Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Dạy thêm 11 cđ truyện thơ w

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 78 trang )

NGỮ VĂN 11 – TÀI LIỆU DẠY THÊM – CĐ TRUYỆN THƠ

Trường:.......................................................

Họ và tên giáo viên:………………………

Tổ:..............................................................

…………………………………………….

TÊN BÀI DẠY:
ÔN TẬP TRUYỆN THƠ
Môn học: Ngữ Văn/Lớp: 11
Thời gian thực hiện: ….. tiết
A. TỔNG QUAN
MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về năng lực đặc thù

- Học sinh xác định và phân tích được các yếu tố cơ bản của
truyện thơ dân gian và truyện thơ Nôm như: cốt truyện, nhân
vật, người kể chuyện, độc thoại nội tâm, bút pháp miêu tả, ngôn
ngữ,…
- Học sinh xác định và phân tích được chủ thể sáng tạo, thái
độ và tư tưởng của tác giả trong văn bản
- Học sinh xác định, phân loại và nêu được ý nghĩa các văn
bản có nhiều chủ đề, chủ đề chính và chủ đề phụ; các chủ đề
mang đặc trưng văn hoá dân tộc (tính dân tộc) và các chủ đề
mang tính phổ biến trên thế giới (tính nhân loại)
- Học sinh phân tích được ý nghĩa, tác dụng của yếu tố tự sự
trong thơ
- Học sinh so sánh hai văn bản văn học viết về cùng một đề tài


- Học sinh nêu và đánh giá được quan điểm của người viết và
trình bày quan điểm của bản thân (người đọc) về vấn đề/nội
dung được nói đến trong tác phẩm

1


NGỮ VĂN 11 – TÀI LIỆU DẠY THÊM – CĐ TRUYỆN THƠ
2.1 Về năng lực chung

- Học sinh phát triển: Tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải
quyết vấn đề,...

3. Về phẩm chất

Phát triển các phẩm chất tốt đẹp về tình yêu thương, sự cống
hiến, sự dẫn dắt, sự cố gắng, biết đồng cảm và yêu thương,…

NỘI DUNG BÀI HỌC

● Ôn tập về tri thức ngữ văn về truyện thơ nói chung

Đọc

● Luyện đề và đọc hiểu (06 văn bản)
● Viết được văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học

Viết

(truyện thơ/thơ có yếu tố tự sự) hoặc một bộ phim, bài

hát, bức tranh, pho tượng; nêu và nhận xét về nội dung,
một số nét nghệ thuật đặc sắc.
● Viết được văn bản nghị luận về một vấn đề được đặt ra
trong tác phẩm văn học

B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
TIẾT 1. ÔN TẬP TRI THỨC NGỮ VĂN VỀ TRUYỆN THƠ
I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực đặc thù
- Học sinh xác định và phân tích được các yếu tố cơ bản của truyện thơ dân gian và truyện thơ
Nôm như: cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, độc thoại nội tâm, bút pháp miêu tả, ngôn ngữ,…
- Học sinh phân tích và xác định được chủ thể sáng tạo, thái độ và tư tưởng của tác giả trong văn
bản
- Học sinh xác định, phân loại và nêu được ý nghĩa các văn bản có nhiều chủ đề, chủ đề chính
và chủ đề phụ; các chủ đề mang đặc trưng văn hố dân tộc (tính dân tộc) và các chủ đề mang tính
phổ biến trên thế giới (tính nhân loại)

2


NGỮ VĂN 11 – TÀI LIỆU DẠY THÊM – CĐ TRUYỆN THƠ
- Học sinh phân tích được ý nghĩa, tác dụng của yếu tố tự sự trong thơ
- Học sinh so sánh hai văn bản văn học viết về cùng một đề tài
- Học sinh nêu và đánh giá được quan điểm của người viết và trình bày quan điểm của bản thân
(người đọc) về vấn đề/nội dung được nói đến trong tác phẩm
2. Về năng lực chung : Học sinh phát triển: Tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn
đề,...
3. Về phẩm chất: Phát triển các phẩm chất tốt đẹp về tình yêu thương, sự cống hiến, sự dẫn dắt,
sự cố gắng, biết đồng cảm và yêu thương,…
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU

1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập
2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TỔ CHỨC THỰC HIỆN

SẢN PHẨM

1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – TẠO TÂM THẾ
a. Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học
b. Nội dung thực hiện: Thực hiện phiếu thông tin K – W – L để thu thập các thông tin mà HS
đã học được về thể loại TRUYỆN THƠ NÓI CHUNG
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
Thực hiện phiếu thông tin K – W – L để thu
thập các thông tin mà HS đã học được về thể
loại TRUYỆN THƠ NÓI CHUNG
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh suy nghĩ và chia sẻ

3


NGỮ VĂN 11 – TÀI LIỆU DẠY THÊM – CĐ TRUYỆN THƠ
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Câu trả lời của học sinh
Bước 4. Kết luận, nhận định
Giáo viên dẫn dắt vào bài học
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
a. Mục tiêu hoạt động:
- Học sinh xác định và phân tích được các yếu tố cơ bản của truyện thơ dân gian và truyện thơ
Nôm như: cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, độc thoại nội tâm, bút pháp miêu tả, ngôn

ngữ,…
b. Nội dung thực hiện:


