I.
Giới thiệu về doanh nghiệp Vinacafe
1.Tổng quan về Vinacafe
Tổng Công ty Cà phê Việt Nam (VINACAFE)
Tổng Công ty Cà phê Việt Nam được thành lập theo Quyết định
số 251/TTg ngày 29/4/1995 của Thủ tướng Chính phủ và được Thủ
tướng Chính phủ phê chuẩn Điều lệ tổ chức và hoạt động tại Quyết
định số 04/2008/QĐ-TTg ngày 09/01/2008.
Công ty mẹ – Tổng Công ty Cà phê Việt Nam (sau đây gọi là Tổng
Công ty Cà phê Việt Nam) được thành lập theo Quyết định số 1737/
QĐ-TTg ngày 29/10/2009 trên cơ sở tổ chức lại Văn phịng Tổng
Cơng ty Cà phê Việt Nam, Công ty Cà phê 719, Công ty Cà phê Buôn
Hồ, Công ty Cà phê Iasao, Công ty Cà phê Đắc Uy, các đơn vị hạch
toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp và các chi nhánh.
Ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 980/
QĐ-TTg về việc chuyển Công ty mẹ- Tổng Công ty Cà phê Việt Nam
thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm
chủ sở hữu.
Tổng Công ty Cà phê Việt Nam là Tổng Công ty Nhà nước có các đơn
vị đặt trên địa bàn 13 tỉnh, thành phố trong nước. Địa bàn trong
nước chủ yếu vùng Tây Ngun. Trong những năm qua Tổng Cơng
ty đã có nhiều đóng góp quan trọng phát triển KT-XH trong vùng.
Tổng Cơng ty có hệ thống hồn chỉnh các đơn vị từ sản xuất cà
phê,cao su, ca cao, lúa nước, hồ tiêu có năng suất cao, chất lượng
tốt, có hệ thống các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, các nhà
máy chế biến cà phê từ nguyên liệu đến thành phẩm cuối cùng phục
vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tổng Công ty là nhà cung cấp
hàng đầu của Việt Nam về cà phê nhân – chiếm 30% thị phần xuất
khẩu cà phê nhân cả nước. Tổng Cơng ty cịn có hệ thống các Trung
tâm Thương mại dịch vụ VINACAFE trong các vùng sản xuất, tiêu thụ
cà phê lớn, các đô thị lớn trong cả nước nhằm thúc đẩy thương mại
và quảng bá thương hiệu VINACAFE.
2.Lịch sử hình thành
Năm 1968 - Nhà máy cà phê CORONEL
Ông Marcel Coronel, quốc tịch Pháp, cùng vợ là bà Trần Thị Khánh khởi
công xây dựng Nhà máy Cà phê CORONEL tại Khu Kỹ nghệ Biên Hịa (nay
là Khu Cơng nghiệp Biên Hịa 1), tỉnh Đồng Nai với mục đích giảm thiểu
chi phí vận chuyển cà phê về Pháp. Nhà máy Cà phê CORONEL có cơng
suất thiết kế 80 tấn cà phê hịa tan/năm, với tồn bộ hệ thống máy móc
thiết bị được nhập khẩu từ Đức. Nhà máy Cà phê CORONEL tự hào là nhà
máy chế biến cà phê hòa tan đầu tiên trong tồn khu vực các nước Đơng
Dương.
Năm 1975 - Nhà máy Cà phê Biên Hòa
Khi Việt Nam thống nhất, gia đình Coronel trở về Pháp. Họ bàn giao Nhà
máy cho Chính phủ Lâm thời Cộng hịa Miền Nam Việt Nam. Nhà máy Cà
phê Coronel được đổi tên thành Nhà máy Cà phê Biên Hòa và được giao
cho Tổng cục Công nghệ Thực phẩm quản lý. Tại thời điểm bàn giao, Nhà
máy Cà phê Coronel vẫn chưa chạy thử thành công bởi dù rất đam mê
công việc, nhưng vốn là kỹ sư nông nghiệp, ông Marcel Coronel chưa tìm
được cách “thuần phục” được hệ thống dây chuyền phức tạp gồm rất
nhiều máy móc, thiết bị chế biến cà phê hòa tan.
