Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Quản lý lưu vực - Giới thiệu, khái niệm (bài 1) Giới thiệu các khái niệm, giới thiệu về tài nguyên nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 21 trang )

QUẢN LÝ LƯU VỰC
(QL NGUỒN NƯỚC)
1
Mục tiêu của môn học:

- Giới thiệu các nguyên tắc chung liên quan đến
chức năng của lưu vực và hỗ trợ quá trình ra
quyết định trong quản lý lưu vực
- Các vấn đề trong quản lý lưu vực nhằm quản lý
đầu nguồn áp dụng các nguyên lý kỹ thuật bảo
vệ đất, nước
- Phân tích các chiến lược lập kế hoạch, quản lý
lưu vực
- Cung cấp cơ hội cho hoạt động làm việc nhóm
thực tế để lập kế hoạch và chiến lược quản lý
lưu vực
2
Nội dung chương trình:

Bài 1: Giới thiệu các khái niệm, giới thiệu về tài
nguyên nước
Bài 2: Thành phần của một lưu vực
Bài 3: Các nguyên tắc trong quản lý lưu vực
Bài 4: Mục tiêu, phương pháp tiếp cận trong quản
lý lưu vực
Bài 5: Phân cấp đầu nguồn
Bài 6: Thủy văn lưu vực
Bài 7: Đánh giá các điều kiện cơ bản của lưu vực
Bài 8: Kỹ thuật quản lý đầu nguồn
Bài 9: Giám sát và đánh giá tác động
3


Việt Nam có 2.860 sông ngòi lớn nhỏ với tổng
lượng dòng chảy xấp xỉ 870 tỷ m3/năm.

Hàng năm, dòng chảy của các con sông cuốn theo
khoảng 300 triệu tấn bùn cát .

Để giảm thiểu thiên tai và để cho tất cả mọi nguồn
nước trước khi chảy ra biển đều mang lại lợi ích tối
đa cho con người => Phải có quyết sách đúng đắn
trong quản lý lưu vực
4





CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CHUNG
BÀI 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
Nước là một trong những tài nguyên quý giá nhất
của con người.


=> Do đó, nước đóng vai trò điều chỉnh tốc độ tăng
dân số, tác động tới sức khỏe và điều kiện sống, và
quyết định tính đa dạng sinh học (Newson, 1992)
5






CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CHUNG
BÀI 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
- Nước cung cấp các nguồn tài nguyên và phương
tiện vận chuyển và cũng tạo ra sự hạn chế cho
sự phát triển cho một vài nơi.
- Sự có mặt hay vắng mặt của nguồn nước là điều
tối quan trọng (quyết định) trong việc sử dụng
đất.
- Sự phát triển kinh tế ở nhiều quốc gia diễn ra rất
nhanh chóng và thông thường thì phải trả giá
bằng việc quản lý bền vững nguồn nước.
6





CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CHUNG
BÀI 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
Lưu vực là gì?
“lưu vực là một vùng đất ở đó tất cả nguồn nước
chảy ra một hệ thống sông đơn lẻ”. Hoặc “Lưu vực
là tất cả vùng đất và nước góp phần vào việc đưa
nước tới một điểm chung nào đấy theo một dòng
chảy nhất định “

Lưu vực sông được hiểu là một vùng địa lý mà
trong phạm vi đó, nước mặt, nước dưới đất chảy tự
nhiên vào sông.

7

8
Ranh giới một lưu vực
9





CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CHUNG
BÀI 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1.Lưu vực là gì:

là một vùng địa hình thoát nước ra một hệ
thống sông suối nhất định. Một lưu vực là
một đơn vị thủy học gắn liền với các điều
kiện tự nhiên và một đơn vị kinh tế - chính trị
- xã hội trong lập kế hoạch và quản lý tài
nguyên thiên nhiên.

