Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Thiết kế ứng dụng kết nối giám sát xây dựng báo cáo nghiên cứu khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA KỸ THUẬT CƠNG TRÌNH
---------------------------

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:

Thiết kế ứng dụng kết nối giám sát xây dựng

Biên Hòa, Tháng 05/ 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA KỸ THUẬT CƠNG TRÌNH
---------------------------

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:

Thiết kế ứng dụng kết nối giám sát xây dựng

Biên Hòa, Tháng 05/ 2023


LỜI CÁM ƠN
Trước tiên, Nhóm tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới trường Đại học
, cũng như q thầy cơ Khoa Kỹ Cơng Trình đã tận tình hỗ trợ và hướng dẫn trong quá
trình nghiên cứu.
Đề tài Nghiên cứu phần mềm ứng dụng “Tìm kiếm kỹ sư giám sát xây dựng” trên


thiết bị di động là một lĩnh vực nghiên cứu khó, việc tìm ra phương pháp để giải quyết
vấn đề đòi hỏi liên quan đến nhiều lĩnh vực.
Hiện nay trên thị trường có một số phần mềm ứng dụng Mobile App trong lĩnh
vực xây dựng nhưng phải chưa có phần mềm nào đáp ứng được vấn đề của đề tài. Với
mong muốn có một phần mềm ứng dụng giải quyết được vấn đề này để giúp sự kết nối
giữa kỹ sư giám sát và chủ đầu tư một cách hiệu quả, nhóm tác giả đã ứng dụng ngơn
ngữ Python trong việc lập trình kiểm thử ứng dụng Mobile App.
Để có được thành cơng của phần mềm ứng dụng này như ngày hơm nay, nhóm tác
giả gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy TS đã chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của
mình. Dành thời gian các buổi hướng dẫn và thảo luận đã nhóm tác giả hiểu rõ hơn
về phạm vi và mục tiêu của đề tài.
Sau cùng, nhóm tác giả xin kính chúc thầy cơ Khoa Kỹ Thuật Cơng Trình thật
nhiều sức khỏe và niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao quý trồng người cho thế
hệ tương lai.
Trân trọng cảm ơn.


MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN ................................................................................................................ 3
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................. 5
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1.

Lý do chọn đề tài. ................................................................................................. 1

2.

Lịch sử giải quyết vấn đề của đề tài ..................................................................... 2

3.


Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 3

4.

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .................................................... 3

5.

Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 3

6.

Bố cục đề tài.......................................................................................................... 3

Chương 1: Tổng quan. ................................................................................................ 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ......................................................................................... 4
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................. 4
1.2 Nhu cầu tìm kiếm ................................................................................................. 4
1.2.1

Google Trend là gì? ........................................................................................ 4

1.2.2 Diễn giải và áp dụng vào Google Trend ............................................................ 5
1.2.3

Một số rào cản giữa chủ nhà với kỹ sư giám sát ........................................... 8

1.2.4


Vai trò của phần mềm kết nối kỹ sư giám sát giải quyết rào cản................. 9

1.2.5
Các phần mềm kết nối xây dựng hiện nay. .................................................. 9
CHƯƠNG 2 : THIẾT KẾ PHẦN MỀM .................................................................... 11
2.1 . Khái quát về Android ...................................................................................... 11
2.1.1

Nguồn gốc Android: ..................................................................................... 11

2.1.2

Một Số Phiên Bản Của Hệ Điều Hành Android: ........................................ 12

2.1.3

Cấu trúc của Android: ................................................................................. 15

2.1.4

Các thành phần trong một ứng dụng Android ........................................... 16

2.2 Thiết kế sơ đồ User Case .................................................................................... 26


2.3 Mô tả hệ thống: ................................................................................................... 29
2.3 Mô tả chức năng và phương pháp lập trình: .................................................... 31
2.4 Mơ tả chức năng ................................................................................................. 32
2.4.1


Đăng nhập ..................................................................................................... 32

2.4.2 Đăng ký ............................................................................................................. 34
2.4.3 Bản đồ tìm kiếm ............................................................................................... 36
2.4.4 Danh sách chọn lựa .......................................................................................... 38
2.4.5 Thông tin kỹ sư giám sát .................................................................................. 38
2.4.6 Mục lục quản lý, trợ năng tiện ích ................................................................... 39
2.4.7 Mục chi tiết báo giá và gửi báo giá .................................................................. 41
CHƯƠNG 3: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM ............................................. 44
KIẾN THỨC ĐẠT ĐƯỢC .......................................................................................... 45
ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ ........................................................................................... 45
KẾT LUẬN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ....................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 47


