Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Kinh doanh và phát hành báo chí pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.95 KB, 23 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
Khoa Báo Chí & Truyền Thông
Họ và tên: Vũ Văn Hùng
Lớp: K54 Báo Chí và Truyền Thông
Bài giữa kì môn: Kinh doanh và phát hành báo chí
Đề bài: Làm rõ những thành tựu và khó khăn cơ bản của một cơ quan báo
chí về kinh doanh
Bài làm
Báo Tuổi Trẻ là cơ quan ngôn luận của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh TP.HCM và gồm bốn ấn bản: nhật báo Tuổi Trẻ, tuần báo, Tuổi
Trẻ Cười và báo điện tử Tuổi Trẻ. Trải qua một thời gian dài hoạt động báo
chí từ khi đất nước được thống nhất, Báo Tuổi Trẻ đã đạt được nhiều thành
tựu cơ bản về nhiệm vụ cũng như sứ mệnh của một tờ báo cũng như về việc
kinh doanh và phát hành báo ngày càng được xây dựng và phát triển trên
quy mô lớn hơn, bên cạnh bao thành tựu đó Tuổi Trẻ cũng gặp không biết
bao khó khăn nhưng Tòa soạn báo vẫn giữ được phẩm chất của ngọn cờ tiên
phong cho báo chí Việt Nam, để hiểu rõ hơn sự phát triển của báo chúng ta
cùng đi sâu và tìm hiểu sự hình thành cũng như xây dựng kế hoạch phát triển
tờ báo.
1. Những thành tựu rực rỡ của báo Tuổi Trẻ trong lĩnh vực kinh
doanh và phát hành báo chí.
Báo Tuổi Trẻ ra đời chính thức ngày 2 tháng 9 năm 1975. Số báo
Tuổi Trẻ đầu tiên phát hành với số lượng khoảng 5.000 bản/tuần. Trụ sở
đầu tiên của báo Tuổi Trẻ tại 55 Duy Tân (nay là Phạm Ngọc Thạch, Q.3,
TPHCM). Tiền thân của tờ báo này bắt đầu từ những tờ truyền đơn và
bản tin in roneo của sinh viên, học sinh Sài Gòn trong phong trào chống
Mỹ những ngày Chiến tranh Việt Nam
1.1 Những cột mốc phát triển của Tuổi Trẻ.
Tính đến tháng 07-1981, Tuổi Trẻ được phát hành hai kỳ/tuần (thứ tư và
thứ bảy) với số lượng 30.000 bản/kỳ. Ngày 10-08-1982, Tuổi Trẻ tăng lên


ba kỳ phát hành mỗi tuần (thứ ba, thứ năm, thứ bảy).
Ngày 16-01-1983, Tuổi Trẻ Chủ nhật ra đời với số lượng khoảng 20.000
tờ mỗi kỳ. Bảy năm sau, Tuổi Trẻ Chủ nhật đạt kỷ lục 131.000 tờ trong năm
1990. Ngày 01-01-1984, Tuổi Trẻ Cười ra đời, là tờ báo trào phúng duy nhất
của Việt Nam lúc đó. Số lượng phát hành ban đầu khoảng 50.000, sau đó
nhanh chóng tăng đến 250.000 tờ vào cuối năm đó.
Đến 1 tháng 9 năm 2000, số thứ sáu được phát hành. Sau đó, 2 số thứ
tư và thứ hai lần lượt được xuất bản vào các ngày 23 tháng 1 và 7 tháng
10 năm 2002. Báo điện tử Tuổi Trẻ Online ra mắt chính thức ngày 1 tháng
12 năm 2003 . Chưa đầy hai năm sau, TTO đã vươn lên vị trí thứ ba về số
lượt truy cập trong bảng xếp hạng tất cả các website tiếng Việt trên thế giới.
Từ ngày 2 tháng 4 năm 2006, Tuổi Trẻ chính thức trở thành một tờ nhật
báo khi được phép ra thêm một kỳ vào ngày chủ nhật. Cùng lúc đó, tuần báo
Tuổi Trẻ Chủ Nhật đổi tên thành Tuổi Trẻ Cuối tuần (hiện phát hành 60.000
bản/kỳ).
Ngày 03-08-2008, truyền hình Tuổi Trẻ (TVO) được thành lập, sản xuất
những chương trình truyền hình phát trên Tuổi Trẻ Online và hợp tác phát
sóng với các kênh truyền hình trong nước.
Từ ngày 1 tháng 11 năm 2009, Tuổi Trẻ chủ nhật ra ấn bản 4 màu (in
màu toàn bộ 20 trang) phát hành lần đầu tiên . Cũng là tờ báo in màu toàn bộ
đầu tiên tại Việt Nam.
Ngày 21-06-2010, Tuổi Trẻ News được thành lập và ngay sau đó là Tuổi
Trẻ Mobile vào tháng 09 năm 2010.
Điểm qua các mốc thời gian ta thấy được sự phát triển không ngừng của
Tuổi trẻ, từ những ấn phẩm báo trên trang giấy mộc mạc cho đến lên màu, từ
cơ quan báo in Tuổi Trẻ vươn lên phát triển mạng lưới báo chí trong nhiều
lĩnh vực báo điện tử, lẫn cả truyền hình. Điều này chứng tỏ Tuổi Trẻ bắt
nhịp nhanh với thời cuộc, thay đổi cách sản xuất và phát hành thông tin. Sự
thay đổi đó đã làm nên Tuổi Trẻ trở thành một tờ báo lớn với số lượng phát
hành luôn đứng đầu trong làng báo Việt Nam, việc thay đổi và mở rộng lĩnh