Học sinh đọc phần “Tri thức ngữ văn” trong SGK và kết hợp đọc tài liệu bổ trợ giáo viên đưa



Học sinh thực hành cá nhân – thảo luận nhóm để tìm hiểu phần tri thức ngữ văn

Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập

I. Truyện thơ dân gian

HS hoàn thành phiếu học tập (Sơ đồ tư duy) 1. Định nghĩa: Truyện thơ dân gian là một thể
về thể loại truyện thơ nói chung và so sánh:
-

loại văn học dân gian, sáng tác dưới hình thức văn
vần, thường xoay quanh đề tài tình u, hơn nhân;

Truyện thơ dân gian và Truyện thơ Nôm

kết hợp tự sự với trữ tình, rất gần gũi với ca dao,

bình dân
-

dân ca; phát triển nhiều ở các dân tộc miền núi.


Truyện thơ Nơm bình dân và Truyện thơ
Nơm bác học

2. Cốt truyện: Cốt truyện đơn giản, thường xoay
quanh số phận của một vài nhân vật chính; có thể

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

sử dụng yếu tố kì ảo hoặc khơng sử dụng. Các mối

Học sinh suy nghĩ và thực hiện

quan hệ trong cốt truyện phần lớn lấy từ truyện cổ

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

tích đề cập tới thời điểm xã hội có giai cấp phát
triển. Truyện thơ ra đời nhằm thể hiện nhận thức

Học sinh chia sẻ

của nhân dân về xã hội phân hóa phức tạp đang
diễn ra, từ đó lên tiếng bênh vực, đấu tranh cho
4


NGỮ VĂN 11 – TÀI LIỆU DẠY THÊM – CĐ TRUYỆN THƠ
Bước 4. Kết luận, nhận định

những con người nghèo khổ, hướng tới khát vọng

cao đẹp và mơ ước một xã hội công bằng bằng, tự

Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản

do
Mơ hình hóa cốt truyện: Gặp gỡ, u nhau và thề
nguyền, đính ước  Bị cha mẹ ngăn cấm, ép gả,
rẽ duyên  Tìm đến cái chết để giữ thủy chung
và đoàn tụ với người yêu
3. Phân loại:
- Cách chia thứ nhất: Đề tài tình yêu, Đề tài sự
nghèo khổ và đề tài chính nghĩa
- Cách chia thứ hai: trữ tình – tự sự, tự sự - trữ
tình
4. Nhân vật
- Nhân vật chính thường là một đơi nam nữ xuất
thân tầng lớp bình dân, gặp nhau trước tiên ở
những nơi gian truân, vất vả, thiệt thòi trong cuộc
sống “Em mồ côi, anh cũng mồ côi” (Nam Kim –
Thị Đan, Tày); có tên hoặc chỉ là tên gọi phiếm
chỉ “anh” – “em” (Tiễn dặn người yêu)
- Hai cơ thể khỏe và hai tâm hồn trẻ, khao khát
tình yêu lứa đơi bình dị, thủy chung
Ước cùng nahu cho nên đàng cửa
Quyết chơi cùng nhau cho nên đàng nhà
(Nàng Ờm – chàng Bồng Hương – Mường)
- Sự bất hạnh của họ là tình yêu nảy nở trong tam
cương ngũ thường, trọng nam khinh nữ. Xã hội
5



NGỮ VĂN 11 – TÀI LIỆU DẠY THÊM – CĐ TRUYỆN THƠ
coi trọng hôn nhân theo sự sắp đặt của cha mẹ chứ
khơng coi trọng tình u, vì vậy nó không cho
phép các chàng trai, cô gái tự do yêu đương, thái
độ phân biệt giàu nghèo, sang hèn, coi trọng đồng
tiền và xem nhẹ tình u đơi lứa
Nghe lời mẹ, cúi mặt bước chân
Mẹ có biết đâu nước mắt con đang chảy
Chỉ biết ép con về nhà chồng
Bắt con cúi đầu cất bước
(Nam Kim – Thị Đan)
Bố nàng tham bạc tham vàng
Chú bác họ hàng tham cơm sang cỗ lớn
Thuận gà nàng cho Vua Ao ước
(Nàng Nga – Hai Mối)
- Giá trị: Tiếng nói kêu cứu địi giải phóng con
người, giải phóng tình u chân chính khỏi bàn
tay phong kiến thơ bại, ca ngợi tình u khơng vụ
lợi, tự do, sự thủy chung và ý chí kiên cường đấu
tranh.
5. Ngơn ngữ: Ngơn ngữ truyền khẩu, giàu chất
trữ tình, mang âm hưởng làn điệu dân ca, giàu
hình ảnh biện pháp tu từ, giai điệu du dương, êm
ái
II. Truyện thơ Nôm

