Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Phân tích kháng chiến chống thực dân Pháp và ý nghĩa quốc tế chiến thắng Điện Biên Phủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.96 KB, 10 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOC VÀ ĐÀO TẠOO
ĐẠOI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHC GIA THÀNH PHỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HỒ CHÍ MINH CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNNG ĐẠOI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHC KHOA HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHC XÃ HỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOI VÀ NHÂN VĂN

LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG
SẢN VIỆT NAM

BÀI GIỮA KỲ

Họ và tên: Lê Kim Minh Thư
MSSV: 2157061138


Bài làm
1.

Phân tích về hồn cảnh lịch sử, nội dung và ý nghĩa của

đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Điều kiện cần để kháng chiến thắng lợi đó là sự lãnh đạo đúng
đắn. Để chiến thắng thực dân Pháp hơn hẳn ta về số lượng lực lượng
quân sự và vũ khí trang bị, Đảng ta đã đề ra các đường lối và lãnh đạo
cuộc kháng chiến chống Pháp thành cơng vẻ vang.
Hồn cảnh lịch sử


Tình hình thế giới
Sau thế chiến 2, tình hình thế giới có những bước chuyển
biến to lớn.
Tình hình thế giới có nhiều chuyển biến quan trọng nhưng
với xu hướng xoay quanh hai thế cực – chủ nghĩa xã hội và chủ


nghĩa tư bản. Hai phe đối lập nhau gay gắt, đặc biệt là Mĩ và Liên
Xô. Mĩ luôn mong muốn triệt tiêu hệ thống xã hội chủ nghĩa. Điều
này khiến cho việc độc lập và quan hệ ngoại giao của nước ta
gặp nhiều khó khăn. Việc giằng co này diễn ra gay gắt hơn khi
các nước Đông Âu giành độc lập và bắt đầu quá độ lên chủ nghĩa
xã hội. Nhân dân các nước như Hungari, Bungari, Tiệp Khắc, Ba
Tư đã giành được thắng lợi trong cuộc cách mạng dân chủ nhân
dân và bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, Mĩ
và Pháp quyết định ách thống trị ở Đông Dương để tránh cho chủ
nghĩa xã hội nối liền từ Tây sang Đơng.



Tình hình trong nước
Vào thời điểm này, chính quyền nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hồ non trẻ đang đứng trước mn vàn khó khăn.
Về tình hình chính trị, chính quyền đất nước vẫn cịn non
trẻ. Việc củng cố chính quyền gặp nhiều khó khăn vì phải đối đầu
với thù trong giặc ngồi. Thêm vào đó, chính quyền và đất nước
ta vẫn chưa được công nhận trên quốc tế. Việc này khiến ta khó


khăn trong việc đặt quan hệ ngoại giao và tìm kiếm sự giúp đỡ từ
bên ngoài. Điều này làm cách mạng bị lâm vào thế cơ lập.
Về tài chính, nước ta vẫn chưa được cấp quyền quản lý
ngân hàng Đông Dương. Trong khi đó, kho bạc nhà nước chỉ cịn
khoảng 1,2 triệu đồng, trong đó, có phân nửa rách nát khơng thể
dùng. Đồng thời, ta phải đối phó với các loại tiền Trung Quốc bị
mất giá trên thị trường.
Đời sống người dân khổ cực vì lũ lụt gây thiệt hại nặng nề

và hạn hán kéo dài khiến cho một lượng lớn quy mô đất không
canh tác được. Các cơ sở công nghiệp của nước ta chưa kịp phục
hồi mà nhiều xí nghiệp vẫn cịn nằm trong tay tư bản Pháp. Hậu
quả là hàng hóa, lương thực trở nên khan hiếm nên giá cả tăng
vọt khó kiểm sốt. Điều này khiến cho đời sống người dân càng
thêm cực khổ và khó khăn.
Cuối cùng, chế độ thực dân – phong kiến để lại một tàn dư
văn hóa nặng nề. Hơn 90% dân số mù chữ, các tệ nạn xã hội như
mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc, hút nghiện hoành hành rộng
khắp.
 Hơn một năm sau Cách mạng tháng Tám, nước ta đứng
trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Chính quyền
quyết định kí kết với Pháp “Hiệp định sơ bộ” và “Tạm
ước Việt – Pháp” nhằm hịa hỗn với Pháp cũng như kéo
dài thời gian củng cố chính quyền và lực lượng quân sự.
Suốt thời gian này, Pháp - với hy vọng sẽ thắng lợi bằng
quân sự - đã trắng trợn xé bỏ những điều đã cam kết với
ta trong “Hiệp định Sơ bộ” (6-3-1946) và Tạm ước (149-1946). Đặc biệt, sự kiện Pháp gửi tối hậu thư buộc
chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ đã trở thành
hành động khiêu khích và đe dọa bậc nhất. Chính những
hành động này đã dẫn đến cuộc kháng chiến toàn quốc
của nhân dân ta.




