Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Tl8 sxd kt cắt tỉa cây xanh tp hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.44 MB, 50 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ XÂY DỰNG

HƯỚNG DẪN

KỸ THUẬT CẮT TỈA CÂY XANH ĐÔ THỊ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NĂM 2021


HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CẮT TỈA CÂY XANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CẮT TỈA CÂY XANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LỜI NĨI ĐẦU
Cây xanh là một trong những yếu tố hình thành mơi trường đơ thị. Song
hành với q trình đơ thị hóa, cây xanh được trồng ngày càng đa dạng, phong phú
và có mật độ cao tại nhiều không gian công cộng và tư nhân.
Bên cạnh việc lựa chọn loài cây phù hợp, trồng cây đúng cách thì chăm sóc,
cắt tỉa cây đúng kỹ thuật là một trong những yếu tố quyết định để cây phát triển
bền vững.
Cắt tỉa cây xanh nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao giá trị thẩm mỹ và sức
khỏe của cây. Khi lựa chọn giải pháp cắt tỉa không phù hợp, ngồi việc khơng đạt
được các mục tiêu trên, đơi khi sẽ tốn nhiều chi phí, cơng sức hơn cho việc duy trì
hoặc thay thế.
Do đó, Sở Xây dựng phối hợp cùng các đơn vị biên soạn “Hướng dẫn về kỹ
thuật cắt tỉa cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” với mong muốn
bộ tài liệu này là công cụ hướng dẫn, thống nhất kỹ thuật cắt tỉa cây xanh để các cơ
quan, đơn vị, cá nhân đang quản lý, chăm sóc cây xanh áp dụng, với mong muốn


hệ thống cây xanh thành phố ngày càng phát triển bền vững như mục tiêu của
Chương trình Phát triển hệ thống công viên, cây xanh công cộng trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 – 2030 đã được Ủy ban nhân dân Thành
phố phê duyệt.
Đây là bộ tài liệu trình bày về các kỹ thuật cắt tỉa cây xanh phổ biến trên thế
giới, phù hợp áp dụng với điều kiện đô thị của thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung
trình bày là những vấn đề cơ bản về công tác cắt tỉa cây xanh đơ thị, bao gồm 3 nội
dung chính:
- Hình thức cắt tỉa cây xanh thông dụng.
- Kỹ thuật cắt cành cây xanh.
- Những lỗi kỹ thuật thường gặp trong công tác cắt tỉa cây xanh

SỞ XÂY DỰNG


HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CẮT TỈA CÂY XANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CẮT TỈA CÂY XANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

MỤC LỤC
Trang
LỜI NĨI ĐẦU
A. MỞ ĐẦU
I. Mục tiêu cắt tỉa cây xanh đô thị

1

II. Một số yêu cầu đối với công tác cắt tỉa cây xanh đơ thị


2

B. HÌNH THỨC CẮT TỈA CÂY XANH
I. Cắt tỉa cây trưởng thành
1. Cắt tỉa định hình, duy trì cấu trúc cây

3

2. Cắt tỉa nâng cao tán cây

4

3. Cắt giảm kích thước tán cây

6

4. Cắt tỉa thưa tán cây

9

5. Cắt tỉa vệ sinh tán cây

12

II. Cắt tỉa cây chưa trưởng thành (cây non)

13

C. KỸ THUẬT CẮT CÀNH CÂY XANH
1. Đường cắt loại bỏ cành


23

2. Đường cắt giảm cành

28

3. Đường cắt đầu cành

30

4. Kỹ thuật 3 đường cắt

32

D. NHỮNG LỖI KỸ THUẬT THƯỜNG GẶP TRONG CÔNG TÁC
CẮT TỈA CÂY XANH

33

TÀI LIỆU THAM KHẢO

42


HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CẮT TỈA CÂY XANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CẮT TỈA CÂY XANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


1

A. MỞ ĐẦU
I. Mục tiêu cắt tỉa cây xanh đơ thị
1. Đảm bảo an tồn và giảm thiểu rủi ro
- Cắt tỉa là một giải pháp để phòng ngừa, giảm thiểu sự cố cây xanh, nhất là
khi có thời tiết bất thường. Cây xanh khi được cắt tỉa sẽ giảm thiểu tác động của
gió, có tỷ lệ sống cao sau mưa, bão.
- Cây xanh khi được theo dõi, chăm sóc thường xuyên, sẽ loại bỏ kịp thời
những dấu hiệu nguy hiểm, giảm đáng kể nguy cơ rơi, gãy cành.

