Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Khía cạnh pháp lý về mối quan hệ giữa nhãn hiệu và tên thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.48 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

BỒ XUÂN TUẤN

KHÍA CẠNH PHÁP LÝ VỀ MỐI QUAN HỆ
GIỮA NHÃN HIỆU VÀ TÊN THƢƠNG MẠI

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

BỒ XUÂN TUẤN

KHÍA CẠNH PHÁP LÝ VỀ MỐI QUAN HỆ
GIỮA NHÃN HIỆU VÀ TÊN THƢƠNG MẠI

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60380107

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013


LỜI CAM ĐOAN



Tôi cam đoan luận văn này là kết quả của quá trình nghiên cứu nghiêm túc
của bản thân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc.

Tác giả luận văn

Bồ Xuân Tuấn


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NHÃN HIỆU VÀ
TÊN THƢƠNG MẠI ...............................................................................................7
1.1. Khái niệm về nhãn hiệu và tên thƣơng mại .................................................7
1.1.1. Khái niệm nhãn hiệu...................................................................................7
1.1.2. Khái niệm tên thương mại ........................................................................12
1.2. Tiêu chuẩn và phạm vi bảo hộ đối với nhãn hiệu và tên thƣơng mại ......18
1.2.1. Tiêu chuẩn và phạm vi bảo hộ đối với nhãn hiệu ....................................18
1.2.2. Tiêu chuẩn và phạm vi bảo hộ đối với tên thương mại ............................21
1.3. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và
tên thƣơng mại .....................................................................................................23
1.3.1. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu.23
1.3.2. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương
mại ......................................................................................................................24
CHƢƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÃN
HIỆU VÀ TÊN THƢƠNG MẠI TỪ THỰC TIỄN BẢO HỘ .............................47
2.1. Khía cạnh pháp lý về mối quan hệ giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại
trong xác lập quyền đối với nhãn hiệu và tên thƣơng mại ..............................47
2.2. Khía cạnh pháp lý về mối quan hệ giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại

trong bảo vệ quyền đối với nhãn hiệu và tên thƣơng mại................................58
2.3. Một số giải pháp đối với các vấn đề pháp lý về mối quan hệ giữa nhãn
hiệu và tên thƣơng mại ........................................................................................63
2.3.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến những vấn đề pháp lý
về mối quan hệ giữa nhãn hiệu và tên thương mại ............................................64
2.3.2. Một số giải pháp bổ trợ đối với các vấn đề pháp lý về mối quan hệ giữa
nhãn hiệu và tên thương mại ..............................................................................67
KẾT LUẬN ..............................................................................................................73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề sở hữu trí tuệ khơng cịn là vấn đề của một quốc gia mà đó đã trở
thành vấn đề lớn của tồn cầu.1 Kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức
của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nội dung bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
ngày càng đóng vai trị quan trọng. Văn kiện Đại hội Đảng tồn quốc lần XI đã ghi
nhận nội dung “xây dựng, hoàn thiện luật pháp về sở hữu đối với các loại tài sản
mới như sở hữu trí tuệ”.2 Các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực sở hữu trí tuệ
tại Việt Nam từng bước được xây dựng, hoàn thiện nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn tối
thiểu đối với việc bảo hộ tất cả các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ theo Hiệp định về
các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định
TRIPS). Đến nay, cơ chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam rõ ràng, minh
bạch đáp ứng các yêu cầu quốc tế.3
Theo quy định pháp luật Việt Nam, nhãn hiệu và tên thương mại là hai đối
tượng quyền sở hữu trí tuệ, thuộc nhánh quyền sở hữu cơng nghiệp. Mặc dù có
những đặc trưng khác biệt với tư cách là hai đối tượng quyền sở hữu công nghiệp

độc lập, nhưng giữa nhãn hiệu và tên thương mại cũng có các đặc điểm tương đồng
với nhau. Xuất phát từ tính chất song hành này đã phát sinh các vấn đề pháp lý về
mối quan hệ giữa nhãn hiệu và tên thương mại, điển hình là vấn đề xung đột quyền
giữa nhãn hiệu và tên thương mại, sử dụng tên thương mại có thể xâm phạm quyền
đến nhãn hiệu được bảo hộ trước, ngược lại, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cũng có khả
năng xâm phạm quyền đối với tên thương mại đã được sử dụng hợp pháp.
Pháp luật về lĩnh vực sở hữu trí tuệ Việt Nam đã có những quy định điều
chỉnh các vấn đề pháp lý về mối quan hệ giữa nhãn hiệu và tên thương mại, cụ thể
giải quyết vấn đề xung đột quyền giữa hai đối tượng quyền sở hữu cơng nghiệp này.
Nhìn chung, các quy định này đã tạo ra những cơ sở pháp lý cần thiết góp phần hạn
chế, giảm thiểu khả năng xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên thương mại. Tuy
nhiên, trên thực tế bảo hộ đã nảy sinh một số vấn đề pháp lý tồn tại, vướng mắc liên
quan đến mối quan hệ giữa nhãn hiệu và tên thương mại, chủ yếu tập trung tại các
quy định pháp luật, cũng như hoạt động bảo hộ đối với nhãn hiệu và tên thương
mại, các tranh chấp liên quan đến mối quan hệ nhãn hiệu và tên thương mại xảy ra
phổ biến, với tính chất, mức độ ngày càng phức tạp, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả
1

Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr.6.
/>ndaihoidang?categoryId=10000716&articleId=10038382
3
Cục Sở hữu trí tuệ (2011), Tài liệu Chương trình tập huấn về sở hữu trí tuệ, Hà Nội, tr.24.
2


2

bảo hộ nhãn hiệu và tên thương mại với tư cách là những đối tượng quyền sở hữu
công nghiệp độc lập.
Trước thực trạng nêu trên, nhận thấy cần thiết phải có một cơng trình nghiên

cứu để đánh giá tồn diện các vấn đề pháp lý về mối quan hệ giữa nhãn hiệu và tên
thương mại, thơng qua đó nhận diện những nguyên nhân ảnh hưởng đến các vấn đề
pháp lý về mối quan hệ giữa nhãn hiệu và tên thương mại trên thực tiễn bảo hộ, từ
đó đề xuất, kiến nghị những giải pháp đối với các nội dung liên quan đến mối quan
hệ giữa nhãn hiệu và tên thương mại, tác giả quyết định chọn đề tài: “Khía cạnh
pháp lý về mối quan hệ giữa nhãn hiệu và tên thương mại" cho luận văn tốt
nghiệp thạc sỹ luật học, chuyên ngành Luật kinh tế của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua khảo sát đối với những cơng trình nghiên cứu trong khoa học pháp lý,
tác giả nhận thấy tình hình nghiên cứu đề tài như sau:
Với tư cách là những đối tượng quyền sở hữu công nghiệp độc lập, hiện nay
có nhiều cơng trình nghiên cứu về nhãn hiệu, cũng như tên thương mại dưới các
góc độ khác nhau, cụ thể: Luận án tiến sỹ luật học năm 2011 của Trường Đại học
Luật Thành phố Hồ Chí Minh về “Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng - Nghiên cứu so
sánh giữa pháp luật Liên minh Châu Âu và Việt Nam”, tác giả Phan Ngọc Tâm;
Luận văn thạc sỹ luật học năm 2009 của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội về
“Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ
2005”, tác giả Hà Thị Nguyệt Thu; bài viết “Pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền
sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại - Thực trạng và giải pháp” của tác giả
Bùi Huyền, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (số 12/2010); các bài viết về tên thương
mại được đăng tải trên Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội - Chuyên san
Kinh tế - Luật (số 2, 4/2002) của tác giả Nguyễn Thị Quế Anh như “Một số vấn đề
về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại trên thế giới” và “Bảo
hộ tên thương mại ở Việt Nam và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo hộ
tên thương mại” và nhiều cơng trình nghiên cứu khác về bảo hộ nhãn hiệu, tên
thương mại đã giúp tác giả có cái nhìn tồn diện, bao qt hơn về bản chất pháp lý
của nhãn hiệu và tên thương mại.
Về cơng trình nghiên cứu khoa học có liên quan trực tiếp đến đề tài, qua
khảo sát, tác giả nhận thấy có một số bài viết trong nước như: bài viết “Tên thương
mại và nhãn hiệu - Từ cách định nghĩa đến tình huống pháp lý có thể phát sinh”4 của

tác giả Lê Tùng; bài viết “Một số vướng mắc trong xác lập quyền và thi hành pháp
4

