Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

de tai cho vay ngan han hay nhat doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.38 KB, 17 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới hoạt động ngân hàng trở nên
thông dụng và hệ thống ngân hàng đã được hình thành bao gồm nhiều ngân
hàng với những hoạt động và chức năng khác nhau.
Trên thế giới, hiện nay ngân hàng đã và đang rất phát triển, nó phát triển
tới mức mà khi chỉ nhắc tới từ “ngân hàng” ta sẽ không thể biết được hết về tổ
chức đó thực sự như thế nào. Vì ngân hàng nó hoạt động rất đa dạng, đầu tư
vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Vậy “ngân hàng” là gì? Ngân hàng đơn giản là
một tổ chức hoạt động kinh doanh cung cấp các dịch vụ ngân hàng để tìm kiếm
lợi nhuận. Hay nói cách khác ngân hàng là một trung gian tài chính của một
nền kinh tế. Vậy trung gian tài chính là gì? Chúng ta chỉ hiểu đơn giản trung
gian tài chính là một tổ chức hỗ trợ các cá nhân, các tổ chức trong một nền kinh
tế luân chuyển luồng tiền một cách hiệu quả.
Ngân hàng đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của
một đất nước. Nó là hệ thần kinh của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nền kinh tế
chỉ có thể phát triển với tốc độ cao nếu có một hệ thống ngân hàng ổn định và
hiệu quả. Trong một nền kinh tế nhu cầu tín dụng thường xuyên phát sinh do
các do các doanh nghiệp luôn tìm cách phát triển mở rộng sản xuất, đổi mới
công nghệ, đổi mới các phương tiện vận chuyển. Đặc biệt đối với nền kinh tế
Việt Nam hiện nay nhu cầu vốn rất lớn trong lúc các nhà kinh doanh chưa tích
lũy được nhiều, chưa có thời gian để tích lũy vốn, tâm lý đầu tư trực tiếp vào
các doanh nghiệp của công chúng còn rất hạn chế. Do vậy đầu tư vào các
doanh nghiệp mới chủ yếu là dựa vào vốn tự có của các nhà kinh doanh và
phần còn lại chủ yếu là nhờ vào sự tài trợ của hệ thống ngân hàng.
1
Một hiện tượng xảy ra trong nền kinh tế nước ta đó là sự thừa vốn trong
các Ngân hàng Thương mại trong khi các doanh nghiệp lại đang khát vốn. Từ
thực trạng này, Nhà nước và Chính phủ đã có hàng loạt chính sách nhằm khai
thông nguồn vốn và bản thân các ngân hàng thương mại cũng đã tích cực tìm
khiếm khách hàng, mở rộng đối tượng cho vay, đa dạng hóa các lọai hình đầu