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Biểu đồ lượng truy cập tìm kiếm “thuê giám sát xây nhà” ............................... 5
Hình 1.2. Biểu đồ lượng truy cập tìm kiếm “cách xây nhà ở” .......................................... 6
Hình 1.3. Bảng thống kê lượng truy cập tìm kiếm “cách xây nhà ở” của các tỉnh ............ 7
Hình 1.4. Bảng thống kê lượng truy cập
tìm kiếm “cách xây nhà ở” của các tỉnh ............ 7
i
Hình 2.1 Cấu tầng của Androi ................................................................................... 15
Hình 2.2 Cách activity hoạt động ..................................................................................... 16
Hình 2.3 Intent tường minh .............................................................................................. 17
Hình 2.4 Cách Intent khơng tường minh hoạt động .......................................................... 18
Hình 2.5 Vịng đời chức năng hoạt động của một lớp Activity (giao diện màn hình) ....... 19
Hình 2.6 Các Layout trong một lớp Activity (giao diện màn hình). .................................. 21
Hình 2.7. Box Layout/Linear Layout được bố trí theo chiều dọc và ngang ..................... 22
Hình 2.8. Float Layout .................................................................................................... 22

Hình 2.9. Grid Layout ...................................................................................................... 23
Hình 2.10. Trượt lên xuống ở mục cài đặt của Iphone ..................................................... 24
Hình 2.4.1 Chọn loại hình dịch vụ .................................................................................. 29
Hình 2.4.2 Đăng nhập ..................................................................................................... 29
Hình 2.4. 3 Lỗi đăng nhập ................................................................................................ 30
Hình 2.4.4 Điền thơng tin Đăng Ký …………………………………………………32
Hình 2.4.5 Bản đồ tìm kiếm ........................................................................................... 34
Hình 2.4.6 Danh sách các Khách hàng ............................................................................ 35


Hình 2.4.7 Thơng tin kỹ sư giám sát………………………………………………….36
Hình 2.4.8 Menu Giao diện .............................................................................................. 37
Hình 2.4.9 Danh mục báo giá ........................................................................................... 39
Hình 2.4.10 Danh mục gửi báo giá ................................................................................... 40


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Kiến tạo nên một cơng trình nhà ở dân dụng khơng phải là một điều đơn giản,
có thể hành trình ấy kéo dài 1 tháng, 6 tháng hay thậm chí là hơn năm. Vậy tại sao nhà
dân nhỏ bé lại chậm tiến độ xây nhà?
Xây một căn nhà đối với mỗi người là việc lớn cả đời người, sau bao nhiêu
năm kiếm tiền tích góp, gia chủ muốn xây một ngơi nhà đẹp cho riêng mình. Nhưng
thực tế rằng đa phần chủ nhà họ khơng có kinh nghiệm trong việc xây nhà, nên việc
giám sát căn nhà là giao cho thầu xây dựng đảm nhận thi công theo bản vẽ, rủi ro khi
đưa cho bên thi công tự đảm nhận giám sát là điều không tránh khỏi, tạo nên nỗi lo
cho nhiều chủ nhà. Bỏ qua các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thi công như thời tiết,
thiên tai là việc xảy ra ngoài ý muốn.
Nguyên nhân đầu tiên cũng là nguyên nhân có tác động lớn nhất đối với
tiến độ thi cơng đó chính là yếu tố con người. Yếu tố con người lại được chia làm hai,

người quản lý giám sát và nhân công. Nhưng yếu tố người quản lý giám sát vẫn là
quan trọng nhất.
Việc quản lý giám sát kém hiệu quả tác động đáng kể đến quy trình cũng
như tiến độ thi cơng. Nếu trong suốt q trình thi cơng khơng có sự theo dõi, giám sát
chặt chẽ của bộ phận quản lý giám sát thì cơng trình chắc chắn sẽ không đảm bảo chất
lượng và không thể nào theo kịp tiến độ ban đầu đặt ra. Vậy nên vai trò của kỹ sư giám
sát là cực kỳ quan trọng, kỹ sư giám sát cơng trình họ là người có trình độ chun mơn
và kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực xây dựng.
Thực tế là để kiếm một người kỹ sư giám sát và thuê giám sát công trình
nhà dân rất khó, khơng biết kiếm họ ở đâu? liên hệ như thế nào? thông thường là sẽ
nhờ người quen, thông qua công ty tư vấn giám sát nhưng phải chịu phí cao. Theo tìm
hiểu, hiện nay ở Việt Nam chưa có phần mềm ứng dụng nào có thể tìm kiếm kỹ sư
giám sát cơng trình, trước thực tại đó nhóm tác giả đã đề xuất và nghiên cứu “ Phần
mềm ứng dụng tìm kiếm kỹ sư giám sát cơng trình trên thiết bị di động” để đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao trong lĩnh vực xây dựng nhà ở dân dụng.
1


