Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Nội dung ôn thi trắc nghiệm môn tham vấn học đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.39 KB, 32 trang )

NỘI DUNG ÔN THI MÔN THAM VẤN HỌC ĐƯỜNG
1. Phân tích sự giống và khác nhau giữa các nhà chuyên môn sau: chuyên
viên tham vấn học đường, nhà tâm lý học trường học, chuyên viên công tác
xã hội trường học
Giống nhau:
Đối tượng hướng đến: Học sinh, nhà trường, gia đình học sinh.
Mục đích chung: Giải quyết các vấn đề, đem lại cuộc sống tốt đẹp nhất cho
học sinh.
Khác nhau:
Chuyên viên tham vấn học đường:
- Giải quyết những khó khăn trong nhận thức, cảm xúc và hành vi
- Giúp phát triển nhân cách, định hướng nghề nghiệp, cách sống lành mạnh
và những vấn đề khác thuộc về các rối loạn cảm xúc và nhân cách.
- Đối tượng của tham vấn tâm lý thường là những người “bình thường”
đang gặp phải những khó khăn trong đời sống cá nhân, sự phát triển nhân cách
và các mối quan hệ.
Nhà tâm lý học trường học:
- Nhiệm vụ chính của nhà tâm lý học đường là giúp học sinh thành công
trong học tập, xã hội và đời sống tình cảm.
- Họ hợp tác với các nhà giáo dục, phụ huynh và các nhà chuyên môn khác
để tạo một mơi trường học tập an tồn, lành mạnh và hỗ trợ cho tất cả học sinh
nhằm tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường và gia đình.
Chuyên viên công tác xã hội:
- Liên kết giữa học sinh, phụ huynh, giáo viên và cộng đồng dân cư, nhằm
đưa ra những dịch vụ tương ứng với mục tiêu giáo dục của nhà trường


- Hỗ trợ học sinh giải quyết những vấn đề mà các em gặp phải và thúc đẩy
sự phát triển lành mạnh của các em, đồng thời cũng giúp nhà trường thực hiện
được những tơn chỉ và mục đích đã đề ra
2. Phân tích sự giống và khác nhau giữa nhà giáo và chuyên viên tham vấn


học đường
Giống nhau:
- Đều là người hướng dẫn, chỉ bảo, giúp học sinh giải quyết các vấn đề
trong cuộc sống, học tập
- Là điểm tựa để học sinh dựa vào mỗi khi gặp khó khăn
- Nắm bắt được tình hình của học sinh về tâm lý và các vấn đề gặp phải
trong cuộc sống
- Là cầu nối giữa học sinh, gia đình và nhà trường, giúp học sinh có định
hướng phát triển trong cuộc sống
Khác nhau:
- Nhà giáo chịu trách nhiệm về giảng dạy kiến thức là chính, vấn đề bồi
dưỡng tâm hồn, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống còn hạn chế vì thời lượng
giảng dạy trên trường cịn hạn hẹp, một số nhà giáo chưa đủ quan tâm đến học
sinh, tạo khoảng cách giữa học sinh và thầy cô giáo
- Chuyên viên tham vấn học đường chịu trách nhiệm chính về giải quyết
những vấn đề liên quan đến nhận thức, cảm xúc và hành vi và qua đó, phát triển
nhân cách, định hướng nghề nghiệp, cách sống lành mạnh và những vấn đề khác
thuộc về các rối loạn cảm xúc và nhân cách.
3.Theo Hiệp hội các Nhà tham vấn học đường Hoa Kỳ, tham vấn học đường
là gì? Nhiệm vụ? Nội dung? của tham vấn học đường ở Hoa Kỳ
Khái niệm:
Hiệp hội tham vấn học đường của Mỹ -ASCA(1990) định nghĩa tham vấn
học đường là " Giúp đỡ tất cả các học sinh trong học tập, trong quan hệ xã hội,


trong công việc, trong nâng cao năng lực cá nhân, giúp họ trở thành người có
trách nhiệm và hữu ích. Nhà tham vấn học đường trợ giúp hình thành và tổ chức
tất cả những chương trình này cũng như cung cấp các hoạt động can thiệp tham
vấn thích hợp"
Nhiệm vụ:

Phịng ngừa:
- Tham vấn các phương pháp, hình thức giáo dục cho đối tượng tham gia
giáo dục và chính học sinh nhằm phòng ngừa các vấn đề ảnh hưởng đến sự phát
triển nhân cách của học sinh.
- Tổ chức hoạc tham vấn tổ chức các hoạt động giáo dục, hướng nghiệp xây
dựng môi trường học tập thuận lợi cho sự phát triển tích cực của trẻ
- Tham vấn giáo dục cho những người có tác động tiêu cực đến học sinh,
hoặc có khó khăn trong giáo dục học sinh.
- Tham vấn cho học sinh có khó khăn tâm lý làm giảm thiểu nguy cơ mắc
bệnh.
Phát hiện:
Quan sát hàng ngày, chẩn đoán học sinh có nguy cơ rối nhiễu tâm lý hoặc
những hiện tượng tâm lý bất thường những hành vi lệch chuẩn của trẻ.
Trị liệu:
Trị liệu, can thiệp bước đầu cho học sinh có biểu hiện rối nhiễu tâm lý,
hành vi, bệnh tâm lý học đường.
Hỗ trợ nguồn lực:
Tìm kiếm các nguồn lực(về kinh tế, chính sách chế độ, pháp lý,y tế..) hỗ
trợ, bảo vệ, chăm sóc cho học sinh như các tổ chức xã hội, chuyên môn, nghề
nghiệp.