/>

3

luật về sở hữu trí tuệ tại Bình Định”5 của tác giả Võ Anh Dũng; bài viết “Phân biệt
nhãn hiệu và tên thương mại”6 của tác giả Dương Ngọc Anh; bài viết “Tên thương
mại và nhãn hiệu”7 của tác giả Lê Văn Kiều - Nguyên Chánh thanh tra Bộ Khoa học
và Công nghệ; bài viết “Những lỗi doanh nghiệp thường gặp trong quá trình yêu cầu
bảo hộ nhãn hiệu”8 của tác giả Trần Văn Hải. Mặc dù các cơng trình nghiên cứu này
đã tiếp cận, khai thác dưới nhiều khía cạnh khác nhau về mối quan hệ giữa nhãn
hiệu và tên thương mại, nhưng nhìn chung vẫn chưa phân tích một cách hệ thống và
chuyên sâu các vấn đề pháp lý về mối quan hệ giữa nhãn hiệu và tên thương mại.
Bên cạnh đó, một số cơng trình nghiên cứu, bài viết nước ngồi có liên quan đến đề
tài nhưng khác biệt về đối tượng và phạm vi nghiên cứu, cụ thể như: Gail E. Evans
(2007), “Recent developments in the protection of trademarks and trade names in the
European Union: from conflict to coexistence?”;9 Juan Carlos Durand Grahammer
(2009), “Trademarks, Trade Names and Company Names: Addressing the issue of
overlapping and Conflicting rights”;10 38th Congress Melbourne - AIPPI (2001),
Question 155 “Conflicts between trademarks and company and business names”.11
Vì vậy, đề tài “Khía cạnh pháp lý về mối quan hệ giữa nhãn hiệu và tên
thương mại” lần đầu tiên được nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên sâu dưới cấp
độ luận văn thạc sỹ.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung chủ yếu vào các mục đích sau:
Xác định đầy đủ và chính xác các vấn đề pháp lý về mối quan hệ giữa nhãn
hiệu và tên thương mại từ phương diện lý luận;
Phân tích, đánh giá tồn diện những ngun nhân làm phát sinh các vấn đề

pháp lý tồn tại, vướng mắc về mối quan hệ giữa nhãn hiệu và tên thương mại từ
thực tiễn bảo hộ tại Việt Nam;

5

/> />0&p_p_col_id=column2&p_p_col_count=1&_EXT_ARTICLEVIEW_groupId=14&_EXT_ARTICLEVIEW_articl
eId=762675&_EXT_ARTICLEVIEW_version=1.0&_EXT_ARTICLEVIEW_redirect=%2Fweb%2Fhaiquan%2Fti
ntuc%2Fchinh-sach-mat-hang
7
/>8
/>9
http://www .gaileevans. com/EvansTMRFinal.pdf
10
/>11
/commitees/155/RS155English.pdf
6


4

Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện các vấn đề pháp lý phát sinh từ mối
quan hệ giữa nhãn hiệu và tên thương mại tại Việt Nam.
Để có thể đạt được những mục đích nêu trên, đề tài phải giải quyết được các
nhiệm vụ cụ thể sau đây:
Một là, đề tài phải giới thiệu một cách khái quát về những kiến thức lý luận
cơ bản về nhãn hiệu và tên thương mại, thơng qua đó, đề tài đề cập đến các vấn đề
pháp lý về mối quan hệ giữa nhãn hiệu và tên thương mại;
Hai là, đề tài sẽ phải đánh giá các quy định pháp luật điều chỉnh các vấn đề
pháp lý về mối quan hệ giữa nhãn hiệu và tên thương mại;
Ba là, đề tài phải xác định những quy định pháp luật, cũng như hoạt động bảo hộ

đối với nhãn hiệu và tên thương mại (xác lập quyền và bảo vệ quyền) cụ thể nào đã làm
phát sinh các vấn đề pháp lý tồn tại, vướng mắc về mối quan hệ giữa nhãn hiệu và tên
thương mại từ thực tiễn bảo hộ tại Việt Nam;
Cuối cùng, từ những phân tích nêu trên, đề tài sẽ đề xuất những giải pháp
hợp lý và khoa học nhằm củng cố và hoàn thiện các vấn đề pháp lý về mối quan hệ
giữa nhãn hiệu và tên thương mại, góp phần tăng cường hiệu quả bảo hộ nhãn hiệu
và tên thương mại với tư cách là những đối tượng quyền sở hữu công nghiệp tại
Việt Nam.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Thông qua đề tài “Khía cạnh pháp lý về mối quan hệ giữa nhãn hiệu và tên
thương mại”, những nội dung lý luận và thực tiễn liên quan đến các vấn đề pháp lý
về mối quan hệ giữa nhãn hiệu và tên thương mại được tập trung xem xét và
nghiên cứu, cụ thể:
Về phương diện lý luận, từ khái niệm nhãn hiệu và tên thương mại có tạo ra
cơ sở của sự nhầm lẫn giữa nhãn hiệu và tên thương mại, cũng như tạo ra kẽ hở cho
sự xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu và tên thương mại hay không?
Pháp luật đã có những điều chỉnh như thế nào để nhằm hạn chế, giảm thiểu
cơ sở của sự nhầm lẫn giữa nhãn hiệu và tên thương mại, cũng như khắc phục kẽ hở
cho sự xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu và tên thương mại?
Thực tiễn bảo hộ nhãn hiệu và tên thương mại tại Việt Nam có phát sinh những
vấn đề pháp lý tồn tại, vướng mắc về mối quan hệ giữa nhãn hiệu và tên thương mại
hay không? Nguyên nhân cụ thể làm phát sinh các vấn đề pháp lý này?
Các giải pháp cụ thể nào được đề xuất để nhằm khắc phục các tồn tại, vướng mắc
liên quan đến các vấn đề pháp lý về mối quan hệ giữa nhãn hiệu và tên thương mại tại
Việt Nam?


