Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

de tai phan tich moi truong tai cong ty TNHH huu nghi ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.75 KB, 21 trang )

1
Bài tiểu luận :
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG TẠI MỘT TỔ CHỨC HOẶC DOANH
NGHIỆP CỤ THỂ
Trước tiên để thấy được tầm quan trọng của một kế hoạch chiến
lược,các nhà quản trị học luôn quan tâm đến việc phân tích môi trường để
nhận thức được cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp mình. Môi trường có
tính chất quyết định đến sự thành bại trong hoatj động quản trị. Bởi vì:
->Từ việc xác định đươc môi trường ( bao gồm môi trường bên trong và môi
trường bên ngoài hay môi trường vi mô và môi trường vĩ mô) giúp cho nhà quản trị
nhạn thức thế mạnh cũng như hạn chế của doanh nghiệp mình để ứng phó với những
biến đổi của môi trường nhằm đưa ra những sáng kiến và giải pháp cụ thể đáp ứng
được yêu cầu cho chiến lược quản trị đạt hiệu quả cao nhất có thể.
-> Việc thâm nhập sâu và chi tiết vào môi trường quản trị là một cách tốt nhất
giúp nhà quản trị mường tượng được cơ hội và thác thức như thế nào
-> Đây cũng là hành động tạo cho doanh nghiệp cơ hội giao lưu, học hỏi ,cạnh
tranh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành ,đồng thời nó còn đem đến cho
nhà quản trị học cọ sát và nâng cao trình độ trong lĩnh vực quản trị. Cũng từ việc tìm
hiểu này các nhà quản trị không những tăng thêm vốn hiểu biết về chính trị và pháp
luật của quốc gia mình mà còn bổ sung thêm hệ thống chính trị và pháp luật của
quốc gia bạn. Những kiến thức này có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi mà doanh
nghiệp có khát vọng sản xuất hàng hóa ,dịch vụ thâm nhập vào thị trường quốc tế và
lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài .
->Môi trường bao gồm nhiều yếu tố cấu thành nên nó. Vì vậy phân tích môi
trường càng chi tiết ,tỉ mỉ càng giúp cho nhà quản trị học có được cái nhìn tổng
quát,một cái nhìn mang đầy chất vi mô và đậm chất vĩ mô. Như vậy quá trình lập kế
hoạch chiến lược cho doanh nghiệp của nhà quản trị đã gặt hái được thành công
được ở những bước khởi đầu.
2
Tóm lại, bước phân tích môi trường của một tổ chức hoặc một doanh nghiệp là
rất cần thiết và không thể bỏ qua được . Qua những lời giới thiệu trên ,để có thể


hiểu được và thấy được tàm quan trọng của bước phân tích môi trường tại doanh
nghiệp ,nhóm sinh viên chúng em xin được làm rõ tầm quan trọng đó tại Công ty Cổ
Phần Kinh Đô.
Công ty Cổ Phần Kinh Đô là công ty sản xuất và chế biến bánh kẹo hàng đầu
tại thị trường Việt Nam với 7 năm liên tục được người tiêu dùng bình chọn là
“Hàng Việt Nam chất lượng cao” .
Công ty Cổ Phần Kinh Đô là công ty lớn chuyên sản xuất và kinh doanh thức
ăn nhẹ tại Việt Nam. Các mặt hàng chính của công ty gồm các loại bánh , kẹo và
kem . Hiện nay, Kinh Đô là một trong những công ty tư nhân có lợi nhuận vào hàng
cao nhất trong các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam. Các
thành viên hội đồng quản trị của công ty được các báo chí Việt Nam bình chọn là
những cá nhân giàu có tiếng ở Việt Nam dựa trên tài sản chứng khoán. Hệ thống
phân phối của Kinh Đô trải khắp 64 tỉnh và thành phố và gần 40000 điểm bán lẻ .
Sản phẩm của Kinh Đô đã được xuất khẩu sang thị trường 20 nước trên thế giới như
Mỹ, Châu Âu, Úc, Trung Quốc, Singapore, Đài Loan với kim ngạch xuất khẩu phấn
đấu đạt 10 triệu USD vào năm 2003.
Ở bất kì tổ chức hay doanh nghiệp nào thì việc phân tích môi trường để
nhận thức được cơ hội và thách thức là một việc làm không thể thiếu của các
nhà quản trị nhằm tìm kiếm các nguồn thông tin và đưa ra kế hoạch chiến lược
cụ thể để đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Môi
trường bao gồm môi trường bên ngoài và môi trường bên trong hay môi trường
vi mô và môi trường vĩ mô. Có thể nói môi trường bên ngoài bao gồm các yếu tố
thuộc về bên ngoài doanh nghiệp,được coi là một vũ đài to lớn bên ngoài doanh
nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp .
3
Môi trường vĩ mô : Là những yếu tố ,lực lượng gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt
động của doanh nghiệp . Doanh nghiệp không có khả năng khống chế mà chỉ có thể
tận dụng ,chống đỡ .các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô bao gồm yếu tố văn hóa –xã
hội .yếu tố tự nhiên, yếu tố kĩ thuật –công nghệ ,yếu tố chính trị -pháp luật .
Để thấy được cụ thể hơn về những nhận định này và làm rõ điều đó chúng ta

sẽ phân tích môi trường bên ngoài hay môi trường vĩ mô tại công ty Cổ Phần Kinh
Đô.
Thật vậy xét về khía cạnh chính trị-pháp luật : trước trào lưu hội nhập ,các
doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều cơ hội để phát triển song cũng gặp không ít khó
khăn . Một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường quốc tế phải đối mặt với
vô số những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của mình . Trong những yếu tố đó
chính trị và pháp luật là hai vấn đề đáng quan tâm . Sự thành công hay thất bại của
doanh nghiệp trong kinh doanh quốc tế phụ thuộc phần lớn vào doanh nghiệp có am
hiểu các chính sách , các luật lệ của nước sở tại hay không . Cho dù doanh nghiệp
đóng ở đâu cũng bị ảnh hưởng của hệ thống luật pháp các chính sách của Chủ Phủ
nước đó.
-Ảnh hưởng môi trường luật pháp quốc tế doanh nghiệp :
+Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một
lãnh thổ, các yếu tố thể chế , liên quan có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và của bất
cứ ngành nào . Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính , các doanh nghiệp sẽ
phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó.
+ Sự bình ổn : chúng ta sẽ xét sự bình ổn trong các yếu tố xung đột chính
trị,ngoại giao của thể chế luật pháp . Thể chế nào có sự bình ổn cao sẽ có thể tạo
điều kiện tốt cho việc hoạt động sản xuất kinh doanh và sản xuất. Các thể chế không
ổn định, xảy ra xung đột sẽ tác động xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh trên
lãnh thổ của nó .
4
+ Chính sách thuế : chính sách thuế nhập khẩu, xuất khẩu, các thuế tiêu thụ, sẽ
ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp.
+ Các đạo luật liên quan: luật đầu tư, luật doanh nghiệp, luật lao động, luật
chống độc quyền, luật chống bán phá giá .
+ Chính sách : Các chính sách của nhà nước sẽ ảnh hưởng tới doanh nghiệp, nó
có thể tạo ra lợi nhuận hoặc thách thức với doanh nghiệp. Như các chính sách
thương mại, chính sách phát triển ngành, phát triển kinh tế, thuế , các chính sách
điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng.

