Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Đề cương ôn học sinh giỏi 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.1 KB, 17 trang )

ĐỀ CƯƠNG ƠN HỌC SINH GIỎI
MƠN: LỊCH SỬ&ĐỊA LÍ 6 – PHÂN MƠN ĐỊA LÍ
A. LÝ THUYẾT
I. Trái đất – hành tinh của hệ Mặt trời.
1. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả.
*Đặc điểm chuyển động của Trái Đất tự quay quanh trục.
- Trái Đất tự quay quanh trục tưởng tượng từ tây sang Đông
- Thời gian: Một vòng quay quanh trục của Trái Đất (một ngày đêm) hết 23 giờ 56 phút 4
giây, làm tròn là 24 giờ.
*các hệ quả
-Hiện tượng ngày - đêm trên Trái Đất
+ Tia sáng Mặt Trời mang lại ánh sáng cho Trái Đất.
+ Do Trái Đất có dạng hình cầu nên bao giờ cũng chỉ có một nửa Trái Đất được chiếu
sáng, cịn nửa kia bị bóng tối bao phủ. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa không được
chiếu sáng là đêm.
+ Do Trái Đất quay quanh trục nên ở khắp mọi nơi trên Trái Đất đều có ngày và đêm luân
phiên nhau.
-Giờ trên Trái Đất
+Trái Đất quay quanh trục từ tây sang đơng, vì thế ta thấy Mặt Trời mọc tại các địa điểm
ở phía đơng sớm hơn các địa điểm ở phía tây.
+Mặt Trời ở vị trí cao nhất trên bầu trời (giữa trưa) sớm hơn ở các kinh độ phía đơng và
muộn hơn ở các kinh độ phía tây.
+ Bề mặt Trái Đất được chia ra thành các khu vực giờ khác nhau. Mỗi khu vực có một
giờ riêng.
+ Hai khu vực giờ nằm cạnh nhau sẽ chênh nhau một giờ.
+Các địa điểm nằm trên các kinh độ khác nhau sẽ có giờ khác nhau.
-Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể
+ Lực làm lệch hướng chuyển động của các vật bay hoặc chảy trên bề mặt Trái Đất, được
gọi là lực Cô-ri-ô-lit.
+ Chỉ những vật thể chuyển động trên những khoảng cách khá lớn và có thời gian chuyển
động đáng kể thì chúng ta mới nhận ra được sự lệch hướng này.


+ Ở bán cầu Bắc lệch bên phải, bán cầu Nam lệch bên trái theo hướng chuyển động ban
đầu.
+ Các vật thể bị ảnh hưởng: các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất, các dòng biển
(hải lưu), đường đạn bay,…
* Tại sao trên Trái Đất lại có hiện tượng ngày và đêm? Tại sao ngày và đêm lại luân phiên
nhau liên tục ở khắp mọi nơi trên Trái Đất?
- Trên Trái Đất có hiện tượng ngày và đêm do: Trái Đất có dạng hình cầu nên chỉ được
Mặt Trời chiếu sáng một nửa. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa không được chiếu sáng
là đêm.


- Ngày và đêm luân phiên nhau do Trái Đất có sự tự quay quanh trục nên khắp mọi nơi
trên bề mặt Trái Đất lần lượt được chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối.
2. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và hệ quả.
*Đặc điểm:
- Mô tả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời: Trái đất chuyển động quanh Mặt trời
theo hướng từ Tây sang Đông trên quỹ đạo có hình Elip gần trịn.
- Khi chuyển động quanh Mặt trời, trục Trái Đất nghiêng một góc khơng đổi là 66033′ so
với mặt phẳng quỹ đạo và không đổi trong suốt quá trình chuyển động.
-Thời gian Trái Đất thực hiện trọn một vòng quay xung quanh Mặt Trời gọi là một năm.
Một năm có 365 ngày 6 giờ.
*Hệ quả:
- Các mùa trên Trái Đất
- Do đặc điểm của trục Trái Đất mà khi thì bán cầu Bắc, khi thì bán cầu Nam ngả về phía
Mặt Trời.
+ Vào ngày 21-3 và ngày 23-9, không bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời, tia sáng mặt trời
lúc giữa trưa chiếu thẳng góc vào xích đạo, ánh sáng và nhiệt phàn phổi đều cho cả hai
bán cầu.
+ Ngày 21-3 đến trước ngày 23-9, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nên góc chiếu của
tia sáng mặt trời tới bán cầu Bắc lớn hơn góc chiếu của tia sáng mặt trời tới bán cầu Nam.

Bán cầu Bắc nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt hơn bán cầu Nam nên bán cầu Bắc là
mùa nóng, cịn bán cầu Nam là mùa lạnh.
+ Ngày 23-9 đến trước ngày 21-3, bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nên nhận được
nhiều ánh sáng và nhiệt hơn bán cầu Bắc, vì vậy bán cầu Nam là mùa nóng, bán cầu Bắc
là mùa lạnh. Thời gian mùa của hai bán cầu trái ngược nhau.
- Ngày 22-6 là lúc bán cằu Bắc ngả nhiều nhất về phía Mặt Trời, tia sáng mặt tròi lúc giữa
tnra chiếu thẳng góc vào chí tuyến Bắc (23°27'B).
- Do góc chiếu của tia sáng mặt trời khác nhau nên đặc điểm mùa ở các vùng vĩ độ cũng
khác nhau. Vùng vĩ độ trung bình (vùng ơn đới) có sự thay đổi rõ rệt góc chiếu của tia
sáng mặt trời trong năm nên có bốn mùa (xn, hạ, thu, đơng) rất khác biệt.
- Hiện tượng ngày - đêm dài ngắn theo mùa
- Từ sau ngày 21-3 đến trước ngày 23-9, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, mọi nơi ở
bán cầu Bắc đểu có ngày dài đêm ngắn. Cùng thời gian này, mọi nơi ở bán cầu Nam đều
có đêm dài ngày ngắn.
- Từ sau ngày 23-9 đến trước ngày 21-3, bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, mọi nơi ở
bán cầu Nam có ngày dài đêm ngắn. Cùng thời gian này, mọi nơi ở bán cầu Đắc đều có
đêm dài ngày ngắn.
- Ngày 21-3 và ngày 23-9, không bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời, khắp nơi trên Trái
Đất có ngày và đêm dài bằng nhau.
- Từ vịng cực Bắc (66033’B) đen cực Bắc và từ vòng cực Nam (66 033’N) đến cực Nam
có hiện tượng ngày dài suốt 24 giờ (mùa hạ) và đêm dài suốt 24 giờ (mùa đông).


