Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Bài ôn tập và đánh giá cuối hỌC KÌ 1 cánh diều 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.98 KB, 25 trang )

Ngày soạn ..................
Ngày dạy:...................

ÔN TẬP VÀ TỰ ĐÁNH GIÁ CUỐI
HỌC KÌ I

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- HS trình bày được các nội dung cơ bản đã học trong học kì I, gồm kĩ năng đọc hiểu văn
bản, viết, nói và nghe; các đơn vị kiến thức Tiếng Việt.
- Nêu được yêu cầu về nội dung và hình thức của các câu hỏi, bài tập, giúp HS tự đánh
giá kết quả học tập cuối kì I.
2. Năng lực cần hình thành
- Năng lực đọc và tổng hợp thơng tin
- Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề,...
3. Phẩm chất
Giúp HS có trách nhiệm với việc học tập của bản thân và thêm yêu thích, hứng thú với
môn Văn hơn nữa.
B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Sưu tầm tài liệu, lập kế hoạch dạy học .
- Thiết kể bài giảng điện tử.
- Chuẩn bị phương tiện, học liệu:
+ Các phương tiện : Máy vi tính, máy chiếu đa năng...
+ Học liệu: Các câu hỏi kiểm tra kiến thức
2. Học sinh.
Trả lời các câu hỏi phần Nội dung ôn tập (Tr 120 - 122/SGK) vào vở soạn bài.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
a) Mục tiêu:
Giúp HS ôn tập, củng cố các đơn vị kiến thức học kì I: Hệ thống kiến thức về văn bản,
viết, nói và nghe, về tiếng Việt đã học


b) Nội dung hoạt động: Thực hiện hoạt động nhóm
c) Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân, phiếu học tập đã hồn thiện của các nhóm.


d) Tổ chức thực hiện hoạt động:
*GV kiểm tra phần chuẩn bị các câu hỏi phần Nội dung ôn tập (Tr 120 - 122/SGK) của
HS (GV đã giao làm trước ở nhà).
Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức đọc hiểu văn bản:
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
GV chia lớp thành 04 nhóm: Thảo luận nhóm các nội dung ơn tập:
- Nhóm 1: Câu hỏi 2 - Tìm hiểu về các văn bản truyện trong SGK Ngữ văn 10, tập 1.
- Nhóm 2: Câu hỏi 3 – Tìm hiểu về các văn bản thơ trong SGK Ngữ văn 10, tập 1.
- Nhóm 3: Câu hỏi 4 – Tìm hiểu về các văn bản tuồng, chèo trong SGK Ngữ văn 10, tập
1.
- Nhóm 4: Câu hỏi 5 – Tìm hiểu về các văn bản thơng tin trong SGK Ngữ văn 10, tập 1.
Lưu ý: HS đã làm cá nhân trước tất cả các câu hỏi ôn tập ở nhà, do đó GV yêu cầu HS
dành chủ yếu thời gian để trao đổi, thảo luận trong nhóm và báo cáo sản phẩm.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Các nhóm tiến hành thảo luận, hoàn thành sản phẩm học tập ra (các) phiếu học tập của
nhóm.
- GV quan sát, giúp đỡ (nếu cần).
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV
- HS trả lời cá nhân câu hỏi 1.
- Các nhóm cử đại diện báo cáo sản phẩm đã thảo luận các câu hỏi 2, 3, 4, 5.
- Các HS hoặc các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá, kết luận
GV nhận xét sản phẩm học tập của các nhóm.
Gợi ý đáp án

Câu 1 (Trang 120/ SGK): Từ các bài đã học trong sách Ngữ Văn 10, tập một, hãy kẻ
bảng hoặc vẽ sơ đồ về các bài đọc hiểu theo thể loại và kiểu văn bản. Tham khảo và
hoàn thành bảng sau:


Loại văn
bản đọc
Văn bản
văn học

Thể loại hoặc kiểu
văn bản

Tên văn bản

Thần thoại và sử thi Hê-ra-clét đi tìm táo vàng (Trích thần thoại Hy Lạp)
Chiến thắng Mtao Mxây (Trích sử thi Đăm Săn)
Thần Trụ Trời (Thần thoại Việt Nam)
Ra - ma buộc tội (Trích sử thi Ra-ma-ya-na - Van-miki)
Thơ Đường luật

Cảm xúc mùa thu (Thu hứng, bài 1, Đỗ Phủ)
Tự tình (bài 2 – Hồ Xuân Hương)
Câu cá mùa thu (Thu điếu – Nguyễn Khuyến)

Kịch bản chèo và
tuồng

Xúy Vân giả dại (Trích chèo Kim Nham)
Mắc mưu Thị Hến (Trích tuồng Nghêu, Sị, Ốc, Hến)

Thị Mầu lên chùa (Trích chèo Quan Âm Thị Kính)

Văn bản
nghị luận

Nghị luận xã hội

(Học kì I
chưa học)
Nghị luận văn học
Văn bản
thông tin

Bản tin

Tưng bừng khai mạc lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương 2019
(Theo PV, laodong.vn)
Những điều cần chú ý khi tham gia lễ hội Đền Hùng
2019 (Theo Thế Phương, laodong.vn)

Văn bản thông tin
tổng hợp

Thăng Long - Đơng Đơ - Hà Nội: một hằng số văn
hóa Việt Nam (Trần Quốc Vượng)


Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh
Thuận (Theo Bình Trịnh)


