MỤC LỤC
1, Giả sử dự định nghiên cứu về dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi
tại một tỉnh đồng bằng sông Cửu Long:................................................................1
2, Qua bài viết xuất hiện những loại hình cơng việc mà người cao tuổi tham gia
là gì?......................................................................................................................4
3, Những yếu tố nào ảnh hưởng/tác động đến lao động của người cao tuổi?.......6
4, Mơ hình sắp xếp gia đình phổ biến nào dành cho người cao tuổi hiện nay ở
địa phương.............................................................................................................8
5, Xu hướng về dịch vụ chăm sóc người già ở Việt Nam...................................12
NGƯỜI CAO TUỔI Ở MIỀN TRUNG VÀ NAM BỘ VIỆT NAM NĂM
2000 – PHÁC THẢO KẾT QUẢ TỪ MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH
(Những nghiên cứu chọn lọc về XHH nông thôn, Nxb KHXH, 2004)
1, Giả sử dự định nghiên cứu về dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người
cao tuổi tại một tỉnh đồng bằng sông Cửu Long:
-
Những giả thuyết nào có thể gợi ra từ bài viết
-
Nêu các biến số phù hợp để kiểm chứng giả thuyết đó
Dựa vào kết quả nghiên cứu định tính và tài liệu điền dã từ các cuộc
nghiên cứu trước, chúng ta có thể đặt ra những giả thuyết cho các cuộc nghiên
cứu sau tại địa bàn nghiên cứu.
Đề tài: Thực trạng và nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của
người cao tuổi tỉnh Vĩnh Long
Tài liệu đã chỉ ra rằng 95% các cụ cao tuổi có bệnh và có nhu cầu chữa
bệnh nhưng không đi chữa bệnh ở cơ sở Y tế Nhà nước, trong đó 70% với lý do
là không đủ tiền, 17% tự kiếm thuốc ở nhà chữa lấy (Hoàng Văn Tá, 1998). Tài
liệu điền dã cũng xác nhận tình hình tương tự: người cao tuổi thường ít sử dụng
dịch vụ y tế. Vấn đề sức khỏe là nỗi lo chung của người cao tuổi ở tất cả các địa
bàn nghiên cứu, tuy nhiên giải quyết vấn đề này lại thật nan giải đặc biệt là với
những gia đình có hồn cảnh khó khăn, thu nhập thấp. Trả tiền viện phí và các
chi phí khác cho chăm sóc sức khỏe là vấn đề khó giải quyết với người cao tuổi,
đặc biệt là những người ở vùng nông thôn. Do vậy, khi ốm đau người già
thường ở lại nhà chứ khơng đến bệnh viện vì khi đến viện họ phải trang trải cả
tiền ăn uống, thuốc men. Thậm chí có những người bệnh nặng cũng khơng dám
đến viện vì họ sợ họ khơng thể trang trải nổi. Họ thường điều trị bằng các thứ
thuốc rẻ tiền mua ở cửa hàng thuốc gần nhà, hoặc nếu khơng có tiền chữa thì
kiếm thuốc lá quanh làng. Vậy nên được cấp sổ bảo hiểm y tế khám chữa bệnh
1
là mong muốn của người cao tuổi ở nông thôn, đây là sự giúp đỡ thiết thực nhất
với những người nghèo vì khơng phải ai cũng có tiền để đi viện.
Từ những kết quả nghiên cứu định tính từ bài viết, chúng ta có thể đưa ra
một số giải thuyết nghiên cứu sau:
-
Hầu hết người cao tuổi ở tỉnh Vĩnh Long có nhu cầu cao sử dụng các
dịch vụ khám và chăm sóc sức khỏe nhưng tỷ lệ sử dụng các dịch vụ Y tế lại ít
-
Phần lớn mọi người cho rằng dịch vụ y tế tư tốt hơn dịch vụ y tế công
(thái độ của bác sỹ, trang thiết bị, quy trình, thủ tục) nhưng họ vẫn sử dụng dịch
vụ y tế cơng nhiều hơn vì chi phí thấp hơn.
-
Thực trạng người cao tuổi chữa bệnh “bừa” bằng cách hái thuốc lá
hoặc tự đi mua thuốc ở các cơ sở gần nhà diễn ra khá phổ biến đối.
-
Người cao tuổi muốn con cái hoặc người thân mang mình đi khám
chữa bệnh hơn là họ phải tự đi, tỷ lệ người già đi khám bệnh cao hơn nếu có
người mang họ đến viện so với những người tự đi.
-
Hầu hết người cao tuổi muốn có sổ bảo hiểm y tế để được nhận
những sự trợ cấp từ Nhà nước và giảm bớt chi phí khám, chữa bệnh, đặc biệt là
các hộ nghèo.
-
Chỉ khi bệnh thực sự trầm trọng thì người cao tuổi mới đến bệnh
viện, cịn khơng họ sẽ tự điều trị tại nhà.
Hệ thống biến số kiểm chứng giả thuyết trên:
Biến số độc lập:
-
Tuổi tác, tình trạng sức khỏe hiện tại
-
Thu nhập, điều kiện kinh tế hộ gia đình
-
Số con, tình hình kinh tế và tình trạng hơn nhân của con cái
-
Độc lập hay phụ thuộc vào gia đình và các nguồn trợ cấp xã hội
-
Có phải là đối tượng được nhận các đãi ngộ của Nhà nước hay không
(vd: lương hưu, thương binh bệnh binh,...)
