Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Trái hồng, ăn đúng cách mới bổ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.85 KB, 3 trang )

Trái hồng, ăn đúng cách mới
bổ
Không nên ăn nhiều hồng tươi vào lúc quá đói, cũng
không ăn cùng những loại quả chứa nhiều axít hoặc
protein.


Hồng là loại cây ăn trái thuộc chi thị (diospyros), màu
vàng cam đến đỏ cam tuỳ theo giống; đường kính 1 –
9cm, dáng quả cầu hay dạng quả cà chua bẹp. Không chỉ
có giá trị dinh dưỡng cao, hồng còn chứa hợp chất có tính
kháng ung thư.
Nhớ ăn cả vỏ
Hồng giòn thường ăn lúc chưa chín mềm, màu vàng, trái
hơi vuông. Loại hồng mềm hay hồng đỏ chỉ nên ăn khi
quả chín mềm. Quả hồng lúc chưa chín bên ngoài có một
lớp sáp, khi ăn thường có vị se chát vì chứa rất nhiều
tanin. Khi quả chín sẽ trở nên ngọt hơn vì tanin đã biến
mất. Cách ăn tốt nhất là ăn tươi. Thịt quả hồng có giá trị
dinh dưỡng rất cao, vì chứa nhiều beta caroten và sinh tố
A (10.080 I.U cho 1kg hồng), sinh tố B (thiamin,
riboflavin, niacin) và C. Ngoài ra, còn nhiều khoáng tố vi
lượng như canxi, phốtpho, sắt, protein, nhiều chất xơ,
đường.

Hồng còn được sử dụng như phương thuốc cổ truyền chữa
nhiễm trùng phổi, trĩ và chữa bệnh suyễn. Với dạng hồng
khô, ăn mỗi ngày khoảng một trái là tốt. Tính chất se chát
của hồng còn giúp ngừng tiêu chảy, cầm máu. Hồng còn
giúp ngừa ung thư nhờ hàm lượng beta caroten cao, và
các hợp chất như sibutol và axít betulinic có tác dụng


kháng ung thư. Một nghiên cứu mới tại Nhật Bản còn
chứng minh tác dụng chống lão hoá của hồng nhờ nhóm
hợp chất proanthocyanidin có nhiều trong vỏ.
Không ăn lúc quá đói
Hồng tươi có tính hơi hàn, có thể làm hạ huyết áp, không
nên dùng cho người suy kiệt, huyết áp thấp, mệt mỏi kinh
niên, phụ nữ sau khi sinh. Hồng khô tính bình, dẻo, ngọt,
được dùng chữa ngộ độc do ăn uống gây tiêu chảy, kiết lỵ
lâu ngày không hết.
Tuy vậy, không nên ăn nhiều hồng tươi vào lúc quá đói,
cũng không ăn cùng những loại quả chứa nhiều axít hoặc
protein, vì tanin trong hồng sẽ kết tủa với các nhóm chất
trên làm tắc nghẽn đường tiêu hoá, gây khó tiêu và kích
ứng niêm mạc ruột. Cũng nên lưu ý: hồng khô nhiều
đường, ăn nhiều quá sẽ hại tỳ, không tốt cho răng miệng
và dễ sinh nhiệt trong cơ thể; người tiểu đường cần hạn
chế sử dụng

×