Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tiểu luận nghiên cứu xã hội học môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (611.53 KB, 16 trang )

MỤC LỤC

I, Khái quát về vấn đề và địa bàn nghiên cứu...................................................1
1. Thực trạng về vấn đề ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam hiện nay......1
2. Thực trạng về tình hình ơ nhiễm mơi trường nước tại mương Đồng Bơng
1 - Cầu Giấy......................................................................................................2
II, Phân tích vấn đề nghiên cứu từ kết quả phỏng vấn sâu................................4
1. Thực trạng về vấn đề ô nhiễm của mương Đồng Bông 1...........................4
2. Sự ô nhiễm của mương Đồng Bông 1 tác động tiêu cực đến cuộc sống
người dân.........................................................................................................10
3. Ý kiến của người dân về việc xử lý ô nhiễm tại mương Đồng Bông 1....12
III, Gợi ý một số giải pháp cho tình trạng ơ nhiễm tại mương Đồng Bông 1. 13


I, Khái quát về vấn đề và địa bàn nghiên cứu
1. Thực trạng về vấn đề ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam
hiện nay
Hệ thống nước mặt Việt Nam với hơn 2.360 con sông, suối dài hơn
10km và hàng nghìn hồ, ao. Nguồn nước này là nơi cư trú và nguồn sống của
các loài động, thực vật và hàng triệu người. Tuy nhiên, những nguồn nước
này đang bị suy thoái và phá hủy nghiêm trọng do khai thác quá mức và bị ô
nhiễm với mức độ khác nhau. Thậm chí nhiều con sơng, đoạn sơng, ao, hồ
đang “chết”. Xã hội ngày càng phát triển thì lượng chất thải sinh hoạt, công
nghiệp cũng tăng lên theo cấp số nhân. Lượng thải càng nhiều nhưng các hệ
thống xử lý tập trung khơng đủ để giải quyết, kèm theo các thói quen xả thải
không tập chung đã làm ô nhiễm môi trường nước vô cùng nghiêm trọng. Tại
các khu công nghiệp hàng trăm đơn vị sản xuất lớn nhỏ, hàng tấn nước thải
rác thải chưa qua xử lý đã xả trực tiếp vào đường ống, các chất ô nhiễm hữu
cơ, các kim loại còn nguyên trong nước đã thâm nhập vào nguồn nước. Ở các
thành phố, rác thải sinh hoạt được vứt lung tung, ngổn ngang làm tắc đường
cống, nước khơng thốt được, nên cứ mỗi trận mưa đến người ta lại phải đi


thơng cống để thốt nước. Những con sơng nhuệ, sơng tơ lịch đen kịt, bốc
mùi hơi vì rác thải.
Mức độ ô nhiễm nước đang ngày càng gia tăng do khơng kiểm sốt
nguồn gây ơ nhiễm hiệu quả. Tình trạng này đang gây ra những ảnh hưởng
đến sức khỏe của người, làm tăng nguy cơ ung thư, sảy thai và dị tật bẩm
sinh, dẫn đến suy giảm nòi giống. Tại một số địa phương của Việt Nam, khi
nghiên cứu các trường hợp ung thư, viêm nhiễm ở phụ nữ, đã thấy 40 – 50%
là do từ sử dụng nguồn nước ô nhiễm.
Vài năm trở lại đây, viện Y học lao động và Vệ sinh mơi trường báo
cáo có đến hơn 17 triệu người tại Việt Nam chưa được tiếp cận với nước sạch.
Những người dân này phải chấp nhận sống chung với nguồn nước ngầm,
nước mưa, nước từ nhà máy lọc khơng an tồn. Chưa dừng lại tại đó, cứ mỗi
1


