Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ sinh thái thanh toán điện tử viettel money của người dân trên địa bàn tỉnh quảng ngãi và thứ tự ưu tiên của các yếu tố

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.78 MB, 123 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỔ CHÍ MINH

NGUYỄN THẾ NGHĨA

CÁC YÉU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH sử

DỤNG HỆ SINH THÁI THANH TOÁN ĐIỆN TỬ

VIETTEL MONEY CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI VÀ THỨ Tự ưu TIÊN

CỦA CÁC YẾU TỐ

Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã ngành: 8340101

LUẬN VĂN THẠC sĩ

THÀNH PHỔ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023


Cơng trình được hồn thành tại Trường Đại học Cơng nghiệp TP. Hồ Chí Minh.

Người hướng dẫn dẫn khoa học: Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Long
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ Trường Đại

học Cơng nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ngày 29 tháng 07 năm 2023 .

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:


1. TS. Nguyễn Thành Long

- Chủ tịch Hội đồng

2. TS. Thân Văn Hải

- Phản biện 1

3.GS.TS. Võ Xuân Vinh

- Phản biện 2

4. PGS.TS. Trần Đăng Khoa

- ủy viên

5. TS. Nguyễn Ngọc Hiền

- Thư ký

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA


BỘ CƠNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP
THÀNH PHĨ HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC sĩ
Họ tên học viên: Nguyễn Thế Nghĩa

MSHV: 20000105

Ngày, tháng, năm sinh: 20/07/1981

Nơi sinh: Quảng Ngãi

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã ngành: 8340101

I. TÊN ĐÈ TÀI:

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ sinh thái thanh toán điện tử Viettel

Money của người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và thứ tự ưu tiên của các yếu tố.
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

Trong thời đại số hóa, thanh tốn điện tử đang trở thành một xu hướng quan trọng

trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính và giao dịch mua bán. Với sự phát triển của
công nghệ và sự gia tăng của việc sử dụng điện thoại di động, người dùng đang tìm
kiếm các phương thức thanh tốn tiện lợi, nhanh chóng và an tồn. Nghiên cứu các

yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ sinh thái thanh toán điện tử Viettel Money


sẽ đáp ứng nhu cầu này và hiểu rõ hơn về mức độ chấp nhận và sử dụng dịch vụ này

tại Quảng Ngãi.

Đen nay, chưa có nghiên cứu thực nghiệm nào về các yếu tố ảnh hướng đến ý
định sử dụng hệ sinh thái Viettel Money tại Quảng Ngãi. Do đó, nghiên cứu này nhằm

giúp cho các nhà quản trị nắm bắt được các yếu tố ảnh hưởng đến ý định của khách

hàng và từ ý định dẫn đến hành vi sử dụng Viettel Money là thực sự cần thiết. Từ đó,

nghiên cứu đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao khả năng sử dụng hệ sinh thái Viettel
Money, góp phần nâng cao khả năng thu hút người dùng của các công ty công nghệ,

tài chính trong bối cảnh thị trường ví điện tử bùng nổ như hiện nay.
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 15/09/2022

III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 15/03/2023
IV. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Long


Tp. Hồ Chí ỉvíinh, ngày 20 tháng 07 năm 2023

NGƯỜI HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM Bộ MÔN ĐÀO TẠO

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)


TRƯỞNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với Quý Thầy,
Cô của Trường Đại học Công Nghiệp TP. HCM, đặc biệt là Quý Thầy, Cô của Khoa

Quản trị kinh doanh và Quý Thầy cô tại phân hiệu Quảng Ngãi đã tạo điều kiện cho

tôi học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi cũng xin chân thành cảm ơn thầy TS Nguyễn Ngọc Long đã nhiệt tình

hướng dẫn tơi hồn thành luận văn này.
Sẽ thật là thiếu sót nếu khơng gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và các anh/chị đồng

nghiệp tại Viettel Quảng Ngãi đã tạo điều kiện giúp tơi hồn thành luận văn này đúng
thời hạn.

i


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC sĩ

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định sử dụng hệ sinh thái thanh toán điện tử

Viettel Money của người dân tỉnh Quảng Ngãi, là nghiên cứu đầu tiên kết hợp hai
phưong pháp thống kê tương quan và phân tích thứ bậc AHP để đánh giá các yếu tố


ảnh hưởng đến ý định lựa chọn sử dụng dịch vụ Viettel Money và phân loại tầm quan

trọng của các yếu tố. Đối tượng khảo sát là người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
và các chuyên gia tại Tập đoàn Viettel. Kết quả nghiên cứu tác giả đã xác định được

10 yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ sinh thái thanh toán điện tử Viettel Money
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi sắp xếp theo thứ tự giảm dần về mức độ tác động theo
AHP.

Từ khóa: Đánh giá, AHP, thanh tốn điện tử, ý định sử dụng.

ii


ABSTRACT

This study finds out the factors affecting the intention to use the Viettel Money
electronic payment eco-system of individuals using the Viettel Money service in

Quang Ngai Province, looking for the order of preference of the factors using the
AHP matrix, specific survey subjects are people living and working in Quang Ngai

province and the experts working directly at Viettel Group. According to the research

results, the author has identified ten factors affecting the intention to use the Viettel
Money e-payment ecosystem in Quang Ngai province, arranged in descending order
of impact level according to AHP.