vực phát hành sang báo mạng và truyền hình giúp cho Tuổi Trẻ thu hút ngày
càng nhiều độc giả.
Để duy trì và phát hành thường xuyên các ấn phẩm tuổi trẻ đã vừa đảm
nhiệm được việc thông tin báo chí, đó là sứ mệnh của mỗi tờ báo khi ra đời,
để làm được điều đó Tuổi Trẻ đã đa dạng hóa thu nhập cho tờ báo, không
chỉ là thu phí qua việc bán các ấn phẩm báo chí của mình mà Tuổi Trẻ đã lấn
sân sang lĩnh vực quảng cáo, đây là lĩnh vực thu lợi nhuận cao và chính cho
các tờ báo hiện nay trên thế giới. Tuổi Trẻ đã nhìn nhận ra được con đường
mới cho báo chí phát triển hơn, chính vì thế Tuổi Trẻ xây dựng thương hiệu
của mình trên nhiều loại hình báo chí. Như khi tòa báo Tuổi Trẻ Online ra
đời đó là cột mốc đánh dấu bước phát triển mới của một tờ báo in, thực sự
đã mang lại nhiều giá trị to lớn cho công tác truyền thông báo chí.
Báo điện tử thường sẽ không thu phí bạn đọc như các ấn phẩm báo in,
vì thế để duy trì được sự phát triển và đảm nhiệm sứ mệnh của một cơ quan
báo chí là việc không thể không thực hiện, Tuổi trẻ đã mạnh dạn đa dạng
hóa thu nhập bằng cách nhận quảng cáo cho các sản phẩm mới, các doanh
nghiệp. Như vậy tờ báo sẽ có đủ kinh phí để trả lương cho phóng viên, cộng
tác viên tiếp tục duy trì hoạt động báo chí ổn định.
Bảng Gía Quảng cáo của Báo Tuổi Trẻ
Vị trí Kích thước Đơn giá
Số vị
trí
Số
lượt chia
sẻ
Banner Top
Trang chủ 375px x 85px
15.000.000đ /
01 tuần
2 3

Trang
chuyên mục
nt
7.000.000đ /
01 tuần
2 3
Banner giữa
Trang chủ 226px x 80px
10.000.000đ /
01 tuần
6 3
Banner phải – trên
Trang chủ 215px x 80px
10.000.000đ /
01 tuần
* **
Trang
chuyên mục
nt
4.000.000đ /
01 tuần
* **
Logo – trên
Vị trí Kích thước Đơn giá
Số vị
trí
Số
lượt chia
sẻ
Trang chủ 80px x 80px

2.000.000đ /
01 tuần
* **
Trang
chuyên mục
nt
500.000đ / 01
tuần
* **
Video clip
Trang chủ 300px x 240px
10.000.000đ /
01 tuần
5
Banner phải - dưới
Trang chủ 215px x 80px
7.000.000đ /
01 tuần
* **
Logo - dưới
Trang chủ 80px x 80px
7.000.000đ /
01 tuần
* **
Bài thông
tin dịch vụ
Giá tối thiểu 1.000.000đ/01 ngày cho 100 từ, tặng kèm
1 hình. Thêm 1 từ vui lòng cộng thêm 10.000đ. Bài từ 800
từ trở lên giá chỉ 8.000.000đ/01 ngày.
Rao vặt trang chủ TTO

Chữ
20 từ bên ngoài / 100 từ bên trong giá 50.000đ/ngày
Vị trí Kích thước Đơn giá
Số vị
trí
Số
lượt chia
sẻ
Chữ + logo
(60px x 60px)
20 từ bên ngoài + logo / 100 từ bên trong giá
60.000đ/ngày
Logo lớn
240px x 60px giá 100.000đ/ngày
Quảng cáo theo trang (***)
Banner trên 750px x 85px
4.000đ/1.000
1 0
Banner phải 300px x 150px 1 0
Danh sách các trang áp dụng loại hình quảng cáo theo trang
Ghi chú:
 (*) Không giới hạn số vị trí.
 (**) Chia sẻ 03 đơn vị / 01 vị trí.
 (***) Mức giá áp dụng là mức chi phí tối thiểu, khách
hàng có thể tăng mức chi phí này.
 Việc xuất hiện là ngẫu nhiên và không chia sẻ trong 1 lượt
xem trang.
 Quảng cáo theo loại hình này không có bất kỳ khuyến mãi
nào cho đến khi có thông báo mới.
 Video clip có thời lượng tối đa là 30 giây cho 1 đơn vị,

dung lượng tối đa 120kb.
 Banner có thời gian động là 6 giây, đứng yên 4 giây, dung
lượng tối đa 42kb. Việc xuất hiện các banner là ngẫu nhiên.
 Banner được hỗ trợ thiết kế miễn phí.
 Được báo cáo số lượt thấy banner quảng cáo và số lần truy
cập vào banner quảng cáo.
 Giá trên đã bao gồm thuế VAT.
 Chế độ chiết khấu, ưu đãi và khuyến mãi: chiết khấu cơ
bản là 12%.
Ngoài quảng cáo, Tuổi Trẻ còn hợp tác với các doanh nghiệp
viễn thông để phát triển mạng lưới thông tin, mang lại hiệu quả kinh
tế. Hiện nay hầu hết các tờ báo mạng trong đó có Tuổi Trẻ đều hợp
tác với các tập đoàn viễn thông như Viettel, Vinaphone,Mobilephone
cung cấp dịch vụ đọc báo qua mạng di động. Đây là sự mở rộng của
Tuổi Trẻ nói riêng cũng như các cơ quan báo chí Việt Nam nói
chung cho việc cung cấp thông tin, đáp ứng nhu cầu thông tin của
độc giả ở mọi lúc mọi nơi và đây cũng là cách đem lại doanh thu
mới, trong tương lai sẽ phát triển hơn hết.
1.2 kinh doanh báo chí và tiềm lực kinh tế của Tuổi Trẻ
Là tờ báo tiên phong trong tổ chức kinh doanh, báo Tuổi Trẻ có tiềm lực
kinh tế thuộc loại mạnh nhất trong các báo in ở Việt Nam.
Khả năng tham gia làm kinh doanh để giúp tờ báo tồn tại và phát triển
bắt đầu từ một ngày giữa năm 1983, khi Bí thư Thành ủy TP HCM lúc đó,
ông Võ Văn Kiệt đến làm việc với báo Tuổi Trẻ và đặt câu hỏi: "Tại sao
trước 1975 ở Sài Gòn ai làm chủ báo cũng giàu, mà bây giờ Tuổi Trẻ lại
phải ngửa tay xin tiền Nhà nước để làm báo?". Câu hỏi đó đã là lời gợi
hướng giải pháp và như một sự đảm bảo, mở đường cho những người lãnh
đạo Ban biên tập Tuổi Trẻ dám làm.
Lúc đó, tất cả các nguyên liệu đều thiếu thốn nên khi Ban biên tập bắt
đầu từ việc này, mở tầm nhìn xa, chủ động xác lập mối quan hệ làm ăn với