năm các tổ chức môi trường quốc tế và trong nước vẫn tiếp tục đưa ra những
con số rất đáng lo ngại về tình trạng ơ nhiễm nguồn nước ở nước ta: Khoảng
9.000 người tử vong mỗi năm do nguồn nước và vệ sinh kém (theo thống kê
của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên & Môi trường); Khoảng 20.000 người mắc
bệnh ung thư mới phát hiện mà một trong những ngun nhân chính là do ơ
nhiễm nguồn nước (theo thống kê của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên & Môi
trường); 44% trẻ em bị nhiễm giun và 27% trẻm em dưới 5 tuổi bị suy dinh
dưỡng tại Việt Nam do thiếu nước sạch và vệ sinh kém (theo WHO); Khoảng
21% dân số đang sử dụng nguồn nước bị nhiễm Asen (theo báo cáo của Bộ
Tài nguyên & Môi trường); 19.000 tấn rác nhựa thải ra môi trường mỗi ngày,
trong đó trung bình mỗi người trong số chúng ta đóng góp đến 1,2kg rác/ngày
(theo TS Quách Thị Xuân – Giám đốc Trung tâm Tư vấn Phát triển bền vững
Đà Nẵng). Bất chấp những con số báo động đỏ này vẫn có đến 30% dân số
chưa nhận thức được tầm quan trọng của nước sạch.
2.


Thực trạng về tình hình ơ nhiễm môi trường nước tại mương

Đồng Bông 1 - Cầu Giấy
Hơn 10 năm nay, người dân sống tại ngõ 11, 15, 28, 76 Duy Tân và đặc
biệt là tại ngõ 107 Trần Quốc Vượng, phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy)
luôn chịu đựng mùi hôi thối bốc lên từ mương Đồng Bơng 1 chạy qua. Dọc
hai bên bờ mương cịn bị biến thành nơi tập kết rác thải, vật dụng cũ, phế
liệu… khiến môi trường nơi đây càng thêm ô nhiễm nặng.
Theo phản ánh của người dân tại ngõ 11, 15 Duy Tân, một số hộ dân đã
tự ý chiếm dụng khu vực bờ mương để kinh doanh dịch vụ sửa, rửa xe máy,
mở nhà hàng, quán ăn… tạo ra sự nhếch nhác, ô nhiễm quanh khu vực mương
Đồng Bông 1. Điểm ô nhiễm nặng nề nhất là tại ngõ 107 Trần Quốc Vượng,
dịng nước đen ngịm, bốc mùi hơi thối khiến người dân đi qua khó chịu. Hai
bên bờ mương, người dân vẫn vô tư xả rác thải ngay cạnh tấm biển có nội
dung: “Vì mơi trường xanh, sạch, đẹp - Xin đừng vứt rác xuống lịng sơng,
mương”. Bờ mương cũng là nơi treo biển quảng cáo của các cửa hàng sửa
2


chữa, thay dầu, làm lốp xe điện và là địa điểm tập kết rác, phế thải của hộ dân.
Thậm chí, nhiều hộ còn xả nước thải trực tiếp xuống lòng mương…Rác thải
này một phần không được thu gom sẽ lại rơi xuống dịng kênh, gây nên tình
trạng tắc nghẽn dịng chảy trong những ngày mưa bão...
Tại ngõ 11, 15 Duy Tân, hàng quán kinh doanh 2 bên bờ mương ngoài
việc xả rác còn xả nước thải từ việc kinh doanh trực tiếp xuống lòng mương.
Hàng ngày, rác thải là các loại túi nilon, chai nhựa, thức ăn thừa, thậm chí là
cả động vật chết vẫn được những người dân thiếu ý thức vơ tư vứt bừa bãi
xuống mương. Ơ nhiễm môi trường nặng nề tại quanh khu vực mương Đồng
Bông này, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại bệnh phát triển, đặc biệt là