Như vậy, tham vấn học đường có nhiệm vụ chăm sóc hỗ trợ cho tất cả các
học sinh trong trường học, can thiệp và đan xen vào các hoạt động giáo dục, dạy
học cơ bản trong trường học.
Nội dung:
-Tạo ra những tác động mang tính định hướng giáo dục đến những học
sinh, sinh viên
-Trong quá trình học tập, rèn luyện học sinh có nhiều điều vướng mắc trong
học tập, sinh hoạt, hướng nghiệp cần được người am hiểu giải đáp và có trách

nhiệm trợ giúp, là bạn đồng hành của các em.
-Tham vấn giúp các em lựa chọn cách xử lý đúng góp phần ổn định đời
sống tâm hồn, tình cảm và giúp học sinh, sinh viên thực hiện được nguyện vọng
của mình.
- Tham vấn học đường tạo ra mơi trường thuận lợi, tích cực, thân thiện cho
sự phát triển nhân cách của trẻ.
4. Trong bối cảnh học đường ở Việt Nam, chuyên viên tham vấn học đường
cần hỗ trợ cho các đối tượng nào? Nhiệm vụ? Nội dung? của chuyên viên
tham vấn học đường ở Việt Nam là gì?
Đối tượng: Học sinh, Cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh
Nhiệm vụ:
- Giúp thân chủ giảm bớt các cảm xúc tiêu cực trong hồn cảnh khó khăn
và cảm thấy thoải mái khi trị chuyện vấn đề của mình
- Giúp thân chủ tăng thêm hiểu biết về bản thân và hoàn cảnh của họ, giúp
thân chủ biết chấp nhận vấn đề của mình như cách nó đang tồn tại.
- Giúp thân chủ đưa ra các quyết định lành mạnh và có khả năng ứng xử
được với các vấn đề
- Hướng dẫn thi hành các quyết định của họ và có khả năng dự phịng các
tình huống tương tự xảy ra trong tương lai.


Nội dung:
- Tổ chức hoạt động tham vấn tâm lý, nhằm lắng nghe, khơi dậy nội lực,
giúp học sinh tự phát triển thể chất tinh thần, tránh những sự phát triển lệch lạc
khơng đáng có.
- Cung cấp một số kiến thức cũng như tổ chức các lớp rèn luyện kỹ năng
sống cho học sinh.
- Tăng cường tổ chức hoạt động sinh hoạt tập thể, hoạt động vì cộng đồng,
hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao.
- Cần rèn luyện cho học sinh khả năng thích ứng học tập và rèn luyện bản

lĩnh học tập.
- Thực hiện công tác hướng nghiệp, định hướng nghề cho học sinh
- Cung cấp các kiến thức, kỹ năng bảo vệ sức khỏe, rèn luyện thể chất, sức
khỏe sinh sản cho HS
- Cần có hoạt động bảo vệ, tạo điều kiện hòa nhập cho những trẻ có hồn
cảnh đặc biệt.
5. Mơ tả về các hình thức tham vấn học đường thường được sử dụng
Tham vấn trực tiếp:
Là hình thức tương tác trực tiếp mặt đối mặt với với nhà tham vấn và thân
chủ.
Do có thể trực tiếp nghe và nhìn thấy nhau ( Với điều kiện thân chủ khơng
bị khuyết tật về nhìn và nghe) nên hiệu quả tham vấn thu được khá cao, không
tốn thời gian và tạo cơ hội cho những phản hồi tức thì và hai bên nhân biết
những biểu hiện phi ngôn ngữ của cơ thể.
Tham vấn gián tiếp: Thông qua cá phương tiện trung gian: qua điện thoại,
mạng internet
Hình thức này giúp học sinh dễ dàng liên lạc, tiếp cận với tham vấn viên dù
tư vấn viên không trong giờ làm việc hoặc đi xa khỏi nhà, cơ quan.


Giúp học sinh chủ động về thời gian, có cơ hội bộc lộ những suy nghĩ, cảm
xúc và giải tỏa những vấn đề tâm lý khi chúng đang lên cao trào, giảm những
cảm xúc bị kìm nén .
Tham vấn trực tuyến giúp học sinh tự bộc bạch những điều mình muốn
chia sẻ mà ít có sự phịng vệ hơn, tính vô danh giúp các em giảm bớt những cảm
giác xấu hổ khi phải bộc lộ bản thân
Những thông tin trao đổi trực tuyến có thể được lưu lại một cách dễ dàng
giúp ích cho q trình theo dõi của tham vấn viên.
Hạn chế
Nếu học sinh lưu thông tin về ca tham vấn, điều này ngồi tầm kiểm sốt

của tham vấn viên có thể bị lộ.
Khơng nhìn thấy nhau, khơng nhìn thấy được cảm xúc, biểu cảm phi ngôn
ngữ làm cho tham vấn viên mất rất nhiều thời gian mới có thể hiểu được học
sinh.
6. Mô tả về một số kỹ năng tham vấn học đường thường được sử dụng
Nhóm kỹ năng tham vấn cơ bản: là những kỹ năng nền tảng giúp cho việc
thực hiện có hiệu quả hoạt động tham vấn nói chung, bao gồm các kỹ năng: KN
thiết lập mối quan hệ, KN hỏi, KN lắng nghe, KN quan sát, KN thấu hiểu, KN
phản hồi
Nhóm kỹ năng tham vấn chuyên biệt: là những kỹ năng riêng, được sử
dụng để thực hiện nhiệm vụ của tham vấn học đường, bao gồm các kỹ năng: KN
phát hiện sớm, KN đánh giá tâm lý học sinh, KN xây dựng và tổ chức các hoạt
động phịng ngừa tồn trường, KN can thiệp, KN phối hợp các lực lượng giáo
dục, KN lập và lưu trữ hồ sơ tâm lý của học sinh.
7. Phân tích các yếu tố thuận lợi và khó khăn trong việc thực hành tham
vấn học đường ở Việt Nam hiện nay
Thuân lợi:


- Việt Nam đã và đang nhận thức được tầm quan trọng của việc tham vấn
học đường đối với sự phát triển về tâm lý, cuộc sống và học tập của học sinh
- Được sự quan tâm của bộ giáo dục, gia đình và nhà trường, tích cực phát
triển hoạt động tham vấn học đường
Hạn chế:
- Trang thiết bị phục vụ cơng tác tham vấn học đường cịn nhiều hạn chế.
Nhìn chung nhiều trường vẫn chưa có phịng chun biệt phục vụ cho cơng tác
tham vấn.
- Chưa có kế hoạch cụ thể cho hoạt động tham vấn học đường
- Số lượng tham vấn viên cịn khá hiếm hoi
- Trình độ chun mơn phần lớn là những người có bằng cấp chun ngành

khác, chưa được đào tạo kỹ lưỡng
8.Phân tích mơ hình dịch vụ tâm lý học đường tích hợp và toàn diện của
Hiệp hội các Nhà tâm lý học trường học Hoa Kỳ
1. Cấp độ 1. Dịch vụ phổ biến. Tác động đến tất cả, hoặc là một số lượng
lớn học sinh trong trường học. Các dịch vụ ở cấp độ này mang tính chất phịng
ngừa và làm lành mạnh hóa mơi trường trường học để giảm thiểu những vấn đề
khó khăn của học sinh có thể gặp phải. Nhà tâm lý học trường học một khi làm
tốt các hoạt động có tính chất phịng ngừa ở cấp độ này thì có thể giúp giảm bớt
đi những thách thức và khó khăn khi phải thực hiện những hoạt động hỗ trợ ở
các cấp độ cao hơn.
2. Cấp độ 2. Nhóm mục tiêu. Nhóm học sinh này có thể nằm trong khoảng
từ 10-20%, là những học sinh mà các dịch vụ phổ biến có tính phịng ngừa đã
khơng gây được ảnh hưởng một cách tích cực. Những học sinh này có thể có
những khó khăn trong học tập như thành quả thấp, thiếu khả năng tập trung chú
ý, thiếu động cơ học tập; hoặc có những vấn đề liên quan đến thái độ cư xử và
hành vi khơng thích hợp.


3. Cấp độ 3. Chuyên sâu. Dịch vụ ở cấp độ này tập trung vào những học
sinh có nhu cầu và cần thiết phải có những can thiệp chuyên sâu. Nhóm này có
thể chiếm từ 1-7%, là những học sinh có các vấn đề khó khăn nghiêm trọng về
sức khỏe tâm thần hoặc có những hành vi quá mức như bắt nạt, tấn công, phá
hoại người hoặc tài sản của nhà trường. Việc có những mối quan hệ và thơng tin
về các tổ chức cung cấp dịch vụ can thiệp và trị liệu tâm lý chuyên sâu ngoài
trường học là rất cần thiết để có thể hỗ trợ tốt nhất cho học sinh.
9. Phân tích mơ hình dịch vụ phản hồi để can thiệp (mơ hình can thiệp 3
cấp độ) của Hiệp hội Tâm lý học trường học Hoa Kỳ (nêu rõ vai trị của các
nhà chun mơn ở từng cấp độ, và những nội dung cần làm ở từng cấp độ),
định hướng vận dụng vào môi trường học đường ở Việt Nam
1. Cấp độ 1. Dịch vụ phổ biến. Tác động đến tất cả, hoặc là một số lượng

lớn học sinh trong trường học. Các dịch vụ ở cấp độ này mang tính chất phịng
ngừa và làm lành mạnh hóa mơi trường trường học để giảm thiểu những vấn đề
khó khăn của học sinh có thể gặp phải. Nhà tâm lý học trường học một khi làm
tốt các hoạt động có tính chất phịng ngừa ở cấp độ này thì có thể giúp giảm bớt
đi những thách thức và khó khăn khi phải thực hiện những hoạt động hỗ trợ ở
các cấp độ cao hơn.
2. Cấp độ 2. Nhóm mục tiêu. Nhóm học sinh này có thể nằm trong khoảng
từ 10-20%, là những học sinh mà các dịch vụ phổ biến có tính phịng ngừa đã
khơng gây được ảnh hưởng một cách tích cực. Những học sinh này có thể có
những khó khăn trong học tập như thành quả thấp, thiếu khả năng tập trung chú
ý, thiếu động cơ học tập; hoặc có những vấn đề liên quan đến thái độ cư xử và
hành vi khơng thích hợp.
3. Cấp độ 3. Chuyên sâu. Dịch vụ ở cấp độ này tập trung vào những học
sinh có nhu cầu và cần thiết phải có những can thiệp chuyên sâu. Nhóm này có
thể chiếm từ 1-7%, là những học sinh có các vấn đề khó khăn nghiêm trọng về
sức khỏe tâm thần hoặc có những hành vi quá mức như bắt nạt, tấn công, phá
hoại người hoặc tài sản của nhà trường. Việc có những mối quan hệ và thơng tin
về các tổ chức cung cấp dịch vụ can thiệp và trị liệu tâm lý chuyên sâu ngoài
trường học là rất cần thiết để có thể hỗ trợ tốt nhất cho học sinh.
10. Mô tả các nguyên tắc đạo đức và tiêu chuẩn cụ thể trong Quy điều đạo
đức đối với nhà tâm lý học ở Hoa Kỳ
Nguyên tắc đạo đức:


Nguyên tắc A: Thiện tâm và không gây hại cho người khác.
Nhà tâm lý đấu tranh để đem lại quyền lợi và cẩn trọng để khơng làm điều
gì tổn hại cho thân chủ của họ.
Nguyên tắc B: Trung thực và trách nhiệm
Nhà tâm lý thiết lập mối quan hệ trung thực và tin cậy với thân chủ. Ln
nhắc nhở mình ý thức về trách nhiệm khoa học và nghề nghiệp với xã hội, với

một cộng đồng cụ thể và với người mình đang làm việc cùng
Ngun tắc C: Chính trực
Nhà tâm lý ln tìm cách để tăng cường sự chính xác, trung thực và tin cậy
trên các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, giảng dạy và thực thành tâm lý học
Nguyên tắc D: Công bằng
Nhà tâm lý phải luôn đảm bảo sự công bằng cho tất cả mọi người trong
việc tiếp cận với các lợi ích của cơng việc tâm lý và phải được hưởng chất lượng
phục vụ, quy trình, thủ tục như nhau từ nhà tâm lý
Nguyên tắc E: Tôn trọng con người và phẩm giá của họ
Nhà tâm lý tôn trọng các giá trị của mỗi thân chủ cũng như quyền riêng tư,
đảm bảo tính bí mật và quyền tự quyết của thân chủ.
Tiêu chuẩn :
1. Giải quyết các vấn đề đạo đức
2. Thẩm quyền khả năng
3. Quan hệ cộng đồng
4. Quyền riêng tư và bảo mật
5. Quảng cáo và các phát biểu công cộng
6. Lưu trữ thông tin và lệ phí


7. Giáo dục và đào tạo
8. Nghiên cứu và công bố
9. Đánh giá, trị liệu
11.Nêu một số tình huống tiến thoái lưỡng nan trong việc thực hiện các quy
điều đạo đức trong thực hành tham vấn học đường và cách giải quyết
Tình huống: Một nhà tham vấn đã vi phạm đạo đức vì quan hệ tình dục với
thân chủ.
Đối với nhà tham vấn, sự vi phạm này không đơn thuần là hành động vi
phạm nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, được khẳng định rõ ràng rằng: Quan hệ
tình dục với thân chủ là khơng được phép. Xét từ góc độ nghề nghiệp, đây là

một hành vi phạm luật, bất luận thân chủ có muốn hay khơng. Cịn đối với pháp
luật, đây là sự vi phạm mang tính chất hình sự, nếu hành vi tình dục bị quy là
hãm hiếp hay cưỡng hiếp. Giả sử rằng người có quan hệ tình dục với nhà tham
vấn lại là một thân chủ cũ mà nhà tham vấn đã gặp 3 năm trước đây. Do thân
chủ cũ này bị người yêu (nhà tham vấn cũ) bỏ nên cảm thấy bị lạm dụng đã thưa
kiện lên tịa án hình sự nhằm chống lại nhà tham vấn. Nhà tham vấn có thể biện
lí về các ngun tắc đạo đức của liệp hội Tham vấn ờ toà án.
12. Giám sát chun mơn là gì, các hình thức giám sát chuyên môn thường được
sử dụng

Hiệp hội Giáo dục và Giám sát Nhà tham vấn (ACES) của Hoa Kỳ khẳng
định rằng việc giám sát phải luôn diễn ra trong suốt sự nghiệp của một nhà tham
vấn và không dừng lại trước bất cứ trình độ giáo dục, bằng cấp hoặc là thành
viên của bất cứ tổ chức nghề nghiệp. Trong đó, giám sát tham vấn.
được coi là một hoạt động trợ giúp chuyên nghiệp nhằm mục đích giúp đỡ nhà
tham vấn trưởng thành hơn trong nghề nghiệp như: Giúp họ đạt được các phẩm
chất đạo đức nghề nghiệp, sự tự tin, sáng tạo, chuyên nghiệp; Tăng cường các
kiến thức và kỹ năng; Đảm bảo sự an toàn cho người được giảm sát và khách
hàng của họ trong các tình huống phức tạp... Từ đó nhà tham vấn Có thể giúp
các khách hàng của mình đương đầu với vấn đề một cách tốt nhất.
Các hình thức giám sát chun mơn:
- Giám sát cả quá trình thực hiện ca


- Giám sát từng giai đoạn hoặc theo giai đoạn trong tham vấn
- Giám sát việc sử dụng kiến thức, kỹ năng về một vấn đề cụ thể
- Giám sát việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng
- Giám sát mọi khía cạnh gây ảnh hưởng tiêu cực tới khách hàng.
13. Lý giải các hành vi không mong đợi của trẻ em theo quan điểm của
Rudolf Dreikurs? Ở mỗi cách lý giải lấy một ví dụ và khuyến nghị cho nhà