Pháp luật tác động đến doanh nghiệp theo hai hướng:
- Tạo ra môi trường bình đẳng trong doanh nghiệp khi đang hoạt động ,bảo vệ
doanh nghiệp khi các doanh nghiệp tuân thủ pháp luật, có thể có ưu đãi đối với một
số loại hình doanh nghiệp quyết định .
- Hạn chế nhất định đối với các doanh nghiệp như là hạn chế về mặt hàng,quy
mô kinh doanh, các loại thuế. Mỗi một nước có một hệ thống pháp luật riêng để điều
chỉnh trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động kinh doanh quốc tế của mỗi doanh
nghiệp. Luật pháp quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm vững luật pháp của
các nước có đối tác tham gia. Luật pháp các nước có liên quan và những quy định
quốc tế mang tính pháp lí và điều chỉnh cấc hoạt động của mình cho phù hợp với
những thay đổi về luật của mỗi nước.
-Sự thay đổi thường xuyên của pháp luật :nếu luật pháp giữ mãi không đổi
,các nhà làm luật sẽ nhanh chóng thất nghiệp. Vì vậy luôn có những luật mới ra
đời,có những thay đổi trong luật cũ và những và nhưng văn bản dưới luật giải thích
mới cho luật hiện hành. Những thay đổi có thể gây không ít khó khăn cho doanh
nghiệp.
Những luật mới thường đưa ra những trở ngại và thách thức mới cho các
doanh nghiệp. Những nhà kinh doanh luôn sẵn sàng đối phó với những thử thách
5
mới cơ hội mới khi có luật mới ban hành cùng với những thay đổi thường xuyên và
nhanh chóng trong các tiêu chuẩn về kinh tế -xã hội ,các tiêu chuẩn về pháp luật.
Một thị trường bị đóng có thể đột nhiên được mở cửa do sự thay đổi của luật pháp
của mỗi quốc gia.
Điển hình là nguồn vốn pháp định mà luật pháp quy định.
Ảnh hưởng môi trường chính trị đến doanh nghiệp: kinh tế và chính trị là hai
nhóm yếu tố có lên quan mật thiết với nhau. Chính trị ổn định là điều kiện cho kinh
tế phát triển và ổn định xã hội. Kinh tế phát triển là yếu tố quan trọng góp phần làm
cho chính trị ổn định. Mặt khác thể chế và đường lối chính trị quyết định đường lối
các chính sách kinh tế. Chính trị ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trước hết là thông
qua kinh tế. Các nước khác nhau có môi trường chín trị khác nhau giải quyết các vấn

đề có liên quan đến hoạt động kinh doanh giữa các doanh nghiệp thuộc nước tham
gia. Bởi vậy xem xét môi trường chính trị phải quan tâm đến các vấn đề đó.
+ Có thể thu hút được nhiều vốn nước ngoài hay không là do chủ yếu các
chính sách và thí độ của chính phủ phải phù hợp. Nhiều quốc gia không hạn chế mà
khuyến khích nhập khẩu hàng hóa các quốc gia khác bằng những ưu đãi về đầu tư
như các chính sách giảm thuế hay lựa chọn đặc điểm đầu tư nhiều mặt hàng hóa
được ưu tiên hơn. Điều này không chỉ có lợi cho nước nhập khẩu mà còn tác động
tích cực đến các nước tham gia đầu tư và kinh doanh các mặt hàng.
+ Sự ổn định về chính trị : Một vấn đề hết sức quan trọng đối với hoạt động
kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp là sự ổn định về chính trị của các quốc gia.
Như trên đã nói,giữa chính trị và kinh tế có liên quan mật thiết với nhau. Ổn định
chính trị là tiền đề để phát triển kinh tế và kinh tế phát triển là điều kiện quan trọng
cho chính trị ổn định. Khi các chính phủ thay đổi nhau thì sẽ dẫn tới những biến
động về chính trị như vây sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới các chính sách kinh tế. Tuy
6
nhiên đối với sự ổn định chính trị mang lại nhiều thuận lợi cũng như các nhà kinh
doanh yên tam đầu tư hơn vào các nước có nền chính trị ổn định.
+Bộ máy nhà nước : Là một trong những yếu tố quan trọng của chính trị có
ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp. Tính hiệu quả
của sự giúp đỡ từ phía các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
- Yếu tố văn hóa –xã hội : dân số phát triển nhanh nhu cầu về bánh kẹo cũng
tăng theo. Hiện nay khu vực châu Á – Thái Bình Dương là khu vực có tốc độ tăng
trưởng về doanh thu tiêu thụ bánh kẹo lớn nhất thế giới (14%). Trong 4 năm từ
2003-2006 tức khoảng 3%/năm.
+Triển vọng phát triển ngành bánh kẹo Việt Nam :những năm gần đây bánh
kẹo VN đã có những bước phát triển khá ổn dịnh . Tỏng giá trị của thị trường VN
ước tính năm 2005 khoảng 5400 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng của ngành trong những
năm qua theo tổ chưc SiDA ước tính đạt 7,3-7,5%/năm. Ngành bánh kẹo VN có
nhiều khả năng duy trì mức tăng trương cao và trở thành một trong những thị trường
lớn trong khu vực châu Á –Thái Bình dương.