bệnh sốt xuất huyết.
Được biết, tuyến mương Đồng Bơng này có vai trị tiêu thốt nước cho
khu vực các phường Quan Hoa, Dịch Vọng, Mai Dịch, Trung Hịa, n Hịa,
khu Mỹ Đình I-II, phố Lê Đức Thọ, Sân vận động quốc gia Mỹ Đình...Đây là
tuyến mương hở, hệ thống thốt nước chưa hồn chỉnh và chưa có hệ thống
xử lý nước thải. Trong khi đó, đa số nguồn nước thải hiện nay của người dân,
doanh nghiệp cũng đều xả thẳng ra mương không qua xử lý sơ bộ, khiến con
mương ngày càng ô nhiễm. Đáng chú ý, khu vực trên cũng tập trung rất đông
các nhà hàng khách sạn, cơ sở sản xuất... với lượng nước thải lớn kèm dầu
mỡ, hóa chất được xả thải trực tiếp xuống mương.
Qua tìm hiểu, được biết vào khoảng tháng 5/2008, UBND thành phố
Hà Nội đã đồng ý chủ trương xây dựng cống hóa mương nước nối từ đường
Xuân Thủy ra khu Đồng Bông nằm trên địa bàn quận Cầu Giấy, kinh phí của
dự án nói trên được thực hiện bằng nguồn vốn kêu gọi từ xã hội hóa.
Đến tháng 12/2008, quận Cầu Giấy đã duyệt bản vẽ thi công 300 m
mương nước Đồng Bông để thực hiện dự án, đơn vị đầu tư là Công ty cổ phần
đầu tư An Khang. Dự án cống hóa mương thốt nước khu vực Đồng Bơng sau
đó cũng đã được các cơ quan chức năng sở tại thông báo rộng rãi tới nhân dân

3


địa phương. Tuy vậy, từ đó cho đến nay dự án cống hóa mương nước Đồng
Bơng vẫn đình trệ, chưa được triển khai.
Từ nhiều năm nay, các đơn vị thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn Hà
Nội đều quy định địa điểm để và giờ thu gom rác thải, nhưng nhiều nơi người
dân vẫn tiện đâu vứt đấy.
Năm 2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 155/2016/NĐ-CP của
Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường.
Theo đó, sẽ phạt tiền từ 500.000 – 1.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải,

bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư,
thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng.
Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ
rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại,
dịch vụ hoặc nơi công cộng; Phạt tiền từ 5.000.000 – 7.000.000 đồng đối với
hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống
thoát nước thải đơ thị hoặc hệ thống thốt nước mặt trong khu vực đô thị.
Thẩm quyền xử phạt là Ủy ban nhân dân các cấp; cảnh sát môi trường,
thanh tra môi trường; công an xã, phường, thị trấn và cán bộ trật tự công cộng
đang thi hành nhiệm vụ liên quan. Chế tài đã có, thẩm quyền đã rõ, song việc
xử phạt chưa được chính quyền các cấp thực hiện nghiêm.
II, Phân tích vấn đề nghiên cứu từ kết quả phỏng vấn sâu
Nhóm thực hiện phỏng vấn sâu với 7 người, trong đó có 3 người kinh
doanh, bn bán ngay gần mương Đồng Bơng 1, cịn lại là những người sinh
sống và làm việc gần mương Đồng Bông.
1.

Thực trạng về vấn đề ô nhiễm của mương Đồng Bông 1

Theo ghi nhận của nhóm nghiên cứu, mương nước Đồng Bơng (phường
Dịch Vọng Hậu) ln trong tình trạng bị ơ nhiễm nghiêm trọng. Lịng mương
chứa tồn bùn đất, màu nước đen ngịm, nổi váng và bốc mùi hôi tanh. Ngày
mưa cũng như ngày nắng, mùi xú uế bốc lên nồng nặc, phả trực tiếp vào
nhiều hộ dân đang sinh sống gần khu vực con mương này.
4


Khẩu trang bịt bọc kín mít, cơ Nguyễn Thị Hồng (người dân ở phường
Dịch Vọng Hậu) cho biết: “Dù gia đình tơi khơng sống sát bên mương,
nhưng tơi thường xun đi chợ gần khu vực này. Mỗi lần đi qua đây, mùi tanh

