Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Bài tập học kỳ dân sự người không được quyền hưởng di sản lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.61 KB, 23 trang )

1
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thừa kế di sản chính là sự chuyển dịch tài sản và quyền sở hữu tài sản của cá
nhân người đã chết cho cá nhân, tổ chức có quyền hưởng thừa kế. Quyền để lại
thừa kế và quyền thừa kế là những quyền cơ bản của công dân, đã được ghi nhận
tại Điều 58 Hiến pháp năm 1992 và Điều 631 BLDS năm 2005. Nguyên tắc quyền
bình đẳng về thừa kế là một trong những nguyên tắc của quyền thừa kế, cụ thể Điều
632 BLDS năm 2005 quy định: “Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài
sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp
luật”. Tuy nhiên, trong xã hội có một số trường hợp cá biệt người thừa kế vi phạm
nghiêm trọng nghĩa vụ của mình, có những hành vi trái pháp luật, trái với đạo đức
xã hội, trái với thuần phong mĩ tục của nhân dân Việt Nam, xâm phạm đến danh
dự, uy tín, tính mạng, sức khỏe của bố, mẹ, anh, em, vợ, chồng,... Những người này
khơng cịn xứng đáng được hưởng thừa kế và pháp luật đã tước quyền đó của họ.
Việc này được thể hiện ở Điều 643 BLDS năm 2005 với quy định về những người
không được quyền hưởng di sản. Trong bài luận này, chúng ta sẽ cùng đi sâu phân
tích về “người khơng được quyền hưởng di sản” theo pháp luật Việt Nam.
B. NỘI DUNG
I. Một số vấn đề lý luận
1. Khái quát chung về thừa kế
Quyền thừa kế, theo nghĩa rộng, là một chế định pháp luật bao gồm tổng hợp
các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ về việc dịch chuyển tài sản từ
người chết cho những người cịn sống khác theo ý chí của họ được thể hiện trong di
chúc hoặc theo ý kiến của nhà nước được thể hiện trong các quy phạm pháp luật.
Theo nghĩa hẹp, quyền thừa kế được hiểu là một quyền năng dân sự chủ quan của


2
chủ thể có quyền để lại di sản thừa kế hoặc có quyền hưởng di sản thừa kế của
người chết để lại theo ý chí của người đó hoặc theo quy định của pháp luật.1
Thừa kế là một chế định pháp luật dan sự, là tổng hợp các quy phạm pháp luật


điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người khác theo di chúc
hoặc theo một trình tự nhất định, đồng thời quy định phạm vi quyền, nghĩa vụ và
phương thức bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế2
Di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người đã
chết, quyền về tài sản của người đó3. Điều 634 BLDS năm 2005 quy định: “Di sản
bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản
chung với người khác”. Tài sản riêng của người chết là tài sản mà người đó có
được từ các căn cứ xác lập quyền sở hữu hợp pháp. Tài sản của người chết trong
khối tài sản chung với người khác có thể là được tặng cho chung, thừa kế chung,
cùng góp vốn để sản xuất kinh doanh hoặc là tài sản chung của vợ chồng trong thời
kỳ hôn nhân.
Thời điểm và địa điểm mở thừa kế. Điều 633 BLDS năm 2005 đã có quy định
về hai khái niệm này. Theo đó, thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản
chết. Trong trường hợp tịa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa
kế là ngày được tòa án xác định trong quyết định tuyên bố một người là đã chết.
Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; cịn nếu khơng
xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có tồn bộ hoặc
phần lớn di sản.
Người thừa kế là người được hưởng di sản của người chết để lại theo chỉ định
trong di chúc hoặc theo quy định của pháp luật4. Điều 635 có quy định về điều kiện
của người thừa kế như sau: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào
Lê Đình Nghị (chủ biên), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam (Tập 1), Nxb.Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2009, tr 238
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam (Tập 1), Nxb.CAND, Hà Nội, 2009, tr 298.
3 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam (Tập 1), Nxb. CAND, Hà Nội, 2009, tr 314
4 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam (Tập 1), Nxb. CAND, Hà Nội, 2009, tr 310
1
2


3

thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã
thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trong trường hợp người thừa kế theo
di chúc là cơ quan, tổ chức thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở
thừa kế”
Việc thừa kế của những người có quyền hưởng di sản của nhau mà chết
cùng thời điểm. Điều 641, BLDS năm 2005 đã có quy định về việc này, cụ thể như
sau: “Trong trường hợp những người có quyền hưởng di sản của nhau đều chết
cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do khơng xác định được
người nào chết trước thì họ không được hưởng di sản thừa kế của nhau và di sản
của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế
vị”.
Từ chối nhận di sản. Theo quy định tại Điều 642 BLDS năm 2005 thì người
thừa kế có quyền từ chối nhận di sản trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh
việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác
2. Quy định người khơng có quyền hưởng di sản của pháp luật Việt Nam
trước BLDS năm 2005.
Trước năm 1945 ở nước ta, pháp luật của chế độ thực dân phong kiến cũng có
những quy định về người thừa kế khơng có quyền hưởng di sản của người q cố
(họ được coi là người thừa kế bất xứng). Điều 313 Bộ dân luật Bắc Kì và Điều 306
Dân luật Trung Kì đều dự liệu những trường hợp người thừa kế khơng có quyền
hưởng di sản đó là: thứ nhất, người đã bị người lập di chúc tuyên bố không xứng
đáng được hưởng di sản của người lập di chúc. Thứ hai là người có hành vi xâm
phạm đến tính mạng người để lại di sản hoặc với danh nghĩa chính phạm hoặc đồng
phạm hoặc tịng phạm. Thứ ba là người đã trưởng thành biết được hành vi cố ý giết
người mà khơng tố giác với Tịa án, nhưng nếu kẻ sát hại là cha, mẹ, anh, em, vợ,