tư vào những dự án thựa sự có hiệu quả.
Hệ thống ngân hàng thương mại là hệ thống kinh doanh tiền tệ có kinh
nghiệm trong việc nắm bắt thị trường, có kinh nghiệm thẩm định các dự án vì
vậy việc các ngân hàng thương mại tài trợ vốn cho các doanh nghiệp vừa đảm
bảo lợi ích của các doanh nghiệp trong quan hệ thanh toán với khách hàng,
thông tin cần thiết cho khách hàng.
Nhận thức được tầm quan trọng của ngân hàng đối với sự phát triển của
nền kinh tế của mỗi quốc gia nên em đã tìm hiểu hoạt động cho vay tại Chi
Nhánh Ngân Hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam với đề tài:
“Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc
doanh”, chi nhánh Việt Trì - Phú thọ, em chọn làm bài tập lớn của học phần
phương pháp nghiên cứu kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Phản ánh và đánh giá thực trạng về tình hình cho vay ngắn hạn đối với
doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần Công
Thương Việt Nam, Việt Trì – Phú Thọ. Từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt
động cho vay tại ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Viêt Nam,
nhằm góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển và hệ thống ngân hàng hoàn
thiện hơn.
2
2.2 Mục tiêu cụ thể
 Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về hoạt động cho vay
ngắn hạn của ngân hàng.
 Phản ánh và đánh giá thực trạng về tình hình cho vay ngắn hạn đối với
doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ngân hàng Thương mại cổ phần Công
Thương Việt Nam, Việt Trì - Phú Thọ
 Đề xuất giải pháp hoàn thiện về tình hình cho vay ngắn hạn đối với
doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ngân hàng Thương mại cổ phần Công
Thương Việt Nam, Việt Trì – Phú Thọ.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng đối với khu vực kinh tế
ngoài quốc doanh.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi nội dung: Phản ánh và đánh giá thực trạng tình hình cho vay
ngắn hạn của ngân hàng.
 Phạm vi không gian: Tại ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương
Việt Nam, Việt Trì – Phú Thọ.
 Phạm vi thời gian: Các thông tin thu thập trong suốt quá trình hoạt động
của ngân hàng đặc biệt những năm gần đây từ năm 2008- 2011
4. Câu hỏi nghiên cứu
 Tín dụng là gì?
 Tín dụng ngân hàng là gì?
 Thực tiễn của hoạt động cho vay tại ngân hàng Thương mại cổ phần
Công Thương Việt Nam như thế nào?
 Phải khái quát về ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt
Nam?
3
 Làm rõ tình hình cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc
doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam?
 Những giải pháp nào nhằm giúp cho hoạt động cho vay ngắn hạn của
ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam hoạt động một cách
hiệu quả để tránh những rủi ro?
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu
 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu sơ cấp
 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thứ cấp
5.2 Phương pháp xử lý thông tin, số liệu
 Phương pháp đối chiếu - so sánh

 Thông tin xử lý trên các phần mềm máy tính
5.3 Phương pháp phân tích
 Thống kê mô tả
 Thống kê so sánh
 Các hàm dùng phân tích
 Mô tả toán học được sử dụng
6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận kết cấu của đề tài được chia thành ba
chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về tín dụng ngân hàng.
Chương 2. Phản ánh và đánh giá thực trạng về tình hình cho vay ngắn
hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ngân hàng Thương mại cổ phần
Công Thương Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng
Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam.
Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
1.1 Tín dụng
1.1.1 Khái niệm về tín dụng
Tín dụng là sự chuyển nhượng một lượng giá trị từ người sở hữu sang
người sử dụng để sau một khoảng thời gian nhất định thì sẽ thu về một lượng
giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu.
4
Trong nền sản xuất hàng hóa, tín dụng được hiểu là sự vay mượn tạm
thời một số vốn tiền tệ hay tài sản mà nhờ đó người đi vay có thể sử dụng được
một lượng giá trị trong một thời gian nhất định.
1.1.2 Nguyên tắc tín dụng
 Nguyên tắc hoàn trả: vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn.
Đây là nguyên tắc chủ đạo trong quan hệ tín dụng khi ngân hàng cấp tiền vay

ngân hàng phải có cơ sở tin rằng người vay phải có khả năng trả nợ một cách
đầy đủ và đúng hạn bằng không hợp đồng tín dụng không thể kí kết giúp cho
ngân hàng tái tạo nguồn vốn có lãi để trang trải chi phí và tiếp tục cho vay.
 Nguyên tắc 2: Vốn vay phải có mục đích và sử dụng đúng mục đích để
đảm bảo cho nền kinh tế phát triển cân đối. Khi cấp tiền vay ngân hàng phải
biết vốn vay được sử dụng vào mục đích nào, khả năng thu hồi vốn ra sao, lợi
nhuận tạo ra có đủ khả năng trả nợ hay không, mức độ mạo hiểm của việc sử
dụng vốn như thế nào.
 Nguyên tắc 3: Vốn vay phải có đảm bảo, trong nền kinh tế thị trường
việc dự báo các sự kiện xảy ra trong tương lai một cách tương đối là khó chính
xác vì vậy việc phân tích đánh giá khả năng trả nợ của người vay là không chắc
chắn, vì vậy phải có dự phòng, cần phải có yếu tố đảm bảo.
1.1.3 Chức năng của tín dụng
1.1.3.1 Phân phối lại vốn tiền tệ trong nền kinh tế
Tín dụng là sự vận động của vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác hay sự
vận động vốn từ các doanh nghiệp, cá nhân có vốn tạm thời thừa sang các
doanh nghiệp, cá nhân đang tạm thời thiếu vốn giúp cho hoạt động sản xuất
kinh doanh hoặc tiêu dùng được liên tục trong xã hội.
Vốn tín dụng có thể phân phối dưới 2 hình thức:
Phân phối trực tiếp là việc phân phân phối từ chủ thể tạm thời thừa vốn
sang chủ thể trực tiếp sử dụng vốn đó để sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng.
5
Phân phối gián tiếp: được thực hiện thông qua các định chế tài chính
trung gian như ngân hàng, quỹ tín dụng, công ty tài chính…
1.1.3.2 Tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông trong xã hội
Tiền tệ lưu thông là hoá tệ, nhưng khi các quan hệ tín dụng phát triển,các
giấy nợ đã thay thế cho một bộ phận tiền lưu thông.
1.1.3.3 Phản ánh và kiểm soát các hoạt động của nền kinh tế
1.1.4 Vai trò của tín dụng
1.1.4.1 Góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất xã hội phát triển