Quá trình hình thành đường lối kháng chiến
Bối cảnh lịch sử nước ta thời điểm phát động kháng chiến

toàn quốc là một trong những cơ sở để Đảng xác định đường lối

cho cuộc kháng chiến.
Đường lối kháng chiến thực dân Pháp được thể hiện qua ba
văn kiện lớn: “Toàn dân kháng chiến” của Ban chấp hành trung
ương Đảng (12/12/1946); “Lời kêu gọi tồn quốc kháng chiến”
của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946); tác phẩm “Kháng chiến
nhất định thắng lợi” của cố Tổng Bí thư Trường Chinh (xuất bản
năm 1946). Khơng chỉ vậy, đường lối kháng chiến chống Pháp
được bổ sung và hoàn thiện qua thực tiễn. Trung ương Đảng và
chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo kết hợp đấu tranh quân sự, chính
trị và ngoại giao để làm thất bại âm mưu chia cắt miền Nam Việt
Nam của Pháp.
Nội dung
Với tinh thần “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu
mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, đêm 19/12/1946,
theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng,
cả nước đứng lên kháng chiến.


Tính chất của cuộc kháng chiến
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân
Việt Nam mang tính chất dân tộc dân chủ nhân dân.



Mục đích kháng chiến
Cuộc kháng chiến là sự kế thừa sự nghiệp của Cách
mạng tháng Tám “đánh đuổi thực dân Pháp – giành độc lập
thống nhất”.
Thực dân Pháp với dã tâm xâm lược nước ta một lần
nữa. Đất nước ta với tư thế vừa giành được chính quyền

nên cịn non trẻ, giành được chính quyền đã khó, nay giữ
chính quyền càng khó hơn. Vì vậy, nhiệm vụ hàng đầu là
tồn dân đứng dậy đồng lịng chống thực dân Pháp bảo vệ


nền độc lập cho dân tộc. Sau đó đánh đổ hoàn toàn tàn dư
của phong kiến để dành quyền dân chủ cho người dân.
Đảng xác định kẻ thù của cuộc kháng chiến là thực dân
Pháp.


Nhiệm vụ của cuộc kháng chiến
Tiêu diệt thực dân Pháp và đánh bại bọn can thiệp Mỹ,
giành độc lập, thống nhất hồn tồn dân tộc. Xóa bỏ những
tàn dư phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày
có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở
cho chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.



Lực lượng của cuộc kháng chiến:
Đảng xác định lực lượng của cách mạng là các giai cấp
công nhâ, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc, địa chủ
vừa và nhỏ. Lực lượng này đoàn kết dưới mặt trận Liên Việt
và dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân.



Phương hướng của cuộc kháng chiến:
Sau khi làm cách mạng Dân tộc dân chủ nhân dân sẽ

đưa đất nước quá độ đi lên Xã hội chủ nghĩa. Đảng ta đã dự
báo được trước hướng đi của đất nước sau này. Đó là đi
theo con đường xã hội chủ nghĩa, là chế độ mà người dân
được lên làm chủ, quản lí đất nước, để khơng cịn bất cơng
như xã hội Phong kiến-xã hội mà có những con người bị
dìm dưới đáy xã hội.



Phương pháp của cuộc kháng chiến:
Sử dụng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, kết
hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang từng bước
tấn cơng sinh lực địch và lấy quyền làm chủ.