tưởi bốc lên rất khó chịu. Theo tơi được biết, con mương này bị ô nhiễm từ
lâu rồi, nhân viên mơi trường vớt rác lên thì dân lại xả rác tràn lan, có khi
vứt ngay dưới mương nước”.
Bên cạnh đó, người dân phản ánh, một số hộ dân xây dựng nhà tạm,
chứa vật liệu xây dựng, bãi rửa xe ngay sát mương Đơng Bơng. Các hộ gia
đình này xả thải thẳng ra mương nước dẫn đến tình trạng ô nhiễm ngày càng
nghiêm trọng hơn.
Dự án cống hóa mương Đồng Bông được UBND thành phố Hà Nội
đồng ý chủ trương xây dựng vào khoảng tháng 5 năm 2018. Đã được thông
báo rộng rãi đến người dân địa phương. Tuy nhiên do nhiều bất cập, khó khăn
chưa thể tháo gỡ mà hiện tại dự án do Chủ đầu tư là Cơng ty cổ phần đầu tư
An Khang chưa thể hồn thành. Dòng nước dưới mương đang bị bức tử theo
thời gian do nhiều nguyên nhân. Màu nước đục đen ngàu chạy dài suốt con
kênh. Rác thải sinh hoạt , vật liệu xây dựng chất đầy hai bên. Mặc dù dưới
mương có cắm biển cấm xả rác thải tuy nhiên với lượng rác thải chất đầy bên
trên chỉ cần trực chờ để lao xuống, coi như tấm biển cắm dưới lòng mương là
vô dụng. Xuyên suốt hơn 10 năm qua con mương đang chết dần, chết mòn.
Nguồn nước giờ đây đã ô nhiễm nghiêm trọng khi nước thải sinh hoạt, xác
chết động vật hay túi nilon đều có thể bị người dân ném xuống. Chính vì lẽ đó
nguồn nước ơ nhiễm này càng bốc mùi nồng nặc hơn và dường như khơng thể
cứu sống nếu khơng có sự can thiệp của các cấp các ngành về dự án của
mương nước này.
Ông Đức, người dân sống ở phường Dịch Vọng Hậu quận Cầu Giấy
chia sẻ “Trước đây con mương này cấp nước cho bao nhiêu ruộng đồng, mùa
mưa đến là nước dâng lên , cua cá gì bơi ở con mương này rất nhiều. Giờ thì
đơ thị hóa phát triển ruộng đất được thay thế bằng nhà tầng, chung cư. Theo
5


đó kênh nước này ngày càng cạn kiệt, người dân cứ thế xả nước thải xuống

đấy. Rác thải chất đầy hai bên thì lấy đâu ra sự sống cho dịng nước”.
Vốn có nhà “sát vách” với mương nước, anh Nguyễn Văn Cường (ngõ
105 Dịch Vọng) cho biết: “Từ lâu, mương nước này luôn bốc mùi nồng nặc,
hôi thối. Đặc biệt, với gia đình ngay đầu miệng cống mương, khi nước trong
khu dân cư xả ộc ra bốc mùi rất khó chịu. Những ngày nắng nóng, gia đình
chúng tơi phải đóng cửa kín mít”.
Trước đây, con đường chạy dọc mương rất bẩn thỉu, giờ được đổ đường
bê tơng cịn khá khẩm hơn. Xung quanh mương được rào chắn bằng những
thanh sắt. Theo anh Cường, khơng ít người dân đi xe máy lao thẳng xuống
con mương “thối” này. Đặc biệt, gia đình nào có con nhỏ chơi xung quanh
khu vực này rất nguy hiểm.
Ơng Nguyễn Văn Ngơi trú tại số nhà 29 ngõ 107 Trần Quốc Vượng
(ngõ 233 Xuân Thủy cũ) phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy bày tỏ:
“Con mương Đồng Bông ô nhiễm đã từ rất lâu, những ngày nắng nóng
mương bốc mùi hơi thối, khó chịu, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt
cũng như sức khỏe của người dân nơi đây. Dân sống quanh mương đã nhiều
lần kiến nghị lên chính quyền địa phương nhưng đến nay vẫn chưa được giải
quyết”.
Cùng chung nỗi bức xúc trước tình trạng ô nhiễm của con mương anh
Nguyễn Kim Cường bảo vệ hơn 1 năm nay tại tòa nhà CMC cho biết: “Người
dân sống tại đây vứt rác bừa bãi, đặc biệt là các hộ làm nhà, cứ xong là vứt
các bao tải lớn, đổ vật liệu xây dựng làm lấp cả bờ mương. Tuy nhiều lần tôi
đã nhắc nhở nhưng đâu lại vào đấy, người này vứt được thì người khác cũng
vứt được. Con mương ô nhiễm một phần do ý thức người dân, phần do công
tác quản lý yếu kém, thiếu trách nhiệm của chính quyền”.
Chị Nguyễn Thu Hương (phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy) bức xúc:
“ Ngày nào chúng tôi cũng phải chịu đựng mùi hôi bốc lên vơ cùng khó chịu.