2. Lịch sử giải quyết vấn đề của đề tài
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều phần mềm ứng dụng trên thiết bị di động
phục vụ cho ngành xây dựng như kết nối chủ nhà với thầu xây dựng, vật tư xây
dựng...., nhưng chưa có phần mềm nào đáp ứng được vấn đề tìm kiếm kỹ sư giám sát
cho chủ nhà, vì vậy nhóm tác giả đã nghiên cứu về phần mềm ứng dụng “Tìm kiếm kỹ
sư giám sát xây dựng” chạy trên thiết bị di động nhằm đáp ứng được vấn đề tìm giám
sát của chủ nhà một cách nhanh chóng tiện lợi.
Do vậy, Đề tài “nghiên cứu thiết kế ứng dụng tìm kiếm kỹ sư giám sát xây
dựng trên thiết bị di động” là một đề tài mới trong lĩnh vực xây dựng mà chưa có đề
tài trước đây giải quyết ở các khóa trước.

2



3. Mục tiêu nghiên cứu
-

Tạo ra một ứng dụng Mobile App chạy trên nền tảng Android.

-

Cung cấp cho chủ đầu tư và kỹ sư giám sát có thể tìm kiếm và kết nối nhanh chóng
gần vị trí của mình.

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
-

Đội ngũ kĩ sư xây dựng hành nghề liên quan đến việc giám sát cơng trình.

-

Các chủ đầu tư/ chủ nhà bận rộn đang có nhu cầu tìm kiếm giám sát.

-

Các các nhân liên quan khác.

5. Phương pháp nghiên cứu
-

Sử dụng Google Trend để tìm hiểu xu hướng nhu cầu của khách hàng và kỹ sư giám
sát.


-

Ngôn ngữ Python, thư viện KivyMD

6. Bố cục đề tài
Chương 1: Tổng quan.
Chương 2: Thiết kế phần mềm
Chương 3: Hướng dẫn sử dụng phần mềm.

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
Đặt vấn đề

1.1

Xây nhà là một vấn đề hệ trọng với tất cả mọi chủ nhà, trước và trong q trình thi
cơng xây nhà là một đống vấn đề đau đầu cần giải quyết như:
- Chủ nhà thường không hiểu chuyên môn và xây dựng trong quá trình thi cơng thường
xảy ra phát sinh tăng chi phí
- Chủ nhà chọn nhà thầu giá rẻ để tiết kiệm chi phí kéo theo rủi ro tiền bạc và thời gian.
- Giao cho người nhà khơng có chun mơn giám sát trong qua trình xây dựng nhà.
- Chậm trễ tiến độ sẽ kéo theo phát sinh chi phí.
- Bố cục nhà bất hợp lý, thiếu thơng thống, màu sắc trang trí khơng hợp...
- Hệ thống nước âm tường, ống máy lạnh bị xì nước
- Nhà bị thấm, dột, nứt sau khi xây.
- Thi công sai so với giấy phép xây dựng
- Sự cố nghiêm trọng : sập giàn giáo, sập sàn khi đổ bê tông, tai nạn...

- Nhà thầu thi cơng bỏ cơng trình trong giai đoạn thi cơng hoặc bảo hành cơng trình.
- Ngun vật liệu sử dụng hao hụt, tiêu tốn bất thường.
- Mâu thuẫn giữa chủ nhà với thầu thi công hoặc giữa chủ nhà với thiết kế...
- Bị sử dụng vật tư hoàn thiện là hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng mà không phân biệt
được.

1.2

Nhu cầu tìm kiếm
Để giải quyết bài tốn này nhóm tác giả xác định hai đối tượng cần tìm hiểu đó là

Chủ nhà bận rộn khơng có nhiều thời gian và Kỹ sư xây dựng đang cần tìm kiếm cơng
việc thêm thu nhập, nhóm sử dụng lượng truy cập tìm kiếm từ khóa trên web để nắm
được dữ liệu nhu cầu, trang web sử dụng để tìm lượng tìm kiếm là Google Trends.

