Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Nghệ thuật tiếp xúc của giáo viên chủ nhiệm với học sinh trong lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 9 trang )

0

A.ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn biện pháp
Giáo viên chủ nhiệm chính là “linh hồn của lớp học, là người khơi dậy
tương lai”. Câu nói này ln đúng với những ai đang làm cơng tác chủ nhiệm
lớp. Bởi họ chính là người góp phần khơng nhỏ hình thành và ni dưỡng nhân
cách, lối sống của học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước.
Để học sinh cảm thấy “Mỗi ngày đến trường, là một ngày vui” thì thầy cơ
phải làm như thế nào? Muốn các em được như mong đợi thì thầy, cơ phải tiếp
xúc với học sinh ra sao? Để mục tiêu của người học đạt được kết quả cao nhất
quả là một vấn đề khó. Nhưng cái khó nào cũng có thể được giải quyết khi
người giáo viên trở thành “nghệ sĩ”. Nghệ sĩ theo đúng nghĩa ở đây là cách tiếp
xúc khéo léo của giáo viên chủ nhiệm với học sinh trong lớp. Tiếp xúc với em
làm sao để cả người dạy và người học đều thành cơng đó quả là một nghệ thuật.
Xuất phát từ những suy nghĩ như vậy và bản thân tôi qua q trình làm
cơng tác chủ nhiệm lớp cũng đã đúc rút được một số kinh nghiệm về công tác
chủ nhiệm, qua đây tôi muốn chia sẻ với các bạn đồng nghiệp một số “Nghệ
thuật tiếp xúc của giáo viên chủ nhiệm với học sinh trong lớp”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Giúp giáo viên có một số kinh nghiệm và biện pháp nâng cao hiệu quả của
công tác chủ nhiệm.
- Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học. Từ đó nâng cao chất
lượng giáo dục trong nhà trường.
- Giúp học sinh có sự phát triển nhân cách, đạo đức đúng đắn và phát huy
năng lực cho học sinh.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
3. 1 Đối tượng
Học sinh lớp 3A tôi chủ nhiệm năm học: 2022 – 2023.
3.2. Phạm vi
Học sinh trường tôi.


4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra.


- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm học sinh
- Phương pháp thống kê
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. THỰC TRẠNG
1. Thuận lợi
- Nhà trường đươc sự quan tâm của PGD&ĐT huyện Hiệp Hòa, được sự
đồng tình và hỗ trợ của chính quyền địa phương và phụ huynh học sinh.
- Cơ sở vật chất nhà trường được đầu tư khang trang tạo điều kiện cho giáo
viên thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp.
- Đội ngũ giáo viên tâm huyết, nhiệt tình, có năng lực chuyên môn vững
vàng, yêu nghề mến trẻ, tận tụy với cơng việc, chăm lo chun mơn.
2. Khó khăn
- Các em ở độ tuổi lớp 3 kĩ năng giao tiếp, cách thể hiện bản thân còn nhiều
hạn chế. Một số phụ huynh chưa thực sự bên con, chưa dành thời gian cho con
trong quá trình hình thành và phát triển các kĩ năng của con; chưa quan tâm đến
cảm xúc của con. Dẫn đến trẻ thụ động, thiếu tự tin, cịn rụt rè khi tiếp xúc với
thầy cơ, bạn bè, khi tham gia hoạt động tập thể.
- Một số em có mơi trường gia đình khơng được thuận lợi, trong gia đình
cịn có hiện tượng người lớn khơng gương mẫu, hay cãi cọ, có hành động bạo
lực, nói năng khiếm nhã, làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến thói quen tiếp xúc của
các em với những người xung quanh.
- Một số em học sinh cịn chưa hợp tác, khơng nghe lời thầy cô giáo. Khi
thầy cô bảo các em không được làm thì các em càng muốn làm ngược lại. Khiến
cho giáo viên chủ nhiệm rất đau đầu trong việc rèn nền nếp cho các em.
Cụ thể năm học 2022 – 2023 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 3A, tổng số

học sinh 30 em, kết quả khảo sát qua những tuần đầu như sau:
Hoạt động giáo dục
T
H
C
S
S
S
%
%
%
L
L
L