6



Mương nước thải nằm lộ thiên nên nhiều người tiện tay xả rác thải xuống
mương khiến môi trường càng trở nên ơ nhiễm”.

Con mương thốt nước bị ơ nhiễm trầm trọng bởi rác và nước thải của
các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất
Theo ghi nhận thực tế của nhóm khi đi khảo sát, dưới lịng mương,
nước chỉ duy nhất một màu đen kịt, đặc quánh, rác thải vứt bừa bãi, mùi hôi
thối bốc lên nồng nặc khiến ai đi qua cũng phải rùng mình, bịt khẩu trang thật
chặt, lấy tay che mũi. Bờ mương trở thành địa điểm tập kết rác, trưng bày
những vật phế thải của hộ gia đình bn bán phế liệu, sắt vụn, thậm chí cịn là
điểm “ni tạm” các con vật như: ngan, vịt, gà từ các gia đình bn bán động
vật sống. Ơ nhiễm như vậy, thế nhưng đối diện con mương lại là những hộ
buôn bán thực phẩm rau, quả, thịt… khiến người tiêu dùng ln ái ngại về
vấn đề an tồn vệ sinh thực phẩm.

7


Hình ảnh dọc mương Đồng Bơng do nhóm nghiên cứu chụp trong
q trình khảo sát
Đáng nói hơn, khi con mương trở nên ơ nhiễm như vậy, thay vì bảo vệ
thì vẫn cịn một bộ phận khơng nhỏ người dân thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh
mơi trường vẫn vơ tư xả rác thải, nước thải mang hàm lượng ô nhiễm cao khi
chưa thông qua xử lý. Mặc cho biển cấm đổ rác thải của đơn vị Cơng ty thốt
8


nước thành phố được đóng cọc từng đoạn dưới lịng mương với biển hiệu “Vì
mơi trường xanh, sạch, đẹp, xin đừng vứt rác xuống lòng mương”. Thế

nhưng, biển cấm cũng chỉ là biển cấm bởi việc vứt rác, xả thải từ lâu đã là
chuyện thường ngày, có khi trở thành thói quen đối với một bộ phận người
dân nơi đây.
Trong quá trình đi thực địa và phỏng vấn hộ dân của nhóm nghiên cứu
thì được biết: Trước đây, con mương được đào đắp để phục vụ nông nghiệp
tưới tiêu. Nguồn nước ngày ấy trong sạch thường được người dân xung quanh
sử dụng để rửa rau, mang gạo ra mương vo, trẻ con thì thi nhau tắm. Ấy thế
mà quá trình đơ thị hóa phát triển, dân đơng đúc hơn, ý thức bảo vệ môi
trường sống của con người yếu kém, chính quyền thì tắc trách làm ngơ khiến
con mương biến chất, trở thành hố rác cho mọi nhà.

Hình ảnh phía sau mương, quán ăn và các dịch vụ rửa xe xuất hiện nhiều
(Hình ảnh chụp được của nhóm nghiên cứu trong quá trình thực địa)

9


Theo phản ánh của người dân nơi đây, một số hộ dân đã tự ý chiếm
dụng khu vực bờ mương để kinh doanh dịch vụ như: sửa, rửa xe máy, các nhà
hàng, quán ăn. Thậm chí là hàng loạt nhà tạm kết cấu khung sắt, mái tôn dựng
lên làm gara ô tô, bãi trông gửi xe, tập kết vật liệu xây dựng… gây mất trật tự
đô thị, tạo ra khung cảnh nhếch nhác quanh khu vực mương Đồng Bông. Ái
ngại hơn, đây chính là những hộ thường xuyên xả nước thải trực tiếp xuống
con mương mà không qua bất cứ quá trình xử lý nào. Chất thải dầu luyn và
vật liệu sửa xe cũng bị đổ xuống mương. Nguồn nước tại đây ln trong tình
trạng đen kịt, bốc mùi hơi thối. Mặc dù xung quanh mương nước đã có những
biển cấm không vứt rác. Tuy nhiên, biển cấm dường như trở nên mất tác
dụng. Bởi hàng giờ, hàng ngày những loại rác thải như túi nilong, chai nhựa,
rác thải sinh hoạt thậm chí là cả xác động vật đã bị phân hủy vẫn nằm “án
binh bất động” tại đó.