các nhà máy giấy Tân Mai, Bãi Bằng.
Phó tổng biên tập Trần Minh Đức (Ba Lãng) trở thành người tổ chức,
khởi động một chương trình tự tháo gỡ để tạo nguồn giấy in báo riêng cho
báo Tuổi Trẻ, nâng số bản in, tìm bạn đọc mới. Tuổi Trẻ còn tổ chức đi
trồng cây nguyên liệu giấy, lập xưởng sản xuất giấy thủ công, liên kết với
lực lượng thanh niên xung phong khai thác nguyên liệu giấy.
Năm 1983, giữa bối cảnh báo chí cả nước đang ngập chìm trong bao cấp,
Tuổi Trẻ đã khởi sự thực hiện phương án tự chủ tài chính và đến 1985 Tuổi
Trẻ thật sự sống nhờ vào sự chi trả của người đọc
.

Tuổi trẻ đi tiên phong trong việc lập các công ty cổ phần. Sáng
15/2/2008, Báo Tuổi Trẻ đã khởi công công trình cao ốc văn phòng cho thuê
6 tầng tại số 60A Hoàng Văn Thụ, phường 9, quận Phú Nhuận - TP.HCM
(nằm cạnh tòa soạn báo Tuổi Trẻ hiện nay). Đây là công trình do báo Tuổi
Trẻ đầu tư, với tổng giá trị dự toán là 45 tỷ đồng. "Thời gian thi công là 290
ngày kể từ ngày khởi công. Tòa nhà có tổng diện tích sàn xây dựng là
6.823 m2. Ngoài diện tích các tầng cho thuê, tòa nhà có một tầng hầm đậu
xe và một nhà hàng, cà phê sân thượng" .
Trong khi đó, báo Tuổi Trẻ đang xây dựng một Trung tâm phát hành báo
chí tại số 157, Lý Chính Thắng, quận 3, TP.HCM.
Tháng 4/2008, báo Tuổi Trẻ khởi công xây dựng Nhà in báo Tuổi Trẻ tại
số 10 Nguyễn Văn Dung, phường 17, quận Gò Vấp, TP.HCM trên khuôn
viên đất 7.553 m2. Đây là công trình nhằm chuẩn bị mặt bằng để tiếp nhận
máy in cuộn offset bốn màu được nhập về từ Mỹ. Dự kiến nhà in này sẽ
được khánh thành vào tháng 11-2008" . Đây là nhà in thuộc sở hữu của Tuổi
Trẻ, khác với việc trước đó báo vẫn phải in ở nhà in khác.
Năm 2009, Tuổi Trẻ đạt doanh thu 800 tỉ đồng. Trong đó, nộp thuế 110
tỉ đồng và thu được 190 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế. Quảng cáo đóng vai trò
quan trọng trong tiềm lực kinh tế Tuổi Trẻ. Năm 1992, quảng cáo Tuổi Trẻ

thu được 1,8 tỉ đồng. Đến năm 2009, con số này là 500 tỉ đồng, chiếm gần
30 % thị phần quảng cáo trong báo in cả nước. Ngoài trang quảng cáo toàn
quốc, Tuổi Trẻ còn có các trang quảng cáo nhanh, giá rẻ tại Hà Nội, Đà
Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang và Cần Thơ.
Tài sản cố định của Tuổi Trẻ tập trung tại TPHCM gồm trụ sở chính
Hoàng Văn Thụ, cao ốc Văn phòng Tuổi Trẻ, Nhà in Gò Vấp, Kho giấy Gò
Vấp, trụ sở Phòng Phát hành tại Lý Chính Thắng, liên doanh 50 % cao ốc 41
Nguyễn Thị Minh Khai và các văn phòng đại diện tại Hà Nội, Vinh, Huế, Đà
Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Ban Mê Thuột, Đà Lạt, Cần Thơ, Rạch Giá.
Theo một đánh giá không chính thức, trị giá thị trường của tất cả tài sản này
khoảng 3.000 tỉ đồng.
Từ những sự kiện và số liệu trên đã cho chúng ta thấy sự lớn mạnh của
Tuổi trẻ trong kinh doanh và phát hành báo chí, tờ báo này xứng đáng trở
thành một trong những tờ báo lớn nhất cuả nền báo chí Việt Nam.
1.3, Thành tựu trong phát hành báo chí.
Với quy mô lớn, Tuổi trẻ được in cùng lúc tại Hà Nội, Đà Nẵng, Quy
Nhơn, Nha Trang, TPHCM, Cần Thơ và Rạch Giá. Báo có 20 trang, in 2
màu. Riêng ngày Chủ nhật, báo được in bốn màu. Tuổi Trẻ có trên 40 trang
quảng cáo mỗi ngày, có ngày lên đến 88 trang, có tuần 312 trang.
Những năm gần đây, các phóng viên của Tuổi Trẻ đã bắt đầu được đi để viết
tin bài, tác nghiệp ở nhiều nơi trên thế giới như Iraq, Pakistan, Liban,
Indonesia, Mỹ, Đức
Những chiến lược phát hành Tuổi Trẻ đã thực hiện trong thời gian qua:
- Liên tục mở rộng mạng lưới phát hành với nhiều cách thức bán báo.
- Rút ngắn thời điểm ra báo trên tất cả các vùng.
- Phát triển tối đa báo dài hạn.
- Đẩy mạnh tiếp thị, chăm sóc tốt bạn đọc.
- Kết hợp hài hòa đầu tư vùng trọng điểm và vùng cạnh tranh thấp.
Thực hiện kiên trì những chiến lược đó, phát hành Tuổi Trẻ đã trở thành
mạng lưới bán báo có năm vị trí hạng nhất trong báo in cả nước:

- Hệ thống đại lý ba cấp nhiều thành phần kinh tế đông đảo nhất (trên
500 tổng đại lý). Từ khởi đầu chỉ có gần 100 đại lý tư nhân tại TPHCM, phát
hành Tuổi Trẻ đã mở rộng và kết nạp thêm các công ty bưu chính và công ty
phát hành tư nhân vào hệ thống đại lý Tuổi Trẻ trên khắp cả nước.
- Mạng lưới phát hành rộng mạnh nhất (6.234 điểm bán trên cả nước,
04.2009). Trong đó, mạng lưới dày đặc nhất tại TPHCM, đặc biệt là Quận
Một, Quận Ba, Quận Năm. Có nơi cứ 100 người dân mua 40 tờ Tuổi Trẻ.
- Số lượng báo dài hạn cao nhất (102.000 tờ) do các công ty bưu chính,
đại lý tư nhân và cả phát hành Tuổi Trẻ cùng thực hiện.
- Ra báo sớm nhất trên toàn quốc. Tuổi Trẻ đã được in cùng lúc tại 7 nơi
TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Cần Thơ và Rạch Giá.
Trong tương lai, Tuổi Trẻ sẽ tiếp tục được in tại một số tỉnh lỵ lớn để đáp
ứng nhu cầu đọc báo sớm của bạn đọc và đi xa hơn vào các vùng sâu.
- Bảng hiệu Tuổi Trẻ nhiều nhất trên các sạp báo. Trong 6.234 điểm bán
trên toàn quốc, chỉ có gần phân nửa có thể làm bảng hiệu thì bảng hiệu Tuổi
Trẻ đã chiếm 1.300 sạp, tiệm. Con số này đang tiếp tục được nâng cao.
Số liệu cụ thể phát hành các ấn phẩm của Báo Tuổi Trẻ.
. Tuổi Trẻ ngày:
- Ngày 2-9-1975: Ra số báo đầu tiên.
- Từ 1975 - 1980: Phát hành hằng tuần, hơn 10.000 bản/kỳ.
- Từ tháng 7-1981: Phát hành hai kỳ/tuần, hơn 30.000 bản/kỳ.
- Từ 8-1982: Ba kỳ mỗi tuần, gần 200.000 bản/kỳ.
- Từ 1-9-2000: Bốn kỳ mỗi tuần, trên 250.000 bản/kỳ.
- Từ 23-1-2002: Năm kỳ mỗi tuần.
- Từ 7-10-2002: Sáu kỳ mỗi tuần, trên 300.000 bản/kỳ.
- 2005: Trên 350.000 bản/kỳ.
- Từ 2-4-2006: Ra số chủ nhật, trở thành nhật báo, hiện đạt trên 400.000
bản/kỳ.
- Từ ngày 2-1-2006: Ra chuyên trang Tuổi Trẻ 24 giờ.
- Từ năm 2008-2009: Tuổi Trẻ nhất báo đạt 450.000/bản/kỳ, có thời

điểm đạt trên 500.000 bản/kỳ.
 Tuổi Trẻ Chủ Nhật (nay là Tuổi Trẻ Cuối tuần):
- Số đầu tiên: Ngày 16-1-1983, 20.000 bản/tuần.
- Năm 2006: Gần 60.000 bản/tuần.
- Từ 9-4-2006 đổi tên thành Tuổi Trẻ Cuối tuần
- Từ ngày 1 tháng 11 năm 2009, Tuổi Trẻ chủ nhật ra ấn bản 4 màu (in
màu toàn bộ 20 trang) phát hành lần đầu tiên . Cũng là tờ báo in màu toàn bộ
đầu tiên tại Việt Nam.
 Tuổi Trẻ Cười:
- Ra đời tháng 1-1984, phát hành mỗi tháng một kỳ, 20.000 bản.
- 2005: Mỗi tháng 2 kỳ.
- Năm 2006: 110.000 bản/kỳ.
- tháng 6-2009: xuất bản hơn 140.000 bản/kỳ.
 Tuổi Trẻ điện tử (TTO):
Ra đời 1 tháng 12 năm 2003 . Hiện nay trên 4.500.000 lượt truy
cập/ngày. Ngày 20 tháng 3 năm 2010 đổi tên miền thành tuoitre.vn và thay
giao diện mới
Qua các cứ liệu và phân tích trên, chúng ta có thể rút ra được nhận
xét về sự phát triển của Báo Tuổi Trẻ. Sự phát triển của Báo Tuổi Trẻ là
sự khẳng định công tác kinh doanh và phát hành báo chí có ý nghĩa sống
còn đối với một tờ báo, có tiềm lực mạnh về kinh tế đã giúp Báo Tuổi
Trẻ trở thành tờ báo lớn nhất trong làng báo Việt Nam với lượng độc giả
không ngừng gia tăng. Công tác in ấn phát hành của Báo Tuổi Trẻ cũng
góp phần đưa thông tin nhanh nhất đến người đọc, đây là một bước thành
công trong công tác truyền thông đại chúng của một tờ báo, với tiềm lực
kinh tế và quy mô phát hành báo chí, Báo Tuổi Trẻ xứng đáng trở thành
ngọn cờ tiên phong cho các tờ báo về kinh doanh và phát hành báo chí
trong cả nước.
2. Những khó khăn và thăng trầm trong kinh doanh và phát
hành báo chí của Báo Tuổi Trẻ