Năng Lực
T
H
C
S
S
S
%
%
%
L
L
L

Phẩm chất

T
H
C
S
S
S
%
%
%
L
L
L


6

2
0

1
9

63,
5
3

16,
7

7


23,
4

1
9

63,
4
3

13,
3

8

26,
7

1
8

6
0

4

13,
3


3. Nguyên nhân
- Nhiều giáo viên ngại thể hiện tình cảm, cảm xúc của mình.
- Vẫn cịn một số giáo viên chủ nhiệm cịn ngại đổi mới, ngại tìm hiểu, ngại
học hỏi, ngại cả việc đón nhận những tình cảm thơ ngây của các em học sinh.
Điều đó cũng chính là đẩy các em ra xa vịng tay của chính mình.
- Cịn có giáo viên khi thấy học sinh mắc lỗi ngay lập tức coi đó là “ tội lỗi
”. Đây là cách nhìn nhận sai lầm vẫn đang diễn ra, nên việc làm mắc lỗi của học
sinh thường nhận được những lời nói chưa hay của giáo viên.
Từ những thực trạng và nguyên nhân trên, trong quá trình làm cơng tác chủ
nhiệm bản thân tơi nghĩ mình thực sự phải thay đổi, phải mạnh dạn áp dụng
những biện pháp mới để tìm tịi ra những biện pháp có hiệu quả trong công tác
chủ nhiệm. Và khi đã xác định được nguyên nhân cũng là lúc tôi đưa ra các biện
pháp cụ thể để giúp đỡ các em.
II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1.Biện pháp 1: Không ngần ngại thể hiện tình cảm
Khoa học chứng minh rằng việc tránh và kìm nén cảm xúc gây ra hậu quả
tâm lý tiêu cực. Nhiều người khó thể hiện cảm xúc của họ. Có người thể hiện
quá mức, có người chưa chia sẻ đủ. Biết cách thể hiện cảm xúc chính xác và có
chừng mực sẽ giúp ích cho cuộc sống và nghề nghiệp.
Mỗi khi đối mặt với học sinh, tôi luôn thể hiện sự chân thật của cảm xúc.
Ln truyền năng lượng tích cực, vui vẻ cho các em học sinh bằng cách: khi bắt
đầu một tiết học, tôi luôn dành tặng cho học sinh những nụ cười thật tươi, hay
tặng các em những cử chỉ thân thiện, để tiết học được thật nhẹ nhàng và thoải
mái. Hoặc sẵn sàng thể hiện sự thất vọng, buồn bã khi học sinh mắc lỗi. Các em
sẽ tự nhận ra mình đã sai ở đâu mà người giáo viên khơng cần phải dùng lời nói.
Ví dụ: Ở phần khởi động tôi cùng học sinh múa, tham gia các trò chơi trong
những tiết học cùng các em, tơi hịa mình vào cùng học sinh giống như những
người bạn.



Giáo viên và học sinh luôn tự tin thể hiện tình cảm.
2.Biện pháp 2: Khơng ngừng làm mới bản thân
Học sinh ở tuổi mới lớn, tò mò, ham học hỏi… nếu giáo viên chủ nhiệm lúc
nào cũng một phương pháp, một phong cách thì rất dể gây nên sự nhàm chán đối
với học sinh vì thế tơi khơng ngừng làm mới mình, gây sự ngạc nhiên, sự bất
ngờ, hứng thú cho học sinh, giúp học sinh khám phá những điều mới lạ, thú vị…
tạo khơng khí vui vẻ, thân thiện để các em thấy được mỗi ngày đến trường là
một ngày vui. Bản thân là người trực tiếp đem lại niềm vui cho các em.
Chúng ta dẽ dàng nhận thấy cuộc sống đang thay đổi từng ngày, từng giờ.
Điều đó đồng nghĩa với bản thân chúng ta cũng phải thay đổi để phù hợp với
hồn cảnh của mơi trường sống.
Ví dụ: Trong tiết học tơi vào bài bằng một trị chơi hay hộp q bí mật trong
hộp q đó có u cầu của bài tập. Qua đó học sinh tị mò, hứng thú trong học
tập, các em mạnh dạn chia sẻ ý kiến của mình, khơng e dè sợ sai khi trả lời các


câu hỏi. Từ đó các em mạnh dạn, tự tin hơn và có bước chuyển mình trong học
tập.

Giáo viên chơi trò chơi và múa hát cùng học sinh.
3. Biện pháp 3: Phải biết lúc “ rắn – mềm ” khi học sinh mắc lỗi


Làm sao để học sinh thấy được trong cái nghiêm có tình cảm của giáo viên
với học trị, việc gì học sinh làm đúng, phải được công nhận là đúng, việc gì các
em làm sai phải nhắc nhở, khích lệ, uốn nắn …Thay bằng việc coi các em là
người có lỗi, tôi luôn hướng các em tới những điều tốt đẹp bằng tấm lòng vị tha.
Là một giáo viên chủ nhiệm tơi ln cơng bằng, uy tín trước các em, không hứa
suông, đối với học sinh phải vừa thật mềm mỏng nhưng cũng vừa phải nghiêm
khắc để thể hiện rõ trường học là nơi có “Kỉ cương - nền nếp, tình thương trách nhiệm”. Sau mỗi lần mắng phạt học sinh tôi không để các em phải sợ sệt

và ngay sau đó tơi sẽ gần gũi, ân cần chỉ bảo các em để các em nhận ra cơ mắng
phạt mình là vì cơ thương mình và mong mình tiến bộ cũng giống như người
thân của mình vậy.


