GDĐH cịn hạn chế về phương pháp và quy mô khảo sát.
Học viện Phụ nữ Việt Nam là cơ sở GDĐH công lập, thuộc cơ sở GDĐH của Việt
Nam đạt chuẩn chất lượng giáo dục quốc gia theo tiêu chí tiếp cận Bộ tiêu chuẩn của Mạng
lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN) năm 2020. Hoạt động ĐBCL được thực hiện
dựa trên sứ mệnh, mục tiêu, triết lý giáo dục của Học viện. Tuy nhiên, hệ thống ĐBCL
ĐTĐH chưa được hoàn thiện, chưa hoạt động tối ưu, chưa có kế hoạch, lộ trình xây dựng và
phát triển dài hạn, chưa có các chính sách riêng biệt để phát triển nguồn lực do cịn hạn hẹp
về nguồn tài chính và nhân lực chun biệt. ĐBCL ĐTĐH cịn gặp rất nhiều khó khăn. Một
số giảng viên chưa nhận thức đầy đủ về vai trị của mình, chưa tồn tâm, tồn ý với cơng
việc, thụ động, hạn chế năng lực nghiên cứu, năng lực hoạt động thực tiễn, kỹ năng giảng
dạy đại học, chậm đổi mới phương pháp đào tạo và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của
sinhviên,...
Vì vậy, chúng tơi cho rằng, việc nghiên cứu và đề xuất những giải pháp ĐBCL
ĐTĐH ở Học viện Phụ nữ Việt Nam là hết sức cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, nhằm đáp
ứng đòi hỏi của sự phát triển về chất lượng nguồn nhân lực lao động của các ngành nghề,
đồng thời đáp ứng yêu cầu của tiến trình hội nhập khu vực và quốctế.
Trước yêu cầu khách quan, việc nghiên cứu mang tính hệ thống, chuyên sâu về
ĐBCL ĐTĐH là rất cần thiết, cấp bách và có tính chất lâu dài. Xuất phát từ những lý
do trên, nghiên cứu sinh đã nghiên cứu đề tài“Đảm bảo chất lượng đào tạo đại học

ởHọc viện Phụ nữ Việt Nam”.
2. Mục đích nghiêncứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đề xuất các giải pháp ĐBCL
ĐTĐH ở Học viện Phụ nữ Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, uy tín của Học
viện, đáp ứng u cầu đởi mới giáo dục và yêu cầu phát triển Học viện giai đoạn hiện nay
và những năm tiếp theo.


3. Khách thể và đối tượng nghiêncứu
3.1. Khách thể nghiêncứu
Đảm bảo chất lượng đào tạo đại học ở các cơ sở GDĐH.
3.2. Đối tượng nghiêncứu
Đảm bảo chất lượng đào tạo đại học ở Học viện Phụ nữ Việt Nam.
4. Giả thuyết khoahọc
Đảm bảo chất lượng đào tạo đại học của Học viện Phụ nữ Việt Nam đang ở những
bước đi ban đầu, chưa đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Nếu thực thi có hiệu quả, đồng bộ các
giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo đại học dựa trên nền tảng QLCL, tiếp cận mơ hình
ĐBCL cấp hệ thống, bên trong theo mơ hình AUN-QA phù hợp với thực tiễn của Học viện
như tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, chuyên viên, giảng viên làm
công tác đảm bảo chất lượng đào tạo đại học; Tổ chức hoạt động đào tạo theo hướng đáp
ứng yêu cầu của AUN-QA,… có thể cải tiến, nâng cao CLĐT và phát huy tối đa những ưu
điểm của hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo đại học của Học viện Phụ Nữ Việt Nam.
5. Nhiệm vụ nghiêncứu
5.1. Nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận về đảm bảo chất lượng đào tạo đại học
bao gồm các khái niệm, các nội dung chính của chất lượng đào tạo và đảm bảo chất
lượng đào tạo của các trường đại học, đồng thời nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
đảm bảo chất lượng đào tạo đạihọc.
5.2. Nghiên cứu khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng về chất lượng đào tạo
đại học, đảm bảo chất lượng đào tạo đại học của Học viện Phụ nữ ViệtNam.
5.3. Đề xuất các giải pháp ĐBCL ĐTĐH của Học viện Phụ nữ Việt Nam, đồng