2. Nâng cao sức sống và sinh trưởng của cây xanh
- Cắt tỉa giúp chủ động loại bỏ những cành đã bị suy yếu do sâu, bệnh hại.
Thông qua việc loại bỏ các cành đã chết hay bị nhiễm bệnh, có thể phịng ngừa,
ngăn chặn sự lây lan ra toàn bộ cây hoặc sang cây khác.
- Cây xanh được cắt tỉa thơng thống giúp ánh sáng và khơng khí lưu chuyển
thuận lợi, làm tăng khả năng quang hợp, tránh tạo độ ẩm cao, giảm nguy cơ
nhiễm nấm, bệnh ở thân cây.
- Ngồi ra, cịn loại bỏ các cành bắt chéo, cành đồng ưu thế, làm hạn
chế tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng, giúp cây có dáng và cấu trúc ổn định,
vững chắc.
- Trong quá trình phát triển, đôi khi cây xanh không tránh khỏi những thay
đổi về khơng gian sống xung quanh. Do đó, thơng qua việc tác động bằng các
biện pháp cắt tỉa phù hợp có thể giúp cây thích nghi với mơi trường mới bằng việc
kiểm sốt tốc độ phát triển và hình thái cây.

3. Phát huy giá trị thẩm mỹ, môi trường
- Cây được chăm sóc, duy trì tốt sẽ cho bóng mát, tạo vi khí hậu, làm giảm
hiệu ứng đảo nhiệt đơ thị.
- Cắt tỉa, định dáng cây xanh nhằm tạo cảnh quan hấp dẫn hoặc giảm bớt

tầm nhìn vào khu vực khơng mong muốn.
- Cắt tỉa giúp cây xanh phát triển cân đối, khỏe mạnh, có hình dáng, cấu
trúc, phù hợp với đặc điểm không gian, hạ tầng kỹ thuật xung quanh và tạo mỹ
quan đô thị.
1


HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CẮT TỈA CÂY XANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2

II. Yêu cầu đối với công tác cắt tỉa cây xanh đô thị
- Cần xác định mục đích của việc cắt tỉa, đồng thời linh hoạt, cẩn trọng lựa
chọn hình thức, kỹ thuật phù hợp với khơng gian, tình trạng cây và đặc tính của
lồi cây trong đô thị.
- Cắt tỉa không phải là giải pháp mang tính lâu dài để gị ép hay khống chế
cây xanh thích nghi với điều kiện, khơng gian sống khơng phù hợp với đặc tính
cây; mà chúng ta phải ưu tiên cho việc lựa chọn trồng đúng cây cho đúng vị trí.
- Thời điểm lựa chọn cắt tỉa phải phù hợp với giai đoạn sinh trưởng, phát
triển, tình trạng hiện thời của cây và hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động của đô thị,
cộng đồng xung quanh.
- Không cắt tỉa cây xanh quá mức trừ những trường hợp đặc biệt như: có
thay đổi về điều kiện hạ tầng, cơng trình xung quanh, có mưa bão, cây bị sâu,
bệnh hại…;
- Phải duy trì tốt cấu trúc, dáng cây tự nhiên.
- Bố trí đủ kinh phí để chăm sóc, cắt tỉa cây xanh theo định kỳ và đột xuất.
Lựa chọn đơn vị chăm sóc cây xanh có năng lực, kinh nghiệm, trang thiết bị, nhân
lực đáp ứng theo yêu cầu.
- Kế hoạch cắt tỉa cây xanh cần có những nội dung cơ bản như sau:
+ Thông tin về cây xanh


+ Khảo sát, xác định mục tiêu cắt tỉa và các vị trí trên cây có tiềm ẩn
nguy cơ mất an tồn.
+ Ảnh tổng thể cây xanh, các bộ phận của cây xanh có liên quan đến
cơng tác cắt tỉa dự kiến thực hiện.
+ Hình thức và kỹ thuật cắt tỉa thực hiện. Khuyến khích thiết kế phương
án cắt tỉa đối với cá thể có kích thước lớn, nằm trong danh mục cây
bảo tồn, các cây cần theo dõi, tác động đặc biệt.
+ Chuẩn bị chu đáo mặt bằng, trang thiết bị, phương tiện, nhân lực.

+ Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan và thơng báo đến địa
phương, người dân xung quanh về thời gian thực hiện.
+ Lưu trữ, cập nhật thơng tin, hình ảnh thực hiện vào cơ sở dữ liệu quản
lý, chăm sóc và theo dõi tình trạng phát triển cây xanh sau khi cắt.

2


HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CẮT TỈA CÂY XANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3

B. CÁC HÌNH THỨC CẮT TỈA CÂY XANH
I. Hình thức cắt tỉa cây trưởng thành
1. Cắt tỉa định hình, duy trì cấu trúc cây
a) Định nghĩa
Là hình thức cắt tỉa (có chọn lọc) các cành bên của cây để phát triển dáng cây
thành một thân thẳng và vững chắc, tán cây cân đối, phân bố hợp lý với các cành
khung và làm cho cây có trục trung tâm rõ ràng.
b) Kỹ thuật và áp dụng

Hình thức cắt tỉa này được sử dụng chủ yếu cho cây non khi còn trong vườn
ươm và giai đoạn đầu sau khi mới trồng; hoặc để duy trì cấu trúc, dáng cây cho
đến giai đoạn cây ổn định, trưởng thành.
Mục tiêu thực hiện nhằm giảm thiểu các khiếm khuyết về cấu trúc của cây,
đồng thời, khuyến khích cây non thích ứng với những điều kiện hạn chế sinh
trưởng (không gian, hạ tầng kỹ thuật, cơng trình lân cận) - nếu có.
Kỹ thuật cắt tỉa cây non, cây chưa trưởng thành sẽ được trình bày kỹ hơn
trong phần II - Cắt tỉa đối với cây chưa trưởng thành

Hình 1: Cây xanh đơ thị cần được cắt tỉa định hình, duy trì cấu trúc cây
ngay từ giai đoạn còn non đến khi trưởng thành

3


HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CẮT TỈA CÂY XANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

4

2. Cắt tỉa nâng cao tán cây
a) Định nghĩa
Là hình thức cắt tỉa (có chọn lọc) để loại bỏ hoặc cắt ngắn các cành dưới
thấp nhằm gia tăng khoảng thơng thống theo hướng thẳng đứng từ tán cây
đến mặt đất.

Hình 2: Cắt tỉa nâng cao tán cây xanh để đảm bảo tầm nhìn thơng thống

b) Kỹ thuật và áp dụng
Khi cành dưới thấp bị những cành phía trên che bóng nên có xu hướng mọc
hướng xuống và vươn ra ngoài để hấp thu nhiều ánh sáng hơn. Các cành này nên

được cắt ngắn hoặc loại bỏ để cung cấp khoảng thơng thống thích hợp và ngăn
không cho phát triển quá lớn.
Khi loại bỏ các cành dưới thấp, nên giữ lại tán cây còn sống bằng ít nhất 2/3
chiều cao cây, ngoại trừ những cây non đang trong giai đoạn cắt tỉa định hình.
Nâng cao tán được áp dụng chủ yếu để cắt tỉa các cành dưới thấp và dễ gây ra
cản trở cho các công trình kiến trúc lân cận, người đi bộ, phương tiện giao thơng,
tầm nhìn đến các biển báo, đèn tín hiệu giao thơng và các tiện ích cơng cộng khác.