2
Biến phụ thuộc:
-
Thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi
tỉnh Vĩnh Long
-
Nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tỉnh
Vĩnh Long
Biến số môi trường:
-
Sự phát triển của kinh tế - xã hội
-
Các chính sách của Đảng, Nhà nước về việc khám, chữa bệnh và tiếp
cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe
Thu nhập và điều kiện kinh tế có ảnh hưởng lớn đến việc tiếp cận với các
dịch vụ Y tế và đồng thời cũng tác động đến quyết định sử dụng mơ hình dịch
vụ Y tế của người cao tuổi. Dù họ có đang bị bệnh và có nhu cầu đến bệnh viện
nhưng khơng có khả năng chi trả tiền khám chữa bệnh thì họ cũng không thể đi
viện. Đây là yếu tố hạn chế khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe
của người cao tuổi.
Nếu có nhiều con, tình hình kinh tế của các con cũng có chút dư dả thì sẽ
có thể tạo điều kiện đưa bố mẹ đi thăm khám và sử dụng dịch vụ Y tế để chăm
sóc sức khỏe. Họ sẽ sẵn sàng đi khi có người đưa đi, và cảm thấy an tâm hơn khi
có người thân ở bên cạnh chăm óc, hỗ trợ cả về tình cảm lãn kinh tế khi cần. Sự
chu cấp của các con giúp cho người già có thêm tiền để chi trả cho cuộc sống và
đỡ áp lực hơn về mặt kinh tế, họ có thể thoải mái hơn trong việc tiếp cận và sử
dụng các dịch vụ Y tế mà không bị quá gánh nặng về mặt kinh tế.
Đối với những người cao tuổi việc được cấp sổ bảo hiểm rất quan trọng,
đặc biệt là những cụ già nghèo ở nông thôn xa xôi lúc ốm đau bệnh tật không có
tiền đi viện thì việc miến phí cho họ là hết sức cần thiết. Mặc dù khi đến viện,
họ không được miễn phí hồn tồn tất cả khoản tiền nhưng vẫn được Nhà nước
hỗ trợ một phần tiền cũng giúp được cho họ rất nhiều. Hiện nay chỉ có nhóm
3
người về hưu được khám chữa bệnh tương đối đầy đủ do họ có chế độ bảo hiểm
xã hội.
Các chính sách miễn giảm, hỗ trợ chi phí khám vừa chữa bệnh cho người
cao tuổi mà Đảng, Nhà nước đưa ra có thể nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ
chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Từ việc hỗ trợ chi phí đối với việc tham
gia vào các mơ hình chăm sóc sức khỏe cơng đến việc đặt các mơ hình chăm sóc
người cao tuổi thuộc tư nhân vào trong sự quản lý, giám sát và thúc đẩy phát
triển các mơ hình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi một cách tự nguyện với
sự tham gia là các tình nguyện viên từ cộng đồng để phổ biến hơn các dịch vụ
này nhắm hướng đến tỷ lệ người cao tuổi tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức
khỏe sẽ cao hơn.
2, Qua bài viết xuất hiện những loại hình cơng việc mà người cao tuổi
tham gia là gì?
Khơng phải tất cả nhưng số lượng người cao tuổi ở Việt Nam vẫn phải lao
động để kiếm thêm thu nhập là con số không nhỏ.
Theo kết quả một số cuộc điều tra của Bộ Lao động – Thương binh và Xã
hội thì có tới 70% số người cao tuổi trong độ tuổi từ 60 – 70 còn phải lao động
để kiếm sống , trong số đó có tới 38% cịn phải đóng vai rị chính trong kinh tế
gia đình (Phạm Kiên Cường, 1998)
Số liệu điều tra về diều kiện sống của người cao tuổi do Bộ Lao động
Thương Binh và Xã hội cho biết chi tiết hơn: 44,89% người cao tuổi cịn tham
gia vào hoạt động kinh tế. Trong đó, các cụ thuộc nhóm 60 – 69 là 48,93%;
nhóm tuổi 70 – 74 là 43,26%; vẫn còn 25,94% các cụ 74 tuổi trở lên hiện còn
tham gia hoạt động kinh tế. Tỷ lệ tương ứng này đặc biệt cao ở vùng nơng thơn
(50,34%) trong đó các cụ thuộc nhóm tuổi 60 – 64 là 68,31%; nhóm tuổi 65 – 69
là 54,91%; nhóm tuổi 70 – 74 là 52,29% và nhóm tuổi trên 74% là 30,24% (Báo
cáo kết quả điều tra, 1999)
4
Vì tuổi đã lớn, sức khỏe có thể suy giảm và “kén” việc hơn so với những
người trẻ tuổi, những công việc cần đến nhiều sức khỏe, thể lực tốt, phải mang
vác đồ nặng hay những công việc cần độ nhanh nhạy, linh hoạt thì hầu như
người già khơng thể đảm đương. Họ sẽ lao động và làm các công việc dựa trên
nguồn vốn có của gia đình như vườn tược, ruộng nương...và tình trạng sức khỏe
của bản thân.
