Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Chính sách ngoại giao văn hóa của việt nam từ thời kì đổi mới đến 2019 và vai trò của nó đối với quá trình hội nhập và phát triển của đất nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.88 KB, 27 trang )

1

CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO VĂN HĨA CỦA VIỆT NAM TỪ THỜI KÌ
ĐỔI MỚI ĐẾN 2019 VÀ VAI TRỊ CỦA NĨ ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH HỘI
NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẤT NƯỚC

TIỂU LUẬN MƠN LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VÀ CHÍNH
SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM


2

MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Trong đời sống nhân loại nói chung và trong quan hệ quốc tế nói

riêng, văn hóa đóng một vai trị quan trọng. Nó được ví như một sức mạnh
mềm nhưng lại có sức cơng phá lớn và dai dẳng qua nhiều thế hệ. Các nền
văn minh trên thế giới vốn đã đa dạng, nhưng hiện tại khi giao lưu và hội
nhập trở thành xu thế tất yếu thì sự đa dạng trở nên bội phần. Văn hóa có mặt
trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, gắn bó trực tiếp với từng con người.
Chính vì vậy, trong quan hệ quốc tế ngày nay, văn hóa là một yếu tố khơng
thể bỏ qua của bất kì quốc gia nào.
Ngoại giao văn hóa là một trong ba nhiệm vụ của ngoại giao Việt
Nam thời kỳ hội nhập (bao gồm ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế và
ngoại giao văn hóa). Với tính mềm dẻo và linh hoạt, ngoại giao văn hóa vừa
là ánh sáng tinh thần, vừa là biện pháp và mục tiêu của chính sách đối ngoại
Việt Nam, nó bổ trợ rất hữu hiệu cho các trụ cột khác, tạo thành một chính thể
chính sách đối ngoại hồn chỉnh trong thời kỳ đổi mới. Từ 1986 đến nay,


ngoại giao văn hóa đã phát huy vai trị tích cực của mình đối với nền chính trị
Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc – hiện đại hóa đất
nước, bảo vệ truyền thống văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa quốc tế.
Thực tế cho thấy, ngày nay trong bối cảnh tồn cầu hóa, ngoại giao
văn hóa giữ một vai trò ngày càng quan trọng. Các quốc gia cùng “bơi ra biển
lớn” hịa nhập với nhau, nhưng khơng vì thế mà họ lại đánh mất đi những nét
riêng của mình. Ngược lại, bản sắc dân tộc lại chính là lợi thế, giúp các quốc
gia giới thiệu với thế giới, đồng thời cũng nắm được những điểm yếu, mạnh
của nhau, từ đó đạt được mục tiêu đề ra trong chính sách phát triển của đất
nước mình. Vì vậy, đó cũng là lí do để tơi chọn đề tài “Chính sách ngoại giao
văn hóa của Việt Nam từ thời kì đổi mới đến 2019 và vai trị của nó đối với
q trình hội nhập và phát triển của đất nước” để làm tiểu luận kết thúc môn.


3

2.

Mục đích ngiên cứu
Hệ thống và làm rõ những vấn đề chung về chính sách ngoại giao

văn hóa của Việt Nam từ thời kì đổi mới đến 2019 và vai trị của nó đối với
q trình hội nhập và phát triển của đất nước. Từ đó có thể rút ra được những
thành tựu và hạn chế đồng thời đề xuất một số giải pháp, phương hướng giúp
quá trình phát triển của ngoại giao văn hóa ở Việt Nam ngày càng đi lên và
thành công.
3.

Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích nghiên cứu nêu trên cần tập trung giải


quyết một số nhiệm vụ nghiên cứu sau:
+ Thứ nhất, hệ thống hóa, phân tích và làm rõ những cơ sở hoạch định
chính sách của chính sách ngoại giao văn hóa của Việt Nam từ thời kì đổi mới
đến 2019.
+ Thứ hai, phân tích các chính sách và việc triển khai các chính sách
ngoại giao văn hóa của Việt Nam từ thời kì đổi mới đến 2019.
+ Thứ ba, đánh giá những thành tựu và hạn chế của chính sách ngoại
giao văn hóa của Việt Nam từ thời kì đổi mới đến 2019 đồng thời cũng rút ra
những bài học và phương hướng giải quyết cho vấn đề này.
+ Thứ tư, vai trị của chính sách ngoại giao văn hóa của Việt Nam từ
thời kì đổi mới đến 2019 đối với quá trình hội nhập và phát triển của đất
nước.
4.

Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, tiểu

luận gồm 4 chương, 10 tiết.


4

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH SÁCH NGOẠI
GIAO VĂN HĨA CỦA VIỆT NAM TỪ THỜI KÌ ĐỔI MỚI ĐẾN 2019
1.1.

