Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

BÀI 1 KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC VÀ CÁCH SỬ DỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.75 KB, 17 trang )

BÀI 1: KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC VÀ CÁCH
SỬ DỤNG
1. NGUYÊN TẮC:
Kính hiển vi (KHV) quang học là thiết bị không thể thiếu đối với
phòng thí nghiệm nghiên cứu sinh học, cho phép quan sát trong giới hạn
của nó các vật thể rất nhỏ là công cụ đắc lực để ghi nhận các kết quả thí
nghiệm cũng như quan sát mô tả.
1.1. Cấu tạo kính hiển vi:
a. Các bộ phận quang học:
- Thị kính, vật kính, tụ quang: để tập trung ánh sáng vào vật
- Hệ thống đèn chiếu sáng hoặc gương phản quang.
- Các vật kính sử dụng trong KHV quang học có độ phóng đại x10,
x20, x40, x60, x90, x100.
- Thị kính thường có độ phóng đại x10 hoặc x15.
Vì vậy độ phóng đại của kính = độ phóng đại của vật kính x độ phóng đại
của thị kính.

Hình 1. Kính hiển vi quang học
b. Các bộ phận cơ học:
Chân kính, trụ mang ống kính, bàn kính (bàn mang mẫu vật), ốc điều
chỉnh sơ cấp (ốc chỉnh thô) và ốc điều chỉnh thứ cấp (ốc chỉnh tinh) để
điều chỉnh rõ nét ảnh của vật.
1.2. Cách sử dụng:
Để bảo vệ kính hiển vi và tiêu bản, khi dùng kính phải thận trọng, vặn
ốc phải từ từ, nhẹ nhàng và tiến hành thứ tự theo các bước sau:
- Cắm điện, bật công tắc. nhìn vào thị kính, điều chỉnh nguồn sáng để
ảnh sáng đều thị trường
- Bao giờ cũng xem mẫu vật ở kính nhỏ (x10) trước.
- Đặt tiêu bản lên bàn kính và kẹp vào thước kẹp tiêu bản, điều chỉnh
mẫu vật vào đúng tâm nguồn sáng.
- Nhìn dưới kính mang vật (lame), vặn nhẹ ốc sơ cấp xuống đến khi


đầu vật kính x10 sắp sửa chạm nhẹ lame.
- Sau đó nhìn vào thị kính, vặn nhẹ ốc sơ cấp lên đến khi nhìn thấy rõ
hình ảnh mẫu vật. Nếu chưa rõ chi tiết vặn nhẹ ốc vi cấp để thấy rõ).
- Muốn xem ở độ phóng đại lớn hơn (x40) thì đưa phần muốn xem vào
giữa thị trường. Nhìn bên ngoài lame, vặn sang vật kính lớn (x40) sao cho
không đụng lame là được. Khoảng cách giữa vật kính (x40) và lame rất
nhỏ nên chỉ vặn nhẹ ốc sơ cấp lên hoặc chỉ dùng ốc vi cấp để chỉnh rõ
hình ảnh.
- Khi sử dụng vật kính có độ phóng đại x100, người ta dùng vật kính
dầu để giảm sự tán sắc của ánh sáng khi đi qua lame và lamelle để vào vật
kính. Đầu tiên cũng dùng vật kính có độ phóng đại nhỏ để xác định vị trí
cần tìm trên tiêu bản như phần trên. Sau đó nhỏ giọt dầu cede lên tiêu bản.
đổi vật kính sang độ phóng đại lớn (x100). Nhúng đầu vật kính chìm vào
giọt dầu. điều chỉnh ốc vi cấp nhẹ nhàng để nhìn thấy ảnh của mẫu vật khi
vật kính vẫn chìm trong giọt dầu.
1.3. Những điểm cần lưu ý khi sử dụng KHV:
- Không sờ vào thấu kính. Khi thấu kính bẩn lau nhẹ bằng vải bông
mềm, sạch và tránh làm xước thấu kính.
- Khi quan sát, cần thường xuyên nhấp nháy ốc vi cấp để thấy được
đầy đủ các mặt phẳng khác nhau của vi phẫu.
ốc vi cấp chuyển động được cả 2 chiều, mỗi chiều ít nhất được 2 vòng.
Nếu đang vặn mà thấy bị kẹt thì phải dừng lại và quay theo chiều ngược
lại. Tuyệt đối không dùng sức mạnh để vặn tiếp vì sẽ làm hỏng bộ phận
này. Trong trường hợp đó, phải dùng ốc sơ cấp để nâng hay hạ mâm kính
cho phù hợp rồi mới điều chỉnh ốc vi cấp cho rõ nét.
- Ảnh thấy trong KHV luôn ngược chiều với vật quan sát. Vì vậy, để
cho hình ảnh trong kính thuận chiều, dễ quan sát thì khi đặt tiêu bản lên
bàn mang vật phải để tiêu bản ngược chiều muốn xem, khi di chuyển tiêu
bản cũng phải di chuyển theo hướng ngược chiều mình mong muốn.
- Nên mở cả 2 mắt khi quan sát. Mắt trái nhìn vào kính, mắt phải nhìn