Cơng việc cũng có sự phân chia khác nhau giữa giới tính của người cao
tuổi, với những cụ bà, họ thường đi chợ bán hàng và hàng hóa để bán có thể rau
họ tự trồng được, rổ giá, chổi tự đan... Còn các cụ ông thường sửa chữa đồng hồ
tại nhà, sửa chữa xe, làm đồng... Với những gia đình có ruộng nhưng vì tuổi cao
thì họ thường cho khốn ruộng cho người khác làm và lấy một phần lúa từ số
lứa mà người nhận khốn làm. Với những người cịn sức khỏe thì họ vẫn làm
ruộng, làm vườn, chăn ni lợn bò để kiếm thêm thu nhập.
Đáng chú ý là thời gian dành cho lao động kiếm sống của người cao tuổi
khơng kém thời gian của một người lao động bình thường, họ đôi khi không
phải lao động để nuôi sống chính bản thân họ mà cịn lo cho các con, ví dụ
muốn cho mỗi con một ít gọi là của ăn của để, con cái nếu ai lấy lập gia đình rồi
thì đỡ lo cịn với những người chưa lập gia đình thì các cụ vẫn lo và vẫn làm
lụng để dành cho con dù bản thân phải rất tiết kiệm, chắt bóp. Với những người
có lương hưu, dù khơng cao nhưng cũng vẫn có khoản tiền coi như là thu nhập
cố định hàng tháng, họ vẫn làm việc nhưng thời gian làm khong cần cật lực như
các ông/bà không có lương, thu nhập bấp bênh, làm được ngày nào hay ngày đó.
Ở những lứa tuổi trẻ hơn (50 – 60) người cao tuổi vẫn phải làm việc nặng,
thậm chí cịn đóng vai trị lao động chính trong gia đình. Họ còn làm thuê, làm
mướn và làm nhiều việc khác nhau cùng lúc.
Với những người cao tuổi nếu như không tham gia vào hoạt động kinh tế
thì phần lớn trong số đó vẫn đóng góp một phần cơng sức khơng nhỏ cho gia
đình trong việc trơng nom việc nhà, giữ cháu. Thường thì những người cao tuổi
5
này sống cùng con cái, các con sẽ thực hiện vai trò làm kinh tế còn các cụ ở nhà
đỡ đần con cái trong việc chăm só, dạy dỗ các cháu cũng như làm các cơng việc
nhà trong gia đình mà theo như nhiều người gọi đó là “làm việc lặt vặt”.
3, Những yếu tố nào ảnh hưởng/tác động đến lao động của người cao
tuổi?
Có nhiều yếu tố tác động đến lao động của người cao tuổi, từ loại hình
cơng việc mà họ làm cho đến thời gian lao động trong một ngày.
Yếu tố đầu tiên nhắc đến đó chính là kinh tế của hộ gia đình. Suy cho
cùng mục đích tham gia vào hoạt động kinh tế của người cao tuổi là để tăng
thêm thu nhập cho chính bản thân và gia đình của họ. Nguyện vọng có việc làm
ở người cao tuổi Việt Nam trước hết là do chỗ họ khơng có nguồn thu nhập hoặc
có nhưng q ít ỏi, khơng đủ sống. Khi đó, họ phải mưu sinh bằng các hình thức
làm việc khác nhau phù hợp với khả năng của họ để kiếm tiền, có thể là trồng
trọt, chăn nuôi hay sửa chữa vật dụng, bán hàng ở chợ... Điều kiện kinh tế cũng
là yếu tố ảnh hưởng đến số giờ lao động của người cao tuổi. Người già thường
có quan niệm rằng họ “đã ở thế gần đất xa trời”, vậy nên có làm ra nhiều tiền thì
lúc chết cũng khơng thể mang theo được, làm đủ ăn đủ mặc đủ lo bản thân. Các
công việc mà người già làm thường không mang lại thu nhập quá cao vì vậy, để
kiếm tiền đủ trang trải mọi thứ thì thời gian họ phải lao động cũng khơng kém gì
một người lao động bình thường.
Sự độc lập hay phụ thuộc của người cao tuổi vào gia đình hay các nguồn
trợ cấp xã hội cũng có tác động không nhỏ đến lao động của những người cao
tuổi. Những người có lương hưu hay có được sự hỗ trợ từ các tổ chức, đoàn thể
cho dù là khoản nhỏ nhưng cũng giảm được sự áp lực về mặt kinh tế cho người
cao tuổi, họ sẽ lao động để kiếm thêm thu nhập nhưng không nhất thiết phải làm
nhiều thời gian và vất vả như những người cao tuổi không nhận được sự hỗ trợ
hoặc nguồn thu nhập ổn định. Cũng tương tự như vậy với những người già hay
nhận được sự hỗ trợ từ các con. Với những người cao tuổi sống cùng con cái
6
trong một hộ gia đình, đa số họ khơng cần phải tham gia vào hoạt động kinh tế
mà họ sẽ góp phần lớn cơng sức vào việc trơng nom nhà cửa, giữ cháu cho con
cái của họ có thể tập trung vào việc làm kinh tế. Ở độc lập tách hộ thì người cao
tuổi sẽ có cuộc sống tự do hơn, nhưng đồng thời họ cũng phải làm việc để kiếm
thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống độc lập đó.