Tán cây
giữ lại

Tán cây
cắt bỏ

Hình 3: Tỷ lệ bộ tán cây giữ lại sau khi cắt tỉa nâng cao tán

4


HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CẮT TỈA CÂY XANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

5

Hình 4: Lựa chọn cành cắt bỏ để đảm bảo tỷ lệ tán lá còn lại

Lưu ý: Khi thực hiện cắt tỉa nâng cao tán cây nên xem xét lựa chọn, loại bỏ ít
cành hơn, hoặc giảm chiều dài của các cành thấp hơn để đảm bảo sức sống và
dáng cây tự nhiên.

Hình 5: Ví dụ một trường hợp cây cần cắt tỉa nâng cao tán. 2 cành a và b do nằm dưới thấp và có xu

hướng phát triển theo phương ngang nên có thể xem xét loại bỏ. Tuy nhiên, nếu cắt bỏ 2 cành này
ngay lập tức thì tỷ lệ tán cây cịn lại nhỏ hơn 2/3 và khơng cân đối. Do đó, trước mắt, sẽ thực hiện cắt
bỏ trước các cành a1, a2, b1, b2. Lý do của việc cắt bỏ cành a2, b2 nhằm nâng cao tán; cắt bỏ các
cành a1, b1 để đảm bảo 2 cành này không phát triển trở thành một phần của tán cây ổn định về sau.
Các giai đoạn tiếp theo sẽ tùy thuộc vào tình trạng phát triển của tán cây để lựa chọn giải pháp, các
cành có thể loại bỏ, phù hợp với mục tiêu đảm bảo duy trì tốt dáng và sức sống của cây.
5


HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CẮT TỈA CÂY XANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

6

3. Cắt giảm kích thước tán
a) Định nghĩa
Là hình thức cắt tỉa (có chọn lọc) để giảm chiều cao tổng thể của cây và/ hoặc
bề rộng tán cây, trong khi vẫn duy trì hình dáng tự nhiên và sự cân đối của cây.
b) Kỹ thuật và áp dụng
Trước hết, cần khảo sát, đánh giá về tình trạng sức khỏe hiện thời và hiểu rõ
về đặc tính của lồi cây. Nên tránh việc giảm kích thước tán đối với cây những cây
già cỗi hoặc bị căng thẳng (do bị tác động quá mức cùng 1 thời điểm).
Việc giảm kích thước tán cây nhằm mục đích:
- Kiểm sốt sự phát triển về hình dạng, kích thước tán và độ dài cành nhằm
giảm nguy cơ gãy, đổ.
- Ngăn ngừa hay hạn chế sự xung đột với các công trình, tiện ích xung quanh.
- Những cành có sức nặng, độ dài quá mức hoặc có những khiếm khuyết
nghiêm trọng về cấu trúc như vỏ ngầm, bị nứt hay rỗng ruột có thể được cắt ngắn
bớt hoặc loại bỏ để giảm thiểu khả năng gây ra sự cố.

Hình 6: Minh họa về mục đích của việc cắt giảm kích thước tán


Lưu ý: Khơng khuyến khích áp dụng hình thức cắt giảm kích thước tán
để duy trì các cây có kích thước trưởng thành lớn nhưng phát triển trong
không gian nhỏ, hẹp. Tốt nhất vẫn là việc chọn cây phù hợp với không gian,
điều kiện xung quanh.
6


HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CẮT TỈA CÂY XANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

7

Trong trường hợp cần kiểm sốt kích thước, dáng cây, cách tốt nhất là thực
hiện ngay từ ban đầu, thay vì để cành phát triển quá lớn, khi đó vết cắt tỉa lớn, dễ
gây tổn thương lớn cho cây.

Hình 7 : Cây khơng phù hợp với khơng gian, cơng trình xung quanh.
Do đó có thể xem xét đến việc cải tạo, thay thế cây xanh.

Khi áp dụng hình thức giảm kích thước tán, trước hết phải hình dung kích
thước, mép tán cây mong muốn. Nhưng khơng cắt trịn đều tán cây mà tùy theo
từng cành để thực hiện việc cắt giảm hoặc cắt bỏ. Do vậy, sẽ có một số cành dài
hoặc ngắn hơn mép ngồi tán đã hình dung.