4
chồng hoặc người thân thuộc của người thừa kế thì khơng bị coi là có lỗi vì đã
khơng bị coi là tố giác và cuối cùng là người có hành vi vu khống để lại di sản hoặc

vu khống ông, bà, cha, mẹ của người đó và người bị vu khống đã bị phạt về trọng
tội hay thường tội. Cũng về vấn đề trên, theo án lệ ở miền Nam nước ta trước năm
1945 thì người vợ góa bị coi là bất xứng khơng có quyền hưởng di sản, phần di sản
đó sẽ do con hoặc cháu của người đó được hưởng nếu người vợ góa có các hành vi
như là:không để tang chồng; sống thiếu đạo đức và đã cơng khai gây tai tiếng cho
gia đình chồng; đã có nhân tình hoặc đã lạm dụng quyền hưởng di sản mà khơng có
biên bản kê khai.
Sau cách mạng tháng Tám, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, chiếu
theo Sắc lệnh ngày 10/10/1945 về tạm giữ các điều lệ hiện hành ở Việt Nam để thi
hành cho đến khi ban hành những bộ luật của chế độ mới của toàn cõi Việt Nam, ở
nước ta trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1959 vẫn áp dụng những quy định
của pháp luật thời thực dân phong kiến quy định về thừa kế, chỉ loại bỏ những quy
định trái với những nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa.
Từ năm 1959 đến năm 1981, trên thực tế ở nước ta, mặc dù đã có một số thơng
tư của ngành Tịa án hướng dẫn giải quyết tranh chấp về quyền thừa kế (ví dụ
Thơng tư số 594...) nhưng khơng có một nội dung nào về những người thừa kế
khơng có quyền hưởng di sản.
Cơ sở pháp lí để tước quyền thừa kế của một số người chỉ bắt đầu được quy
định tại Thông tư 81/TANDTC ngày 24/7/1981 hướng dẫn giải quyết các tranh
chấp về quyền thừa kế. Cụ thể, tại thông tư 81/ TANDTC có quy định về người
khơng được hưởng thừa kế:
“III A 4 Người không được thừa kế


5
- Người đã giết người để thừa kế hoặc đã đối xử q tàn tệ với người đó thì
khơng được thừa kế di sản của người đó.
- Người đã giết người thừa kế cùng hàng với mình để chiếm đoạt toàn bộ di sản
hoặc nhằm làm tăng kỷ phần cho bản thân thì khơng được thừa kế di sản của cả

hai người ấy (người để thừa kế và người bị giết)”
Ngày 30/08/1990 Pháp lệnh thừa kế được ban hành. Vấn đề người thừa kế
khơng có quyền hưởng di sản được quy định tại Điều 7. Cụ thể là:
“Điều 7: Những người thừa kế khơng có quyền hưởng di sản
1- Những người thừa kế sau đây khơng có quyền hưởng di sản:
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc hành vi
ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm
hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế khác có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép người có tài sản trong việc lập di chúc;
giả mạo di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý
chí của người có tài sản.
2- Những người nói tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người có
tài sản thể hiện ý chí vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc”.
Điều này đã được cụ thể hóa tại Khoản 2 Nghị quyết số 02/HĐTP về việc hướng
dẫn áp dụng một số quy định của pháp lệnh thừa kế.
Nội dung của Điều 7 Pháp lệnh thừa kế nói trên đã được giữ nguyên và được thể
hiện tại Điều 646 BLDS năm 1995 và nay là BLDS năm 2005 tại Điều 643
3. Những người không được quyền hưởng di sản theo quy định tại Điều
643 BLDS năm 2005


6
Điều 643 BLDS năm 2005 có quy định về “người khơng được quyền hưởng di
sản” vì họ khơng cịn xứng đáng hưởng thừa kế. Cụ thể như sau:
“1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành
vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng
danh dự và nhân phẩm của người đó;

b) Người vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe người thừa kế
khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có
quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong
việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một
phần hoặc tồn bộ di sản trái với ý chí người để lại di sản....\
2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu
người để lại di sản đã biết hành vi của người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản
theo di chúc”.
Theo đó, người không được quyền hưởng di sản được quy định tại Điều 643
BLDS năm 2005 bao gồm cả người thừa kế theo pháp luật và người thừa kế theo di
chúc. Như vậy, người thừa kế không được quyền hưởng di sản khi thuộc một trong
các trường hợp sau đây:
Thứ nhất: Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe
hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm
phạm nghiêm trọng danh dự nhân phẩm của người đó.
Hành vi “xâm phạm đến tính mạng” được hiểu là hành vi cố ý tước đoạt tính
mạng người để lại di sản trái pháp luật. Hành vi tước đoạt tính mạng người khác
được hiểu là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho người để lại di sản, chấm dứt