1.1.4.2 Góp phần ổn định tiền tệ, ổn định tỉ giá
1.1.4.3 Tín dụng là công cụ thực hiện chính sách xã hội của nhà nước
1.1.4.4 Tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài
1.2 Tín dụng ngân hàng
1.2.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng
Trong nền kinh tế thị trường,tín dụng ngân hàng được coi là hình thức tín
dụng phát triển, giữ vị trí chủ đạo trong hệ thống tín dụng.
Tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng phổ biến nhất hiện nay, nó góp
phần giải quyết được các mâu thuẫn của tín dụng thương mại. Tín dụng ngân
hàng là quan hệ tín dụng giữa một bên chủ thể là ngân hàng, một bên là doanh
nghiệp, dân cư. Ngân hàng vừa thể hiện tư cách là người đi vay vừa là người
cho vay.
1.2.2 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng
Chủ thể tham gia gồm một bên là ngân hàng và một bên là các chủ thể
khác trong nền kinh tế như các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân
Vốn tín dụng cấp chủ yếu là tiền tệ, cũng có thể là tài sản.
1.2.3 Nguyên tắc cho vay
1.2.4 Phân loại tín dụng ngân hàng
1.2.4.1 Theo thời hạn tín dụng
- Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn tối đa là 12 tháng và
được sử dụng để bù đắp nhu cầu vốn lưu động tạm thời thiếu của các doanh
nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ.
6
- Cho vay trung hạn:là loại cho vay có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm.
- Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm.
1.2.4.2 Theo mục đích tín dụng
- Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và
hình hành bất động sản.
- Cho vay công nghiệp và thương mại: là loại cho vay để bổ sung cho các
doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ.

- Cho vay nông nghiệp: là loại cho ay để trang trải các chi phí sản xuất
như phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, lao động…
- Cho vay tiêu dùng: là loại cho vay đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân
như mua sắm các vật dụng đắt tiền, cho vay để trang trải các chi phí trong cuộc
sống thông qua thẻ tín dụng.
1.2.4.3 Theo phương pháp hoàn trả
- Cho vay trả góp: là loại mà khách hàng phải hoàn trả cả vốn gốc và lãi
theo định kì.
- Cho vay phi trả góp: là loại cho vay mà lác hàng được trả toàn bộ vốn
một lần khi đáo hạn.
- Cho vay hoàn trả theo yêu cầu: tức người vay có thể hoàn trả nhiều lần
theo khả năng trong thời hạn hợp đồng.
1.2.4.4 Theo đảm bảo tín dụng
- Cho vay không đảm bảo: là loại cho vay được thể hiện hoàn toàn dựa
trên cơ sở uy tín bản thân của khách hàng vay.
- Cho vay có đảm bảo: là loại cho vay của ngân hàng được thực hiện trên
cơ sở phải có cơ sở đảm bảo hoặc có sự bảo lãnh của bên thứ ba.
1.2.4.5 Theo tính chất hoàn trả
7
- Cho vay hoàn trả trực tiếp: là loại cho vay mà việc hoàn trả nợ trực tiếp
bởi người đi vay.
- Cho vay hoàn trả gián tiếp: là loại cho vay mà việc hoàn trả nợ không
được thực hiện trực tiếp bởi người đi vay mà được thực hiện gián tiếp thông
qua người thụ lệnh của người đi vay.
1.2.5 Phương thức cho vay
1.2.5.1 Cho vay vốn bổ sung vốn lưu động
 Phương thức cho vay từng lần
 Phương thức cho vay theo hạn mức
1.2.5.2 Chiết khấu chứng từ có giá
Chiết khấu chứng từ có giá là một nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn do các tổ