vào giấy vẽ đặt bên phải kính (ngược lại nếu thuận tay trái). Như vậy vừa
có thể quan sát vừa vẽ mà không cần di chuyển thân mình.
- Ở độ phóng đại càng lớn thì cần ánh sáng càng nhiều.
- SV cần kiên nhẫn, tự điều chỉnh mẫu để xem, tránh làm vỡ lame.
Không được tự ý mở tháo kính, bật tắt làm cháy bóng đèn. Sau mỗi buổi
học phải lau kính sạch sẽ, tắt điện, sắp xếp KHV ngay ngắn.
2. THỰC HÀNH
2.1. Quan sát dưới KHV tìm ảnh thực
- Dùng bút lông viết lên miềng lame các chữ có kính thước ≤ 1mm: A
B C D E F G
- Đặt lame có chữ lên KHV. Quan sát ảnh dưới vật kính x4 và x10.
- Tìm ảnh thực qua KHV.
2.2. Quan sát tế bào vảy hành tây
- Vật liệu: củ hành tây.
- Hóa chất: dung dịch lugol (I2 trong KI).
- Thực hành:
 Dùng dao lam rạch 1 ô vuông cạnh 1/2cm ở mặt trong vảy củ hành
tây còn tươi. Dùng kim mũi giáo lột nhẹ một lớp mỏng biểu bì rồi cho vào
giọt nước sẵn trên lame. Đậy lamelle lại bằng cách nghiêng 45
o
, hạ từ từ
xuống để tránh bọt khí có trong kính.
 Quan sát ở vật kính nhỏ các tế bào dài, vách mỏng. Chuyển sang vật
kính lớn hơn nhận diện màng tế bào, tế bào chất và nhân.
 Dùng lại miếng biểu bì trên, hoặc bóc 1 miếng biểu bì củ hành
khác. Cho vào 1 giọt dung dịch lugol. Các thành phần của tế bào được
quan sát rõ hơn. Vẽ hình.





















BÀI 2: CẤU TRÚC TẾ BÀO
1. NGUYÊN TẮC:
Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của đa số sinh vật (trừ những
dạng sống tiền tế bào như virus). Những sinh vật đơn bào như vi khuẩn,
cơ thể chỉ gồm 1 tế bào. Các sinh vật đa bào cấu tạo từ nhiều tế bào; ví dụ
con người gồm khoảng 10
14
tế bào.
Trong bài thực tập này, chúng ta sẽ làm quen với các đối tượng thường
được dùng trong nghiên cứu và có thể ứng dụng trong sinh học phân tử và
công nghệ sinh học. Để tiện cho việc tìm hiểu, trước hết chúng ta quan sát
các tế bào Eukaryote. Đây là những tế bào có kích thước lớn nên dễ quan
sát. Sau đó, ta sẽ tìm hiểu các tế bào Prokaryote để nhận thấy sự khác biệt