giáo dục, chuyên viên TVHĐ cần phải làm gì?
Các hàng vi khơng mong đợi ở trẻ:
1. Để có sự chú ý về mình vì trẻ tin là mình khơng có giá trị.
Ví dụ: Trẻ nghịch ngợm, quậy phá để thu hút sự chú ý của mọi người.
Trong trường hợp này, tham vấn viên cần giải thích cho trẻ thấy giá trị của
bản thân trẻ và các hành vi tốt đẹp hơn để nâng cao giá trị như học giỏi, ngoan
ngoãn, quan tâm bạn bè.
2. Để thể hiện quyền lực : chỉ để chứng tỏ nếu trẻ có thể làm được điều gì
mình
muốn và bất chấp áp lực của người lớn ( khơng nghe lời, làm ngược lại
điều phải làm...)
Ví dụ: Học sinh hút thuốc chỉ để chứng tỏ bản thân.
Tham vấn viên nên nói chuyện cho trẻ hiểu được hành đọng đó chỉ gây hại
cho sức khỏe mà khơng giúp học sinh thể hiện bản thân.
3. Để trả thù : để làm tổn thương người làm tổn thương mình ( đánh lại,
chọc giận...)
Ví dụ: Trẻ khơng may bị bạn giẫm vào chân sẽ cố tình giẫm lại vào chân
bạn để trả thù.
Tham vấn viên giúp trẻ hiểu rằng bạn kia không cố ý, đấy chỉ là sự không
may xảy ra, dạy trẻ cách chấp nhận và bao dung tha thứ.


4. Để thể hiện một sự bất lực nào đó nhằm muốn được bị loại để khơng cịn
ai địi hỏi gì ở mình nữa ( trốn, ngủ, làm hỏng, ...)
Ví dụ: Học sinh không muốn đi học nên giả vờ ốm.
Tham vấn viên có thể giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc học, giúp
trẻ có thêm động lực đến trường.
14. Định hướng vận dụng quan điểm tâm động học vào tham vấn học
đường
Phương pháp tiếp cận tâm động học tập trung vào việc giải thích động cơ

thúc đẩy TC,q khứ có vai trị cấu thành nhân cách như thế nào; ý thức và vô
thức ảnh hưởng đến hành vi của họ ra sao và sự kết hợp phức tạp của những yếu
tố này có ý nghĩa gì đối với việc hình thành nhân cách của TC
Phương pháp tiếp cận tâm động học cho rằng nhân cách của mỗi cá nhân
được cấu trúc từ mối liên hệ phức tạp của năng lực cá nhân và những trải
nghiệm từ thời thơ ấu.
Những hành vi của một cá nhân, do đó là kết quả của những mẫu hành vi
thơ ấu và có nguồn gốc vơ thức. Nói cách khác, chúng ta có những nhu cầu và
ước muốn bị dồn nén và nhờ vào các mối quan hệ với những người khác trong
thời thơ ấu mà chúng ta học được những cách thức rõ ràng để thoả mãn những
dồn nén này. Nếu mỗi cá nhân không học được cách thoả mãn những nhu cầu
dồn nén từ thuở ấu thơ của mình thì cá nhân ấy sẽ trở thành người khơng bình
thường . Dựa trên điều đó, các nhà tham vấn có thể hiểu thân chủ của mình hơn
và đưa ra định hướng đúng đắn hơn.
15. Định hướng vận dụng quan điểm của tâm lý học hành vi vào tham vấn
học đường
Trước hết là tâm lý học hành vi có thể học tập được. Như vậy sẽ khiến cho
con người không ngừng sống hoàn thiện và sống tốt hơn. Nếu như bỏ qua tất cả
những yếu tố di truyền thì tất cả chúng ta nếu ở trong điều kiện thuận lợi thì đều
có thể trở thành những chuyên gia ở một lĩnh vực nào đó.


Cho dù là bạn chưa biết tâm lý học sẽ đi đến đâu. Nhưng cũng phải thừa
nhận rằng những lập luận này mang tính giá trị cao trong giáo dục và xây dựng
tâm lý xã hội.
Điểm mạnh nhất trong tâm lý học hành vi là khả năng quan sát và đo lường
rõ ràng các hành vi. Chính vì dựa trên các hành vi có thể quan sát được, do đó
đơi khi dễ dàng hơn để định lượng và thu thập dữ liệu khi tiến hành nghiên cứu.
16. Định hướng vận dụng quan điểm của tâm lý học nhận thức vào tham
vấn học đường

Tâm lý học nhận thức là nghiên cứu khoa học về tâm trí như một bộ xử lý
thơng tin.
Các nhà tâm lý học nhận thức cố gắng xây dựng các mơ hình nhận thức về
q trình xử lý thơng tin diễn ra bên trong tâm trí con người, bao gồm nhận
thức, sự chú ý, ngơn ngữ, trí nhớ, suy nghĩ và ý thức.
Sự nhấn mạnh của tâm lý học đã chuyển khỏi nghiên cứu hành vi có điều
kiện và các quan niệm phân tâm học về nghiên cứu tâm trí, hướng tới hiểu biết
về xử lý thơng tin của con người, sử dụng điều tra phịng thí nghiệm nghiêm
ngặt và chặt chẽ.
Cách tiếp cận nhận thức có ảnh hưởng lớn đến tất cả các lĩnh vực tâm lý
học (ví dụ: sinh học, xã hội, hành vi, phát triển, v.v.).
Một điểm mạnh của phương pháp tiếp cận nhận thức là nó ln sử dụng
các phương pháp nghiên cứu có kiểm soát cao và nghiêm ngặt để cho phép các
nhà nghiên cứu suy ra các quá trình nhận thức tại nơi làm việc. Điều này liên
quan đến việc sử dụng các thí nghiệm trong phịng thí nghiệm để tạo ra dữ liệu
khách quan, đáng tin cậy.