Cắt đúng

Cắt sai

Hình 8 : Thực hiện cắt tỉa các cành ở mép ngoài tán lá


Trong một số trường hợp bất khả kháng, đôi khi sẽ phải cắt giảm, thay đổi
kích thước, hình dạng tán cây tạm thời hoặc vĩnh viễn để hài hòa, hoặc bảo vệ cây
xanh và các cơng trình xung quanh. Nội dung này, sẽ có tài liệu hướng dẫn chi tiết
các giải pháp ứng xử từng tình huống cụ thể.
7


HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CẮT TỈA CÂY XANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

8

Hình 9: Cắt tỉa khi cây xanh phát triển gần đường dây điện
Cắt giảm
tạm thời
một phần
tán cây

Biện pháp
bảo vệ
vùng rễ
của cây

Hình 11: Cắt bỏ một phần tán cây
để hài hịa với cơng trình lân cận
và đảm bảo an tồn cho việc lưu
thơng của các phương tiện.

8

Hình 10: Cắt tỉa thu gọn tán,

bảo vệ khi cây nằm trong
phạm vi thi cơng cơng trình.

cây lân cận


HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CẮT TỈA CÂY XANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

9

4. Cắt tỉa thưa tán cây
a) Định nghĩa
Là hình thức cắt tỉa (có chọn lọc) để loại bỏ những cành yếu, mảnh, mọc chéo
qua cành khác hoặc hướng vào bên trong tán, nhằm giảm bớt mức độ dày, rậm
của tán lá.
b) Kỹ thuật và áp dụng
- Tỉa thưa tán cây tạo điều kiện cho ánh sáng xuyên vào bên trong tán, giúp
duy trì những cành lá có khả năng hỗ trợ cành chính phát triển đường kính phía
gần thân cây (tăng độ thon), làm cho cành chính vững chắc hơn.
- Tỉa thưa tán cây tạo điều kiện cho khơng khí lưu thơng qua tán cây nên
bớt cản gió và làm giảm sức nặng của tán, do đó, giúp hạn chế nguy cơ cây gãy,
đổ khi giơng, bão.
- Tỉa thưa tán cần đảm bảo, duy trì được sự phân bố đều của tán lá, cấu trúc, sự
cân đối, khoảng cách hợp lý của cành nhưng không ảnh hưởng đến chiều cao tổng
thể và bề rộng tán cây.

Hình 12: Tán cây mỏng hơn sau khi được tỉa thưa, giúp gia tăng ánh
sáng và khơng khí đi qua nhưng vẫn giữ được hình dạng và kích thước
cây như trước khi tỉa thưa tán cây.
9



HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CẮT TỈA CÂY XANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

10

Lưu ý:
- Tỉa thưa tán cây được thực hiện trên những cành nhánh nhỏ (đường kính
thường dưới 10cm), phần lớn tập trung ở vùng rìa tán cây phía đầu các cành
chính, bao gồm những cành mọc song song hay sát gần nhau và đang cùng cạnh
tranh khơng gian với nhau; có thể loại bỏ một ít cành nhánh nhỏ và chồi tái sinh
bên trong tán cây.

Hình 13: Tỉa thưa tán cây tập trung ở
vùng lá phía bên ngồi

Hình 14: Loại bỏ bớt những cành
mọc song song đang cạnh tranh
khơng gian ở rìa tán cây

- Trong mỗi lần tỉa thưa tán cây, không loại bỏ nhiều hơn 20-25% tán cây còn
sống (và tỷ lệ thấp hơn đối với cây càng cao tuổi) để tránh gây sốc cho cây và hạn
chế tạo ra quá nhiều chồi bất định. Nếu cần thiết phải cắt bỏ nhiều hơn thì nên
thực hiện trong những lần tiếp theo.
- Khi tỉa thưa tán cây, không loại bỏ quá nhiều cành nhánh nhỏ còn sống ở
dưới thấp bên trong tán cây và chỉ chừa lại những chùm nhánh lá phía đầu cành
để tránh tạo nên cành có dạng “đi sư tử”. Trong trường hợp này, sức nặng của
tán lá dồn về phía các đầu cành, độ thon của cành bị giảm, cấu trúc cành trở nên
yếu và dễ bị gãy.
Loại bỏ quá mức các cành nhánh nhỏ

bên trong, chỉ cịn lại ở phía đầu cành

Sai

Phân bố đều cành nhánh nhỏ
trên thân và các cành chính

Đúng

Hình 15: Tỉa thưa tán cây khơng đúng kỹ thuật (hình trái), loại bỏ hết các
cành nhánh nhỏ bên trong, tạo nên cành có dạng “đi sư tử”.
10


HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CẮT TỈA CÂY XANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

11

- Nếu mục tiêu là giảm sức nặng tổng thể của tán cây thì nên xem xét kỹ thuật
giảm kích thước tán cây thay vì tỉa thưa tán. Vì sẽ dễ cắt tỉa quá mức, tạo những
cành có dạng “đi sư tử”. Về sau, các cây này sẽ khó có thể tiếp tục giảm kích
thước tán và khơng cịn cành bên trong để hình thành bộ tán lá tạo bóng mát.

Hình 16: Hầu hết cành nhánh nhỏ ở
dưới thấp của các cành chính đã bị loại
bỏ, chỉ cịn lại những chùm nhánh lá
phía đầu cành, tạo nên dạng “đi sư
tử”. Khi đó, sức nặng của tán lá dồn về
phía các đầu cành, cấu trúc cành trở
nên yếu và dễ bị gãy.


11


HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CẮT TỈA CÂY XANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

12

5. Cắt tỉa vệ sinh tán cây
a) Định nghĩa
Là hình thức cắt tỉa (có chọn lọc) để loại bỏ những cành, nhánh bị chết, hư hại
hoặc bị nhiễm bệnh nhằm giảm thiểu nguy cơ gây ra sự cố gãy cành; cải thiện sức
khỏe và dáng vẻ bên ngoài của cây.
b) Kỹ thuật và áp dụng
Loại bỏ các cành nhánh bị chết hay
đang chết dần; cành bị nứt, gãy, hư hại,
nhiễm bệnh. Ngồi ra, có thể tỉa bớt một
số chồi tái sinh trên thân, cành chính và
loại bỏ cây ký sinh (như tơ hồng, tầm
gửi…) cũng như các vật lạ trên cây (như
đinh, móc sắt, dây cáp buộc thân cây…).
Việc vệ sinh tán cây có thể được thực
hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong năm
đối với cây xanh ở các độ tuổi khác nhau
(nhưng phổ biến là những cây trưởng
thành). Khi vệ sinh tán cây, cần tập trung
loại bỏ các phần gỗ chết, hạn chế cắt
cành/ tán cây cịn sống.

Hình 17: Cắt tỉa vệ sinh tán cây đối với

các bộ phận bị khiếm khuyết trên cây.

Hình 18: Xử lý nhánh khơ (hình trái) và tỉa chồi tái sinh trên thân cây (hình phải).

12


HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CẮT TỈA CÂY XANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

13

II. Cắt tỉa đối với cây chưa trưởng thành (cây non)
Trong vòng đời của cây, giai đoạn cây non là khoảng thời gian cây có tốc độ
tăng trưởng nhanh nhất. Đây là giai đoạn có tính quyết định để tiến hành cắt tỉa
nhằm định hình hay huấn luyện, tạo cấu trúc cho cây. Cách làm này là một hình
thức đặc biệt, giúp cho cây thích ứng với những hạn chế của vị trí trồng trong
tương lai. Bằng cách thực hiện các kỹ thuật cắt tỉa định hình phù hợp, cây có thể
thiết lập được bộ khung sườn và hướng phát triển chính. Nói chung, việc cắt tỉa
định hình nên được hồn tất trong giai đoạn vườn ươm hoặc giai đoạn cây mới
trồng, gồm các công việc chủ yếu như sau:
 Phát triển trục trung tâm ưu thế.
 Xác định cành thấp nhất của tán cây ổn định.
 Duy trì các cành có đường kính nhỏ hơn một nửa đường kính thân cây (tỷ lệ
cành khung nhỏ <50%).
 Làm chậm sự phát triển hoặc loại bỏ các cành có liên kết yếu.
 Tạo khoảng cách giữa các cành chính (cành khung) dọc theo trục thân
trung tâm.