+Tỷ lệ tiêu thụ bánh kẹo theo bình quân đầu người ở VN còn thấp so với tốc
độ tăng trưởng dân số. Hiện nay tỷ lệ tiêu thụ mới khoảng 2.0kg/1 người/năm( tăng
từ 1.25/người/năm vào năm 2003.)
+Thị trường bánh kẹo có tính chất mùa vụ,sản lượng tiêu thụ tăng mạnh vào
thời điểm sau tháng 9 âm lịch đến tết nguyên đán, trong đó các mặt hàng chủ lực
mang hương vị truyền thống VN như bánh trung thu,bánh cứng, bánh mềm, bánh
quy cao cấp được tiêu thụ mạnh. Về thị phần phân phối trong các siêu thị,các cửa
hàng bán lẻ trên thị trường bánh kẹo luôn chiếm thị phần khoảng 6-7%. Kể từ khi
việc giảm thuế nhập khẩu cho các mặt hàng bánh kẹo xuống còn 20% có hiệu lực
trong năm 2003, các doanh nghiệp trong nước có nhiều sức ép cạnh tranh từ các mặt
hàng bánh kẹo nhập khẩu,nên phải không ngừng đổi mới về công nghệ. Điều này mở
ra nhiều cơ hội hơn là thách thức do hàng rào thuế hạ thấp sẽ tạo thêm thuận lợi để
7
sản phẩm của các doanh nghiệp VN được đưa ra các nước ngoài khu vực như
là:ASEAN,hoa kì, tham gia trên thị trường có khoảng hơn 30 doanh nghiệp sản
xuất bánh kẹo có tên tuổi trên thị trường.
Theo Richard Foster và Sarah Kaplan đồng tác giả cuốn "Huỷ diệt sáng tạo",
thì tốt hơn là các nhà quản trị không nên mơ về một thời kỳ vàng son chỉ còn trong
huyền thoại, cái thời mà tất cả mọi Công ty cứ thế trưởng thành và mạnh mẽ, đến nỗi
cả quả phụ và trẻ mồ côi cũng có thể yên tâm trao gửi chút tài sản nhỏ mọn. Lý
tưởng "hồng hào" về những ngày tháng oai hùng quá khứ chỉ còn là ảo mộng, bởi
trong cuộc đấu tranh sinh tồn này, ngay cả những tập đoàn tốt nhất cũng không thể
đảm bảo sẽ hoạt động mạnh mẽ, tăng trưởng mãi mãi. Chẳng hạn trong danh sách
100 Công ty hàng đầu nước Mỹ năm 1917, đã có đến 61 tập đoàn trở thành "sao
băng" vào năm 1987, số còn lại cũng chỉ có 18 Công ty tiếp tục "trụ” trong lớp 100,
như Kodak, Dupont, General Electric, Ford, General Motors và Procter & Gamble.
Những tập đoàn đáng kính này đã chống chọi qua mọi thời kỳ suy thoái, chiến tranh
thế giới, khủng hoảng giá dầu mỏ và cả những biến động công nghệ khôn lường.
Nhưng sống sót không có nghĩa là vẫn ngày ngày thu lợi nhuận. Trong số 18, chỉ có
GE và Kodak nổi bật trên thị trường chứng khoán. Số còn lại đều chịu mức doanh

thu thấp hơn 20% so với tỉ lệ tăng trưởng hàng năm của toàn thị trường là 7,5% từ
70 năm qua.
->Theo như ví dụ trên ta có thể thấy được tầm quan trọng của các nhà
quản trị học việc nghiên cứu thị trường ,tiêu thụ sản phẩm nó có quy trình
phức tạp.
Lựa chọn hành khách trước khi khởi hành không phải là điều mà
PeterSchwartz ưa thích. Con người lão thành nhất trong việc hoạch định tương lai
cho rằng tương lai không đến nỗi "khó hiểu” như chúng ta nghĩ. Các Công ty có thể
vẽ ra đường đi, rồi mới quyết định sẽ giữ ai lại. Trong cuốn sách mới "Inevitable
8
Surprises", Schwartz liệt kê một số trường hợp đột biến của tương lai nhưng không
làm mọi người ngạc nhiên, chẳng hạn như sự kéo dài tuổi thọ, sự thay đổi trong tiêu
chuẩn định cư, sự thống trị của kinh tế và quân sự Mỹ và cả sự tồn tại của một loạt
những quốc gia hỗn loạn có thể gây khủng bố, bệnh tật và chia rẽ.
Những Công ty nào muốn đối phó với biến động không tránh khỏi này cần có
sự lựa chọn, như xây dựng hệ thống hiểu biết vững vàng, thay đổi ý niệm thời gian,
cố gắng để không bị "ra rìa", thậm chí là áp dụng những cơ cấu gây huỷ diệt sáng
tạo. Bởi có phương pháp nào, điều lệ nào, tổ chức nào thực sự không bị huỷ diệt
trong mấy năm qua? Nếu câu trả lời là không, có lẽ đã đến lúc cần hành động trước
khi phải “cấp cứu”.
-> Khi thành lập công ty bánh kẹo kinh đô các nhà quản trị phải lường trước
được những rủi do không may có thể xảy ra để có thể phòng tránh.
Nói đến công ty Kinh Đô phải nói đến Bánh Trung Thu Kinh Đô. Năm 2002
là năm thứ tư công ty tham gia vào thị trường bánh Trung Thu, nhưng công ty đã
hoàn toàn khẳng định được thương hiệu và uy tín của mình, với sản lượng tăng vọt
từ 150 tấn trong năm 1999 lên đến 450 tấn trong năm 2000, 700 tấn trong năm 2001
lên đến 800 tấn trong mùa trung thu năm 2002.
Trong năm 2002, để thực hiện các kế hoạch phát triển của mình, Công ty tiếp
tục tăng vốn điều lệ lên 150 tỉ VNĐ. Công ty đã mạnh dạn đầu tư sản xuất Chocolate
trị giá trên 1 triệu USD, nhằm đưa công ty trở thành công ty đứng đầu cả nước trong