17. Định hướng vận dụng quan điểm của tâm lý nhân văn vào tham vấn học
đường (A. Maslow và C. Rogers)
Đối với quan điểm của nhà tâm lý Rogers cho cho rằng bản chất con người
là lương thiện với những khuynh hướng tiến đến sự phát triển tiềm năng và xã
hội hóa mà nếu đặt trong mơi trường thuận lợi sẽ phát triển nhận thức và hiện
thức hóa tiềm năng đầy đủ. Ngồi ra, ơng cịn cho rằng mỗi người đều sở hữu
những tiềm năng cho sự lớn lên, tiềm năng cho những hành vi có hiệu quả và có
khuynh hướng tự hiện thực hóa tiềm năng của mình.
Theo đó, việc con người đối xử với nhau một cách tế nhị, cởi mở, biết lắng
nghe, chờ đợi và không áp đặt các điều kiện về giá trị trên người khác đó chính
là cách giúp họ nhìn nhận giá trị của sự tích cực một cách vơ điều kiện. Với sự
nhìn nhận tích cực vơ điều kiện người ta được u mến và kính trọng bởi vì bản

chất thực sự của họ trong nhân cách, và chỉ những ai nhìn thấy được sự tích cực
vơ điều kiện thì mới có thể trở thành một con người có đời sống tinh thần sung
mãn.
Đây là một điểm hết sức tốt đẹp mà tham vấn học đường hướng tới, dựa
trên những nội dung của quan điểm tâm lý nhân văn, tham vấn viên có khơi gợi
những tiềm năng tự nhiên tốt đẹp trong mỗi học sinh.
18. Định hướng vận dụng quan điểm của tâm lý cấu trúc vào tham vấn học
đường
Tâm lý học Gestalt tập trung chủ yếu vào cách mà con người lý giải và
nhận thức thực tế xung quanh họ. Khi quan sát thế giới xung quanh, chúng ta
không nhận thức được các kích thích một cách cơ lập bởi vì bộ não của chúng ta
có xu hướng thu thập một cách tự động và vô thức về các đối tượng và yếu tố
tương tự nhau trong các mơ hình đã được lưu trữ, cho phép chúng ta đưa ra cảm
giác và ý nghĩa cho những gì được nhận thức. Theo đó, khả năng nhận thức một
vật thể của con người không chỉ dựa vào cách võng mạc hội tụ một hình ảnh mà
còn dựa vào một tổ chức phức tạp mà hệ thần kinh của chúng ta thực hiện.


Dựa trên quan điểm của tâm lý cấu trúc, công tác tham vấn học đường có
thể hợp tác với nhà trường, phụ huynh học sinh để xây dựng môi trường sống,
học tập phù hợp với định hướng đưa ra.
19. Định hướng vận dụng quan điểm của tâm lý hoạt động vào tham vấn
học đường
Tâm lý học hoạt động là tâm lý học lấy phạm trù hoạt động làm nền tảng,
giúp ta hiểu được bản chất quá trình phát triển tâm lý của trẻ là quá trình con
người lĩnh hội những thành tựu do các thế hệ trước tạo ra và truyền đạt lại cho,
và trên cơ sở đó tự hình thành nên đời sống tâm lý (nhận thức, tình cảm, đạo đức
…) của bản thân mình”.
Hoạt động là một phạm trù bao quát rộng lớn, là “phương thức tồn tại của
con người”; cuộc sống của con người là “những dòng hoạt động đan xen nhau”;

bản chất tâm lý của hoạt động tồn tại và biến hố vơ cùng linh động, phong phú
trong mỗi dạng hoạt động đặc thù của con người. Hoạt động trong Tâm lý học
được hiểu là sự thống nhất biện chứng, chuyển hoá lẫn nhau giữa hoạt động thực
tiễn, cảm tính bên ngồi và hoạt động tâm lý, trí óc bên trong, hay cịn gọi là cơ
chế “xuất tâm” – “nhập tâm”… Vận dụng cấu trúc hoạt động vào phân tích hoạt
động đổi mới PPGD của GV.
Vận dụng vào hoạt động tham vấn học đường và cụ thể là giáo viên, có thể
xem xét những vấn đề sau:
- Chủ thể (GV) chưa xuất hiện nhu cầu cấp thiết phải đổi mới PPGD?
- Đối tượng (các PPGD mới) chưa đủ hấp dẫn, ích lợi, hiệu quả …?
- Động cơ (vì cái gì?) chưa đủ mạnh để kích thích GV say mê đổi mới
PPGD?
- Mục đích (kết quả, hiệu quả) đổi mới PPGD chưa được đánh giá chính
xác?


- Thao tác (kỹ năng) sử dụng các công cụ/ phương tiện/ PPGD mới còn bất
cập?
- Điều kiện lớp học, sĩ số, thời gian, môi trường xã hội …chưa thuận lợi
…?
Đó chính là những khó khăn, vướng mắc tâm lý của GV trong hoạt động
đổi mới PPGD. Tháo gỡ những vướng mắc trên, chuyển chúng từ trạng thái tiêu
cực sang tích cực, chủ yếu thuộc về cơng tác chỉ đạo, quản lý.
20. Trình bày các cơ chế phịng vệ thường gặp của học sinh theo quan điểm
của phân tâm học, lấy ví dụ cho từng cơ chế phịng vệ
1.Phủ nhận
Là hành động chối bỏ thẳng thừng việc chấp nhận hoặc cơng nhận điều gì
đó đang hoặc đã xảy ra. Người nghiện ma túy hoặc rượu bia thường phủ nhận họ
có vấn đề, còn nạn nhân của những sự kiện chấn thương tâm lý có thể phủ nhận
sự kiện đó đã diễn ra.