Số con và tình trạng đã kết hơn hay chưa của các con cũng ảnh hưởng đến
sự lao động của người cao tuổi. Họ không chỉ lao động để nuôi sống họ mà đơi
khi là các con của mình, đặc biệt là những người chưa kết hôn. Bậc cha mẹ nào
cũng muốn dành dụm chút tiền cho con của mình để hỗ trợ các con trong cuộc
sống, có thể là làm việc kiếm tiền mua đất để cho các con mỗi đứa mỗi phần đất
làm ăn, sinh sống dù cho họ có phải tiết kiệm hay chắt bóp. Lao động kiếm tiền
để cịn có khoản để dành cho những lúc đau ốm bệnh tật cũng không phải phiền
hà đến các con. Số con đơng cũng có nghĩa là họ có nhiều điều phải lo nghĩ và
trách nhiệm hơn đối với tất cả các con. Có nhiều gia đình, các con đi làm ăn xa,
không phụ giúp hay hỗ trợ cha mẹ được nhiều, có khi họ cịn để lại con mình ở
nhà để ơng bà chăm nhưng số tiền gửi về phụ cấp cho cha mẹ già và con mình ít
ỏi, khơng đủ chi tiêu thì những người cao tuổi thuộc các trường hóp này cịn
phải lao động nhiều hơn khơng chỉ để ni bản thân mà cịn lo cho cháu của
mình, họ phải chi trả tiền học, tiền ăn... Thu nhập không cao khiến họ phải làm
nhiều giờ lao động hơn và thậm chí là tranh thủ thời gian để thực hiện nhiều
cơng việc mỗi ngày.
Nếu gia đình có các nguồn sẵn có như đất đai ruộng, có vườn có ao thì
người cao tuổi vẫn tận dụng đất vườn, ao để trồng trọt, chăn nuổi. công việc
đồng áng họ vẫn tham gia, chỉ khi bị bệnh hoặc già yếu q thì họ sẽ khốn cho
người khác phần ruộng đó, không làm nữa mà chỉ lấy một phần gạo từ người
nhận khốn. Các cụ ở nơng thơn thường có thói quen nuôi gà, vịt, chẳng biết bán
được bao nhiêu nhưng để dành cho những lần con cháu sum họp có cái để ăn, để
thắp hương là chủ yếu, không phải đi mua ngồi mà có thể dùng của nhà làm ra.
7
Người cao tuổi thường trồng các loại rau, quả trong vườn, chăn ni vừa với
mục đích tự cung tự cấp để ni sống bản thân mình, khơng phải chi tiền để mua
những thứ đó và cũng để kiếm thêm thu nhập.
Tình trạng sức khỏe, giới tính và sự hiểu biết cá nhân cũng ảnh hưởng đến
loại hình cơng việc và thời gian lao động của người cao tuổi. Thông thường các
cụ bà sẽ làm các công việc yêu cầu sự tỉ mẩn, khéo léo như đan lát, may vá và đi
chợ bán hàng. Cịn người cao tuổi giới tính nam thì có thể sửa chửa vật dụng,
làm các cơng việc yêu cầu nhiều sức khỏe hơn. Nếu khỏe mạnh thì họ có thể
làm được nhiều việc, cường độ lao động cũng nhiều hơn so với những người sức
khỏe yếu. Người cao tuổi thường hay mắc các căn bệnh mãn tính và chính
những bệnh mà họ mắc phải cũng hạn chế loại hình cơng việc mà họ có thể
tham gia. Với những người có hiểu biết nhất định về một lĩnh vực nào đó, họ có
thể tận dụng lợi thế đó để kiếm thêm thu nhập, ví dụ một am hiểu về các bài
thuốc dân gian, các loại thuốc lá, thảo mộc tự nhiên, họ thường chữa hoặc cung
cấp các thang thuốc cho người dân ở địa phương với mức giá vừa phải.
4, Mơ hình sắp xếp gia đình phổ biến nào dành cho người cao tuổi
hiện nay ở địa phương
Từ xưa tới nay, ở Việt Nam, phần đa mọi người đều quan niệm rằng con
trai sẽ là người gánh vác gia đình, thờ cúng tổ tiên và lo cho cha mẹ lúc đau ốm
tuổi già, còn con gái lấy chồng thì theo nhà chồng, lo cho cha mẹ chồng. Vì thế
mà khuynh hướng thiên về đằng nội là điều phổ biến và đặc biệt là ở miền Bắc
và miền Trung. Đa số người già ở các điểm nghiên cứu sống với con trai. Điều
này rõ nét hơn ở địa bàn nông thôn. Tại nông thôn, người cao tuổi thường xác
định rằng dù đói dù no, dù có khổ cực đến mấy cũng sóng cùng con trai để sau
này có người lo cho mình.