Diện tích một lưu vực???
10





CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CHUNG
BÀI 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM

Suy thoái lưu vực:

Là sự mất giá trị theo thời gian, bao gồm tiềm năng
sản xuất của đất và nước (số lượng và chất lượng),
đồng hành với những thay đổi đáng kể trong chế độ
thủy học của một hệ thống sông tạo ra sự giảm sút
về chất lượng, số lượng và sự điều hòa của dòng
chảy.
11





CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CHUNG
BÀI 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
Nguyên nhân gây suy thoái lưu vực:
- Tác động tổng hợp của các đặc điểm vật lý, địa
hình, khí hậu;
- Sử dụng đất không thích hợp (chặt phá rừng
bừa bãi, canh tác không phù hợp, khai thác
khoáng sản làm ảnh hưởng đến đất và độ dốc,
sự di chuyển của các loài động vật,
- Xây dựng đường xá, làm thay đổi dòng chảy,
khả năng dự trữ, vận chuyển và sử dụng nguồn
nước.)
12






1.2. Thành phần của một lưu vực
(1) Loại đất và đá, địa hình
(2) Khí hậu:
- Nhiệt độ
- Lượng mưa và sự thoát hơi nước
- Gió
(3) Hệ động thực vật
(4) Hệ thống sử dụng đất (Con người)
(5) Điều kiện kinh tế xã hội
13
Thành
phần
một
lưu
vực
14





Quản lý lưu vực: là quá trình xây dựng các
chính sách/quy định và các công cụ/hành
động liên quan đến việc sử dụng tài nguyên
trong lưu vực để phát triển KT và xã hội mà
không ảnh hưởng xấu đến TN đất và nước.
- Quản lý lưu vực phải quan tâm đến các yếu
tố xã hội, kinh tế và thể chế liên quan trong và

ngoài phạm vi của lưu vực.
1.3. QUẢN LÝ LƯU VỰC
15





- Một lưu vực bao gồm rất nhiều tài nguyên thiên
nhiên: đất, nước, rừng, đồng cỏ, động vật hoang dã,
khoáng sản …
+ TN tái tạo được: Thực vật, động vật…
+ Tài nguyên không tái tạo được: Khoáng sản
=> Mô hình sử dụng đất nào? Sử dụng sao cho hiệu quả, bền
vững với tác động thấp nhất đến tổng thể lưu vực.
- Các công cụ quản lý:
+ Các chính sách: đất đai, rừng, nước…
+ Các công cụ quản lý như CFM. CDM
1.3. QUẢN LÝ LƯU VỰC
16
17
18





1) Quản lý lưu vực là một công việc thường xuyên,
liên tục.
- LV thường xuất hiện nhân tố mới: thay đổi sử

dụng đất, làm đường, khai thác khoáng sản, Xây
dựng thủy điện, khai thác gỗ và canh tác
- Những hiểm họa tự nhiên thường xẩy ra: trượt lở
đất, cháy rừng, lụt lội

=> Khi những thử thách mới xuất hiện, kế hoạch
quản lý cũ phải được sửa đổi vì vậy nó phải là một
tiến trình liên tục và mềm dẻo.
Một số lưu ý
19





2) Quản lý lưu vực theo tiếp cận có sự tham
gia/các bên có liên quan/QL DỰA VÀO CĐ.

- Tài nguyên của lưu vực sử dụng cho nhiều mục
đích và nhiều đối tượng khác nhau, thuộc quyền
quản lý của nhiều đơn vị khác nhau

=> Vì vậy quản lý LV phải bao gồm cơ quan nhà
nước ở nhiều cấp độ (TW - Địa phương), và những
người dân với thành phần khác nhau (dân tộc, giới
tính )
Một số lưu ý
20
Một số yêu cầu của bài học
Yêu cầu:

- Vì sao phải quản lý tổng hợp?
- Các khái niệm chính: lưu vực, suy thoái lưu vực,
quản lý lưu vực.
- Những khó khăn trong quản lý lưu vực (liên hệ
điều kiện thực tế địa phương và cho ví dụ cụ thể)


21

×