VD: ấy ví dụ về một người phụ nữ kết hôn và sống cùng chồng 40 năm
nay, và bà vừa đưa ơng vào bệnh viện vì trong khi họ làm việc ngồi vườn thì
ơng ấy chợt nói năng khó khăn rồi trơng có vẻ kiệt quệ. Các bác sĩ chẩn đoán
chồng bà bị đột quỵ, giờ não đã chết và sẽ không hồi phục được. Dẫu thế, mỗi
ngày bà vẫn vào bên cạnh giường ơng, nắm tay và trị chuyện. Các điều dưỡng
bảo ông không thể nghe thấy song bà vẫn nói với ơng hàng ngày. Các bác sĩ bảo
ơng khơng hồi phục được song bà thì tự nhủ với bản thân rằng ‘tôi biết ông ấy sẽ
qua khỏi, ông ấy là một người đàn ông mạnh mẽ’. Người phụ nữ này đang ở
trong một trạng thái tâm lý lạ lùng: trạng thái phủ nhận. Bà rất khó khăn để tin
những gì diễn ra. Mới đây thơi, bà cịn ở ngồi vườn cùng ơng, thích thú bên
nhau làm cơng việc ưa thích. Trước hơm xảy đến sự cố một ngày, họ cùng nhau
đến thăm gia đình một người bạn. Ông ấy cơ chừng toát lên nét vẻ thật hạnh
phúc và khỏe mạnh. Ơng ấy khơng đau ốm gì lắm khi bà đưa vào bệnh viện. Thế
mà, trong chớp mắt thơi, họ đang nói rằng ơng sắp chết. Nỗi đớn đau thấm đẫm


cảm xúc này bà chưa từng phải chịu đựng. Bà không sẵn sàng chấp nhận việc
người đàn ông đầu ấp tay gối suốt 40 năm qua sẽ không về cùng nhà với bà nữa.
Bà không chuẩn bị tinh thần cho việc sống cuộc đời vắng bóng hình ơng. Vì
vậy, tâm trí vơ thức cung cấp một phịng vệ hiệu quả (hầu như tạm thời) để bà
chống lại nỗi đớn đau. Rồi dần mai một, khi bà đủ khả năng chấp nhận thực tế
phiền não, sự chối bỏ của bà bị bẻ gãy, lúc ấy, nỗi đau bấy lâu tích chứa phun
trào và bà sẽ xót buốt cõi lịng ghê gớm.
2. Ức Chế và Xóa Bỏ (Repression and Suppression)
Ức chế là một cơ chế phòng vệ nổi tiếng khác. Ức chế có mục đích chặn
thơng tin khỏi ý thức. Tuy nhiên, những ký ức này không biến mất mà tiếp tục
ảnh hưởng lên hành vi của ta.
Đôi khi ta cố ý loại thông tin không mong muốn ra khỏi ý thức của mình,
cơ chế này có tên là xóa bỏ. Tuy nhiên, trong hầu hết trường hợp, người ta cho
rằng việc xóa bỏ ký ức gây lo âu khỏi ý thức được diễn ra trong vơ thức.

Ví dụ: Một đứa trẻ bị bạo hành gia đình từ nhỏ khi lớn lên sẽ gặp khó khăn
trong giao tiếp.
3. Chuyển Dịch Cảm Xúc (Displacement)
Chuyển dịch cảm xúc nghĩa là trút sự bất mãn, cảm xúc và ý định bốc đồng
của ta lên người khác hoặc vật nào ít đe dọa ta hơn. “Giận cá chém thớt” là một
ví dụ thường gặp của cơ chế phịng vệ này. Thay vì thể hiện sự giận dữ theo
những cách có thể gây hại cho ta (như tranh cãi với cấp trên), ta lại thể hiện sự
giận dữ đối với một người hoặc vật không đe dọa mình (như vợ/chồng, con cái
hoặc vật ni).
Ví dụ: Bạn trải qua một ngày làm việc tồi tệ, sau đó về nhà trút giận lên gia
đình và bạn bè mình.
4. Thăng Hoa (Sublimation)


Thăng hoa là cơ chế phòng vệ cho phép ta thực hiện những ý định bốc
đồng không thể chấp nhận được bằng cách biến những hành vi đó thành những
hành vi được chấp nhận hơn.
Ví dụ, một người đang rất giận dữ có thể chọn mơn đấm bốc làm cơng cụ
trút giận.
5. Phóng Chiếu (Projection)
Phóng chiếu là cơ chế phịng vệ đem những đặc điểm hoặc cảm xúc không
chấp nhận được của ta gán cho người khác.
Ví dụ, nếu rất ghét một ai đó, bạn lại có thể cho rằng người đó cũng khơng
thích bạn. Cơ chế phóng chiếu cho phép ta thể hiện mong muốn hoặc ý định bốc
đồng, nhưng theo cách bản ngã khơng nhận ra, từ đó giảm bớt lo âu.
6. Trí Thức Hóa (Intellectualization)
Trí Thức Hóa làm giảm lo âu bằng cách suy nghĩ về các sự kiện theo
hướng lạnh lùng và lãnh đạm. Cơ chế phòng vệ này cho phép ta tránh suy nghĩ
về những khía cạnh căng thẳng, kích động của tình huống mà chỉ tập trung vào
những yếu tố trí thức.