Câu 2: Nêu tên các văn bản đọc hiểu tiêu biểu cho mỗi thể loại truyện trong
sách Ngữ Văn 10, tập một và chỉ ra đặc điểm tiêu biểu cần chú ý khi đọc mỗi thể loại
đó.
Gợi ý
Thể loại
Các văn bản đọc hiểu

So sánh
đặc điểm

Thần thoại

Sử thi

- Hê-ra-clét đi tìm táo - Chiến thắng Mtao
vàng (thần thoại Hy Lạp)
Mxây (Trích sử thi Đăm Săn)
- Thần Trụ Trời (Thần thoại
Việt Nam)

- Ra - ma buộc tội (Trích sử
thi Ra-ma-ya-na - Van-mi-ki)

a.Không
gian

KG vũ trụ nguyên sơ,
thường chia làm 3 cõi: trời –
đất - nước


KG cộng đồng, bao gồm: KG
thiên nhiên, KG xã hội

b.Thời
gian

TG quá khứ, không được
xác định cụ thể

- TG quá khứ, trải qua nhiều
biến cố;
- Gắn với lịch sử cộng đồng
của dân tộc, bộ lạc, chế độ.

c.Nhân
vật

Nhân vật thần: Có hình dạng
và hành động phi thường, có
khả năng biến hố khơn
lường.

Nhân vật người anh hùng: có
sức mạnh, tài năng, phẩm chất
và vẻ đẹp phi thường, dũng
cảm, xả thân vì cộng đồng,
tiêu biểu cho vẻ đẹp cộng
đồng.

d.Cốt

truyện

Thường gồm chuỗi các sự kiện (biến cố) được sắp xếp theo
một trình tự nhất định.

e.Lời
- Lời người kể chuyện là lời của người thuật lại câu chuyện.
nhân vật - Lời của nhân vật là lời nói trực tiếp của nhân vật.

lời
người kể
chuyện
Cách đọc hiểu

- Cốt truyện: Xác định
những sự việc được kể, đâu
là sự việc chính.

- Cốt truyện: Xác định những
sự việc được kể, đâu là sự việc
chính.

- Xác định được bối cảnh

- Xác định được bối cảnh


không gian, thời gian của
câu chuyện.


không gian, thời gian của câu
chuyện.

- Nhân vật: Nhân vật chính
là ai? Nhận biết tính cách
nhân vật qua các chi tiết
miêu tả ngoại hình, tâm lí,
hành động và lời nói (Chú ý
hình dạng và hành động phi
thường, khả năng biến hố
khơn lường của nhân vật
thần trong thần thoại).

- Nhân vật: Nhân vật chính là
ai? Nhận biết tính cách nhân
vật qua các chi tiết miêu tả
ngoại hình, tâm lí, hành động
và lời nói. (Chú ý sức mạnh,
tài năng, phẩm chất, vẻ đẹp
phi thường, xả thân vì cộng
đồng của người anh hùng)

- Xác định được những chi
tiết hoang đường, tưởng
tượng trong đoạn trích.
- Rút ra đề tài, chủ đề của
đoạn trích thần thoại.
- Rút ra được thơng điệp,
bài học cho bản thân.


- Xác định được những chi tiết
hoang đường, tưởng tượng
trong đoạn trích.
- Rút ra đề tài, chủ đề của
đoạn trích sử thi.
- Rút ra được thơng điệp, bài
học cho bản thân.

Câu 3: Nêu đặc điểm chung về nội dung và hình thức của các văn bản thơ được học
trong sách Ngữ Văn 10, tập một. Xác định các điểm cần chú ý về cách đọc hiểu các
văn bản thơ này.
Gợi ý
Đặc điểm của thể loại thơ Đường luật
Đặc
điểm
chung

Về hình thức

*Bố cục chung: Thể thơ Thất ngơn bát cú thường theo
bố cục các câu đề, thực, luận, kết.
*Hình ảnh thơ:
- Mang tính ước lệ, tượng trưng cao.
- Chứa đựng tâm sự, cảm xúc của tác giả về thiên nhiên,
thời cuộc, thân phận con người.
*Cách gieo vần: Thường gieo 1 vần (vần bằng):
- Thơ tứ tuyệt: gieo ở cuối các câu 1, 2, 4
- Thơ bát cú: gieo ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8
*Nghệ thuật đối: Nghệ thuật đối khá đa dạng:



- Đối giữa các câu: thường đối ở hai câu thực và hai câu
luận (thơ bát cú).
- Đối giữa 2 vế trong 1 câu (tiểu đối)
- Đối về từ, ngữ, các vế của câu trên với câu dưới hoặc
giữa 2 cặp câu luận và thực.
- Đối ý: đối tương đồng và đối tương phản.
Về nội dung
Cách đọc hiểu một bài thơ
Đường luật

Đều bộc lộ cảm xúc, tâm trạng của chủ thể trữ tình.
- Cần nắm rõ xuất xứ và hồn cảnh sáng tác bài thơ.
- Cần chú ý đặc điểm thể loại, văn tự, đề tài, chủ đề,
không gian, thời gian và sự liên hệ giữa các câu thơ
trong bài. Nếu là thơ bằng chữ Hán, trước khi đọc phần
Dịch thơ cần đọc kĩ phần Dịch nghĩa để hiểu rõ ý các
câu thơ. Chú ý đối sánh giữa phần phiên âm và phần
dịch thơ.
- Hiểu được bài thơ là lời của ai; nói về điều gì; nói
bằng cách nào; cách nói ấy có gì độc đáo, đáng nhớ
(nghệ thuật đối, hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ,…).
Cần chú ý những đóng góp riêng của tác giả bài thơ về
tứ thơ, cảm hứng, tư tưởng
- Chỉ ra được tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình và
những tác động của chúng đến suy nghĩ và tình cảm của
người đọc.