thời, tiến hành khảo nghiệm sự cần thiết, tính khả thi và thử nghiệm giải pháp đã đề
xuất nhằm khẳng định kết quả nghiên cứu của đề tài luậnán.
6. Giới hạn phạm vi nghiêncứu
6.1. Về nộidung
Tập trung nghiêncứuĐBCL cấp hệthống,bêntrongcủa cơsởđào tạo(vậndụng bộtiêuchuẩnAUNQA),đảmbảochấtlượng
đào
tạo
đại
học
dựatrên
q
trìnhđào
tạo,cácthànhtốcủaqtrìnhđàotạo,cácgiảiphápĐBCLĐTĐHcủaHọcviệntheotiếpcận
QLCL(ĐBCLĐTĐHlàmnịngcốt,gắnkếtvớiNCKHvàphụcvụcộngđồng).
6.2. Về thờigian
- Nghiên cứu được thực hiện từ năm 2018 đến năm2021.
- Các giải pháp ĐBCL ĐTĐH tại Học viện Phụ nữ Việt Nam được đề xuất cho
giai đoạn 2023 -2028.


6.3. Về khônggian
- Nghiên cứu, khảo sát, khảo nghiệm CBQL, giảng viên, sinh viên tại trụ sở
chính của Học viện Phụ nữ Việt Nam, 68 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, HàNội.
- Khảo sát cựu sinh viên và người sử dụng lao động (nơi cựu sinh viên đang
làm việc) tại địa chỉ của doanh nghiệp, cơquan.
7. Quan điểm tiếp cận và các phương pháp nghiêncứu
7.1. Quan điểm tiếpcận
7.1.1. Tiếp cận hệ thống - cấutrúc
Chất lượng đào tạo đại học là một hệ thống gồm nhiều thành tố hợp thành. Mỗi hệ
thống – cấu trúc có thành tố hạt nhân, sự vận hành của các thành tố của hệ thống – cấu trúc

xung quanh và phục vụ cho thành tố hạt nhân này. Đồng thời, các thành tố này tương tác,
phụ thuộc, ảnh hưởng lẫn nhau. Một thànhtốthay đổi sẽ dẫn đến toàn bộ các thành tố cấu
trúc của chất lượng thay đởi theo và ngược lại. Bên cạnh đó, hệ thống – cấu trúc bên trong
cơ sở GDĐH còn thuộc hệ thống – cấu trúc rộng hơn của hệ thống GDĐH. Hệ thống chất
lượng đào tạo đại học của một cơ sở GDĐH thuộc hệ thống chất lượng đào tạo đại học của
cả nước, khu vực và quốctế.
7.1.2. Tiếp cận ĐBCL theo AUN-QA (Asian University Network QualityAssurance) và ISO9000
Bộ tiêu chuẩn do AUN ban hành đã được công nhận và trở thành sự lựa chọn hàng
đầu của các cơ sở GDĐH trong khu vực Đông Nam Á. Nhiều cơ sở giáo dục đại học ở nước
ta hiện nay cũng lấy chuẩn AUN-QA với 25 tiêu chí thực thi hoạt động ĐBCL là cơ sở để
khẳng định chất lượng của mình. AUN-QA là bộ tiêu chuẩn với các quy tắc chất lượng khắt
khe, có tiêu chí cụ thể, rõ ràng, tập trung đánh giá những điều kiện để ĐBCL ở cơ sở
GDĐH. Bộ tiêu chuẩn AUN-QA được sử dụng đánh giá cơ sở giáo dục đại học và chương
trình GDĐH. Phạm vi nghiên cứu của luận án, bộ tiêu chuẩn AUN-QA được chúng tôi sử
dụng như là cơ sở cốt lõi để giải quyết vấn đề nghiên cứu đặt ra.
Cùng với tiếp cận AUN-QA, đề tài sử dụng 01 tiêu chuẩn về Quy trình ĐBCL của
mơ hình ISO 9000 để làm sáng tỏ thêm nội dung nghiên cứu.
Vận dụng tiếp cận AUN-QA và ISO trong luận án và cùng với các bài học kinh
nghiệm của các cơ sở GDDH trên thế giới để xem xét thực trạng ĐBCL ĐTĐH ở Học viện
Phụ nữ Việt Nam. Đây là cơ sở quan trọng nhất để đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện
mục đích nghiên cứu của luận án.
7.1.3. Tiếp cận mục tiêu và dựa vào kết quả đầura
Các giải pháp ĐBCL ĐTĐH nhằm hướng tới không ngừng nâng cao chất lượng đào
tạo ở Học viện Phụ nữ Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượng đàotạo,uy tíncủa