Các hoạt kinh doanh lấn chiếm diện tích dọc 2 bên bờ mương, cùng với
việc đỗ xe vô tội vạ đang khiến ùn tắc giao thông thường xuyên xảy ra ở khu
vực trên. Nhiều người dân phải đi bộ xuống lòng đường. Anh Nguyễn Đức
Cảnh một nhân viên văn phòng tại ngõ 82 Duy Tân cho biết “ hàng ngày tôi
đi qua các ngõ 78 và 76 Duy Tân đều bị tắc đường do ơ tơ đỗ dưới lịng
đường. Đặc biệt vào mỗi buổi trưa khi ra ngồi ăn, tơi cùng đồng nghiệp đều
phải đi dưới lịng đường”.
2.

Sự ơ nhiễm của mương Đồng Bông 1 tác động tiêu cực đến

cuộc sống người dân
Cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi phải sống
cạnh mương Đồng Bông bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Theo lời của chú Lê Văn Yên, người dân sống gần khu vực mương: "
Mương ô nhiễm nên mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, chỉ cần đi qua thôi cũng
phải nín thở và bịt kín mồm kín mũi lại. Những gia đình sống gần mương như
gia đình chú thường đóng kín mít cửa lại vì khơng muốn phải ngửi thấy mùi
thối của mương. Nhà thì khơng chuyển được, mương thì cũng khơng lấp
10


được. Nói chung từ khi sống ở đây, gia đình chú hiếm khi biết đến cảm giác
được tận hưởng không khí trong lành hay thống mát".
Theo lời kể của những người bán hàng nước gần mương, những gia
đình có người già thì phải mua mấy cái máy lọc khơng khí về nhà vì các
người cao tuổi thường cảm thấy khó thở, tức ngực mỗi khi trời nắng, hơi bốc
lên. Vào những ngày nắng nóng, một số nhà sống hai bên bờ sông buộc phải
sơ tán sang nhà họ hàng ở các phường lân cận. Nhà nào khơng có anh em họ
hàng thì chỉ cịn cách đóng kín cửa.

Rác thải bủa vây dọc bờ sông, đây là nơi trú ngụ lý tưởng cho chuột,
bọ, ruồi nhặng và là nguồn lây bệnh tiềm ẩn cho con người, đặc biệt là những
hộ dân sống gần đấy.
Đã sinh sống hàng chục năm tại phố Duy Tân, bà Phạm Thị Luận cho
biết, nhiều năm nay, gia đình bà phải sống chung với cảnh ơ nhiễm môi
trường từ mương Đồng Bông. Vào những ngày nắng, mùi nồng nặc từ rác thải
sinh hoạt bốc lên khiến các hộ dân ở đây phải đóng cửa kín mít để hạn chế ơ
nhiễm. Vào những ngày mưa, dịng nước đen ngịm từ mương Đồng Bơng
dâng lên, mang theo bùn đất và rác thải tràn vào nhà của các hộ dân. Bà Luận
bức xúc nói: “Ơ nhiễm lắm, chủ yếu do các nhà dân quanh đây thải ra và các
cống rãnh họ thải trực tiếp ra. Nước bẩn quá bốc mùi hơi thối lên, nắng lên
thì hơi lắm. Chúng tơi ở đây nhưng cũng chưa thấy Ban quản lý nào xử lý,
nhiều năm vẫn cịn như thế này thơi”.
Cùng chung nỗi bức xúc, anh Nguyễn Văn Cường - người dân sống tại
khu vực mương Đồng Bông ( ngõ 105 Dịch Vọng cho biết, cả tuyến đường
dài hàng trăm mét dọc mương Đồng Bơng chỗ thì gạch đá lởm chởm, chỗ lại
được ghép tạm bợ bằng vài mảnh thép, nghiêng về phía miệng mương, khiến
người dân phải ví von “đi đường giữa phố mà khổ hơn đường rừng”.
Đã quá quen với cảnh mặt đường trơn trượt khiến cả người và xe ngã
lộn nhào xuống dòng nước đen ngòm sâu gần 3 mét so với mặt đường, anh
Nguyễn Văn Thái ngán ngẩm nói: “Đường này bao nhiều năm nay có làm cái
11