Câu 4: Bài 3 yêu cầu đọc văn bản tuồng, chèo có gì giống và khác so với các bài đọc
hiểu truyện và thơ trong sách Ngữ Văn 10, tập một?

Gợi ý
Yêu cầu đọc hiểu

VB tuồng và chèo

VB truyện (thần
thoại, sử thi)

Giống nhau

Đều yêu cầu phân tích được một số yếu tố hình thức và nội dung
của văn bản theo thể loại.

Khác nhau

Nhận biết và phân
tích được bối cảnh
lịch sử - văn hóa thể
hiện trong kịch bản
chèo hoặc tuồng

Thấy được một số
điểm gần gũi giữa
các tác phẩm thuộc
các nền văn hóa
khác nhau

VB thơ (thơ
Đường luật)


Nhận biết và phân
tích được giá trị
thẩm mĩ của một số
yếu tố như: hình
ảnh, vần, đối, chủ
thể trữ tình,…


Câu 5: Phân tích nội dung, hình thức và ý nghĩa của các văn bản thông tin trong Bài
4, sách Ngữ Văn 10, tập một
Gợi ý
Tên văn bản thông tin
Thăng Long - Đơng Đơ Hà Nội: một hằng số văn
hố Việt Nam (Trần
Quốc Vượng)

Đặc sắc nội dung
Cung cấp thông tin về sự
hình thành văn hố Hà Nội
và những giá trị văn hoá bền
vững của Hà Nội – hằng số
tuyệt vời của văn hố Việt
Nam :
+ Phần 1: Sự hình thành
văn hóa Hà Nội: Lịch sử
hình thành văn hóa Hà Nội
qua các triều đại lịch sử; các
yếu tố dẫn đến sự hình thành
văn hóa Hà Nội: sự kết hợp
giữ yếu tố văn hóa dân gian

và văn hóa cung đình

Đặc sắc hình thức
Thơng tin chính xác, khoa
học về văn hố Hà Nội.
- Trình tự trình bày thơng
tin theo ngun nhân – kết
quả.
- Huy động, kết nối thông
tin từ nhiều lĩnh vực khác
nhau.
- Kết hợp phương thức
thuyết mình với một số
phương thức biểu đạt khác.

+ Phần 2: Nếp sống thanh
lịch của người Hà Nội: Chỉ
ra nguyên nhân dẫn đến sự
hình thành nếp sống thanh
lich của người Hà Nội; trích
những câu thơ thành ngữ,
tục ngữ để bổ sung làm rõ
nội dung
Lễ hội Đền Hùng (Theo
laodong.vn)
- VB Tưng bừng khai
mạc lễ hội Giỗ Tổ Hùng
Vương 2019 ;
- VB Những điều cần chú
ý khi tham gia lễ hội Đền

Hùng 2019
Lễ hội dân gian đặc sắc
của dân tộc Chăm ở
Ninh Thuận (Theo Đào

Cung cấp thông tin thời sự
về lễ hội Đền Hùng 2019 –
sự kiện văn hoá để quảng bá
lễ hội cho nhân dân và du
khách được biết.

Thơng tin có tính thời sự về
sự kiện.
- Kết hợp phương tiện ngơn
ngữ và các phương tiện phi
ngơn ngữ (hình ảnh, sơ đồ,
màu sắc chữ, kiểu chữ,…).

Cung cấp những thông tin - Sa pô: nằm dưới tiêu đề,
chi tiết về lễ hội Ka-tê của được in đậm, thu hút sự
dân tộc Chăm ở Ninh Thuận: chú ý của người đọc.


Bình Trịnh)

+ Phần 1: Giới thiệu về thời - Dùng đề mục và hình ảnh
gian, địa điểm tổ chức lễ hội minh hoạ làm nổi bật thơng
Ka-tê
tin chính.
+ Phần 2: Giới thiệu phần - Kết hợp các phương thức

nghi lễ của lễ hội Ka-tê
biểu đạt tăng hiệu quả
+ Phần 3: Giới thiệu phần truyền đạt thông tin.
hội của lễ hội Ka-tê
+ Phần 4: Ý nghĩa của lễ hội
Ka-tê

Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức viết, nói và nghe
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
GV chia lớp thành 04 nhóm: Thảo luận nhóm các nội dung ơn tập:
- Nhóm 1: Câu hỏi 6 – nội dung viết
- Nhóm 2: Câu hỏi 7 – nội dung viết
- Nhóm 3: Câu hỏi 8 - nội dung viết
- Nhóm 4: Câu hỏi 9 – nội dung nói và nghe
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Các nhóm tiến hành thảo luận, hồn thành sản phẩm học tập ra (các) phiếu học tập của
nhóm trong thời gian 5 phút.
- GV quan sát, giúp đỡ (nếu cần).
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV
- Các nhóm cử đại diện báo cáo sản phẩm đã thảo luận.
- Các HS hoặc các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá, kết luận
GV nhận xét sản phẩm học tập của các nhóm và chuẩn kiến thức.
VIẾT