7
sự sống của người đó. Hành vi đó là hành vi khách quan của tội giết người, phải là
hành vi tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật (để phân biệt
với những hành vi tước đoạt tính mạng của người khác trong trường hợp phịng vệ
chính đáng hay trong trường hợp thi hành án tử hình).
Điều 643 BLDS năm 2005 chỉ quy định người có hành vi cố ý giết người để lại
di sản và đã bị kết án về hành vi cố ý đó thì khơng có quyền hưởng thừa kế của
người để lại di sản chứ không quy định một người chỉ bị kết án về hành vi vô ý làm

chết người để lại di sản cũng bị tước ln quyền đó. Như vậy, trong trường hợp
trên thì việc xem xét hình thức lỗi của người có hành vi xâm phạm đến tính mạng
người để lại di sản có ý nghĩa quyết định đến việc người đó có được hưởng di sản
hay khơng.
Hành vi “ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm
nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó”. Người có hành vi ngược đãi
nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản và đã bị kết án về một trong các hành vi
đó thì bị tước quyền thừa kế di sản của người đã bị ngược đãi, bị hành hạ sau khi
chết. Hành vi ngược đãi là hành vi đối xử tàn tệ, nhẫn tâm người thân của mình trái
với đạo đức, luân lý xã hội. Người có hành vi trên có thể là người có quan hệ lệ
thuộc với nạn nhân và người bị hành hạ, ngược đãi thường là người bị lệ thuộc
trong quan hệ gia đình, họ tộc. Hành vi đối xử tàn ác có tính chất hành hạ, gây đau
đớn về thể xác, tinh thần với người bi hại... Người có hành vi ngược đãi, hành hạ
người để lại di sản phải xác định là hành vi cố ý. Xâm phạm nghiêm trọng danh dự,
nhân phẩm của người để lại di sản thể hiện ở hành vi làm nhục, bịa đặt hoặc loan
tin những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự người để lại di sản
Một người có quyền dân sự nhưng đã có hành vi gây hậu quả trái pháp luật là
nguyên nhân dẫn đến quyền đó bị triệt tiêu. Người thừa kế có hành vi cố ý giết
người để lại di sản, hành hạ, ngược đãi người để lại di sản, xâm phạm đến danh dự,


8
nhân phẩm của người để lại di sản và đã bị Tòa án kết án về những hành vi cố ý đó
thì bị tước quyền thừa kế của người để lại di sản. Các tội này đã được quy định tại
Chương XII (các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con
người) và Điều 151 (tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con,
cháu, người có cơng ni dưỡng mình) Bộ luật hình sự năm 1999.
Như vậy, ta có thể kết luận: điều kiện chính đặt ra trong trường hợp này đó là
phải có một bản án có hiệu lực pháp luật. Pháp luật ln bảo vệ quyền lợi chính
đáng cho mọi người nhưng những ai có hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người

để lại di sản một cách trái pháp luật thì pháp luật quy định họ khơng có quyền thừa
kế di sản của người để lại di sản. Với quy định “hành vi cố ý xâm phạm tính mạng,
sức khỏe” điều đó cũng có nghĩa rằng nếu một người chỉ bị kết án về hành vi vô ý
làm chết người thì khơng bị tước quyền thừa kế. Bên cạnh đó, người khơng bị truy
cứu trách nhiệm hình sự hoặc khơng bị kết án thì khơng bị ràng buộc bởi điều luật
này. Người có hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ, đối xử tàn tệ hoặc đày đọa
về thể xác, tinh thần người để lại di sản thì bị tước quyền hưởng thừa kế di sản
người bị ngược đãi, hành hạ đó. Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm đến
danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản đã biết hành vi của mình là trái pháp
luật nhưng vẫn thực hiện hành vi để đạt được mục đích của mình thì khơng có
quyền nhận di sản thừa kế của người để lại di sản.
Thứ hai là “người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại
di sản”.
Quan hệ nuôi dưỡng là quan hệ giữa người để lại di sản với người thừa kế theo
pháp luật khi người để lại di sản cịn sống. Nghĩa vụ ni dưỡng, chăm sóc nhau
khi cịn sống giữa cá nhân với cá nhân đã khơng những là thơng lệ của xã hội mà
cịn được pháp luật quy định. Phổ biến nhất là quan hệ nuôi dưỡng giữa cha mẹ với
các con, các con đã trưởng thành với cha mẹ già yếu khơng có khả năng lao động