Năm 1977 – Việt Nam sản xuất thành cơng cà phê hịa tan
Vào đúng dịp kỷ niệm 2 năm ngày Việt Nam thống nhất, mẻ cà phê hòa
tan đầu tiên ra lị trước sự vui mừng của tồn thể cán bộ công nhân viên
Nhà máy. Trong suốt hai năm trước đó, tập thể các kỹ sư, cơng nhân đã
ngày đêm cùng nhau tìm tịi, nghiên cứu để có thể vận hành thành công
nhà máy. Năm 1977 đánh dấu một cột mốc quan trọng của Nhà máy cà
phê Biên Hòa và cũng là của ngành cà phê Việt Nam: lần đầu tiên, Việt
Nam sản xuất thành công cà phê hòa tan.
Năm 1978 – Cà phê Việt Nam xuất ngoại
Theo Nghị định thư Việt Nam ký kết với các nước trong hệ thống XHCN về
hàng đổi hàng, từ 1978, Nhà máy Cà phê Biên Hòa bắt đầu xuất khẩu cà
phê hịa tan đến các nước thuộc Liên Xơ cũ và Đông Âu.
Năm 1983 – Thương hiệu Vinacafé ra đời
Trong suốt những năm 1980, Nhà máy Cà phê Biên Hòa vừa nghiên cứu
cải tiến kỹ thuật để xây dựng quy trình sản xuất chuẩn, vừa sản xuất cà
phê hòa tan xuất khẩu theo đơn đặt hàng của nhà nước. Cùng với địa chỉ
sản xuất được ghi trên từng bao bì sản phẩm, tên “Vinacafé” bắt đầu xuất
hiện ở thị trường Đông Âu bắt đầu từ 1983, đánh dầu thời điểm ra đời của
thương hiệu Vinacafé.
Năm 1990 – Vinacafé chính thức trở lại Việt Nam
Vào cuối những năm 1980, các đơn đặt hàng cà phê hòa tan Vinacafé
ngày càng giảm, theo cùng với tốc độ diễn biến bất lợi của hệ thống XHCN
ở Liên Xơ và Đơng Âu. Năm 1990, Vinacafé chính thức quay trở lại thị
trường Việt Nam dù trước đó một số sản phẩm của Nhà máy Cà phê Biên
Hòa đã được tiêu thụ ở thị trường này.
Năm 1993 – Ra đời cà phê hòa tan 3 trong 1
Khi quay lại Việt Nam, các sản phẩm của Nhà máy cà phê Biên Hịa rất
khó tìm được chỗ đứng, do trước đó thị trường cà phê Việt Nam đã được
định hình bởi thói quen uống cà phê rang xay pha tạp (hệ lụy từ chính
sách ngăn sơng cấm chợ dẫn đến thiếu hụt cà phê nguyên liệu, người ta
phải độn ngô và nhiều phụ gia khác vào cà phê).
Cùng với những bước chập chững của Vinacafé, người Việt cũng lần đầu
tiên đến với cà phê hòa tan. Cà phê hòa tan 3 trong 1 Vinacafé ra đời đã
được thị trường đón nhận nhanh chóng. Giải pháp đưa đường và bột kem
vào cà phê đóng sẵn từng gói nhỏ đã giúp người Việt Nam lần đầu tiên
được thoả mãn thói quen uống cà phê với sữa mà khơng phải chờ cà phê
nhỏ giọt qua phin. Cà phê hòa tan 3 trong 1 thành công nhanh đến mức
thương hiệu Vinacafé ngay lập tức được Nhà máy Cà phê Biên Hòa đăng
ký sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới.
Năm 1998 – Nhà máy thứ hai
Năm 1998 đánh dấu một cột mốc quan trọng về sự lớn mạnh vượt bậc.