Một số khái niệm của đề tài nghiên cứu


1.1.1. Ngoại giao văn hóa1: trong quan hệ quốc tế là một loại ngoại
giao với quần chúng quốc tế và quyền lực mềm bao gồm các "trao đổi ý
tưởng, thông tin, nghệ thuật và các khía cạnh khác của văn hóa giữa các quốc
gia và dân tộc các nước nhằm bồi dưỡng sự hiểu biết lẫn nhau.Mục đích của
ngoại giao văn hóa là để người dân của một quốc gia nước ngoài mở mang
một sự hiểu biết về những lý tưởng và các tổ chức của quốc gia trong một nỗ
lực để gầy dựng hỗ trợ rộng rãi cho các mục tiêu kinh tế và chính trị. Bản chất
"ngoại giao văn hóa tiết lộ tâm hồn của một dân tộc", đổi lại nó tạo ra ảnh
hưởng. Mặc dù thường bị coi nhẹ, ngoại giao văn hóa có thể và đang đóng
một vai trị quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu an ninh quốc gia.
1.1.2. Thời kì đổi mới2: trong ý nghĩa hiện đại của nó là "một ý tưởng,

suy nghĩ sáng tạo, trí tưởng tượng mới dưới dạng thiết bị hoặc phương
pháp". Sự đổi mới thường được xem là ứng dụng của các giải pháp tốt hơn,
đáp ứng các yêu cầu mới, nhu cầu không được chứng minh hoặc nhu cầu thị
trường hiện có. Sự đổi mới như vậy diễn ra thông qua việc cung cấp các sản
phẩm, quy trình, dịch vụ, cơng nghệ hoặc mơ hình kinh doanh hiệu quả hơn
được cung cấp cho thị trường, chính phủ và xã hội.
Đại hội lần thứ VI - Đại hội mở đầu công cuộc đổi mới. Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (họp từ 15 đến 1812-1986) đã đánh giá tình hình đất nước, kiểm điểm sự lãnh đạo của Đảng,
vai trò quản lý của Nhà nước trong thập niên đầu cả nước đi lên chủ nghĩa xã

1 1

Wikipedia Bách khoa toàn thư mở
Wikipedia Bách khoa toàn thư mở

2



5

hội, từ đó xác định nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng trong thời kì đổi mới
xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.2.

Cơ sở hoạch định chính sách của chính sách ngoại giao văn

hóa của Việt Nam từ thời kì đổi mới đến 2019
1.2.1. Vị trí địa chính trị chiến lược của quốc gia
Vị thế địa chính trị của quốc gia – là vị trí và vai trị của quốc gia
trong hệ thống địa chính trị các nước khu vực cũng như hệ thống địa chính trị
tồn cầu.
Xét theo những tiêu chí cơ bản: từ góc độ địa thế và hình dáng lãnh
thổ đất nước, Việt Nam có một vị trí chiến lược rất quan trọng, có thể thấy
trên bản đồ địa chính trị khu vực như một cầu nối hai vùng kinh tế biển và
kinh tế lục địa của châu Á. Việt Nam là cửa giao thương với các nền kinh tế
biển khu vực, đồng thời cũng là cửa khẩu đi vào hệ thống giao thông đường
bộ trên đất liền của các quốc gia Đông Nam Á và châu Á.
Với không gian biên giới đất liền và biển dài và hẹp, Việt Nam thực
sự là trung tâm kinh tế thương mại trong khu vực Đông Nam Á, dễ dàng kết
nối với biển Hoa Đông và với vùng Viễn Đông của Nga. Đồng thời từ Việt
Nam qua Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Băng la đét bằng đường bộ, có thể
tiếp cận vùng Nam Á. Là nền kinh tế biển, Việt Nam có nguồn tài nguyên
phong phú, trong đó tài ngun dầu khí trên thềm lục địa có vị trí quan trọng
trong nền kinh tế quốc gia, khu vực và thế giới. Một điểm thú vị nữa, Biển
Đông chính là con đường vận tải thương mại lớn, kết nối với những nền kinh
tế khổng lồ như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản...Cùng với khả năng hội
nhập cộng đồng cao của dân tộc, Việt Nam có một vị trí địa lí chiến lược quan
trọng khơng những thuận lợi cho việc bn bán, trao đổi, phát triển kinh tế mà

cịn là nơi giao thoa, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau tạo điều kiện
cho ngoại giao văn hóa phát triển trên nhiều phương diện.
1.2.2. Bối cảnh lịch sử


Khu vực và trên trường quốc tế:


6

Trên thế giới, ngoại giao văn hóa thực ra khơng phải là một lĩnh vực
còn quá mới mẻ. Trong lịch sử quan hệ quốc tế, ngoại giao văn hóa đã từng
có những đóng góp tích cực vào hoạt động đối ngoại của quốc gia nói riêng
và trong quan hệ quốc tế nói chung. Trong thời đại ngày nay, thế giới đang trở
nên phẳng hơn, các đường biên giới về chính trị, kinh tế giữa các quốc gia
đang dần mờ đi bởi cơn lốc tồn cầu hóa. Nhu cầu được hội nhập với thế giới
nhưng vẫn giữ lại và khẳng định được các bản sắc riêng của mình trở thành
một nhu cầu tất yếu cho mỗi quốc gia. Trong bối cảnh đó, ngoại giao văn hóa
ngày càng thể hiện vai trị của một sách lược ngoại giao quan trọng cho các
quốc gia và các vùng lãnh thổ trên thế giới.
Trong những năm vừa qua, có thể dễ dàng thấy Mỹ là quốc gia thành
công trong việc truyền bá tư tưởng, lối sống, thơng qua sự phổ biến của văn
hóa “đồ ăn nhanh” với các thương hiệu như Mc Donald, KFC và phim
Hollywood…Trong khi đó, bằng sự quảng bá của mình, Nhật Bản đã khiến
thế giới nhớ đến mình như đất nước hoa anh đào, hay đất nước của tinh thần
võ sĩ đạo karatedo, judo… Singapore là quốc gia theo mơ hình giáo dục đại
học của Anh và có nhiều trường đại học của Anh được mở tại đây. Việc thu
hút nhiều sinh viên Trung Quốc và Đơng Nam Á, ngồi nguồn thu rất lớn tư
dịch vụ giáo dục này, đã giúp Singapore giải quyết được vấn đề thiếu nguồn
nhân lực có trình độ cao. Nhiều sinh viên nước ngồi đã tốt nghiệp đại học –