1.2.1 Google Trend là gì?
Google Trends là cơng cụ tìm kiếm trực tuyến cho phép người dùng có thể xem tần
suất của những từ khoá, chủ đề hoặc cụm chủ đề cụ thể. Ngồi ra, cơng cụ này cịn giúp
so sánh, thống kê các số liệu cơ bản về thói quen tìm kiếm của người dùng trên Google.
4


Google trends hay Google xu hướng là công cụ hữu ích được những người làm trong
lĩnh vực sáng tạo nội dung và là nơi cập nhật tin tức, xu hướng nhanh chóng, Google
trends cịn được các chun gia marketing sử dụng cho mục đích tìm ra nhu cầu khách
hàng để xây dựng chiến lược và xác định khách hàng tiềm năng.
1.2.2 Diễn giải và áp dụng vào Google Trend
Đầu tiên nhóm nghiên cứu đưa ra ví dụ diễn giải là từ khóa tìm kiếm có giá trị để
đem lại dữ liệu phân tích.
Diễn giải:

- Hàng đầu tiên trong bảng là thơng tin từ khóa cần tìm để so sánh.
- Hàng thứ hai là điều chỉnh các thông tin cần chọn lọc tìm kiếm như về khu vực tìm
kiếm, khoảng thời gian tìm kiếm, tìm kiếm trên web hay youtube.
- Đường biểu thị tần suất lượng người tìm kiếm tương ứng theo thang mức độ quan tâm.
- Thang mức độ quan tâm tìm kiếm từ ít đến nhiều theo thời gian tương ứng từ 1 đến 100.
Nhóm tác giả sử dụng khoảng dữ liệu trong 7 ngày từ ngày 15/5 đến ngày 22/5 từ
khóa tìm kiếm là “Th giám sát xây nhà” và “Thuê kỹ sư giám sát xây nhà” để chứng
minh sự khác biệt là một bên là có từ “kỹ sư” và khơng có từ “kỹ sư”.

Hình 1.1. Biểu đồ lượng truy cập tìm kiếm “thuê giám sát xây nhà”
5


Kết quả hình1.1 cho chúng ta thấy đường màu xanh biểu thị cho từ khóa “thuê giám
sát xây nhà”, nó biểu thị lượng truy cập thường xuyên 7 ngày qua của người có nhu cầu
th giám sát. Cịn đường màu đỏ biểu thị từ khóa “thuê kỹ sư giám sát xây nhà” nó lại
khơng cho bất kỳ số liệu nào, điều đó cho thấy từ khóa “ thuê giám sát xây nhà” nó sẽ cho
kết quả tốt hơn từ khóa “thuê kỹ sư giám sát xây nhà”.
Kết luận: Điều này cho thấy, nhu cầu tìm kiếm giám sát xây nhà cũng tương đối cao,
do tần suất tìm kiếm hiển thị liên tục trên biểu đồ.
Nhóm tiếp tục tìm hiểu về nhu cầu người cần xây nhà và phát hiện thêm rằng, tần
suất người tìm kiếm từ khóa “cách xây nhà ở” xuất hiện rất lớn và liên tục, điều này cho
thấy nhu cầu xây nhà ở dân dụng vẫn rất lớn bất chấp đang trong giai đoạn khó khăn của
nền kinh tế.
Với biểu đồ (Hình 2.2) lượng người tìm kiếm từ khóa “cách xây nhà ở” chiếm rất
cao với tần suất liên tục cả về số lượng và thời gian, trong khi từ khóa “rủi ro khi xây
nhà” chiếm rất ít khoảng 25% so với 100% của từ khóa “cách xây nhà ở”, điều này liên
quan đến phần “Một số rào cản giữa chủ nhà với kỹ sư giám sát” sẽ được giải thích rõ
ở phần phía dưới, và tác động rất lớn tới biểu đồ dữ liệu ở hình 1.2


6


Hình 1.2. Biểu đồ lượng truy cập tìm kiếm “cách xây nhà ở”

Dưới đây là danh sách các tỉnh thành có lượng tìm kiếm nhu cầu xây nhà cao nhất cả
nước với từ khóa “cách xây nhà ở”, trong đó có 16 tỉnh thành có lượng tìm kiếm cao nhất.