Nhà máy chế biến cà phê hịa tan thứ hai được khởi cơng xây dựng ngay
trong khn viên của nhà máy cũ. Nhà máy này có cơng suất thiết kế 800
tấn cà phê hịa tan/năm, lớn gấp 10 lần nhà máy cũ. Chỉ sau đó 2 năm,
nhà máy mới đã chính thức được đưa vào vận hành để đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của thị trường nội địa và xuất khẩu.
Năm 2004 – Công ty CP Vinacafé Biên Hòa
Ngày 29 tháng 12 năm 2004, Nhà máy cà phê Biên Hịa chuyển đổi loại
hình doanh nghiệp - từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần.
Yêu quý đứa con tinh thần, cộng với sự nổi tiếng của thương hiệu
Vinacafé, các cổ đông sáng lập (hầu hết là người của Nhà máy Cà phê
Biên Hòa) đã đặt tên mới cho công ty là: Công ty Cổ phần VINACAFÉ BIÊN
HÒA (Vinacafé BH). Đây cũng là thời điểm mở ra một chương mới cho lịch
sử Công ty khi mà nó hoạch định lại chiến lược phát triển, viết lại sứ mệnh,
tầm nhìn mới và xác định những giá trị cốt lõi của mình, trong bối cảnh
Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.
3.Ngành, nghề kinh doanh của Vinacafe gồm:
Đầu tư, quản lý vốn đầu tư và trực tiếp sản xuất, kinh doanh trong các
ngành, nghề, lĩnh vực chính là:
– Trồng, sản xuất, kinh doanh: cà phê, ca cao, cao su, tiêu, điều, mía, chè,
cây lương thực và các loại cây công nghiệp khác; trồng rừng, khai thác
lâm nghiệp, lâm sản và dịch vụ có liên quan; ni, trồng, khai thác thuỷ,
hải sản và dịch vụ có liên quan.
– Đầu tư công nghiệp chế biến nông sản: cà phê, chè, cao su, ca cao, tiêu,
điều, đường,mật….
– Sản xuất, kinh doanh phân bón, vật tư, hàng hố tiêu dùng phục vụ sản
xuất và đời sống.
– Chăn nuôi gia súc, sản xuất, chế biến thức ăn gia súc, chế biến thực
phẩm.
– Sản xuất, kinh doanh các loại vật liệu xây dựng.
– Xây dựng các cơng trình giao thơng, thuỷ lợi, khai hoang, quảnlý, sử
dụng và khai thác thuỷ nông, thủy điện.
– Kinh doanh dịch vụ du lịch, dịch vụ lưu trú, khách sạn, dịch vụ ăn uống,
quảng cáo.
– Tư vấn đầu tư xúc tiến thương mại; kinh doanh kho bãi, vận tải hàng hoá
và các thiết bị vận tải.
– Đầu tư kinh doanh bất động sản, trung tâm thương mại, cho thuê văn
phòng, cao ốc.
– Đào tạo, chuyển giao kỹ thuật liên quan đến trồng, sản xuất, chế biến cà
phê và các hàng hố nơng, lâm, thuỷ, hải sản; tư vấn, cung ứng xuất khẩu
lao động.
– Đầu tư vốn vào các công ty thành viên, công ty cổ phần, công ty trách
nhiệm hữu hạn và các công ty khác hoạt động theo quy định của pháp
luật.
– Kinh doanh các ngành, nghề khác theo quy định của pháp luật.