cao đẳng ở nước này làm việc một năm để trả nợ tiền vay từ chính phủ
Singapore.
Sự da đạng về văn hóa trên thế giới đã tạo ra sự cân bằng về văn hóa
giữa các quốc gia. Chính vì vậy, tất cả các quốc gia đã và đang sử dụng văn
hóa của mình như một thứ vũ khí cho các hoạt động ngoại giao nhằm đạt tới 3
mục đích là an ninh, phát triển kinh tế và tăng cường ảnh hưởng.


Việt Nam:
Trong lịch sử cận và hiện đại của nước ta, ngoại giao văn hóa ln

hiện diện trong các hoạt động, chiến dịch ngoại giao, luôn là một binh chủng


7

hợp thành trên các mặt trận ngoại giao, góp phần xứng đáng vào các kỳ tích
của nền ngoại giao tâm công Việt Nam trong sự nghiệp kháng chiến cứu nước
trước đây cũng như công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước ngày nay.
Trong cơng cuộc Đổi mới tồn diện, ngoại giao văn hóa đã góp phần
mang lại sắc diện mới cho đất nước và được phát huy cao. Nghị quyết Trung
ương V khóa VIII về “Xây dựng và Phát triển nền Văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” (năm 1998) có ý nghĩa quan trọng đối với ngoại
giao văn hóa. Vai trị quan trọng của cơng tác ngoại giao văn hóa ngày càng
được Đảng, Nhà nước quan tâm theo tinh thần chủ động, tích cực mở rộng, đa
phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Tại Hội
nghị Ngoại giao 25 (tháng 11/2006), ngoại giao văn hóa được khẳng định là
một trong ba trụ cột của ngoại giao Việt Nam. Năm 2009 đã được chọn là
“Năm Ngoại giao Văn hóa” để từ đó tạo đà cho ngoại giao văn hóa phát triển
mạnh mẽ hơn nữa trong cả nhận thức và hành động.

Giai đoạn vừa qua, triển khai chiến lược ngoại giao văn hóa hóa
nhằm thiết thực phục vụ các nỗ lực tích cực, chủ động hội nhập quốc tế và
công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của
quốc gia.
1.2.3. Truyền thống ngoại giao văn hóa
Trong lịch sử ngoại giao thế giới, ngoại giao văn hóa xuất hiện từ rất
sớm với các hình thức biểu hiện khác nhau ở từng quốc gia và giữa văn hóa
và ngoại giao có mối liên hệ chặt chẽ. Nhiều học giả, nhất là nhiều nhà phân
tích phương Tây cho rằng, chính sách đối ngoại cần thiết phải chính trị hóa
văn hóa, cịn ngoại giao văn hóa được xem như hoạt động chính trị phục vụ
lợi ích quốc gia dưới sự che chở của văn hóa, và đồng thời văn hóa được xem
như là một trong ba trụ cột (cùng với an ninh và kinh tế) của chính sách đối
ngoại của nhà nước. Truyền thống lịch sử và văn hóa của một dân tộc là chỗ
dựa và thế mạnh của ngoại giao. Hoạt động ngoại giao ở một khía cạnh nào
đó là sự cọ xát và giao lưu các giá trị văn hóa và ý tưởng, nên ngoại giao chắc


8

chắn cũng được xem là diễn đàn hoạt động văn hóa phục vụ lợi ích quốc gia,
dân tộc.
Tuy nhiên, trong kỷ ngun tồn cầu hóa, văn hóa càng trở nên quan
trọng trong ý nghĩa là sức mạnh mềm trong sức mạnh tổng hợp quốc gia. Văn
hóa có khả năng thâm nhập mạnh mẽ, có thể đạt được mục tiêu mà các biện
pháp chính trị và qn sự chưa chắc có thể đạt được. Chính vì vậy, các quốc
gia ngày càng chú ý nhiều đến các chủ đề văn hóa như đa dạng văn hóa, đối
thoại giữa các nền văn hóa - văn minh, văn hóa hịa bình. Văn hóa khơng chỉ
đơn thuần phục vụ lợi ích chính trị như quan điểm các học giả truyền thống đã
thừa nhận, mà gắn liền với lợi ích quốc gia tồn diện. Thực tế hội nhập quốc
tế với quy mơ tồn cầu hóa hiện nay cho thấy ngoại giao văn hóa được coi là

một dẫn chứng tiêu biểu về quyền lực mềm, khả năng thuyết phục thơng qua
văn hóa, giá trị và ý tưởng.
Với tư cách là một lĩnh vực đặc biệt của hoạt động ngoại giao, hiện
nay ngoại giao văn hóa khơng những liên quan đến việc sử dụng văn hóa như
là đối tượng mà còn là phương tiện nhằm đạt được những mục tiêu cơ bản của
chính sách đối ngoại quốc gia, tạo hình ảnh tốt đẹp của đất nước, quảng bá
văn hóa và ngơn ngữ quốc gia trên thế giới.