* Quan sát hình 7.5, hãy chứng minh càng xa xích đạo, vào mùa nóng, ngày dài đêm ngắn,
cịn vào mùa lạnh, ngày ngắn đêm dài.
- Do trục Trái Đất nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo trong
khi chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt trời, nên vòng
phân chia sáng – tối thường xuyên thay đổi, tạo nên hiện
tượng ngày đêm dài, ngắn theo mùa. Càng xa xích đạo
thì thời gian ngày và đêm càng chênh lệch.

- Vào mùa hạ, càng đi về phía cực ngày càng dài ra và
đêm càng ngắn lại. Mùa đơng ngược lại, càng đi về phía
cực thì ngày càng ngắn lại, đêm càng dài ra.
3. cấu tạo Trái Đất
- Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm có 3 lớp: Lớp vỏ, lớp giữa và lõi Trái Đất.
+ Lớp vỏ dày 5 - 10km đến khoảng 20km ở đại dương, và dày đến 70km ở khu vực có
khối núi cao.
+ Lớp man-ti dày đến 2900km bao bọc lõi và chiếm 70% khối lượng Trái Đất, vật chất
chủ yếu sắt, ni-ken và si-lic. Nhiệt độ từ 1300oC đến trên 2000oC.
+ Lõi Trái Đất: Là khối cầu có bán kính 3400km, chia thành 2 lớp (lõi trong rắn, lõi
ngoài lỏng), nhiệt độ từ 4000oC đến 5000oC.
- Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các loại đá rắn
+ Đá trầm tích là các loại đá được hình thành do sự lắng đọng vật chất.
+ Đá macma là các loại đá được hình thành bởi đá nóng chảy từ dưới sâu trong lịng đất
phun lên và đơng cứng lại.
4. Núi lửa và động đất
* Núi lửa
- Khái niệm: Là hiện tượng xảy ra ở nơi vỏ Trái Đất bị rạn nứt.
- Nguyên nhân: Do sự di chuyển của các mảng kiến tạo.
- Hệ quả
+ Tích cực: Phong cảnh núi lửa có giá trị du lịch, phát triển nơng nghiệp, xây dựng các
nhà máy điện địa nhiệt, khai thác nguồn nước khống nóng,…
+ Tiêu cực: Núi lửa phun trào gây nhiều thảm họa.
- Phân bố
+ Phần lớn núi lửa nằm dọc ven biển hoặc giữa đại dương.
+ Trên các đảo và ven bờ của Thái Bình Dương có nhiều núi lửa nhất thế giới, được gọi
là “Vành đai lửa Thái Bình Dương”
* Động đất
- Khái niệm: Là hiện tượng tự nhiên xảy ra đột ngột từ một điểm ở dưới sâu, trong lòng
đất.

- Nguyên nhân: Chủ yếu là do tác động của những lực bên trong Trái Đất.
- Hệ quả
+ Ở vùng núi có thể gây ra hiện tượng đá lở, thậm chí tuyết lở.


+ Ở biển cịn có thể gây ra sóng thần, tạo nên thảm họa kép động đất
-> Gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
- Phân bố: Phần lớn động đất xảy ra dọc ranh giới các địa mảng.
- Cách phòng tránh
+ Dự báo các địa điểm và thời gian xảy ra động đất.
+ Thiết lập nhiều trạm nghiên cứu với những dụng cụ đo đạc chính xác.
* Vì sao có tên gọi "vành đai lửa Thái Bình Dương"?
- Tên gọi "vành đai lửa Thái Bình Dương" vì khu vực bao quanh Thái Bình Dương thường
xuyên xảy ra động đất và phun trào núi lửa; có hình dạng giống vành móng ngựa và dài
khoảng 40.000km.
- Khoảng 71% trận động đất có cường độ mạnh nhất thế giới diễn ra tại vành đai lửa; đó là
một dãy liên tục các rãnh đại dương, vòng cung đảo, quần đảo, các dãy núi lửa và sự
chuyển động của các mảng kiến tạo. Nó cịn có tên gọi khác là vành đai địa chấn Thái
Bình Dương.
*Trước khi núi lửa hoạt động thường có những dấu hiệu nào?
- Trước khi núi lửa phun trào thường có các hoạt động địa chấn như động đất và rung
chấn.
- Các biểu hiện địa chấn rất phức tạp và thường khó diễn giải. Địa chấn càng mạnh thì khả
năng núi lửa phun trào càng lớn. Địa chấn núi lửa thường có ba dạng chính: động đất chu
kỳ ngắn, động đất chu kỳ dài, và rung chấn điều hòa.
*Giả sử em đang đi du lịch ở tỉnh Ai-chi (Nhật Bản). Em sẽ làm gì nếu:
- Đang đi ngồi đường thì xảy ra động đất?
- Đang ở trong cửa hàng thì xảy ra động đất?
- Đang ở trong nhà hoặc khách sạn thì xảy ra động đất?
- Đang đi ngồi đường thì chạy đến nơi đất trống, tránh xa những vật có thể rơi xuống.

- Đang ở trong cửa hàng thì tìm góc phịng để đứng, tránh cửa kính, che mặt và đầu bằng
sách, báo...
- Đang ở trong nhà hoặc khách sạn thì nên chui xuống gầm bàn, gầm giường.
5. Khí quyển
a. các tầng khí quyển

Tầng
Độ cao
Đặc
điểm

Đối lưu

Bình lưu

Các tầng cao của khí
quyển
Dưới 16km.
16 - 55km.
Trên 55km.
- Khơng khí bị xáo trộn
- Có lớp ơdơn ngăn cản Khơng khí cực lỗng. Ít
mạnh, thường xun.
tia bức xạ có
ảnh hưởng trực tiếp tới
- Xảy ra các hiện tượng
hại cho sinh vật và con thiên nhiên và đời sống
tự nhiên: mây, mưa,…
người.
con người trên mặt đất.