Bên cạnh khn mẫu sống chung với con trai (như ở miền Bắc và miền
Trung) thì ở miền Nam có khá nhiều trường hợp người coa tuổi sống cùng con
gái với lí do là con gái thường thương bố mẹ nhiều hơn, quan tâm, chăm sóc và
8
chu đáo hơn con trai. Ở miền Bắc và Trung, con rể thường khơng muốn sống
cùng bố mẹ vợ vì họ sợ bị nói “ăm bám” hay “phụ thuộc” vào nhà vợ, vậy nên
rất ít khi con rể chấp nhận và ở rể nhà vợ. Còn ở miền Nam,mọi người có phần
suy nghĩ thống hơn về vấn đề này, đồng thời con rể lại hay nhờ bên vợ nhiều
hơn, ở đó họ sống sướng hơn ở nhà mình. Ngồi ra, con gái thường hay xử xự
nhẹ nhàng với người già, hợp ý với người cao tuổi. Dựa vào kết quả của cuộc
thảo luận nhóm ở đề tài, mọi người đều có sự đồng tình với ý kiến rằng mỗi khi
người gia đau ốm, con trai chỉ hỏi thăm sơ sơ và qua loa rằng cha mẹ uống thuốc
gì để họ đi mua. Cịn trong những trường hợp đó thì con gái là người săn sóc tận
tụy, đỡ đần và lo lắng cho cha mẹ nhiều hơn, lo từng miếng ăn, giặt giũ. Dù đã
có chồng nhưng họ vẫn có thể chăm nom chu đáo và tận tình khi cha mẹ ốm đau
bệnh tật. Mặc dù tình thương giữa con trai và con gái là như nhau nhưng cách
biểu lộ tình cảm của họ là khác biệt. Con trai được xã hội và gia đình kỳ vọng
giao cho trách nhiệm lớn lao là lo công to việc lớn, xây nhà dựng cửa và họ
khơng có thời gian để lo cho bữa ăn giấc ngủ của cha mẹ như con gái, mặt khác
nhiều người muốn giúp bố mẹ nhưng lại sợ vợ nói ra nói vào. Do vậy nhiều
người cao tuổi nhận thấy rằng khi cha mẹ cịn sống, con gái có phần thương bố
mẹ hơn, có của ngon của lạ họ thường đùm bọc gói ghém lại mang về biếu cha
biếu mẹ. Cịn con trai cũng thương mẹ, nhưng có thể là khơng để ý hoặc có
muốn gói về cho bố mẹ thì lại ngại vợ nên khơng làm được.
Quan niệm về sống với con trai và con gái đã có sự thay đổi, thường thì
trong thâm tâm của người cao tuổi vẫn xác định nên sống với con trai để có
người thờ cúng và duy trì dịng dõi. Thế nhưng trên thực tế, nhiều người lại nhận
được sự trợ giúp từ con gái nhiều hơn.
Hơn nữa, ở khu vực miền Nam và miền Tây, các yếu tố truyền thống
khơng cịn in dấu ấn đậm trong văn hóa như ở miền Bắc và miền Trung, vì vậy
tỷ lệ người cao tuổi lựa chọn ở cùng con gái cũng nhiều hơn. Quan hệ gia đình ở
đây cúng khá lỏng lẻo, sau khi cưới vợ gả chồng cho các con xong, cha mẹ xem
9
như đã hoàn thành nghĩa vụ và trách nhiệm, khi đó họ sẽ tự lao động để lo cho
cuộc sống của mình. Cuộc sống của người cao tuổi miền Nam dường như tự do
hơn nhưng đồng nghĩa với việc đó là họ cũng phải lao động cật lực hơn để kiếm
sống. Ở miền Bắc chúng ta thường thấy vợ chồng sống cùng cha mẹ, nhưng ở
miền Nam thì thường sống riêng, ăn riêng, nếu có sự quan tâm thì con cái có thể
chu cấp cho bố mẹ. họ khơng bị ràng buộc bởi con cái, cháu chắt, có thể đi chơi,
đi làm, đi tham quan hay đi từ thiện nếu thích. Người cao tuổi thích sống riêng
hơn đặc biệt khi họ có lương hưu. Nguyên nhân muốn sống riêng theo như kết
quả phỏng vấn của đề tài thì do lối sống, điều kiện ăn ở giữa hai thế hệ già và
trẻ. họ giải thích khơng phải ghét các con mà do lối sống sinh hoạt của lớp trẻ
bây giờ không hợp với các chị. Các cụ thường thích sống yên tĩnh nhưng giới trẻ
lại thích sống ồn ào, bạn bè, âm nhạc, phim ảnh,... Một nguyên nhân khác là các
cụ muốn con cái tự lập không ỷ lại khi tách hộ riêng, biết lo lắng và tự xây dựng
cuộc sống cho gia đình nhỏ của mình. Mong muốn con cái trưởng thành, biết
tính tốn làm ăn và tự quyết định các cơng việc gia đình, đây có thể coi như sự
“chuyển giao” cơng việc gia đình và “tập dượt” sự làm chủ một gia đình.
Đối với những gia đình có điểu kiện ở gặp khó khăn, nếu muốn có khoảng
khơng gian riêng mà chưa thể tách hộ riêng được thì họ sẽ chọn ăn riêng. Điều
kiện sống kinh tế khó khăn khiến cho những người già có mong muốn sống
riêng không thể tách hộ, vẫn phải sống cùng con cháu trong một mái nhà thì họ
thường tự lo cuộc sống của mình, cịn con cái thì cũng tự làm tự sống. họ độc
lập về kinh tế và có thể chỉ nhờ vả con cái lúc đau ốm bệnh tật.
Sống riêng không chỉ là mong muốn của một số người cao tuổi mà còn là
suy nghĩ và nguyện vọng của người trẻ vì con cái muốn được tự do hơn. Con
dâu, con rể, con trai, con gái, họ muốn có thể tự lập về cuộc sống và không phải
lo nghĩ, săn sóc nhiều đối với người già, bởi vậy nên họ muốn ra ở riêng. Trừ
trường hợp gia đình có đất đai, nhà cửa rộng rãi, cưới xong cha mẹ giao nhà cho
10
thì họ mới ở lại. Có nhiều gia đình, vợ chồng đi làm kinh tế cả ngày, người cao
tuổi có thể ở nhà trông nom nhà cửa, chăm cháu hộ .