9
hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự (người để lại di sản) hoặc có người để lại di
sản khơng đầy đủ. Nghĩa vụ ni dưỡng, chăm sóc nhau giữa cha mẹ và các con,
giữa ông bà với cháu đã được quy định tại Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959,
Luật Hơn nhân và Gia đình năm 1986 và hiện nay là Luật Hơn nhân và Gia đình
năm 2000.
Nghĩa vụ cấp dưỡng gắn liền với nhân thân một cá nhân và không thể chuyển
dịch cho người khác và cũng không thể phân chia như các nghĩa vụ khác. Theo quy
định của Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2000 thì người thừa kế được xác định là
người có nghĩa vụ cấp dưỡng người để lại thừa kế trong các trường hợp sau đây:

- Người để lại thừa kế là cha, mẹ của họ. Tại khoản 2 Điều 36 Luật Hơn nhân và
Gia đình năm 2000 quy định: “Con có nghĩa vụ và có quyền chăm sóc, ni dưỡng
cha mẹ, đặc biệt là khi cha mẹ đau ốm, già yếu, tàn tật; trong trường hợp gia đình
có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, ni dưỡng cha mẹ.” Theo quy
định này thì bổn phận của con là phải chăm sóc, ni dưỡng cha mẹ trong mọi tình
trạng, bất luận tình trạng kinh tế, sức khỏe của cha mẹ như thế nào.
- Người để lại thừa kế là con của họ. Khoản 1 Điều 36 Luật Hôn nhân và gia đình
đã có quy định về nghĩa vụ ni dưỡng của cha mẹ đơi với con cái, đó là: “Cha mẹ
có nghĩa vụ và quyền cùng nhau chăm sóc, ni dưỡng con chưa thành niên hoặc
con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, khơng có khả năng lao
động và khơng có tài sản để tự ni mình”
- Người để lại thừa kế là anh, chị, em ruột của họ. Theo quy định tại Điều 48 Luật
Hơn nhân và Gia đình năm 2000 thì “Anh, chị, em có bổn phận thương u, chăm
sóc, giúp đỡ nhau; có nghĩa vụ và quyền đùm bọc, ni dưỡng nhau trong trường
hợp khơng cịn cha mẹ hoặc cha mẹ khơng có điều kiện trơng nom, ni dưỡng,
chăm sóc, giáo dục con”


10
-

Người để lại thừa kế là ông bà nội, ông bà ngoại của họ. Luật Hơn nhân và Gia

đình năm 2000 cũng đã xác định “Cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc, phụng
dưỡng ơng bà nội, ơng bà ngoại” (khoản 2 Điều 47). Điều luật này ta thấy không
quy định nghĩa vụ mà chỉ là bổn phận. Tuy vậy nếu ơng, bà khơng có khả năng lao
động và khơng có con cháu phụng dưỡng thì cháu cũng phải có nghĩa vụ ni
dưỡng (nếu có đủ điều kiện).
- Người để lại thừa kế là cháu ruột của họ mà họ là ơng nội, bà nội, ơng ngoại, bà
ngoại. Ơng bà cũng có nghĩa vụ ni dưỡng cháu trong trường hợp: “Trong trường

hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi
dân sự, khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình mà khơng
có người ni dưỡng theo quy định tại Điều 48 của Luật này thì ông bà nội, ông bà
ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu” (khoản 1 Điều 47 Luật hơn nhân gia đình
năm 2000).
- Người để lại thừa kế là vợ hoặc chồng của họ. Luật Hơn nhân và Gia đình
khơng xác định nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa vợ và chồng mà chỉ xác định nghĩa vụ
cấp dưỡng nhau khi ly hôn, nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ nhau. Tuy nhiên, vợ chồng
có nghĩa vụ ni dưỡng nhau khi một bên khơng cịn khả năng lao động và còn cấp
dưỡng nhau kể cả khi đã ly hôn khi mà bên kia yêu cầu và được Tòa án chấp nhận.
Người thừa kế đã vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản, bị Tịa án
kết án về hành vi đó thì bị tước quyền thừa kế
Theo Nghị quyết số 02/HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh thừa kế: Người có nghĩa vụ ni
dưỡng nhau theo quy định tại Điều 19, 20, 27 Luật Hôn nhân và Gia đình năm
1986 trong khoảng ba năm trước khi người để lại di sản chết nếu có khả năng thực
hiện ni dưỡng mà không thực hiện làm cho người cần được nuôi dưỡng lâm vào


11
tình trạng khổ sở hoặc nguy hiểm đến tính mạng thì khơng có quyền hưởng di sản
của người đó.
Nghĩa vụ ni dưỡng được pháp luật quy định một cách chính thức là một nghĩa
vụ pháp lý chứ không phải là nghĩa vụ thuần túy đạo đức. Vì thế, nghĩa vụ nơi
dưỡng, chăm sóc nhau giữa cha mẹ và con cái, giữa vợ và chồng, giữa các anh chị
em ruột với nhau đã được quy định tại Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.
Người thừa kế đã vi phạm nghĩa vụ cấp dưỡng người để lại di sản là vi phạm pháp
luật, sẽ bị tước quyền thừa kế và có khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều
152 BLHS năm 1999: “Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế
để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo

quy định của pháp luật mà cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp sưỡng gây
hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà
cịn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù
từ ba tháng đến hai năm”.
Nghĩa vụ cấp dưỡng nhau giữa những người thân thuộc do pháp luật quy định
nếu vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng là vi phạm pháp luật. Do vậy, người vi phạm
nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản mà bị kết án về hành vi đó sẽ khơng có
quyền thừa kế di sản của người để lại di sản.
Thứ ba: người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế
khác nhằm hưởng một phần hoặc tồn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có
quyền hưởng.
Cũng giống như ở trường hợp thứ nhất, trong trường hợp này, người không
được quyền huởng di sản là người đã có hành vi “cố ý xâm phạm đến tính mạng
người thừa kế khác” do mưu đồ chiếm đoạt một phần hoặc toàn bộ di sản thừa kế
mà người thừa kế khác có quyền được hưởng. Trong trường hợp này cũng cần một
bản án có hiệu lực pháp luật liên quan đến việc phạm tội để đương sự không có


12
quyền hưởng di sản. Ngoài ra, việc đưa ra áp dụng quy tắc này cịn tùy thuộc vào
việc có chứng minh được hay không động cơ phạm tội nhằm hưởng một phần hay
toàn bộ phần di sản mà người thừa kế có tính mạng bị xâm hại được hưởng nếu cịn
sống. Theo quy định trên thì một người bị kết án về hành vi cố ý giết hại người
thừa kế khác với mục đích chiếm đoạt di sản của người thừa kế đó có quyền hưởng
thì bị tước quyền thừa kế. Nhưng một người chỉ bị kết án về hành vi cố ý giết hại
người thừa kế khác mà không nhằm mục đích chiếm đoạt di sản của người thừa kế
đó có quyền hưởng thì khơng bị tước thừa kế. Hoặc là một người chỉ bị kết án vì
hành vi vô ý làm chết người thừa kế khác cũng không bị tước quyền thừa kế.
Mặt khác, người thừa kế theo nguyên tắc tại Điều 635 BLDS năm 2005 phải còn
sống vào thời điểm mở thừa kế, phải thỏa mãn một trong ba mối quan hệ là căn cứ

xác định phạm vi những người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản. Do
vậy mà “những người thừa kế khác” ở đây chỉ có thể là những người thừa kế cùng
được hưởng di sản theo di chúc chứ không phải là người thừa kế theo pháp luật.
Hành vi cố ý giết người xảy ra sau khi người để lại di sản chết, người có hành vi cố
ý giết người nhằm mục đích chiếm đoạt phần di sản thừa kế của người thừa kế bị
giết có quyền được hưởng bị tước đoạt quyền được thừa kế của người để lại di sản
Thứ tư. Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di
sản trong việc xác lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc
nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi chết của một cá nhân
chính là quyền tự định đoạt tài sản mà mình là chủ sở hữu khi còn sống và được
pháp luật bảo hộ. Do vậy, trước khi chết, người có tài sản có quyền để lại di chúc
chỉ định cho những người thừa kế. Di chúc là sự thể hiện ý chí của người có tài sản
và một di chúc hợp pháp phải thỏa mãn tất cả các quy định của pháp luật về hình
thức, người lập di chúc. Ý chí của người lập di chúc phải hoàn toàn tự do, tự


13
nguyện, tự định đoạt tài sản trong khi minh mẫn. Những hành vi cản trở người khác
để lại di chúc là hành vi trái pháp luật, vì thế họ sẽ bị tước quyền thừa kế của người
để lại di sản. Những hành vi cản trở này được pháp luật quy định là:
- Hành vi cưỡng ép, ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc. Đây là
hành vi tác động đến tâm lý, tinh thần của người để lại di sản buộc họ phải lập một
di chúc để định đoạt tài sản trái với ý nguyện đích thực của họ. Hành vi cưỡng ép,
ngăn cản người để lại di sản cũng có thể do người thừa kế theo pháp luật hoặc do
người ngoài diện thừa kế theo pháp luật thực hiện. Vì vậy, nếu người có hành vi lừa
dối là người thừa kế theo pháp luật thì Tòa án sẽ tuyên bố tước quyền thừa kế theo
pháp luật của người đó đối với di sản mà người chết để lại; nếu người có hành vi
lừa dối là người ngồi diện thừa kế theo pháp luật và có tên trong di chúc thì Tịa
án chỉ cần tun bố di chúc vô hiệu và di sản chia cho người thừa kế theo pháp luật

của người để lại di sản. Nếu bị cưỡng ép hoặc bị ngăn cản trong việc lập di chúc thì
người có di sản vẫn có thể sử dụng quyền trất di sản của mình, cịn nếu trong việc
cưỡng ép, ngăn cản có dấu hiệu bạo lực nghiêm trọng thì có thể áp dụng quy tắc
trong trường hợp thứ nhất
- Hành vi lừa dối người để lại di sản nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản
trái với ý chí của người để lại di sản: lừa dối đối với người để lại di sản là việc cung
cấp một thông tin sai sự thật làm cho người để lại di sản tin vào đó mà lập một di
chúc trái với ý nguyện thực của mình. Di chúc được lập dưới sự tác động của hành
vi này thì di chúc đó khơng phải là di chúc hợp pháp được quy định tai Điều 652
BLDS năm 2005 nên di chúc này sẽ bị tuyên là vô hiệu và phần di sản này sẽ chia
thừa kế theo pháp luật. Theo quy định tại điều luật trên thì hành vi lừa dối phải
chứa đựng động cơ nhằm hưởng một phần hoặc tồn bộ di sản trái với ý chí của
người để lại di sản thì người có hành vi lừa dối mới bị tước quyền hưởng di sản.
Riêng đối với người có hành vi lừa dối người di chúc, giả mạo di chúc mà không


