Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nhóm 3. 22C1Hcm51000427. Bài Thu Hoạch-Sáng Thứ 7.Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.19 KB, 4 trang )

ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI THU HOẠCH SAU CHUYẾN THAM QUAN BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH

Mơn học: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Thời gian: Chủ nhật, ngày 11/09/2022
Địa điểm: Bảo tàng Hồ Chí Minh, tọa lạc tại số 01 Nguyễn Tất Thành, P.12,Q.4, Tp.HCM

Giảng viên: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Mã lớp học phần: 22C1HCM51000427
STT

Sinh viên

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Ngọc Thị Mỹ Hảo
Nguyễn Huỳnh Mỹ Hạnh
Lâm Thị Mỹ Hậu
Nguyễn Thị Thu Hà


Trần Trung Hải
Dương Lê Minh Hậu
Phạm Lê Bảo Hân
Đào Thị Xuân Hiếu
Lê Đức Hiếu
Lê Vĩnh Hân

MSSV
31211024421
31211028057
31211023701
31211028054
31211028056
31211028063
31211024129
31211027175
31211020464
31211025642


Song tồn văn võ cứu non nước
Thốt cảnh lầm than giọt lệ rơi
Thế giới năm châu đều ngưỡng mộ
Muôn nơi thành kính nhớ ơn người!
(Thơ Trần Văn Hn)
Hành trình theo học bộ mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh đã dần khép lại và mang đến
cho chúng em những kiến thức lịch sử của một thời đại vẻ vang của dân tộc, đặc biệt là
tấm gương chủ tịch Hồ Chí Minh. Điều đặc biệt hơn ở hành trình này là chúng em đã
được tổ chức một buổi tham quan tại Bảo tàng lịch sử Hồ Chí Minh, nơi bảo tồn và
trưng bày hàng chục ngàn hiện vật quý của lịch sử được sưu tầm trong và ngoài nước

Việt Nam. Tại nơi đây, chúng em như được đắm chìm vào câu chuyện lịch sử, những
vết tích, hiện vật cịn ở lại đã gây cho chúng em biết bao suy nghĩ về một thời vàng son
của dân tộc.
Bước tới nơi đây, trước mắt chúng em hiện lên là vẻ đẹp của tòa nhà Bảo tàng Lịch
sử, được biết đến là một kiến trúc cổ do người Pháp xây dựng gần một thế kỷ (1929)
mang đặc trưng phong cách “Đông Dương cách tân”. Nơi đây chủ yếu trưng bày những
hiện vật, tranh ảnh và bút tích liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác,
nên mọi thứ rất đỗi bình dị khiến trái tim của người con đất Việt xao xuyến biết bao.
Điều đầu tiên làm chúng em ấn tượng nhất là khơng gian hình tượng q hương, gia
đình của Người. Đó là làng sen. Làng Sen là tên thường gọi, cịn tên chính thức của ngơi
làng mà Bác sinh sống khi ấu thơ là làng Kim Liên, thuộc xã Kim Liên, huyện Nam
Đàn, tỉnh Nghệ An, là quê cha của Bác. Sở dĩ được gọi là làng Sen bởi nơi đây ngoài
khung cảnh quen thuộc như bến nước, gốc đa, sân đình, lũy tre làng như bất cứ làng quê
nào ở Việt Nam, thì làng Sen cịn đặc biệt nổi bật với những hồ Sen, đầm Sen dày đặc.
Tuy là người đỗ đạt, có vai vế thế nhưng nếp sống và nếp sinh hoạt của cả nhà cụ Nguyễn
Sinh Sắc hết sức giản dị đơn sơ, từ cái bàn thờ làm bằng liếp tre, trên có mảnh chiếu
nhỏ, bát hương với đôi nến và một tấm bài vị bằng gỗ, cho đến những chiếc chõng tre,
chum vại mộc mạc được dân làng yêu mến biếu tặng. Tất cả đều bộc lộ một nếp sống
đơn sơ, giản dị, gắn bó với làng quê của cả gia đình người lãnh tụ vĩ đại. Và cũng có lẽ
rằng sự gắn bó và am hiểu nhân dân ấy đã sớm rèn rũa cho Bác một đức tính cần kiệm,
liêm khiết, một lịng vì nhân dân phục vụ. Mặc dù chỉ được chiêm quan bằng mơ hình
và chưa có cơ hội được tham quan thực tế, nhưng hình ảnh về làng Sen quê Bác trên
trang giấy, bút mực ấy hiện lên thật mộc mạc và bình dị.
Tiếp tục khám phá những hiện vật được trưng bày, chúng em đã được chứng kiến
những hiện vật và bút tích cịn lại tại hang Pác Bó cách mạng- mảnh đất quê hương cách
mạng, nơi đồng chí Nguyễn Ái Quốc chọn làm địa điểm sống và làm việc sau khi trở về
nước. Nơi đã chứng kiến một số sự kiện lịch sử quan trọng: Hội nghị Trung ương lần
thứ 8 và sự ra đời của Mặt trận Việt Minh tháng 5 năm 1941, nơi đồng chí Nguyễn Ái
Quốc chỉ đạo việc xây dựng các đoàn thể cứu quốc và ra chỉ thị thành lập đội Việt Nam
Tuyên truyền giải phóng quân tháng 12 năm 1944. Tại Pác Bó, Người đã nhóm lên ngọn