5

5. Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Đề tài nghiên cứu về kiến thức lý luận và vấn đề thực tiễn liên
quan đến các vấn đề pháp lý về mối quan hệ giữa nhãn hiệu và tên thương mại,
theo đó, đề tài không nghiên cứu về nội dung bảo hộ nhãn hiệu hoặc tên thương
mại nói chung. Tuy vậy, đề tài cần phải xem xét, nghiên cứu những vấn đề lý luận
cơ bản về nhãn hiệu và tên thương mại để có thể khẳng định cơ sở phát sinh, cũng
như làm rõ các vấn đề pháp lý về mối quan hệ giữa nhãn hiệu và tên thương mại.
Về không gian: Các vấn đề pháp lý về mối quan hệ giữa nhãn hiệu và tên
thương mại được xem xét, nghiên cứu ở phạm vi: tại Việt Nam. Tuy nhiên, đề tài
cũng đề cập đến một số nội dung liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu và tên thương
mại nói chung, các vấn đề pháp lý về mối quan hệ giữa nhãn hiệu và tên thương
mại nói riêng tại một số quốc gia khác, cũng như tại các điều ước quốc tế về sở
hữu trí tuệ như: Cơng ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp năm 1883, Hiệp
định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp
định TRIPS) năm 1994… để nhằm góp phần làm sáng tỏ hơn các vấn đề pháp lý
về mối quan hệ giữa nhãn hiệu và tên thương mại từ phương diện lý luận.
Về thời gian: Mặc dù thời điểm để thực hiện xem xét, nghiên cứu các vấn
đề pháp lý về mối quan hệ giữa nhãn hiệu và tên thương mại được xác định là
trong giai đoạn từ năm 2006 cho đến nay (thời điểm Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005
có hiệu lực thi hành), nhưng các vấn đề liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu và tên
thương mại, cũng như các vấn đề pháp lý về mối quan hệ giữa nhãn hiệu và tên
thương mại trước đây cũng được đề cập, tham chiếu đến để nhằm mục đích so
sánh, đối chiếu hoặc làm rõ thêm những nội dung liên quan đến đề tài.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài phù hợp với mục đích nghiên cứu đã được
xác định để nhằm bảo đảm các nhiệm vụ của đề tài có thể được giải quyết một
cách đầy đủ và toàn diện.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh. Ngồi ra, để thực hiện đề tài, tác giả đã phối hợp hợp lý
các phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản, chủ yếu sử dụng phương pháp
phân tích và tổng hợp, phối hợp với các phương pháp khác như: so sánh đối

chiếu, lịch sử, chuyên gia, khảo sát… để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu.
7. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Thơng qua nghiên cứu khía cạnh pháp lý về mối quan hệ giữa nhãn hiệu và
tên thương mại, đề tài góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên
quan đến các vấn đề pháp lý về mối quan hệ giữa nhãn hiệu và tên thương mại, từ


6

đó có những đề xuất, kiến nghị hồn thiện đối với các vấn đề pháp lý tồn tại, vướng
mắc trong mối quan hệ giữa nhãn hiệu và tên thương mại, góp phần nâng cao hiệu
quả bảo hộ nhãn hiệu và tên thương mại với tư cách là những đối tượng quyền sở
hữu cơng nghiệp độc lập.
Bên cạnh đó, với cơng trình nghiên cứu đề tài này, tác giả hy vọng đây sẽ là
nguồn tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm, nghiên cứu đến các vấn đề pháp lý
về mối quan hệ giữa nhãn hiệu và tên thương mại, điển hình là vấn đề xung đột
quyền giữa nhãn hiệu và tên thương mại.
8. Bố cục luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
của luận văn được chia thành hai (02) chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận cơ bản về nhãn hiệu và tên thương mại.
Chương 2. Một số vấn đề pháp lý về mối quan hệ giữa nhãn hiệu
và tên thương mại từ thực tiễn bảo hộ.


7

CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
VỀ NHÃN HIỆU VÀ TÊN THƢƠNG MẠI

1.1. Khái niệm về nhãn hiệu và tên thƣơng mại
1.1.1. Khái niệm nhãn hiệu
Dưới góc độ lịch sử, nhãn hiệu được sáng tạo và sử dụng từ thời xa xưa.12
Phát hiện của các nhà khảo cổ cho thấy, cách đây khoảng 5.000 năm trước công
nguyên, người nguyên thuỷ đã sử dụng những biểu tượng, ký hiệu riêng của mình
đánh dấu lên sườn của các con vật để khẳng định quyền sở hữu của mình.13
Đến thời kỳ trung cổ, với sự lưu thông, phát triển hoạt động thương mại, việc
sử dụng các dấu hiệu đó trên hàng hố đã có những bước phát triển mới so với thời
kỳ ban đầu. Tại giai đoạn này, nhãn hiệu được sử dụng chủ yếu nhằm chỉ ra mối
liên hệ giữa hàng hoá và nhà sản xuất hàng hoá, giữa tài sản với chủ sở hữu của tài
sản. Tuy nhiên, tầm quan trọng về mặt kinh tế của nhãn hiệu vẫn còn hạn chế.14
Cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hố, nhãn hiệu bắt đầu đóng vai
trị ngày càng quan trọng trong nền kinh tế. Việc một hàng hoá, sản phẩm có thể được
cung cấp bởi nhiều nhà sản xuất khác nhau, trong khi giữa các hàng hoá, sản phẩm
này lại khơng có nhiều khác biệt về nội dung, hình thức khiến cho người tiêu dùng
cảm thấy khó khăn khi đưa ra quyết định lựa chọn hàng hoá, sản phẩm nhất định nào
đó.15 Thực tiễn này một cách khách quan phát sinh nhu cầu phải có dấu hiệu riêng
cho từng loại hàng hoá đối với từng đơn vị sản xuất khác nhau nhưng có cùng một
chủng loại hoặc tính chất tương tự. Trước nhu cầu đó, hàng hố cần phải được đặt tên
và phương tiện đặt tên hàng hoá trên thị trường đó chính là nhãn hiệu hàng hố.16
Nếu trong giai đoạn đầu, nhãn hiệu được sử dụng nhằm mục đích đơn giản là
xác định người làm, sản xuất ra hàng hố, sản phẩm đó, thì giai đoạn phát triển sau
đó, nhãn hiệu đã thực hiện rõ nét hơn chức năng phân biệt hàng hoá, sản phẩm của
các chủ thể khác nhau. Dần dần, nhu cầu cá biệt hoá hàng hoá, sản phẩm, khiến nhà
sản xuất chú trọng, quan tâm hơn đến đầu tư, xây dựng nhãn hiệu cho hàng hố của
mình. Các nhà sản xuất nhận thấy nhãn hiệu mang lại nhiều ưu thế trong hoạt động
12

Phan Ngọc Tâm (2011), Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng – Nghiên cứu so sánh giữa pháp luật Liên minh Châu
Âu và Việt Nam, Luận án tiến sỹ luật học, TP. Hồ Chí Minh, tr.28.

13
Đinh Văn Thanh, Đinh Thị Hằng (2004), Nhãn hiệu hàng hố trong pháp luật dân sự, NXB Cơng an nhân
dân, Hà Nội, tr.13.
14
Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (2001), Cẩm nang Sở hữu trí tuệ (bản tiếng Việt), Cục Sở hữu trí tuệ, Hà
Nội, tr.65.
15
Đinh Văn Thanh, Đinh Thị Hằng, tlđd 13, tr.16.
16
Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới, tlđd 14, tr.66.