Ví dụ, một người vừa bị chẩn đốn mắc bệnh hiểm nghèo có thể tập trung
tìm hiểu tất cả thơng tin về bệnh đó để tránh đau buồn và tách biệt khỏi thực tế.
7. Hợp Lý Hóa (Rationalization)
Hợp lý hóa giải thích một hành vi hoặc cảm xúc không chấp nhận được
theo hướng hợp lý, tránh né những nguyên nhân thật sự gây ra hành vi đó.
Ví dụ, một người bị từ chối hẹn hị có thể hợp lý hóa tình huống bằng cách
nói rằng dù sao thì họ cũng khơng thích đối phương, hoặc một học sinh bị điểm
kém có thể đổ lỗi cho giáo viên thay vì cho sự thiếu chuẩn bị của mình.
Khơng chỉ chống lo âu, cơ chế hợp lý hóa cịn có thể bảo vệ lịng tự trọng
và quan niệm về bản thân nữa. Khi đối mặt với thành công hoặc thất bại, người


ta thường cho rằng thành công là nhờ phẩm chất và tài năng của họ, cịn thất bại
là vì người khác hoặc hồn cảnh.
8. Thối Lui (Regression)
Khi đối mặt với những sự kiện căng thẳng, đôi khi người ta từ bỏ những
chiến lược đối phó và chuyển về những xu hướng hành vi ở những giai đoạn ban
đầu trong quá trình phát triển. Anna Freud gọi đây là cơ chế thoái lui, nghĩa là
người ta thực hiện những hành vi thuộc giai đoạn phát triển tâm tính dục mà họ
lưu luyến.
Ví dụ, một người lưu luyến giai đoạn phát triển sớm có thể khóc hoặc hờn
dỗi khi nghe tin khơng hay.
9. Phản Ứng Ngược (Reaction Formation)
Phản ứng ngược giảm lo âu bằng cách thể hiện cảm xúc, ý định bốc đồng
hoặc hành vi theo hướng đối lập.
Một ví dụ của cơ chế phản ứng ngược là đối xử cực kỳ thân thiện với người
mà bạn rất ghét để che giấu cảm xúc thật. Tại sao người ta hành xử như vậy?
Theo Freud, họ đang sử dụng phản ứng ngược làm cơ chế phòng vệ để che giấu
cảm xúc thật bằng cách hành xử theo hướng hồn tồn ngược lại.
21.Trình bày các giai đoạn phát triển tâm lý xã hội của Erik Erikson và

định hướng vận dụng vào tham vấn học đường
Các giai đoạn phát triển tâm lý xã hội: 8 giai đoạn
(1) Hy vọng: Tin tưởng vs Ngờ vực
Trong giai đoạn này, trẻ sơ sinh không chắc về thế giới mà chúng đang
sống. Để giải quyết những cảm giác không chắc chắn chúng thường dựa dẫm
vào người chăm sóc chính của mình.
Nếu sự chăm sóc mà trẻ sơ sinh nhận được là nhất qn, có thể đốn trước
và đáng tin cậy, trẻ sẽ phát triển một cảm giác tin tưởng, thứ sẽ được mang theo


đến các mối quan hệ khác, và chúng sẽ có thể cảm thấy an toàn ngay cả khi bị đe
dọa.
(2) Ý chí: Tự chủ vs. Hổ thẹn / Do dự
Đứa trẻ phát triển về thể chất và di chuyển nhiều hơn. Trong độ tuổi từ 18
tháng đến 3 tuổi. Trẻ bắt đầu khẳng định sự độc lập của chúng, bằng cách bước
đi ra xa mẹ, nhặt đồ để chơi, và lựa chọn đồ mặc, đồ ăn, v.v
Nếu trẻ trong giai đoạn này được khuyến khích và hỗ trợ để trở nên độc
lập, chúng sẽ trở nên tự tin hơn và giữ vững khả năng của mình để tồn tại trong
thế giới. Cịn nếu trẻ em bị chỉ trích, q kiểm sốt, hoặc khơng có cơ hội để
khẳng định mình, chúng bắt đầu cảm thấy không đủ khả năng để tồn tại, sau đó
có thể trở nên quá phụ thuộc vào người khác, thiếu lịng tự tơn, và có cảm giác
xấu hổ hay nghi ngờ vào khả năng của mình.
(3) Ý muốn: Chủ động vs Mặc cảm về khả năng
Khoảng 4-5 tuổi, trẻ em khẳng định mình thường xuyên hơn. Đây là giai
đoạn đặc biệt sống động, là những năm phát triển cực nhanh trong cuộc sống
của một đứa trẻ. Trong thời gian này, điểm quan trọng liên quan đến việc trẻ
thường xuyên tương tác với các trẻ khác ở trường. Trọng tâm của giai đoạn này
là chơi, vì nó cung cấp cho trẻ những cơ hội khám phá các kỹ năng giao tiếp của
chúng thông qua các việc khởi xướng các hoạt động.
(4) Năng lực: Tài năng vs. Tự ti

Trẻ em đang ở giai đoạn này (từ 5-12 tuổi) sẽ được học đọc và viết, học
làm toán, làm mọi thứ một mình. Giáo viên bắt đầu có một vai trị quan trọng
trong cuộc sống của trẻ khi họ dạy chúng các kỹ năng chuyên biệt. Ở giai đoạn
này nhóm bạn của trẻ sẽ có ý nghĩa lớn hơn và sẽ trở thành nguồn chính cho
lịng tự tơn của trẻ. Trẻ bây giờ cảm thấy cần phải giành được sự chấp nhận
bằng cách chứng minh năng lực cụ thể có giá trị trong xã hội, và bắt đầu xây
dựng niềm tự hào về những thành tích của chúng.
(5) Trung thực: Bản ngã vs Nhầm lẫn vai trò



×