6



NGỮ VĂN 11 – TÀI LIỆU DẠY THÊM – CĐ TRUYỆN THƠ
1. Định nghĩa: Truyện thơ Nôm (hay truyện
Nôm) là một thể loại văn học độc đáo của văn học
Việt Nam, sáng tác dưới hình thức văn vần (lục
bát hoặc song thất lục bát), có cốt truyện, phát
triển mạnh vào cuối thế kỉ XVIII và thế kỉ XIX;
dùng thơ tiếng Việt viết bằng chữ Nôm (thường
là thơ lục bát) để kể chuyện (trần thuật), có khả
năng phản ánh về hiện thực xã hội và con người
với một phạm vi tương đối rộng.
2. Phân loại:
Truyện thơ Nôm thường chia làm hai loại:
- Truyện thơ Nơm bình dân do các tác giả trong
giới bình dân (thường là khuyết danh) sáng tác,
chủ yếu lưu hành trong dân gian, nội dung phản
ánh cuộc sống và khát vọng của người dân tầng
lớp dưới, ngôn ngữ giản dị gần với lời ăn tiếng nói
hằng ngày của nhân dân. Ví dụ: Thạch Sanh,
Tống Trân Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa,...
- Truyện thơ Nôm bác học do các tác giả là trí
thức Nho học (thường có tên tuổi, lai lịch rõ ràng)
sáng tác, lưu hành rộng rãi nhưng chủ yếu vẫn
trong giới trí thức tinh hoa, có nội dung phản ánh
số phận và nhu cầu của giới trí thức, có chất lượng
nghệ thuật cao. Ví dụ: Truyện Kiều (Nguyễn Du),
Mai đình mộng kí (Nguyễn Huy Hổ), Sơ kính tân
trang (Phạm Thái),.
3. Cốt truyện:

7



NGỮ VĂN 11 – TÀI LIỆU DẠY THÊM – CĐ TRUYỆN THƠ
Cốt truyện trong truyện thơ Nơm: Truyện thơ
Nơm có thể sử dụng cốt truyện dân gian, cốt
truyện trong văn học viết Trung Quốc hoặc cốt
truyện lấy từ chính cuộc đời tác giả và thực tiễn
đời sống. Cốt truyện trong truyện thơ Nơm
thường được chia làm hai nhóm, thể hiện qua các
mơ hình sau:
*Mơ hình Gặp gỡ (Hội ngộ)  Tai biến (Lưu
lạc)  Đồn tụ (Đồn viên)
Ví dụ: Phạm Cơng Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa,
Truyện Kiểu,…
*Mơ hình Nhân – Quả
Ở hiền
Ở ác

Tai biến (Thử Gặp lành
thách)

Gặp dữ

Ví dụ: Thạch Sanh, Quan Âm Thị Kính,…
4. Nhân vật:
- Nhân vật trong truyện thơ Nôm thường được
chia thành hai tuyến rõ ràng: nhân vật chính diện
(đại diện cho cái tốt, cái đẹp, cái tiến bộ) và nhân
vật phản diện (đại diện cho cái xấu, cái ác, cái bảo
thủ).

- Nhân vật trong truyện thơ Nôm thường được xây
dựng theo khuôn mẫu như: chàng trai tài giỏi (tài
tử), chung tình, hiếu học, trải qua nhiều khó khăn
về sau thành đạt; cơ gái xinh đẹp (giai nhân), nết

8


NGỮ VĂN 11 – TÀI LIỆU DẠY THÊM – CĐ TRUYỆN THƠ
na, đảm đang, hiếu thảo, luôn sắt son chung
thuỷ,...
5. Ngôn ngữ
- Truyện thơ Nôm được viết bằng chữ Nôm, có sự
kết hợp giữa tự sự với trữ tình.
- Truyện thơ Nơm bình dân có ngơn ngữ gần với
lời ăn tiếng nói hằng ngày, cịn truyện thơ Nơm
bác học sử dụng nhiều biện pháp tu từ và nhiều
điển tích, điển cố.
- Có nhiều tác phẩm đạt tới trình độ điêu luyện.
Phụ lục 1. Phiếu học tập tìm hiểu tri thức Ngữ văn (Đính kèm tài liệu)
Phụ lục 2. Phương pháp tiếp cận thể loại
Yếu tố cơ bản của thể loại

Phương pháp tiếp cận

Tiểu loại của văn bản (Truyện thơ dân gian, Bước 1. Đọc văn bản
Truyện thơ Nơm bình dân, Truyện thơ Nôm
bác học)

Bước 2 Yếu tố tự sự trong truyện thơ

- Xác định ngơi kể, cốt truyện, tóm tắt

Nội dung phản ánh

- Xác định nhân vật và các đặc điểm nhân vật –
Cốt truyện (Chuỗi sự việc thể hiện tính cách,
tâm trạng nhân vật)

phân tích nhân vật để thấy được đặc trưng nhân
vật trong truyện thơ

Nhân vật (Tốt – Xấu, lời thoại, cử chỉ, hành

Bước 3. Yếu tố trữ tình trong truyện thơ

động, tâm trạng)
- Xác định đặc sắc trong ngôn ngữ (chất dân ca,
Ngôn ngữ (chất dân ca, cảm xúc, hình ảnh,

cảm xúc, hình ảnh, nhạc điệu, biện pháp tu từ)

nhạc điệu, biện pháp tu từ)
Bước 4. Xác định chủ đề, thông điệp tư tưởng,
Ý nghĩa/thông điệp/giá trị văn hóa/triết lí nhân giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh
sinh