chức tín dụng nhận được các chứng từ có giá chưa đến hạn thanh toán của các
doanh nghiệp và trả cho một số tiền bằng số tiền ghi trên chứng từ có giá trị trừ
đi phần lợi tức ngân hàng được hưởng. Tỉ lệ phần trăm giữa phần lợi tức ngân
hàng được hưởng so với số tiền ghi trên chứng từ có giá gọi là lợi suất chiết
khấu.
Chứng từ có giá được nhận chiết khấu bao gồm các loại thương phiếu có
kỳ hạn như lệnh phiếu, hối phiếu, trái phiếu ngắn hạn…do các đơn vị được
phép phát hành hợp pháp, còn thời hạn thanh toán và được bảo toàn mệnh giá.
1.2.6 Quy trình cho vay
1.3 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh và vai trò của tín dụng ngân hàng đối
với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
1.3.1 Khái niệm doanh nghiệp
Theo luật doanh nghiệp định nghĩa “Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế
có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh
8
theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh
doanh”.
Doanh nghiệp ngoài nhà nước là doanh nghiệp do một hay nhiều cá nhân
hay một tổ chức tư nhân làm chưở hữu lắm giữ trên 50% vốn chủ.
Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là khu vực có khả năng khai thác và
thu hút vốn trong dân, đây là nguồn vốn có nhiều tiềm năng chưa được khai
thác nhiều, do tính hiệu quả, quy mô sản xuất chủ yếu là vừa và nhỏ đòi hỏi
vốn không nhiều, thời gian thu hồi vốn nhanh, dần dần tạo nên tập quán của
người dân đầu tư vào sản xuất.
1.3.2 Phân loại doanh nghiệp ngoài quốc doanh
1.3.3 Vai trò của doanh nghiệp ngoài quốc doanh đối với sự phát triển của
nền kinh tế.
1.3.4 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp ngoài quốc
doanh
1.3.5 Một số quy định về cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp ngoài

quốc doanh
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay của ngân hàng
1.4.1 Nhân tố thuộc môi trường
1.4.2 Nhóm nhân tố thuộc chính sách nhà nước
1.4.3 Nhân tố thuộc khách hàng
1.4.4 Nhân tố thuộc ngân hàng
1.5 Một số quy định về tín dụng ngân hàng
1.5.1 Các cách thức cho vay
1.5.2 Đối tượng cho vay
9
1.6 Kinh nghiệm kinh doanh của ngân hàng Thương mại cổ phần
Công Thương Việt Nam
1.6.1 Kinh nghiệm hoạt động của ngân hàng nhà nước Việt Nam
1.6.2 Kinh nghiệm kinh doanh của ngân hàng Phương Đông
1.6.3 Kinh nghiệm kinh doanh hệ thống ngân hàng của ngân hàng Á Châu
1.6.4 Bài học kinh nghiệm rút ra được cho ngân hàng Thương mại cổ phần
Công Thương Việt Nam
1.7 Các công trình nghiên cứu có liên quan
Chương II
PHẢN ÁNH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH
CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI
QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM,
VIỆT TRÌ – PHÚ THỌ
2.1 Khái quát về ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Thương mại cổ
phần Công Thương Việt Nam
Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập
từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Là ngân hàng
lớn, giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Có hệ thống mạng lưới