9

CHƯƠNG 2
CÁC CHÍNH SÁCH VÀ VIỆC TRIỂN KHAI CÁC CHÍNH SÁCH
NGOẠI GIAO VĂN HĨA CỦA VIỆT NAM TỪ THỜI KÌ ĐỔI MỚI
ĐẾN 2019
2.1. Các chính sách ngoại giao văn hóa của Việt Nam từ thời kì đổi
mới đến 2019
2.1.1. Mục tiêu của ngoại giao văn hóa Việt Nam
Ngoại giao văn hóa Việt Nam có các mục tiêu là:
(1) Góp phần đảm bảo an ninh quốc gia
(2) Phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
(3) Nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế
(4) Góp phần phát triển văn hóa quốc gia
Với đặc thù và thế mạnh của mình, ngoại giao văn hóa tạo ra các
“kênh hoạt động” đặc thù để đi tới các mục tiêu trên. Về khía cạnh an ninh,
trên cơ sở tăng cường sự hiểu biết, thiện chí, ngoại giao văn hóa tạo mơi
trường thân thiện, thuận lợi... cho hoạt động ngoại giao, đảm bảo cho mối
quan hệ tốt đẹp. Ngoại giao văn hóa đi vào lịng người, tao sự cảm thơng,
nâng cao sự hiểu biết và chấp nhận lẫn nhau nhằm tạo dựng một môi trường
hịa bình, ổn định và hợp tác cùng phát triển. Khi quan hệ chính trị và kinh tế

gặp trở ngại, ngoại giao văn hóa góp phần tháo gỡ những rào cản đó, thu hút
thiện cảm và sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, chống lại những âm mưu chống
phá của các thế lực thù địch, bảo vệ an ninh quốc gia. Về kinh tế - xã hội,
ngoại giao văn hóa là một cách tiếp thị hình ảnh quốc gia, bộ mặt nền kinh tế,
kèm theo đó là tiếp thị các sản phẩm của nền kinh tế, dịch vụ kinh tế, văn hóa.
Trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu của ngoại giao văn hóa cịn là
đẩy mạnh hoạt động ngoại giao văn hóa nhằm làm cho thế giới hiểu biết hơn
về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam, tăng cường xây dựng lòng tin
với các quốc gia trên thế giới, đưa quan hệ giữa Việt Nam với các đối tác đi
vào chiều sâu, ổn định và bền vững, qua đó nâng cao vị thế đất nước trên


10

trường quốc tế, tạo điều kiện hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội. Các hoạt động
ngoại giao văn hóa cũng góp phần tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại,
làm phong phú và sâu sắc thêm những giá trị văn hóa truyền thống của đất
nước.
Như vậy, ngoại giao văn hóa của Việt Nam giữ vị trí “là nền tảng
tinh thần của hoạt động đối ngoại”, được thực hiện bằng việc áp dụng các nội
dung, hình thức văn hóa: nghệ thuật, lịch sử, tư tưởng, truyền thống văn hóa,
thơng tin... nhằm đạt được những mục tiêu cơ bản của chính sách đối ngoại
quốc gia, tạo hình ảnh tốt đẹp của đất nước, quảng bá văn hóa và ngơn ngữ
quốc gia để tạo ra uy tín, vị thế và ảnh hưởng của Việt Nam với thế giới trong
thời đại tồn cầu hóa. Việc triển khai chính sách ngoại giao văn hóa đang trở
thành một trong ba chính sách ngoại giao chủ yếu, cùng với ngoại giao chính
trị và ngoại giao kinh tế.
2.1.2. Các chính sách ngoại giao văn hóa của Việt Nam từ thời kì
đổi mới đến 2019
Trên cơ sở phân tích một cách khoa học tình hình thế giới với thái độ

nhìn thẳng vào sự thật, Đại hội VI của Đảng (tháng 12-1986) đã phân tích một
cách khách quan những sai lầm, khuyết điểm và nguyên nhân của cuộc khủng
hoảng và đi đến quyết định lịch sử là tiến hành đổi mới đất nước một cách
toàn diện, trong đó là đổi mới cả về kinh tế và văn hóa.
Về đối ngoại, Đại hội VI nhấn mạnh nhiệm vụ hàng đầu là "... tranh
thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và
bảo vệ Tổ quốc"... và " cần hịa bình để phát triển kinh tế". Nghị quyết của
Đại hội VI và các nghị quyết của Trung ương đã chuyển hướng chính sách
ngoại giao, chủ trương đẩy mạnh và mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên
thế giới, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau, thi hành chính
sách hữu nghị, hợp tác, tồn tại hịa bình để phát triển, phù hợp với lợi ích của
nhân dân ta và xu thế phát triển chung của thế giới. Từ đó, Đảng và nhà nước


11

ta cũng đã có những chính sách cụ thể để phát triển ngoại giao văn hóa của
đất nước:


Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) vào 16/7/1998 đã phát huy

tác dụng to lớn đối với thực tiễn xây dựng và phát triển văn hóa nước ta trong
hai thập niên qua. Kết quả thực hiện Nghị quyết đã tạo cho nền văn hóa Việt
Nam có được nhiều giá trị, diện mạo và sắc thái văn hóa mới, thấm nhuần tinh
thần dân tộc, nhân văn, dân chủ, khoa học, đại chúng.


Tại hội nghị Ngoại giao 25 (tháng 11/2006), ngoại giao văn hóa


được khẳng định là một trong ba trụ cột của Ngoại giao Việt Nam.