Key words: Intention to Use, Digital Banking, Evaluation, AHP.


iii


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiêng cứu của bản thân. Các số liệu trong luận
văn có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày trong luận
văn được thu thập trong quá trình nghiêng cứu là trung thực và chưa từng được ai

cơng bố trong bất kỳ cơng trình luận văn nào trước đây.

Học viên

Nguyễn Thế Nghĩa

iv


MỤC LỤC

MỤC LỤC............................................................................................................................. V

DANH MỤC BẢNG BIÊU............................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH ẢNH....................................................................................................ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................................ X
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN cứu........................................................ 1

1.1 Lý do chọn đề tài........................................................................................................1


1.2 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................. 3

1.2.1 Mục tiêu tổng quát.............................................................................................. 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể................................................................................................... 3

1.3 Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................................... 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................. 4
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 4

1.4.2 Đối tượng khảo sát.............................................................................................. 4
1.4.3 Phạm vi nghiên cứu............................................................................................ 4
1.5 Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 4

1.6 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu............................................................................. 5

1.7 Kết cấu của luận văn.................................................................................................. 5
CHƯƠNG 2 Cơ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN cứu.................................. 6

2.1 Tổng quan về lý thuyết và các nghiên cứu................................................................ 6

2.1.1 Khái niệm về thanh toán điện tử......................................................................... 6

2.2 Khái niệm về hệ sinh thái thanh tốn điện tử........................................................... 8
2.3 Mơ hình phân tích thứ bậc AHP (Analytic Hierarchy Process)................................ 9

2.4 Khái niệm về ý định sử dụng dịch vụ...................................................................... 12
2.5 Mối quan hệ giữa ý định và quyết định hành vi...................................................... 12


2.6 Các mơ hình lý thuyết về ý định hành vi................................................................. 13
2.6.1 Lý thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action)......................13
2.6.2 Lý thuyết hành vi có kế hoạch TPB (Theory of Planned Behavior)................. 14

2.6.3 Mơ hình chấp nhận công nghệ (Technology acceptancemodel - TAM).......... 15
2.7 Các nghiên cứu liên quan trước đây........................................................................ 17
2.7.1 Nghiên cứu của Lê Quang Huy, Đỗ Thị Dung, 2020....................................... 17
V


2.7.2 Mơ hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Yến Oanh, Phạm Thị Bích Uyên, 2017.. 18

Nguồn Nguyễn Thị Yen Oanh và Phạm Thị Bích Un............................................. 18

2.7.3 Mơ hình nghiên cứu của Manaf Al-Okaily và cộng sự, 2020.......................... 18
2.7.4 Nghiên cứu của Phyo Min Tun (Tun, 2020)..................................................... 19

2.7.5 Nghiên cứu của Pezhman Hatamifar và cộng sự, 2021.................................... 20
2.7.6 Nghiên cứu của Fasang Prayoonphan và Xiaolin Xu, 2019............................. 21

2.7.7 Nghiên cứu của Nguyễn Thị Khánh Trang và cộng sự, 2019......................... 22
2.7.8 Nghiên cứu của Nguyễn Vinh Khương và cộng sự (2022).............................. 23
2.7.9 Nghiên cứu của Trần Thu Thảo và cộng sự (2021).......................................... 24

2.8 Mơ hình nghiên cứu đề xuất.................................................................................... 25
2.8.1 Tổng hợp các tiêu chí........................................................................................ 25
2.8.2 Mơ hình nghiên cứu đề xuất............................................................................ 32

CHƯƠNG 3


THIẾT KẾ NGHIÊN cứu................................................................. 34

3.1 Quy trình nghiên cứu............................................................................................... 34

3.2 Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 35
3.4 Phương pháp chọn mẫu và thu thập thơng tin......................................................... 41
3.4.1 Kích thước mẫu và phương pháp chọn mẫu khảo sát....................................... 41
3.4.2 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp.......................................................... 41

3.4.3 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp............................................................ 41
3.5 Phương pháp xử lý dữ liệu định lượng.................................................................... 41

3.5.1 Kiểm định Cronback’s Alpha............................................................................ 41
3.5.2 Phân tích tương quan....................................................................................... 42

3.5.3 Phương pháp khảo sát so sánh chuyên gia........................................................ 43
TÓM TẮT CHƯƠNG 3..................................................................................................... 44

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ THẢO LUẬN..................................... 45

4.1 Tồng quan về Viettel Quảng Ngãi - Chi nhánh Tập Đồn cơng nghiệp Viễn thơng
Qn Đội Viettel.............................................................................................................. 45

4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Viettel Quảng Ngãi.......................................45
4.1.2 Triết lý kinh doanh của Viettel Quảng Ngãi.................................................... 46
4.2.2 Thực trạng kinh doanh hệ sinh thái thanh toán điện tử Viettel Money tại Quảng
Ngãi 49