14
nhằm mục đích hưởng một phần hoặc tồn bộ di sản trái với ý chí của người lập di
chúc thì áp dụng các biện pháp chế tài thông thường như bồi thường thiệt hại và
người này vẫn được hưởng thừa kế của người chết vì họ có hành vi trái pháp luật
nhưng khơng nhằm mục đích hưởng một phần hay toàn bộ di sản
- Hành vi giả mạo di chúc là hành vi của một người đã lập một di chúc theo ý chí
của mình nhằm thay thế di chúc của người để lại di sản hoặc để cho những người
khác tưởng lầm rằng người chết có để lại di chúc. Hành vi sửa di chúc là hành vi
làm thay đổi nội dung của di chúc do người để di sản lập ra, trái với ý chí của người
đó khi còn sống. Hủy di chúc là hành vi của một người đã làm tiêu hủy di chúc của
người để lại di sản và di chúc bị tiêu hủy đó khơng cịn tồn tại dưới hình thức khách
quan nữa. Những hành vi này đều nhằm mục đích hưởng một phần hoặc tồn bộ di
sản trái với ý chí của người để lại di sản. Đây là hành vi xâm phạm đến ý chí tự
nguyện của người lập di chúc và xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của

những người thừa kế khác. Vì thế, người có hành vi này sẽ bị tước quyền thừa kế
của người để lại di sản.
Tóm lại, những người khơng được quyền hưởng di sản theo khoản 1 Điều 643
BLDS năm 2005 khơng có quan hệ thừa kế với người để lại di sản. Họ không được
hưởng thừa kế, dù theo di chúc hay theo pháp luật. Tuy nhiên, nếu người để lại di
sản đã biết được hành vi của người đó nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc
thì họ được hưởng thừa kế theo khoản 2 Điều 643 BLDS năm 2005: “Những người
quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã
biết hành vi của người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc”. Quy định
này tùy thuộc người để lại di sản, họ có tồn quyền quyết định di sản và tha thứ cho
người có hành vi trái pháp luật. Song dù muốn tha thứ người có di sản chỉ có thể
loại trừ các hệ quả của tình trạng khơng có quyền hưởng di sản thừa kế trong thừa
kế theo di chúc. Nếu khơng có di chúc cho họ hưởng thì họ khơng có quyền hưởng


15
di sản thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản. Nếu di chúc đã lập trước khi
người thừa kế thực hiện hành vi nói trên, thì người đã lập di chúc cũng phải thể
hiện bằng văn bản về việc vẫn cho người thừa kế hưởng di sản.
II. Thực tiễn về quy định “người không được quyền hưởng di sản”
Trong đời sống xã hội , có nhiều trường hợp người thừa kế vi phạm khoản 1
Điều 643 BLDS và bị tước quyền thừa kế. Quy định “người không có quyền hưởng
di sản” này hồn tồn phù hợp với đạo lý, phong tục tập quán của nhân dân ta. Tuy
nhiên, trong điều luật trên có một số điểm chưa đầy đủ, rõ ràng, cụ thể dẫn đến việc
áp dụng giải quyết các tranh chấp về thừa kế không thống nhất.
Thứ nhất, tại điểm b khoản 1 Điều 643 BLDS năm 2005 có quy định về người
khơng được quyền hưởng di sản: “vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng
người để lại di sản”. Theo quy định này, trong trường hợp người thừa kế đã bị kết
án về hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản thì
người đó sẽ khơng được quyền hưởng di sản. Tuy nhiên, việc xác định được một

người có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản
khơng thì cịn phải xác định điều kiện, khả năng kinh tế của người thừa kế đó có đủ
khả năng để có thể ni dưỡng được người để lại di sản hay không. Hành vi vi
phạm nghĩa vụ ni dưỡng cha, mẹ phải được tịa án xác định là nghiêm trọng.
Việc xác định thế nào là vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ ni dưỡng của Tịa án
cịn nhiều bất cập, thiếu thống nhất bởi chưa có văn bản nào hướng dẫn một cách
đầy đủ, cụ thể về việc thế nào được coi là vi phạm nghĩa vụ ni dưỡng. Do vậy,
Tịa án chính là nơi xác định một người có vi phạm nghĩa vụ đối với người để lại di
sản hay khơng? Có bị tước quyền thừa kế hay khơng? Từ đó dẫn đến sự thiếu
thống nhất trong các quy định của Tòa án. Mặt khác, trong luật cũng chưa xác định
rõ về đối tượng người thừa kế phải nuôi dưỡng người để lại di sản. Vậy người thừa