căn bản giữa hai loại tế bào này.
a. Tảo Nannochloropsis: thuộc ngành tảo lục (Chlorophyta), một sinh
vật đơn bào, nhân chuẩn. Mỗi một tế bào chứa một lục lạp. Tế bào phân
chia thành 2, 4, 8 hay 16. chúng tập hợp thành từng nhóm trong một vách
chung.
b. Sự chuyển động của dòng nguyên sinh chất trong tế bào lá rong
Elodea: Nguyên sinh chất trong tế bào luân chuyển để giúp việc chuyên
chở các chất hòa tan được mau lẹ hơn, tạo thành dòng nguyên sinh.
c. Tế bào xoang miệng thuộc biểu mô phủ, bao phủ mặt trong xoang
miệng.
d. Vi khuẩn Bacillus subtilis: là Prokaryote, hình que di động. Có kích
thước 2.5 x 1.5um. B. subtilis là một trong những đối tượng được dùng để
nghiên cứu biến nạp.
2. VẬT LIỆU – HÓA CHẤT
- Vật liệu: Tảo Nannochloropsis, rong Elodea.
- Hóa chất: dung dịch lugol.
3. THỰC HÀNH:
3.1. Tảo Nannochloropsis:
Cách lấy mẫu tế bào tảo để quan sát: Lắc đều dịch môi trường, dùng
que cấy vòng lấy dịch tảo. cho dịch lên lame, đậy lamelle.
Quan sát dưới kính hiển vi ở độ phóng đại 40X.
3.2. Sự chuyển động của dòng nguyên sinh chất trong tế bào lá rong
Elodea:
Đặt một lá rong Elodea đã được phơi nắng trong 1 giọt nước trên
lame. Quan sát dưới KHV tìm các tế bào có chứa nhiều hạt lục lạp màu
xanh lục, hình bầu dục, đang tạo thành một dòng chuyển động chậm.
3.3. Tế bào xoang miệng:
Dùng đầu tăm cạo nhẹ mặt trong xoang miệng. phết lên lame có để sẵn
1 giọt lugol. Đậy lamelle. quan sát dưới KHV. Vẽ hình các tế bào xoang
miệng là những tế bào lát đơn, dẹt, có nhân.



















BÀI 3: SỰ THẨM THẤU
1. NGUYÊN TẮC:
Sự di chuyển của nước qua màng thấm chọn lọc từ chỗ có nồng độ
chất thấp hơn đến chỗ có nồng độ chất cao hơn gọi là sự thẩm thấu.
Khi tế bào được đặt trong dung dịch ưu trương, không bào chứa dịch
tế bào là dung dịch nhược trương sẽ bị mất nước nên co lại, màng tế bào
tách khỏi vách, ta có hiện tượng co nguyên sinh.
Nếu đặt tế bào này lại trong dung dịch nhược trương, nước sẽ di
chuyển vào tế bào làm tế bào chất diễn ra, không bào to dần, ta có hiện
tượng hồi nguyên sinh. Nước tiếp tục vào không bào làm áp suất thẩm
thấu của không bào tăng lên, màng tế bào trở nên căng cứng, tạo thành
hiện tượng tế bào trương nước.

Đối với nhiều loại tế bào khác không có vách như tế bào hồng cầu cho
nước, đường và anion thấm qua nhưng ít thấm với cation. Chất điện phân
(chủ yếu là NaCl) là nguyên nhân chủ yếu tạo ra áp suất thẩm thấu (P)
trong hồng cầu. P của huyết tương và P của hồng cầu tương quan cân
bằng nhau. Chính vì vậy khi pha chế dung dịch sinh lý cần đảm bảo P của
dung dịch sinh lý bằng P trong hồng cầu biết nồng độ của chất điện giải
trong huyết tương là 0.9%.
- Trong dung dịch ưu trương, một phần nước trong hồng cầu đi qua
màng tế bào ra ngoài, do đó hồng cầu co lại.
- Trong dung dịch đẳng trương, hồng cầu được bảo toàn hình dạng
và số lượng (dung dịch sinh lý 0.9% NaCl).
- Trong dung dịch nhược trương, các hồng cầu sẽ thay đổi kích
thước vì nước từ dung dịch vào hồng cầu làm hồng cầu phồng lên.
Nếu:
+ Trong dung dịch ít nhược trương thì tất cả hồng cầu phồng lên
nhưng không vỡ.
+ Trong dung dịch nhược trương tương đối lớn hơn, hồng cầu phồng
lên và một số bị phá hủy làm cho Hemoglobin tan ra và hòa trong
dung dịch dẫn đến sự tiêu huyết. Trường hợp này là sự tiêu máu không
hoàn toàn.
2. VẬT LIỆU-HÓA CHẤT:
- Vật liệu: lá lẻ bạn, máu chuột (ếch), củ dền.
- Hóa chất: CaCl
2
, NaCl, NaNO
3
, KNO
3
, nước cất.
3. THỰC HÀNH:

3.1. Thí nghiệm 1: Xác định nồng độ dung dịch đẳng trương dựa
trên sự biến đổi kích thước mô
- Đổ khoảng 10ml các dung dịch CaCl
2
có nồng độ khác nhau (0.02M;
0.08M; 0.15M; 0.3M) vào các ống nghiệm và ghi số để tránh nhầm lẫn.
- Cắt củ dền thành các đoạn bằng nhau dài 3cm, rộng 1cm, dày 0.5cm.
Mỗi dung dịch ngâm 3 đoạn mẫu.
- Sau 45 phút ngâm mẫu, lấy các mẫu ra và đo lại chiều dài của chúng.
Xác định nồng độ dung dịch đẳng trương (dung dịch không làm thay đổi
kích thước mẫu).
3.2. Thí nghiệm 2: Quan sát cả 2 hiện tượng co và hồi nguyên sinh
với tế bào có không bào chứa sắc tố như tế bào biểu bì dưới của lá lẻ
bạn
- Dùng dao lam tách một lớp mỏng biểu bì ở mặt dưới (màu tím) lá lẻ
bạn. Đặt trong 1 giọt nước trên lame, đậy lamelle. Quan sát và vẽ hình qua
kính hiển vi vài tế bào với không bào có chứa sắc tố màu tím anthocyanin
ở khắp các tế bào.
- Đặt miếng biểu bì trên trong một giọt nước muối NaCl 5%. Quan sát
hiện tượng co nguyên sinh. Mô tả, giải thích, vẽ hình.
- Thấm ráo nước muối dưới lamelle của miếng biểu bì, thêm một giọt
nước vào mép lamelle. Quan sát sự hồi nguyên sinh. Mô tả, giải thích, vẽ
hình.
3.3. Thí nghiệm 3: Sự vận chuyển nước qua màng tế bào hồng cầu
- Lấy 6 ống nghiệm đặt trên giá và đánh số thứ tự từ 1 đến 6.
- Cho vào từng ống nghiệm nước cất và dung dịch NaCl 1.5% theo
đúng chỉ dẫn của bảng sau, ta sẽ pha chế được 6 ống nghiệm có dung dịch
NaCl có các nồng độ khác nhau từ cao đến thấp, lắc đều.
STT
các ống

nghiệm
Dung dịch
NaCl
1.5% (ml)
Nước cất (ml)
Nồng độ dung dịch NaCl thu
được (%)
(V = 5ml)
1
5
0
1.5
2
4
1
1.2
3
3
2
0.9
4
2
3
0.6
5
1
4
0.3
6
0

5
0
- Dùng ống nhỏ giọt, nhỏ 1 giot máu không có sợi huyết vào các ống
nghiệm. Lắc các ống nghiệm chứa dung dịch cho đều rồi đặt vào giá theo
thứ tự (khoảng 20 giây). Quan sát hiện tượng, ghi nhận kết quả, giải thích.
BÀI 4: THÀNH PHẦN HỮU CƠ CỦA TẾ BÀO
1. NGUYÊN TẮC:
1.1. Protide:
1.1.1. Phản ứng Ninhydrin đặc trưng cho các α-acid amin
Tất cả các α-acid amin của protein đều phản ứng với Ninhydrin. Ngoài
ra, các protein, peptide, muối amoni và ammoniac cũng tạo thành màu với
Ninhydrin. Vì vậy muốn nhận biết α-acid amin có trong dung dịch, ta đem
thủy phân dung dịch này. Dùng dung dịch Ninhydrin để nhận biết.

phức hợp màu xanh tím (vàng đối với prolin)
1.1.2. Phản ứng Biuret đặc trưng cho liên kết peptide (-CO-NH-)
Các chất có chứa từ 2 liên kết peptide trở lên (3 acid amin liên kết) đều
có phản ứng Biuret).
Trong môi trường kiềm mạnh, các liên kết peptide phản ứng với
CuSO
4
tạo thành phức chất màu. Màu của phản ứng phụ thuộc vào lượng
Cu và số lượng các liên kết peptide trong phân tử chất tham gia phản ứng.
1.2. Hydratcarbon
1.2.1. Tinh bột
Là polysaccharide tiêu biểu, dự trữ chủ yếu trong thực vật (trong củ,
quả, hạt). Thường chiếm tỷ lệ khá cao từ 60 - 80%; cũng tồn tại trong than
lá nhưng chỉ một phần nhỏ. Tích tụ trong tế bào thực vật với các hình thái
khác nhau như hình cầu, bầu dục, đa giác với kích thước khác nhau từ
0.02 – 0.12mm.