9


NGỮ VĂN 11 – TÀI LIỆU DẠY THÊM – CĐ TRUYỆN THƠ

Phụ lục 3. Các câu hỏi thường gặp

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

VẬN DỤNG

-

Xác định đề tài, cốt truyện, tóm tắt truyện thơ

-

Xác định hệ thống nhân vật và đặc điểm chính của nhân vật

-

Xác định chi tiết quan trọng trong văn bản

-

Phân tích nhân vật

-

Phân tích giá trị của chi tiết quan trọng trong văn bản

-


Nêu ý nghĩa, thông điệp, giá trị của văn bản

-

Trình bày được quan điểm về một vấn đề được đặt ra trong văn
bản

VẬN DỤNG CAO

-

Thực hành viết đoạn/bài văn phân tích, đánh giá văn bản

-

Thực hành viết đoạn/bài văn phân tích, đánh giá giá trị nội dung,
nghệ thuật của văn bản

TIẾT 2. KĨ NĂNG VIẾT
ÔN TẬP VỀ CÁC DẠNG BÀI


VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUYỆN THƠ
HOẶC THƠ CÓ YẾU TỐ TỰ SỰ (HOẶC MỘT BỘ PHIM, BÀI HÁT, BỨC TRANH,
PHO TƯỢNG) VÀ NHẬN XÉT VỀ NỘI DUNG, NGHỆ THUẬT



VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG TÁC PHẨM
VĂN HỌC


I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực đặc thù
- Học sinh viết được văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học hoặc một bộ phim, bài hát, bức
tranh, pho tượng; nêu và nhận xét về nội dung, một số nét nghệ thuật đặc sắc.

10


NGỮ VĂN 11 – TÀI LIỆU DẠY THÊM – CĐ TRUYỆN THƠ
- Học sinh viết được văn bản nghị luận về một vấn đề được đặt ra trong tác phẩm văn học
2. Về năng lực chung: Học sinh phát triển: Tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn
đề,...
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập
2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TỔ CHỨC THỰC HIỆN

SẢN PHẨM

1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – TẠO TÂM THẾ
a. Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học
❖ b. Nội dung thực hiện: Thực hiện phiếu thông tin K – W – L để thu thập các thông tin mà
HS đã học được về hai loại bài viết
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
Thực hiện phiếu thông tin K – W – L để thu
thập các thông tin mà HS đã học được về hai
dạng bài viết
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

Học sinh suy nghĩ và chia sẻ
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Câu trả lời của học sinh
Bước 4. Kết luận, nhận định
Giáo viên dẫn dắt vào bài học
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

11


NGỮ VĂN 11 – TÀI LIỆU DẠY THÊM – CĐ TRUYỆN THƠ
a. Mục tiêu hoạt động:
- Học sinh viết được văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học hoặc một bộ phim, bài hát, bức
tranh, pho tượng; nêu và nhận xét về nội dung, một số nét nghệ thuật đặc sắc.
- Học sinh viết được văn bản nghị luận về một vấn đề được đặt ra trong tác phẩm văn học
b. Nội dung thực hiện:
❖ HS nhắc lại các bước thực hiện kiểu bài viết
❖ HS thực hành luyện đề viết
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập

I. Văn bản nghị luận về một tác phẩm (cụ thể

HS nhắc lại những phương pháp, các bước
thực hiện về hai kiểu bài

là truyện thơ hoặc thơ có yếu tố tự sự)
1. Yêu cầu và kiểu bài
a. Kiểu bài: Nghị luận về một tác phẩm văn

- Nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện học là kiểu bài nghị luận dùng lí lẽ và bằng

thơ/thơ có yếu tố tự sự)
chứng để làm rõ giá trị nội dung và những nét
- Nghị luận về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm đó.
b. Yêu cầu đối với kiểu bài:
văn học
• Về nội dung: Nêu và nhận xét được một số

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn

- HS chia sẻ và ghi chép lí thuyết

bản dựa trên những lí lẽ xác đáng và bằng

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

chứng tiêu biểu, hợp lí được lấy từ tác phẩm.

Học sinh chia sẻ

• Về hình thức: Đảm bảo các yêu cầu của kiểu
bài nghị luận như lập luận chặt chẽ, diễn đạt

Bước 4. Kết luận, nhận định

mạch lạc; sử dụng các phương tiện liên kết văn
Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản

bản và kết hợp các thao tác lập luận hợp lí.

• Bố cục bài viết gồm ba phần:
+ Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận hoặc nêu
định hướng của bài viết.