4.2.3 Đánh giá chung................................................................................................... 51
4.3 Ket quả khảo sát định lượng...................................................................................... 53
4.3.1 Ket quả thu thập dữ liệu.................................................................................... 53
vi


4.3.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo với hệ số Cronback’s Alpha............................ 57

4.3.3 Kết quả phân tích tương quan.......................................................................... 58
4.3.4 Kết luận.............................................................................................................60

4.3.5 Kết quả khảo sát chuyên gia sắp xếp thứ tự ưu tiên của các yếu tố.................. 60
TÓM TẮT CHƯƠNG 4..................................................................................................... 63

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ............................................ 64

5.1 Kết luận- Thảo luận................................................................................................ 64

5.2 Hàm ý quản trị......................................................................................................... 65
5.2.1 Đối với yếu tố nhận thức hữu ích (1)................................................................ 66

5.2.2 Đối với yếu tố nhận thức rủi ro (2)................................................................... 67
5.2.3 Đối với yếu tố Niềm tin (3)............................................................................... 68
5.2.4 Đối với yếu tố sự đa dạng các dịch vụ (4)........................................................ 69

5.2.5 Đối với yếu tố tính dễ sử dụng (5).................................................................... 71

5.2.6 Đối với yếu tố Thái độ (6)................................................................................ 72

5.2.7 Đối với yếu tố điều kiện thuận lợi (7)............................................................... 73

5.2.9 Đối với yếu tố tính linh hoạt (8)....................................................................... 74
5.2.10 Đối với yếu tố nhận thức về thương hiệu (10)............................................... 75
5.3 Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo............................................. 75

5.3.1 Hạn chế............................................................................................................. 75

5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo.............................................................................. 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................... 77

PHỤ LỤC 01: PHIẾU KHẢO SÁT CHUYÊN GIA........................................................... 83
PHỤ LỤC la: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ CÁC TIÊU
CHI...................................................................................................................................... 83
PHỤ LỤC Olc: DANH SÁCH CHUYÊN GIA THAM GIA THẢO LUẬN..................... 94
PHỤ LỤC 02: PHIẾU KHẢO SÁT KHÁCH HÀNG........................................................ 95
PHỤ LỤC 04- KIỂM ĐỊNH CRONBACK’S ALPHA VỚI BIẾN ĐỘC LẬP............... 103
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG HỌC VIÊN........................................................................... 109

vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Thang điểm đánh giá của T. Saaty................................................................. 11
Bảng 2.2 Một số tiêu chí ảnh hưởng ý định sử dụng hệ sinh thái Viettel Money ....25
Bảng 2.3 Tổng hợp các tiêu chí ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ sinh thái thanh toán

điện tử Viettel Money...................................................................................................... 28
Bảng 3.1 Bảng thang đo nghiên cứu.............................................................................. 35

Bảng 4.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu...............................................................................54
Bảng 4.2 Kết quả phân tích hệ so Cronback’s Alpha.................................................. 57
Bảng 4.3 Kiểm định tưong quan của mơ hình.............................................................. 59
Bảng 4.4 Ma trận tưong quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập...................Error!
Bookmark not defined.

viii


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1 Xác định mức độ các tiêu chí......................................................................... 11
Hình 2.2 Bảng chỉ số RI................................................................................................... 12
Hình 2.3 Mơ hình lý thuyết hành động hợp lý (TRA)................................................ 14
Hình 2.4 Mơ hình lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB)............................................. 14
Hình 2.5 Mơ hình TAM (Davis, 1989)......................................................................... 15
Hình 2.6 Mơ hình nghiên cứu của Lê Quang Huy, Đỗ Thị Dung (2020).................17
Hình 2.7 Mơ hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Yen Oanh, Phạm ThịBích Un ...18
Hình 2.8 Mơ hình nghiên cứu của Manaf Al-Okaily, Abdalwali Lutfi, Abdallah

Alsaad, Abdallah Taamneh, Adi Alsyouf...................................................................... 19
Hình 2.9 Mơ hình Nghiên cứu của Phyo Min Tun (2020)...........................................20
Hình 2.10 Mơ hình nghiên cứu của Pezhman Hatamifar, Zahed Ghaderi & Adel
Nikjoo (2021)...................................................................................................................21

Hình 2.11 Mơ

hình nghiên cứu của Fasang Prayoonphan and Xiaolin Xu (2019)...22

Hình 2.12 Mơ


hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Oanh (2019)................................ 23