lửa cách mạng và đã bùng cháy, lan tỏa ra khắp cả nước, soi sáng, dẫn đường cho toàn
dân đứng lên tổng khởi nghĩa, lật đổ chế độ thực dân, phong kiến, giành chính quyền về
tay nhân dân, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới,
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Và mùa Xuân Bính Tuất năm 1946 là mùa Xuân


độc lập đầu tiên của dân tộc đã trở về trên đất nước ta. Mùa Xuân năm 1941 là một mùa
xuân đặc biệt, đó là mùa xuân đầu tiên Bác Hồ trở về Tổ quốc, sau 30 năm tìm đường
cứu nước, hoạt động ở nước ngồi, để từ đó trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam và
cùng Đảng ta đem lại những mùa Xuân trường tồn cho dân tộc. Bác Hồ-vị cha già kính
yêu của dân tộc, trái tim của người, sự uyên bác của người, tình yêu của người, phẩm
chất của người đã tạo nên một bức tượng đài vĩ đại có lẽ khơng chỉ trong lịng những
người dân Việt Nam mà còn trong cả trái tim những người dân quốc tế chuộng hịa bình.
Người ra đi nhưng còn mãi trong tim ta những lời người đã dạy "Các vua Hùng đã có
cơng dựng nước, bác cháu ta phải giữ lấy nước".
Tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, có một đơi dép lốp cũ mịn được lưu giữ như quốc bảo.
Đó chính là đơi dép mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng trong hơn 20 năm, từ năm
1947 cho đến khi Người qua đời. Đôi dép này được làm từ một chiếc lốp ô tô quân sự
của quân đội Pháp (do Quân đội ta thu được sau trận phục kích tại Việt Bắc) và gửi tặng
Bác. Đơi dép đo cắt không dày lắm, quai trước to bản, quai sau nhỏ, rất vừa chân Bác.
Nó đã theo chân Bác trên mỗi chặng đường. Dù tiếp khách trong nước hay khách quốc
tế, đến với bộ đội, công nhân, nông dân hay trí thức, Bác vẫn thường đi đơi dép ấy. Suốt
đời mình, Bác ln lo nghĩ việc chung, khơng dành bất cứ thứ gì cho bản thân, khơng
ham muốn vật chất, khơng ham muốn danh vọng, khơng có gia đình riêng để chăm lo
hạnh phúc cá nhân. Đến khi về với thế giới người hiền, trên ngực áo Người cũng không
một tấm huân chương. Là một con người bằng xương, bằng thịt như mỗi chúng ta, cũng
có những nhu cầu cá nhân, nhưng vượt trên tất cả, Bác hy sinh việc riêng và chỉ có một
ham muốn tột bậc đó là “nước ta được hồn tồn độc lập, dân ta được hồn tồn tự do,
đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Đôi dép cao su của Bác
tưởng chừng như rất đỗi bình dị song nó lại là một kỷ vật vơ giá Bác đã để lại - chỉ dân