Qua hai kỳ Hội nghị Ngoại giao (lần thứ 25 năm 2006 và 26 năm

2008), ngoại giao Văn hóa đã từng bước khẳng định được chỗ đứng của mình
trong công tác đối ngoại thời kỳ mới với nội hàm được cụ thể hóa và làm sâu
sắc, như một bơng hoa năm cánh đầy đặn - biểu tượng của năm ngoại giao
văn hóa 2009: là nhân tố dịng hải lưu mở đường cho quan hệ giữa ta và một
số quốc gia, là chất xúc tác thúc đẩy ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh
tế, là công cụ quảng bá mạnh mẽ văn hóa Việt Nam, là kênh vận động hiệu
quả cho các di sản của đất nước, và là cửa ngõ tiếp thu có chọn lọc tinh hoa
nhân loại.


Đầu năm 2011, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định ban hành

Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2020. Chiến lược đã nhận định: “Với
xu thế tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, ngoại giao văn
hóa ngày càng được sử dụng rộng rãi với nhiều hình thức phong phú và có vai
trị ngày càng quan trọng trong nền ngoại giao của các quốc gia nói chung và
đối với Việt Nam nói riêng.
Chiến lược ra đời đúng lúc chúng ta có thêm một bước mới nữa trong
nhận thức và hành động đối với công tác đối ngoại của Đảng và nhà nước ta.
Đó là việc đại hội Đảng tồn quốc lần thứ XI chính thức thơng qua đường lối
đối ngoại với chủ trương “tích cực, chủ động hội nhập quốc tế” một cách toàn
diện trên cơ sở lợi ích quốc gia của ta.


12


Cùng với việc nâng cao nhận thức, chúng ta đã bước đầu đưa ra



được một số biện pháp chính sách cụ thể và thể chế hóa cơng tác ngoại giao
văn hóa. Bộ trưởng Bộ ngoại giao đã ký quyết định số 777/QĐ-BNG ngày
2/4/2013 ban hành “Kế hoạch hành động của Bộ Ngoại giao triển khai Chiến
lược NGVH đến năm 2020”; nhiều bộ, ngành và đa số các địa phương đã xây
dựng kế hoạch hành động để triển khai Chiến lược ngoại giao văn hóa đến
năm 2020.


Một trong những phát triển có ý nghĩa quan trọng đối với văn

hóa nói chung và ngoại giao văn hóa nói riêng là sự ra đời của Nghị quyết
Trung ương 9 khóa XI (6/2014) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người
Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Nghị quyết khẳng
định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát
triển bền vững đất nước… Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế,
chính trị, xã hội”.
Hiện nay, nhận thức chung về vai trị, tầm quan trọng của ngoại giao
văn hóa của lãnh đạo các cấp, các ngành đã được tăng đáng kể. Qua đó, chính
sách ngoại giao văn hóa của Việt Nam được thể hiện thông qua Chiến lược
ngoại giao văn hóa đến 2020 do thủ tướng chính phủ ban hành cũng có những
điểm thay đổi như:


Hoạt động ngoại giao văn hóa dựa trên các quan điểm được nêu


rõ tại Cương lĩnh Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa Xã
hội của Đảng Cộng sản Việt Nam (bổ sung, sửa đổi năm 2011): “Xây dựng
nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất
trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm
cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở
thành sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển. Kế thừa và phát huy
những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp
thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, văn


13

minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo
đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao”.


Sự phát triển của nền văn hóa của đất nước là nền tảng cho hoạt

động quảng bá văn hóa của Việt Nam đối với thế giới nói chung và cho hoạt
động ngoại giao văn hóa nói riêng và việc triển khai ngoại giao văn hóa trong
giai đoạn 2010 - 2020 cần có trọng tâm, trọng điểm, đúng đối tượng, phù hợp
với điều kiện và khả năng đáp ứng kinh tế của đất nước.
Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, ngoại giao văn hóa Việt
Nam đã có những bước tiến lớn, phục vụ đắc lực cơng cuộc đổi mới tồn diện
và bảo vệ vững chắc hịa bình, độc lập, chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc. Đó là kết quả của sự vận động linh hoạt, sáng tạo, chủ động của Ngoại
giao Việt Nam trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
2.2. Việc triển khai các chính sách ngoại giao văn hóa của Việt
Nam từ thời kì đổi mới đến 2019
Cơng tác ngoại giao văn hóa được nhà nước ta triển khai mạnh mẽ cả

ở trong nước và trên thế giới. Ngoại giao văn hóa đã bước đầu gắn kết với
ngoại giao chính trị, nội dung văn hóa được đưa vào đề án hoạt đơng đối
ngoại trong các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao, chương trình làm việc cơ
chế song phương, trên các diễn đàn đa phương như UNESCO, ASEAN,
ASEM...Các chương trình biểu diễn nghệ thuật, triển lãm nhạc cụ, tranh ảnh
giới thiệu về đất nước con người Việt Nam cũng được tổ chức nhân các
chuyến thăm lãnh đạo cấp cao, nhằm tăng cường hiểu biết giữa Việt Nam với
bạn bè quốc tế, qua đó cũng giới thiệu về tiềm năng kinh tế, du lịch của đất
nước.