- Càng lên cao khơng khí - Khơng khí chuyển động
càng lỗng, nhiệt độ giảm thành luồng
(0,60C/100m),…
ngang.


b. cho biết tầng khí quyển nào có liên quan nhiều nhất tới đời sống và sản xuất của con
người. Trình bày đặc điểm của tầng khí quyển đó.
- Tầng khí quyển liên quan nhiều nhất tới đời sống và sản xuất của con người là tầng đối
lưu.
- Đặc điểm tầng đối lưu là:
+ Độ cao từ 0 - 16km (7km ở cực; 16km ở xích đạo)
+ Tập trung tới 90% khơng khí, 99% hơi nước.
+ Càng lên cao khơng khí càng lỗng, nhiệt độ càng giảm dần, trung bình cứ lên cao 100m
thì nhiệt độ giảm 0,60 C.
+ Là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: mây, mưa, sấm chớp…
c. Hãy tìm kiếm thơng tin trên Internet với câu hỏi "Tại sao máy bay thương mại thường
bay ở độ cao trên 10 000 m?" và tìm hai lí do liên quan đến đặc điểm khí quyển để trả lời
cho câu hỏi này.
Các máy bay thương mại thường bay ở độ cao trên 10.000 m vì:
- Máy bay sẽ tiết kiệm được nhiên liệu do hạn chế được sức cản của khơng khí, bởi càng
gần mặt đất mật độ khơng khí càng dày.
- Máy bay sẽ tránh được phần lớn thời tiết xấu hay bị nhiễu sóng, do tầng đối lưu là
nơi sinh ra các hiện tượng: mây, mưa, sấm chớp…
6. Các khối khí
- Ngun nhân hình thành khối khí do khơng khí ở phía dưới thuộc tầng đối lưu chịu ảnh
hưởng của mặt tiếp xúc.
- Đặc điểm
+ Mỗi khối khí được phát sinh ở một khu vực xác định.
+ Mang đặc tính riêng phù hợp với nơi phát sinh ra chúng.

- Phân loại
+ Dựa vào vĩ độ trung bình của nơi phát sinh phân chia ra khối khí: xích đạo, nhiệt đới,
ơn đới lạnh và cực.
+ Dựa vào nhiệt độ chia ra: khối khí lạnh và khối khí nóng.
+ Dựa vào bề mặt tiếp xúc: khối khí đại dương và khối khí lục địa.
-> Những khối khí ở xích đạo có đặc điểm nóng và ẩmh, cịn các khối khí cực có đặc
điểm lạnh và khơ.
7. Khí áp và gió
* Khí áp
- Khái niệm: Sức nén của khơng khí lên bề mặt Trái Đất.
- Đặc điểm
+ Càng lên cao, khơng khí càng lỗng, khí áp càng giảm.
+ Khi nhiệt độ tăng làm khơng khi nở ra, khí áp sẽ giảm.
+ Khi nhiệt độ giảm làm khơng khí co lại, khí áp sẽ tăng.
- Dụng cụ để đo khí áp được gọi là khí áp kế.
- Phân loại: các đai áp cao và các đai áp thấp.
* Gió


- Khái niệm: Là sự di chuyển của khơng khí từ nơi có khí áp cao đến nơi có khí áp thấp.
- Phân loại
+ Gió hành tinh: gió Tây ơn Đới, gió Tín phong và gió Đơng cực.
+ Gió địa phương: gió mùa, gió đất, gió biển, gió phơn.
- Cơng dụng
+ Lợi dụng sức gió để đẩy thuyền buồm, đề quay cánh quạt của cối xay gió.
+ Xây dựng các nhà máy điện dùng sức gió.
-> Nguồn năng lượng vơ tận và không gây ô nhiễm môi trường.
*Bảng mô tả đặc điểm của các loại gió
Loại gió
Phạm vi hoạt động

Hướng gió
Gió
Tín khoảng vĩ độ 30° Bắc và Nam về Xích - Bán cầu Bắc: hướng Đông Bắc.
phong
đạo.
- Bán cầu Nam: hướng Đơng Nam.
Gió Tây ơn khoảng từ vĩ độ 30° Bắc và Nam lên - Bán cầu Bắc: hướng Tây Nam.
đới
khoảng vĩ độ 60° Bắc và Nam.
- Bán cầu Nam: hướng Tây Bắc.
Gió Đơng từ cực Bắc/Nam về vĩ tuyến - Bán cầu Bắc: hướng Đông Bắc.
cực
600 Bắc/Nam
- Bán cầu Nam: hướng Đơng Nam.
8. Thời tiết và khí hậu
* Thời tiết
- Khái niệm: Là trạng thái khí quyển tại một địa điểm vào một thời điểm nhất định.
- Các yếu tố khí tượng: nắng, mưa, gió, độ ẩm, mây,...
- Đặc điểm: Thời tiết thường thay đổi trong một thời gian ngắn (một buổi, một ngày hoặc
vài ngày).
* Khí hậu
- Khái niệm: Là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong nhiều năm.
- Đặc điểm
+ Khí hậu có tính ổn định hơn.
+ Khí hậu trên Trái Đất thường diễn ra theo quy luật, mang tính đặc trưng của từng vùng.
- Khí hậu là nhân tố rất quan trọng, có liên quan trực tiếp tới đời sống và sản xuất của
con người cũng như các thành phần tự nhiên khác.
*Hãy cho biết khí hậu khác với thời tiết như thế nào?
- Thời tiết diễn ra trong thời gian ngắn, phạm vi nhỏ và thường xuyên thay đổi.
- Khí hậu diễn ra trong thời gian dài, có tính quy luật. Khí hậu diễn ra trong phạm vi rộng

và khá ổn định.
*Hãy lấy ví dụ về sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu.
Ví dụ về khí hậu và thời tiết:
- Khí hậu: Hà Nội thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa (nhiệt độ trung bình năm trên
200C, một năm có 4 mùa xn, hạ, thu, đông).
- Thời tiết: Hôm nay, thời tiết Hà Nội có mưa rào nhẹ, trời mát, nhiệt độ trung bình từ 24 –
300C.
9. Biến đổi khí hậu