Hình 1.3. Bảng thống kê lượng truy cập tìm kiếm “cách xây nhà ở” của các tỉnh

Hình 1.4. Bảng thống kê lượng truy cập tìm kiếm “cách xây nhà ở” của các tỉnh

7


 Kết luận: Dữ liệu đã cho chúng ta thấy một lượng lớn nhu cầu xây nhà được mọi
người tìm kiếm. Để muốn hiểu rõ hành vi khách hàng ta cần Crawl (cào) dữ liệu từ
các trang web, sau đó làm sạch dữ liệu rồi đem đi phân tích, sẽ cho chúng ta kết
quả chính xác đối tượng ta cần tìm.
1.2.3 Một số rào cản giữa chủ nhà với kỹ sư giám sát
Dưới đây là 4 nguyên nhân chính tạo nên rào cản giữa chủ đầu tư (chủ nhà) với kỹ sư
giám sát:
1.2.3.1 Chi phí
Một số chủ nhà có thể coi việc thuê kỹ sư giám sát là một khoản chi phí khơng cần
thiết, vì để th một kỹ sư giám phải tìm đến cơng ty tư vấn giám sát, ký hợp đồng và
chịu mức phí cao giữa chủ nhà với công ty tư vấn giám sát. Họ cho rằng có thể quyết định
tự giám sát q trình xây dựng hoặc chỉ th một số cơng nhân bình thường để thực hiện
công việc sẽ tốt hơn.
1.2.3.2 Kinh nghiệm
Thông thường chủ nhà tự tin vào khả năng của mình hoặc của gia đình trong việc

xây dựng. Nếu họ đã có kinh nghiệm xây nhà trước đó hoặc có kiến thức về xây dựng, họ
cũng có thể tự tin rằng mình có thể quản lý và kiểm sốt cơng trình một cách hiệu quả hơn
là bỏ ra một khoản chi phí để thuê kỹ sư giám sát.
1.2.3.4 Độ tin cậy
Chủ nhà thường tin tưởng vào nhóm cơng nhân xây dựng mà họ th và cho rằng
nhóm cơng nhân này đã có đủ kỹ năng và kinh nghiệm từng trải thông qua các cơng trình
họ đã làm để hồn thành cơng việc một cách chính xác. Họ có thể khơng thấy cần thiết để
th một kỹ sư giám sát bên ngồi.
1.2.3.4 Quy mơ dự án
Đối với dự án xây dựng nhà ở thường là nhỏ, khối lượng cơng việc ít và khơng q
phức tạp, chủ nhà có thể cho rằng việc thuê một kỹ sư giám sát là không cần thiết và tốn
kém. Việc xây dựng nhà nhỏ có thể được thực hiện bởi các nhà thầu nhỏ hoặc các cơng
nhân có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
8


1.2.4 Vai trò của phần mềm kết nối kỹ sư giám sát giải quyết rào cản
- Chi phí dành cho thuê kỹ sư giám sát riêng lẻ sẽ rẻ hơn là thông qua công ty khi sử
dụng phần mềm kết nối và khung thời gian làm việc không nhất thiết là phải 24/24h có
mặt ở cơng trình mà vẫn cập nhật tiến độ đầy đủ, điều đó giúp cho chủ nhà giảm chi phí
cho nhữg hạng mục khơng cần thiết phải giám sát.
- Kinh nghiệm của một kỹ sư giám sát sẽ được phần mềm sàng lọc đánh giá thông
qua chứng chỉ hành nghề, thời gian tích lũy kinh nghiệm làm giám sát xây dựng, các
hạng mục đã tham gia.....từ đó sẽ giảm được những kỹ sư giám sát kém chất lượng, đem
lại sự an tâm cho chủ đầu tư.
- Độ tin cậy của một kỹ sư giám sát xây dựng sẽ được thế hiện qua các cơng trình đã
làm, đánh giá của các khách hàng trước, từ đó chủ đầu tư sẽ có thể so sánh chất lượng
của các kỹ sư xây dựng trong một danh sách quét.
- Quy mô dự án của nhà dân dụng thường sẽ nhỏ, khơng phức tạp như cơng trình
lớn địi hỏi giám sát liên tục, nên việc sử dụng phần mềm kết nối sẽ tối ưu hơn bằng cách

thuê kỹ sư giám sát theo giờ, ngày hoặc theo yêu cầu thỏa thuận giữa hai bên.

1.2.5 Các phần mềm kết nối xây dựng hiện nay.
Với thời đại công nghệ số hiện nay, sự tồn tại của công nghệ phần mềm kết nối đang
phổ biến rất lớn trong tất cả các lĩnh vực ngành nghề, trong đó có cả ngành xây dựng. Tại
việt nam trong lĩnh vực xây dựng cũng đã có một số phần mềm giúp kết nối các đối tác
với nhau như:

nhà thầu 5 sao,

Buildee –Kết nối nhà thầu xây dựng,

Alo thầu,

Bidwinner.
- Nhà thầu 5 sao là một ứng dụng trên điện thoại di động do Công Ty Cổ Phần
Công Nghiệp Vĩnh Tường tạo ra, với mục đích kết nối chủ đầu tư với các đơn vị thi công
sản phẩm thạch cao Vĩnh Tường.
- Buildee là một ứng dụng trên điện thoại di động cho phép người dùng tìm nhà thầu
nhanh chóng thơng qua kết nối internet theo những yêu cầu công việc xây dựng mình
chọn, qua đây khách hàng cịn có thể biết được kinh nghiệm của Nhà Thầu và được báo
giá từ các nhà Thầu uy tín gần địa điểm xây dựng.
9