Các hoạt động ngoại giao văn hóa như giao lưu văn hóa nghệ

thuật quốc tế trong và ngồi nước, đăng cai tổ chức những sự kiện văn hóa
quốc tế, chương trình Ngày Việt Nam ở nước ngồi…được Đảng và nhà nước
ta rất chú trọng trong những năm qua góp phần to lớn vào việc quảng bá hình
ảnh đất nước, tạo một vị thế mới cho Việt Nam. Văn hóa Việt Nam được giới


14

thiệu qua một số hoạt động như: trưng bày, triển lãm văn hóa phẩm, tác phẩm
nghệ thuật, biểu diễn nghệ thuật, chiếu phim, hội thảo, tọa đàm về văn hóa,
ẩm thực Việt Nam.


Tiến hành một loạt các hoạt động ngoại giao văn hóa với mức độ

thường xuyên hơn tại các nước láng giềng gần gũi như Lào, Campuchia hay
các hoạt động quy mô lớn kỷ niệm những ngày Việt Nam tại Nhật Bản (năm

2013), năm Việt Nam tại Italy (năm 2013), những ngày Việt Nam tại Hà Lan
(năm 2014), những ngày Việt Nam tại Qatar và UAE (năm 2014), những
ngày Việt Nam tại Hoa Kỳ (năm 2015),...


Một trong những đặc trưng của văn hóa Việt Nam chính là văn

hóa ẩm thực. Chúng ta đã tạo nên vơ số các món ăn, thức uống có tiếng lâu
đời với kỹ thuật chế biến tinh xảo và cầu kỳ bằng những nguyên liệu nổi tiếng
của từng vùng miền trên khắp đất nước. Ẩm thực Việt Nam, do đó, là một
trong những thế mạnh để Việt Nam có thể khai thác nhằm quảng bá đất nước
thơng qua các hoạt động ngoại giao văn hóa.


Qua các hoạt động ngoại giao văn hóa, Việt Nam được biết đến

là một đất nước giàu truyền thống với bề dày hàng ngàn năm lịch sử. Với
những thành quả đã được thế giới công nhận, Việt Nam được thế giới tín
nhiệm cho đăng cai nhiều lễ kỷ niệm với các sự kiện văn hóa, nhiều hội nghị,
hội thảo lớn của khu vực và thế giới như Hội nghị Phụ nữ Châu Á Thái Bình
Dương với văn hóa Hịa Bình (12/2000), Hội thảo xây dựng Báo cáo định kỳ
các Di sản thiên nhiên và Hỗn hợp Thế giới khu vực Châu Á Thái Bình
Dương (1/2003), Hội nghị Đối thoại văn hóa, văn minh vì hịa bình và phát
triển Châu Á Thái Bình Dương (12/2004) và các Hội nghị cấp nguyên thủ
quốc gia như APEC, ASEM.


Năm 2008, lần đầu tiên Việt Nam đăng cai Hoa hậu hoàn vũ với

sự tham gia của 80 thí sinh đến từ 80 quốc gia và được truyền hình trực tiếp

đến 180 quốc gia, vùng lãnh thổ. Đây là cơ hội quý báu để quảng bá hình ảnh


15

Việt Nam ra thế giới, giúp người dân quốc tế hiểu thêm về đất nước và con
người Việt Nam.


Năm 2009 đã đi qua với những dấu ấn đáng nhớ của Ngoại giao

Văn hóa Việt Nam:
Tháng 5, Cù lao Chàm và Vườn quốc gia Mũi Cà Mau được UNESCO
công nhận là Khu dự trữ sinh quyển của thế giới. Tháng 6, Mộc Bản triều
Nguyễn của Việt Nam lần đầu tiên được cơng nhận là Di sản tư liệu trong
chương trình Ký ức thời gian. Tháng 9, tới lượt Quan họ Bắc Ninh và Ca trù
được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tháng 10, Việt
Nam trúng cử với số phiếu cao vào Hội đồng Chấp hành UNESCO nhiệm kỳ
2009-2013 và UNESCO thông qua nghị quyết tham gia Đại lễ 1.000 năm
Thăng Long.


Với những nỗ lực ngoại giao, Việt Nam đã được UNESCO công

nhận:
- Công nhận Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh là danh nhân thế giới
- Công nhận di sản thế giới của Việt Nam: Quần thể di tích cố đơ Huế
(1993), Vịnh Hạ Long (1994, 2000), Khu đô thị cổ Hội An và di tích Mỹ Sơn
(1999), Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng (2003), Nhã nhạc cung đình Huế
(được cơng nhận là kiệt tác phi vật thể và sân khấu của nhân loại, 2003)….



16

CHƯƠNG 3
THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA CÁC CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO
VĂN HĨA CỦA VIỆT NAM TỪ THỜI KÌ ĐỔI MỚI ĐẾN 2019
3.1. Thành tựu
Vững vàng trên nguyên tắc “độc lập, tự chủ”, ngoại giao Việt Nam tự
tin “rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa” và từng bước chủ động vươn lên,
“nới rộng” các “khung”: từ “Việt Nam sẵn sàng làm bạn” đến “là bạn và đối
tác tin cậy”, rồi “tích cực hội nhập kinh tế quốc tế” và đến “tích cực, chủ động
hội nhập quốc tế”. Ngoại giao văn hóa Việt Nam tự hào đã đóng góp xứng
đáng vào các kỳ tích mới của đất nước ta và dân tộc ta:


Ngoại giao văn hóa đã góp phần quảng bá văn hóa và tăng cường

hiểu biết giữa Việt Nam và bạn bè quốc tế, tạo lòng tin cho việc xây dựng mối
quan hệ hữu nghị lâu dài. Đặc biệt, những thành tựu của cơng cuộc đổi mới,
mơi trường chính trị ổn định, đất nước hịa bình, con người thân thiện, nhiều
danh lam thắng cảnh, di sản văn hóa, nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc... là
những hình ảnh thường xuyên được thông tin, tuyên truyền, quảng bá đã thu
hút được sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới.