Câu 6: Nêu tên các kiểu văn bản được rèn luyện viết trong sách Ngữ Văn 10, tập
một; chỉ ra các yêu cầu giống nhau và khác nhau khi viết về các kiểu văn bản đó
Gợi ý
*Các kiểu văn bản được rèn luyện viết trong SGK Ngữ văn 10, tập 1:
Kiểu văn bản viết


Dạng đề cụ thể


Nghị luận

- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (Bài 1)
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay
một quan niệm. (Bài 3)
- Viết bài luận về bản thân (Bài 4)

Thuyết minh

- Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề. (Bài 2)

Nhật dụng

- Viết bản nội quy hay bản hướng dẫn ở nơi công cộng (Bài 4)

*Các yêu cầu giống nhau và khác nhau của các kiểu văn bản:
So sánh
Giống nhau

Nghị luận

Thuyết minh

Nhật dụng

Quy trình viết các kiểu văn bản đều gồm 4 bước:

- Chuẩn bị
- Tìm ý và lập dàn ý
- Viết
- Kiểm tra và chỉnh sửa

Khác nhau

- Tìm hiểu đề.
- HS chú ý xác định
các luận điểm, luận
chứng trong bài
viết, lựa chọn các
dẫn chứng tiêu biểu.
- Triển khai bài viết
đảm bảo sáng rõ ý
kiến và hệ thống
luận điểm; cấu trúc
chặt chẽ; sử dụng
các dẫn chứng
thuyết phục – chính
xác, tin cậy, thích
hợp, đầy đủ.

Thứ tự các bước
Bước 1: Chuẩn bị

- Lựa chọn đề tài
cho bài nghiên cứu.
- Cần tiến hành
nghiên cứu vấn đề

theo một quy trình:
xác định mục tiêu,
cách thức nghiên
cứu; thu thập và lựa
chọn tài liệu; ghi
chép, sử dụng các
công cụ tra cứu;
tổng hợp kết quả
nghiên cứu,…

- Xác định rõ mục
đích, đối tượng cần
hướng tới.
- Xác định nội dung
hướng dẫn bao gồm
các quy định, chỉ
dẫn cụ thể.
- Xác định trật tự
sắp xếp của các quy
định, hướng dẫn.
- Xác định cách
trình bày văn bản.

- Xây dựng dàn ý
của báo cáo kết quả
nghiên cứu.

Nhiệm vụ cụ thể
- Thu thập, lựa chọn tư liệu và thông tin về vấn đề sẽ viết.



Bước 2: Tìm ý và
lập dàn ý

- Tìm ý cho bài viết và phát triển các ý bằng cách đặt và trả lời các
câu hỏi, sắp xếp các ý có một bố cục rành mạch, hợp lí.
- Lập dàn bài ( có thể bằng sơ đồ tư duy) đầy đủ 3 bước: Mở bài,
thân bài, kết bài.

Bước 3: Viết

Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu, đoạn văn
chính xác, trong sáng, có mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau.

Bước 4: Kiểm tra
và chỉnh sửa

Kiểm tra lại văn bản để xem có đạt các yêu cầu đã nêu chưa và cần
sữa chữa gì khơng.

Câu 7: Nêu mục đích, yêu cầu và nội dung chính của việc viết bài văn nghị luận
thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hoặc quan niệm (Bài 3) với viết bài luận
về bản thân (Bài 4).
Gợi ý
So sánh

Bài luận thuyết phục người
khác

Bài luận về bản thân


Mục đích

Thuyết phục người khác thay
đổi, từ bỏ một thói quen hay một
quan niệm.

Thuyết phục người khác tin vào
phẩm chất, năng lực thực hiện nhiệm
vu, cơng việc hoặc hoạt động nào đó
của chính mình.

u cầu

- Tìm hiểu đề (Đọc kĩ đề bài; xác
định đối tượng của bài viết, mục
đích của bài viết thuyết phục từ
bỏ thói quen hoặc quan niệm
nào).

- Xác định rõ mục đích, yêu cầu cần
viết của bài luận.

- Nêu lí do và phân tích các ảnh
hưởng tiêu cực, tác hại của thói
quen, quan niệm cần phải thay
đổi, từ bỏ.

- Suy nghĩ về chính mình: mong
muốn, khả năng, điều kiện, điểm

mạnh, điểm hạn chế, mức độ hồn
thành cơng việc.

- Có các dẫn chứng cụ thể, sinh
động về những ảnh hưởng tiêu
cực, tác hại của thói quen, quan
niệm đó.

- Xác định những luận điểm và
những lí lẽ, dẫn chứng làm sáng tỏ
cho mỗi luận điểm trong bài viết.

- Dự đoán phản ứng và lập luận

- Tìm hiểu về đối tượng cần thuyết
phục (họ là ai, họ có u cầu gì, họ
cần gì ở mình?).

- Lựa chọn cách trình bày sao cho
hiệu quả, hấp dẫn.


Nội dung
chính

của người có thói quen, quan
niệm mà em muốn thuyết phục
để nêu ý kiến phản biện của em

- Nhờ những người có kinh nghiệm

đọc, góp ý để hồn thiện bài viết.

Đưa ra các lí lẽ và dẫn chứng để
thuyết phục người khác thay đổi,
từ bỏ một thói quen hay một
quan niệm.

Nêu lên các ý kiến, lí lẽ và bằng
chứng thuyết phục người khác hiểu
khả năng, điều kiện và nguyện vọng
của mình. Đây là bản giải trình một
cách trung thực những điểm nổi bật
về bản thân trong tương quan với
mức độ yêu cầu của tổ chức, cá
nhân, hoạt động cần thực hiện.