Về mơ hình sắp xếp gia đình cịn phụ thuộc vào độ tuổi, thu nhập hay
công việc, điều kiện kinh tế của người cao tuổi cũng như con cái của họ. Đối với
hai vợ chồng già, họ có thể ở riêng và chăm sóc lẫn nhau, cơm canh đạm bạc
hay rau cháo gì thì vẫn có hai ơng bà san sẻ cùng nhau. Nhưng đối với những
người già góa bụa chỉ cịn một mình thì họ thường sống cùng con cháu để được
chăm sóc và giúp đỡ lúc ốm đau bệnh tật. Ở thành thị đối với những người cao
tuổi có lương hoặc có thu nhập, họ có thể thuê người giúp việc đỡ đần và chăm
sóc họ để khơng phụ thuộc vào con cái, nhưng ở nông thôn khi chỉ cịn một cụ
sống thì các con sẽ chăm sóc để phịng trường hợp có những vấn đề tiêu cực xảy
ra với người già mỗi khi trái gió trở trời hoặc đêm hơm, hơn nữa ở cùng có thể
khiến các cụ vui hơn, đỡ hiu quạnh hơn. Các cụ già ở nơng thơn thường ít khi có
lương hoặc nếu có cũng rất ít. Nếu ở chung với con cái thì họ thường đưa một ít
cho con và giữ một ít lại để phịng thân khi có việc. Các gia đình ở vùng q
ngồi làm nơng nghiệp thì cịn chăn ni, các cụ khi ở cùng có thể giúp đỡ trong
việc trông nom nhà cửa, cho lợn gà ăn hay giúp đỡ con cháu các việc vặt trong
gia đình, nếu có cháu nhỏ thì sẽ trơng coi khi bố mẹ chúng đi làm. Các cụ ra ở
riêng ở vùng nông thôn thường là những nguười có lương hưu hoặc cũng có
kinh tế để dành, các con nếu quan tâm thì chu cấp cho chút ít tiền hoặc gửi quà,
đồ ăn thức uống thăm hỏi, cịn khơng thì các cụ vẫn sẽ tiết kiệm cố gắng tự ni
mình, nếu con cháu có cho tiền thì họ sẽ tiết kiệm để cất riêng, phịng khi đau
ốm phải vào viện thì sẽ có tiền chi trả. Có những gia đình, người cao tuổi và con
cái sống chung một hộ, nếu con cái đi làm kinh tế ở nơi xa thì thường ơng bà
sống ở nhà và trông coi nhà cửa, các cháu, con cái sẽ gửi tiền về chu cấp cho
ông bà để sinh hoạt và lo cho các cháu, ông bà là người chăm cháu thay cho cha
mẹ trong khoảng thời gian đi làm và khơng sinh sống ở địa phương, hình thức
này ngày diễn ra càng nhiều hơn khi nhiều cặp vợ chồng nông thôn muốn cải
11
thiện kinh tế, phải đi làm ăn xa ở ngoại tỉnh. Nếu họ cảm thấy chỗ tốt, họ có thể
ổn định được cuố sống thì sẽ mang con cái vào sau, cịn thời gian đầu thì tạm
thời vẫn là ơng bà chăm sóc và giáo dục.
5, Xu hướng về dịch vụ chăm sóc người già ở Việt Nam
Cuộc sống ngày càng bận rộn, con cái lo mưu sinh và phát triển kinh tế hộ
gia đình, vì vậy thời gian dành cho gia đình cũng ít đi, điều đó đồng nghĩa với
việc khơng có thời gian dành cho cha mẹ. Chính vì vậy mà nhiều gia đình đã tìm
kiếm và sử dụng nhiều dịch vụ chăm sóc người già.
Với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, sự phát triển của kinh tế, xã
hội, đời sống của con người ngày càng được nâng lên, tuổi thọ trung bình ngày
càng tăng, dân số Việt Nam đang có xu hướng già hố nhanh cả về tỷ lệ và số
lượng tuyệt đối. Theo Tổng Điều tra biến động Dân số và Kế hoạch hố gia đình
(01/4/2012), tỷ trọng người cao tuổi (tính từ 60 tuổi trở lên) trong dân số đã tăng
nhanh từ 7,2% vào năm 1989 lên 8,2% vào năm 1999, 9,9% vào năm 2011 và
10,2% vào năm 2012. Dự báo tỷ lệ này có thể sẽ tăng đột biến và đạt 16,8% vào
năm 2029 và 22% vào năm 2050. Tại Việt Nam, 72,9% người cao tuổi sống ở
nông thôn và phần lớn trong số này là nông dân và làm nông nghiệp, 21% người
cao tuổi được hưởng chế độ trợ cấp hưu trí hoặc mất sức và 70% c n lại sống
chủ yếu bằng nỗ lực của chính mình. Chính vì vậy, khi đất nước chuyển sang cơ
chế thị trường, họ là những người đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, phải
thích nghi với nhiều thay đổi chưa từng có trước đây . Khi tuổi cao, sức chống
đỡ và sự chịu đựng của con người trước các yếu tố và tác nhân bên ngoài cũng
như bên trong kém đi rất nhiều, đó chính là điều kiện thuận lợi để bệnh tật phát
sinh, phát triển. Ngoài ra, ở người cao tuổi bệnh thường phát triển chậm chạp,
âm thầm khó phát hiện và khi mắc bệnh thường mắc nhiều bệnh cùng một lúc,
gây suy sụp sức khỏe rất nhanh chóng. Vì vậy, đối với người cao tuổi, nhu cầu
được chăm sóc sức khỏe toàn diện như việc rèn luyện nâng cao sức khỏe về thể
chất và tinh thần, khám phát hiện và điều trị bệnh kịp thời là rất cần thiết.