Học viện, đáp ứngyêucầu đổi mới giáo dục vàyêucầu phát triển Học viện, đồng thời đáp ứng
cácyêucầu đầu ra của sản phẩm đào tạo.Tiếpcận dựa vào kết quả đầu ra
thểhiệnởviệcngườitốtnghiệpcóthểđápứngnhucầuxãhội,đủkiếnthức,kỹnăng,năng
lựclàmviệctheoucầucủavềtríviệclàm,phùhợpvớingànhđượcđàotạo.Nhucầu

xãhộiđốivớingườihọcdựatrêntừngvịtríviệclàmđãđượcxácđịnh,địihỏicácgiảiphápđảmbảochấtlư
ợngcầnhướngtớinhucầuxãhộitheotừngvịtríviệclàm.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lýluận
Nghiên cứu, phân tích, tởng hợp các nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài nhằm hệ thống
hóa cơ sở lý luận về ĐBCL ĐTĐH:
- Phân tích, tởng hợp, hệ thống hóa tài liệu có liên quan nhằm hiểu biết sâu sắc,
đầy đủ hơn bản chất cũng như những dấu hiệu đặc thù của vấn đề nghiên cứu, trên cơ
sở đó sắp xếp nội dung các tài liệu thành một hệ thống lý thuyết của đềtài.
- Khái quát hóa các nhận định độc lập để rút ra những luận điểm có tính khái
qt về các vấn đề nghiên cứu từ những quan điểm, quan niệm độclập.
- Mơ hình hóa để xây dựng mơ hình (lý luận và thực tiễn) về đối tượng nghiên
cứu, từ đó tìm ra bản chất vấn đề mà đề tài cần đạtđược.
7.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thựctiễn
7.2.2.1. Phương pháp khảo sát bằng bảnghỏi
- Xây dựng phiếu khảo sát (dành cho CBQL, giảng viên, chuyên viên
củaHọcviện Phụ nữ Việt Nam) với nội dung chính nhưsau:
+ Một số thông tin chung (đơn vị công tác, giới tính, thâm niên cơng tác, thâm niên giảng
dạy đại học, trình độ chun mơn, vị trí đảm nhận,...).
+ Thực trạng chất lượng ĐTĐH của Học viện theo AUN-QA.
+ Thực trạng ĐBCL ĐTĐH của Học viện theo AUN-QA ở cấp độ hệ thống, bên trong
nhàtrường.
+ Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến ĐBCL ĐTĐH của Học viện hiện nay.
- Khảo sát CBQL, giảng viên, chuyên viên của Học viện từ tháng 1/2019 đến tháng 3/2021.
Mỗi đối tượng tham gia trả lời phiếu khảo sát một cách độc lập, theo những suy nghĩ riêng
của từng người, tránh sự trao đổi với nhau. Trước khi tiến hành khảo sát, người phát phiếu
hướng dẫn làm từng câu cụ thể, đồng thời, giải thích thêm với người điền phiếu trong quá
trình phát phiếu.
7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấnsâu
- Mục đích: Thu thập thơng tin bở trợ phục vụ cho việc phân tích, đánh giá thực

trạng chất lượng ĐTĐH và thực trạng ĐBCL ĐTĐH của Họcviện.