gì đâu, cứ thấy nói là làm cống sửa đường với thốt nước gì đấy. Thế mà
nước cứ đen ngịm, hôi thối bẩn thỉu thế này. Chẳng biết lãnh đạo phường,
lãnh đạo quận ở đâu chứ thế này thì làm sao mà bọn tơi sống được nữa”.
Ngày mưa thì nước đen dâng lên tràn bờ kéo theo bùn đất rất bẩn làm
cho sinh hoạt của người dân ảnh hưởng nghiêm trọng. Cịn ngày nắng thì mùi
hơi cực kì khó chịu, ruồi muỗi bu bám đầy quần áo. Bọt nổi lềnh phềnh tại

những điểm có đường nước thải sinh hoạt chảy xuống.
Sự ô nhiễm của mương Đồng Bông 1 gây ảnh hưởng đến chất lượng
cuộc sống của người dân khu vực, ảnh hưởng đến cả sức khoẻ thể chất lẫn lẫn
tinh thần của người dân. Đồng thời nó khiến cho mất cảnh quan đơ thị khi có
vị trí ở trung tâm một khu phố như thế nhưng lại ô nhiễm nghiêm trọng, màu
nước đen ngòm, mỗi lần đi qua khúc mương này là mọi người phải cố đi qua
thật nhanh, bịt mũi bịt miệng lại, có khi phải nín thở.
3. Ý kiến của người dân về việc xử lý ô nhiễm tại mương Đồng
Bông 1
Đa số người dân được phỏng vấn sâu đều cho rằng cần phải giải quyết
vấn đề ô nhiễm ở đây càng sớm càng tốt để mọi người có thể có cuộc sống
trong lành hơn.
Bà Nguyễn Thị Vui cho biết: "chính quyền ở đây cũng có ra chỉ thị cho
các hộ dân không đổ xả rác xuống mương nữa, nhưng vẫn không ăn thua,
quy định vẫn là quy định thôi. Người ta vẫn cứ xả rác lúc nào chẳng ai biết
chẳng ai hay thì phạt kiểu gì. Thi thoảng chính quyền cũng cho các loại xe
đến thơng cống, vớt rác các loại nhưng đâu vẫn hoàn đấy."Khi được hỏi về
mong muốn của bà Vui thì bà cho biết chỉ mong chính quyền Nhà nước có
biện pháp xử lý tình trạng này thật sớm, đồng thời giám sát và xử lý nghiêm
minh những hộ dân xả rác ra khu vực đó.
Cùng quan điểm với bà vui, bà Phạm Thị Luận cũng cho rằng cần có sự
can thiệp mạnh hơn của chính quyền địa phương vào việc xả nước thải ra
mương Đồng Bơng, có chế tài xử phạt rõ ràng và nếu như có rồi thì phải phổ
12


biến cho người dân được biết, được nghe và hiểu để thay vì nhất thiết phải có
cán bộ giám sát thì người dân cũng có thể tự giám sát và nhắc nhở lẫn nhau.
Theo nhận xét và lời kể của mọi người thì xung quanh khu vực có một
số hộ dân ý thức chưa cao, chưa có tinh thần bảo vệ mơi trường, bảo vệ nguồn