Những khó khăn cơ bản của Tuổi Trẻ trong kinh doanh chủ yếu là công
tác phát hành và thu lợi nhuận nhằm phục vụ công tác báo chí.
Tuổi trẻ có nhiều cơ sở phát hành báo chí ở khắp cả nước để phục vụ
phát hành báo chí đúng kì hạn và mạng lưới thi trường được mở rộng hơn,
nhưng chính điều đó gây nên sự khó khăn trong công tác quản lý thị trường
phát hành. Nhiều cơ sở chưa thật sự hoạt động có hiệu quả cho công tác phát
hành, in ấn chưa có chuẩn chung còn nhiều sai sót khi in ấn ra ấn phẩm. Thứ
hai là khi mạng lưới in ấn được xây dựng ở nhiều cơ sở gây tốn kém cho tài
chính của Báo Tuổi Trẻ.
Thị trường báo chí nước ta càng ngày càng sôi động sự cạnh tranh trong
hoạt động phát hành và kinh doanh báo chí là điều không thể tránh khỏi đối
với Báo Tuổi Trẻ. Đó là tình trạng co cụm, phân hoá trong việc lựa chọn ấn
phẩm báo chí để sinh lợi, dẫn đến tình trạng những tờ báo, tạp chí có lượng
phát hành lớn càng có ưu thế, trong khi những tờ báo yếu, số lượng phát
hành nhỏ gặp nhiều khó khăn. Nhiều tờ báo có nội dung tốt ít được người
đọc người đọc biết đến, trong khi những tờ mang tính thương mại hóa thì lại
bán rất chạy. Sự cạnh tranh không lành mạnh trong công tác phát hành báo
chí xuất hiện như: dùng những mánh khoé để "dìm" nhau, giành giật thị
phần, gian dối trong việc trả lại báo Mạng lưới phát hành chủ yếu tập
trung ở các thành phố, đô thị lớn, trong khi đó báo chí miền núi, vùng sâu,
vùng xa, biên giới, hải đảo còn bị bỏ trống.

Cách đây vài chục năm, số đầu báo ở Việt Nam chỉ có thể đếm trên đầu
ngón tay, chuyện quảng cáo nói chung, trên báo chí nói riêng thậm chí còn
bị coi là một điều xấu xa, không thể có chỗ đứng trong xã hội. Nhưng với
thời gian, mọi sự đã thay đổi. Số lượng đầu báo đã tăng lên tới vài trăm,
nhiều tờ báo không được ngân sách Nhà nước bao cấp vẫn có thể sống được
nhờ quảng cáo. Tuổi trẻ là một tờ báo lớn và số lượng quảng cáo trên báo in,
điện tử hay kênh truyền hình chiếm phần lớn.
Mở bất kỳ tờ báo nào người đọc cũng thấy quảng cáo, bất kỳ chương

trình truyền hình hẫp dẫn nào cũng có các clip quảng cáo chen vào, Báo
Tuổi Trẻ cũng vậy. Dù muốn hay không thì quảng cáo cũng đã trở thành một
hiện tượng thường nhật của đời sống xã hội Việt Nam và cùng với việc tăng
số lượng phát hành, các tờ báo đều chú trọng đến khâu quảng cáo để tăng
thu nhập. Chính vì thế điều mà tuổi trẻ đang gặp khó khăn trong vấn đề kinh
doanh phát hành báo chí đó là các ấn phẩm, các trang báo, kênh truyền hình
có quá nhiều quảng cáo, tuy rằng đó là nguồn thu nhập lớn cho tờ báo nhưng
nó hay gây phản cảm cho bạn đọc. Báo chí có nhiệm vụ cao cả là tuyên
truyền mở rộng tri thức, thực hiện nhiệm vụ chính trị- văn hóa- xã hội nhưng
các trang quảng cáo khá nhiều làm mất đi giá trị cũng như tầm quan trọng
của một tờ báo.
Nhìn chung Báo tuổi trẻ có những khó khăn trong kinh doanh và
phát hành báo chí những vấn đề sau:
Nội Dung:
 Hầu hết các báo điện tử trong đó có Báo Tuổi Trẻ
đều gặp phải hiện tượng sao chép, cóp nhặt giữa báo điện tử này với
báo điện tử khác, giữa trang điện tử này với trang điện tử khác diễn ra
khá phổ biến. Có những thông tin đưa trên các phương tiện truyền
thông chính thống là trung thực, đúng bản chất, nhưng khi chuyển sang
các trang điện tử cá nhân lại bị bóp méo, sai lạc hoàn toàn về bản chất,
gây nguy hại đến nhận thức người đọc và nhận thức xã hội.
 Đưa thông tin về các sự kiện thế giới một cách
không chọn lọc, không đúng quan điểm, đường lối đối ngoại của Đảng
và Nhà nước ta. Sự nhiễu loạn thông tin cũng xuất phát từ một số nhà
báo còn để lọt thông tin không trung thực, thiếu chính xác, giật gân, câu
khách, lộ bí mật;
 Báo Tuổi Trẻ mở thêm ấn phẩm phụ, mở thêm
chương trình theo hướng xã hội hoá nhưng chưa quản lý chặt chẽ nội
dung và chất lượng. Còn có hiện tượng khai thác thông tin, phim,
chương trình nước ngoài với tỷ lệ quá cao, thiếu chọn lọc về văn hóa,