- Nội dung phỏng vấn: Trên cơ sở kết quả khảo sát, nghiên cứu xây dựng các
câu hỏi phỏng vấn bao gồm: Đánh giá thực trạng chất lượng ĐTĐH và thực trạng
ĐBCLĐTĐH.
- Đối tượng phỏng vấn: khách hàng bên trong (CBQL, giảng viên, chuyên
viên); khách hàng bên ngoài (sinh viên, cựu sinh viên và lãnh đạo của các tổ chức,
doanhnghiệp).
- Thời gian tiến hành phỏng vấn từ tháng 1/2019 đến tháng3/2021.
7.2.2.3. Phương pháp chuyên gia, trao đổi, phỏng vấn theo chủđề
Bổ sung, làm sâu sắc thêm các thu thập thông tin của phiếu khảo sát và phân tích, đánh giá
thực trạng chất lượng ĐTĐH và ĐBCL ĐTĐH của Học viện Phụ nữ Việt Nam thông qua
việc trao đổi trực tiếp với các đối tượng điều tra, các chuyên gia: lấy ý kiến của các chuyên
gia về ĐBCL trong Học viện để đánh giá tính cấp thiết và khả thi của giải pháp đềxuất.
7.2.2.4. Phương pháp thửnghiệm
Phương phápnàyđược sử dụng để đánh giá tính hiệu quả, khả thi của các giải pháp ĐBCL
ĐTĐH của Học viện Phụ nữ Việt Nam đã đề xuất thông qua việc vận dụng một giải pháp đã
đề xuất vào thựctiễn.
7.2.3. Phương pháp thống kê toánhọc
Sử dụng thống kê toán học, phần mềm SPSS để nhập và xử lý số liệu, lập bảng, biểu
để phân tích và đưa ra kết luận của các kết quả nghiên cứu. Luận án sử dụng hai phần mềm
chuyên dụng để xử lý các dữ liệu định lượng. Phần mềm Epi Data phiên bản 3.1 được dùng
để nhập tất cả các thông tin từ những bảng hỏi hợp lệ được thu thập ở địa bàn khảo sát. Phần
mềm này được sử dụng nhằm để hạn chế tối đa các sai sót có thể xuất hiện trong q trình
nhập
liệu.Cácthơngtin
sau
khi
đượcnhậpvàomáytính

đượcxửlýbằngchươngtrìnhSPSSphiênbản22.0.
8. Những ḷn điểm bảovệ
- Nội dung, cách thức ĐBCL ĐTĐH vừa phải tuân theo nội dung, cách thức,
quá trình ĐBCL, vừa phải phù hợp với đặc điểm của Học viện Phụ nữ ViệtNam.
- Học viện Phụ nữ Việt Nam những năm gần đây đã thực hiện ĐBCL ĐTĐH.
Tuy nhiên, hoạt động này vẫn chưa đáp ứng được một số tiêu chí, vẫn cịn bộc lộ bất
cập, một phần do chưa có một cách tiếp cận khoa học, phù hợp với thực tiễn ĐBCL
ĐTĐH của Học viện. Muốn nâng cao CLĐT, tất yếu phải thực hiện ĐBCL. Vì vậy,
triển khai ĐBCL ĐTĐH theo AUN-QA kết hợp ISO 9000 là quan trọng, cần thiết và
phù hợp với điều kiện hiện nay ở Học viện Phụ nữ ViệtNam.
- Tổ chức nâng cao nhận thức về CLĐT, ĐBCL ĐTĐH cho đội ngũ CBQL các
cấp, giảng viên, chuyên viên, sinh viên; Xây dựng hệ thống chính sách cho hoạt động
ĐBCL ĐTĐH; Phát triển nguồn nhân lực thực hiện ĐBCL ĐTĐH;Tổ chức hoạt
động


đào tạo đáp ứng yêu cầu; Xây dựng môi trường học tập cho sinh viên,… là những giải pháp
cần thực hiện để đảm bảo và nâng cao chất lượng ĐTĐH của Học viện.
9. Đóng góp mới của luậnán
- Xây dựng được khung lý thuyết của vấn đề nghiên cứu dựa trên các tiếp cận
nghiên cứu, tởng quan các cơng trình nghiên cứu về ĐBCL ĐTĐH trong nước và trên
thế giới, đặc biệt là phân tích và xác định các khái niệm cốt lõi phù hợp với vấn đề
nghiên cứu; các mơ hình, nội dung và khung lý thuyết của ĐBCL; các yếu tố ảnh
hưởng đến ĐBCLĐTĐH.
- Đưa ra bức tranh thực tiễn của vấn đề nghiên cứu trên cơ sở nghiên cứu kinh
nghiệm quốc tế của 05 quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm
cho các cơ sở GDĐH ở nước ta nói chung, ở Học viện Phụ nữ ViệtNam.Đồng thời
phân tích, đánh giá 02 nội dung chính là 1) Thực trạng chất lượng ĐTĐH ở Học viện
Phụ nữ Việt Nam (02 nội dung chính); 2) Thực trạng đảm bảo chất lượng ĐTĐH ở
Học viện Phụ nữ Việt Nam, đồng thời, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến ĐBCL