nước nơi mình sống. Vì vậy, cần thiết để nâng cao nhận thức cho những nhóm
đối tượng này, và nếu họ vẫn vi phạm quy định mà xả rác bừa bãi ra lòng
mương hoặc dọc bờ mương thì phải xử phạt nghiêm khắc theo quy định.
Vẫn cịn ý kiến cho rằng chính quyền địa phương vẫn chưa thật siết
chặt việc quản lý xả rác và quản lý sự xuất hiện của các hàng ăn, chỗ rửa xe vì
những hàng quán này càng làm tăng lên sự ô nhiễm, cáu bẩn và hôi thối của
mương Đồng Bơng 1. Đã có nhiều bài báo viết về tình trạng ô nhiễm nơi đây
từ rất nhiều năm nay, và kêu gọi sự tham gia giải quyết vấn đề từ các cơ quan
chức năng nhưng vẫn chưa thấy sự cải thiện gì đáng kể.
Trong năm 2018, thực hiện chỉ đạo đểcủa Phó thủ tướng Thường trực
Trương Hịa Bình về việc xử lý đối với đất sử dụng sai mục đích, các cơng
trình xây dựng khơng phép, sai phép. Các cơ quan chức năng thành phố Hà
Nội đã tiến hành cưỡng chế cơng trình vi phạm trật tự xây dựng tại dự án
cống hóa mương thốt nước ở 2 dự án cống hóa Phan Kế Bính (hơn 6.000
m2) và Nghĩa Đơ (hơn 14.000 m2).
Trong khi dự án cống hóa mương Đồng Bông vẫn chưa được thực hiện,
các hộ dân tại (phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy) vẫn đang chờ đợi sự vào
cuộc quyết liệt từ các cấp chính quyền để có thể trả lại môi trường cảnh quan
nơi đây.
III, Gợi ý một số giải pháp cho tình trạng ơ nhiễm tại mương Đồng
Bông 1
Tuyến mương Đồng Bông 1 đảm nhiệm tiêu thoát nước cho khu vực
phường Quan Hoa, Dịch Vọng, Mai Dịch, Trung Hịa, n Hịa, khu Mỹ
Đình I-II, phố Lê Đức Thọ, Sân vận động quốc gia Mỹ Đình... Đây là tuyến
mương hở, hệ thống thốt nước chưa hồn chỉnh và chưa có hệ thống xử lý
13


nước thải. Trong khi đó, đa số nguồn nước thải hiện nay đều xả thẳng ra
mương không qua xử lý sơ bộ theo quy định trước khi thoát vào hệ thống

thốt nước thành phố. Ngồi ra, một số nhà dân khơng có bể phốt, các khu
chung cư gần đó lại khơng có trạm xử lý nhỏ, đa số nhà hàng khách sạn, cơ sở
sản xuất khơng có thiết bị tách dầu mỡ... đã đổ xả trực tiếp xuống mương.
Để giải quyết tình trạng này, xí nghiệp thốt nước chịu trách nhiệm xử
lý mương Đồng Bông cần nhặt rác, vớt rác hàng tuần, đồng thời tiến hành nạo
vét bùn hàng năm. Bên cạnh đó, xí nghiệp thốt nước cần có sự phối hợp với
cán bộ môi trường của phường Dịch Vọng Hậu và quận Cầu Giấy kiểm tra
tình trạng xả thải của các cơ sở, yêu cầu có các biện pháp xử lý trước khi xả
ra hệ thống thoát nước của thành phố. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tình
thế.
về lâu dài, chính quyền địa phương, các đơn vị chức năng cần tuyên
truyền để người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, không đổ rác bừa
bãi. Đặc biệt, yêu cầu các nhà hàng, khách sạn, cơ sở sửa chữa ô tô, xe máy,
cửa hàng xăng dầu... lắp đặt thiết bị tách dầu mỡ trước khi thải nước vào hệ
thống thoát nước thành phố.
Sự vào cuộc một cách nghiêm túc của chính quyền địa phương rất cần
thiết, từ việc quản lý đến giám sát và xử phạt những trường hợp vi phạm. Đầu
tiên là đưa ra quy định xử phạt riêng cho việc xả rác thải bừa bãi xuống
mương hoặc dọc mương của các hộ dân, sau đó cần có cách thức giám sát
hành vi của mọi người và xử lý nghiêm khắc nếu phát hiện sự vi phạm của
mọi người.
Việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân là điều cần
thiết, tuy nhiên quá trình thay đổi nhận thức cần thời gian, không phải ngày
một ngày hai. Cần có sự trao đổi thơng tin, cung cấp thông tin đến người dân
trong mỗi cuộc phường để họ biết rằng thực trạng ô nhiễm ra sao, cuộc sống
của họ sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu mương Đồng Bông 1 vẫn cứ ngày
một ô nhiễm, khi thấy cuộc sống của chính mình và gia đình bị đe dạo thì lúc

14



đó mọi người mới thực sự chú ý đến việc giữ cho mơi trường sống xung
quanh mình xanh, sạch, đẹp.

15



×