thậm chí có sai lệch về chính trị.
 Cá biệt còn có những cán bộ, phóng viên ở một số
cơ quan báo chí, văn phòng đại diện cơ quan báo chí tại các địa phương
thiếu rèn luyện đạo đức, phẩm chất, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, thậm
chí vi phạm pháp luật. Có thể nói, những khuyết điểm và hạn chế của
báo chí xuất phát từ nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân cơ bản vẫn
là tính chuyên nghiệp trong hoạt động báo chí chưa cao.
Sự phân công phối hợp giữa cơ quan chỉ đạo, quản lý, chủ quản
chưa rõ ràng, chặt chẽ:
Cơ Quan chỉ đạo chưa tham mưu, tư vấn sắc bén, định hướng chỉ
đạo kịp thời công tác thực tiễn trong vấn đề kinh doanh và phát hành
báo chí sao cho hợp lí, vừa đảm bảo được nhiệm vụ chính trị vừa có lợi
nhuận từ các ấn phẩm, cải thiện đời sống người làm báo. Cơ Quan
Quản Lý chưa đủ sức tham mưu, thể chế hóa đường lối, chủ trương,
hoàn thiện pháp luật, tạo ra chế tài xử lý kịp thời nghiêm túc sai phạm.
Cơ Quan chủ quản lựa chọn cán bộ chuyên trách còn tùy tiện, chủ quan.
Cơ chế, chính sách, nhất là vấn đề kinh tế trong hoạt động báo chí
chậm được cơ quan Đảng và Nhà nước nghiên cứu, bổ sung, hoàn
thiện. Cơ quan chủ quản Tuổi Trẻ chưa chăm lo đúng mức công tác
quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí đội ngũ cán bộ, có phần phó thác
cho tổng biên tập báo. Kỷ luật, kỷ cương và quy trình làm báo ở một
số chi nhánh đại diên của Tuổi Trẻ còn yếu kém, sơ hở. Một số phóng
viên, biên tập viên vẫn còn yếu kém về nhận thức tư tưởng, bản lĩnh
chính trị, chưa nắm vững quan điểm, đường lối của Đảng, luật pháp,
chính sách của Nhà nước Cụ thể trường hợp nhà báo Nguyễn Văn
Hải (Báo Tuổi trẻ) vi phạm làm lộ bí mật công tác trong vụ PMU 18.
Chạy theo xu hướng kinh tế thị trường mà quên đi sứ mệnh của một
tờ báo
Sự ảnh hưởng của khuynh hướng tư nhân hóa báo chí: Báo Tuổi Trẻ
đang đi theo xu hướng "thương mại hoá" hoạt động báo chí vì lợi ích cục bộ;

thiếu nhạy cảm và trách nhiệm chính trị, trách nhiệm xã hội; thông tin thiếu
tầm nhìn bao quát và chiều sâu tư tưởng; thiếu chọn lọc và không làm tốt
việc thẩm định trong giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hoá nước ngoài;
ít tuyên truyền giới thiệu những yếu tố tích cực, những cách làm hay, kết quả
tốt, những tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực mà lại
thiên về tô đậm những yếu kém, tiêu cực, mặt trái của xã hội, không phản
ánh đúng thực tế cuộc sống, ảnh hưởng xấu đến tư tưởng và dư luận xã hội;
gây bất lợi cho công tác đối nội, đối ngoại; gây khó khăn, thậm chí làm thiệt
hại cho doanh nghiệp, người sản xuất và người tiêu dùng
Thông tin không trung thực, chạy theo thị hiếu, sự hiếu kỳ của người
đọc. Quảng cáo lấn át nội dung chính của tờ báo. Theo Pháp lệnh Quảng cáo
ban hành năm 2001 về quảng cáo trên báo chí, báo in và báo điện tử được
quảng cáo không quá 10% diện tích, báo nói và báo hình được quảng cáo
không quá 5% thời lượng của chương trình. Nhưng hiện nay các ấn phấm
báo in của tuổi trẻ đôi khi có cả chục trang chỉ dành cho quảng cáo
Sự phân bố mạng lưới phát hành không đồng đều
- Mạng lưới phát hành phát triển không đồng đều ở các địa phương
+ Tập trung ở thành phố trung tâm ( Hà Nôi, Đà Nẵng, Tp
HCM)
+ Trống vắng ở nông thôn, miền núi
+ Thị trường nông thôn miền núi, chủ yếu do lực lượng phát
hành báo nhà nước đảm nhận ( công ty PHBC TƯ)
- Qui mô hoạt động nhỏ, phân tán: Quầy sạp nhỏ, cơ sở vật chất nơi
thì đồ sộ, đầy đủ quá mức nơi thì nghèo nàn lạc hậu, thiếu tính chuyên
nghiệp.
- Cơ chế, chính sách cho cơ quan báo chí trong đó có Tuổi Trẻ giống
với các Doanh Nghiệp thông thường (Kinh phí hoạt động, nghĩa vụ
thuế: Thuế TNDN 25%, 10% thuế GTGT trên doanh thu quảng cáo )
- Nguồn nhân lực quản lý kinh tế, quản trị đầu ra cho Báo Tuổi Trẻ
chưa được đào tạo chính qui, chuyên nghiệp. Hoạt động theo kinh