12


NGỮ VĂN 11 – TÀI LIỆU DẠY THÊM – CĐ TRUYỆN THƠ
+ Thân bài: Lần lượt trình bày các luận điểm
để làm nổi bật những nét đặc sắc về nội dung
và hình thức nghệ thuật; đưa ra lí lẽ và bằng
chứng đa dạng, thuyết phục để làm sáng tỏ luận
điểm; các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng được sắp
xếp theo trình tự hợp lí.
+ Kết bài: Khẳng định ý kiến về giá trị của tác
phẩm hoặc nêu ý nghĩa của tác phẩm đối với
bản thân và người đọc/ người nghe.
2. Các bước thực hiện
Bước 1. Chuẩn bị viết
- Xác định đề tài, mục đích viết, đối tượng
người đọc
- Thu thập tư liệu: Sau khi chọn đề tài, bạn
hãy tìm tài liệu liên quan đến tác phẩm tại thư
viện, trên sách báo và Internet: Thông tin tác
giả, tác phẩm, cảm nhận phê bình của người
đọc, các ý kiến trái chiều khác.
Bước 2. Tìm ý và lập dàn ý


Tác phẩm có những giá trị đặc sắc nào về

nội dung? Lí lẽ và bằng chứng cho luận
điểm này là gì?



Tác phẩm có những giá trị đặc sắc nào về
nghệ thuật. Lí lẽ và bằng chứng cho luận
điểm này là gì?

Bước 3. Viết bài
Bước 4. Đánh giá theo Rubric chấm

13


NGỮ VĂN 11 – TÀI LIỆU DẠY THÊM – CĐ TRUYỆN THƠ
II. Nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong
tác phẩm văn học
1. Yêu cầu và kiểu bài
a. Kiểu bài: Là kiểu bải kết nối tác phẩm với
đời sống và thể hiện suy nghĩ, quan điểm của
mình về vấn đề đó (Có thể do đề bài nêu ra hoặc
do học sinh phát hiện)
b. Yêu cầu
• Về nội dung: Nêu được vấn đề được đặt ra
trong tác phẩm văn học, liên kết vấn đề đó với
đời sống và đưa ra bài học nhận thức
• Về hình thức: Đảm bảo các yêu cầu của kiểu
bài nghị luận như lập luận chặt chẽ, diễn đạt
mạch lạc; sử dụng các phương tiện liên kết văn

bản và kết hợp các thao tác lập luận hợp lí.
• Bố cục bài viết gồm ba phần:
+ Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận hoặc nêu
định hướng của bài viết.
+ Thân bài: Lần lượt trình bày các luận điểm
từ văn bản cho tới đời sống và bài học liên hệ
+ Kết bài: Khẳng định ý kiến về giá trị của tác
phẩm hoặc nêu ý nghĩa của tác phẩm đối với
bản thân và người đọc/ người nghe.
2. Các bước thực hiện
Bước 1. Chuẩn bị viết
- Xác định đề tài, mục đích viết, đối tượng
người đọc

14


NGỮ VĂN 11 – TÀI LIỆU DẠY THÊM – CĐ TRUYỆN THƠ
- Thu thập tư liệu: Sau khi chọn đề tài, bạn
hãy tìm tài liệu liên quan đến tác phẩm tại thư
viện, trên sách báo và Internet: Thông tin tác
giả, tác phẩm, cảm nhận phê bình của người
đọc, các ý kiến trái chiều khác.
Bước 2. Tìm ý và lập dàn ý


Trong tác phẩm văn học: Nêu vấn đề và
biểu hiện của vấn đề




Trong đời sống: Tầm quan trọng, biểu hiện
cụ thể và tác động đối với xã hội hiện nay



Bài học nhận thức và hành động

Bước 3. Viết bài
Bước 4. Đánh giá theo Rubric chấm

TIẾT …. TIẾT ....
LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP
ĐỀ LUYỆN SỐ 1 – TRUYỆN THƠ DÂN GIAN
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
KHUN LÚA – NÁNG ỦA
(CHÀNG LÚA – NÀNG ỦA)
(Truyện thơ dân tộc Thái)
(Trích)
Nàng rời chàng buồn đau theo mẹ
Đường về quê vắng vẻ quạnh buồn

15


NGỮ VĂN 11 – TÀI LIỆU DẠY THÊM – CĐ TRUYỆN THƠ
Vời trông nào thấy người thương
240-Trời âm thầm tỏa màn sương mịt mùng
Vào cánh rừng trông chừng xa khuất

Nàng như cuồng ngã vật nằm queo
Bà Nàng cuống sợ nhào theo
Ôm con nhớn nhác giữa đèo nhờ ai ?
245-Nhờ chim Én cánh dài tìm Lú
Kể ngọn ngành, Chàng sợ đi ngay
Đây rồi Chàng gọi, Chàng lay
-Hỡi ơi, Vía Ủa có hay chăng về
Anh đây mà, dậy đi Em hỡi
250-Ngượi vợ yêu anh đợi anh mong
“Hà hơi” Chàng bế Chàng bồng
Giật mình chồng tỉnh Nàng bừng cơn mê
-Anh u q , chết đi cho khuất
Sống chia lìa, lay lắt anh ơi !
255-Van Nàng, Mẹ mới nên lời :
-Sợ Cha bắt “chém” cả đôi chẳng nề !
Khun Lú mới vỗ về Nàng Ủa :
Gắng hãy về chớ quá buồn đau
Mặc cho kẻ lượn bên rào
260-Có trời chứng giám ta nào phụ nhau !

