Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm giúp học sinh lớp 4 phát triển năng lực giao tiếp hợp tác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 15 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn biện pháp
Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “ Cái mầm có xanh thì cây
mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi, quả mới tốt, con trẻ có được ni
dưỡng, giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường tự lập”. Vì vậy, việc giảng dạy
và giáo dục thế hệ trẻ luôn luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm.
Trong thời đại hiện nay, cuộc sống sôi động đang đà phát triển về mọi
mặt. Học sinh được tiếp xúc với nhiều mặt tốt, mặt xấu của xã hội nên các em
cũng nhanh nhạy hiếu động hơn, tự do hơn. Giáo viên chủ nhiệm giống như
người thầy, người mẹ, người cha, người anh chị, đồng thời cũng là người bạn
của học sinh.
Là một giáo viên, tôi được nhà trường phân công giảng dạy và chủ nhiệm
lớp 4. Để hồn thành tốt nhiệm vụ của mình, ngồi việc cung cấp kiến thức cho
học sinh, tôi nhận thấy bản thân cịn phải rèn luyện cho các em biết nói lời cảm
ơn, xin lỗi, cách trình bày, cách giao tiếp và hợp tác một cách tự tin, hiệu quả bài
học. Qua đó thúc đẩy động lực học tập của mỗi em học sinh,… Vì vậy, cơng tác
chủ nhiệm lớp ở Tiểu học rất quan trọng, đặc biệt là công tác rèn luyện giúp học
sinh phát triển năng lực, phẩm chất - là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục
toàn diện cho học sinh.
Chính vì những lí do trên mà tơi đã cố gắng tìm ra: “ Một số biện pháp
trong công tác chủ nhiệm giúp học sinh lớp 4 phát triển năng lực giao tiếp hợp
tác”. Tôi mong được chia sẻ và nhận được những đóng góp chân tình từ các thầy
giáo, cơ giáo.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm ra nguyên nhân dẫn đến học sinh chưa chủ động trong giao tiếp hợp
tác để chia sẻ bài học;
- Đưa ra các biện pháp cụ thể để giúp học sinh chủ động, tự tin hơn khi
giao tiếp và hợp tác với bạn cũng như khi chia sẻ nội dung các bài học, thúc đẩy
động lực học tập của các em;
- Giúp HS phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác để học tập chủ động; biết
chia sẻ nội dung học tập ngắn gọn, rõ ràng;




- Rút kinh nghiệm cho bản thân;
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của biện pháp;
- Tiến hành khảo sát để thấy được thực trạng của lớp mình;
- Tìm ra nguyên nhân và đề ra biện pháp chủ nhiệm áp dụng vào lớp mình
giúp các em học sinh phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác để tự tin hơn khi trao
đổi, chia sẻ bài học.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
- Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm giúp học sinh lớp 4 phát
triển năng lực Giao tiếp hợp tác.
b. Phạm vi nghiên cứu
- Học sinh lớp 4A, nơi tôi đang công tác.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Trong q trình nghiên cứu tơi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp lí luận;
- Phương pháp điều tra, thực nghiệm;
- Phương pháp quan sát;
- Phương pháp trắc nghiệm, thực hành;
- Phương pháp phân tích tổng hợp;
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động.
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lí luận
Mục tiêu của giáo dục là phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí
tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng
động, sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và
trách nhiệm công dân. Giáo dục Tiểu học là nền tảng để chuẩn bị cho học sinh
tiếp tục học lên Trung học cơ sở.

Trong giai đọạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng địi hỏi sự
dày cơng của người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội phát triển;
bởi tình hình cuộc sống vẫn đang tồn tại những tác động xấu đến học sinh, bởi