Hình 19: Cây có cấu trúc tốt (hình trái) có một trục trung tâm ưu thế và các cành chính
mọc cách khoảng nhau dọc theo trục thân. Cây có cấu trúc xấu (hình phải) có nhiều cành

đồng ưu thế và mọc chụm lại với nhau.
13


HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CẮT TỈA CÂY XANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

14

1. Phát triển trục trung tâm ưu thế
Cấu trúc của cây vững chắc và ổn định hơn nhiều khi có một trục ưu thế phát
triển từ gốc lên đến tán cây. Trục ưu thế có thể thẳng hoặc khơng thẳng tùy thuộc
vào đặc tính và phản ứng của cây đối với môi trường xung quanh, nhất là không
gian phát triển. Trong suốt giai đoạn vườn ươm hoặc cây non, kỹ thuật cắt tỉa để
kiểm soát kích thước và tốc độ tăng trưởng của một cành so với thân chính hoặc
cành mẹ là rất quan trọng trong việc thiết lập trục trung tâm và hình dáng cây. Các
bước chính để phát triển một trục trung tâm ưu thế gồm có:
+ Xác định một thân cây sẽ tạo ra trục trung tâm tốt nhất (ví dụ: thân cây
đứng thẳng hơn, thân lớn nhất hoặc thân cao nhất);
+ Xác định những cành nào đang cạnh tranh với trục trung tâm (ví dụ các
cành mọc thẳng đứng có tỷ lệ kích thước lớn); và
+ Xác định vị trí cắt giảm và loại bỏ những cành cạnh tranh.
Loại bỏ một ngọn
cạnh tranh

a

b

c


Loại bỏ cành cạnh
tranh

Cắt giảm ngay

Hình 20: Cắt tỉa định hình trục
trung tâm ưu thế cho cây non.

Loại bỏ
giai đoạn sau

Hình 21: 2 cành a và c có xu hướng phát triển
cạnh tranh với b – trục thân chính của cây nên
có thể cắt giảm hoặc loại bỏ 2 cành này. Trước
mắt, nên giảm chiều dài của các cành a, c để
tránh ảnh hưởng đến mỹ quan và sức sống
của cây. Sau đó, xem xét việc loại bỏ cành
trong các giai đoạn tiếp theo.
14


HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CẮT TỈA CÂY XANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

15

Trước khi cắt

Sau khi cắt

Cắt

giảm a

Cắt loại
bỏ c

Hình 22: Lựa chọn, thực hiện cắt giảm chiều dài cành a và cắt bỏ cành c để cây tập trung
dinh dưỡng nuôi cành b phát triển tốt và trở thành trục thân chính.
Cây sẽ có trục trung tâm thẳng, rõ ràng, cấu trúc vững chắc

Hình 23: Trục trung tâm của cây đang bị những cành lấn át và khơng cịn ưu thế.
(Trước mắt, cần cắt ngắn bớt các cành lớn đang lấn át trục trung tâm và loại bỏ/ cắt ngắn cành nhỏ
đang mọc chụm tại cùng vị trí trên thân)
15


HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CẮT TỈA CÂY XANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

16

2. Xác định cành thấp nhất của tán cây ổn định
Các cành ổn định (cành khung) và cành tạm thời cần được phân biệt và cắt tỉa
khác nhau để phát triển cấu trúc của cây. Xác định cành khung thấp nhất trong tán
ổn định sẽ tạo thuận lợi cho việc kiểm soát các cành tạm thời mọc bên dưới cành
này. Các bước chính để xác định và duy trì cành khung thấp nhất:
+ Tất cả các cành của cây non và cây
mới trồng với chiều cao chưa đủ để
hình thành cành khung đều được xem
là cành tạm thời;
+ Xác định độ cao của cành khung
thấp nhất dựa trên sự phát triển của

hình dạng cây mong muốn và các
u cầu về khoảng thơng thống cần
sử dụng tại nơi trồng;
+ Loại bỏ các cành lớn, dài và mọc
ngang bên dưới cành khung thấp
nhất.