lãnh vực sản xuất Chocolate, một sản phẩm có nhiều tiềm năng về tiêu dùng trong và
ngoài nước.
Bắt đầu từ ngày 01/10/2002, Công Ty Kinh Đô chính thức chuyển thể từ
Công ty TNHH Xây dựng và Chế Biến Thực Phẩm Kinh Đô sang hình thức
Công ty Cổ Phần Kinh Đô. Bên cạnh đó, hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9002 được thay thế bằng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO 9001:2000, nhằm tăng hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhanh
9
chóng hội nhập với quá trình phát triển của các nước trong khu vực, chuẩn bị cho
tiến trình gia nhập AFTA vào năm 2003.
Việc đầu tư đổi mới công nghệ nhằm tạo ra những sản phẩm mới mang tính
ưu việt, chất lượng cao luôn được Ban Lãnh Đạo Công Ty chú trọng. Đây cũng
chính là tiềm lực và xu hướng phát triển trong tương lai.
Sản lượng tiêu thụ năm sau luôn tăng gấp đôi so với năm trước. Kinh Đô hiện
có một mạng lưới 150 nhà phân phối và trên 30.000 điểm bán lẻ rộng khắp cả nước.
Tốc độ phát triển kênh phân phối hàng năm tăng15%-20%
cạnh đó, một hệ thống gồm 12 Kinh Đô Bakery, 01 Trung Tâm Thương Mại
Savico – Kinh Đô đặt tại Tp.HCM và 03 Kinh Đô Bakery đặt tại Hà Nội đã đưa sản
phẩm Kinh Đô đến trực tiếp người tiêu dùng
Song song, sản lượng xuất khẩu sản phẩm Kinh Đô luôn chiếm trên 20% tổng
sản lượng tiêu thụ, ngoài những đối tác xuất khẩu hiện nay, Kinh Đô chủ động khảo
sát và phát triển đến những thị trường mới như Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nam
Mỹ và Trung Đông.
Một trong những thành quả và là niềm tự hào mà công ty đạt được trong 9
năm qua, đó là đội ngũ các nhà quản lý và chuyên môn cao, được đào tạo trong và
ngoài nước. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực là một trong những mục tiêu hàng đầu
mà Công ty quan tâm
Nói về chiến lược liên doanh, liên kết của hệ thống, ông Trần Kim Thành,
Chủ tịch HĐQT hệ thống Kinh Đô cho biết, trong chiến lược này, nếu hợp tác mang
lại kết quả thì tiếp tục, nếu không thì ngừng. Điều quan trọng là Kinh Đô sẽ tiếp cận

được công nghệ mới, kinh nghiệm làm ăn của đối tác, nhất là các đối tác quốc tế.
10
Về chiến lược hình thành tập đoàn đa ngành nghề, các ngành nghề trong tập
đoàn sẽ tương trợ lẫn nhau. Bất động sản sẽ hỗ trợ bánh kẹo, kem, nước giải khát
bằng cách cho thuê lại các địa điểm kinh doanh thuận lợi, giá rẻ; tài chính - chứng
khoán sẽ giúp hệ thống tăng thêm vốn, xây dựng thêm trung tâm thương mại, siêu
thị và sẽ ưu tiên cho bánh kẹo, kem, nước giải khát vào đó kinh doanh…
Tham vọng của Công ty CP bánh kẹo Kinh Đô không dừng lại ở thị trường
trong nước mà là vươn ra nước ngoài với vị thế mạnh. Ông Lê Phụng Hào, Phó
Tổng giám đốc Công ty Bánh kẹo Kinh Đô, trong lễ nhận Huân chương Lao động
hạng Ba cho biết, vào WTO đã khó, tồn tại trong giai đoạn hậu WTO càng khó khăn
gấp vạn lần, vì vậy, Kinh Đô luôn tự nhủ không được chủ quan tự mãn mà phải luôn
nỗ lực, cố gắng để nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển một cách bền vững,
không chỉ vững trên sân nhà mà phải khai thác được những cơ hội trên sân chơi toàn
cầu, xứng đáng là một thương hiệu của Việt Nam trong giai đoạn mới.
Năm 2007, công ty sẽ tiến hành sáp nhập Công ty CP Kinh Đô miền Bắc và
các công ty cổ phần thuộc lĩnh vực sản xuất chế biến thực phẩm khác để trở thành
một công ty thực phẩm có quy mô hàng đầu không chỉ ở Việt Nam mà còn có vị thế
trong khu vực Đông Nam Á. Mục tiên của Công ty CP bánh kẹo Kinh Đô là sẽ tiếp
tục duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân 20-30%/năm.
Với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường trong nước, công ty Kinh Đô phát triển hệ
thống các nhà phân phối và đại lý phủ khắp 61 tỉnh thành, luôn luôn đảm bảo việc
kinh doanh phân phối được thông suốt và kịp thời. Với năng lực, kinh nghiệm và
nhiều năm gắn bó, hệ thống các nhà phân phối và đại lý của Công ty đã góp phần
đáng kể cho sự trưởng thành và phát triển của mình.
Nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh tại thị trường trong nước và nước ngoài,
đầu năm 1999, Công ty quyết định áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
11
chuẩn ISO 9002 trong sản xuất và kinh doanh. Sau thời gian chuẩn bị và áp dụng,
tháng 5/1/2001, tổ chức BVQI của Anh Quốc chính thức cấp giấy chứng nhận hệ

thống quản lý chất lượng của Công ty phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO
9002
Trước đây, các chuyên gia thị trường đều dự đoán, theo cam kết gia nhập WTO,
mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu vào Việt Nam sẽ có mức thuế thấp hơn và giá nhờ thế
cũng rẻ hơn. Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, theo khảo sát trên thị trường, người
tiêu dùng mới chỉ được hưởng lợi từ sự phong phú về chủng loại lẫn xuất xứ chứ
chưa được hưởng lợi về giá.
Về điều này, một số nhà phân phối bánh kẹo cho rằng, hầu hết các mặt hàng
bánh kẹo nhập ngoại trên thị trường Việt Nam hiện nay chủ yếu có xuất xứ từ các
nước ASEAN như Thái Lan, Malaysia, Indonesia. Mà các nguồn hàng này đều đã
thực hiện giảm thuế theo AFTA, nên mức giá vẫn không thay đổi.
Theo khảo sát tại siêu thị Big C Thăng Long, mặt hàng bánh kẹo ngoại chủ yếu
hướng vào thị phần bánh cao cấp, nên tương đối kén người mua.
Trong khi đó, hàng nội có nhiều mức giá hơn cho người mua lựa chọn, nên đáp
ứng được túi tiền của nhiều đối tượng tiêu dùng. Các doanh nghiệp bánh kẹo nội
cũng cam kết sẽ không tăng giá bán, mặc dù giá nguyên liệu đầu vào và chi phí vận
chuyển đã tăng so với năm ngoái.