- Phản ứng của tinh bột với dung dịch lugol: khi tác dụng với iod, tinh
bột cho màu tím xanh đặc trưng.
- Nếu thủy giải tinh bột bằng enzyme hoặc acid, màu xanh đặc trưng
dần dần biến mất cho đến khi tinh bột bị thủy giải hoàn toàn thành
glucose.
1.2.2. Cellulose
Là polysaccharide phổ biến nhất trong giới thực vật. Nó là thành phần
chủ yếu tham gia vào cấu tạo của màng tế bào và thành tế bào thực vật.
Người ta có thể thủy phân cellulose bởi acid sulfuric đậm đặc tạo
thành glucose, hoặc ở mức độ nhẹ thì thu được cellobiose.
1.3. Lipid
Trong các hạt có dầu, ngoài protein và tinh bột thì lipid cũng thường
được tích tụ nhiều để cung cấp năng lượng cho sự phát triển của phôi
thành cây con.
Lipid trong tế bào có thể ở nhiều dạng: triglyceride (mỡ, dầu),
phospholipid, glycolipid, steroid. Dễ quan sát hơn cả là những giọt dầu
trong tế bào các loại mô dự trữ ở thực vật.
2. VẬT LIỆU - HÓA CHẤT
2.1. Vật liệu:
Khoai tây, đậu xanh, củ carot, đậu phộng đã ngâm nước (hoặc cơm
dừa).
2.2. Hóa chất:
-Glycine 0.02%, albumin 1%, NaOH 10%, CuSO4 1%.
- Dung dịch hồ tinh bột, dung dịch lugol, HCl đậm đặc, H2SO4 75%.
- Soudan III, cồn 20%, glycerin, cồn tuyệt đối.
3. THỰC HÀNH
3.1. Protide
Phản ứng Biuret: Lấy 3 ống nghiệm:
- Ống 1 (ống thí nghiệm): 1ml albumin 1% + 1ml NaOH 10% + vài
giọt CuSO

4
1%.
- Ống 2 (ống chứng): 1ml nước cất + 1ml NaOH 10% + vài giọt
CuSO
4
1%.
- Ống 3: 1ml glycine + 1ml NaOH 10% + vài giọt CuSO
4
1%.
Lắc đều 3 ống nghiệm, quan sát hiện tượng và giải thích.
3.2. Hydratcarbon
3.2.1. Tinh bột
- Cạo nhẹ lên miếng khoai tây. Cho phần bột vừa cạo vào một giọt
nước sẵn trên lame. Đậy lamelle. Quan sát ở số bội giác nhỏ thấy các hạt
tinh bột như các bọt nước chuyển động. Chuyển sang số bội giác lớn hơn
để thấy rõ các vân tăng trưởng và tâm. Vẽ hình. Thực hành như trên với
tinh bột hạt đậu xanh.
- Cho 1 giọt dung dịch lugol (iod trong KI) lên lame. Cho 1 giọt dung
dịch hồ tinh bột vào dung dịch lugol  màu tím xanh đặc trưng.
- Đun sôi cách thủy ống nghiệm chứa 2 ml hồ tinh bột và 10 giọt HCl
đậm đặc. Sau mỗi 2 phút thủy giải, lấy 1 giọt dung dịch trong ống thử và
nhỏ lên trên 1 giọt lugol đã để sẵn trên lame.
Trong lúc thủy giải ta có những màu gì? Kết luận? Để thực hiện sự
thủy phân hoàn toàn cần thời gian bao lâu? Mấy lần thử?
3.2.2. Cellulose
Quan sát dưới KHV 1 lát mỏng củ carot trong 1 giọt dung dịch lugol.
Vẽ hình vách tế bào tẩm lugol.
Dùng giấy thấm hút ráo dung dịch lugol, cẩn thận nhỏ 1 giọt H2SO4
75% vào 1 cạnh của lamelle. Để tự acid ngấm vào lát cắt carot. Quan sát
lại trạng thái vách tế bào. Vẽ hình.

3.3. Lipid
Emulsion test: Gĩa nhuyễn hạt đậu phộng trong 10 ml cồn tuyệt đối
trong cối sạch. Sau đó cho qua giấy lọc, thu lấy phần nước (khoảng 5ml)
cho vào ống nghiệm. Thêm 5ml nước, lắc đều. Quan sát và giải thích hiện
tượng.


