Các sản phẩm chủ lực của Vinacafe
-
Cà phê hòa tan 3 trong 1, 2 trong 1 mang thương hiệu Vinacafé và Wake-up
Là dòng sản phẩm chủ lực của Công ty ngay từ ngày đầu thành lập, lần đầu tiên ra mắt, sản
phẩm cà phê hòa tan 3 trong 1 (với ba thành phần chính: cà phê, đường, bột kem), cà phê hịa
tan 2 trong 1 (với hai thành phần chính: cà phê, đường) được người tiêu dùng đón nhận như
một món quà vừa quen thuộc, vừa lạ lẫm khi có thể thưởng thức được ngay ly cà phê nguyên
bản thơm ngon mà khơng cần chờ đợi từng giọt cà phê tí tách như pha phin mà vị ngon, vị
đậm đà không hề thua kém – mở ra một bước đột phá và thành cơng mới cho Vinacafé Biên
Hịa
-
Ngũ cốc dinh dưỡng mang thương hiệu B'fast Ngũ cốc dinh dưỡng là một trong các
sản phẩm truyền thống của Vinacafé Biên Hòa được sản xuất từ năm 2003. Các loại
hạt ngũ cốc có trong sản phẩm cung cấp protein (sắt, chất béo, vitamin), canxi và
năng lượng cần thiết; Giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hoá, giảm cholesterol xấu, ngăn
ngừa nhiều bệnh tật, được xem là bữa ăn nhẹ đầy đủ dưỡng chất cho cả gia đình. Nay
có thêm loại ít đường dành cho người ăn kiêng.
-
Nước tăng lực vị cà phê Wake-up Coffee 247
Sản phẩm Nước tăng lực vị cà phê Wake-up Coffee 247 là một sản phẩm mới độc đáo
– tưởng cũ vì là sản phẩm nước tăng lực – nhưng lại mới khi nó có nguồn gốc từ cà
phê. Ngồi việc chứa hàm lượng taurin giúp mang lại sự tỉnh táo cho người dùng như
các sản phẩm tăng lực khác
4.Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp
Thị trường càng hấp dẫn, sự đào thải càng diễn ra khốc liệt. Nếu trong giai
đoạn trước, thị trường cịn có sự cạnh tranh của khá nhiều tên tuổi như
Vinacafé (Vinacafe Biên Hòa), Nescafe (Nestle), G7 (Trung Nguyên),
Moment, Vinamilk Cafe (Vinamilk) hay Maccoffee (Food Empire Singapore) thì trong vài năm trở lại đây, cuộc chơi dần được gói gọn lại
trong thế Tam quốc phân tranh. Ba thế lực lớn ở đây bao gồm Vincafe
Biên Hòa – Nestle - Trung Nguyên.
Hiện tại, Vinacafé vẫn là thương hiệu chiếm vị trí số một với khoảng 33%
thị phần, theo số liệu của Euromonitor tính đến năm 2011. Nestcafe cũng
đang có những bước theo đuổi rất quyết liệt và nắm giữ khoảng 31% thị
phần. Thương hiệu Trung Nguyên và cà phê hòa tan G7 hiện nắm giữ
khoảng 18% thị phần.
Nescafe, thương hiệu cà phê ngoại của tập đoàn quốc tế Nestle cũng cho
thấy bản lĩnh của mình. Đánh trúng gu uống cà phê của người Việt Nam
kết hợp với những chiến dịch quảng cáo thu hút giới trẻ, Nescafe đang
cạnh tranh trực tiếp ngôi vị số 1 với Vinacafé. Năm 2011, với dòng sản
phẩm "cà phê sữa đá" giành riêng cho thị trường Việt Nam, Nestle đã đạt
mức tăng trưởng doanh số cao nhất thị trường
Xuất hiện muộn nhất, nhưng Trung Nguyên và dòng sản phẩm G7 lại tỏ ra
xuất sắc với chiến lược tiếp thị. Cuộc "thử mù" nổi tiếng tại dinh Thống
Nhất đã giúp Trung Nguyên vẽ lại bản đồ thị phần cà phê hòa tan.
Khốc liệt mặt trận sản phẩm
Nếu trên mặt trận quảng cáo, cả 3 thương hiệu đều cho thấy sự khơng
khoan nhượng thì cuộc so kè trên từng sản phẩm cũng tỏ ra quyết liệt
khơng kém.