8

kinh doanh và uy tín của nhà sản xuất có thể xây dựng, phát triển thông qua việc
gắn nhãn hiệu trên sản phẩm, hàng hố của mình.17
Trong thực tiễn kinh doanh hiện đại, người tiêu dùng khơng chỉ có nhiều sự
lựa chọn đối với các chủng loại hàng hoá mà với cả các loại hình dịch vụ đa dạng và
ngày càng có xu hướng mở rộng trên thị trường quốc gia và thậm chí quốc tế. Do
vậy, cần phải có các dấu hiệu giúp người tiêu dùng phân biệt được các dịch vụ được
cung ứng từ các chủ thể khác nhau như các công ty bảo hiểm, các hãng hàng
không... Những dấu hiệu này được gọi là nhãn hiệu dịch vụ, và cũng thực hiện chức
năng phân biệt các dịch vụ của các chủ thể khác nhau như chức năng của nhãn hiệu
hàng hoá đối với hàng hoá.18
Một khi nhãn hiệu có vị trí, vai trị ngày càng quan trọng, đã xuất hiện tình
trạng nhãn hiệu bị sao chép và làm giả. Từ đó, địi hỏi phải có một cơ chế hữu hiệu
để bảo vệ quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu, hệ thống bảo hộ nhãn hiệu ra đời nhằm
giải quyết yêu cầu này.
Mặc dù việc sử dụng nhãn hiệu để phân biệt hàng hố đã có một lịch sử lâu
đời, song pháp luật liên quan đến nhãn hiệu thì xuất hiện muộn hơn rất nhiều, bắt

đầu từ khoảng thế kỷ 19.19 Năm 1857, Luật Nhãn hiệu hàng hoá mới được ban hành
đầu tiên tại Pháp. Theo quy định của luật này, quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá
thuộc về người thực hiện sớm nhất một trong hai việc: sử dụng nhãn hiệu và đăng
ký nhãn hiệu theo quy định của luật. Nếu một người đăng ký nhãn hiệu nhưng thời
điểm sử dụng nhãn hiệu của người đó lại sau người đăng ký thứ hai thì quyền đối
với nhãn hiệu thuộc về người thứ hai.20 Tiếp theo sau Pháp, một số quốc gia khác
cũng đã ban hành luật về nhãn hiệu như Ý (năm 1868), Bỉ (năm 1879), Mỹ (năm
1881)… Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đều có các đạo luật về nhãn hiệu
hàng hố dưới nhiều hình thức khác nhau.21
Để khắc phục khó khăn về phạm vi bảo hộ nhãn hiệu theo lãnh thổ, Công
ước Paris về sở hữu công nghiệp (Công ước Paris) ra đời,22 với việc xác định một số
nguyên tắc chung đối với hệ thống bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, Công ước
Paris đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng phạm vi bảo hộ nhãn hiệu ra khỏi
phạm vi lãnh thổ của một quốc gia cụ thể. Sau này, để giảm thiểu, hạn chế chi phí,
17

Đinh Văn Thanh, Đinh Thị Hằng, tlđd 13, tr.17.
Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới, tlđd 14, tr.67.
19
Phan Ngọc Tâm, tlđd 12, tr.45.
20
Lê Xuân Thảo (2005), Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ, NXB Tư pháp, Hà Nội, tr.35.
21
Đinh Văn Thanh, Đinh Thị Hằng, tlđd 13, tr.19.
22
Công ước Paris về sở hữu công nghiệp được ký kết ngày 20 tháng 3 năm 1883 với sự tham gia của 11
nước. Tính đến giữa năm 2010, có 173 nước là thành viên của Công ước này, Việt Nam là thành viên Công
ước Paris từ năm 1949.
18



9

thời gian trong quá trình xác lập quyền đối với nhãn hiệu thông qua các thủ tục đăng
ký quốc tế, hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu (Hệ thống Madrid)23 đã ra đời giúp
cho việc đơn giản hoá thủ tục đăng ký và duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn
hiệu bên ngoài lãnh thổ quốc gia mỗi nước thành viên. Ngoài các văn bản pháp luật
quốc tế về nhãn hiệu nêu trên, một số điều ước quốc tế hỗ trợ cho quá trình xác lập
quyền của nhãn hiệu như Thoả ước Nice về phân loại hàng hoá, dịch vụ dùng để
đăng ký nhãn hiệu, Thoả ước Vienne về phân loại quốc tế các yếu tố hình vẽ của
nhãn hiệu…
Nhìn chung, các văn bản pháp luật quốc tế nêu trên đã hình thành được khung
pháp lý quốc tế về bảo hộ nhãn hiệu, đóng góp đáng kể cho hoạt động bảo hộ nhãn
hiệu trên phạm vi quốc tế. Tuy nhiên, những điều ước quốc tế này chủ yếu tập trung
vào các quy định pháp luật liên quan đến xác lập quyền nhãn hiệu, quyền của chủ thể,
thời hạn bảo hộ… mà chưa có các quy định cụ thể về thực thi bảo vệ quyền chủ sở hữu
nhãn hiệu.
Hiệp định TRIPS24 ra đời là một sửa chữa kịp thời cho vấn đề tồn tại, vướng
mắc nêu trên. Đây là một Hiệp định trong khuôn khổ của WTO. Hiệp định TRIPS
không phải là điều ước quốc tế đầu tiên về sở hữu trí tuệ, nhưng lại là điều ước quốc tế
đa phương đầu tiên quy định vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ và quy định cơ chế
giải quyết tranh chấp.25 Hơn nữa, Hiệp định TRIPS quy định các tiêu chuẩn tối thiểu
đối với việc bảo hộ tất cả các đối tượng sở hữu trí tuệ,26 trong đó bao gồm nhãn hiệu.
Theo Hiệp định TRIPS, nhãn hiệu hàng hoá được hiểu là: “Bất kỳ một dấu
hiệu, hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ
của một doanh nghiệp với hàng hố hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác, đều
có thể làm nhãn hiệu hàng hoá...”
Khái niệm nhãn hiệu theo Hiệp định TRIPS tương đối khái quát và mang tính
quy chuẩn. Theo đó, bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của
các chủ thể khác nhau đều có thể làm nhãn hiệu. Đây là cơ sở để các quốc gia thành viên

tham khảo, đối chiếu để đưa ra khái niệm nhãn hiệu trong pháp luật quốc gia mình.
Theo quy định pháp luật của Liên minh Châu Âu, khái niệm nhãn hiệu được
hiểu như sau:
23

Hệ thống Madrid được điều chỉnh bởi Thoả ước Madrid và Nghị định thư Madrid. Tính đến giữa năm
2010, có 56 nước tham gia Thoả ước Madrid và 81 nước tham gia Nghị định thư Madrid. Việt Nam tham gia
Thoả ước Madrid ngày 08 tháng 3 năm 1949 và tham gia Nghị định thư Madrid ngày 11 tháng 7 năm 2006.
24
Hiệp định TRIPS được ký kết ngày 15 tháng 4 năm 1994 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm
1995 trở thành các quy tắc về sở hữu trí tuệ trong hệ thống các quy tắc thương mại quốc tế của WTO.
25
Lê Thị Nam Giang (2010), Tư pháp quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố
Hồ Chí Minh, tr.356.
26
Chương trình hợp tác đặc biệt Việt Nam – Thụy sĩ về sở hữu trí tuệ (2002), Các Điều ước quốc tế về sở
hữu trí tuệ trong q trình hội nhập, NXB Bản đồ, Hà Nội, tr.3.