- Khái niệm: Là những thay đổi của khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa,...) vượt ra khỏi trạng
thái trung bình đã được duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc
dài hơn.
- Biểu hiện của biến đổi khí hậu
+ Nhiệt độ trung bình của Trái Đất đang tăng lên.
+ Sự nóng lên của Trái Đất đã làm cho băng tan.
+ Nước biển dâng, thiên tai xảy ra thường xuyên, đột ngột và bất thường.
- Nguyên nhân chủ yếu: Do hoạt động của con người như chặt phá rừng, sử dụng nhiều
nhiên liệu hóa thạch, phát triển công nghiệp,...
- Việt Nam là một trong những nước chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu.
10. Phịng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu
* Thiên tai
- Khái niệm: Là những hiện tượng tự nhiên có thể gây hậu quả rất lớn đối với môi trường,
gây thiệt hại về con người và của cải vật chất.
- Biện pháp
+ Theo dõi bản tin dự báo thời tiết hằng ngày.
+ Diễn tập phòng tránh thiên tai.
+ Sơ tán kịp thời người và tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm.
+ Tổ chức sản xuất và thay đổi thời vụ để giảm thiểu thiệt hại nếu thiên tai xảy ra,...
* Ứng phó với biến đổi khí hậu

- Khái niệm: Là hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
- Một số giải pháp
+ Tiết kiệm điện, giảm thiểu chất thải sinh hoạt và công nghiệp.
+ Hạn chế sử dụng các chất thải nhựa, túi ni-lông.
+ Tăng cường trồng cây xanh ở khu dân cư và trồng rừng,...
*Hãy lấy ví dụ để chứng minh khí hậu của Trái Đất đang bị biến đổi.
Chứng minh khí hậu của Trái Đất đang biến đổi:
- Nhiều châu lục trên thế giới đang phải đối mặt, chống chọi với các hiện tượng thời tiết
cực đoan: lũ lụt, khơ hạn, nắng nóng, bão tuyết…
- Nhiệt độ trung bình của Trái Đất đang tăng dần, vùng biển Bắc Cực nóng lên nhanh gấp
2 lần mức nóng trung bình trên tồn cầu, diện tích băng trong mỗi mùa hè đang dần thu
hẹp lại.
-Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam trong thời gian gần đây đang chịu hậu
quả của hiện tượng hạn hán và xâm nhập mặn về mùa khô, gây thiệt hại nặng nề cho nông
nghiệp.
*Tại sao để ứng phó với biến đổi khí hậu, các nước phải cắt giảm lượng phát thải khí
cac-bo-nic?
- Khí cac-bo-níc là nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính, làm cho khí hậu tồn
cầu nóng lên.
- Khí cac-bo-níc gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con
người và sinh vật trên Trái Đất.


*Hãy nêu một số biện pháp mà học sinh có thể thực hiện để phịng tránh thiên tai và
ứng phó với biến đổi khí hậu?
- Giảm lượng rác thải sử dụng hằng ngày.
- Sử dụng tiết kiệm năng lượng.
- Trồng cây xanh bảo vệ môi trường.
- Hưởng ứng và tuyên truyền mọi người cùng chung tay bảo vệ Trái Đất...
*Hãy đưa ra một thông điệp cho người dân địa phương nơi em cư trú về lối sống thân

thiện với môi trường. Giải thích ý nghĩa của thơng điệp đó?
- Thơng điệp: “Bảo vệ rừng là bảo vệ lá phổi của chúng ta”.
- Ý nghĩa thơng điệp:
Rừng có tác dụng điều hịa khí hậu, cung cấp ơ- xi, giảm khí cac – bo – nic, điều hòa
nguồn nước, phòng chống thiên tai; nên mỗi người dân cần bảo vệ rừng như bảo vệ chính
mình.
11. Sơng
* Sơng
- Khái niệm: Sơng là các dòng chảy tự nhiên, chạy theo những lòng dẫn ổn định do chính
dịng chảy này tạo ra.
- Các nguồn nước cung cấp cho sông: nước mưa, nước ngầm, hồ và băng, tuyết tan.
- Một số đặc điểm của sông
+ Nguồn của dịng sơng là nơi dịng chảy bắt đầu.
+ Phụ lưu là các sơng cung cấp nước cho dịng chảy chính.
+ Chi lưu là các sơng tiêu (thốt) nước cho dịng chính.
+ Lưu vực sơng là vùng đất cung cấp các loại nước cho một dịng sơng.
+ Sơng chính, phụ lưu và chi lưu tạo thành hệ thống sông.
* Chế độ nước sơng
- Chế độ nước sơng là dịng chảy của sông trong năm. Để theo dõi chế độ nước sơng,
người ta đo lưu lượng dịng chảy.
- Nguồn cung cấp nước cho sông: nước mưa, băng, tuyết, nước ngầm, ao, hồ,…
+ Phần lớn các sơng có nguồn cung cấp nước là mưa, chế độ nước rất rõ rệt, mùa mưa
cũng là mùa lũ của sông.
+ Một số nơi vùng ôn đới, nguồn cung cấp nước của sông là băng, tuyết tan nên mùa lũ
thường vào mùa xuân và đầu hè.
+ Một số sơng có nguồn cung cấp nước là nước ngầm hoặc hồ, những sông này là những
sông nhỏ, chế độ nước khá điều hồ.
+ Sơng có nhiều nguồn cung cấp nước, chế độ nước sông thường phức tạp, diễn biến của
lũ thường khó lường.
- Hậu quả: Lũ thường gây nguy hiểm cho người và thiệt hại về tài sản.

* Sử dụng tổng hợp nước sơng, hồ
- Ý nghĩa
+ Góp phần khai thác tốt nhất các giá trị của sông, hồ.
+ Bảo vệ môi trường nước và phát triển bền vững.