Câu 8: Nêu mục đích, yêu cầu và nội dung chính của việc làm báo cáo kết quả
nghiên cứu một vấn đề về thơ.
Gợi ý
Báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề về thơ
Mục đích

Viết thu hoạch sau khi nghiên cứu một vấn đề về thơ để hệ thống lại
những kiến thức đã nghiên cứu được nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao
của việc học tập.

Yêu cầu

- Chọn vấn đề nghiên cứu: Lựa chọn một vấn đề cần phải tổng kết,
làm rõ thêm trong các bài học hoặc một vấn đề có ý nghĩa đặt ra từ

cuộc sống.
- Tiến hành nghiên cứu theo một tiến trình:
+ Xác định mục đích và cách thức nghiên cứu
+ Thu thập và lựa chọn tài liệu
+ Ghi chép, sử dụng các công cụ tra cứu như từ điển, sách, báo,
Internet,…
+ Tổng hợp kết quả nghiên cứu
-Xây dựng dàn ý (đề cương) của báo cáo kết quả nghiên cứu.

Nội dung
chính

Nêu đầy đủ những kết quả nghiên cứu về một vấn đề về thơ (đặc điểm
hình thức hoặc nội dung), khái quát được ý nghĩa của vấn đề.

NÓI VÀ NGHE


Câu 9: Nêu nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ
Văn 10, tập một. Chứng minh nhiều nội dung nói và nghe liên quan chặt chẽ với nội
dung đọc hiểu và viết.
Gợi ý
*Mối liên quan chặt chẽ giữa nội dung nói và nghe với nội dung đọc hiểu và viết ở một số
bài học như sau:

Bài học

Nội dung đọc hiểu

Bài 1

Bài 2

Văn bản thơ Đường
luật

Nội dung viết
Viết bài văn nghị luận
về một vấn đề xã hội

Thuyết trình về một vấn
đề xã hội

Viết báo cáo kết quả
nghiên cứu về một vấn
đề

Trình bày báo cáo kết
quả nghiên cứu về một
vấn đề.

(Viết báo cáo nghiên
cứu về đặc điểm hình
thức của thơ Đường
luật qua một số bài thơ
đã học)

(Trình bày báo cáo
nghiên cứu về đặc điểm
hình thức của thơ Đường
luật qua một số bài thơ

đã học)

Bài 3

Bài 4

Nội dung nói và nghe

Thảo luận về một vấn đề
có những ý kiến khác
nhau
Văn bản thông tin cung
cấp các thông tin về
những lễ hội, đặc điểm
văn hoá vùng đất nổi
tiếng – những địa chỉ
văn hố.

Thuyết trình và thảo luận
về một địa chỉ văn hố.

Hoạt động 3: Ơn tập kiến thức Tiếng Việt
TIẾNG VIỆT

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
HS thảo luận cặp đôi các yêu cầu của câu hỏi 10 (SGK/Tr 121-122)


Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Tiến hành thảo luận theo cặp đôi trong thời gian 5 phút.

- GV quan sát, giúp đỡ (nếu cần).
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV
- GV gọi đại diện một số cặp đôi báo cáo sản phẩm đã thảo luận.
- Các HS hoặc các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá, kết luận
GV nhận xét sản phẩm học tập của các nhóm và chuẩn kiến thức.
Gợi ý
a)Nêu nội dung chính của phần Tiếng Việt được học trong sách Ngữ Văn 10, tập
một theo bảng:
Bài học

Tên nội dung phần tiếng Việt

Bài 1

Sửa lỗi dùng từ về hình thức ngữ âm, chính tả, ngữ nghĩa.

Bài 2

Sửa lỗi về trật tự từ.

Bài 3

Sửa lỗi dùng từ (tiếp theo) về: dùng từ sai quy tắc ngữ pháp, dùng từ không
hợp PCNN, dùng lặp từ, lặp nghĩa.

Bài 4

Sử dụng trích dẫn, chú thích trong văn bản; sử dụng các phương tiện giao tiếp
phi ngôn ngữ trong văn bản.


b) Nêu ra một số biện pháp tu từ có trong các bài thơ đã đọc ở Bài 2 và phân tích tác
dụng của một số biện pháp tu từ mà em thấy nổi bật.
(1) Biện phép nghệ thuật chung: nghệ thuật đối, thường ở hai câu thực và hai câu luận:
*Bài Cảm xúc mùa thu (Thu hứng, bài 1, Đỗ Phủ):
- Hai câu thực:
“Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,
Tái thượng phong vân tiếp địa âm”
(Giữa lịng sơng, sóng vọt lên lưng trời
Trên cửa ải, mây sa sầm giáp mặt đất)
=>Tác dụng của nghệ thuật đối: Nhấn mạnh sự vận động dữ dội, trái chiều của thiên
nhiên, trời đất như đảo lộn nơi cửa ải và nhấn mạnh nỗi buồn sầu, trầm uất và nỗi lo âu
cho tình hình đất nước với biên giới chưa thật sự bình yên sau những năm chiến tranh,
loạn lạc liên miên.