10
trải rộng trên toàn quốc với 3 cơ sở giao dịch, 141 chi nhánh và trên 700 điểm.
Là sáng lập viên và đối tác liên doanh của ngân hàng INDOVINA.
Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các ngân
hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu(SWIFT),
Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế. Là ngân hàng
tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại
Việt Nam. Không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và
phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng.
2.1.2 Tên và địa chỉ ngân hàng
Tên: Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam, chi nhánh
Việt Trì-Phú thọ.
Địa chỉ: Số 806 – đại lộ hùng vương, phường Thanh Miếu, Việt trì, Phú
Thọ
Điện thoại: 02103863527
Fax: 02103863551
Mã số thuế: 0100111948
2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng Thương mại cổ phần Công
Thương Việt Nam
2.1.3.1 Chức năng
Là một ngân hàng thương mại quốc doanh, chi nhánh ngân hàng Thương
mại cổ phần Công Thương Việt Nam cũng như các ngân hàng chuyên doanh
khác có chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng.
2.1.3.2 Nhiệm vụ
2.1.4 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của ngân hàng Thương mại cổ phần
Công Thương Việt Nam
11
2.1.4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
2.1.4.2 Nhiệm vụ của các phòng ban
2.1.4.3 Vai trò của ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam

đối với nền kinh tế của tỉnh Phú Thọ hiện nay
2.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Thương mại cổ phần
Công Thương Việt Nam
2.1.6 Tình hình tài sản của ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương
Việt Nam
2.2 Thực trạng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
tại ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam
2.2.1 Quy trình thực hiện các nghiệp vụ cho vay
2.2.1.1 Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn
2.2.1.2 Cán bộ tín dụng tiến hành xét duyệt và thẩm định
 Tại ngân hàng Công Thương Việt Nam
 Cán bộ tín dụng
 Lãnh đạo phòng tín dụng
 Giám đốc ngân hàng hoặc người được ủy quyền hợp pháp
2.2.1.3 Kí hợp bảo hiểm đồng tiền vay
2.2.1.4 Kí hợp đồng tín dụng
2.2.1.5 Lập giấy nhận nợ, rút tiền vay
2.2.1.6 Kiểm tra, giám sát vốn vay
2.2.1.7 Thu nợ và thu lãi theo kế hoạch
2.2.1.8 Thanh lý hợp đồng tín dụng
2.2.1.9 Lưu trữ hồ sơ tín dụng và hồ sơ đảm bảo tiền vay
12
2.2.2 Tình hình chung về hoạt động tín dụng của ngân hàng Thương mại
cổ phần Công Thương Việt Nam
2.2.2.1 Tình hình về nguồn vốn
2.2.2.2 Tình hình cho vay
2.2.2.3 Kế toán hoạt động thanh toán-ngân quỹ
2.2.2.4 Kết quả tài chính
2.2.2.5 Công tác thẩm định và hoạt động tiếp thị
2.3 Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc

doanh
2.3.1 Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc
doanh theo ngành kinh tế
2.3.2 Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn theo loại hình doanh nghiệp
2.3.3 Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc
doanh theo quy mô
2.3.4 Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc
doanh theo hình thức đảm bảo
2.4 Đánh giá
2.4.1 Những thuận lợi
2.4.2 Những khó khăn
2.5 Kết quả đạt được
2.5.1 Đối với ngân hàng
2.5.2 Đối với các doanh nghiệp
2.5.3 Đối với cả xã hội
13
2.6 Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong kinh doanh tín dụng
ngân hàng tại ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam
2.6.1 Hạn chế
2.6.2 Nguyên nhân
Chương III
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM,
VIỆT TRÌ – PHÚ THỌ
3.1 Định hướng về cho vay tín dụng của ngân hàng Thương mại cổ phần
Công Thương Việt Nam
3.1.1 Mở rộng quy mô ngân hàng
3.1.2 Đẩy mạnh công tác huy động vốn
3.1.3 Mục tiêu