Hình 2.13 Mơ

hình nghiên cứu của Nguyễn Vinh Khương và cộng sự (2022)..... 24

Hình 2.14 Mơ

hình nghiên cứu của Trần Thu Thảo và cộng sự (2021)................. 25

Hình 2.15 Mơ hình nghiên cứu..................................................................................... 32
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu....................................................................................... 35

ix


DANH MỤC Từ VIÉT TẮT

UTAUT

Mơ hình lý thuyết về hợp nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ

VM

Viettel Money

X



CHƯƠNG 1

TÔNG QUAN VỀ NGHIÊN cứu

1.1 Lý do chọn đề tài
Trong đại dịch Covid-19, toàn cầu đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế

nghiêm trọng, đạt đến mức độ tồi tệ không kém so với thời kỳ sau chiến tranh thế giói
thứ hai (Đỗ Quyết và cộng sự, 2021). Sự suy giảm của các giao dịch truyền thống đã
xuất phát từ những hạn chế gặp gỡ và tiếp xúc trực tiếp. Đồng thời, đại dịch cũng đã
tác động mạnh mẽ và thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ giao dịch truyền thống sang

hình thức thưong mại điện tử (Hassan và cộng sự, 2020). Trong tình hình này, thưong
mại điện tử đã phát triển mạnh mẽ trong thập kỹ vừa qua và cùng vói đó là sự thúc

đẩy các hình thức thanh tốn điện tử (Beyari, 2021).
Thanh tốn điện tử là khái niệm chỉ việc thực hiện các giao dịch thanh tốn cho hàng
hóa và dịch vụ thơng qua mạng internet, trong đó, tiền được chuyển từ từ một tài

khoản sang một tài khoản khác. Đặc biệt, ví điện tử đóng một vài trị quan trọng trọng
hệ thống tài chính hiện đại (Wulantika và Zein, 2020). Trước đây, tiền giấy tưởng

chừng như khơng thể thay thế thì nay đang đứng trước nguy cơ bị tiền điện tử thay
thế và sự xuất hiện của ví điện tử đã tác động lớn đến các dịch vụ tài chính. (Gupta

và cộng sự, 2020). Ví điện tử có thể thực hiện thanh tốn mà không cần tiền mặt hoặc

các khoản tương đương tiền (Radonié, 2018). Vì vậy, ví điện tử đóng vai trị rất quan

trọng trong thương mại ngày nay, nó thay thế tiền giấy và ví vật lý dưới dạng kỹ thuật

số, nó lưu trữ thơng tin cá nhân như thẻ thanh tốn trên thiết bị di động, bởi những
lợi ích mà nó mang lại như tiện lợi, chi phí thấp, giao dịch nhanh chóng, an tồn

(Singh, 2019). Ví điện tử có thể được coi là một công nghệ trả trước trực tuyến thông

qua điện thoại thông minh hoặc giao dịch kỹ thuật số (Saadon và Long, 2020). Trong
bối cảnh dịch Covid-19 căng thẳng, việc áp dụng giao dịch điện tử từ xa để hạn chế
tiếp xúc trực tiếp là cần thiết. Vì vậy, lợi ích của ví điện tử đã thúc đẩy việc sử dụng

nó (Mogaji và Nguyen, 2022).

1


Theo thống kê của cơng ty cơng nghệ giải trí Việt Nam năm 2018, Việt Nam có 72%

dân số sử dụng smartphone, 68% sử dụng smartphone để truy cập internet (nhiều hon
cả máy tính). Tỷ lệ người tiêu dùng thanh toán bằng di động tại Việt Nam tăng từ

37% năm 2018 lên 61% năm 2019 và đây cũng là một trong những quốc gia có tỷ lệ
thanh tốn điện tử cao nhất trong 6 nước Đông Á. Nam Á tham gia khảo sát (Hồ Quế

Hậu, 2018).
Trong bối cảnh này, tốc độ phát triển thanh toán điện tử tại Việt Nam đang diễn ra rất

nhanh chóng, vói sự xuất hiện nhiều công ty được cấp phép hoạt động như Momo,

Zalo Pay, AirPay, VNPAY, GrapPay, Payoo (Nguyễn Hồng Quân, 2018) và Viettel
ra mắt hệ sinh thái thanh toán điện tử Viettel Money Viettel Money có thể thực hiện


tất cả các loại giao dịch thông qua điện thoại di động mà không cần sử dụng tài khoản

ngân hàng. Điều này thực sự hữu ích khi hiện nay ai cũng coi điện thoại di động là
vật bất ly thân và không phải ai cũng có tài khoản ngân hàng. Bên cạnh đó, Viettel

cũng hướng tới xã hội hóa hình thức thanh tốn điện tử bang Viettel Money. Đây
cũng là nỗ lực của Viettel nhằm hiện thực hóa đề án “Thúc đẩy thanh tốn khơng

dùng tiền mặt tại Việt Nam”(Nguyễn Phưong Thảo và Lê Minh Phưong, 2022).
Bối cảnh nghiên cứu.
Bối cảnh nghiên cứu của luận văn này nằm trong ngữ cảnh của cuộc khủng hoảng

toàn cầu do đại dịch Covid-19 gây ra. Đại dịch này đã tác động mạnh mẽ đến hầu hết

các khía cạnh của đời sống, kinh tế và xã hội. Dưới tác động của đại dịch, các hoạt
động kinh doanh truyền thống gặp nhiều khó khăn, đồng thời cũng thúc đẩy sự phát
triển mạnh mẽ của thư ong mại điện tử cùng với các hình thức thanh tốn điện tử