- ALOTHAU là ứng dụng công nghệ trên điện thoại di động giúp chủ nhà, chủ đầu
tư (đang có nhu cầu tìm nhà thầu xây dựng và nội thất) có thể kết nối trực tiếp với các
công ty xây dựng và nội thất, ngoài ra ALOTHAU giúp chủ nhà và các doanh nghiệp có
thể mua vật liệu trong ngành xây dựng và trang thiết bị nội thất chính hãng từ các công ty
với giá tốt nhất cả sỉ và lẻ.

-Bidwinner là một ứng dụng công nghệ trên điện thoại di động cho phép người dùng có
thể tìm kiếm gói thầu, cung cấp vật tư cho các gói thầu, tra cứu năng lực nhà thầu và giá
vật tư cung ứng cho gói thầu.
Điểm hạn chế của các phần mềm này là chưa được nhiều người sử dụng, do chưa
giải quyết được các rào cản giữa khách hàng và đối tác như chi phí, độ tin cậy, tiện lợi dễ
sử dụng…vì những điều đó nên các sản phẩm chưa tạo được niềm tin khách hàng.

10


CHƯƠNG 2 : THIẾT KẾ PHẦN MỀM
2.1 . Khái quát về Android
2.1.1 Nguồn gốc Android:
Lịch sử Android bắt đầu vào tháng 10/2003 – trước khi thuật ngữ điện thoại
thông minh trở nên phổ biến, và vài năm trước khi Apple công bố iPhone cùng hệ điều
hành iOS đầu tiên. Android Inc được thành lập tại Palo Alto, California. Rich Miner,
Nick Sears, Chris White và Andy Rubin là 4 người sáng lập của HĐH này. Vào thời
điểm đó, Rubin đề cập đến việc Android Inc sẽ phát triển “các thiết bị di động thơng
minh hơn có khả năng nhận biết rõ hơn về vị trí và sở thích của chủ sở hữu”.
Năm 2005, chương quan trọng tiếp theo trong lịch sử Android bắt đầu khi công ty
ban đầu được Google mua lại. Rubin và các thành viên sáng lập khác tiếp tục phát
triển hệ điều hành dưới quyền chủ sở hữu mới của họ. Sau đó, họ quyết định sử dụng
Linux làm nền tảng cho hệ điều hành Android. Điều đó làm cho nó có thể cung cấp hệ
điều hành miễn phí cho các nhà sản xuất di động bên thứ ba. Google và nhóm Android
cho rằng cơng ty có thể thu lợi từ việc cung cấp các dịch vụ khác, bao gồm cả ứng
dụng.
Rubin ở lại Google với tư cách là người đứng đầu nhóm Android cho đến năm
2013. Cuối năm 2014, Rubin rời Google hoàn toàn và thành lập một “vườn ươm”
doanh nghiệp khởi nghiệp trước khi quay lại kinh doanh điện thoại thông minh với
chiếc Essential xấu số vào năm 2017

Android là hệ điều hành nguồn mở dựa trên nền tảng Linux, chủ yếu dành cho
các thiết bị có màn hình cảm ứng như điện thoại, máy tính bảng. Với mã nguồn mở và
giấy phép khơng có nhiều ràng buộc nên Android ngày càng trở thành nền tảng điện
thoại thông minh phổ biến nhất thế giới.