Tất cả đều là cành tạm thời

Đường

Hình 24: Tất cả các cành hiện tại của cây mới
trồng sẽ được loại bỏ dần để tạo khoảng thơng
thống cho phương tiện lưu thơng trên đường.

Hình 25: Q trình hình thành và phát triển của cành khung và tán cây ổn định
từ khi cây mới trồng đến khi trưởng thành
16


HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CẮT TỈA CÂY XANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

17

Hình 26: Chiều cao của cành khung thấp nhất dựa trên sự phát triển của
hình dạng cây mong muốn và khoảng thơng thống cần thiết

Hình 27: Xác định cành thấp nhất của tán cây ổn định tùy thuộc nhu cầu
về khoảng thơng thống và cảnh quan của khu vực trồng cây


17


HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CẮT TỈA CÂY XANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

18

3. Duy trì tất cả các cành có đường kính nhỏ hơn một nửa đường kính
thân cây
Những cành có đường kính nhỏ so với thân (<1/2) sẽ gắn vững chắc vào
thân hơn những cành có đường kính lớn. Khi đó, vùng bảo vệ tự nhiên của cành
có thể phát triển ở phần gốc cành và mở rộng vào trong thân cây. Vùng này có
nhiều hoạt chất giúp ức chế tình trạng phân hủy mơ gỗ (do nấm và vi khuẩn) từ
vết thương cắt cành lan vào trong thân cây. Cần duy trì đường kính của cành nhỏ
hơn một nửa đường kính thân để giữ nguyên tác dụng của cổ cành và vùng bảo
vệ cành.

A

Hình 28: Giữ cho cành A có đường
kính nhỏ hơn một nửa đường kính
thân bằng cách cắt ngắn cành để làm
chậm sự phát triển (có thể loại bỏ
cành ở giai đoạn sau nếu cần thiết).

Hình 29: Các cành hiện tại đều là cành tạm thời nhưng có đường kính lớn hơn 1/2 so với
đường kính thân. Trước mắt cần sớm cắt ngắn để ngăn khơng cho cành phát triển đến
đường kính lớn (tránh gây ra vết thương lớn khi loại bỏ cành về sau). Thực hiện loại bỏ
cành khi đường kính ≤ 1/3 đường kính thân.
18



HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CẮT TỈA CÂY XANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

19

4. Làm chậm sự phát triển hoặc loại bỏ các cành có liên kết yếu
Vỏ ngầm là khiếm khuyết về cấu trúc, gây ra liên kết yếu giữa cành và thân.
Cần đặc biệt lưu ý đối với tình trạng vỏ ngầm của những cành dài, lớn và gần như
đồng ưu thế. Trường hợp này dễ gây ra sự cố gãy tét cành do sức nặng của cành và
sức chống đỡ kém tại vị trí liên kết, do đó, có thể làm chậm sự phát triển của cành
để giảm thiểu nguy cơ bị gãy. Các bước chính để ngăn chặn và loại bỏ các cành có
liên kết yếu:
+ Xác định các cành có liên kết yếu như: góc phân
cành hẹp hoặc có dạng chữ V, cành có vỏ mọc
ngầm, cành mọc chéo với các cành lân cận hoặc
thân cây;
+ Chọn cành có đường kính lớn nhất trong các cành
đã xác định để cắt tỉa trước; và
+ Loại bỏ hoặc làm chậm sự phát triển của cành có
liên kết yếu bằng đường cắt loại bỏ hoặc đường
cắt giảm.

Cây có
liên kết
cành tốt

Cây có liên kết cành yếu
Góc phân
cành hẹp


Vỏ mọc
ngầm

Hình 30: Một số trường hợp liên kết cành yếu (góc phân cành hẹp, có dạng chữ V;
cành có vỏ mọc ngầm).

Gờ nách cành

Hình 31: Nhìn bên ngồi
và bên trong của cành có
liên kết tốt và cành có liên
kết yếu do vỏ mọc ngầm.

Vỏ
ngầm

Vỏ
ngầm

19


×