3.1.3.1 Tăng lĩnh vực đầu tư
3.1.3.2 Thu hút tiền gửi dài hạn
3.1.3.3 Khách hàng tiềm năng
3.2 Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng
3.2.1 Không ngừng phát huy uy tín của ngân hàng và nâng cao chất lượng
phục vụ khách hàng
3.2.2 Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro
3.2.2.1 Hoàn thiện kỹ thuật thẩm định các nhu cầu tín dụng
3.2.2.2 Nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ thẩm định dự án
3.2.3 Giải pháp áp dụng công nghệ thông tin đối với hoạt động tín dụng
14
3.2.4 Giải pháp hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh qua
hệ thống ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh
3.2.5 Giải pháp mở rộng tín dụng
3.2.5.1 Đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng
3.2.5.2 Chính sách khách hàng
3.2.5.3 Chính sách lãi suất
3.2.5.4 Mở rộng hoạt động tín dụng thông qua cho vay đồng tài trợ
3.2.6 Hoàn thiện cơ chế chính sách tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài
quốc doanh
3.2.7 Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng
3.2.8 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ
3.2.9 Đào tạo nâng cao chất lượng cán bộ nhân viên trong ngân hàng
Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam.
3.3 Kiến nghị
3.3.1 Kiến nghị đối với nhà nước
3.3.2 Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước
3.3.3 Kiến nghị đối với ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt
Nam.
KẾT LUẬN

15
Trong một nền kinh tế ngày một phát triển như hiện nay thì hệ thống ngân
hàng rất cần thiết cho các doanh nghiệp hoạt động một cách có hiệu quả.
Trong một nền kinh tế nhu cầu tín dụng thường xuyên phát sinh do các do các
doanh nghiệp luôn tìm cách phát triển mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ,
đổi mới các phương tiện vận chuyển. Các doanh nghiệp cần vốn để chu chuyển
cho quá trình kinh doanh của mình, phục vụ cho các hoạt động đầu tư. Đặc biệt
là trong xu thế hiện nay khi nền kinh tế thị trường phát triển, cạnh tranh diễn ra
khốc liệt trên thị trường , giữa các doanh nghiệp để khẳng định vị trí của mình.
Chính vì như vậy mà ngân hàng có vai trò quan trọng trong một nền kinh tế
phát triển. Chính vì thế mà các Ngân hàng đã không ngừng dùng nhiều biện
pháp để nâng cao chất lượng tín dụng.
Qua đề tài này, em có cơ hội được tìm hiểu sâu hơn về hoạt động cho vay
tín dụng của một ngân hàng nói chung và đặc biệt là hoạt động cho vay ngắn
hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Do vậy em đã có được mối liên hệ
giữa lý thuyết và thực tiễn về hoạt động này là như thế nào, từ đó rút ra những
bài học khi nghiệm quý báu cho bản thân.
Đề tài phân tích tình hình vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc
doanh là một đề tài hay. Mặc dù đã có sự hướng dẫn của cô giáo nhưng trong
quá trình thực hiện đề tài này sẽ không tránh khỏi những sai sót em rất mong
được sự đóng góp ý kiến của cô giáo để giúp cho đề tài này được hoàn thiện
hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
16
1. PGS-TS Dương Đăng Chính(2005), Giáo trình lý thuyết tài chính, NXB Tài
Chính, Hà Nội.
2. Ths.Lê Thị Thanh Thủy(2011), bài giảng Phương Pháp Nghiên Cứu Kinh
Tế.
3. Nguyễn Văn Tiến(2005), Quản trị rủi ro trong ngân hàng, NXB Thống kê.
4. Lê Trung Thành(2002), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng Thương mại, NXB

Tài Chính, Hà Nội.
5. Lưu Thị Hương(2002), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Giáo dục.
6. />han-tai-nhno-ptnt-chi-nhanh-lang-ha 672778.html
7. />dong-cho-vay-cua-ngan-hang-cong-thuong-thanh-hoa 279246.html
8. />voi-doanh-nghiep-ngoai-quoc-doanh-tai-chi-nhanh-ngan-hang-nong-nghiep-va-
phat-trien-nong-thon-tinh-hung-yen/968.html
9. />doi-voi-doanh-nghiep-ngoai-quoc-doanh 328012.html
10. />rong-tin-dung-ngan-hang-doi-voi-khu-vuc-kinh-te-ngoai-quoc 40505.html
17

×