16


NGỮ VĂN 11 – TÀI LIỆU DẠY THÊM – CĐ TRUYỆN THƠ
Nàng về những âu sầu buồn bã
Nước mắt thì lã chã kêu gào
Người Cha sôi giận tuôn trào
- Hễ mày cịn bướng thì tao chặt đầu!
265 - Vừa lúc Tạo thăm Dâu đã đến
Mẹ mắng con, im ỉm trong buồng

Nàng Ủa xinh đẹp ngậm buồn
Khóc thương Chàng Lú chẳng cịn thiết chi.
(Bản diễn Nơm “Khun Lú – Náng Ủa” của Nguyễn Khôi dài 452 câu thơ đã được Nhà xuất
bản Văn Hóa Dân Tộc in và phát hành 1100 cuốn, tại Hà Nội tháng 9 - 1997)
Chú thích:
(Tóm tắt tác phẩm: Tích truyện cổ Chàng Lú – nàng Ủa có ở các dân tộc Kháng (Xá), Khơ Mú, Thái,... Chàng Lú và
nàng Ủa yêu nhau tha thiết từ nhỏ. Lớn lên, Ủa bị cha mẹ ép gả cho một tù trưởng có thế lực. Cả hai cùng tự vẫn,
kiện lên đến Trời. Nhưng chính Trời lại là người chủ mưu trong mọi chuyện. Họ bị đày thành hai ngôi sao (sao Khun
Lú và sao Nàng Ủa), mỗi ngôi sao đứng một góc trời, mãi mãi trơng đợi nhau mà khơng được gần nhau.
Tích khác: Câu chuyện dun trời, tình đất thiếu đạo lý, chia lìa đơi lứa vì ép duyên, nên họ rủ nhau quyên sinh (chết)
lên Mường Trời, mong được xum họp; nào ngờ Then (Trời) háo sắc lại tranh Vợ lấy làm tỳ thiếp, nạt Chồng làm oan
hồn lẩn khuất trong không gian; chưa thôi, Then (Trời) lại bắt họ trở thành 2 ngôi sao Khun Lú – Náng Ủa (Sao HơmSao Mai) chỉ cho nhìn nhau mà khơng được gặp.
Đoạn trích: Lú - Ủa khơng thể đến được với nhau và tâm trạng của nàng Ủa đang theo mẹ về nhà)

Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Đặc điểm của truyện thơ trong văn bản trên là:
A. Có sự việc, cốt truyện, được kể bằng văn vần
B. Có sự việc, cốt truyện, nhân vật và được kể bằng văn vần
C. Có sự việc, cốt truyện và được kể bằng ngôi thứ ba

17


NGỮ VĂN 11 – TÀI LIỆU DẠY THÊM – CĐ TRUYỆN THƠ
D. Có sự việc, cốt truyện và có lời đối thoại
Câu 2. Tâm trạng của cô gái được thể hiện trong đoạn truyện thơ trên là:
A. Buồn đau khổ sở, âu sầu, nước mắt lã chã rơi khi không thể ở bên cạnh người mình yêu
B. Nhẹ nhõm như trút được gánh nặng lấy chàng trai nghèo khó
C. Suy nghĩ về tương lai của chính mình
D. Gào khóc thảm thiết, mong muốn ở bên người mình yêu

Câu 3. Đoạn thoại sau thể hiện nội dung gì:
Giật mình chồng tỉnh Nàng bừng cơn mê
-

Anh yêu quí, chết đi cho khuất

Sống chia lìa, lay lắt anh ơi!
A. Nàng Ủa mong chàng Lú quên mình đi
B. Nàng Ủa quyết định tìm tới cái chết để bảo vệ tình yêu của hai người
C. Nàng Ủa gửi lời tới chàng Lú thà rằng mình chết đi cịn phải chịu cảnh sống chia lìa, lay lắt
D. Nàng Ủa khơng cịn cách nào khác ngồi việc tìm đến cái chết để chứng minh tình yêu
Câu 4. Người cha thể hiện sự ngăn cấm quyết liệt cuộc hôn nhân của Nàng Ủa Chàng Lú như thế
nào?
A. Người cha quyết từ mặt con
B. Người cha dọa sẽ chặt đầu nếu không nghe lời
C. Người cha sẽ bỏ nhà ra đi
D. Người cha sẽ giết chàng Lú
Câu 5. Tâm trạng của chàng trai thể hiện qua câu thơ sau là gì?
-

Hỡi ơi, Vía Ủa có hay chăng về

18


NGỮ VĂN 11 – TÀI LIỆU DẠY THÊM – CĐ TRUYỆN THƠ
Anh đây mà, dậy đi Em hỡi
250 - Ngượi vợ yêu anh đợi anh mong
“Hà hơi” Chàng bế Chàng bồng
A. Thất vọng vì sự dại dột của nàng Ủa