- Giá trị to lớn của sông, hồ
+ Nguồn nước cung cấp cho các nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.
+ Phát triển nghề đánh bắt cá và nuôi thuỷ sản.
+ Phát triển giao thông đường thuỷ.
+ Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và thủy điện.
*Tại sao cần phải sử dụng tiết kiệm và bảo vệ chất lượng nước sông, hồ?
- Cần sử dụng tiết kiệm và bảo vệ chất lượng nước sơng, hồ bởi sơng, hồ có giá trị rất lớn
đối với con người. Sông, hồ là nơi cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất; là nơi sinh sống của
nhiều loại động vật, thực vật và là một trong những hệ thống đường giao thơng, có giá trị
về du lịch nghỉ dưỡng hay cả thủy điện… Nếu chúng ta không biết tiết kiệm và làm ô
nhiễm nguồn nước sơng, hồ thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống.
*Hãy cho biết một số biện pháp để hạn chế tình trạng ơ nhiễm nước sơng, hồ?
- Xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt đúng cách trước khi xả ra môi trường.
- Nước thải từ các khu công nghiệp, y tế cần phải xử lý cẩn thận, đúng theo quy định trước
khi xả thải ra môi trường bên ngoài.
- Sử dụng tiết kiệm nước và biết tận dụng những nguồn nước tự nhiên như nước mưa.
- Hướng đến nông nghiệp xanh, hạn chế thuốc trừ sâu, diệt cỏ.
- Mỗi chúng ta tự giác nâng cao ý thức, trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ nguồn
nước sạch.
12. Biển và Đại dương
a. Độ muối của các biển và đại dương khác nhau do tác động của các yếu tố
+ Nhiệt độ nước biển, đại dương (các dòng hải lưu nóng, lạnh).
+ Lượng bốc hơi nước, nhiệt độ mơi trường khơng khí.
+ Lượng mưa trung bình năm, số lượng nước sông đổ ra biển, đại dương.

+ Điều kiện địa hình (vùng biển, đại dương kín hay hở),…
b. Chuyển động của nước biển và đại dương
* Sóng
- Khái niệm: Là sự chuyển động theo chiều ngang của nước biển và đại dương.
- Nguyên nhân tạo ra sóng là do gió. Gió càng to, sóng càng lớn.
- Phân loại: Sóng lừng, sóng bạc đầu, sóng thần,…
- Ảnh hưởng: Sóng thần gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
* Thủy triều
- Khái niệm: Là hiện tượng nước đại dương dao động theo chu kì.
- Nguyên nhân do lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời.
- Phân loại: Triều cường và triều kém.
- Ảnh hưởng
+ Thuỷ triều có ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và sinh hoạt ở các địa phương ven biển.
+ Hoạt động của tàu bè ra vào các cảng biển phụ thuộc rất nhiều vào chế độ triều.
+ Xây dựng nhà máy điện thủy triều, áp dụng triều trong quân sự,…
* Dòng biển
- Khái niệm: Là sự chuyển dịch của các khối nước lớn ở biển và đại dương.


- Ngun nhân hình thành do các hệ thống gió thổi thường xuyên trên Trái Đất.
- Phân loại: Dòng biển nóng và dịng biển lạnh.
- Ảnh hưởng: Dịng biển là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới khí hậu
của các vùng đất ven biển.
c. con người đã sử dụng thủy triều vào đời sống văn hóa hoặc sản xuất.
-Thủy triều đóng góp phần lớn làm nên chiến thắng trên sông Bạch Đằng vào năm 938 của
Ngô Quyền trước quân Nam Hán và năm 1288 của nhà Trần trước qn Ngun-Mơng.
- Hiện nay, thủy triều cịn phục vụ cho công nghiệp (như sản xuất điện), ngư nghiệp, như
trong đánh bắt hải sản, và khoa học, như nghiên cứu thủy văn.
PHÂN MÔN LỊCH SỬ
A. Lịch sử thế giới

I. Xã hội nguyên thủy.
1. Đặc điểm căn bản trong quan hệ giữa người với người thời nguyên thủy là:
+ Con người ăn chung, ở chung và giúp đỡ lẫn nhau.
+ Của cải chung, cùng lao động và hưởng thụ bằng nhau (cơng bằng và bình đẳng được
coi là “ngun tắc vàng”).
2. - Vai trị của lao động trong q trình tiến hóa của người ngun thủy:
+ Nhờ chế tác cơng cụ lao động, đôi bàn tay con người dàn trở nên khéo léo, cơ thể con
người cũng dần biến đổi để thích ứng với các tư thế lao động. Như vậy, thơng qua q
trình lao động con người đã tự cải biến và hồn thiện mình.
+ Lao động giúp tư duy sáng tạo của con người ngày càng phát triển (vì: con người biết
chế tác, sáng tạo ra nhiều công cụ lao động tỉ mỉ, tinh xảo hơn, phù hợp hơn với tính chất
của cơng việc).
+ Thơng q q trình lao động, người nguyên thủy kiếm được thức ăn để nuôi sống bản
thân và gia đình.
3. - Đời sống của người nguyên thủy ở Việt Nam:
+ Con người biết mài đá để tạo ra cơng cụ lao động, như: rìu đá mài lưỡi; cung tên…
+ Cách thức lao động của con người vẫn chủ yếu là: săn bắt và hái lượm.
+ Người tối cổ biết tạo ra lửa để sưởi ấm, nướng chín thức ăn và xua đuổi thú dữ.
4.
Nội dung
Người tối cổ
Người tinh khôn