Những phần quà khích lệ học sinh
III. KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG
* Hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện
Điều đầu tiên tôi nhận thấy được là học sinh những lớp tôi chủ nhiệm mạnh
dạn, tự tin và rất hào hứng khi đến lớp, đến trường. Tơi cịn được học sinh dành
rất nhiều tình cảm, được phụ huynh tin cậy. Công tác chủ nhiệm của tôi đã thu
được những kết quả nhất định góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Những
kết quả đó là:


Cuối mỗi năm học lớp tôi phụ trách được xếp loại lớp xuất sắc. Học sinh đã
có ý thức tự giác trong giờ học cũng như các hoạt động. Các em có kĩ năng giao
tiếp rất tốt, tự tin khi chia sẻ ý kiến của bản thân. Học sinh thích đi học hơn ở
nhà. Các em luôn muốn giao tiếp, đối thoại với giáo viên. Các em đã tích cực
hơn trong công việc chia sẻ, giúp đỡ bạn. Tất cả các em đều rất tự tin trong các
hoạt động do nhà trường và các đoàn thể tổ chức.
Chất lượng học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt. Tỉ lệ học sinh hoàn
thành kiến thức, kĩ năng và các môn học đạt 100%; Năng lực, phẩm chất đạt
100%. Duy trì sĩ số lớp 100% đến cuối năm học.
Năng lực làm công tác chủ nhiệm lớp, phương pháp, kỹ năng thực hiện công
tác chủ nhiệm lớp của bản thân được nâng cao.
Kết quả đạt được sau khi áp dụng biện pháp vào cuối HK1 như sau:
Hoạt động giáo dục

Năng Lực


Phẩm chất

T
H
C
T
H
C
T
H
C
SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %
10 33,3 20 66,6 0 0 11 36,7 19 63,3 0 0 12 40 18 60 0 0

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Để đạt được kết quả tốt trong công tác chủ nhiệm lớp. Người giáo viên chủ
nhiệm cần luôn luôn đổi mới và học hỏi kinh nghiệm của bạn bè, đồng nghiệp
và xã hội để bắt kịp với yêu cầu của giáo dục và thời đại.
Luôn dùng sự kiên nhẫn, và nhân hậu để giáo dục học sinh. Kể cả học sinh
cá biệt. Khéo léo xử lí các tình huống khi học sinh mắc lỗi làm sao để học sinh
thực sự hiểu được vấn đề và không tái phạm lại nữa.
Trong thực tế sẽ khơng có biện pháp nào là tối ưu nếu sử dụng riêng lẻ vì
vậy trong quá trình thực hiện cơng tác chủ nhiệm người giáo viên cần phải biết
phối hợp, đan xen và tạo ra những biện pháp tình thế để tạo nên sức mạnh tổng
hợp. Tuy nhiên việc thực hiện công tác chủ nhiệm như thế nào cho có hiệu quả
lại tùy thuộc vào đặc điểm tình hình của từng lớp, từng nhà trường và cách tìm
tịi nghiên cứu áp dụng của mỗi giáo viên.



Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, người giáo viên
không thể thờ ơ trước công tác chủ nhiệm. Trong những năm gần đây tôi và
đồng nghiệp đã và đang thực hiện biện pháp nêu trên. Biện pháp này đã giúp
công tác chủ nhiệm của tôi cũng như của các đồng nghiệp có những chuyển biến
tích cực, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện của học sinh và đặc biệt
nhất tơi được đón nhận những tình cảm trân q từ phía phụ huynh và các em
học sinh.
2. Kiến nghị
Để công tác chủ nhiệm được thực hiện tốt, tôi xin kiến nghị một số vấn đề
sau:
2.1. Đối với các cán bộ quản lý nhà trường
- Tiếp tục nâng cao chất lượng cơ sở vật chất đến từng lớp học tạo môi
trường học tập tốt nhất.
- Động viên kịp thời tới các tập thể lớp tạo sự hứng thú khích lệ học sinh,
giáo viên học tập và rèn luyện thật tốt.
2.2. Đối với giáo viên làm cơng tác chủ nhiệm lớp
- Tích cực tự học, tự bồi dưỡng, có lịng u nghề mến trẻ, ln hết lịng vì
học sinh, có tinh thần trách nhiệm tận tuỵ với công việc được giao.
- Luôn làm mới bản thân để phù hợp với môi trường làm việc và giáo dục.
- Kết hợp và xã hội hóa giáo dục với hội cha mẹ phụ huynh tạo mọi điều
kiện tốt nhất cho học sinh hoàn thiện và phát triển nhân cách tốt nhất.
Trên đây là biện pháp mà tôi đã áp dụng ở lớp tôi chủ nhiệm trong những
năm học vừa qua và bước đầu đã mang lại hiệu quả. Tuy nhiên chắc chắn sẽ
khơng tránh khỏi thiếu sót.Tơi rất mong nhận được sự góp ý của của các bạn
đồng nghiệp để biện pháp tơi được hồn thiện và thiết thực hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!




×