12
Đảng và Nhà nước ta rất quan tam đến vấn đề chăm sóc cho người cao
tuổi, đó là đạo lý thể hiện sự “trọng lão” của dân tộc ta. Mặc dù đã có nhiều mơ
hình quản lý và chăm sóc người cao tuổi được nghiên cứu, triển khai, ứng dụng
ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Nhưng việc áp dụng cịn dựa
vào từng hồn cảnh cụ thể của từng địa phương và còn phụ thuộc vào các điều
kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là người cao tuổi sống ở khu vực nông
thôn. Việc tìm kiếm một mơ hình phù hợp để nâng cao sức khỏe, cải thiện cuộc
sống cho người cao tuổi ở nơng thơn là vấn đề mang tính đặc thù riêng.
Hiện tại có hàng trăm mơ hình chăm sóc người cao tuổi trên cộng đồng do
nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện:
-
Mơ hình chăm sóc của các tổ chức nhà nước (như cơ sở y tế, các
nhà bảo trợ xã hội...)
-
Mô hình chăm sóc của tư nhân (nhà dưỡng lão, khu nghỉ dưỡng...)
-
Mơ hình chăm sóc tại cộng đồng (các chương trình chăm sóc
chun biệt, câu lạc bộ...)
Stt
1
2
Chương
trình/mơ
hình/dự án
Cơ quan, tổ
chức cung Đối tượng
Mục đích
cấp/đơn vị thụ hưởng
tài trợ
Dịch
vụ
chăm sóc
NCT qua hệ
thống y tế
Các cơ sở y
tế công và
Nguồn:
tư (do Bộ y
Đặng
Vũ tế quản lý)
Cảnh Linh
và cộng sự
(2009)
Trung tâm Bộ LĐ –
bảo trợ xã TB&XH
13
Địa bàn can
thiệp
Chăm sóc
Mọi người sức
khỏe
Tồn quốc
cao tuổi
cho người
coa tuổi
NCT
các
theo Hỗ
tiêu giảm
trợ,
Toàn quốc
bớt
hội
dành
cho người
cao tuổi
chuẩn, đặc
biệt NCT
cơ
đơn,
khơng nơi
nương tựa
Nguồn:
Đàm Hữu
Bắc
và
cộng
sự
(2010)
Trung tâm
dịch
vụ
chăm sóc
NCT ở Đà
Mọi người
Nẵng
Bộ LĐ – cao tuổi có
3
TB&XH tp. nhu
cầu
Nguồn:
Đà Nẵng
chăm sóc
Đặng
Vũ
sức khỏe
Cảnh Linh
và cộng sự
(2009)
Một số mơ hình chăm sóc người cao tuổi của nhà nước
Stt
1
Stt
Chương
trình/mơ
hình/dự án
Nâng cao
kiến thức tự
chăm sóc Đà Nẵng và
sức khỏe và các tỉnh phụ
thực hành cận
chăm sóc
sức khỏe
Cơ quan, tổ
chức cung Đối tượng
Mục đích
cấp/đơn vị thụ hưởng
tài trợ
Dịch
vụ
Trung tâm
chăm sóc
Người cao
Thiên
NCT Thiên
tuổi,
đặc
Phúc/ đóng
Đức
biệt
là
góp
cá
những
nhân
và
Nguồn: Sổ
người cơ
huy động
tay
giới
đơn
sức
các nguồn
thiệu trung
khỏe yếu
lực
tâm (2012)
Mơ hình chăm sóc người cao tuổi của tư nhân
Chương
khó khăn
cho người
cao
tuổi
nghèo và dễ
bị
tổn
thương
Chăm sóc
sức khỏe
cho người
coa tuổi
Cơ quan, tổ Đối tượng Mục đích
14
Địa
bàn
can thiệp
Hà
Nội
(Minh
Khai, Từ
Liêm)
Địa bàn can
trình/mơ
hình/dự án
1
2
chức cung
cấp/đơn vị thụ hưởng
tài trợ
VIE022 –
CLB Liên
Người cao
thế hệ
TW
Hội
tuổi nghèo
Nguồn: báo phụ nữ Việt
và phụ nữ
cáo dự án Nam
cao tuổi
VIE022,
VWU
Chăm sóc
người cao
tuổi
khó
khăn dựa
vào
tình
nguyện
viên Việt
Nam giai
đoạn I, II,
III
Nguồn:
CASCD,
Báo cáo kết
Trung tâm
trự
giúp
NCT
và
phát triển
cộng đồng/
quỹ hợp tác
Rok
ASEAN
NCT khó
khăn trong
cuộc sống
hàng ngày
15
thiệp
Nâng cao
nhận thức
về
chăm
sóc
sức
khỏe, chăm
sóc tại nhà,
phịng
chống HIV/
AIDS, nâng
cao
nhận
thức giới và
tuổi
già,
phịng
chống bạo
lực
gia
đình, thăm
hỏi, giúp đỡ
các thành
viên trong
gia đình
Hỗ
trợ
NCT
các
cơng việc
cuộc sống
hàng ngày,
đặc biệt với
những
người
có
sức
khỏe
yếu.