- Hầu như hoàn toàn đi đứng bằng
hai chân, tay tự do sử dụng cơng
cụ, tìm kiếm thức ăn.
- Cấu tạo cơ thể như ngày nay (nên còn gọi
- Trên cơ thể vẫn mang nhiều dấu là người hiện đại): xương cốt nhỏ, bàn tay
Đặc điểm

tích của lồi vượn: lớp lơng trên cơ khéo léo, hộp sọ và thể tích não phát triển,
cơ thể
thể khá dày; trán thấp, bợt ra sau; u cơ thể gọn và linh hoạt,...
mày nổi cao
- Thể tích não lớn khoảng 1450 cm3
- Thể tích não khoảng từ 650
cm3 đến 1100 cm3
Cơng cụ và
- Rìu mài lưỡi, lao, cung tên
phương
- Rìu cầm ta và mảnh tước
- Săn bắt, trồng trọt, thuần dưỡng động vật
thức
- Săn bắt hái lượm
và chăn nuôi.
lao động
Tổ chức xã
- Bầy người
- Thị tộc và bộ lạc
hội
5. cảm nhận của em về vai trị của lao động đối với bản thân, gia đình và xã hội ngày
nay.
- Lao động giúp con người tạo ra sản phẩm vật chất, để thân nuôi sống bản thân, gia đình,
góp phân xây đựng xã hội phát triển.
- Lao động đem đến cho con người niềm vui, tìm thấy được ý nghĩa thực sự của cuộc
sống. Quan trọng hơn hết, lao động chính là phương tiện để mỗi người khẳng định được vị
trí và sự có mặt của mình trong cuộc sống...
- Thơng qua q trình lao động, con người sẽ rút ra được những bài học cho riêng bản thân
mình từ đó sẽ có sự sáng tạo, tư duy mới mẻ hơn, mở mang tầm hiểu biết.
=> Do đó, mỗi người cần thấy được: lao động là vinh quang, là quyền và nghĩa vụ thiêng

liêng của bản thân, từ đó phải biết tự giác, sáng tạo khơng ngừng, cải tiến để nâng cao
năng suất lao động.
II. Chuyển biến về kinh tế, văn hóa xã hội nguyên thủy.
1. Những chuyển biến về kinh tế, xã hội vào cuối thời nguyên thủy:
- Chuyển biến về kinh tế:
+ Con người phát hiện ra kim loại và sử dụng kim loại để chế tác công cụ lao động.
+ Việc sử dụng công cụ lao động bằng kim loại một cách phổ biến đã khiến cho: năng suất
lao động của con người tăng lên gấp nhiều lần so với thời đại đồ đá; con người đã sản xuất
ra được một lượng sản phẩm dư thừa thường xuyên; mặt khác, nhờ sử dụng cơng cụ kim
khí, nhất là cơng cụ sắt, con người đã có thể khai phá những vùng đất đai mà trước khi
chưa khai phá nổi…
- Chuyển biến về xã hội:
+ Xuất hiện tình trạng “tư hữu” do một số người có chức quyền trong thị tộc, bộ lạc đã
chiếm hữu một phần của cải tập thể thành của riêng. Điều này khiến cho quan hệ “cơng
bằng và bình đẳng” trong xã hội bị phá vỡ.


+ Xã hội dần có sự phân hóa thành kẻ giàu – người nghèo, giai cấp thống trị và giai cấp bị
thống trị.
+ Mặt khác, sự xuất hiện và sử dụng phổ biến của cơng cụ kim loại cịn dẫn đến sự thay
đổi hẳn địa vị xã hội của người đàn ơng => các gia đình phụ hệ đã xuất hiện, thay thế cho
gia đình mẫu hệ. Trong các gia đình phụ hệ, người đàn ơng trở thành trụ cột, nắm tồn
quyền quyết định các cơng việc – chính điều này đã nhen nhóm sự bất bình đẳng ngay từ
trong mỗi gia đình - “tế bào” của xã hội.
III. Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đơng Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X.
1. Tác động của giao lưu thương mại đến khu vực Đông Nam Á trong 10 thế kỉ đầu
công nguyên:
+ Thúc đẩy sự giao lưu văn hóa giữa Đơng Nam Á với các nền văn hóa khác (đặc biệt là
văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ…).
+ Tác động trực tiếp đến sự ra đời và phát triển của các vương quốc cổ Đông Nam Á từ

đầu công nguyên đến thế kỉ X.
+ Nhiều khu vực của Đông Nam Á đã trở thành trung tâm bn bán và trao đổi sản vật,
hàng hóa nổi tiếng như Óc Eo (Phù Nam), Pa-lem-bang (Sri Vi-giay-a), Trà Kiệu
(Champa)…
+ Các vương quốc Đơng Nam Á đã đóng góp nhiều mặt hàng chủ lực trên những tuyến
đường biển kết nối Á – Âu.
2. Tác động của quá trình giao lưu văn hóa đến nền văn hóa Đơng Nam Á:
+ Phật giáo và Hin-đu giáo du nhập vào Đông Nam Á, hịa nhập vào các tín ngưỡng dân
gian của cư dân bản địa.
+ Cư dân nhiều nước Đông Nam Á đã tiếp thu hệ thống chữ viết của Ấn Độ để sáng tạo ra
chữ viết riêng của dân tộc mình (chữ Chăm cổ, chữ Khơ-me cổ, chữ Mã Lai cổ….)
+ Cư dân Đông Nam Á tiếp thu văn học của người Ấn Độ và sáng tạo ra những bộ sử thi:
Riêm kê (Campuchia); Ram-ma-y-a-na Ka-ka-win (In-đô-nê-xi-a).
B. Lịch sử Việt Nam
I. Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc.
1. Nhà nước Văn Lang
- Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thế kỉ VII TCN.
- Địa bàn chủ yếu của nhà nước Văn Lang thuộc khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt
Nam hiện nay.
- Kinh đô của nước Văn Lang đóng ở Phong Châu thuộc tỉnh Phú Thọ hiện nay.
- Tổ chức bộ máy nhà nước của nước Văn Lang:
+ Đứng đầu nhà nước là Vua Hùng (giúp việc cho vua có các lạc hầu).
+ Cả nước được chia làm 15 bộ, do Lạc tướng đứng đầu.
+ Dưới bộ là các chiềng, chạ do Bồ chính (già làng) đứng đầu.
- Nhận xét: tổ chức nhà nước Văn Lang còn đơn giản, sơ khai nhưng đã bước đầu có hệ
thống.


*Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang:


- Nhận xét: tổ chức nhà nước Văn Lang còn đơn giản, sơ khai nhưng đã bước đầu có hệ
thống.
2. Nhà nước Âu Lạc
- Ra đời vào năm 208 TCN, sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tần.
- Đứng đầu nhà nước là An Dương Vương.
- An Dương Vương rời đô về Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội).
- Tổ chức bộ máy nhà nước không thay đổi nhiều so với thời Văn Lang nhưng chặt chẽ
hơn, vua có quyền thế hơn trong việc trị nước.
*Sơ đồ tổ chức Nhà nước Âu Lạc:

3. Sự tiến bộ về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Âu Lạc được biểu hiện như
thế nào?
- Đời sống vật chất của cư dân Âu Lạc:
+ Ngoài đồ ăn quen thuộc (cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá…), cư dân Âu Lạc còn ăn
nhiều loại quả như: chuối, cam..
+ Làm muối, mắm cá và dùng gừng làm gia vị.
+ Dệt vải từ sợi đay, tơ tằm.


+ Đồ dùng sinh hoạt trong gia đình, như: bình, vò, thạp, mâm, chậu… bằng gốm, đồng,
tre, nứa…
- Đời sống tinh thần của cư dân Âu Lạc:
+ Các tín ngưỡng, phong tục, tập quán cũ vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển.
+ Nhiều lễ hội: hội ngày mùa, hội đấu vật, đua thuyền… được tổ chức hằng năm.
II. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của
xã hội Việt Nam thời Bắc thuộc.
1. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc
- Sáp nhập lãnh thổ Âu Lạc vào Trung Quốc sau đó chia thành các châu, quận…
- Cử quan lại người Hán tới cai trị đến tận cấp huyện.
- Xây các thành lũy lớn, thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của người Việt

2. Chính sách bóc lột về kinh tế
- Chiếm đoạt ruộng đất, độc quyền sắt, muối, bắt dân ta cống nạp các sản vật quý, bắt
hàng ngàn thợ thủ công giỏi ở Giao Châu đem về nước.
- Thời Đường, bên cạnh chính sách cống nạp, chính quyền đơ hộ cịn tăng cường chế độ
thuế khóa và lao dịch nặng nề.
3. Chính sách đồng hoá
- Đưa người Hán sang sinh sống lâu dài cùng người Việt, xóa bỏ tập quán lâu đời của
người Việt, ép dân ta theo phong tục tập quán của họ.
- Nho giáo, chữ Hán du nhập vào nước ta để phục vụ cho cơng cuộc đồng hố nhưng
chữ Hán chỉ giới hạn trong một số ít người ở trung tâm.
4. Những chuyển biến về kinh tế.
- Nông nghiệp:
+ Trồng lúa nước vẫn là ngành chính, biết đắp đê phịng lụt.
+ Sử dụng cày, sức kéo trâu bị và cơng cụ bằng sắt để lao động, sản xuất
+ Chăn nuôi và trồng nhiều loại cây khác như cây ăn quả, cây dâu, cây bông
- Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện: làm giấy, khảm xà cừ, thuộc da, đúc tiền…
- Giao thương các sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp ở trong nước và với các
thương nhân Trung Quốc, Giava, Ấn Độ.
5. Những chuyển biến về xã hội.
- Tầng lớp trên của xã hội như Lạc tướng, Lạc hầu và sau này là hào trưởng người Việt có
thế lực kinh tế và uy tín trong nhân dân nhưng vẫn bị chính quyền đơ hộ chèn ép.
- Nơng dân cơng xã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi chính sách cướp đoạt ruộng đất và tô
thuế, nhiều người phá sản trở thành nơng dân lệ thuộc hoặc nơ tì.
- Bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với chính quyền cai trị
phương Bắc.
6 - Chính quyền phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc Việt
nhằm mục đích:
khiến người Việt lãng quên nguồn gốc tổ tiên; lãng quên bản sắc văn hóa dân tộc của
mình mà học theo các phong tục – tập quán của người Hán; từ đó làm thui chột ý chí đấu
tranh của người Việt.



7. Nêu một số nét trong chính sách về chính trị, kinh tế, văn hóa của các triều đại
phong kiến phương Bắc đối với người Việt thời Bắc thuộc.
- Chính sách cai trị về chính trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với người
Việt:
+ Chia Âu Lạc thành các quận, huyện và sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc.
+ Đưa người Hán sang cai trị người Việt theo luật pháp hà khắc.
+ Xây đắp các thành lũy lớn, bố trí binh lực để đàn áp các cuộc đấu tranh của người Việt.
- Chính sách cai trị về kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với người Việt:
+ Bắt người Việt cống nạp sản vật (trầm hương, sừng tê, ngà voi, ngọc trai, đồi mồi…).
+ Thiết lập chế độ thuế khóa, lao dịch hà khắc, nặng nề.
+ Nắm độc quyền về sắt và muối.
- Chính sách văn hóa về chính trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với người
Việt:
+ Đưa người Hán sang sinh sống lâu dài, cho ở lẫn với người Việt.
+ Mở lớp dạy chữ Hán; truyền bá văn hóa Hán.
+ Áp dụng luật pháp của người Hán để cai trị người Việt.
+ Bắt người Việt phải tuân theo các phong tục tập quán của người Hán.
8. Hãy cho biết những cách thức canh tác, nghề thủ công nào trong thời Bắc thuộc vẫn
được duy trì, phát triển cho đến ngày nay.
- Những cách thức canh tác, nghề thủ cơng nào trong thời Bắc thuộc vẫn được duy trì, phát
triển cho đến ngày nay là:
+ Kĩ thuật chiết cành; sử dụng sức kéo của trâu bị; sử dụng cơng cụ bằng sắt (cuốc, liềm,
xẻng…).
+ Các nghề thủ công: làm mật mía, làm đường; dệt vải từ vỏ cây đay, làm thủy tinh; làm
gốm, làm mộc; rèn sắt; đúc đồng…
III. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X
1. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Trình bày nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

- Nguyên nhân: chính sách cai trị hà khắc, bóc lột tàn bạo của nhà Hán khiến đời sống của
người Việt cực khổ => mâu thuẫn dân tộc giữa người Việt với nhà Hán ngày càng sâu sắc.
- Kết quả:
+ Giành được quyền tự chủ trong thời gian ngắn (năm 40 – 42).
+ Năm 42, nhà Hán sai tướng Mã Viện đem quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa. Nghĩa
quân của Hai Bà Trưng kháng cự quyết liệt song cuối cùng thất bại; Hai Bà Trưng gieo
mình xuống sơng Hát tuẫn tiết (năm 43).
- Ý nghĩa:
+ Là cuộc khởi nghĩa lớn đầu tiên của người Việt ở thời kì Bắc thuộc.
+ Cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân; mở đầu thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ
lâu dài, bèn bỉ của người Việt.
+ Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí anh hùng của Phụ nữ Việt Nam.
2. Trình bày nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.