sự mưu sinh của gia đình nên khơng ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục con
cái cho nhà trường. Chính vì vậy, người giáo viên ngồi kiến thức sư phạm thì
cần phải có thêm cho mình “Một số kinh nghiệm trong cơng tác chủ nhiệm lớp
4” mới có thể nắm bắt hết đặc điểm tâm lý của từng học sinh để có hướng giảng
dạy và giáo dục đạt kết quả tốt nhất theo mục tiêu giáo dục mà Đảng và nhà
nước đề ra.
2. Cơ sở thực tiễn
Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói chung và huyện Hiệp Hồ nói riêng đã hết
sức chú trọng đến cơng tác chủ nhiệm lớp; đặc biệt nhiều nơi đã xây dựng được
kinh nghiệm điển hình. Tuy vậy, ở một số nơi kinh nghiệm vẫn cịn hạn chế.
Nơi tơi đang cơng tác là địa bàn nằm xa trung tâm huyện, khơng có cơng
ty xí nghiệp nên người dân nơi đây phải đi làm công ty xa nhà. Người dân chủ
yếu sống bằng nghề nơng. Vì vậy, đây là một xã kinh kế cịn gặp nhiều khó
khăn nên việc phụ huynh quan tâm đến giáo dục còn chưa cao.
Là một giáo viên được phân cơng chủ nhiệm lớp 4, tơi đã có nhiều băn
khoăn phải làm gì đây để hoạt động mọi mặt của lớp đi lên, giáo dục học sinh
phát triển thông qua công tác chủ nhiệm lớp nhằm xây dựng tập thể lớp thành
một tập thể đồn kết, sáng tạo có năng lực và hiệu quả. Ở đó, mỗi học sinh là
một bơng hoa có thể tự mình toả sáng theo cách riêng của mình. Chính vì vậy,
tơi đã quan tâm tìm hiểu phân tích nguyên nhân, biện pháp giúp học sinh phát
triển năng lực, phẩm chất; đặc biệt là năng lực Giao tiếp, hợp tác.
3. Thực trạng
Đầu năm học 2022 – 2023 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp
4A. Trường mới được xây khang trang, lớp học rộng rãi và vô cùng hiện đại. Tuy
nhiên, nhận thức của một số học sinh cịn chậm, chưa chịu khó học bài, bố mẹ lại

chưa thực sự dành thời gian quan tâm đến con em mình. Lớp tơi chủ nhiệm có 34
học sinh, tôi dần nhận thấy rằng, nhiều em học sinh còn nhút nhát, rụt rè, ngại
giao tiếp, một số em biết nhưng không dám tự tin đưa ra ý kiến của mình.
Qua thời gian theo dõi, khi yêu cầu trao đổi thảo luận nhóm hay chia sẻ
bài làm của mình, các em thường cúi mặt xuống bàn để lảng tránh ánh mắt của
giáo viên.


Ngồi việc ngại giao tiếp và hợp tác nhóm, các em cịn chưa có được kĩ
năng trao đổi bài tự tin; chưa biết cách đặt ra các câu hỏi liên quan đến bài học.
Phần lớn các em đều gặp khó khăn khi đưa ra các câu trả lời ngắn gọn,
đúng ý mà thường trả lời dàn trải, lan man. Khi trả lời các em cịn khơng để tâm,
ánh mắt thường nhìn ngó xung quanh hoặc nhìn bạn để tìm kiếm sự giúp đỡ.
Khi bạn mình trao đổi chia sẻ bài học thì một số học sinh lại khơng chú ý
lắng nghe. Một số em không biết cách phản biện lại câu trả lời của bạn.
Trước tình hình học sinh lớp mình cịn gặp nhiều khó khăn khi giao tiếp
hợp tác nhóm để tạo nền tảng khi chia sẻ, trao đổi bài. Tơi đã tìm ra ngun
nhân dẫn đến thực trạng này.
4. Nguyên nhân
- Có thể từ những lớp dưới các em cũng đã biết cách giao tiếp và hợp tác
để chia sẻ bài học mạnh dạn, tự tin. Tuy nhiên có thể các em cịn chưa biết cách
đặt câu hỏi khi trao đổi chia sẻ; chưa biết cách giao tiếp với bạn để có được một
hoạt động trao đổi nhận xét bài học như mong muốn.
- Các em không hứng thú, khơng có động lực trong việc tìm hiểu bài học
nên việc giao tiếp và hợp tác với bạn mình để trao đổi, chia sẻ bài học trở nên
khơng cịn cần thiết nữa.