- Hai câu luận:
“Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ,
Cô chu nhất hệ cố viên tâm.”
(Khóm cúc dày đã hai lần nở chảy ra dòng lệ ngày trước,
Con thuyền lẻ loi vẫn buộc chặt nỗi lòng nhớ quê nhà.)
=>Tác dụng của phép đối: Nhấn mạnh nối buồn của cảnh vật, qua đó thể hiện tình cảm
gắn bó sâu nặng của nhà thơ với quê hương.
*Bài Tự tình (Bài 2, Hồ Xuân Hương):
- Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa trịn.
=> Tác dụng phép đối: Nhấn mạnh nỗi xót xa, cay đắng cho duyên phận dở dang, lỡ làng
của một người phụ nữ tài hoa, ý thức sâu sắc về tình cảnh của bản thân.
- Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

- => Tác dụng phép đối: Nhấn mạnh sức sống mạnh mẽ của thiên nhiên, qua đó làm nổi
bật nỗi niềm phẫn uất, phản kháng dữ dội,muốn vùng vẫy, bứt phá của con người.
*Bài Câu cá mùa thu (Thu điếu, Nguyễn Khuyến): đối hai câu thực với hai câu luận:
- Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.”
=> Nghệ thuật đối nhấn mạnh bức tranh thu bình dị, thân thuộc, khơng chỉ thể hiện cái
hồn của cảnh thu mà còn thể hiện cái hồn của cuộc sống ở nông thôn xưa.
(2) Một số biện pháp tu từ ở từng bài:
*Bài Cảm xúc mùa thu (Thu hứng, bài 1, Đỗ Phủ):
- Nghệ thuật ẩn dụ: “Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ -Cô chu nhất hệ cố viên tâm.”
=>Tác dụng:
+ Hoa cúc: Là hình ảnh ước lệ chỉ mùa thu. "Khóm cúc nở hoa đã hai lần – hai năm đã
qua, hai năm nhà thơ lưu lạc ở đất Quỳ Châu.
+ Con thuyền lẻ loi: Là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho cuộc đời nổi trơi, lưu lạc của tác
giả.
*Bài Tự tình (Bài 2, Hồ Xuân Hương):
- Ẩn dụ: “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.” => Nhấn mạnh sự lỡ dở hạnh phúc, bẽ
bàng của người phụ nữ.


- Nghệ thuật đảo ngữ:
+ Câu thơ 2: Trơ cái hồng nhan với nước non => nhấn mạnh nỗi đau bẽ bàng, tủi hổ của
người phụ nữ, đồng thời cho thấy bản lĩnh của Hồ Xuân Hương.
+ Cặp câu luận: “Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám - Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.”
=> Mượn sức sống mãnh liệt của thiên nhiên thể hiện bản lĩnh, phản kháng vươn lên
không cam chịu cho thấy nét độc đáo táo bạo thơ nữ thi sĩ.
- Nghệ thuật tăng tiến: Mảnh tình san sẻ tí con con
=>Thủ pháp tăng tiến làm cho nghịch cảnh càng éo le hơn, tội nghiệp hơn. Mảnh tình

càng bé thì nỗi đau càng tăng và đọng lại là dư vị xót xa, cay đăng về thân phận của người
phụ nữ trong xh xưa với phận hẩm, duyên ôi.
*Bài Câu cá mùa thu (Thu điếu, Nguyễn Khuyến):
- Sử dụng nhiều từ láy: lạnh lẽo, tẻo teo, lơ lửng, quanh co => diễn tả trạng thái của cảnh
vật mùa thu vùng đồng bằng Bắc Bộ gắn với một không gian vắng lặng, thu nhỏ dần,
khép kín, phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của nhà thơ.
c) Trong các lỗi dùng từ tiếng Việt được đề cập ở sách Ngữ Văn 10, tập 1, em thường
hay mắc lỗi nào?
- HS tự trả lời.
- Rút kinh nghiệm về cách khắc phục.
Phần thứ hai: LUYỆN ĐỀ
a) Mục tiêu: Đánh giá năng lực vận dụng các kiến thức về kĩ năng đọc hiểu, viết, thực
hành tiếng Việt vào giải quyết nhiệm vụ học tập mới.
b) Nội dung hoạt động: Làm việc cá nhân
c) Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm cá nhân của HS.
d) Tổ chức thực hiện hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV cho HS đọc kĩ phần ĐỊNH HƯỚNG ĐÁNH GIÁ (Sgk) để nắm được các yêu cầu về
nội dung và hình thức đánh giá.
- Sau đó GV cho HS làm bài đánh giá trong thời gian 90 phút.
(GV có thể tham khảo phần Tự đánh giá trong SGK trang 122 – 125; hoặc có thể cho HS
làm một đề đánh giá ngoài SGK do GV tự thiết kế).
- HS làm bài đánh giá nghiêm túc.


Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân theo yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Bước 4: Kết luận, nhận định
GỢI Ý
(A) Đáp án phần Tự đánh giá (SGK)