Việt Nam đã tổ chức nhiều hoạt động quảng bá về ASEAN,

khơng chỉ góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các nước thành viên,
mà cịn mang hình ảnh Việt Nam và ASEAN ra thế giới. Trên cương vị thành

viên Hội đồng chấp hành UNESCO (2009 - 2013), Việt Nam đã góp phần
quan trọng vào việc ký kết Hiệp định hợp tác khung giữa ASEAN và
UNESCO (là văn bản ký kết chính thức đầu tiên giữa hai tổ chức này).


Năm 2013, Việt Nam là 1 trong 22 nước ứng cử và được bầu vào

Ủy ban Liên chính phủ Cơng ước 1972 nhiệm kỳ 2013 - 2017. Những sự kiện
văn hóa thường gắn liền với các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao. Ngồi ra,
Tuần văn hóa Việt Nam, Ngày văn hóa Việt Nam và trại hè Việt Nam được tổ


17

chức ở nhiều nước, trong đó có Đức, Nga, Pháp, Nhật... trở thành hoạt động
ngoại giao văn hóa quan trọng của Việt Nam.


Hoạt động ngoại giao văn hóa đã góp phần tích cực vận động các

danh hiệu văn hóa thế giới như Hoàng thành Thăng Long là Di sản văn hóa
thế giới, Ca trù, Quan họ, Đờn ca tài tử là Di sản văn hóa phi vật thể...; tổ
chức các chương trình văn hóa như các lễ hội văn hóa, du lịch, ẩm thực, các
cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế. Trong khn khổ các hoạt động văn hóa nghệ
thuật kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Tổng Giám đốc UNESCO đã
trao giấy chứng nhận Hoàng thành Thăng Long là Di sản văn hóa thế giới,
góp phần giới thiệu hình ảnh một Thủ đơ giàu truyền thống văn hóa ra thế
giới. Cũng trong năm 2010, cao nguyên đá Đồng Văn tại tỉnh Hà Giang đã
được UNESCO công nhận là thành viên mạng lưới vườn quốc gia toàn cầu
GNN. Như vậy, cho đến năm 2014 ở Việt Nam đã có 19 di sản thế giới, trong

đó 2 di sản thiên nhiên, 5 di sản văn hóa, 8 di sản văn hóa phi vật thể, 3 di sản
tư liệu và 1 di sản địa chất tồn cầu. Đây khơng chỉ là niềm tự hào của người
Việt Nam mà còn là cơ hội để cộng đồng quốc tế chia sẻ và thưởng thức các
giá trị văn hóa - tinh thần Việt Nam.


Thơng qua các hoạt động ngoại giao văn hóa, các giá trị, tinh hoa

văn hóa và tri thức của các nước trên thế giới cũng được tiếp thu có chọn lọc,
góp phần làm phong phú nền văn hóa của Việt Nam và nâng cao chất lượng
đời sống tinh thần nhân dân, đồng thời chuyển tải nhiều ý tưởng và chương
trình lớn của Liên Hợp quốc và UNESCO vào nhiều chương trình hành động
quốc gia như xây dựng “xã hội học tập”, “xã hội thông tin”, “giáo dục cho
mọi người”...


Trước những thử thách mới trong cơng cuộc bảo vệ chủ quyền,

tồn vẹn lãnh thổ của đất nước, ngoại giao văn hóa đã có những đóng góp cụ
thể với những phương thức đấu tranh phù hợp, đồng thời thông tin tuyên
truyền các vấn đề lớn, nhạy cảm, qua đó góp phần làm cho chính giới, dư luận
và nhân dân các nước hiểu rõ hơn về lịch sử, tình hình và tính chính đáng của


18

Việt Nam về các vấn đề liên quan đến biển Đơng và ngày càng có những quan
điểm gần với sự thật khách quan hơn.
3.2. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được và so với một số nước trong khu

vực, hoạt động ngoại giao văn hóa của Việt Nam cũng còn những hạn chế,
yếu kém, chưa được đầu tư tương xứng với tiềm năng và lợi thế của một quốc
gia dân tộc có bề dày lịch sử, văn hóa:


Mặc dù chiến tranh đã lùi xa, nhưng nhiều nơi trên thế giới chỉ

biết đến Việt Nam là một đất nước Anh hùng trong chiến đấu, vẫn trong tình
trạng nghèo nàn, lạc hậu mà chưa thực sự biết đến vị thế mới của một quốc
gia đang đổi mới từng ngày, có ý thức vươn lên mạnh mẽ và là một điểm đến
thân thiện, an tồn với nhiều chính sách cởi mở, thơng thống đối với các nhà
đầu tư.


Trong khi đó, hành lang pháp lý về bảo tồn và phát huy bản sắc

văn hóa dân tộc, những quy định trong hợp tác quốc tế trên lĩnh vực văn hóa
vẫn chưa được hồn thiện, biểu hiện trên thực tế là sự xuống cấp của một số
cơng trình văn hóa hoặc việc tiếp thu tràn lan văn hóa ngoại lai.