16
kế là cháu có nghĩa vụ ni dưỡng người để lại di sản là cơ, dì, chú, bác hay khơng
và ngược lại cơ, dì, chú, bác là người thừa kế có nghĩa vụ ni dưỡng cháu là người
để lại di sản hay khơng. Nếu có thì phải ni dưỡng trong điều kiện nào? Do đó,
trong điều luật này cần phải quy định rõ ràng hơn về vấn đề để tránh tình trạng hiểu
sai.
Thứ hai, Cần xem xét một hành vi nguy hiểm khác của người thừa kế là hành
vi che dấu tội giết người để lại di sản. Khi người thừa kế biết rõ là người khác giết
người để lại di sản nhưng khơng tố giác hành vi đó mà còn thực hiện hành vi che
dấu tội phạm. Hành vi này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng dù trong
trường hợp nào thì người thừa kế này cũng đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng và
vi phạm cả đạo đức xã hội nên không xứng đáng được nhận thừa kế của người để
lại di sản. Vì vậy, khoản 1 Điều 643 cũng nên quy định thêm về vấn đề này.
Thứ ba, tính chất tương đối của tình trạng khơng có quyền hưởng di sản: một
người ở trong tình trạng khơng có quyền hưởng di sản của một người khác chỉ bị
loại ra khỏi một quan hệ thừa kế xác định chứ không mất năng lực thừa kế tổng
quát. Vậy, người khơng có quyền hưởng di sản đối với một người vẫn bảo tồn

quyền lợi của mình trong tất cả các di sản khác, trừ trường hợp cũng do hành vi đó,
người thực hiện hành vi ở trong tình trạng khơng có quyền hưởng di sản của một
người khác hay chuyển qua người trung gian. Ví dụ, A bị kết án về hành vi giết
người là cha ruột của hắn (khơng nhằm mục đích chiếm đoạt phần di sản mà cha A
có quyền hưởng từ mẹ của A) theo Điều 93 BLHS năm 1999. Vậy theo Điều 643
BLDS năm 2005 thì A khơng có quyền hưởng di sản của cha, ở hàng thừa kế thứ
nhất chỉ có mẹ A. Di sản được giao trọn vẹn cho mẹ A. Khi mẹ A chết, ở hàng thừa
kế chỉ còn A, vậy thì A được hưởng trọn vẹn di sản do người chết để lại trong đó có
cả phần di sản của cha A mà đáng lẽ ra là A khơng có quyền hưởng thừa kế. Do


17
vậy, phải chăng cần có quy định rõ ràng, cụ thể hơn về hạn chế quyền nhận di sản
của người giết NTK cùng hàng để chiếm đoạt phần thừa kế của người đó
Thứ tư, trong trường hợp người thừa kế chết cùng thời điểm với người để lại di
sản, nhưng khi người thừa kế đó cịn sống đã bị kết án về một trong các hành vi
được quy định tại khoản 1 Điều 643 BLDS năm 2005 thì cháu có được quyền thế vị
không và nếu được hưởng thế vị thì được hưởng trong trường hợp nào. Thiết nghĩ
cần phải có quy định, tránh tình trạng khơng rõ ràng trong việc này.
Thứ năm, ở điểm a khoản 1 Điều 643 BLDS năm 2005 quy định người thừa kế
khơng có quyền hưởng di sản thì phải bị Tịa kết án. Nhưng thực tế, không phải
mọi hành vi vi phạm đều được đưa ra xét xử và có quyết luận của Tịa án, nhất là
các hành vi bạo lực gia đình, nó sẽ thường bị giấu kín do nhiều nguyên nhân. Do
vậy, chỉ những hành vi được Tòa án xác định bằng một bản án, có lẽ sẽ là điểm
thiếu sót của quy định pháp luật.
Thứ sáu, về quy định tại khoản 2 Điều 643 BLDS năm 2005: “Những người
quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã
biết hành vi của người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc”. Như vậy,
nếu hành vi trái pháp luật của người thừa kế xảy ra trước, người để lại di sản biết
được nhưng vẫn lập di chúc cho người thừa kế đó hưởng di sản thì người đó vẫn có

quyền hưởng di sản. Tuy nhiên, nếu người để lại di sản có lập di chúc cho người đó
hưởng di sản nhưng lại khơng biết hành vi của người thừa kế đó thì người này
khơng có quyền hưởng di sản. Trong tình huống này, việc xác định người lập di
chúc biết hay không biết hành vi trái pháp luật của người thừa kế theo di chúc là
một yếu tố quan trọng trong việc xác định người thừa kế có hành vi đó có được
hưởng di sản hay khơng? Trong thực tế, việc chứng minh được rằng người để lại di
sản khi lập di chúc đã biết hành vi vi phạm pháp luật của người thừa kế không dễ
dàng. Nên chăng pháp luật cần quy định rằng trong di chúc, người lập di chúc cần