I. Đọc hiểu
a. Bài thơ “Thương vợ” – Tế Xương – Tr 122?SGK:
Câu 1. C
Câu 2. B
Câu 3. D
Câu 4. C
Câu 5. D
Câu 6. Nêu nơi dung chính của bài thơ trong 4 – 5 dòng:
Bài thơ “Thương vợ” của nhà thơ Tú Xương đã cho ta thấy hình ảnh của người vợ
tảo tần, chịu thương chịu khó sớm hơm vì chống con, giàu đức hi sinh. Đó là vẻ đẹp tiêu
biểu cho người phụ nữ Việt Nam truyền thống. Viết về vợ mình, ơng Tú bày tỏ tấm lịng
xót thương vợ, trân trọng tấm lịng hi sinh, tảo tần của người vợ dành cho mình, đồng thời
ơng tự trào khi nhận mình là người chồng ăn bám, vơ tích sự "có như khơng".
b. Đoạn trích : “Dù ai đi ngược về xuôi…việc cúng tế vẫn không thay đổi” (Theo Uyên
Linh, baodautu.vn) – Tr 124/SGK.
Câu 1.
- Đoạn trích trên viết về đề tài lễ hội dân gian.
- Tóm tắt:
Đền Hùng là nơi tưởng niệm về cội nguồn dân tộc ln là biểu tượng tơn kính, linh
nghiêm quy tụ và gắn bó với dân tộc Việt Nam. Lễ hội Đền Hùng còn được gọi là ngày
Giố Tổ Hùng Vương, diễn ra vào mùng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm. Lễ hội từ xa xưa đã
có vị trí đặc biệt trong tâm thức người Việt.
Câu 2:
-PTBĐ chính: thuyết minh
-PTBĐ kết hợp trong đoạn trích:
+ Tự sự (Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào mùng 10 tháng 3 âm lịch … dâng
hương tại đền Thượng)
+ Nghị luận: Đưa ra lí lẽ “Từ xa xưa, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã có vị trí đặc biệt
trong tâm thức của người Việt”, sau đó đưa ra dẫn chứng: “Bản ngọc phả… khơng thay
đổi…”



Câu 3: Đoạn trích trên được triển khai theo kiểu diễn dịch. Câu chủ đề năm ở đoạn 1: Đền
Hùng – nơi tưởng niệm về cội nguồn dân tộc… gắn bó với dân tộc Việt Nam.
Câu 4 : Viết một đoạn văn (khoảng 6 - 8 dòng) nêu và phân tích ý nghĩa của một thơng
tin mà em tâm đắc nhất khi đọc đoạn trích trên.
Ví dụ: HS tâm đắc nhất với thông tin: “Hàng ngàn năm nay, Đền Hùng - nơi cội nguồn
của dân tộc, của đất nước luôn là biểu tượng tơn kính, linh nghiệm quy tụ và gắn bó với
dân tộc Việt Nam.”
Ngày Giỗ tổ Hùng Vương hay Lễ hội Đền Hùng là một ngày lễ của Việt Nam. Đây là
ngày hội truyền thống của dân tộc tưởng nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng. Đây
là dịp mà hàng triệu người con mang dòng máu Việt cùng nhau hành hương hoặc hướng
về đất Tổ, thắp nén tâm hương, nhớ về nguồn cội, tri ân tổ tiên với lịng thành kính. Điều
đó thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” có từ ngàn đời của dân tộc ta. Mỗi dịp
giỗ Tổ Hùng Vương, ta lại càng thấm thía thêm lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các
Vua Hùng đã có cơng dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
II. Viết
Chọn một trong hai đề sau để viết thành bài văn ngắn:
Đề 1: Phân tích một nhân vật mà em yêu thích trong các tác phẩm đã học ở sách Ngữ Văn
10, tập một.
Đề 2: Viết bài thuyết phục người bạn từ bỏ một thói quen xấu.
Hướng dẫn cách làm
* Cả 2 dạng đề đề thuộc kiểu bài văn nghị luận:
+ Đề 1: Nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm văn học đã học. => Dạng đề này HS
đã được học ở các lớp dưới trong chương trình Ngữ văn THCS.
+ Đề 2: Nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen xấu => Dạng đề này HS
xem lại nội dung Viết của bài học 3 (Kịch bản chèo và tuồng).
*Cách làm dạng đề 1: Phân tích một nhân vật mà em yêu thích trong các tác phẩm đã
học ở sách Ngữ Văn 10, tập một.
- HS lựa chọn nhân vật mình u thích trong các tác phẩm đã học:

+ Nhân vật trong tác phẩm thần thoại hoặc sử thi như: nhân vật Hê-ra-clét trong đoạn
trích “Hê-ra-clét đi tìm táo vàng”; nhân vật Đăm Săn trong đoạn trích “Chiến thắng Mtao
Mxây”; nhân vật thần Trụ Trời trong thần thoại “Thần Trụ Trời”; nhân vật chàng Ra-ma
hoặc nàng Xi-ta trong đoạn trích “Ra-ma buộc tội”.
+ Nhân vật trong tác phẩm chèo hoặc tuồng: nhân vật Xuý Vân trong đoạn trích “Xuý
Vân giả dại”; nhân vật Thị Mầu trong đoạn trích “Thị Mầu lên chùa”;…
-HS tiến hành lập dàn ý và viết bài văn nghị luận. Lưu ý bài viết cần đảm bảo đẩy đủ các
phần của một bài văn nghị luận :


Mở bài
– Giới thiệu và nêu đánh giá sơ lược về tác phẩm/đoạn trích.
– Nêu nhân vật cần nghị luận và ấn tượng sâu sắc về nhân vật.
Thân bài
-Tóm tắt tác phẩm/ đoạn trích.
-Khái quát nội dung câu chuyện.
-Phân tích nhân vật với các đặc điểm về: Nêu các luận điểm chính về nhân vật; có phân
tích, chứng minh bằng luận cứ tiêu biểu, xác thực và sinh động trong tác phẩm:
+ Lai lịch.
+ Ngoại hình.
+ Ngơn ngữ
+ Nội tâm.
+ Cử chỉ, hành động.
+ Những nhận xét của các nhân vật về nhân vật đang được phân tích (nếu có).
-Đánh giá chung: Học sinh có thể đánh giá dựa trên những tiêu chí sau:
+ Nhân vật đóng vai trị gì trong việc thể hiện nội dung tác phẩm?
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm/đoạn trích.
Kết bài
– Đánh giá vai trò của nhân vật đối với sự thành công của tác phẩm.
– Thông điệp mà tác giả muốn hướng tới qua nhân vật.