Thị trường cà phê hịa tan Việt Nam hiện chỉ có 2 dịng sản phẩm chính: cà
phê hịa tan 3 trong 1 (3in1) và 2 trong 1 (2in1). Tuy nhiên để tồn tại được
trên thị trường, nhà sản xuất vẫn phải liên tục đa dạng hóa sản phẩm để
hợp "gu" của khách hàng.
Chẳng hạn Vinacafé sau sự thành cơng của dịng sản phẩm "Wake up Sài
Gịn" tại thành phố Hồ Chí Minh hồi giữa năm 2012 đã tiếp tục tiến công
sang thị trường miền Trung và miền Bắc với dòng sản phẩm Wake up
hương chồn" và "New Vinacafe" được tung ra cuối tháng 11. Trung
Nguyên, ngay đầu năm 2013 hãng này đã cho ra mắt dòng sản phẩm mới
mang tên G7 - Gu mạnh X2. Không chịu kém, NesCafe vào cuối tháng 3
cũng cho ra mắt dòng sản phẩm cafe được "địa phương hóa" để phù hợp
với người Việt - cà phê dạng nước đậm đặc vời hai loại cà phê đen đặc và
cà phê sữa đá.
Bên cạnh thị trường chính 2in1 và 3in1, một số nhà sản xuất cũng tung ra
các sản phẩm phá cách như Vinacafe với cà phê sâm “4in1”. Tuy nhiên,
dòng sản phẩm này chưa thực sự thu hút người tiêu dùng nội địa nên mới
chỉ chiếm một thị phần rất khiêm tốn.
3 người là chật
Sau khi những tên tuổi khác dần "rơi rụng", 3 công ty lớn hiện tại đã
chiếm hết 82% thị phần bán lẻ của cà phê hịa tan. Thị trường tuy rộng
nhưng lại rất khó để cho người mới chen chân vào, kể cả khi họ được hỗ
trợ tiềm lực tài chính mạnh mẽ.
Moment của Vinamilk là một ví dụ điển hình. Vừa bước vào thị trường
Moment đã lập tức để lại dấu ấn sau khi chi 2 triệu USD để sử dụng hình
ảnh của CLB Bóng đá Anh Arsenal vào quảng cáo của mình.
Tuy nhiên, slogan “cảm xúc thăng hoa” của Moment sau khi giúp thương
hiệu này chiếm được 3% thị phần, đã dần “mất hút” trên thương trường.
Sau Moment, Vinamilk còn tung ra sản phẩm Vinamilk Café nhưng cũng
không mấy thành công. Đến năm 2010, Vinamilk đã phải bán lại nhà máy
cà phê Sài Gòn cho Trung Nguyên và quay trở về với lĩnh vực sữa.
Maccoffee, thương hiệu cà phê từ Singapore, sau quãng thời gian thất bại
tại thị trường Việt Nam, hiện cũng đã có những cải tiến mạnh mẽ về sản
phẩm để phù hợp hơn với người Việt. Tuy nhiên, việc cạnh tranh với các
thương hiệu lớn tỏ ra khó khăn, nhất là khi các thương hiệu mạnh vẫn
đang rất chăm chút cho thị trường nội địa.
Trong Đại hội cổ đơng thường niên năm 2013, đại diện Vincafe Biên Hịa
cho biết, dù hiện cơng ty đã có nhà máy Long Thành với công suất 3.200
tấn/năm, đủ sản lượng cung cấp cho thị trường trong nước nhưng trong
một đến hai năm tới, cơng ty vẫn chưa có kế hoạch cụ thể để xuất ngoại
mà chỉ tập trung vào thị trường nội địa vốn đang còn nhu cầu rất nhiều.
Với thế "kiềng ba chân" như hiện nay, EIM dự đoán, NesCafé sẽ tiếp tục là
người thách thức ngôi vị số 1 của VinaCafé với việc tập trung vào phát
triển những dòng sản phẩm mới cũng như tăng cường các chiến dịch
quảng cáo, marketing. Về phía Trung Nguyên, thương hiệu này sẽ tập
trung củng cố vị trí thứ ba của mình, đồng thời mở rộng tại thị trường nước
ngoài.