BÀI 5: HOẠT ĐỘNG CỦA ENZYME
1. NGUYÊN TẮC:
Enzyme là những chất xúc tác sinh học có bản chất là protein, hiệu
suất xúc tác lớn hơn tất cả các chất xúc tác hữu cơ và vô cơ khác.
Hoạt động của phần lớn enzyme dễ dàng bị biến đổi dưới tác dụng của
các yếu tố hóa lý như nhiệt, pH, các ion kim loại và nhiều chất khác. Các
yếu tố này làm tăng hoặc giảm hoạt tính của enzyme.

Amylase là enzyme thủy phân tinh bột thành glucose. Trong môi
trường có I2KI (thuốc thử lugol) sẽ tạo màu xanh dương với tinh bột, hay
tạo màu đỏ với dextrin có được từ sự thủy phân tinh bột. Điều này sẽ
chứng minh tác dụng của amylase.
2. VẬT LIỆU – HÓA CHẤT:
2.1. Vật liệu: Hạt đậu xanh nảy mầm.
2.2. Hóa chất: Amylase, tinh bột, dung dịch lugol, NaCl, HCl, NaOH,
CuSO4.
3. THỰC HÀNH:
3.1. Thí nghiệm 1: So sánh tác dụng của các chất xúc tác vô cơ và
tác dụng xúc tác của enzyme
Cách thực hiện: chuẩn bị 3 ống nghiệm:
- Ống nghiệm 1: 5 ml dung dịch tinh bột 1% + 1ml nước cất, đun sôi
cách thủy.
- Ống nghiệm 2: 5 ml dung dịch tinh bột 1% + 1ml HCl 1%, đun sôi
cách thủy.
- Ống nghiệm 3: 5 ml dung dịch tinh bột 1% + 1ml amylase (hay 1ml
nước bọt), để ở nhiệt độ phòng.
Sau 15 phút, lấy tất cả các ống ra, làm nguội các ống đun cách thủy,
tiến hành các thí nghiệm sau:
- Thử phản ứng màu với iode: Lấy 1ml dịch trong mỗi ống nghiệm cho
vào đĩa sứ (nhớ đánh số thứ tự tương ứng) thêm vào mỗi đĩa 1 giọt dung
dịch lugol. Quan sát, ghi nhận kết quả.
- Thử phản ứng Trome: lấy 3 ml dung dịch của mỗi ống trên, cho vào
các ống nghiệm đã đánh số tương ứng, thêm vào mỗi ống 1ml NaOH 10%
lắc đều và vài giọt CuSO
4
3%. Sau đó đem đun. Nếu thấy xuất hiện màu
vàng hay đỏ nâu là có glucose, maltose hoặc dextrin phân tử thấp có tính
khử.


3.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính của
enzyme
Nghiền nát 10g hạt đậu xanh đã lên mầm, thêm vào 10ml nước, vắt kỹ
qua vải lọc, thu lấy nước lọc có chứa amylase: dung dịch amylase.
Đánh số thứ tự từ 1 đến 4 lên 4 ống nghiệm và cho vào mỗi ống
nghiệm 2ml tinh bột 1%. Đặt:
- Ống 1 vào nồi cách thủy đang sôi.
- Ống 2 vào bể ổn nhiệt 50
o
C.
- Ống 3 ở nhiệt độ phòng.
- Ống 4 vào nước đá đang tan.
Sau 10 phút (để dung dịch đạt nhiệt độ cần thiết), thêm vào mỗi ống
2ml dung dịch amylase. Tiếp tục giữ ở nhiệt độ như trên trong 10 phút.
Lấy từ mỗi ống nghiệm 0.5ml cho vào đĩa sứ ở các vị trí tương ứng 1,
2, 3, 4; để một lúc cho đạt nhiệt độ phòng; thêm vào mỗi vị trí vài giọt
iode. Quan sát màu, giải thích.
3.3. Thí nghiệm 3. Ảnh hưởng của pH môi trường đến hoạt độ
enzyme
Chuẩn bị 7 ống nghiệm, đánh số thứ tự từ 17. Cho vào mỗi ống 2ml
dung dịch pH có các giá trị pH như sau: 8.0; 7.6; 7.2; 6.8; 6.4; 6.0 và 5.6.
Thêm vào mỗi ống 5ml dung dịch tinh bột 0,2% trong NaCl 0,1%, lắc
đều. Cho vào mỗi ống 0,5ml dung dịch amylase, lắc đều. Sau 3 phút, lấy
0,5ml dung dịch của mỗi ống cho lên bảng bằng sứ để thử phản ứng màu
với thuốc thử lugol. Cứ sau 5 phút lại thử 1 lần cho đến khi dung dịch của
1 ống nào đó cho phản ứng âm với thuốc thử lugol thì bắt đầu cho vào
mỗi ống 3 giọt thuốc thử lugol. Lắc đều, ghi màu của mỗi ống.
Ghi kết quả và nhận xét.