(Hassan và cộng sự, 2020).
Tại Việt Nam, vói sự phổ biến của điện thoại thông minh và việc truy cập internet
thông qua thiết bị di động, việc sử dụng giao dịch điện tử đã trở nên phổ biến hon bao

giờ hết. Thị trường thanh tốn điện tử đang phát triển nhanh chóng với sự ra đời của
nhiều dịch vụ mới như Viettel Money, Momo, Zalo Pay và nhiều dịch vụ khác
(Nguyễn Hồng Quân, 2018). Việc nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử
2


dụng các dịch vụ thanh toán điện tử trong bối cảnh này đóng một vai trị quan trọng,
giúp các nhà quản trị và doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của

khách hàng, từ đó tối ưu hóa chiến lược kinh doanh và phục vụ khách hàng một cách

hiệu quả hơn.
Trong tình hình này, việc nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ
sinh thái thanh toán điện tử Viettel Money tại tỉnh Quảng Ngãi khơng chỉ có tính ứng

dụng thực tế mà còn mang ý nghĩa quan trọng trong việc hiểu rõ hơn về sự thay đổi

trong hành vi và quyết định của người tiêu dùng trong việc sử dụng dịch vụ thanh
toán. Điều này giúp tạo ra những giải pháp phù hợp hơn để tạo sự thuận lợi cho người
dùng và thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử tại địa phương.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu tong quát
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ sinh thái thanh toán điện tử Viettel

Money của người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và thứ tự ưu tiên của các yếu tố.
1.2.2 Mục tiêu cụ the
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ sinh thái Viettel Money của

người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Sắp xếp thứ tự ưu tiên của các yếu tố.

Đề xuất các hàm ý quản trị theo thứ tự ưu tiên của các yếu tố để xúc tiến ý định sử
dụng hệ sinh thái Viettel Money của người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Căn cứ mục tiêu nghiên cứu cụ thể, đề tài thực hiện trả lời được 3 câu hỏi sau:

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ sinh thái Viettel Money của

người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi?

Thứ tự ưu tiên của các yếu tố này như thế nào?
3


Những hàm ý nào làm tăng ý định sử dụng hệ sinh thái Viettel Money của người dân
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đoi tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ sinh thái thanh

toán điện tử Viettel Money của người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
1.4.2 Đoi tượng khảo sát

Bao gồm khảo sát thực tế, phỏng vấn trực tiếp những khách hàng giao dịch tại các

điểm giao dịch của Viettel qua bảng hỏi.
1.4.3 Phạm vi nghiên cứu

về không gian: Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
về thời gian: số liệu thứ cấp phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài được thu thập qua 5

năm từ năm 2017 đến 2022 và số liệu sơ cấp được thực hiện trong thời gian từ tháng

04/2022 đến 04/2023.
1.5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu định tính: Nghiên cứu các tài liệu học thuật liên quan để


xây dựng danh mục các yếu tố có tác động đến ý định hệ sinh thái thanh toán điện tử
Viettel Money. Sau đó, thảo luận trực tiếp với các chuyên gia làm việc tại Tập đoàn
Viettel và các học giả có kinh nghiệm thực tiễn được thực hiện để xác định các yếu

tố ảnh hưởng cũng như đánh giá sơ bộ thang đo.

Phương pháp nghiên cứu định lượng: Xác định các yếu tố và phân tích tương quan
để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ sinh thái Viettel Money (có
kiểm định ý nghĩa thống kê của các quan hệ -sử dụng ma trận tương quan)

Dùng mơ hình phân tích thứ bậc AHP để sắp xép thứ tự ưu tiên của các yếu tố.

4


1.6 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
Ý nghĩa về mặt học thuật: Là nghiên cứu đầu tiên sử dụng phân tích thống kê tương

quan và phân tích thức bậc AHP để xác định và sắp xếp các thứ tự ưu tiên của các
yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ sinh thái thanh toán điện tử Viettel Money.
Điều này đóng góp quan trọng cho lĩnh vực nghiên cứu về thanh toán điện tử ở Việt
Nam, mở ra cơ hội mới để áp dụng phương pháp nghiên cứu tiên tiến và nâng cao

hiểu biết về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ sinh thái thanh toán điện tử.
Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Nghiên cứu này nêu ra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử

dụng hệ sinh thái thanh toán điện tử Viettel Money trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Điều này mang lại ý nghĩa thiết thực và hữu ích cho những người quản lý trong việc


hiểu rõ hơn các yếu tố quan trọng và ưu tiên khi quyết định và triển khai các chiến
lược quản lý hệ sinh thái thanh toán điện tử. Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng

để đưa ra các quyết định và chính sách phù hợp, từ đó cải thiện ý định sử dụng hệ
sinh thái Viettel Money của người dân và tạo ra sự phát triển bền vững cho ngành

thanh toán điện tử tại Quảng Ngãi.
1.7 Két cấu của luận văn

Bố cục trình bày của luận văn gồm 5 chương:
Chương 1 Giới thiệu đề tài.
Chương 2 Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu.
Chương 3 Thiết kế nghiên cứu.
Chương 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Chương 5 Kết luận và hàm ý quản trị