B. Lo lắng sợ rằng nàng Ủa không bao giờ tỉnh lại
C. Hoảng loạn, lo sợ vì nghĩ mình đã khiến nàng Ủa bất tỉnh
D. Xót xa, lo lắng, đầy yêu thương gọi nàng Ủa tỉnh dậy
Câu 6. Những hành động trong đoạn thơ cho thấy được tình cảm của chàng Lú dành cho nàng Ủa
là:
A. Sợ đi tìm ngay, chàng gọi, chàng lay, vỗ về nàng, khuyên nhủ nàng chớ quá buồn đau
B. Sợ đi tìm ngay, vỗ về nàng, khuyên nhủ nàng và cùng nàng về xin phép gia đình một lần nữa
C. Vỗ về nàng, chăm sóc nàng tận tình khi nàng bị ngất đi
D. Vỗ về, khuyên nhủ và an ủi nàng, hẹn gặp lại nàng duyên ở kiếp sau
Câu 7. Theo kết cấu của truyện thơ dân gian, đoạn trích trên nằm ở phần nào?
A. Gặp gỡ, yêu nhau và kết duyên
B. Bị gia đình ngăn cấm, đơi lứa chia lìa
C. Trải qua nhiều khó khăn, trắc trở
D. Đoàn tụ, sum vầy
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:
Câu 8. Cảm nhận của em về tâm trạng của nàng Ủa qua đoạn thơ
Nàng rời chàng buồn đau theo mẹ
Đường về quê vắng vẻ quạnh buồn

19


NGỮ VĂN 11 – TÀI LIỆU DẠY THÊM – CĐ TRUYỆN THƠ
Vời trông nào thấy người thương
…..
Nàng như cuồng ngã vật nằm queo
….
Nàng về những âu sầu buồn bã
Nước mắt thì lã chã kêu gào
Người Cha sơi giận tn trào

- Hễ mày cịn bướng thì tao chặt đầu!
265 - Vừa lúc Tạo thăm Dâu đã đến
Mẹ mắng con, im ỉm trong buồng
Nàng Ủa xinh đẹp ngậm buồn
Khóc thương Chàng Lú chẳng còn thiết chi.
Câu 9. Mặc dù cũng đau đớn buồn khổ như nàng Ủa nhưng chàng Lú vẫn khuyên nàng Ủa trở về
và đừng quá buồn đau. Theo em, vì sao lại như vậy?
Câu 10. Bằng đoạn văn khoảng 10 câu, em hãy phân tích và cảm nhận tình cảm của chàng Lú và
nàng Ủa trong đoạn trích trên.
II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết bài văn khoảng 2/3 trang giấy từ nội dung đoạn trích trên, em hãy bàn luận về: Ý nghĩa của
một tình yêu son sắt, thủy chung đối với mỗi người
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Phần Câu Nội dung

Điểm

I

6.0

ĐỌC HIỂU

20


NGỮ VĂN 11 – TÀI LIỆU DẠY THÊM – CĐ TRUYỆN THƠ
1

B


0.5

2

A

0.5

3

C

0.5

4

B

0.5

5

D

0.5

6

A


0.5

7

B

0.5

8

HS trình bày được

0.5

- Tâm trạng buồn khổ, đau đớn của cô gái khi không thể ở bên người mình
yêu
- Liệt kê một số biểu hiện:
Đường về quê vắng vẻ quạnh buồn
Vời trông nào thấy người thương
Nàng về những âu sầu buồn bã
Nước mắt thì lã chã kêu gào
Nàng Ủa xinh đẹp ngậm buồn
Khóc thương Chàng Lú chẳng cịn thiết chi.
9

HS trình bày các lí do tuy nhiên có thể nhắc đến lí do: Chàng Lú khơng muốn 1.0
làm khó người mình u, khun nàng về để tránh cho cha nàng tức giận, dù
có thể nào thì vẫn ln yêu và hết lòng thủy chung với nàng Ủa


10

HS nêu được cảm nhận về tình cảm son sắt, bền chặt của Nàng Ủa – Chàng 1.0


21


NGỮ VĂN 11 – TÀI LIỆU DẠY THÊM – CĐ TRUYỆN THƠ
+ Đau đớn, sầu khổ, khóc nước mắt lã chã khi chẳng thể cạnh người mình yêu
+ Chàng Lú đau đớn, có những cử chi quan tâm, chăm sóc nàng Ủa, khun
nhủ nàng, khơng để nàng khó xử
+ Khẳng định tình u đơi lứa có trời đất chứng giám
+…
II

VIẾT

4.0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận bàn về một vấn đề được rút ra từ tác 0.25
phẩm văn học
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của một tình yêu son sắt, thủy 0.5
chung đối với mỗi người
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được về tác phẩm,
tiến hành phân tích giá trị về nghệ thuật và giá trị về nội dung
Sau đây là một hướng gợi ý:
- Giới thiệu chung về tác phẩm
- Chỉ ra nội dung chính của đoạn trích và chi tiết thể hiện được vấn đề

được bàn luận: Tình yêu son sắt thủy chung của nàng Ủa – chàng Lú
+ Bàn luận về vấn đề:


Định nghĩa: Chung thủy nghĩa là sự son sắc một lòng trong mọi hồn
cảnh, dù gặp nhiều khó khăn, thử thách hay đựoc sống hạnh phúc ta vẫn
khơng thay lịng đổi dạ.