Hình ảnh các em học sinh giao tiếp và hợp tác nhóm vào đầu năm học. Rất
nhiều em làm việc riêng. Sự tương tác cũng không nhiều



- Có thể tính cách của các em vốn đã nhút nhát nên càng ngại ngùng trong
việc chia sẻ các ý kiến của mình cho các bạn nghe;
- Khi ở nhà các em chưa có nhiều cơ hội giao tiếp nên khi đến lớp, việc
hình thành năng lực giao tiếp, hợp tác cịn gặp nhiều khó khăn.
5. Các biện pháp thực hiện:
Biện pháp 1: Hướng dẫn các em cách giao tiếp hợp tác trong nhóm để các
em biết cách trao đổi, chia sẻ bài đúng
- Tôi đã dành thời gian quan sát các em học sinh và thấy được khi GV u
cầu các con hoạt động nhóm thì các em chỉ quay mặt vào nhau và không biết
cách phân công nhiệm vụ; không biết cách đặt câu hỏi cho bạn mình. Một số
nhóm cịn nói chuyện hay xung đột giữa các cá nhân. Vì vậy, tơi đã đến tận từng
nhóm hướng dẫn các em cách trao đổi bài với bạn. tơi hướng dẫn các em cách
phân cơng nhiệm vụ.
Ví dụ: khi giao cho học sinh làm bài tập 1 – bài Nhân với 10, 100, 1000,…
Chia cho 10, 100, 1000,… (sách giáo khoa lớp 4, trang 59). Tôi đã yêu cầu các
em hoạt động theo nhóm đơi; các em trao đổi chia sẻ bài miệng và hỏi các câu hỏi
liên quan đến nội dung bài học. GV đến tận nơi hướng dẫn các em cách đặt câu
hỏi chia sẻ: “Kết quả của 47x10 là bao nhiêu? Vì sao bạn ra kết quả như vây?
Hoặc: “123x100 bằng bao nhiêu? Bạn hãy nêu cách tính nhẩm của mình?”

GV xuống tận nơi hướng dẫn từng nhóm
cách giao tiếp hợp tác hiệu quả với bạn mình.


Khi các em chia sẻ bài trước lớp; GV cũng nắn chỉnh lời nói của các em
để HS biết cách trao đổi phù hợp với bài học. Thay vì hướng tới giáo viên
Ví dụ: “Tơi đọc bài cho các bạn nghe” hoặc “Sau đây là bài làm của tôi”
hoặc “Tôi xin chia sẻ bài làm của mình”,… khi HS đọc bài làm của mình xong,
GV hướng dẫn để HS có những lời nói giúp cuộc chia sẻ tốt hơn như: “Tơi đã

trình bày xong, mời các bạn chia sẻ ý kiến”,… thay vì cách trả lời cũ là: “Em
thưa cơ…; hoặc “thưa cô em đọc…”
Khi HS chia sẻ xong ý kiến, GV hướng dẫn HS trong lớp đặt thêm các
câu hỏi liên quan đến bài học.
Ví dụ: Khi học bài “Phân số” các em nhìn hình để đọc tên phân số tương
ứng với hình. Sau khi đọc xong phân số tương ứng với hình như 5/7 thì HS sẽ
mời bạn nhận xét. Các bạn sau khi nhận xét sẽ đặt thêm các câu hỏi liên quan
đến bài học như: “bạn hãy chỉ ra đâu là tử số?; mẫu số của phân số này là gì?;
phần khơng tơ màu biểu thị phân số nào?, mời bạn đọc phân số,…”
Khi không đồng tình với ý kiến chia sẻ của bạn, HS có thể phản biện
luôn: “ Cảm ơn ý kiến của bạn, tuy nhiên ý kiến của tôi khác của bạn….” hoặc
“Tôi có băn khoăn với bài làm của bạn, bài làm của tôi như sau…” hoặc “Tôi
băn khoăn với bước làm thứ 2 của bạn, bạn nên sửa thành …”,…
Khi việc trao đổi, chia sẻ của HS trở nên quen thuộc và dễ dàng hơn. GV
sẽ nâng mức độ chia sẻ khó hơn.
Ví dụ: Khi dạy bài Đạo đức lớp 4, (bài Giữ gìn các cơng trình cơng cộng,
sách giáo khoa Đạo đức lớp 4, trang 34) GV sẽ mời 1 bạn HS duy trì hoạt động
ở bài tập 2. Dựa vào yêu cầu của bài, 1 bạn sẽ đưa ra vấn đề như sau: “Trên
đường đi học về, Toàn thấy mấy bạn nhỏ rủ nhau lấy đất, đá ném vào các biển
báo giao thơng ven đường. Theo các bạn, Tồn nên làm gì trong tình huống đó?
Vì sao?” Bạn học sinh đó sẽ ở vị trí trung tâm, mời các ý kiến của các bạn trọng
lớp đưa ra, sau đó thống nhất lại các việc mà Toàn cũng như các bạn nhỏ nên
làm đó là: Can ngăn việc ném đá vào biển báo giao thông; giáo dục các bạn nhỏ
biết biển báo giao thơng chính là tài sản chung của tất cả mọi người; Nếu biển
báo giao thông hỏng sẽ gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông…