10

Nhãn hiệu có thể bao gồm bất kỳ dấu hiệu nào có thể được trình bày một cách
vật chất và riêng biệt dưới dạng từ ngữ, bao gồm tên riêng, các thiết kế, chữ cái,
con số, hình dáng hay bao bì hàng hố, có khả năng phân biệt hàng hố hay
dịch vụ của một chủ thể này với hàng hoá hay dịch vụ của các chủ thể khác.27
Bên cạnh đó, theo trang thơng tin điện tử (website) của Văn phịng Nhãn
hiệu và Sáng chế Hoa Kỳ (USPTO) thì:
Nhãn hiệu bao gồm bất cứ từ ngữ, tên gọi, biểu tượng, hình vẽ hoặc bất cứ
sự kết hợp của những dấu hiệu này được sử dụng hoặc sẽ được sử dụng để
xác định hoặc phân biệt hàng hoá, dịch vụ của một nhà sản xuất, nhà phân

phối với hàng hoá, dịch của nhà sản xuất, nhà phân phối khác, và để chỉ ra
nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.28
Các quốc gia khác nhau sẽ có cách tiếp cận khác nhau đối với khái niệm
nhãn hiệu, nhưng chung quy lại, khái niệm nhãn hiệu đều thống nhất ở nội dung:
nhãn hiệu là dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hố, dịch vụ của chủ thể này với
hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Trên bình diện pháp luật quốc gia, Việt Nam là thành viên của WTO nên
phải cam kết tuân thủ đầy đủ các quy định tại Hiệp định TRIPS. Pháp luật về lĩnh
vực sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định nhãn hiệu là đối tượng quyền sở hữu trí tuệ,
thuộc nhánh quyền sở hữu công nghiệp.29 Theo Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí
tuệ năm 200530 thì: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ
của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.
Theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi), định nghĩa nhãn
hiệu gắn liền với chức năng phân biệt của nhãn hiệu, cụ thể: chức năng phân biệt
hàng hoá, dịch vụ của các chủ thể khác nhau. Qua định nghĩa, đối tượng bảo hộ của
nhãn hiệu được xác định là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ
thể này với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Từ cách tiếp cận định nghĩa nhãn hiệu nêu trên, so với quy định pháp luật về
nhãn hiệu tại Bộ luật Dân sự năm 1995,31 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi)
định nghĩa nhãn hiệu theo chức năng của nhãn hiệu, mà không phải định nghĩa gắn
liền với tiêu chuẩn bảo hộ nhãn hiệu như trước đây. Thông qua định nghĩa, chúng ta
27

Phan Ngọc Tâm, tlđd 12, tr. 30.
/>29
Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005
30
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở
hữu trí tuệ năm 2009, sau đây gọi là Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi)
31

Điều 785 Bộ luật Dân sự năm 1995 về nhãn hiệu hàng hoá quy định: “Nhãn hiệu hàng hoá là những dấu hiệu
dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hố
có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc”.
28


11

không thể xác định dấu hiệu như thế nào sẽ được bảo hộ dưới danh nghĩa là nhãn
hiệu, chỉ cần dấu hiệu có “khả năng phân biệt hàng hố, dịch vụ của các tổ chức, cá
nhân khác nhau” thì dấu hiệu đó có thể được bảo hộ là nhãn hiệu, muốn xác định dấu
hiệu cụ thể nào có thể được bảo hộ là nhãn hiệu cần phải xem xét đến tiêu chuẩn bảo
hộ nhãn hiệu theo quy định pháp luật.
Ngoài ra, theo Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi), thuật ngữ “nhãn hiệu” đã
được sử dụng thay thế cho thuật ngữ “nhãn hiệu hàng hoá” tại Bộ luật Dân sự năm 1995.
Thuật ngữ “nhãn hiệu hàng hoá” tại Bộ luật Dân sự năm 1995 dễ khiến người đọc liên
tưởng đến việc nhãn hiệu chỉ sử dụng cho hàng hố, mà khơng sử dụng cho dịch vụ. Bên
cạnh đó, Quy chế ghi nhãn hàng hố lưu thơng trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập
khẩu (ban hành kèm theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 1999
của Thủ tướng Chính phủ) có đề cập đến thuật ngữ “nhãn hàng hố” - là bản viết, bản in,
hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu được in chìm, in nổi trực tiếp hoặc được dán, đính, cài, chắc
chắn trên hàng hóa hoặc bao bì để thể hiện các thơng tin cần thiết, chủ yếu về hàng hóa
đó.32 Vì vậy, trên thực tế đã tồn tại hai khái niệm “nhãn hiệu hàng hoá” và “nhãn hàng
hoá”, điều này rất dễ gây nhầm lẫn trong hiểu và áp dụng quy định pháp luật liên quan.
Hơn nữa, việc sử dụng thuật ngữ “nhãn hiệu” được xem là phù hợp với thực tế có nhiều
loại nhãn hiệu khác nhau theo quy định pháp luật về nhãn hiệu, cụ thể như: nhãn hiệu tập
thể; nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu liên kết.33
Một điểm mới trong định nghĩa nhãn hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ năm
2005 (sửa đổi) là chức năng của nhãn hiệu đã được mở rộng đúng với yêu cầu
thực tiễn, nhãn hiệu khơng chỉ phân biệt hàng hố, dịch vụ cùng loại mà được

dùng để phân biệt hàng hố, dịch vụ nói chung. Quy định mới này nhằm đáp ứng
yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Theo quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ,
trường hợp chủ thể sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng,
mặc dù hàng hoá, dịch vụ của chủ thể này khác loại với hàng hoá, dịch vụ mang
nhãn hiệu nổi tiếng thì vẫn có thể bị đánh giá là hành vi xâm phạm quyền nhãn
hiệu nổi tiếng nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá
hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với
chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.34
32

Khoản 1 Điều 3 Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về
ban hành Quy chế ghi nhãn hàng hóa lưu thơng trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Hiện nay,
Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hố đã thay thế Quyết
định số 178/1999/QĐ-TTg.
33
Xuất phát từ những lý do này, tác giả đã sử dụng thuật ngữ “nhãn hiệu” mà khơng phải là “nhãn hiệu hàng
hố” trong tồn bộ nội dung luận văn.
34
Hà Thị Nguyệt Thu (2009), Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ
2005, Luận văn thạc sỹ luật học, Hà Nội, tr.34.


12

Như vậy, khái niệm nhãn hiệu theo quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ Việt
Nam được đánh giá là tương đồng, phù hợp với các quy định pháp luật quốc tế về bảo
hộ nhãn hiệu như là đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, thuộc nhánh quyền sở hữu công
nghiệp. Định nghĩa nhãn hiệu gắn liền với đối tượng bảo hộ của nhãn hiệu, đó chính
là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các chủ thể khác nhau, chức
năng của nhãn hiệu được xác định là nhằm phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các chủ

thể khác nhau.
1.1.2. Khái niệm tên thương mại
Khi chủ thể kinh doanh thực hiện các hoạt động kinh doanh, bên cạnh nhu
cầu sử dụng nhãn hiệu để phân biệt hàng hố, dịch vụ của mình với hàng hố, dịch
vụ của chủ thể khác, một nhu cầu quan trọng khác là phải có tên gọi nhằm xác định
bản thân doanh nghiệp mình trên thị trường, đồng thời để phân biệt doanh nghiệp
mình với doanh nghiệp khác, và tên gọi này được xác định là tên thương mại.
Nếu như trước đây, tên thương mại với vai trò là chỉ dẫn thương mại chưa
được các chủ thể kinh doanh quan tâm và chú ý, ngày nay, tên thương mại của chủ
thể kinh doanh đã trở thành yếu tố độc lập và giá trị trong cấu thành thương hiệu.
Tên thương mại cung cấp cho khách hàng, người tiêu dùng một phương tiện hiệu
quả để nhận biết thông tin về danh tiếng của nhà sản xuất bên cạnh hàng hoá, dịch
vụ do nhà sản xuất đó cung ứng.35
Đặc tính cơ bản, quan trọng của hoạt động kinh doanh hiện nay là sự cạnh
tranh, vấn đề phân biệt các chủ thể kinh doanh có ý nghĩa hết sức quan trọng. Phân
biệt và cá thể hoá chủ thể kinh doanh là một trong những điều kiện tiên quyết cho
việc hình thành và củng cố uy tín kinh doanh, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ, hiệu
quả hoạt động kinh doanh.36 Chính vì vậy, bên cạnh việc xây dựng, phát triển các
dòng nhãn hiệu khác nhau cho hàng hoá, dịch vụ, việc củng cố, phát triển tên
thương mại ngày càng được các chủ thể kinh doanh quan tâm và chú ý.
Một khi tên thương mại với vai trò là chỉ dẫn thương mại ngày càng có giá trị,
ý nghĩa to lớn trong hoạt động kinh doanh, đã kéo theo tình trạng lợi dụng, “mượn”
uy tín tên thương mại của chủ thể kinh doanh khác. Trước thực trạng đó, yêu cầu đặt
ra là cần phải xây dựng, thiết lập cơ chế pháp lý nhằm bảo vệ hiệu quả quyền của chủ
sở hữu tên thương mại.
Về quy định pháp luật tên thương mại của các quốc gia, theo kết quả khảo sát
gần đây của Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO), mặc dù có những đặc thù khác