– Cảm nhận của bản thân về nhân vật.
*Cách làm dạng đề 2: : Viết bài thuyết phục người bạn từ bỏ một thói quen xấu.
- HS lựa chọn thói quen xấu mà mình muốn thuyết phục bạn từ bỏ.
Ví dụ: thói học tủ, học vẹt; thói xả rác bừa bãi; thói ỷ lại vào mọi người; thói chậm trễ,
thói quen thức khuya,…
-Lập dàn ý và viết bài hoàn chỉnh: Đảm bảo cấu trúc các phần của bài văn nghị luận.
+ Mở bài: Dẫn dắt và nêu thói quen cần thuyết phục người bạn từ bỏ.
+Thân bài: Lần lượt trình bày hệ thống luận điểm, luận cứ và dẫn chứng theo một trình tự
nhất định để thuyết phục người bạn từ bỏ thói quen xấu đó:
++ Nêu lí do và phân tích các ảnh hưởng tiêu cực, tác hại của thói quen xấu đó.
++ Có các dẫn chứng cụ thể, sinh động về những ảnh hưởng tiêu cực, tác hại của thói
quen xấu gây ra cho người bạn của em.


+ Kết bài: Khẳng định lại thông điệp muốn người bạn từ bỏ thói quen xấu; rút ra bài học
cho bản thân và mọi người.
(B) Đề luyện tập ngoài SGK
a) Mục tiêu: Đánh giá năng lực vận dụng các kiến thức tiếng Việt và văn học đã học
trong 8 tuần đầu học kì I vào việc đọc hiểu văn bản ngoài SGK và viết văn bản.
b) Nội dung hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận cặp đôi.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ qua đề bài tổng hợp đọc hiểu và viết:

PHẦN I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
CẢNH NGÀY HÈ
Rồi(1) hóng mát thuở ngày trường,
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương(2).
Thạch lựu hiên cịn phun thức đỏ(3),

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương(4).
Lao xao chợ cá làng ngư phủ(5)
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương(6)
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng(7)
Dân giàu đủ khắp địi(8) phương.
NGUYỄN TRÃI
(Nguyễn Trãi tồn tập, Đào Duy Anh, NXB Khoa học xã hội, 1976)
Chú giải:
(1) Rồi: ở đây là rỗi rãi.
(2) Lục: màu xanh; hoè lục: màu xanh của cây hoè; tán rợp giương: tán giương lên che
rợp.
(3) Thức (từ cổ): màu vẻ, dáng vẻ. Ý cả câu thơ: cây thạch lựu ở hiên nhà đang phu màu
đỏ
(4) Tiễn mùi hương: ngát mùi hương (tiễn: từ Hán Việt, có nghĩa là dư ra). Ý cả câu: sen
hồng trong ao đã ngát mùi hương.


(5) Làng ngư phủ: làng chài lưới.
(6) Dắng dỏi (từ cổ): có nghĩa là inh ỏi. Cầm ve: tiếng ve kêu như tiếng đàn. Lầu tích
dương: lầu (nhà cao) lúc mặt trời sắp lặn.
(7) Dẽ có: lẽ ra nên có; Ngu cầm: là đàn của vua Ngu Thuấn – vị vua làm nên triều đại lí
tưởng, xã hội thanh bình, nhân dân hạnh phúc theo thần thoại Trung Quốc. Vua Ngu
Thuấn có khúc hát Nam phong, trong đó có câu: Nam phong chi thì hề khả dĩ phụ ngơ
dân chi tài hề (Gió nam thuận thì có thể làm cho dân ta thêm nhiều của). Ý cả câu:
Hãy để ta có cây đàn của vua Thuấn để đàn một khúc Nam phong.
(8) Đòi: nhiều.
Câu 1. Chọn phương án trả lời đúng cho mỗi câu sau:
1. Ý nào sau đây không đúng về bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi?
A. Là một bài thơ Nôm của Nguyễn Trãi
B. Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm

C. Bài thơ có 8 câu, khơng có hình ảnh
D. Bài thơ có 2 câu lục ngôn (câu 1, 6)
2. Cảnh sắc thiên nhiên trong bài thơ là?
A. Buổi sáng hè nhẹ nhàng, tươi tắn.
B. Buổi trưa hè nồng nàn rực rỡ.
C. Buổi chiều hè sinh động, tràn đầy sức sống.
D. Một đêm hè thanh tĩnh, bình yên.
3. Cách tác giả dùng các động từ đùn đùn, giương, phun trong bài thơ cho ta cảm nhận
gì về cảnh mùa hè ?
A. Sự nóng nực của mùa hè.
B. Sự tươi mát của thiên nhiên.
C. Sự nứt nẻ vì nóng của cây cối.
D. Sự sống mạnh mẽ của thiên nhiên.
4. Từ nào dưới đây không phải là từ Hán - Việt?
A. Mùi hương
B. Thạch lựu
C. Hồng liên
D. Tịch dương
Câu 2. Cảnh ngày hè trong bài thơ được miêu tả qua những phương diện nào?
Câu 3. Nhà thơ đã sử dụng những giác quan nào để cảm nhận cảnh vật? Qua đó, em cảm



×