Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hội chứng thùy giữa Hội chứng thùy giữa (HCTG) phổi phải (gọi tắt là hội pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.4 KB, 5 trang )

Hội chứng thùy giữa
Hội chứng thùy giữa (HCTG) phổi phải (gọi
tắt là hội chứng thùy giữa) là một hội chứng
lành tính. Trước đây hội chứng này được cho
là một điều bí ẩn, khó giải thích. Gần đây
người ta đã biết rõ về đặc điểm giải phẫu và
các nguyên nhân thuận lợi tạo nên hội chứng
này. HCTG đôi khi gây những biến chứng
nguy hiểm, nên cần biết để có cách xử trí
đúng đắn và kịp thời.
HCTG là thuật ngữ để chỉ sự xẹp
phổi tái phát nhiều lần của thùy
giữa phổi phải do bị ứ tắc chất
xuất tiết trong lòng phế quản. Sau
nhiều lần bị tái nhiễm, thùy giữa
phổi phải bị xơ hóa mạn tính, bị
xẹp và giãn phế quản.
Tại sao thùy giữa phổi phải dễ
bị xẹp?
N
ội soi phát
hi
ện khối u
gây HCTG.
Vì phế quản thùy giữa phải có cấu tạo giải phẫu
đặc biệt. Phế quản thùy giữa có khẩu kính hẹp,
có khi bị chia đôi thành hai phân thùy, lại bị bao
bọc bởi những nhóm hạch lympho dẫn lưu. Các
hạch này nhiễm khuẩn (đặc biệt là khi có nhiễm
lao), sẽ sưng to, đè vào phế quản. Thùy giữa
phổi phải tách biệt với thùy trên và dưới bởi các


lá màng phổi rãnh liên thùy, nên không có sự
lưu thông với hai thùy này, vì vậy khi bị nhiễm
khuẩn hoặc trong quá trình dị ứng, chất xuất tiết
có nhiều, các phế quản bị co thắt, niêm mạc phế
quản bị phù nề thì thùy giữa phổi phải hay bị
xẹp.
Biểu hiện của HCTG
HCTG có thể không có triệu chứng lâm sàng,
hoặc các triệu chứng rất nghèo nàn. Bệnh nhân
bị ho kéo dài. Khạc đờm khối lượng không
nhiều nhưng dai dẳng, có khi ho ra máu tái phát
nhiều lần. Sốt thường không cao. Đau ngực nhẹ,
nhưng liên tục.
Nguyên nhân thuận lợi gây HCTG
Lao sơ nhiễm hoặc lao phổi: Ho dai dẳng, khạc
ra đờm nhiều hoặc ho ra máu. Gầy sút cân, sốt
về chiều, đổ mồ hôi trộm, mệt nhọc, khó thở.
Xét nghiệm đờm có thể thấy vi khuẩn lao (AFB)
dương tính. Tốc độ máu lắng tăng cao. Mantoux
dương tính.
Hen phế quản: Khó thở ban đêm. Sau khó thở
thường ho có đờm nhiều, đặc quánh. Nếu có
nhiễm khuẩn thì đờm có màu vàng hay đục.
Nghe phổi có tiếng ran rít, ran ngáy, ran ẩm. Xét
nghiệm máu có bạch cầu ái toan tăng cao. Tiền
sử hay bị dị ứng, hay có cơn khó thở về ban
đêm. Trong gia đình có người bị hen. Ở người
hen, phế quản bị tăng tiết, co thắt, phù nề nên
thùy giữa phế quản dễ bị xẹp.
Nhiễm khuẩn phổi: Bệnh nhân sốt cao, ho khạc

đờm nhiều, màu vàng hay trong. Nghe phổi có
nhiều ran ẩm, ran nổ. Số lượng bạch cầu đa
nhân trung tính tăng cao. Tốc độ máu lắng tăng
cao.
Ung thư phế quản phổi: Người bệnh đau ngực,
khó thở, ho ra máu dai dẳng, nhẹ thì có vết máu
lẫn trong đờm. Soi phế quản, sinh thiết phế quản
tìm thấy tế bào ung thư. Chụp Xquang hay chụp
cắt lớp vi tính có thể thấy hình khối u trong lồng
ngực. Có thể thấy u chèn vào phế quản thùy
giữa, gây xẹp thùy này.
Nhiễm HIV: Biểu hiện sốt dai dẳng không rõ
nguyên nhân. Sút cân, mệt mỏi. Tiêu chảy kéo
dài, tái phát nhiều lần. Hạch bạch huyết nổi
nhiều nơi trên cơ thể. Có những tổn thương bất
thường trên da và niêm mạc. Bệnh nhân bị suy
giảm miễn dịch, nên mắc thêm nhiều bệnh
nhiễm khuẩn ở phổi, trong đó có trực khuẩn lao.
Người nhiễm HIV gần đây có phát hiện mắc hội
chứng thùy giữa với một tỷ lệ nhất định.
Thường khi có những biểu hiện của các bệnh
trên, bệnh nhân đến bệnh viện khám thì mới
phát hiện ra có HCTG.
Điều trị
Đầu tiên điều trị các bệnh là nguyên nhân gây ra
HCTG phổi phải như điều trị hen phế quản bằng
các thuốc giãn phế quản, thuốc chống dị ứng,
tiêu đờm, thuốc tăng cường miễn dịch. Điều trị
lao, bệnh nhiễm khuẩn phổi bằng các loại kháng
sinh đặc hiệu. Điều trị ung thư phế quản: sử

dụng hóa chất, tia xạ, phẫu thuật Về điều trị
HCTG cần dùng kháng sinh chống nhiễm
khuẩn, thuốc chống viêm corticoid, thuốc giãn
phế quản, dẫn lưu đờm dãi bằng phương pháp
vỗ rung lồng ngực, soi phế quản, hút rửa các
chất tắc nghẽn ở thùy giữa. Nếu viêm xẹp thùy
giữa phổi phải tái phát nhiều lần, thì chỗ xẹp sẽ
dẫn tới xơ hóa, áp-xe, hoặc biến chứng chảy
máu. Nếu để lâu sẽ đe dọa đến tính mạng, lúc đó
không thể điều trị bằng phương pháp nội khoa
được, có thể phải chỉ định cắt bỏ thùy giữa phổi
phải để giải quyết tận gốc bệnh và các biến
chứng của nó.

×