Bạn HS chia sẻ tình huống mơn Đạo đức, một bạn làm chủ tình huống mời
các bạn trong lớp đưa ra ý kiến của riêng mình.
Cứ như vậy, GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm từ những câu hỏi nhỏ,

dần dần HS nắm được cách chia sẻ hiệu quả. Các em biết cách đưa ra câu hỏi và
phản biện bạn mình hiệu quả. Từ đó thúc đẩy hứng thú học bài và năng lực Giao
tiếp hợp tác của học sinh
Biện pháp 2: Giao nhiệm vụ phù hợp cho học sinh và rèn thói quen
chuẩn bị bài ở nhà
Làm việc các nhân: Tôi áp dụng với những bài đơn giản hoặc những hoạt
động ở mức độ kiến thức không cao; đảm bảo tất cả các em đều có thể làm
được. Sau khi làm bài xong, các em sẽ lập tức chia sẻ nội dung bài học trong
thời gian giới hạn bằng Kĩ thuật trình bày một phút.


Kĩ thuật trình bày một phút: Đây là cách làm khơng mới, song nó giúp tơi
có thể kiểm tra nhanh học sinh, giúp các bạn có thêm kĩ năng đánh giá và tự
đánh giá qua việc chia sẻ với bạn câu trả lời. Bước đầu hai bạn cùng bàn sẽ hỏi
đáp nhau về nội dung bài học, sau đó chia sẻ trước lớp; hoặc một số bài giáo
viên sẽ hỏi đáp cùng học sinh.

Hai bạn cùng bàn sẽ hỏi đáp nhau

Giáo viên hỏi đáp cùng học sinh khi

về nội dung bài học

gặp vấn đề khó

Chia nhóm: Tơi u cầu các em về nhà đọc bài, tự nghiên cứu bài trước,
xây dựng nhóm bạn cùng tiến trong học tập. Tích cực hoạt động theo 3 bước (làm
việc các nhân, cặp đôi, chia sẻ trước lớp) trong giờ học. Với cách làm này, các em
có thể tự do tìm hiểu, sáng tạo và hiểu theo cách hiểu chủ động của mình.
Ví dụ: Khi dạy các bài tập đọc ở lớp 4, tôi yêu cầu các em đọc bài, chuẩn

bị bài ở nhà. Khi lên lớp, đến giờ truy bài, hai bạn cùng bàn sẽ cùng luyện đọc
với nhau và hỏi đáp nhau các câu hỏi liên quan đến nội dung bài học. Khi đến
giờ Tập đọc, phần tìm hiểu bài, các em có thể chia sẻ với bạn trước lớp câu trả
lời sau đó mời các bạn khác trong lớp nhận xét mình. Hoặc là hai bạn cùng một
bàn chia sẻ nhóm đơi, sau đó các bạn trong lớp có thể nhận xét hoặc đưa them
các câu hỏi liên quan đến bài học.


Hai bạn trong cùng một bàn đọc bài và hỏi nhau các câu
hỏi trong giờ truy bài
Với hoạt động chia nhóm, tơi áp dụng với những kiến thức khó hơn,
những bài học yêu cầu cao hơn về kiến thức. Khi hoạt động nhóm, các em cũng
dần phát triển các năng lực giao tiếp qua việc phân công nhiệm vụ và hỏi đáp
nhau về kiến thức. Nhóm nào cịn gặp khó khăn thì GV sẽ đến tận nơi hướng
dẫn cách chia sẻ.
Biện pháp 3: Khen thưởng, động viên học sinh kịp thời, tạo động lực
giúp học sinh cố gắng hơn mỗi ngày.
Để giúp học sinh tiến bộ trong việc đọc hiểu bài, cần coi trọng công tác
tuyên dương, khen thưởng để tạo động lực cho học sinh trong học tập. Trong
quá trình giảng dạy, mỗi khi HS làm bài đúng và chia sẻ bài học tốt thì GV sẽ có
những sự động viên khen thưởng bằng lời nói, một tràng vỗ tay và GV dán ngay
1 sticker vào tay HS để tích lại. đến cuối học kì các em sẽ tổng hợp lại và dùng
để tính phần thưởng theo các mức độ: lớn; vừa; nhỏ. HS có thêm động lực lớn
để phấn đấu, nỗ lực trong việc hợp tác chia sẻ cùng bạn. Đặc biệt đối với học
sinh học chậm thì đây lại là món quà tinh thần rất lớn đối với các em. Từ những