tộc Việt Nam ta mới vinh dự được có. Chính vì vậy, đơi dép cao su ấy khơng chỉ có ý
nghĩa quan trọng trong cuộc đời Bác mà cịn có ý nghĩa đặc biệt đối với dân tộc Việt
Nam, đôi dép ấy luôn nhắc nhở chúng ta phải luôn biết nâng niu, trân trọng những giá
trị dù là nhỏ nhất, đơn giản nhất của cuộc sống. Hình ảnh Người bước đi ung dung, thư
thái với đơi dép cao su giản dị mà vẫn tốt lên vẻ uy nghiêm lạ thường, lúc nào cũng
khiến chúng ta ngưỡng mộ.
Theo chân hành trình đấy ta bắt gặp được ngay những lá thư được viết bằng đôi tay
của người, những bức tâm thư mà Bác đã cất công viết cho cán bộ Đảng viên, các cháu
nhi đồng, hay cho các chiến sỹ thậm chí là cho tồn thể quần chúng nhân dân,..hằng lên
mỗi lá thư của người là những nét bút thấm đượm tình cảm dạt dào và chân thành, từng
lời từng câu đều chứa đựng lòng yêu thương thiết tha vơ bờ bến. Và cũng chính những
lá thư sâu sắc đầy chân thành ấy đã biến những khó khăn lúc bấy giờ thành động lực lớn
lao cho những cơng cuộc, hành qn cứu nước, đồn kết một lịng của tồn thể nhân dân
ta.
Xúc động làm sao khi nghe được câu chuyện lúc Bác còn sinh thời “ ước mơ lớn
nhất của cuộc đời tôi là làm sao cho đất nước độc lập, dân tộc tự do và mọi người được
ấm no hạnh phúc”. Bác mang cả tuổi xuân của mình cống hiến hết cho dân tộc dành trọn
cho đồng bào. Một tình yêu cao thượng và lớn lao.
“ Bác ơi tim Bác mênh mông thế


Ôm cả non sông mọi kiếp người”
Đến Bảo tàng Hồ Chí Minh như bước vào một cảnh phim quay chậm, tái hiện
một cách trọn vẹn về cuộc đời, sự nghiệp của Hồ Chủ tịch: nào là làng Sen – Nghệ An,
q hương thân u của Người; mơ hình con tàu Amiral Latouche Tréville, đánh dấu
bước đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của chàng thanh niên Nguyễn Tất
Thành và cả Luận cương chính trị do Lenin viết. Luận cương như giải đáp mọi thắc mắc
của Bác về con đường giành lại độc tập cho dân tộc, tự do cho đồng bào; đến nỗi khi kể
lại, Người đã phải thốt lên rằng: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn
khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tơi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong

buồng mà tơi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa
đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!
Từ đó tơi hồn toàn tin theo Lenin, tin theo Quốc tế thứ ba”. Cũng trong bảo tàng, chúng
ta có thể dễ dàng bắt gặp văn kiện có giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại vô cùng to lớn
đối với dân tộc Việt Nam – “Tuyên ngôn độc lập”. Ngày 2/9/1945, bản Tun ngơn
đánh dấu một mốc son chói lọi trong lịch sử, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa và là ngọn hải đăng dẫn đường cho con thuyền Cách mạng trong tình thế ngặt nghèo
vượt lên mọi sóng gió.
Vết bụi thời gian có thể xóa nhịa đi mọi thứ, nhưng những dấu chân lịch sử vẫn
trường tồn theo sức mạnh của tháng năm. Qua một buổi chiều chủ nhật đầy ý nghĩa và
tại bảo tàng mang tên Bác, bản thân mang nhiều xúc cảm khó tả bồi hồi lẫn xúc động,
là một người con đất Việt, ngày hôm nay được sống trên hơi thở của hịa bình, biết bao
máu xương phải nằm xuống để tổ quốc đứng lên, vì thế phải sống sao cho xứng đáng
với sự hi sinh lớn lao ấy.
Kế thừa những bài học quý báu mà Bác để lại cho con cháu, học lối sống bình dị
mộc mạc, làm theo năm lời Bác răng dậy, tích cực tự học hỏi để tiến bộ hơn từng ngày
từng giờ, đóng góp sức mạnh tri thức cho nước nhà, để đưa đất nước sánh vai với cường
quốc năm châu. Hình ảnh Bác đẹp như một đài sen rực sáng giữa đất Việt, sáng mãi
trong lòng của mỗi người dân chúng ta.
“ Tháp mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”



×