Cơng tác quảng bá, tun truyền hình ảnh đất nước chưa được

triển khai thường xuyên, mạnh mẽ, sâu rộng và tiềm lực xuất khẩu văn hóa
Việt ra nước ngồi cịn hạn chế. Do vậy, mức độ ảnh hưởng của vị thế, sức
mạnh quốc gia Việt Nam đến với các nước chưa mang lại hiệu quả như kỳ
vọng.


Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác ngoại giao văn hóa ở


nước ta cịn thiếu thốn, lạc hậu.


Công tác phối hợp giữa các ngành và các cơ quan tham gia vào

hoạt động ngoại giao văn hóa chưa thực sự chặt chẽ. Bên cạnh đó, nguồn
nhân lực cho cơng tác ngoại giao văn hóa cịn hạn chế cả về số lượng và chất
lượng.


19

3.3.

Bài học kinh nghiệm và phương hướng giải

quyết trong tương lai
3.3.1. Bài học kinh nghiệm
Sau nhiều năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nổi
bật về nhiều mặt và hội nhập tương đối sâu rộng vào đời sống quốc tế. Chúng
ta đã bình thường hóa và từng bước xây dựng, nâng cấp khuôn khổ quan hệ
ổn định, lâu dài với các nước lớn, các trung tâm kinh tế - chính trị thế giới và
khu vực. Với tinh thần chủ động hội nhập, chúng ta đã tận dụng nhiều nguồn
lực bên ngoài, kết hợp với tiềm lực trong nước phục vụ cho sự nghiệp phát
triển kinh tế, công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Từ đó, chúng ta cũng
rút ra được một số bài học kinh nghiệm quý giá:


Ngoại giao văn hóa là một lĩnh vực, khái niệm mới, nội hàm


đang trong giai đoạn xác định, nhận thức về tầm quan trọng của ngoại giao
văn hóa chưa cao, chưa có một văn bản có tính định hướng chung của Đảng,
Nhà nước làm cơ sở cho việc thống nhất nhận thức về nhiệm vụ, cơ chế phối
hợp và triển khai các hoạt động giữa các Bộ, ngành, giữa Trung ương và địa
phương.


Nói đến ngoại giao văn hóa là nói đến hai chiều trao đổi, chi

phối lẫn nhau: chiều thứ nhất là đưa các giá trị văn hóa Việt Nam đến với thế
giới; chiều thứ hai là tiếp nhận các giá trị văn hóa tích cực của các dân tộc,
quốc gia trên thế giới. Ngoại giao văn hóa là một bộ phận của hoạt động
ngoại giao nhưng có quan hệ chặt chẽ, gắn bó hữu cơ, với tồn bộ các hoạt
động kinh tế, văn hóa và đối ngoại của đất nước. Đảng, Nhà nước ta cần chủ
trương chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa trên cơ sở sức mạnh tổng hợp
của tồn hệ thống chính trị và toàn dân; đồng thời vừa hợp tác vừa đấu tranh
để tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại và ngăn chặn những giá trị văn hóa
độc hại, những biểu hiện văn hóa tiêu cực.


Chưa có một cơ chế chỉ đạo và quản lý thống nhất về các hoạt

động liên quan đến ngoại giao văn hóa từ trung ương đến các Bộ, ngành và


20

các địa phương trong và ngồi nước dẫn đến tình trạng tự phát, phân tán,
chồng chéo lẫn nhau.



Nguồn lực cho các hoạt động ngoại giao văn hóa cịn hạn hẹp,

chưa được khai thác triệt để.
3.3.2. Phương hướng giải quyết trong tương lai
Trong thời gian tới, để phục vụ tốt hơn cho cơng cuộc hiện đại hóa
đất nước và bảo vệ các lợi ích quốc gia, ngoại giao văn hóa Việt Nam sẽ tiếp
tục:


Tăng cường lý luận và nhận thức về ngoại giao văn hóa:

Hồn thiện hệ thống lý luận về ngoại giao văn hóa, bao gồm khái niệm,
nội hàm cũng như xác định rõ vai trị, vị trí của ngoại giao văn hóa trong tổng
thể nền ngoại giao tồn diện, hiện đại của Việt Nam; gắn kết ngoại giao văn
hóa với ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế và cơng tác về người Việt
Nam ở nước ngồi nhằm tạo sức mạnh ngoại giao tổng hợp.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu chiến lược, dự báo những xu hướng
phát triển của văn hóa và ngoại giao văn hóa trong khu vực và trên thế giới
tác động đến Việt Nam thông qua các hội thảo, hội nghị, tọa đàm, trao đổi cấp
quốc gia, khu vực và quốc tế. Từ đó, kiến nghị với Đảng và Nhà nước về
chính sách liên quan đến ngoại giao văn hóa.


Tiếp tục xây dựng và hồn thiện cơ chế, chính sách về ngoại giao

văn hóa:
Hồn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về ngoại giao văn hóa một cách
toàn diện, đồng bộ trên cơ sở phù hợp với pháp luật của Nhà nước và đường

lối đối ngoại của Đảng; điều chỉnh, bổ sung chính sách ngoại giao văn hóa
cho phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước và với cam kết quốc tế.
Gắn công tác ngoại giao văn hóa với kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội 5 năm của các cấp, các ngành và địa phương; lồng ghép hoạt động ngoại
giao văn hóa trong triển khai Chiến lược phát triển văn hóa, Chiến lược phát
triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, nhằm tạo tính cộng hưởng trong mục



×