hoạt động khen thưởng đó, giáo viên điều chỉnh và rút kinh nghiệm trong quá
trình giảng dạy để đạt kết quả tốt hơn. Chú ý:
+ Khen đúng lúc, đúng chỗ;

+ Tùy theo sự tiến bộ của từng em mà có mức độ khen khác nhau.
+ Khen để kích thích tinh thần học tập của các em, tránh lạm dụng làm
cho các em không coi trọng lời khen của giáo viên hoặc rơi vào tự mãn.
+ Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của các em phải vận dụng tốt TT22,
để có lời nhận xét phù hợp với từng học sinh dự vào mức độ tiến bộ của các em
ở từng thời điểm thích hợp

GV khen thưởng bằng sticker mặt cười mỗi khi HS chia sẻ bài tốt
Thực hiện các biện pháp trên, tôi nhận thấy giáo viên là người hướng dẫn,
tổ chức cho học sinh học tập còn các em trở nên chủ động, tự tin hơn rất nhiều
khi trao đổi, chia sẻ bài học trước lớp. Các em dần dần có sự tiến bộ rõ rệt hơn
so với đầu năm học rất nhiều.
Biện pháp 4: Phối kết hợp với phụ huynh học sinh để
rèn luyện kịp thời


Muốn HS chia sẻ bài tốt thì các em phải nắm bắt được kiến thức tốt. Ở lớp
tôi luôn chú ý đến học sinh gặp khó khăn để giúp đỡ. Tôi cũng liên lạc thường
xuyên đến phụ huynh của các em để có hướng giáo dục liên tục và phù hợp để
giúp các em tiến bộ, tự tin hơn. Mỗi khi HS có tiến bộ hơn một chút, tơi báo lại
cho phụ huynh biết để phụ huynh tiếp tục động viên con em mình.
Tơi ln quan tâm đến những đối tượng học sinh cịn gặp nhiều khó khăn
trong học tập. Những em như vậy thì chắc chắn rụt rè và e ngại hơn so với các
bạn khác. Việc chia sẻ bài học trước đám đông sẽ là trở ngại đối với em. Với
những đối tượng HS như vậy, tôi sẽ quan tâm nhiều hơn, nhắn tin trao đổi với
bố mẹ các em nhiều hơn. Khi gặp mặt trong dịp nào đó như họp phụ huynh, tơi
cũng sẽ mời phụ huynh của em đó ở lại sau cùng để có trao đổi riêng. Từ đó,
GV và phụ huynh cùng nhau động viên để giúp em đó tiến bộ hơn.



GV trao đổi với phụ huynh HS nhằm giáo dục HS liền mạch, liên tục
Tôi trao đổi các bậc phụ huynh khi đã đi làm cả ngày không gặp gỡ và trị
chuyện cùng con thì buổi tối về nhà cần dành thời gian ngồi học và trò chuyện
chia sẻ những niềm vui hay nỗi buồn của con ở trên lớp, những khó khăn mà
con gặp phải. Tránh tập trung vào điện thoại quá nhiều khiến cho việc giao tiếp
giữa bố mẹ và con cái trở nên xa cách.
III. KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG
1. Kết quả
Sau một năm áp dụng các biện pháp trên tôi nhận thấy năng lực giao tiếp
hợp tác của các em đã có sự thay đổi rõ rệt. khơng khí lớp học cũng thay đổi hẳn.


Bằng các biện pháp áp dụng ở lớp mình, từ những điều chỉnh nhỏ dần dần
theo từng tháng, tôi nhận thấy các em đã tích cực, chủ động hơn trong việc chia
sẻ bài học. nội dung chia sẻ của các em cũng đa dạng và đúng trọng tâm cần trao
đổi hơn. Rất nhiều bạn đã biết cách chia sẻ giúp đỡ bạn bè, hướng dẫn bạn cách
trao đổi, cách nói để bạn trở nên tự tin hơn, học tập tiến bộ hơn. Để trao đổi bài
được tốt ở trên lớp, các em đã phải chuẩn bị bài chu đáo ở nhà. Từ việc trao đổi,
chia sẻ bài tích cực tự tin với bạn, các em sẽ nhớ nội dung của kiến thức lâu hơn.
Các hoạt động học tập của các em cũng trở nên sôi động, hào hứng hơn.