Giá trị của lòng thủy chung, son sắt với mỗi người (biểu hiện – chứng
minh): Nó chính là chất keo gắn dính con người lại với nhau. Như trong
mối quan hệ vợ chồng lịng chung thủy sẽ giúp gia đình bạn hạnh phúc.
Trong tình bạn nếu có lịng thủy chung thì chắc hẳn tình bạn sẽ được kéo
22

2.5


NGỮ VĂN 11 – TÀI LIỆU DẠY THÊM – CĐ TRUYỆN THƠ
dài và bền vững hơn bao giờ hết. Con người muốn có muốn quan hệ lâu
bền thì phải dùng trái tim để đối đáp với nhau. Lòng chung thủy chính là
một thước đo của phẩm chất. Một con người có lịng chung thủy sẽ được
mọi người xung quanh u mến và kính trọng.


Liên hệ bản thân

d. Chính tả, ngữ pháp


0.25

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong 0.5
trôi chảy.
Tổng điểm

10.0

ĐỀ LUYỆN SỐ 2 – TRUYỆN THƠ DÂN GIAN
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
TIỄN DẶN NGƯỜI YÊU
(Truyện thơ dân tộc Thái)
(Trích)
Lời hẹn hị bền chắc

150. Anh chặt giang về đan lồng gà

Tình đôi ta nhuyễn chặt (1)

Chặt mai về đan giỏ cá

Chung trái tim khơng thể sẻ đơi!

Cắt dong mn lá gói trầu

Chỉ sợ đẵn cây không thuận hướng

Kịp đến ngày lành và bữa tốt


100. Ngả cây không xuôi chiều

Năm đi và tháng trơi

Đan sọt cịn lo lỗi mắt

155. Gói trầu nhỏ anh mang tới gửi

23


NGỮ VĂN 11 – TÀI LIỆU DẠY THÊM – CĐ TRUYỆN THƠ
u nhau sợ Then (2) khơng thương

Gói cau con tới dạm

Then thương sợ trời cao không giúp (3)

Dây trầu không xin được cuốn leo (11)

Trời giúp sợ mẹ cha khơng ưng

Gói cau lên quản trước tưng bừng

105. Cây khơng ngả sợ cha em cứ bắt phải

Muôn tiếng đến sàn sau rộn rã

ngả


160. Búi tóc mượt, anh trải ra giữa quản (12)

Lịng khơng u sợ mẹ em cứ bắt phải u

Búi tóc dài anh bng xuống giữa nhà(12)

Thương thay chim thô lốc (4) ngực nâu

Anh lạy cha em bốn lạy

Chim gõ kiến ngực vằn

Nộp mẹ em bốn lễ

Gà lôi ngực lốm đốm

Xin làm gà gô, cun cút (13) cổ trơn

110. Đi đằng sau ngóng đợi khơng đợi

165. Làm rể q, rể yêu nằm quản (14)

Đi ngả trước mong dừng chẳng dừng

Cha em trên giường cao (15) không đáp

Càng mong dừng càng vun vút bay xa

Mẹ em nơi giường thấp(16) làm thinh


Ước sao anh mọc cánh

Rồi cha em và mẹ em mới bảo:

Như rồng thiêng bay tung

- “Người như kia và mặt như vậy

115. Lượn khắp trời tìm đến sàn hoa

170. Chẳng đáng đội nón giấy Mường Púa (17)

Ta nhác trơng nhau mắt liếc lệ sa

ven sông

Anh ước cùng em dựng nhà

Không đáng ở nhà ta ngồi quản đan chài (18)

Nhưng e làm nhà rách người mắng

Quay về với họ nội họ ngoại

Dựng nhà hoang người chê

Quay về nhà cũ đi đi!”

120. Người qua trước ngõ người cười


Anh đã tính mà tính khơng đủ

Mẹ u anh mới nói:

175. Anh đã lo mà lo chẳng tròn

- “Áo thuở nhỏ đưa đây mẹ bói

Tay trái cầm gói cau lau mắt

24


NGỮ VĂN 11 – TÀI LIỆU DẠY THÊM – CĐ TRUYỆN THƠ
Quẻ bói này hai bốn một năm (5)

Tay phải xách giỏ cá thẹn thùng

Lấy được nhau thuận vợ thuận chồng!”

Anh bẽn lẽn quay về nhà cũ

125. Yêu em, anh quyết được

Cúi mặt nước mắt rỏ

Đã thương nhau quyết lấy

180. Ngẩng lên hàng lệ rưng


Anh mới đi kiếm lúa ngoài đồng

Nước mắt rơi đầm gối

Đi kiếm cá ngồi sơng

Hàng lệ rơi thấm đệm

Chài ba sải (6), anh buông xuống hồ

Ngày rồi đêm héo hắt khóc rịng

130. Lưới mn mắt, anh giăng xuống nước
Đứng mũi thuyền anh liệng chài tơ
Ngồi lái thuyền anh so lưới sợi(7)
Số may được trắm chiên chép đỏ
Được cá to cá nhỏ từng đàn
135. Đẹp lòng anh quay về bản
Cá to đưa mẹ thái ướp chua (8)
Cá nhỏ sấy khô xát muối (8)
Cá giàn trên (9) đã đủ, thừa đủ
Gà vịt kia đã nhiều thực nhiều
140. Anh mới đi Tà Bú(10) mua đĩa
Đi Tà Hè(10) mua tơ
Đi Tà Sại(10) mua cau
Mua cau cau cả buồng sai quả
Mua trầu mn lá gói mang về

25



×