Chất lượng ngon hơn, bao bì mới và đẹp hơn, mẫu mã phong phú hơn… là
những thay đổi mang tính đột phá ở các sản phẩm bánh kẹo uy tín trong nước, phục
vụ thị trường mùa Tết này, nổi bật là thương hiệu Kinh Đô. Phục vụ nhu cầu thưởng
thức, biếu tặng sản phẩm cao cấp dịp Tết, Kinh Đô giới thiệu dòng sản phẩm thượng
hạng Korento với chất lượng và đẳng cấp châu Âu và dòng sản phẩm đặc biệt The
12
Song và The Story các loại bánh hoàn toàn mới: đặc trưng bơ sữa, nhân mứt trái cây
và bánh trộn hạt chocolate.
Anh Nguyễn Văn Thịnh, Giám sát Kinh doanh của Công ty Kinh Đô tại Nam
Định, chia sẻ, xu hướng chọn hàng nội cao cấp đã rất phổ biến bởi cả người bán và
người mua đều yên tâm về chất lượng VSATTP, vừa để sử dụng trong gia đình, lại
vừa có thể dùng làm quà biếu rất sang trọng.

Hầu hết các nhà sản xuất đều lạc quan về sức mua của thị trường bánh trung
thu năm nay bởi nền kinh tế đang hồi phục, nhu cầu mua hàng sử dụng và làm quà
biếu sẽ tăng. Đây chính là lý do khiến không ít nhà sản xuất đã mạnh dạn tăng sản
lượng bánh ra thị trường khoảng vài chục phần trăm so với năm ngoái. Cụ thể, Cty
Cổ phần Kinh Đô đưa ra thị trường tổng sản lượng 1.900 tấn bánh trung thu (tăng
100 tấn so với năm 2009), trong đó riêng dòng sản phẩm Trăng Vàng cao cấp là
240.000 hộp phục vụ thị trường. Ông Phan Văn Thiện - Phó Tổng Giám đốc Cty Cổ
phần BiBica cho biết, Bibica cũng có kế hoạch sản xuất khoảng 500 tấn bánh, tăng
20% so với năm 2009. Còn Bà Nguyễn Hồng Ngọc – Phụ trách Marketing của Cty
Cổ phần Sài Gòn Grival cũng cho biết, trung thu năm nay, Givral sẽ giới thiệu ra thị
trường 27 loại bánh trung thu. Dự kiến, sản lượng bánh của Givral năm nay tăng
50% so với năm 2009. Theo khảo sát, giá bánh năm nay tăng ít nhất 20% so với năm
ngoái. Nguyên nhân được các nhà sản xuất cùng đưa ra là do giá nguyên liệu sản
xuất như đường, đậu xanh, trứng muối, lạp xường, các loại hạt đều tăng từ 20-30%
so với năm ngoái.
Để gây ấn tượng mạnh tới người tiêu dùng, năm nay, nhiều hãng bánh rất chú
trọng công đoạn thiết kế và làm mới các mẫu mã bao bì. Ngoài việc tiếp tục đầu tư
các mẫu túi, hộp làm từ chất liệu thân thiện môi trường, có khả năng tự hủy linh hoạt
cũng như các mẫu hộp chất liệu sang trọng phục vụ nhu cầu biếu tặng, năm nay,
13
Kinh Đô còn thể hiện bao bì của mình nhằm chào mừng Đại lễ nghìn năm Thăng
Long. Bao bì của Kinh Đô đã tạo dựng không khí lễ hội truyền thống thông qua việc
bài trí các điểm bán, gian hàng bằng hệ thống đèn lồng bao quanh. Tương tự, Hữu
Nghị cũng đưa ra thiết kế chào mừng Đại lễ. Theo đó, nhà sản xuất này đã tăng
cường hình ảnh hoa sen với các màu sắc như trắng, đỏ, hồng và hình ảnh con rồng
đời Lý làm biểu tượng trên các bao bì sản phẩm cũng như trang trí gian hàng
Công ty cổ phần Kinh Đô là công ty lớn chuyên sản xuất và kinh doanh
thức ăn nhẹ tại Việt Nam. Các mặt hàng chính của công ty gồm các loại bánh,
kẹo và kem. Hiện nay Kinh Đô là một trong những công ty tư nhân có lợi
nhuận vào hàng cao nhất trong các công ty niêm yết trên thị trường chứng

khoán tại Việt Nam.
Nhận ra tiềm năng kinh doanh của khu vực này, Ban Giám Đốc Công ty đã mạnh
dạn đầu tư xây dựng thành Trung tâm thương mại Savico-Kinh Đô với những cửa
hàng sang trọng, phục vụ du khách tham quan mua sắm.
Cùng thời gian đó hệ thống Kinh Đô Bakery lần lượt ra đời. Được thiết kế và
xây dựng theo mô hình cao cấp hiện đại của các nước phát triển, Kinh Đô Bakery là
kênh bán hàng trực tiếp của Công ty Kinh Đô. Cũng qua hệ thống này, Công ty tiếp
nhận rất nhiều ý kiến đóng góp cũng như phản hồi của người tiêu dùng, qua đó có
thể hoàn thiện và cải tiến sản phẩm, cung cách phục vụ của mình nhiều hơn nhằm
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Năm 2000, Công ty Kinh Đô tiếp tục tăng vốn pháp định lên 51 tỉ VNĐ, mở
rộng nhà xưởng lên gần 60.000 m2, trong đó diện tích nhà xưởng là 40.000m². Và để
đa dạng hóa sản phẩm, công ty đầu tư một dây chuyền sản xuất Bánh mặn Cracker
14
từ Châu Âu trị giá trên 2 triệu USD, là một trong số các dây chuyền sản xuất bánh
Cracker lớn trong khu vực.
Bên cạnh đó, một nhà máy sản xuất bánh kẹo Kinh Đô cũng được xây dựng
tại thị trấn Bần Yên Nhân tỉnh Hưng Yên trên diện tích 28.000m², tổng vốn đầu tư là
30 tỉ VNĐ của cuộc khảo sát năm 2009 về nhận biết thương hiệu của người tiêu
dùng, do Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) kết hợp với công ty
chuyên nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam tổ chức cuộc bình chọn các thương
hiệu nổi tiếng, thương hiệu “Kinh Đô” được xếp hạng 4 trong Top 10 thương hiệu
nổi tiếng nhất.
Chỉ sau Honda, Omo và Nokia, nhưng xếp hạng trên cả một số thương hiệu
lừng danh thế giới như Sony hay Heineken trong nhóm các thương hiệu nội địa,
Kinh Đô dẫn đầu, vượt qua các tên tuổi lớn. Kết quả khảo sát cũng cho thấy có tới
95% người tiêu dùng khi được hỏi nhận biết được thương hiệu này, trong đó có tới
87% có phản hồi tích cực.
Từ chiến lược kinh doanh đúng đắn, sự đồng lòng quyết tâm, đoàn kết và nỗ
lực không ngừng của Ban lãnh đạo mới cùng tập thể CB-CNV trong gần hai năm