11


2.1.2 Một Số Phiên Bản Của Hệ Điều Hành Android:
Android 1.0: Sự khởi đầu của lịch sử Android
Năm 2007, Apple ra mắt chiếc iPhone đầu tiên và mở ra một kỷ nguyên mới
trong lĩnh vực điện toán di động. Vào thời điểm đó, Google vẫn đang bí mật làm việc
trên Android, và vào tháng 11 năm đó, cơng ty bắt đầu tiết lộ kế hoạch cạnh tranh với
Apple cũng như các nền tảng di động khác. Trong một bước ngoặt lớn, Google đã dẫn
đầu việc thành lập liên minh Open Handset Alliance. Nó bao gồm các nhà sản xuất
điện thoại như HTC và Motorola, các nhà sản xuất chip như Qualcomm và Texas
Instruments, và các nhà cung cấp dịch vụ bao gồm nhà mạng T-Mobile.
Khi đó, Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Google Eric Schmidt đã phát biểu
rằng: “Thông báo ngày hôm nay tham vọng hơn bất kỳ “Google Phone’ nào mà báo
chí đã đồn đốn trong vài tuần qua. Tầm nhìn của chúng tơi là nền tảng mạnh mẽ mà
chúng tơi đang trình làng sẽ cung cấp sức mạnh cho hàng nghìn mẫu điện thoại khác
nhau”.
Được biết, bản public beta đầu tiên của Android 1.0 đã được phát hành cho các
nhà phát triển vào ngày 5 tháng 11 năm 2007. Vào tháng 9 năm 2008, chiếc điện thoại
thơng minh Android đầu tiên đã được trình làng: T-Mobile G1, hay cịn có tên gọi
khác là HTC Dream. Sản phẩm này đã được bán ở Mỹ vào tháng 10 năm đó. Mặc dù
sở hữu màn hình cảm ứng 3.2 inch kết hợp với bàn phím vật lý QWERTY, nhưng
chiếc điện thoại này lại không được đánh giá cao vào thời điểm đó. Bằng chứng là TMobile G1 bị các hãng truyền thông công nghệ đánh giá khá tệ. Thiết bị này thậm chí
cịn khơng có giắc cắm tai nghe 3.5 mm tiêu chuẩn.
Tuy nhiên, hệ điều hành Android 1.0 bên trong T-Mobile G1 đã tạo được những

dấu ấn ban đầu. Nó tích hợp một số sản phẩm và dịch vụ khác của Google. Điều này
bao gồm Google Maps, YouTube và một trình duyệt HTML (tiền thân của Chrome) để
sử dụng các dịch vụ tìm kiếm của Google. Android 1.0 cũng có phiên bản Android
Market đầu tiên. Google tự hào tuyên bố rằng cửa hàng ứng dụng này sẽ có “hàng
chục ứng dụng Android độc đáo, đầu tiên.” Những tính năng này hiện nghe có vẻ
12


khơng có gì đặc biệt, nhưng đây chỉ là bước khởi đầu cho sự trỗi dậy của Android trên
thị trường thiết bị di động.

Android 1.5 Cupcake:
Tên mã cơng khai chính thức đầu tiên cho Android đã không xuất hiện cho đến
khi Google phát hành phiên bản 1.5 Cupcake vào tháng 4/2009. Việc đặt tên các phiên
bản Android theo tên món tráng miệng của Google là ý tưởng đến từ giám đốc dự án
Ryan Gibson. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ vì sao người này lại sử dụng quy ước đặt tên
như vậy.
Cupcake được bổ sung khá nhiều tính năng và cải tiến mới so với hai phiên bản
công khai đầu tiên. Điều này bao gồm những tính năng vẫn được nhiều người dùng sử
dụng hiện nay như khả năng tải video lên YouTube, một cách để màn hình điện thoại
tự động xoay và hỗ trợ bàn phím của bên thứ ba.
Các điện thoại đầu tiên được cài đặt phiên bản Android 1.5 Cupcake là chiếc
Samsung Galaxy đầu tiên và HTC Hero.

Android 1.6 Donut:
Google nhanh chóng tung ra Android 1.6 Donut vào tháng 9/2009. Hệ điều hành
mới này mang tới hỗ trợ cho các nhà cung cấp dịch vụ sử dụng mạng dựa trên CDMA.
Điều này cho phép tất cả các nhà mạng trên thế giới bán điện thoại Android.
Các tính năng khác đáng chú ý khác của Android 1.6 Donut bao gồm sự ra đời
của Quick Search Box và chuyển đổi nhanh giữa Camera, Camcorder và Gallery để

hợp lý hóa trải nghiệm chụp ảnh đa phương tiện. Android 1.6 Donut Donut cũng giới
thiệu widget Power Control để quản lý Wi-Fi, Bluetooth, GPS,…
Một trong những chiếc điện thoại đầu tiên được cài đặt sẵn HĐH Android 1.6
Donut khi bán ra là chiếc Dell Streak xấu số. Nó có màn hình 5 inch khổng lồ (vào
thời điểm đó) và được mơ tả là “điện thoại thơng minh/máy tính bảng”. Ngày nay,
màn hình 5 inch được coi là tương đối nhỏ đối với một chiếc smartphone.

13


Android 2.0-2.1 Eclair:
Vào tháng 10/2009 – tức khoảng một năm sau khi Android 1.0 xuất hiện –
Google đã phát hành phiên bản 2.0 của hệ điều hành này, với tên mã chính thức là
Eclair. Android 2.0 mang đến khá nhiều tính năng mới cho người dùng và là phiên bản
đầu tiên bổ sung hỗ trợ chuyển văn bản thành giọng nói, đồng thời cũng giới thiệu
hình nền động, hỗ trợ nhiều tài khoản và điều hướng Google Maps,…
Motorola Droid là điện thoại đầu tiên chạy Android 2.0. Đây cũng là điện thoại
Android đầu tiên được bán bởi Verizon Wireless.