nghiệm là chủ yếu
- Công tác đào tạo:
+ Mảng đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ tổ chức hoạt động Sản
Xuất Kinh Doanh Báo Chí hiện chưa được coi trọng đúng mức
+ Tuổi Trẻ còn chưa được Nhà nước chưa quan tâm đúng mức
đến đào tạo lực lượng PH&KD báo chí, mọi hoạt động phát
hành và kinh doanh đều tự thân tờ báo tìm ra, nên đôi lúc cho
kết quả không khả quan có tính thiên về kinh tế nhiều hơn.
Về năng lực quản trị kinh doanh báo chí của Tuổi Trẻ.
- Các khâu nghiệp vụ đầu vào của qui trình SXKD BC: Đây là khâu mạnh
nhất được Tòa soạn báo quan tâm đầu tư kỹ lưỡng. Song còn nhiều bất cập:
+ Đưa tin thiếu chính xác, không đúng thời điểm
+ Đưa tin nước ngoài còn thiếu chọn lọc, biên tập không kỹ
+ Không bám sát tôn chỉ mục đích
+ Thông tin còn mang tính chủ quan
- Các nghiệp vụ quản lý kinh tế BC, quản lý nhà nước về BC, Quản trị
KDBC chưa được coi trọng đúng mức
- Các khâu nghiệp vụ đầu ra hiện nay còn quá yếu
+ Chưa được Nhà Nước quan tâm đúng mức
+ Chủ yếu tiêu thụ theo đơn đặt hàng, theo kinh nghiệm
+ Chưa khai thác triệt để nhu cầu thị trường
3. Những giải pháp khắc phục khó khăn cho Báo Tuổi Trẻ, đưa Tuổi
Trẻ trở thành tờ báo hàng đầu về kinh doanh và phát hành báo chí.
Với thương hiệu lâu năm trong làng báo Việt Nam, Tuổi Trẻ đã xây
dựng được cho mình một thương hiệu riêng với hàng triệu độc giả khắp cả
nước. Trước những đổi mới của đất nước về kinh tế, văn hóa, xã hội để tồn
tại và phát triển cao hơn trong tương lai thiết nghĩ Báo Tuổi Trẻ cần phải
thay đổi và cải thiện một số vấn đề nổi cộm trong nền kinh tế báo chí thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, sau đây tôi xin đưa ra một số giải
pháp cơ bản cho hoạt động báo chí và kinh doanh phát hanh các ấn phẩm

cho Báo Tuổi Trẻ khắc phục những khó khăn hiện tại như sau.
3.1, Một số vấn đề phải thay đổi về quản lý đối với hoạt động kinh tế
báo chí
3.1.1 Đổi mới về nhận thức
- Coi báo chí là sản phẩm đặc biệt
- Coi kinh doanh báo chí là hoạt động kinh doanh đặc thù
- Tổ chức Sản Xuất Kinh Doanh, quản lý theo phương thức,
chính sách riêng phù hợp với tính chất đặc thù của sản phẩm
3.1.2, Tăng cường trao đổi với Nhà Nước và thay đổi cơ cấu quản lý
- Cơ chế quản lý:
 Phân định rõ mảng báo chí kinh doanh và mảng tuyên truyền
chính trị trong từng loại hình báo chí trên các ấn phẩm của tờ báo theo
từng loại hình sao cho phù hợp với thay đổi mới.
 Qui định tỉ lệ phù hợp của chương trình/ chuyên mục để tờ Báo
có khả năng thực hiện hiệu quả kinh tế và tuyên truyền chính trị
 Có cơ chế mở, quản lý hoạt động báo chí bằng luật pháp và
công cụ kinh tế, tài chính tiến tới thành lập một tập đoàn báo chí mạnh
về tài chính và nội dung thông tin gắn bó chặt chẽ với lợi ích cảu đất
nước.
- Chính sách quản lý:
 Đầu tư tài chính cho các đơn vị, văn phòng đại diện hoạt
động
 Tài trợ cho mảng tuyên truyền chính trị vững mạnh hơn
 Đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng: quầy, sạp cố định, lưu
động, đại lý bán hàng
 Đầu tư kinh phí đào tạo:
o Cán bộ quản lý nhà nước về báo chí
o Cán bộ quản trị kinh doanh doanh nghiệp báo chí
o Cán bộ trực tiếp tổ chức sản xuất kinh doanh BC
o Cán bộ phát hành chuyên nghiệp

- Công cụ quản lý
 Sử dụng công cụ luật pháp (đồng bộ, thống nhất với các
chế tài cụ thể, phù hợp với thực tiễn ngành)
 Công cụ kinh tế tài chính, đây là biện pháp tác động gián
tiếp dựa trên những lợi ích có tính hướng dẫn lên đối tượng
quản lý, nhằm làm cho họ quan tâm tới kết quả cuối cùng của
hoạt động.
Báo Tuổi Trẻ cần phải có mối liên hệ trao đổi thường xuyên với Nhà
nước thông qua cơ chế, chính sách, công cụ và biện pháp kinh tế mà tác
động đến lợi ích của chính Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động cũng
như toàn xã hội. Sự tác động nhằm giải quyết hài hòa các lợi ích, tạo điều
kiện thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển.
Biện pháp đòn bẩy kinh tế trong quản lý thể hiện qua hai tác động:
+ Thứ nhất, tác động bằng cách tạo ra sự quan tâm về lợi ích thông qua
các kế hoạch, chiến lược và các chính sách phát triển kinh tế của chủ thể
quản lý. Ví dụ để đạt mục tiêu xã hội nâng cao mức hưởng thụ văn hóa tinh
thần của xã hội, Tuổi Trẻ cần đưa vấn đề ra với cơ quan chủ quản và liên hệ
với Nhà nước đề ra kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng, đưa báo chí về
nông thôn miền núi, chính sách trợ giá, đặt hàng và tổ chức kênh tiêu thụ,
chính sách thuế ưu đãi mặt hàng, hoạt động cụ thể…
Để đạt mục tiêu cạnh tranh có hiệu quả,cần phải có những kiến nghị với
Nhà nước để tạo ra hành lang pháp lý, môi trường đầu tư hấp dẫn, đa dạng
hóa mô hình tổ chức doanh nghiệp, đa dạng hình thức sở hữu trong một
doanh nghiệp… Nhà nước tạo ra cơ chế thu hút vốn nhàn rỗi trong nền kinh
tế bằng cách tạo điều kiện và thúc đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các doanh
nghiệp báo chí hiện nay
+ Thứ hai, tác động bằng tiêu chuẩn hóa các định mức kỹ thuật như định
mức khoán, định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức thuế, định mức doanh thu
và lợi nhuận… Các định mức này trực tiếp tác động đến lợi ích “sát sườn”
của đối tượng quản lý, tạo ra động lực thúc đẩy hoạt động có hiệu quả.