qua. Sau khi Kinh Đô tiếp quản Vinabico với khoảng lỗ 11,4 tỷ trước thuế vào cuối
năm 2008.
Đầu năm 2009, được sự hậu thuẫn từ Tập đoàn Kinh Đô, Ban lãnh đạo Vinabico đã
bắt tay vào thực hiện chiến lược cải tổ toàn diện các mặt hoạt động của công ty.
Về sản xuất: thực hiện chiến lược tập trung quản lý giá thành toàn diện thông
qua sự hỗ trợ từ Kinh Đô trong việc mua nguyên vật liệu sản xuất, cải tiến máy móc
thiết bị đã giúp Vinabico tiết giảm được chi phí mua hàng cũng như nâng cao năng
suất, sản lượng sản phẩm và giảm thiểu hao hụt trong sản xuất. Bên cạnh đó, công ty
tiến hành sàn lọc các SKU kết hợp chiến lược chiến lược cải tiến chất lượng sản
15
phẩm, khôi phục, quy hoạch và nâng cấp liên tục các dòng sản phẩm chủ lực, có lợi
thế cạnh tranh để thâm nhập mạnh thị trường. Song song đó, Ban lãnh đạo cho tiến
hành sắp xếp lại bộ máy tổ chức theo hướng tinh gọn, hiệu quả và cử một số nhân
viên tiềm năng sang Trung tâm Đào tạo Kinh Đô huấn luyện về ứng dụng vào thực
tiễn công việc, ngoài ra, kênh phân phối của Vinabico cũng được sáp nhập với Kinh
Đô từ thắng 4 năm 2009, thị trường xuất khẩu cũng được xúc tiến theo chiều hướng
khác, tập trung vào mặt hàng chủ lực có lợi thế cạnh tranh cho những thị trường lớn
như Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc. Qua đó, bước đầu đã tạo tín hiệu lạc quan và mang
về nhiều đơn hàng lớn cho Vinabico trong 6 tháng đầu năm nay.
Về đầu tư tài chính: thời gian qua, Ban lãnh đạo công ty đã tiến hành cơ cấu
lại danh mục đầu tư để tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhờ những
bước điều chỉnh quan trọng trong chiến lược kinh doanh, đến thời điểm này kết thúc
06 tháng đầu năm 2009, công ty đã bù đắp được khoảng lỗ 11,4 tỷ trước thuế để lại
trong năm 2008 và bắt đầu có lãi. Đặc biệt, 6 tháng đầu năm 2010, Vinabico xuất sắc
đạt kết quả lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay, sau gần 4 năm lỗ liên tiếp. Với sự
đồng lòng, quyết tâm của Ban lãnh đạo và tập thể CBCNV, trong 6 tháng đầu năm,
Vinabico đã thực hiện tốt và thành công những mục tiêu của công ty trong năm 2010
Chia sẻ định hướng tương lai và chiến lược dài hạn của công ty, Anh Bùi Thanh
Tùng cho biết, Vinabico sẽ kết hợp hoạt động sản xuất và phân phối với Kinh Đô.
Cụ thể, công ty chọn một số sản phẩm chủ lực kết hợp nhãn với Kinh Đô, đưa sản

phẩm ra thị trường và bước đầu đã thành công trong việc nâng phân khúc và giá
thành sản phẩm như Finery, Minity Mùa Trung Thu năm nay, ngoài các dòng sản
phẩm đã được khách hàng tín nhiệm, tập trung mạnh vào khối cơ quan xí nghiệp,
Vinabico giới thiệu sản phẩm bánh pía cao cấp đồng thời kết hợp kênh phân phối
của Kinh Đô để giới thiệu sản phẩm và khai thác phân khúc khác biệt với KDC. Đối
với mùa Tết, công ty định hướng duy trì các sản phẩm truyền thống và đẩy mạnh
khai thác thị trường bằng nhóm sản phẩm mứt Tết và bánh Pía.
16
Trước diễn biến thị trường vẫn còn nhiều biến động, nhưng với kết quả hoạt động
kinh doanh khả quan của Công ty trong 6 tháng đầu năm, cùng với việc thực hiện tốt
chiến lược đề ra năm 2010 Ban lãnh đạo tin tưởng tin tưởng hoàn thành mục tiêu 7,2
tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và cam kết thực hiện chia cổ tức cho cổ đông hiện hữu
trong năm 2010.
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ẤN TƯỢNG CỦA VINABICO
6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010:
• Doanh thu thuần: tăng 34% so với cùng kỳ năm 2009.
• Lợi nhuận trước thuế đạt 4 tỷ đồng, tăng 148% so với cùng kỳ, đạt 56% kế
hoạch
• Hoạt động xuất khẩu: tăng 200% so với cùng kỳ 2009
CHỊ LÊ THỊ PHƯƠNG PHƯỢNG - PTGĐ SX Công ty Vinabico:
“Thời gian qua, với sự hỗ trợ từ Kinh Đô cùng quyết tâm của Ban lãnh đạo công ty,
đặc biệt là sự đồng lòng, nỗ lực hết mình của tập thể CBCNV, Vinabico đã có
những thay đổi tích cực, mang lại hiệu quả SX-KD khả quan. Tôi tin tưởng, với uy
tín thương hiệu đã gắn bó với người tiêu dùng hơn 30 năm qua cùng nền tảng và
triển vọng của hôm nay, Vinabico sẽ có nhiều cơ hội để phát triển doanh thu và lợi
nhuận, đưa thương hiệu Vinabico có cơ hội tỏa sáng và vươn đến một tầm cao mới.
Đối với lĩnh vực sản xuất, bằng năng lực và những kinh nghiệm đã tích lũy được, tôi
và những cộng sự sẽ đóng góp hết sức mình vào sự phát triển chung của Công ty.
Tập trung nhiều vào vấn đề giảm tiêu hao nguyên vật liệu, tăng năng suất lao động,
sử dụng hiệu quả công suất máy móc thiết bị, bố trí sản xuất hợp lý, góp phần