18
viết rõ ràng việc mình đã biết hành vi vi phạm của người thừa kế nhưng vẫn cho
người đó được hưởng di sản
Thứ bảy, tại điểm d khoản 1 Điều 643 BLDS quy định là chỉ tước quyền thừa kế
đối với người giả mạo, sửa chữa di chúc nhằm hưởng một phần hoặc tồn bộ di sản
trái với ý chí của người để lại di sản mà khơng có quy định khi họ có hành vi như
vậy khơng nhằm mục đích cho người khác hưởng một phần hoặc tồn bộ di sản thì
có bị tước quyền hưởng di sản hay khơng cho một người thừa kế nào đó được
hưởng di sản. Nên chăng cũng cần bổ sung thêm quy định tước quyền thừa kế của
những đối tượng trên vì họ đã có hành vi trái pháp luật và làm trái với ý chí của
người để lại di sản
Thứ tám, trong thực tiễn để có thể áp dụng được điểm c, điểm d khoản 1 Điều
643 BLDS năm 2005 thì phải chứng minh được mục đích của người vi phạm là
nhằm để hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản mà người thừa kế mà mình đã cố ý
xâm phạm đến tính mạng (trong trường hợp điểm c khoản 1 Điều 643 BLDS năm
2005 ) được hưởng hoặc là trái với ý chí của người để lại di sản khi mình có hành
vi lừa dối cưỡng ép, ngăn cản việc lập di chúc, giả mạo, sửa chữa hay là hủy di
chúc (trong trường hợp điểm d khoản 1 Điều 643 BLDS năm 2005). Việc chứng
minh này có ý nghĩa trong việc một người có được hưởng di sản thừa kế hay khơng
và u cầu cần có trình độ và sự cơng tâm của những người xét xử.

Hiện nay, nước ta đang trên đà hội nhập với khu vực và quốc tế. Kinh tế phát
triển cùng với sự hội nhập văn hóa của các dân tộc trên thế giới sẽ ảnh hưởng đến
lối sống của con người, quan hệ đối xử với những người thân trong gia đình, có thể
bị tha hóa, trong xã hội xuất hiện những hành vi vi phạm đạo đức nghiêm trọng. Vì
vậy, pháp luật cần phải dự liệu trước và mở rộng hơn nữa các đối tượng khơng
được hưởng di sản. Về phía Tịa án cần phải trau dồi kiến thức luật pháp, sự công
tâm khi xét xử để tránh việc xác định vụ việc sai lệch, gây ảnh hưởng không nhỏ


19
tới quyền lợi và nghĩa vụ của những người thừa kế, dẫn tới khiếu kiện lâu dài ảnh
hưởng đến trật tự an tồn xã hội cũng như tình cảm của những người thân trong gia
đình. Đặc biệt là cần nâng cao sự hiểu biết pháp luật của người dân nói chung và
pháp luật về thừa kế nói riêng, tránh sự hiểu sai lệch về việc xác định một người
khơng có quyền hưởng thừa kế hay không.
C. KẾT LUẬN
Chế định quyền thừa kế trong BLDS đã kết tinh những thành tựu của khoa học
pháp lý nhân loại góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huy
những phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp đã ăn sâu vào tiềm thức và lưu
truyền qua bao đời của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay các
tranh chấp về thừa kế có xu hướng ngày càng gia tăng và trở nên phức tạp hơn. Đặc
biệt, một trong những khó khăn vướng mắc lớn khi áp dụng các quy định của pháp
luật để giải quyết tranh chấp thừa kế chính là vấn đề xác định sao cho đúng về
người thừa kế, một người có quyền hưởng di sản khơng những ảnh hưởng lớn đến
ý chí của người để lại thừa kế mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của người thừa kế.
Chính vì xác định không đúng, không rõ ràng đã làm cho các vụ việc phức tạp giải
quyết gặp nhiều khó khăn dẫn tới kiếu kiện ảnh hưởng không tốt đến truyền thống
đạo đức tốt đẹp vốn có từ lâu đời của dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy, cần phải
hồn thiện hơn nữa quy định về “người khơng có quyền hưởng di sản”.



20

Danh mục tài liệu tham khảo
1. Bộ luật Dân sự năm 2005.
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam (Tập 1),
Nxb.Công an nhân dân, Hà Nội, 2009.
3. Lê Đình Nghị (chủ biên), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam (Tập 1),
Nxb.Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2009
4. Phùng Trung Tập, Luật thừa kế Việt Nam, Nxb.Hà Nội, Hà Nội, 2008
5. Nguyễn Minh Tuấn, Pháp luật thừa kế Việt Nam - những vấn đề lí luận và
thực tiễn, Nxb. Lao động xã hội, 2009.
6. Phạm Văn Tuyết, Thừa kế- quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng,
Nxb. CTQG, Hà Nội, 2007
7. Phùng Trung Tập, Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm
1945 đến nay, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2004
8. Trần Thị Huệ, “Di sản thừa kế”, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học
Luật Hà Nội.
9. Phan Thị Kim Chi, “Diện và hàng thừa kế theo quy định của BLDS năm
2005”, Luận án thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
10. Các website:



×