GDĐH ở Học viện Phụ nữ Việt Nam (03 nội dungchính).
- Xây dựng được 06 giải pháp ĐBCL ĐTĐH ở Học viện Phụ nữ Việt Nam,
gópphầnnâng cao chất lượng đàotạo,uy tín của Học viện, đáp ứngyêucầu đổi
mớigiáodục vàyêucầu phát triển Học viện. Đồng thời, các giải pháp này có thể hữu ích
để các nhà quản lý, các cơ sởgiáodục đại học ngoài địa bàn nghiên cứu có thể tham
khảo vận dụng.
10. Cấu trúc ḷnán
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về ĐBCL ĐTĐH.
Chương 2: Cơ sở thực tiễn về ĐBCL ĐTĐH ở Học viện Phụ nữ Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp ĐBCL ĐTĐH ở Học viện Phụ nữ Việt Nam giai đoạn hiệnnay.


CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu về chất lượng đào tạo đạihọc
1.1.1.1. Nghiên cứu về chất lượng và chất lượng đàotạo
Daniel T. Seymour (1993) quan niệm: “CL là sự phù hợp hay sự đáp ứng vượt trội các nhu
cầu của khách hàng”. CL là một quá trình: nếu quan niệm dịch vụ GD là một quá trình hay
là một con suối thì khách hàng là người sử dụng và tiếp nhận các dịch vụ; nhà trường là
người cung cấp các dịch vụ này. Các sản phẩm hay dịch vụ là cuối nguồn của dòng suối và
CL cuối cùng này được đảm bảo nhờ CL của thượng nguồn dịng suối. Tồn bộ q trình
GD là một chuỗi các dịch vụ CL liên quan giữa người cung cấp và người tiêu dùng [86].
Với Peter Newby (2009) “CLGD có được chính từ trong q trình GD. Vì vậy, CL không
thể chỉ là đạt được chuẩn mà phải là vượt chuẩn” [109]. William F. Massy (2003) đưa ra 7
nguyên tắc của CLGD: (1) Xác định CLGD theosảnphẩm đầu ra; (2) Tập trung sự chú ý vào
các quá trình dạy, học và đánh giá SV; (3) Sự cố gắng để thực hiện một cách tồn diện
chương trình, các q trình GD và sự đánh giá; (4) Quá trình GD tồn diện có ý nghĩa khi

xem xét quy mơ lớp học và các cơ hội phát triển thông qua lăng kính kinh nghiệm học tập
của SV; (5) Làm việc hợp tác để đạt được sự tham gia và hỗ trợ từ hai phía; (6) Đưa ra các
quyết định dựa trên các sự kiện, dựa trên các thông tin hằng ngày về các hoạt động GD; (7)
Xác định và học hỏi từ các điển hình tốt nhất. William F. Massy (2003) đã kết luận: Một
nhà trường có CL đáp ứng rất hiệu quả đối với các nhu cầu và các cơ hội của môi trường,
đặc biệt là nhu cầu của các tở chức bên ngồi. Nhân lực là yếu tố quyết định tạo nên các
chuyển biến của CL nhà trường[125].
Brent D. Ruben (1995); Patricia J. Gumport, Barbarasporn (1999) đã xem xét CL ĐTĐH ở
cấp độ rộng hơn: là sự tổ hợp của CL học thuật, trách nhiệm xã hội, CL quản lý và các mối
quan hệ kết hợp với các mối quan tâm đối với sự cạnh tranh, hiệu suất điều hành, năng suất,
hiệu quả chi phí và định hướng các dịch vụ [82], [107]. Robert E. Martin (2005) cho rằng,
CL của trường ĐH thể hiện ở CL đầu ra của các sản phẩm: (1) Các sản phẩm nghiên cứu
với việc sản sinh ra các kiến thức mới; (2) Nguồn nhân lực là những SV được trang bị các
kiến thức mới này [113].
Nguyễn Đức Chính (2015) đã xác định chuẩn mực chất lượng và chỉ số thực hiện như
là các công cụ, phương tiện không thể thiếu được trong ĐBCL ở các cơ sở giáo dục. Nghiên
cứu này cũng đã đưa ra những quan niệm về ĐBCL và phương pháp
vậndụngnộidungQLCLtrongsảnxuấtvàođổimớiQLCLtronggiáodục,đồngthời


xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng trên 8 lĩnh vực: Tổ chức quản lý của nhà trường,
đội ngũ giáo chức, sinh viên, giảng dạy và học tập, NCKH, cơ sở vật chất, tài chính và quan
hệ quốc tế với 26 tiêu chí hướng dẫn đánh giá chất lượng, điều kiện ĐBCLĐT dùng cho cơ
sở GDĐH Việt Nam [8].Các tiêu chí đã được đưa vào thử nghiệm, đánh giá, điều chỉnh, bổ
sung, sửa chữa để trở thành Bộ tiêu chuẩn chính thức được Bộ GD&ĐT ban hành tháng
11/2007 và có chỉnh sửa vào năm 2014 [16]. Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của các cơ
sở GDĐH Việt Nam theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT gồm 10 tiêu chuẩn và 61
tiêuchí.
1.1.1.2. Nghiên cứu về chất lượng đào tạo đạihọc
Tribus M. (1993) đã phân biệt sự khác nhau chính giữa giáo dục và doanh nghiệp: Cơ

sở giáo dục khơng phải là nhà máy, xí nghiệp; Người học không phải là sản phẩm mà kết
quả giáo dục của người học mới là sản phẩm; Khách hàng của dịch vụ giáo dục thường bao
gồm: chính bản thân người học, gia đình người học, những người đang, sẽ sử dụng người tốt
nghiệp, xã hội nói chung; Người học cần phải là “người đồng quản lý” trong quá trình giáo
dục của chính họ; Đặc thù giáo dục là khơng có cơ hội làm lại[116].
Tác giả Nguyễn Văn Tuấn (2011) trong công trình “Chất lượng GDĐH - nhìn từ góc độ hội
nhập” cho biết: Chất lượng GDĐH được đánh giá bằng đầu vào, quy trình và đầu ra [62].
Đồng quan điểm với tác giả, luận án tiến sĩ “Hoàn thiện hệ thống ĐBCLĐT tại trường Đại
học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội” của Hồ Thị Thương Huyền (2020) cũng chỉ ra 3
thành tố cơ bản của một mơ hình ĐBCLĐT là: Các yếu tố đầu vào, các yếu tố quá trình và
các yếu tố đầura.
Luận án Tiến sĩ ngành Đo lường và Đánh giá trong giáo dục - Đại học Quốc gia Hà
Nội “Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đại học
ngành báo chí - truyền thơng ở Việt Nam” [3] của tác giả Trần Thị Tú Anh (2015) đã đánh
giá về thực trạng chất lượng cử nhân tốt nghiệp ngành báo chí truyền thơng dưới góc nhìn
của người sử dụng lao động, qua đó xác định được các yêu cầu của người sử dụng lao động
đối với cử nhân tốt nghiệp ngành báo chí truyền thơng. Luận án đã xây dựng được mơ hình
các thành tố ĐBCL ĐTĐH và tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT báo chí truyền thơng ở
Việt Nam.
1.1.2. Nghiên cứu về các quan niệm đảm bảo chất lượng trong giáo dục đạihọc
ĐBCL là một phương thức QLCL được áp dụng vào QLCL sản phẩm dịch vụ trong
doanh nghiệp tại Nhật Bản, được đưa vào đổi mới ĐBCL trong giáo dục và GDĐH.
Hơn 100 nước trên thế giới có hệ thống ĐBCL GDĐH nhưng ĐBCL được nhận thức
và thực hiện rất khác nhau:
(1) Ở Australia, ĐBCL gồm các chính sách, thái độ, hành động và quy trìnhc ầ n



×