Tại 4 tỉnh
Thanh Hóa,
Nghệ An,
Hà
Tĩnh,
Quảng
Bình thơng
qua
hơn
500 câu lạc
bộ
dành
cho người
cao tuổi
Tại 12 tỉnh/
thành phố:
Thai
Ngun, Hà
Nội,
Hải
Dương,
Thái Bình,
Quảng
Ninh, Hịa
Bình, Vĩnh
phúc, Nam
Định, Hà
Tĩnh, Huế,
Bình
Thuận, Bến
Tre
quả dự án
3
Tư
vấn,
chăm sóc
sức khỏe
UBQGNCT
Tập huấn
NCT dựa
(VNCA)
cán bộ tình
vào
tình
Hội NCT
nguyện ở
nguyện
Hà
Nội, Toàn
bộ địa phương
viên là thầy
Thái
NCT
tại trở thành
thuốc cộng
Nguyên,
cộng đồng “thầy
đồng
Nam Định,
thuốc” cho
Nguồn:
Hà
Tĩnh,
NCT
ở
VNCA,
Bình Thuận
cộng đồng
Báo
cáo
tổng kết dự
án
Mơ hình chăm sóc NCT của đồn thể, hội...
Tại 10 xã
thuộc
5
tỉnh:
Hà
Nội, Thái
Ngun,
Nam Định,
Hà
Tĩnh,
Bình Thuận
(Nguồn: Giang Thanh Long và Bùi Đại Thụ (2012))
Ngoài các mơ hình trên thì ở nhiều gia đình Việt có điều kiện (chủ yếu ở
các dô thị, thành phố) , họ thuê người về nhà để hỗ trợ và chăm sóc những người
cao tuổi, đơi khi là những người giúp việc khơng có chun mơn trong việc
chăm sóc người già nhưng theo lời một số người thì họ “chịu khó”, khơng ngại
bẩn ngại khó vì có lẽ những người giúp việc đều hầu hết từ nông thôn lên đô thị,
họ có thể vừa chăm người già vừa giúp việc trong gia đình và nhận lương hàng
tháng, họ có thể làm được nhiều trong gia đình. Với những gia đình có điều kiện
hơn nữa, họ có thể thuê hộ lý hay những người có chun mơn hơn chăm sóc
cho người cao tuổi trong gia đình, tuy nhiên những trường hợp này chưa nhiều
và chưa thật sự phổ biến ở Việt Nam.
Ở nơng thơn, điều kiện kinh tế cịn nhiều hạn chế, vì vậy gần như mọi
người rất ít khi sử dụng các dịch vụ chăm sóc NCT tư nhân, họ thường sử dụng
các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của nhà nước để tiết kiệm chi phí hoặc đối với
16
một số người cao tuổi có chế độ, họ cịn được hỗ trợ về chi phí. Chính vì vậy mà
các mơ hình chăm sóc người cao tuổi của Nhà nước được ưu ái và phổ biến hơn
cả, đối với các cụ già neo đơn, không nơi nương tựa và nghèo khổ thì thường
tìm đến các trung tâm bảo trợ. Cịn đối với người cao tuổi sống cùng con cái
hoặc có con cái nhưng không sống cùng, họ thường sử dụng dịch vụ y tế mỗi khi
đau ốm hoặc bệnh tật. Với những cụ ở địa phương, họ sẽ nhập viện khi tình
trạng bệnh tật nặng hoặc bắt buộc phải đến bệnh viện để khám và chữa trị, còn
nếu cảm thấy vẫn còn chịu được bệnh, họ sẽ tự chữa trị theo cách dân gian hoặc
đến các quầy thuốc và mua thuốc theo sự tư vấn của dược sĩ thay cho việc sử
dụng các dịch vụ chăm sóc vì suy cho cùng, điều kiện kinh tế và thu nhập khiến
việc tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi bị hạn chế. Các dịch vụ tư
nhân theo như ý kiến của nhiều người thì có trang thiết bị tốt hơn, phục vụ
nhanh hơn, tiết kiệm thời gian hơn và các nhân viên có vẻ như nhiệt tình và tận
tâm hơn, tuy nhiên chi phí thì sẽ cao hơn nhiều cho nên khơng phải ai cũng có
đủ điều kiện để chi trả cho các dịch vụ tư nhân. Còn đối với các dịch vụ cộng
đồng chăm sóc người cao tuổi dựa vào sự hoạt động của các tình nguyện viên
thì phạm vi hoạt động ở các tỉnh thành, không thể bao phủ khắp cả nước và mọi
vùng miền, vì vậy nơi này người già co thể tiếp cận được nhưng nơi khác thì
khơng. Vì vậy, dù dịch vụ chăm sóc NCT của Nhà nước cũng còn nhiều hạn chế
nhưng vẫn được nhiều người lựa chọn để sử dụng.
17