Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Dùng thuốc cũng phải... theo giới ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.37 KB, 4 trang )

Dùng thuốc cũng phải theo
giới
Hầu hết các loại dược phẩm đều được áp dụng với liều lượng
như nhau ở cả phụ nữ và nam giới. Thậm chí, đa số các phương
pháp điều trị bệnh cho phái đẹp đều được tìm kiếm, thử nghiệm
và phát triển trên cơ thể đàn ông. Hiện nay khoa học đã chứng
minh đó là một sai lầm đáng tiếc!
Những khác biệt về bệnh tật giữa hai giới
Trong một chương trình nghiên cứu trên phạm vi rộng do Chính
tài trợ nhằm xác định ảnh hưởng của hormon phụ nữ và lối sống
đối với sự phát triển những căn bệnh thường gặp ở phái đẹp, các
nhà khoa học nhận thấy rằng, phái đẹp dễ mắc bệnh trầm cảm,
động kinh hơn gấp 2 lần; dễ mắc các bệnh liên quan đến rối loạn
chức năng tuyến giáp hoặc hệ miễn dịch hơn gấp 15 lần so với
phái mày râu. Xác suất xuất hiện bệnh thấp khớp, viêm khớp
hay hội chứng ruột kích thích ở phụ nữ cũng cao gấp 3 lần đàn
ông. Phái đẹp còn rất dễ trở thành nạn nhân của chứng đau nửa
đầu - căn bệnh mà đàn ông ít mắc phải…
Đặc biệt với những bệnh về tim, do trái tim phụ nữ nhỏ hơn đàn
ông (trọng lượng trung bình kém từ 50-100g) nhưng lại đập
nhanh hơn, hệ động mạch có tiết diện hẹp hơn, nên nguy cơ bị
tắc nghẽn cũng cao hơn. Tuy nhiên, trong suốt tuổi thanh xuân,
đa số phái đẹp được bảo vệ trước các bệnh về tim bằng hormon
sinh dục nữ estrogen nên những trục trặc thường gia tăng sau khi
hết khả năng sinh sản. Các nghiên cứu cho thấy phụ nữ ngã bệnh
tim muộn hơn đàn ông chừng 10 năm nhưng lại có tỷ lệ tử vong
cao hơn gấp 2 lần. Tuy nhiên, đối với những phụ nữ nghiện
thuốc lá, tác động tích cực của estrogen sẽ bị vô hiệu hóa dẫn
đến kết quả là: nếu ở đàn ông nghiện thuốc, nguy cơ nhồi máu
cơ tim đến sớm hơn bình thường 7 năm thì với phụ nữ lại sớm
hơn tới 19 năm.


Sự trao đổi chất của cơ thể phụ nữ cũng khác xa cơ thể đàn ông.
Một nghiên cứu cho thấy, các thuốc giảm đau tồn tại trong cơ
thể phái đẹp lâu hơn phái mày râu. khẳng định rằng, dưới góc độ
sinh lý học, trung tâm điều chỉnh cường độ đau trong não phụ nữ
được cấu tạo khác đàn ông, vì thế quá trình làm dịu cơn đau của
dược phẩm ở phụ nữ cũng khác và việc kê đơn thuốc giảm đau
với một liều lượng giống nhau cho cả bệnh nhân nam và nữ là
một sai lầm.

Hormon estrogen.
Cần có thuốc điều trị theo giới tính
Sự khác biệt này ảnh hưởng lớn tới việc nhiễm bệnh và mức độ
tiến triển trong quá trình điều trị, đặc biệt với một số bệnh phổ
biến như tiểu đường, ung thư phổi, ung thư ruột kết hay ung thư
tuyến giáp. không thể áp dụng cùng một phương pháp điều trị,
một phác đồ điều trị giống nhau cho cả hai giới. “Y học hiện đại
đã mắc một ngộ nhận lớn khi các phương pháp điều trị bệnh
hiện nay không tính đến sự khác biệt về chuyển hóa giữa hai
giới. Nếu nhận thức rõ được sự khác biệt này, chúng ta có thể
điều chỉnh hệ thống điều trị bệnh và sản xuất thuốc để phát huy
tác dụng điều trị. Vấn đề này cũng có thể ứng dụng trong chẩn
đoán bệnh giúp việc chẩn đoán chính xác hơn” Nhiều nghiên
cứu khác nhau cũng cho thấy có sự khác biệt không nhỏ về giải
phẫu, hóa học cũng như chức năng của não bộ giữa nam và nữ.
Điều này đã chỉ ra con đường chữa trị riêng cho nam và nữ trước
những căn bệnh như: tâm thần phân liệt, trầm cảm, nghiện ngập
và rối loạn do stress sau chấn thương.
Suốt nhiều năm qua, giới y học đã không hề để ý đến sự khác
biệt về sinh lý học và đặc điểm cơ thể giữa hai giới. Thế nên,
hầu hết các loại dược phẩm và các cách chữa trị bệnh tật đều

được áp dụng như nhau ở cả nam và nữ. Mãi đến gần đây, khi
phát hiện ra rằng, khởi nguồn từ tim, qua não bộ, cho đến các
chức năng chuyển hóa và trao đổi chất, phụ nữ cơ bản khác hẳn
đàn ông, người ta mới bắt đầu đưa khái niệm đặc điểm giới tính
vào các công trình nghiên cứu y khoa. Và y học giới tính đã ra
đời trong bối cảnh như thế. Ngày nay với hy vọng bù lại thời
gian đã mất, các nhà khoa học đang cần mẫn quan sát những đặc
điểm sinh lý học của thân thể phụ nữ dưới góc độ bệnh tật, khả
năng chấp nhận cũng như thích nghi với các loại thuốc chữa
bệnh

×