Android 2.2 Froyo:
Android 2.2 Froyo (viết tắt của “frozen yogurt”) chính thức ra mắt vào tháng
5/2010. Người dùng các smartphone chạy trên hệ điều hành này sẽ được trải nghiệm
một số tính năng mới, bao gồm phát Wi-Fi từ điện thoại, thông báo đẩy qua dịch vụ
Android Cloud to Device Messaging (C2DM), hỗ trợ flash,…
Smartphone đầu tiên trong lịch sử Android mang thương hiệu Nexus của Google
– Nexus One – được tung ra với Android 2.1 vào đầu 2010 và nhanh chóng nhận được
bản cập nhật Froyo qua đường OTA vào cuối năm đó. Điều này đánh dấu một cách
tiếp cận mới của Google, khi công ty hợp tác chặt chẽ với nhà sản xuất phần cứng
HTC để giới thiệu giao diện Android gốc.


Android 2.3 Gingerbread:
Android 2.3 Gingerbread được tung ra vào tháng 9/2010. Hệ điều hành này đã
nhận được một bản cập nhật giao diện người dùng trong Gingerbread. Nó bổ sung hỗ
trợ sử dụng NFC cho điện thoại thông minh có phần cứng được hỗ trợ. Điện thoại đầu
tiên có cả phần cứng Gingerbread và NFC là Nexus S, do Google và Samsung đồng
phát triển. Gingerbread cũng đặt nền móng cho tính năng chụp ảnh selfie bằng cách bổ
sung hỗ trợ cho nhiều camera và hỗ trợ trò chuyện video trong Google Talk.

14


2.1.3 Cấu trúc của Android:
Android là một hệ điều hành mã nguồn mở dựa trên nền tảng Linux gồm 6 tầng

Hình 2.1 Cấu tầng của Androi
15


2.1.4 Các thành phần trong một ứng dụng Android
2.1.4.1

Activity trong Android.

Lớp Activity (giao diện sử dụng) là thành phần quan trọng nhất của một ứng dụng
trên nền tảng Android. Một ứng dụng chạy trên nền tảng Android sẽ chứa nhiều màn hình
và mỗi màn hình sẽ là một tổ hợp nhiều chức năng và thơng tin, và màn hình đó được gọi
là lớp Activity. Hệ điều hành Android khởi chạy một ứng dụng thơng thường bằng kích
hoạt một Activity (giao diện sử dụng) tương ứng với vòng đời cụ thể của nó trong q
trình hoạt động.
Hầu hết các ứng dụng đều sử dụng nhiều màn hình giao diện khác nhau, có nghĩa

nó sẽ phải có nhiều Activity khác nhau. Khi một Activity chỉ định là Activity chính, nó sẽ
là màn hình đầu tiên khi khởi chạy ứng dụng ví dụ như màn hình đăng nhập. Khi một
Activity chính này được mở và thỏa điều kiện u cầu, nó sẽ kích hoạt và chuyển tiếp
sang một Activity khác. Ví dụ một Activity đăng nhập nó yêu cầu nhập số điện thoại và
mật khẩu, sau khi nhập đầy đủ thơng tin nó sẽ gọi một Activity khác để mở lên.

Hình 2.2 Cách activity hoạt động

Với Hình 1.2 ở trên, ứng dụng khởi chạy với Activity - A, Activity - A kích hoạt Activity
- B bằng Intent, Activity - B hoạt động có thể gọi Activity - C và khi bấm nút Back của
điện thoạt Activity được gọi sẽ đóng và trở này Activity gọi nó.

16


2.1.4.2

Intent trong Android.

Intent là cơ chế để một Activity có thể khởi chạy Activity khác trong ứng dụng. Là
cầu nối giữa các Activity, Một cách dễ hiểu Intent có nhiệm vụ truyền tin gọi các dữ liệu
cần thiết tới các Activity khác. Intent được sử dụng để bắt đầu một Activity khác, bắt đầu
một dịch vụ, truyền dữ liệu giữa các Activity. Có 2 loại Intent:
Intent tường minh (explicit):
Intent tường minh là khi tạo một đối tượng Intent, chúng ta chỉ định rõ và truyền
trực tiếp tên thành phần đích vào intent. Ví dụ Hình 1.3 giao diện màn hình A chỉ định rõ
là sẽ mở giao diện màn hình B tin nhắn đó khi người dùng chọn vào đối tượng cần mở.

17



Hình 2.3 Intent tường minh

18


×