Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

6 loại thực phẩm cần tránh pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.55 KB, 4 trang )

6 loại thực phẩm cần tránh
Trong quá trình nghiên cứu về tác hại của thực phẩm “hiện
đại”, các nhà nghiên cứu đã đưa ra danh sách 6 loại thực
phẩm không nên dùng hoặc nên hạn chế vì quá trình chế
biến, bảo quản đã gây nên tác hại không hề nhỏ cho sức
khỏe.
Cà chua đóng hộp
Tiến sĩ Fredrick Vom Saal là một chuyên gia về nội tiết tố học,
công tác tại Trường đại học Missouri, người đã có nhiều năm
nghiên cứu về chất bisphenol-a (BPA) đã đưa đến cho chúng ta
một thông tin sốt dẻo, chính xác hơn là một hiểm họa: lớp nhựa
lót của những chiếc hộp đựng sốt cà chua có chứa chất
bisphenol-a, một loại estrogen tổng hợp có liên quan đến các căn
bệnh từ tim mạch, tiểu đường và béo phì. Thật không may, độ
chua (một đặc tính nổi bật của cà chua) “giúp” BPA ngấm vào
thức ăn của bạn. Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng, BPA có
trong cơ thể người có thể dẫn đến việc giảm số lượng tinh trùng
được sản sinh ra hoặc gây thiệt hại nhiễm sắc thể trứng của động
vật.


Thịt bò nuôi từ bắp (ngô)
Ông Joel Salatin, đồng sở hữu của trang trại Polyface và cũng là
tác giả của nhiều sách viết về nông nghiệp bền vững đưa ra một
thông tin, những gia súc như bò nên cho ăn cỏ mà không nên ăn
ngũ cốc. Nhưng nông dân hiện nay chủ yếu chăn nuôi gia súc
của họ bằng nguồn ngô (bắp) và đậu nành, những thức ăn này có
tác dụng vỗ béo gia súc tiện lợi cho việc giết mổ lấy thịt.
Kết quả, nông dân nhanh kiếm lời, các cửa hàng thịt nhanh giàu,
song người tiêu dùng chúng ta lại suy giảm sức khỏe… vì thiếu
dinh dưỡng! Một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi Bộ


Nông nghiệp Mỹ (USDA) và các nhà nghiên cứu từ Trường đại
học Clemson (Nam Carolina) đã khám phá ra rằng, khi so sánh
những con bò ăn ngô với bò ăn cỏ cho thấy, có các thành phần
beta-caroten, vitamin E, omega-3, axít liên hợp linoleic (CLA),
calcium, ma-nhê và kali… khá cao; đồng thời thành phần
omega-6 khá thấp ở những chú bò ăn ngô và các chất béo bão
hoà cũng khá thấp ở những chú bò ăn ngô và điều này có thể
làm gia tăng nguy cơ gây bệnh tim mạch.

Nên hạn chế sử dụng những thực phẩm “hiện đại”.
Bỏng ngô từ lò vi sóng
TS. Olga Naidenko, một nhà khoa học kỳ cựu của Tổ chức Sứ
mạng môi trường (EWG) đưa ra cho chúng ta một thông tin hữu
ích, đó là các hoá chất bao gồm perfluorooctanoic acid (PFOA)
tìm thấy trong lớp lót của túi đựng bỏng ngô là một phần trong
một hỗn hợp hợp chất có liên quan đến khả năng làm vô sinh ở
người, theo một nghiên cứu gần đây của Đại học California, Los
Angeles (UCLA).
Bằng việc thử nghiệm trên động vật, các hoá chất trên đã gây ra
các dạng ung thư gan, tinh hoàn và ung thư tuyến tụy. Các
nghiên cứu cho thấy, lò vi sóng là nguyên nhân khiến cho các
hoá chất dễ bay hơi và thẩm thấu vào bỏng ngô. Theo TS. Olga
Naidenko: “Các hoá chất này ở trong cơ thể suốt nhiều năm và
lắng tụ trong đó, lý do giải thích tại sao mức độ độc hại ở người
đã gây ra các căn bệnh ung thư”.
Khoai tây phi hữu cơ
Ông Jeffrey Moyer, Chủ tịch Ủy ban Tiêu chuẩn hữu cơ quốc
gia Mỹ (NOSB) đưa ra một thông tin sốt dẻo: các loài cây lấy củ
là nguồn gốc hấp thụ nhiều thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và thuốc
diệt nấm thẩm thấu trong lòng đất. Trong trường hợp củ khoai

tây – loài cây thực phẩm chủ lực của Mỹ, chúng thường được sử
dụng thuốc diệt nấm trong suốt mùa trồng trọt, sau đó phun
thuốc diệt cỏ để diệt từ những sợi dây leo trước vụ thu hoạch.
Sau khi củ khoai tây được đào lên, nhà nông còn diệt nấm lên nó
một lần nữa trước khi bảo quản dùng dần. Bạn nên biết điều này,
những củ khoai tây có dùng hoá chất cho dù có để lâu trong cửa
hàng, chúng cũng sẽ không thể nảy mầm. Ông Jeffrey Moyer
còn là Giám đốc nông trại thuộc Viện nghiên cứu Rodale (bang
Pennsylvania, Mỹ) phát biểu: “Tôi đã nói chuyện với những
người trồng khoai tây, chính họ cũng khẳng định rằng mình sẽ
không ăn khoai tây được trồng tại những luống được khoanh lô
riêng biệt. Khoai tây để họ ăn thì họ sẽ không sử dụng hoá chất”.
Cá hồi trang trại
Ông David Carpenter, bác sĩ y khoa, Giám đốc Viện nghiên cứu
Sức khỏe và Môi trường (IHE), Đại học Albany (New York) và
là nhà xuất bản của một nghiên cứu quan trọng trên tờ Khoa học
uy tín về sự nhiễm độc ở cá đã đưa ra một thông tin: Cá hồi nuôi
theo hình thức chăn nuôi kiểu trang trại đã cho sản lượng thịt ít
thành phần vitamin D và chứa nhiều các chất gây ô nhiễm bao
gồm cả chất gây ung thư, PCB, chất chống cháy brome và các
loại thuốc trừ sâu như dioxin và DDT.
Sản xuất sữa từ bò có các hormon nhân tạo
Ông Rick North, Giám đốc dự án của Chiến dịch thực phẩm an
toàn (CSF), một chiến dịch thuộc Hiệp hội Bệnh ung thư Mỹ
(ACS) đưa ra một cảnh báo: Các nhà sản xuất sữa bò đã chăm
sóc các con bò sữa của mình bằng loại hormon tăng trưởng
(rBGH hay rBST) có tính năng tăng cường khả năng sản xuất
sữa ở bò. Nhưng rBGH cũng làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng
bầu vú bò sữa và thậm chí còn tạo mủ trong sữa. Nó cũng dẫn
đến các mức độ cao hơn của một loại hormon gọi là insulin là

nhân tố tăng trưởng trong sữa. Ở người, nồng độ IGF-1 cao có
thể làm hình thành các căn bệnh ung thư vú, tuyến tiền liệt và
ung thư ruột kết.

×