35


/>Nguyễn Thị Quế Anh (2002), “Một số vấn đề về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại
trên thế giới”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội. Chuyên san Kinh tế -Luật, (2), 29-36.
36


13

nhau trong quy định về bảo hộ tên thương mại giữa các quốc gia, nhưng phần lớn các
quốc gia đều có những quy định pháp luật về bảo hộ tên thương mại.37
Trước đây, quy định pháp luật về tên thương mại không đầy đủ và cụ thể,
trong giai đoạn đầu của sự phát triển, pháp luật khơng có sự phân biệt rõ ràng giữa
nhãn hiệu và tên thương mại. Tuy nhiên, Điều 8 Công ước Paris đã quy định bảo hộ
tên thương mại một cách độc lập với việc bảo hộ nhãn hiệu theo một điều khoản
được đánh giá là không rõ ràng, đầy đủ như sau: “Tên thương mại được bảo hộ ở tất
cả các nước thành viên của Liên minh mà không bị bắt buộc phải nộp đơn hoặc
đăng ký, bất kể tên thương mại đó có hay không là một phần của một nhãn hiệu”. 38
Cho đến nay, Công ước Paris là điều ước quốc tế đa phương duy nhất đề cập
trực tiếp đến bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại, nhưng cũng
không đưa ra định nghĩa cụ thể, đầy đủ về tên thương mại. Theo đó, phương thức bảo
hộ đối với tên thương mại cũng không được đề cập rõ ràng. Chính vì vậy, quy định
pháp luật bảo hộ tên thương mại tại các quốc gia khác nhau có những đặc thù khác
biệt.
Bản thân thuật ngữ “tên thương mại” tương đương với thuật ngữ tiếng anh
trong văn bản pháp luật quốc tế là “trade name” được các quốc gia hiểu, tiếp cận
dưới nhiều góc độ khác nhau.
Theo nhận định của chuyên gia về sở hữu trí tuệ, ơng Juan Carlos Durand
Grahammer, có lẽ một trong những yêu cầu khó khăn nhất trong lĩnh vực sở
hữu trí tuệ đó là vấn đề tên thương mại được hiểu như thế nào. Khơng có sự
đồng thuận về thuật ngữ có liên quan như: chỉ định thương mại hoặc tên kinh
doanh hoặc định danh kinh doanh (tất cả được sử dụng khơng có sự phân

biệt) và/hoặc những dấu hiệu mà có thể được bảo hộ như là tên thương mại.39
Nhận định trên hồn tồn có cơ sở, theo kết quả khảo sát của Hiệp hội quốc tế
về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (AIPPI), không như đối với nhãn hiệu, quy định
pháp luật về tên thương mại khơng hài hồ ở phạm vi giữa các quốc gia với nhau, đã
khơng có sự thống nhất, tương đồng trong các quy định về hình thức, cũng như nội
dung các tên gọi liên quan như: tên thương mại, tên kinh doanh, tên công ty...40
Bên cạnh sự không hài hoà trong các quy định bảo hộ tên thương mại giữa
các quốc gia, vấn đề tên thương mại có được xác định là đối tượng sở hữu trí tuệ,
được hưởng cơ chế thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo Hiệp định TRIPS hay không
đã tồn tại những quan điểm khác nhau. Điều 1 Hiệp định TRIPS quy định: “Nhằm
37

/> />39
/>40
/>38


14

các mục tiêu của Hiệp định này, thuật ngữ sở hữu trí tuệ có nghĩa là tất cả các đối
tượng sở hữu trí tuệ nêu tại các mục từ mục 1 đến mục 7 của Phần II”. Theo đó, các
đối tượng được đề cập từ mục 1 đến mục 7 Phần II Hiệp định TRIPS không bao
gồm thuật ngữ “tên thương mại”. Đối với nội dung này, trong tranh chấp liên quan
đến nhãn hiệu, tên thương mại “Havana Club”,41 Cơ quan phúc thẩm của WTO
(The WTO Appellate Body) bác bỏ phán quyết của Hội đồng (Panel) liên quan đến
nhận định tên thương mại không cấu thành một đối tượng sở hữu trí tuệ, đồng thời,
Cơ quan phúc thẩm của WTO khẳng định tên thương mại là một loại tài sản sở hữu
trí tuệ, được bảo hộ theo Hiệp định TRIPS. Phán quyết của Cơ quan phúc thẩm của
WTO trong tranh chấp “Havana Club” đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo hộ
tên thương mại như là đối tượng sở hữu trí tuệ bằng việc xác định nghĩa vụ chắc

chắn bảo hộ tên thương mại theo Hiệp định TRIPS.42
Trên phương diện pháp luật quốc gia, là thành viên Công ước Paris, cũng
như Hiệp định TRIPS, pháp luật về lĩnh vực sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định tên
thương mại là đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, thuộc nhánh quyền sở hữu công
nghiệp.43
Theo quy định tại Khoản 21 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi)
về phần giải thích từ ngữ thì: “Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng
trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với
chủ thể kinh doanh mang tên gọi khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh”.
Tên thương mại được Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi) định nghĩa một
cách khái quát, gắn liền với chức năng phân biệt của tên thương mại, đó là chức
năng phân biệt các chủ thể kinh doanh khác nhau trong cùng lĩnh vực và khu vực
kinh doanh. So với quy định tên thương mại trước đây,44 định nghĩa tên thương mại
tại Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi) được đánh giá là hoàn thiện, đầy đủ và
phản ánh rõ nét nội hàm khái niệm tên thương mại. Thông qua định nghĩa tên
thương mại, đối tượng bảo hộ của tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân
dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt các chủ thể kinh doanh khác nhau
trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

41

/> />43
Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi).
44
Trước đây, Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 54/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2000 của Chính phủ về
bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn thương mại, tên thương mại và bảo hộ
quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp quy định: “… Tên thương mại
được bảo hộ là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh, đáp ứng đầy đủ các điều kiện
sau đây: (i) Là tập hợp các chữ cái, có thể kèm theo chữ số, phát âm được; (ii) Có khả năng phân biệt chủ
thể kinh doanh mang tên gọi đó với các chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh”.