HS chia sẻ theo nhóm đơi

HS chia sẻ bài cá nhân

Sau một năm áp dụng các biện pháp trên, tôi đã nhận về được kết quả
đánh giá năng lực Giao tiếp, hợp tác của các bạn học sinh lớp 4A như sau:
Kết quả đánh giá năng lực Giao tiếp, hợp tác của lớp 4A đầu năm học:
Tổng số
học sinh

34

Tốt
SL
6

Đạt
%
17,6

SL
21

%
61,8

Cần cố gắng
SL
%
7
20,6

Kết quả đánh giá năng lực Giao tiếp, hợp tác của lớp 4A cuối năm học:
Tổng số
học sinh
34
2. Ứng dụng

Tốt
SL

15

Đạt
%
44,1

SL
19

%
55,9

Cần cố gắng
SL
%
0
0


Biện pháp của tôi đang được áp dụng tại khối lớp 4 trong năm học này và
được đồng nghiệp nhận xét đạt được kết quả khả quan.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Ý nghĩa của biện pháp:
Học sinh trong lứa tuổi tiểu học vô cùng ngây thơ, trong sáng. Mọi suy
nghĩ và hành động của các em đều diễn ra rất bản năng và bộc phát tự nhiên.
Vốn kiến thức, vốn kinh nghiệm sống của các em vốn có rất ít. Vì vậy muốn đạt
được mục tiêu phát triển giáo dục tồn diện của nhà trường, các thầy cơ giáo cần
phải kiên trì, nhiệt tình, có tâm huyết với nghề. Bên cạnh kiến thức về chuyên
môn nghiệp vụ, giáo viên phải có kiến thức về tâm lí học, hiểu được tâm sinh lí
của trẻ. Từ đó sẽ tìm ra những biện pháp hiệu quả để giáo dục và giúp trẻ tiến

bộ, tích cực hơn.
Việc dạy kiến thức cần ln song hành với việc dạy năng lực, phẩm chất
để phát triển con người toàn diện. Ngay trong những giờ học, ngoài việc đảm
bảo mục tiêu kiến thức, kĩ năng của bài, giáo viên cần rèn luyện cho các em phát
triển toàn diện cho học sinh cả về kiến thức, kì năng và năng lực; phẩm chất.
2. Bài học kinh nghiệm:
Đối với giáo viên:
- Giáo viên cần lập bảng thống kê trình độ năng lực của học sinh để điều
chỉnh phương pháp truyền đạt và thúc đẩy học sinh phát triển năng lực giao tiếp
hợp tác.
- Phải chuẩn bị kế hoạch chủ nhiệm rõ ràng, tỉ mỉ.
- Phải tôn trọng các ý kiến và sự sáng tạo riêng của từng học sinh, luôn
động viên để các em ngày càng tiến bộ hơn nữa và phát triển toàn diện.
- Thường xuyên áp dụng các biện pháp này cho học sinh để các em hoàn
thiện hơn năng lực Giao tiếp và hợp tác.
Đối với học sinh:
- Chuẩn bị thật tốt bài học;


- Học sinh phải cùng bạn chuẩn bị và đánh giá trước bài học của mình
trước mỗi bài học. Điều này giúp cho các em giao tiếp và hợp tác tốt hơn khi
trao đổi, chia sẻ nội dung bài học.
- Các em có ý thức học bài và trả lời câu hỏi trong bài học, chia sẻ mạnh
dạn, góp ý tự tin cho những phần chia sẻ của các bạn. Giáo viên tạo thói quen
giao tiếp và hợp tác mạnh dạn, tự tin hơn.
Trên đây là “Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm giúp học sinh
lớp 4 phát triển năng lực giao tiếp hợp tác” mà tôi đã thực hiện, chắc chắn sẽ
khơng tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tơi rất mong nhận được sự góp ý của
các bạn đồng nghiệp để biện pháp của tôi được hồn thiện hơn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn!




×