5


CHƯƠNG 2

Cơ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN cứu

2.1 Tổng quan về lý thuyết và các nghiên cúu

2.1.1 Khái niệm về thanh toán điện tử
2.1. ỉ. ỉ Khái niệm về thanh toán

Thanh toán là việc chuyển giao tài sản từ một bên (cá nhân hoặc công ty, tổ chức)

sang bên khác, thường được sử dụng khi trao đổi sản phẩm hoặc dịch vụ trong một

giao dịch ràng buộc về mặt pháp lý. (Chi, Tailan, 1994).
2. ỉ. 1.2 Khái niệm về thanh tốn điện tử

Sự bùng nổ của cơng nghệ thông tin và Internet đã tạo tiền đề cho thương mại điện

tử phát triển. Với sự phát triển nhanh chóng trong những năm qua, Internet đã trở

thành một phương tiện phổ biến cho truyền thông, dịch vụ và thương mại.
(Giebmann, 2018b). Internet và thương mại điện tử đã làm thay đổi phương thức mua

hàng truyền thống của người tiêu dùng. Người tiêu dùng sẽ khơng cịn bị giới hạn về
thời gian và địa điểm, họ có thể mua sản phẩm và dịch vụ ở bất cứ đâu và bất cứ lúc
nào. (Society, 2018). Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và kỹ thuật số

đã làm thay đổi mơi trường kinh doanh trên thế giới, do đó các giao dịch kinh doanh

cũng thay đổi từ giao dịch tiền mặt sang giao dịch tiền điện tử. (Namasudra và cộng

sự, 2021). Giao dịch giữa các đối tác kinh doanh tiếp tục phát triển trên nền tảng
thương mại điện tử, giải pháp thanh toán điện tử xuất hiện thay thế hệ thống thanh

tốn tiền mặt (Trautman, 2015a). Trong mơi trường thương mại điện tử, thanh toán

trao đổi tiền dưới dạng điện tử được gọi là thanh toán điện tử, thanh toán điện tử là
một phần không thể thiếu và là phần quan trọng nhất của thương mại điện tử nói

chung. Thanh toán điện tử được sử dụng để thanh toán hàng hóa và dịch vụ được mua
trực tuyến thơng qua việc sử dụng Internet (Vol, 2021).


Tại Việt Nam, thanh toán điện tử ra đời từ năm 2008 với mơ hình đầu tiên là ví điện
tử (Trautman, 2015a). Hiện có nhiều doanh nghiệp khai thác mơ hình ví điện tử nhưng



theo thơng tin từ Ngân hàng Nhà nước, chỉ có 9 doanh nghiệp như Payoo, MoMo,
Mobivi, Ngân Lượng... được cấp phép thử nghiệm loại hình dịch vụ này. (Hang và

Chi, Tailan, 2022). Trong hai thập kỷ qua, hệ thống thanh toán điện tử đã thu hút

được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và thiết kế hệ thống thơng tin do vai
trị quan trọng của nó trong thưong mại điện tử hiện đại. (Kabir và cộng sự, 2015a).

Điều này dẫn đến việc nghiên cứu và có những quan điểm khác nhau về định nghĩa

thanh toán điện tử của một số nhà nghiên cứu. (Purwandari và cộng sự, 2022). Những

khái niệm này chủ yếu được nhìn nhận từ các góc độ khác nhau, từ các học giả trong

lĩnh vực kế tốn và tài chính, cơng nghệ kinh doanh và hệ thống thơng tin. (Lê Văn

Hảo, 2006). Ví dụ, (Abrazhevich, 2004) định nghĩa hệ thống thanh toán điện tử là
một hình thức cam kết tài chính liên quan đến người mua và người bán thông qua

việc sử dụng các phưong tiện liên lạc điện tử.
(Briggs và Brooks, 2011) Thanh toán điện tử là hình thức liên kết giữa các tổ chức,

cá nhân được hỗ trợ bởi các ngân hàng cho phép trao đổi tiền điện tử. Ở một góc độ


khác (Khan và cộng sự, 2017) coi hệ thống thanh toán điện tử là một phưong thức
chuyển tiền qua Internet. Theo (Khan và cộng sự, 2017), hệ thống thanh toán điện tử

đề cập đến một phưong tiện điện tử để thực hiện thanh tốn cho hàng hóa và dịch vụ

được mua trực tuyến tại các siêu thị và trung tâm mua sắm. Một định nghĩa khác cho

thấy, thanh toán điện tử là các khoản thanh tốn trong mơi trường thưong mại điện tử
dưới hình thức đổi tiền thơng qua các phưong tiện điện tử. (Kabir và cộng sự, 2015b).