- Ngun nhân: chính sách cai trị hà khắc, bóc lột tàn bạo của nhà Ngô khiến đời sống của
người Việt cực khổ => mâu thuẫn dân tộc giữa người Việt với nhà Ngô ngày càng sâu sắc.
- Kết quả: thất bại.
- Ý nghĩa:
+ Tô đậm thêm truyền thống yêu nước, bất khuất đấu tranh của dân tộc Việt Nam nói
chung và của phụ nữ Việt Nam nói riêng.
+ Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu đã trở thành ngọn cờ tiêu biểu trong các cuộc đấu tranh chống
Bắc thuộc của nhân dân Việt Nam trong suốt các thế kỉ III – V.
3. Trình bày nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lý Bí.
- Nguyên nhân: chính sách cai trị hà khắc, bóc lột tàn bạo của nhà Lương khiến đời sống
của người Việt cực khổ => mâu thuẫn dân tộc giữa người Việt với nhà Lương ngày càng
sâu sắc.
- Kết quả:
+ Giành được chính quyền trong thời gian ngắn (542 – 603), lập ra nhà nước Vạn Xuân
(544).

+ Năm 603, nhà Tùy đưa quân sang xâm lược, nhà nước Vạn Xuân sụp đổ.
- Ý nghĩa:
+ Thể hiện tinh thần yêu nước, đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhân dân
Việt Nam.
+ Để lại những bài học kinh nghiệm quý báu về tinh thần kháng chiến kiên trì, cách đánh
du kích…
4. Những thành quả trong cuộc đấu tranh bảo vệ và phát triển văn hóa truyền thống
của người Việt thời Bắc thuộc có ý nghĩa như thế nào?
- Những thành quả trong cuộc đấu tranh bảo vệ và phát triển văn hóa truyền thống của
người Việt thời Bắc thuộc có ý nghĩa to lớn trong việc:
+ Giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc.
+ Làm thất bại âm mưu đồng hóa về văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc.
+ Tiếp thu có chọn lọc, có sáng tạo những trị văn hóa bên ngồi nhằm phát triển văn hóa
truyền thống thêm đặc sắc và đa dạng
5. Những phong tục nào của người Việt trong thời Bắc thuộc vẫn được duy trì đến
ngày nay?
- Những phong tục nào của người Việt trong thời Bắc thuộc vẫn được duy trì đến ngày
nay:
+ Tục ăn trầu.
+ Tục làm bánh chưng, bánh giày trong các dịp lễ tết.
+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
6. Trận Bạch Đằng
* Tóm tắt diễn biến trận Bạch Đằng năm 938:
+ Nhận được tin này, Lưu Hoằng Tháo sẽ kéo quân vào nước ta theo đường biển, Ngô
Quyền đã chủ động lên kế hoạch đánh giặc ở vùng cửa sông Bạch Đằng.


+ Cuối năm 938, Lưu Hoằng Tháo dẫn quân tiến vào khu vực cửa biển Bạch Đằng. Khi
nước triều dâng cao, Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra đánh và giả vờ thua.
+ Lưu Hoằng Tháo đốc quân đuổi theo, vượt qua khu vực có bãi cọc ngầm mà khơng hề

hay biết.
+ Khi nước triều bắt đầu rút, Ngô Quyền hạ lệnh cho quân tấn công. Bị đánh bất ngờ, quân
Nam Hán quay đầu tháo chạy.
+ Nước triều rút ngày càng mạnh, bãi cọc ngầm lộ ra. Các chiến thuyền của quân Nam
Hán va vào bãi cọc, vỡ và bị chìm. Lưu Hoằng Tháo tử trận trong đám tàn quân.
* Nét độc đáo trong nghệ thuật đánh giặc của Ngô Quyền được thể hiện qua những
điểm dưới đây:
- Tận dụng địa thế tự nhiên hiểm trở của sông Bạch Đằng để xây dựng trận địa tấn công
giặc.
- Sáng tạo ra cách sử dụng các cọc ngầm và quy luật lên – xuống của con nươc thủy triều
để bố trí trận địa chiến đấu.
- Tổ chức, bố trí và sử dụng các lực lượng hợp lý, linh hoạt để tiêu diệt quân địch:
+ Bố trí các cánh quân bộ binh mai phục ở hai bên bờ sông; trong những vùng cây cối rậm
rạp.
+ Sử dụng các chiến thuyền nhỏ, nhẹ để nghi binh, lừa địch.
+ Khi thủy triều bắt đầu rút, quân thủy và quân bộ phối hợp đổ ra đánh.
* Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng bạch Đằng (938):
+ Đập tan ý chí xâm lược của quân Nam Hán.
+ Chấm dứt thời kì Bắc thuộc, mở ra một thời đại mới - thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của
dân tộc Việt Nam.
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.
* Công lao của Ngô Quyền đối với lịch sử dân tộc: đập tan ý chí xâm lược của quân Nam
Hán; mở ra thời đại mới – thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc Việt Nam.
7. Sự kiện nào tạo nên bước ngoặt của lịch sử dân tộc đầu thế kỉ X? Vì sao?
- Sự kiện tạo nên bước ngoặt của lịch sử dân tộc Việt Nam đầu thế kỉ X là: chiến thắng
Bạch Đằng năm 938
- Giải thích: chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt thời Bắc thuộc, mở ra thời đại
mới – thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc Việt Nam.




×