Để Tuổi Trẻ mãi giữ được thương hiệu sản phẩm thông tin có giá trị cao
cần phải tiến hành xây dựng ban biên tập với đội ngũ nhà báo nhiệt tình
trong công việc, phẩm chất chính trị tốt. Thành lập ban thanh tra, kiểm tra
và xử lý vi phạm thường xuyên, nghiêm túc, xử phạt nghiêm minh, không
bao che nâng đỡ những thành phần không tốt cho sự phát triển và danh hiệu
cảu tờ báo.
3.1.3 Nâng cao chất lượng quản trị kinh doanh báo chí
- Tổ chức tốt các khâu nghiệp vụ đầu vào, đầu ra: Gắn đầu vào với
đầu ra, tổ chức thống nhất đồng bộ trên cơ sở Viết gì? Thông tin gì? Cho đối
tượng nào? Lưu thông, tiêu thụ trên thị trường bằng hình thức nào, cách
nào?
- Quản trị nhân sự:
+ Giao đúng người, đúng việc, đảm bảo có trình độ chuyên môn, chuyên
sâu
+ Tạo ra môi trường làm việc tốt, khai thác và phát huy thế mạnh của từng
cá nhân và tập thể
+ Khen thưởng thích đáng, kịp thời
+ Hạch toán kinh doanh
+Lấy thu bù chi, tạo ra lợi nhuận
+ Tạo ra nguồn thu dồi dào cho DN
- Từ việc tiêu thụ sản phẩm
- Thu hút các nguồn thu khác (QCTM, hoạt động khác)
+ Tiết kiệm chi phí
o Hạ thấp các khoản chi phí không cần thiết
o Tăng số lượng hàng hóa tiêu thụ
3.1.4, Đội ngũ cán bộ cần được nâng cao chất lượng
- Hoạt động báo chí đòi hỏi phải có tính chuyên nghiệp cao không
phải chỉ đơn thuần các yếu tố kỹ thuật mà còn bao hàm các yếu tố về tư
tưởng, bản lĩnh chính trị, bản lĩnh ứng xử và kỹ năng hành nghề.
Để có đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn vừa có tư tưởng chính trị lành

mạnh, Tuổi Trẻ phải đẩy mạnh công tác rè luyện đạo đức báo chí cho các
phóng viên, nhà báo của mình đồng thời đào tạo và tuyển đội ngũ nhân viên
có trình độ chuyên môn được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp có như thế
Tuổi Trẻ mới có đượ những cây bút lẫy lừng, những bài báo hay, giá trị lau
dài đưa Báo Tuổi Trẻ trở thành tờ báo số một Việt Nam.
4. Tổng Kết
Qua tìm hiểu sự hình thành và phát triển cũng như những thành tựu và
khó khăn trong kinh doanh và phát hành báo chí của một trong những tờ báo
lớn nhất Việt Nam, chúng ta có thể thấy rằng báo chí và kinh doanh ở Việt
Nam đã và đang có những bước chuyển biến mới. Trong những bước
chuyển biến mới ấy có nhiều thành tựu đáng tự hào nhưng cũng có những
khó khăn nội tại trong cơ chế thi trường. Nhìn chung trong cơ chế mới ấy
chúng ta nhận ra được những cơ hội và những thách thức mới cho nền báo
chí Nước ta phát triển, một tờ báo muốn tồn tại và phát triển tốt cần phải có
những yếu tố về tài chính cũng như những chiến lược tốt cho tờ báo của
mình nhưng cũng phải biết điều hòa giữa kinh tế và chính trị. Điều hòa ở
đây là sự đảm nhiệm được sứ mệnh chính trị của thông tin tuyên truyền mà
Đảng, Nhà nước đã đưa ra và phải đảm nhiệm được vấn đề kinh tế tài chính
cho tờ báo của mình hoạt động tốt. Đó là những cơ hội và thách thức cho sự
phát triển của nền báo chí Việt Nam, Tuổi trẻ là một tờ báo đang vươn mình
đứng dậy bắt nhịp với những cơ hội và thách thức tạo dựng cho mình một lối
đi vững chắc trong làng báo chí nước ta, Tuổi trẻ xứng đáng là tờ báo đi đầu
về sự đổi mới trong nhiều lĩnh vực và đã đạt được những kết quả khả quan
trong kinh doanh và phát hành báo chí.
PHỤ LỤC:
Một số tài liệu tham khảo:
+ Những bài giảng của giảng viên môn KD&PH BC: Đỗ Thị Quyên
+ Bách khoa toàn thư : Wikipidia.com.vn
+ web tài liệu: http//: tailieu.vn
+ báo điện tử Tuổi trẻ : tuoitreonline.vn

+ một số trang mạng khác: vietnamjournaist, songthan, vvv

×