Thanh toán điện tử là một cách thanh toán điện tử cho hàng hóa hoặc dịch vụ khi mua
sắm, thay vì sử dụng tiền mặt hoặc séc, trực tiếp hoặc qua thư. (Sumanjeet, 2009). Hệ
thống thanh toán điện tử thường được phân thành bốn loại: Thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ,

tiền điện tử, hệ thống thanh tốn vi mơ (Sumanjeet, 2009). Ngồi ra, (Tsiakis và

Sthephanides, 2005) coi thanh toán điện tử là bất kỳ sự chuyển giao giá trị thanh toán
điện tử nào của người trả tiền cho người thụ hưởng thông qua kênh thanh toán điện

tử cho phép người tiêu dùng truy cập từ xa và quản lý tài khoản ngân hàng và giao
dịch trực tuyến. Tóm lại, theo các định nghĩa trên, một hệ thống thanh tốn điện tử

có thể đon giản là một tập hợp các thành phần và quy trình cho phép hai hoặc nhiều
7


bên giao dịch và trao đổi giá trị tiền thông qua một phưong tiện, điện tử (Asokan và

cộng sự, 1997).
2. ỉ. 1.3 Sự khác nhau giữa thanh toán thanh toán điện tử và truyền thống.


Tất cả các hệ thống thanh toán điện tử đều được thực hiện trên nền tảng kỹ thuật số,
chúng được xây dựng và phát triển để thực hiện thanh toán trên IE (Boly và cộng sự,

1994). về bản chất, nhiều hệ thống thanh toán điện tử là phiên bản điện tử của các hệ
thống thanh toán truyền thống đang được sử dụng hàng ngày như tiền mặt, thẻ tín

dụng, séc. (Panurach, 1996). Ngồi ra, điểm khác biệt lớn nhất giữa thanh toán điện

tử và thanh toán truyền thống là thanh tốn thơng qua phưong tiện điện tử, loại bỏ
phần lớn việc giao nhận giấy tờ, ký nhận truyền thống thay vào đó là các phưong thức
xác thực, mói thực (GieBmann, 2018a). Mọi thứ đều được số hóa, ảo hóa bằng phưong

pháp điện tử (Soldani và Manzalini, 2015).
Thứ hai, theo (Klein và Mayer, 2011) trong thanh toán truyền thống, chỉ có ngân hàng

mới có quyền phát hành tiền và giấy tờ có giá. Đối với thanh tốn điện tử, tiền và giá
trị của nó được phát hành bởi tổ chức phát hành và được đảm bảo bằng cam kết

chuyển đổi tiền điện tử thành tiền giấy theo yêu cầu của người sở hữu, sau đó là
phưong thức giao dịch. (Abrazhevich, 2004). Trước đây, hình thức mua bán người

chủ yếu là gặp gỡ trực tiếp rồi thưong lượng để đi đến thỏa thuận đảm bảo lợi ích cho

các bên. (Pousttchi và Hufenbach, 2012). Như vậy vói hình thức mua bán này chúng
ta phải mất thời gian đến tận nơi có hàng để mua, chưa kể trong q trình di chuyển

có thể xảy ra những bất trắc khó lường. Khi họ đến nơi, họ bắt đầu giao dịch và người
mua trả tiền cho người bán. Người bán có thể gặp rủi ro khi người mua vơ tình hay


cố ý sử dụng tiền giả. Các hệ thống thanh toán trong thương mại điện tử được thực

hiện chủ yếu thông qua máy tính cá nhân và các thiết bị hỗ trợ kỹ thuật. (Trautman,
2015b).

2.2 Khái niệm về hệ sinh thái thanh toán điện tử
Hệ sinh thái thanh toán (Hedman và Henningsson, 2015) được tạo thành từ sự kết
hợp của những người chơi tương tác với nhau trong quá trình giao dịch thanh toán:
8


người phát hành và người mua, mạng thẻ tín dụng, bộ xử lý thanh toán, cổng thanh

toán, tổ chức bán hàng độc lập và các đại lý giá trị gia tăng và người hỗ trợ thanh tốn

(Ngơ Thanh Sang, 2011)
Hệ sinh thái thanh tốn điện tử là một phần khơng thể thiếu của nền kinh té kỹ thuật
số hiện đại. Nó bao gồm các đối tác liên quan đến việc thanh tốn điện tử như các tổ

chức tài chính, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán, nhà bán lẻ, ngân hàng, khách hàng
và nhà phát triển. Mục đích của hệ sinh thái này là giúp cho việc thanh toán trở nên
thuận tiện, nhanh chóng và an tồn hon đối với người dùng, đồng thời tăng cường

quản lý tài chính của các doanh nghiệp.
Một trong những lợi ích đáng kể của hệ sinh thái thanh tốn điện tử là tính tiện lợi và

tốc độ trong việc thanh tốn. Khơng như việc sử dụng tiền mặt, việc sử dụng thanh

toán điện tử giúp cho người dùng có thể tiến hành thanh tốn một cách nhanh chóng
và dễ dàng hon. Vói các dịch vụ thanh tốn trực tuyến, người dùng có thể tiến hành


thanh toán từ bất kỳ đâu với một thiết bị kết nối internet. Thêm vào đó, hệ sinh thái
thanh tốn điện tử cịn giúp cho các doanh nghiệp có thể xử lý thanh toán của khách

hàng một cách hiệu quả hon, giảm thiểu thời gian và chi phí cho quá trình thanh tốn.
Tuy nhiên, những vấn đề an ninh và bảo mật vẫn luôn là mối quan ngại lớn nhất của