Đoàn kết quốc tế:
Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam
với các giai cấp tầng lớp công nhân và nông dân trên thế
giới, tranh thủ sự ủng hộ của phong trào dân chủ nhân dân


trên thế giới và Việt Nam phải giúp đỡ Lào, Campuchia
phát triển chiến tranh du kích. Việc giúp đỡ Lào,
Campuchia phát triển chiến tranh du kích sẽ làm cho quân
Pháp phân tán lực lượng trên ba mặt trận. Từ đó, giúp cho
ta dễ dàng hơn trong việc đối phó với chúng.


Phương châm kháng chiến

Ngay từ ban đầu, Đảng và nhà nước quyết định đường
lối kháng chiến của nước ta là “tồn dân, tồn diện, lâu dài,
dựa vào sức mình là chính”.
o Tính tồn dân:
Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta
là cuộc cách mạng nhằm đánh đuổi bọn thực dân
Pháp xâm lược, bảo vệ độc lập chủ quyền, thống
nhất đất nước.
Tính tồn dân xuất phát từ nhiều ngun nhân.
Đầu tiên là xuất phát từ tương quan lực lượng giữa
ta và thực dân Pháp. Trong khi Pháp có nhiều kinh
nghiệm trên chiến trường, với vũ khí tối tân hiện
đại; nước ta đã tổn hại khá lớn lực lượng sau Cách
mạng tháng Tám. Ngồi ra cịn xuất phát từ
truyền thống “ toàn dân đánh giặc” của dân tộc ta
từ thời dựng nước và giữ nước; từ quan điểm “
cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” của chủ
nghĩa Mác-lenin, từ tư tưởng “chiến tranh nhân
dân” của chủ tịch Hồ Chí Minh và chủ trương “
kháng chiến toàn diện” của Đảng ta.
o Tính tồn diện:
Vì địch khơng chỉ đánh ta trên mặt trận quân
sự mà còn đánh ta trên các mặt trận kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội, ngoại giao nên ta phải


thực hiện cuộc kháng chiến toàn diện trên tất cả
các lĩnh vực
o Tính chất trường kỳ kháng chiến:
Lấy ít đánh nhiều, lấy ít chống mạnh, lấy chính

nghĩa thắng hung tàn, truyền thống đánh giặc lâu
dài của dân tộc ta. Trường kỳ kháng chiến-nhằm
đánh bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của
thực dân Pháp và khắc phục tư tưởng chủ quan,
nóng vội của một số Đảng viên.
o Kháng chiến tự lực và tranh thủ sự ủng hộ của
quốc tế:
Trong mối quan hệ giữa yếu tố chủ quan và
khách quan, yếu tố chủ quan giữ vai trò quyết
định nhất. Phải đem sức ta mà giải phóng cho ta,
tránh ỷ lại vào bên ngoài, đồng thời phải ra sức
tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế với tinh thần “cứu
bạn là tự cứu mình”, nên cuộc kháng chiến của ta
phải tự lực là chính.
 Nhờ chủ trương và sự lãnh đạo của Đảng, nước ta đã
giành thắng lợi ở nhiều cuộc đấu tranh lớn nhỏ khác
nhau, đặc biệt là Chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông 1947,
Chiến dịch Biên giới Thu – Đông năm 1950 và Chiến dịch
Điện Biên Phủ.
Ý nghĩa của cuộc kháng chiến


Đối với dân tộc ta:
-

Làm thất bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp
được đế quốc Mỹ sức ở mức độ cao.

-


Quốc tế công nhận độc lập, chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ
của các nước đơng dương.


-

Làm thất bại âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh của
đế quốc Mỹ, kết thúc chiến tranh lập lại hịa bình ở Đơng
Dương.

-

Giải phóng hồn tồn miền Bắc, tạo điều kiện để iền Bắc
tiến lên chủ nghĩa xã hội làm căn cứ địa, hậu thuẫn cho
cuộc đấu tranh ở miền Nam.

-

Tăng thêm niềm tự hào dân tộc cho nhân dân ta và nâng
cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế



Đối với quốc tế:
-

Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế
giới, tăng cường lực lượng cho chủ nghĩa xã hội và cách
mạng thế giới.


-

Cùng nhân dân Lào và Campuchia đập tan ách thống trị
của chủ nghĩa thực dân ở 3 nước đông dương.