giảm giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận cho Công ty”.
->có thể thấy những thông tin thực tế trên của công ty Cổ Phần Kinh Đô đã nói
lên môi trường vĩ mô một cách khá cụ thể . Tiếp đến chúng ta tiếp tục tìm hiểu về
17
môi trường vi mô.
Môi trường vi mô là môi trường mà doanh nghiệp có thể tác động được , bao gồm
5 yếu tố :
-Khách hàng : là những cá nhân , tập thể mà doanh nghiệp phải đáp ứng
được nhu cầu của khách hàng . Vì vậy nó là yếu tố doanh nghiệp quan tâm hàng đầu.
Nhu cầu của khách hàng về bánh kẹo là rất lớn đặc biệt vào các dịp tết trung thu,tết
nguyên đán,các đám cưới hỏi.Vì thế doanh nghiệp sản xuất kinh doanh về mặt hàng
này có rất nhiều lợi thế. Nhà quản trị xác định số lượng sản phẩm thông qua các năm
trước đó để mường tượng được doanh thu và lợi nhuận điều này có ảnh hưởng rất
lớn đối với hoạt động của doanh nghiệp. Bởi vì nó quyết định quy mô thị trường của
doanh nghiệp, hệ thống giá cả và bán sản phẩm như thế nào.
-Nhà cung cấp:bao gồm giá cả đầu vào ,điều kiện cung cấp,chất lượng
nguyên vật liệu đầu vào.Cụ thể là đá vôi canxicacbonat,đường ,bột mì, chất tạo
mầu,chất bảo quản ,hương liệu tổng hợp,chất tạo mùi hương, bao bì
Để tránh rơi vào tình trạng bị ép giá doanh nghiệp Kinh Đô đã điều tra các nhà
cung cấp và tham khảo nguồn gốc, xuất xứ của nguyên vật liệu và hệ thống giá cả
để lựa chọn nguyên vật liệu có chất lượng cao, được cung cấp tốt nhất với mức giá
hợp lí nhất.
-Đối thủ cạnh tranh hiện hữu:là đối thủ cạnh tranh kinh doanh cùng một
mặt hàng hoặc sản phẩm hàng hóa thay thế với sản phẩm kinh doanh của doanh
nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng.nghiên cứu chiến lược của đối thủ cạnh
tranh sẽ giảm thiểu rủi ro khi tung sản phẩm ra thị trường.
Đối thủ cạnh trực tiếp của công ty cổ phần kinh đô như bibica với quy mô
tương đương về thị phần ,năng lực sản xuất và trình độ công nghệ .trong khi
HAIHACO được đánh giá có thế mạnh về sản xuất bánh kẹo và bánh xốp; Đức Phát
mạnh bởi dòng bánh tươi ;Bibica mạnh về bánh và kẹo bông lan,trong khi công ty

cổ phần kinh đô lại có thế mạnh về bánh quy, bánh cracker. Từ số liệu thực tế thị
18
phần của kinh đô chiếm khoảng 20% ,tronh khi đó HAIHACO chiếm khoảng 6%
thị phần bánh kẹo cả nước tính theo doanh thu,bbica chiếm khoảng 7%,hải châu
chiếm khoảng 3%. Số lượng các cơ sở sản xuất bánh kẹo nhỏ hơn không có con số
chính xác. Các cơ sở này ước tính chiếm khoảng 30-40% thị phần.
-Đối thủ cạnh tiềm ẩn: là đối thủ cạnh tranh có nguy cơ xuất hiện vào
ngành: có thể dưới hình thức một số công ty lớn mua lại công ty nhỏ , mở thêm đại
lý ,siêu thị .Có nghĩa là đối thủ loại này xuất hiện do sự hấp dẫn của ngành và tất
yếu xuất hiện tạo rào cản đối với thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
Những lợi thế cạnh tranh nổi bật mà công ty cổ phần kinh đô đã đạt được từ
khi thành lập tới nay : Đó là công ty sở hữu một trong những thương hiệu mạnh
nhất Việt Nam, sản phẩm bánh kẹo Kinh Đô liên tục được người tiêu dùng bình
chọn hàng Việt Nam chất lượng cao.
Bởi vì Kinh Đô có ưu thế vượt trội thể hiện ở sản phẩm :Đa dạng về kiểu dáng
và phong phú về chủng loại đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Các sản phẩm
bánh kẹo Kinh Đô luôn có chất lượng đồng đều ,ổn định nên được người tiêu dùng
đặc biệt là ở miền bắc rất ưa chuộng. Thị phần của Kinh Đô ở thị trường này rất
lớn.Đồng thời quan hệ liên kết với các nhà sản xuất nguyên liệu trong và ngoài
nước đảm bảo để ổn định nguồn nguyên liệu và giảm chi phí tiêu hao nguyên liệu.
Trước đó, để đón đầu các thách thức cũng như nâng cao uy tín và vị thế của hàng
nội đối với người tiêu dùng, ngay từ trong năm, các doanh nghiệp nội đã âm thầm
chuẩn bị để đối phó với sự “xâm lăng” này.
Đại diện của Công ty Kinh Đô cho biết, Tết năm nay, Kinh Đô đưa ra thị
trường gần 3.000 tấn bánh kẹo các loại, trong đó có 25 dòng sản phẩm mới với 250
nhãn hàng mới. Đối với thị phần bánh cao cấp, Kinh Đô cũng không ngần ngại tham
gia khi tung ra nhãn hiệu mới Palaris –
Korento được sản xuất trên dây chuyền công nghệ của Đan Mạch.
Theo đánh giá của các chuyên gia thị trường, các sản phẩm này đều không hề
19