hệ sinh thái thanh toán điện tử. Việc giao dịch điện tử địi hỏi người dùng phải chia

sẻ các thơng tin cá nhân và tài khoản tài chính, do đó việc bảo vệ thông tin cá nhân
và tài khoản của người dùng là rất quan trọng. Hệ sinh thái thanh tốn điện tử địi hỏi

các đối tác phải thực hiện các biện pháp bảo mật thông tin để đảm bảo tính an tồn
và đáng tin cậy của hệ thống. Các cơng nghệ mới như blockchain và trí tuệ nhân tạo

có thể được áp dụng để nâng cao tính an tồn và đáng tin cậy của hệ sinh thái thanh

toán điện tử.

2.3 Mơ hình phân tích thứ bậc AHP (Analytic Hierarchy Process)
Phưong pháp phân tích thứ bậc AHP (Analytic Hiearchy Process) (Saaty, 1988) là
một kỹ thuật dùng để sắp xếp và phân tích các quyết định phức tạp, tạo sự thuận lợi

cho việc ra quyết định của nhà quản trị. Mô hình AHP được phát triển bởi Thomas
9


L.Saaty trong những năm 1970. Kỹ thuật này được dùng rộng rãi trong việc ra quyết
định, từ quyết định đơn giản cho đến những quyết định phức tạp (Prusak và cộng sự,


n.d.).
Để thực hiện quy trình phân tích thứ bậc của các tiêu chí nhất định, nhà quản trị cần
thực hiện hai việc cơ bản:

- So sánh và chỉ ra thứ hạng ưu tiên của các quyết định.
- Đánh giá tính nhất qn trong tồn bộ q trình sắp xếp thứ hạng các ưu tiên.

Tính nhất quán là tính thống nhất về phương pháp và lập luận trong việc đánh giá
hoặc nhận xét. Theo Saaty (2008) thì mức độ nhất quán phải đạt 90 % trở lên thì kết
quả phân tích thứ hạng mới đáng tin cậy.
Quy trình thực hiện: (Management, 2009)

Bước 1: Thu thập thơng tin các tiêu chí lựa chọn cần so sánh.
Bước 2: Xây dựng danh mục các tiêu chí lựa chọn để ra quyết định.
Bước 3: Thiết lập thứ tự ưu tiên các tiêu chí.
Bước 4: So sánh từng cặp tiêu chí với nhau, nếu tiêu chí A quan trọng gấp đơi tiêu
chí B thì đồng nghĩa với việc, tiêu chí B quan trọng bằng 14 tiêu chí A.

Bước 5: Xây dựng ma trận so sánh từng cặp lựa chọn.
Bước 6: Tính trọng số các tiêu chí bằng việc cộng tổng các tiêu chí theo các cột của
ma trận ở bước 5.

Bước 7: Tính các phần tử của ma trận bằng cách lấy tổng (bước 6) chia cho các tiêu
chí (bước 6), rồi điền vào ơ tương ứng.

Bước 8: Tính trung bình cộng các tiêu chí theo hàng ngang của ma trận đã tính ở bước
7. Khi đó kết quả sẽ là một véc tơ thứ tự ưu tiên của các lựa chọn cần ra quyết định.

10



Bước 9: Kiềm tra tính nhất quán của các đánh giá.
Bảng 2.1 Thang điểm đánh giá của T. Saaty

Giải thích (đóng góp cho kinh tế)

Định nghĩa

Mức độ

2 Yếu tố A và B đóng góp bằng nhau

Quan trọng bằng nhau

1

Quan trọng có sự trội hơn một Yếu tố A được chọn lựa, quan tâm hơn
3

5

chút

yếu tố B trong sự đóng góp

Quan trọng nhiều hơn

Yếu tố A đóng góp nhiều hơn yếu tố B

Rất quan trọng, dễ nhận thấy sự Yếu tố A đóng góp hơn B rất nhiều, thể

7

hiện rõ ràng cho trường hợp cụ thể

khác biệt ảnh hưởng

Cực kỳ quan trọng, lấn áp hoàn Sự quan trọng hơn hẳn ở trên mức có
9

thể, gần như triệt tiêu

tồn

2,4,6,8

Mức trung gian giữa các mức Cần sự thỏa hiệp giữa hai mức độ/nhận
định

trên

Nguồn: Bhushan and Rai, 2004; Saaty, 2008
Xác định mức dộ iru tiên cho các tiêu chí

1/9

1
1

cùng ít
quan

trọng

1/7

1/5

1/3

1

3

5

7

9
lk

Rất ít
quan
trọng

it quan
trọng
nhiều
hơn

ít quan
trọng

hơn

quan
trọng
như
nhau

quan
trọng
hơn

quan
trọng
nhiều
hơn

Rất
quan
trọng
hơn

Vơ cùng
quan
trọng
hơn

Hình 2.1: Xác định mức độ các tiêu chí

Nguồn: Bhushan and Rai, 2004; Saaty, 2008


11


×