-

Mở ra sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới,
trước hết là hệ thống thuộc địa của thực dân Pháp

2.

Ý nghĩa quốc tế của sự kiện Điện Biên Phủ (7/5/1954).
Điện Biên Phủ là một chiến dịch chiến lược mà tầm vóc tác động
của nó đến cục diện hai bên đã không một chiến dịch nào đạt tới trong
lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp.
Thắng lợi của Nhân dân Việt Nam ở Điện Biên Phủ không chỉ là
thắng lợi của khát vọng độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam, mà
cịn là khát vọng hịa bình của tất góp phần to lớn vào phong trào đấu
tranh vì hồ bình, tiến bộ của nhân loại, đây là là chiến thắng chung
của các nước trên bán đảo Đông Dương, của phong trào cộng sản và
công nhân quốc tế, cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới, là một giá trị
phổ quát của nhân loại tiến bộ.
Về nghệ thuật tác chiến, đột phá lần lượt cụm cứ điểm địch là
một phương pháp kinh điển, cũng đồng thời là giải pháp đúng đắn
trong chiến dịch tiến công để giải quyết một tập đoàn cứ điểm. Ta đã
trưởng thành vượt bậc trong đánh cơng sự vững chắc, trong đó sự chỉ


đạo chiến thuật là rất linh hoạt, cụ thể và sáng tạo. Cách đánh trong

chiến dịch tiến công này đã dẫn đến thắng lợi từng bước, tất yếu,
không thể đảo ngược. Điều này đã đánh thẳng vào sự kiêu hãnh và tự
hào của Pháp, khiến cho Pháp và các đế quốc thực dân e dè trước các
nước thuộc địa.
Trước trận Điện Biên Phủ, trong suốt 500 năm lịch sử chế
độ thuộc địa, chưa từng có một nước thuộc địa nào đánh thắng cuộc
chiến tranh xâm lược của một đế quốc lớn, chưa có một nước thuộc địa
nào dùng phương pháp hịa bình buộc các nước cai trị thuộc địa trao
trả độc lập thực sự. Về điều này, trong cuốn sách “Trận Điện Biên Phủ
dưới con mắt người Pháp”, tác giả Guyn Roa (Jules Roy), ký giả kiêm sử
gia, nguyên đại tá quân viễn chinh Pháp, nhận xét rằng: “Trên toàn thế
giới, trận Oatéclơ cũng ít có tiếng vang hơn. Điện Biên Phủ thất thủ gây
ra một sự kinh hoàng ghê gớm. Đó là một trong những thất bại lớn của
phương Tây, báo hiệu sự tan rã của các thuộc địa và sự cáo chung của
một nền cộng hòa. Tiếng sấm của sự kiện Điện Biên Phủ vẫn còn âm
vang”.
“Tiếng sấm” Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, vang tới những
vùng xa xơi cịn đang chìm đắm trong đêm dài nơ lệ, thức tỉnh và
truyền niềm tin cho các dân tộc bị áp bức vùng lên đấu tranh. Và thực
tế, trong khoảng thời gian gần hai thập niên sau Điện Biên Phủ, hàng
loạt nước thuộc địa và phụ thuộc ở châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh lần lượt
giành được độc lập, với hình thức và mức độ khác nhau. Khơng chỉ vậy,
Điện Biên Phủ góp phần làm thay đổi cục diện thế giới trong nửa sau
của thế kỷ XX. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ mang ý nghĩa là chiến
thắng chung của phong trào đấu tranh vì hịa bình, tiến bộ xã hội trên
tồn thế giới. Chính vì vậy, năm 1964, kỷ niệm 10 năm Chiến thắng
Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Điện Biên Phủ như là một
cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử. Nó ghi rõ nơi chủ nghĩa thực
dân lăn xuống dốc và tan rã, đồng thời phong trào giải phóng dân tộc
khắp thế giới đang lên cao đến thắng lợi hoàn toàn”. Điện Biên Phủ còn



như một “điểm hẹn tất yếu” mà lịch sử dành cho số phận của những
cuộc chiến tranh xâm lược trong thời đại ngày nay. Rằng, bất cứ dân
tộc nào áp đặt ý muốn của mình lên dân tộc khác, cuối cùng nhất định
sẽ thất bại.



×