BÀI 6. PHÂN BÀO NGUYÊN NHIỄM (MITOSE)
I. GIỚI THIỆU INTERPHASE VÀ MITOSIS
Mitosis là một tiến trình phân chia NST và phân bào xảy ra ở các tế
bào eukaryote, tạo ra 2 tế bào con từ một tế bào ban đầu. Các tế bào con
giống hệt nhau và giống tế bào bố mẹ. Mitosis diễn ra 4 phase: prophase,
metaphase, anaphase và telophase. Interphase không phải là một phần của
mitosis. Tiến trình mitosis chỉ xảy ra một giai đoạn rất ngắn trong chu
trình tế bào trong khi interphase là một phase rất dài. Đây là giai đoạn
chuẩn bị cho quá trình phân chia tế bào. Interphase gồm 3 giai đoạn G1, S
và G2.


Hình 1. Chu trình tế bào
- Interphase: Tế bào thực hiện các hoạt động trao đổi chất và chuẩn bị
cho tiến trình mitosis. Các NST không quan sát rõ rang trong nhân chất
nhưng có thể quan sát rất rõ hạch nhân. Tế bào có thể chứa một cặp trung
thể.
- Prophase: Chất nhiễm sắc trong nhân bắt đầu đóng xoắn và co ngắn
thành các NST và có thể quan sát dưới KHV quang học.
Hai trung tử được tạo thành do quá trình nhân đôi của trung thể tách
nhau ra và tiến về 2 cực của tế bào, thoi vô sắc hình thành giữa 2 trung tử.
Hạch nhân và màng nhân tiêu biến.
- Metaphase: Thoi vô sắc bắt đầu được hoàn chỉnh. NST kép đóng

xoắn và co ngắn cực đại, trở thành dạng điển hình đặc trưng cho từng loài.
Các NST kép xếp thành một hàng dọc trên mặt phẳng xích đạo.
- Anaphase: 2 chromatide trong từng NST kép dưới tác động co rút
của thoi phân bào tách nhau ra tại tâm động tạo thành 2 NST đơn phân ly
về 2 cực của tế bào. 2n NST kép trở thành 2n NST đơn ở cực tế bào.
- Telophase: Màng nhân và hạch nhân xuất hiện trở lại, xuất hiện 2
nhân. Tế bào chất phân chia tạo ra 2 tế bào con giống nhau và giống mẹ.
NST bắt đầu dãn xoắn.
2. HÓA CHẤT – DỤNG CỤ
2.1. Vật liệu: Củ hành đỏ, cát ẩm.
2.2. Hóa chất:
Cồn 70
o
, cồn 90
o
, HCl 1N, Nước cất, Carmin 1%, Carnoy (cồn 90o:
acid acetic = 3:1)
2.3. Dụng cụ:
Kim mũi mác, lame và lamelle, giấy thấm, lọ chứa mẫu, đĩa đồng hồ,
kẹp.
3. THỰC HÀNH
Trồng hành trong cát ẩm đến khi rễ có độ dài 0.5 -1cm. Cắt chóp rễ
khoảng 2mm (thời gian lấy mẫu 10 – 13 giờ). Cố định trong carnoy. Rửa
cồn 90
o
2 lần, mỗi lần 10 phút. Giữ mẫu trong cồn 70
o
. Làm tiêu bản tạm
thời.
Rửa nước mẫu vật. Làm mềm rễ bằng HCl 1N trong 15 phút. Rửa

nước kỹ.
Nhuộm carmin trong 10 – 15 phút. Đè bẹp mẫu vật với giọt glycerin.
SV quan sát ở vật kính x10, và chi tiết ở x40.
Xác định các giai đoạn trong chu trình tế bào. Vẽ chi tiết ở vật kính
x40.

×