thua kém các sản phẩm nhập ngoại về cả kiểu dáng bao bì lẫn chất lượng.
Cùng với Kinh Đô, Bibica cũng tung ra thị trường tết hơn 100 mẫu bánh kẹo,
mứt và socola có giá từ 10.000-100.000 đồng/hộp sản phẩm, trong đó hơn 50% là
các sản phẩm mới.
Theo Công ty Bibica, điểm nhấn của các sản phẩm Tết của Bibica năm nay vẫn
là bộ mứt tết Hi-Spring sử dụng đường isomalt và nhiều thực phẩm dinh dưỡng, thực
phẩm chức năng đáp ứng người tiêu dùng có nhu cầu ăn kiêng, nguy cơ hoặc mắc
các chứng bệnh đái tháo đường, thừa cân, rối loạn mỡ máu, tim mạch.)
Thực tế thị trường cho thấy rằng, có rất nhiều lợi điểm để các doanh nghiệp
bánh kẹo lớn trong nước lạc quan về mùa tiêu thụ cuối năm nay. Đặc biệt, theo phân
tích thì trong dịp Tết 2010, hàng nội sẽ có ít nhất 4 lý do để chiếm ưu thế.
Thứ nhất, phong trào “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” được phát động
rộng rãi trong suốt thời gian qua đã tác động đến “tinh thần dân tộc” của người tiêu
dùng Việt. Sự chuyển biến trong ý thức và xu hướng tin dùng, ủng hộ hàng trong
nước cùng với các kênh phân phối ngày càng thuận tiện, sản phẩm bánh kẹo nội vì
thế cũng được tiêu thụ nhiều hơn bởi chính khách hàng Việt.
Thứ hai, hàng loạt những lùm xùm xung quanh việc bánh kẹo ngoại “dởm”,
bánh kẹo mác ngoại chất lượng khó kiểm chứng, không đảm bảo chất lượng tràn lan,
khiến người tiêu dùng quay lưng với những sản phẩm “bắt mắt nhưng khó kiểm
chứng”. Về phía mình, các doanh nghiệp trong nước đã chủ động nâng cao vị thế
cạnh tranh và tìm lời giải cho bài toán về chất lượng, xuất xứ, vấn đề vệ sinh an toàn
thực phẩm của bánh kẹo ngoại mà người tiêu dùng đang e ngại bằng chính sự đầu tư
nghiêm túc, tạo bước đột phá cho chất lượng, mẫu mã bao bì và đưa ra nhiều sản
phẩm mới phục vụ thị trường Tết.
20
Giá cả hợp lý, chất lượng không kém cạnh của những sản phẩm có thương hiệu
trong nước sẽ làm giảm sức cạnh tranh của hàng ngoại.
Trong khi đó, một số doanh nghiệp bánh kẹo Việt Nam cũng đang mạnh tay đầu
tư và triển khai kế hoạch phục vụ thị trường Tết nhanh và rộng. Mẫu mã các sản
phẩm dành riêng cho dịp Tết đã được đầu tư đa dạng, bắt mắt cùng việc chăm chút

cho chất lượng, đưa ra nhiều sản phẩm mới phục vụ thị trường Tết.
Tại Hà Nội, khảo sát qua hàng loạt các siêu thị như Rosa (Linh Đàm), FiviMart,
Hapro, Big C… thời điểm đầu tháng chạp giáp Tết Canh Dần, người tiêu dùng dễ
dàng nhận thấy hàng Tết đã về tràn đầy các quầy kệ, từ các loại bánh mứt, kẹo của
Kinh Đô, Vinabico… đến Hải Hà… được bày bán. Kiểu dáng, mẫu mà cũng vô cùng
đa dạng, từ kiểu hộp giấy truyền thống, hộp nhựa trong suốt hiện đại, đến hộp thiếc
sang trọng, bắt mắt.
Đáng chú, trên những vị trí trưng bày “hot” nhất tại nhiều siêu thị, quầy hàng,
bánh kẹo ngoại chỉ còn đóng vai trò điểm xuyết. Điểm nhấn bày biện tại các siêu thị
năm nay, thay vì hàng ngoại, là những sản phẩm bánh kẹo cao cấp của các DN nội.
Để có được điều này, là kết quả sự nỗ lực đầu tư không ngừng của các nhà
sản xuất bánh kẹo trong nước.
-Sản phẩm hàng hóa thay thế: là những sản phẩm có cùng chức năng,cùng
giá trị sử dụng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.Nghiên cứu hàng hóa thay thế nhằm
mục đích giữ khách hàng làm cho sảcổ n phẩm của công ty cổ phần kinh đô đứng ở
sự chọn đầu tiên của khách hàng. Và từ đó nhà quản trị so sánh kĩ thuật công nghệ,
nghiên cứu để có phương án đối với sản phẩm hàng hóa thay thế.
21
Công ty đã và đang tiến tới mục tiêu trở thành một trong những doanh nghiệp
hàng đầu Việt Nam trên lĩnh vực sản xuất và kinh doanh bánh kẹo, đặc biệt đối với
mặt hàng bánh kẹo cổ truyền. Chính sự nỗ lực, tinh thần học hỏi, luôn luôn đổi mới
không ngừng của lãnh đạo và nhân viên đã đưa công ty ngày một tiến xa. Với
phương châm luôn lấy uy tín và sự hài lòng của khách hàng lên làm đầu, công ty
muốn trở thành một đối tác tin cậy, một người đồng hành của tất cảmọi người.
Những thành tích mà công ty đã đạt được trong thời gian qua cho phép khẳng
định bánh kẹo do công ty sản xuất sẽ tiếp tục chiếm ưu thế tại thị trường nội địa .
Tuy nhiên , doanh nghiệp cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển để không chỉ giữ vững vị
trí của mình mà còn phải nhắm đến cả thị trường dành cho người có thu nhập cao .
Trước nhu cầu trong và ngoài nước ngày càng phát triển đối với những sản phẩm
bánh kẹo có chất lượng cao ,mẫu mã đẹp và tiện dụng Kinh Đô định hướng đầu tư

vào đổi mới trang thiết bị và phát triển thêm dòng sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu
của thị trường và phù hợp với nhu cầu đổi mới công nghệ của công ty , phấn đấu giữ
vững vị trí là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của nghành bánh kẹo Việt
Nam.
Những phân tích trên đây do nhóm sinh viên chúng em cùng nhau tìm hiểu
và tổng hợp được để góp phần làm rõ tầm quan trọng của môi trường bên trong
và bên ngoài của quá trình lập kế hoạch chiến lược.Tuy nhiên,mặc dù rất cố
gắng và nhiệt tình trong công tác tìm hiểu nhưng không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Nhóm sinh viên chúng em kính mong nhận được những đóng góp ,ý
kiến của cô giáo và toàn thể các bạn để bài tiểu luận ngày càng hoàn thiện hơn.

×