42


15

Định nghĩa tên thương mại gắn liền chức năng, không phải tiêu chuẩn bảo hộ
là một khác biệt so với quy định trước đây về tên thương mại. Từ định nghĩa tên
thương mại, không thể xác định những yêu cầu, điều kiện để tên gọi được bảo hộ là
tên thương mại, chỉ cần tên gọi được dùng để phân biệt các chủ thể kinh doanh khác
nhau trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh thì có thể được bảo hộ là tên thương
mại, muốn xác định tên gọi cụ thể nào có thể được bảo hộ là tên thương mại cần phải
xem xét đến tiêu chuẩn bảo hộ tên thương mại theo quy định pháp luật.
Bên cạnh thuật ngữ “tên thương mại”, theo quy định pháp luật còn tồn tại
một thuật ngữ pháp lý khác là thuật ngữ “tên doanh nghiệp”. Những vấn đề pháp lý
liên quan đến tên doanh nghiệp được điều chỉnh bởi các quy định pháp luật về
doanh nghiệp.45
Việc xác định mối quan hệ giữa tên thương mại và tên doanh nghiệp có ý
nghĩa quan trọng trong xem xét, nghiên cứu các vấn đề pháp lý liên quan đến các
tên gọi khác nhau của chủ thể kinh doanh. Đây là vấn đề không chỉ phức tạp về
phương diện lý luận, thực tiễn áp dụng quy định pháp luật cũng phát sinh những tồn
tại, vướng mắc nhất định.
Nghiên cứu quy định pháp luật thực định cho thấy, ngoài quy định tại Điều
16 Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu
cơng nghiệp46 đề cập đến việc đăng ký tên gọi của tổ chức, cá nhân kinh doanh
trong thủ tục đăng ký kinh doanh khơng được coi là sử dụng tên gọi đó (tên thương
mại) mà chỉ là một điều kiện để việc sử dụng tên gọi đó được coi là hợp pháp,
khơng có văn bản quy phạm pháp luật nào ghi nhận về mối quan hệ giữa các “tên
gọi” của chủ thể kinh doanh, tên doanh nghiệp và tên thương mại. Đến khi Thông tư
số 37/2011/TT-BKHCN ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Bộ Khoa học và Công

nghệ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 97/2010/NĐ-CP ngày 21
tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực sở hữu cơng nghiệp (Thơng tư số 37/2011/TT-BKHCN) được ban hành, mối
quan hệ giữa tên doanh nghiệp và tên thương mại đã được đề cập đến, cụ thể tại
Điểm b Khoản 7 Điều 8 Mục 2 Thông tư số 37/2011/TT-BKHCN quy định:
Tên doanh nghiệp ghi trong các giấy phép như giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh, giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh,
đăng ký mã số thuế, điều lệ công ty chỉ được coi là tên thương mại khi có các
45

Xem Phụ lục 01 - Phân biệt tên doanh nghiệp với tên thương mại theo quy định pháp luật Việt Nam.
Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định
số 122/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2010, sau đây gọi là Nghị định số 103/2006/NĐ-CP (sửa đổi).
46


16

tài liệu chứng minh tên doanh nghiệp đó được sử dụng trong thực tế hoạt
động kinh doanh hợp pháp và đáp ứng điều kiện bảo hộ theo quy định tại các
Điều 76, 77 và 78 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Với quy định tại Thông tư số 37/2011/TT-BKHCN, tên doanh nghiệp có thể
là tên thương mại. Tên doanh nghiệp chỉ trở thành tên thương mại khi tên gọi đó
được sử dụng trong thực tế hoạt động kinh doanh hợp pháp, việc đăng ký tên gọi của
các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong thủ tục đăng ký kinh doanh chính là một điều
kiện để việc sử dụng tên gọi đó được coi là hợp pháp, ngồi ra tên gọi đó cần phải
đáp ứng điều kiện bảo hộ tên thương mại theo quy định tại Điều 76, 77 và 78 Luật Sở
hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi).
Những vấn đề pháp lý về bảo hộ tên thương mại cần phải được xem xét,

nghiên cứu một cách tổng thể các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ và quy định
pháp luật về doanh nghiệp. Vì vậy, các quy định pháp luật về doanh nghiệp47 là
nguồn luật quan trọng, cơ bản khi xác định các vấn đề pháp lý liên quan đến bảo hộ
tên thương mại.
Trên cơ sở quy định tại Công ước Paris về tên thương mại, pháp luật trong
lĩnh vực về sở hữu trí tuệ Việt Nam đã quy định bảo hộ tên thương mại là đối tượng
quyền sở hữu trí tuệ, thuộc nhánh quyền sở hữu cơng nghiệp. Định nghĩa tên thương
mại gắn liền với chức năng cơ bản của tên thương mại - chức năng phân biệt các
chủ thể kinh doanh khác nhau trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh, mà
không phải gắn liền với tiêu chuẩn bảo hộ tên thương mại. Đối tượng bảo hộ của tên
thương mại được xác định là tên gọi của các tổ chức, cá nhân kinh doanh dùng
trong hoạt động kinh doanh để phân biệt các chủ thể kinh doanh khác nhau trong
cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Từ khái niệm nhãn hiệu và tên thương mại, bên cạnh những đặc điểm khác
biệt với tư cách là hai đối tượng quyền sở hữu công nghiệp độc lập,48 giữa nhãn hiệu
và tên thương mại cũng tồn tại đặc điểm tương đồng với nhau. Ở khía cạnh tương
đồng, định nghĩa nhãn hiệu và tên thương mại gắn liền với chức năng cơ bản của hai
đối tượng quyền sở hữu công nghiệp này. Theo đó, nhãn hiệu và tên thương mại đều
thực hiện chức năng phân biệt, chức năng cơ bản của nhãn hiệu là phân biệt hàng hoá,
dịch vụ của các chủ thể khác nhau, trong khi đó, tên thương mại với chức năng cơ
bản là phân biệt các chủ thể kinh doanh khác nhau trong cùng lĩnh vực và khu vực
kinh doanh. Chính đặc điểm song hành: vừa tương đồng, vừa khác biệt này đã phát
sinh một số vấn đề pháp lý về mối quan hệ giữa nhãn hiệu và tên thương mại.
47

Hiện nay, Luật Doanh nghiệp năm 2005, Nghị định số 43/2010/NĐ-CP… là những văn bản quy phạm
pháp luật điều chỉnh các vấn đề pháp lý liên quan đến tên doanh nghiệp.
48
Phụ lục 02 - Phân biệt nhãn hiệu với tên thương mại theo quy định pháp luật Việt Nam.



17

Về quy định pháp luật liên quan đến mối quan hệ giữa nhãn hiệu và tên
thương mại, Điều 8 Công ước Paris quy định: “Tên thương mại được bảo hộ ở tất cả
các nước thành viên của Liên minh mà không bị bắt buộc phải nộp đơn hoặc đăng ký,
bất kể tên thương mại đó có hay khơng là một phần của một nhãn hiệu hàng hố”.
Cơng ước Paris đã ghi nhận mối quan hệ giữa nhãn hiệu và tên thương mại,
dấu hiệu có thể được đồng thời bảo hộ dưới dạng các đối tượng sở hữu trí tuệ khác
nhau là nhãn hiệu và tên thương mại (…bất kể tên thương mại đó có hay khơng là
một phần của một nhãn hiệu hàng hố). Cơng ước Paris khẳng định khả năng “đan
xen”, “trùng lắp” của một dấu hiệu vừa thực hiện chức năng của nhãn hiệu, vừa
thực hiện chức năng của tên thương mại. Việc “đan xen”, “trùng lắp” này khơng thể
hiện ở khía cạnh đối tượng bảo hộ của nhãn hiệu và tên thương mại, vì bản thân
nhãn hiệu và tên thương mại có đối tượng bảo hộ hồn toàn khác biệt nhau, khả
năng “đan xen”, “trùng lắp” thể hiện ở khía cạnh một dấu hiệu đồng thời đáp ứng
được tiêu chuẩn và phạm vi bảo hộ của hai đối tượng quyền sở hữu công nghiệp
khác nhau: nhãn hiệu và tên thương mại. Do đó, trong mối quan hệ giữa nhãn hiệu
và tên thương mại, nhãn hiệu có thể được sử dụng để cấu thành tên thương mại, tên
thương mại có thể được sử dụng để cấu thành nhãn hiệu.
Xuất phát từ đặc trưng nêu trên có thể tạo ra cơ sở của sự nhầm lẫn giữa
nhãn hiệu và tên thương mại, khi dấu hiệu đồng thời là nhãn hiệu và tên thương
mại, ranh giới cũng như tiêu chí để phân định các quyền sở hữu công nghiệp nhãn
hiệu và tên thương mại trên cùng dấu hiệu đó khơng phải là dễ dàng xác định, đặc
biệt là giữa nhãn hiệu dịch vụ và tên thương mại, rất khó để có thể xác định được
khi nào dấu hiệu đó thực hiện chức năng phân biệt của nhãn hiệu, khi nào dấu hiệu
đó thực hiện chức năng phân biệt của tên thương mại. Đồng thời, cũng từ đặc trưng
này có thể tạo ra kẽ hở cho sự xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu và tên thương
mại, sử dụng tên thương mại trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ trước
của chủ thể khác có thể được xác định là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn

hiệu, ngược lại, đăng ký nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại được sử
dụng hợp pháp trước của chủ thể khác cũng có thể là hành vi xâm phạm quyền đối
với tên thương mại.
Chính vì vậy, xem xét và nghiên cứu các vấn đề pháp lý về mối quan hệ giữa
nhãn hiệu và tên thương mại có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định những tồn
tại, vướng mắc của các vấn đề pháp lý liên quan mối quan hệ giữa nhãn hiệu và tên
thương mại, để từ đó có những giải pháp nhằm khắc phục cơ sở của sự nhầm lẫn
giữa nhãn hiệu và tên thương mại, cũng như hạn chế và giảm thiểu kẽ hở cho sự
xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu và tên thương mại.


18

Để xác định đặc trưng nhằm làm sáng tỏ cơ sở của sự “đan xen”, “trùng lắp”
của dấu hiệu vừa thực hiện chức năng của nhãn hiệu, vừa thực hiện chức năng của
tên thương mại trong mối quan hệ giữa nhãn hiệu và tên thương mại đòi hỏi phải
xem xét, nghiên cứu các quy định pháp luật về tiêu chuẩn và phạm vi bảo hộ đối với
nhãn hiệu và tên thương mại.
1.2. Tiêu chuẩn và phạm vi bảo hộ đối với nhãn hiệu và tên thƣơng mại
Với tư cách là hai đối tượng quyền sở hữu công nghiệp độc lập, việc xác
định tiêu chuẩn bảo hộ và phạm vi bảo hộ đối với nhãn hiệu và tên thương mại có
những đặc thù nhất định. Tiêu chuẩn bảo hộ xác định những yêu cầu, điều kiện cụ
thể để một đối tượng có thể được bảo hộ theo quy định pháp luật về sở hữu cơng
nghiệp. Bên cạnh đó, phạm vi bảo hộ trả lời cho câu hỏi quy định pháp luật về sở
hữu công nghiệp sẽ bảo hộ đối tượng quyền sở hữu công nghiệp ở những phạm vi,
mức độ như thế nào.
Để có thể xem xét, đánh giá tồn diện quy định pháp luật về bảo hộ đối tượng
quyền sở hữu công nghiệp cụ thể, yêu cầu đặt ra là nghiên cứu đồng thời tiêu chuẩn và
phạm vi bảo hộ đối tượng quyền sở hữu công nghiệp. Khi đối tượng đáp ứng được tiêu
chuẩn bảo hộ, việc bảo hộ chỉ được thực hiện trong phạm vi bảo hộ. Đồng thời, trên cơ

sở phạm vi bảo hộ, pháp luật sẽ thiết lập, xây dựng các tiêu chuẩn bảo hộ cho đối tượng
quyền sở hữu công nghiệp cụ thể, dựa vào tiêu chuẩn bảo hộ có thể đánh giá, xác định
được phạm vi bảo hộ của đối tượng quyền sở hữu công nghiệp.
1.2.1. Tiêu chuẩn và phạm vi bảo hộ đối với nhãn hiệu
Trên cơ sở quy định tiêu chuẩn tối thiểu đối với việc bảo hộ các đối tượng sở
hữu trí tuệ tại Hiệp định TRIPS, các quốc gia thành viên xây dựng tiêu chuẩn bảo
hộ các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ nói chung, nhãn hiệu nói riêng phù hợp với
quy định Hiệp định TRIPS.
Về tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu đối với nhãn hiệu, Điều 15 Hiệp định TRIPS
quy định:
Bất kỳ một dấu hiệu, hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt
hàng hố, dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hoá hoặc dịch vụ của các
doanh nghiệp khác, đều có thể làm nhãn hiệu hàng hố. Các dấu hiệu đó,
đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình hoạ
và tổ hợp màu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó, phải có khả
năng được đăng ký là nhãn hiệu hàng hố. Trường hợp bản thân các dấu
hiệu khơng có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ tương ứng, các
Thành viên có thể quy định rằng khả năng được đăng ký phụ thuộc vào tính
phân biệt đạt được thơng qua việc sử dụng.


19

Dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu có thể là: chữ cái, chữ số, từ ngữ, khẩu
hiệu, hình ảnh, mùi vị, âm thanh… nhưng tuỳ thuộc pháp luật mỗi quốc gia mà phạm
vi của các dấu hiệu này được giới hạn ở những dấu hiệu nhất định.
Vì vậy, tất cả những dấu hiệu nhìn thấy được hoặc khơng nhìn thấy được đều
có khả năng trở thành nhãn hiệu. Hiện nay, phần lớn các quốc gia chỉ cho phép đăng
ký các dấu hiệu thể hiện ở dạng đồ hoạ: chữ hoặc hình, bởi chỉ chúng mới có thể
được ghi vào sổ bộ và cơng bố một cách hữu hình trong một tờ cơng báo nhãn hiệu

hàng hố để bố cáo cho công chúng về việc đăng ký nhãn hiệu.49 Đối với nội dung
này, Khoản 1 Điều 15 Hiệp định TRIPS quy định: “Các thành viên có thể quy định
rằng điều kiện để được đăng ký là các dấu hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được”.
Từ cơ sở nêu trên, Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi) quy định
điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ như sau:
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh,
kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một
hoặc nhiều mầu sắc;
2. Có khả năng phân biệt hàng hố, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với
hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Dấu hiệu muốn được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu cần phải đáp ứng
đồng thời hai điều kiện quy định tại Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi).
Điều kiện thứ nhất, dấu hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được, dưới dạng chữ: chữ cái,
từ ngữ; hình: hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều; hoặc kết hợp chữ và hình…
được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Theo quy định pháp luật về sở hữu trí
tuệ Việt Nam, dấu hiệu khơng nhìn thấy được sẽ khơng được bảo hộ là nhãn hiệu,
phạm vi bảo hộ nhãn hiệu của Việt Nam chỉ giới hạn ở những dấu hiệu đồ hoạ, nhìn
thấy được. Bên cạnh đó, với điều kiện thứ hai, dấu hiệu được bảo hộ là nhãn hiệu
phải có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ thể này với hàng hoá, dịch vụ
của chủ thể khác. Khả năng phân biệt là tiêu chí cơ bản, quan trọng để xem xét dấu
hiệu có đáp ứng được điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu hay không. Nếu “dấu hiệu
nhìn thấy được” là điều kiện cần, thì “khả năng phân biệt” là điều kiện đủ để dấu hiệu
có thể được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu. Điều kiện thứ hai này hình thành từ
chức năng cơ bản của nhãn hiệu, đó là nhãn hiệu được sử dụng để phân biệt hàng
hoá, dịch vụ của các chủ thể khác nhau. Nếu dấu hiệu không đáp ứng điều kiện về
khả năng phân biệt, lúc đó dấu hiệu sẽ khơng thực hiện được chức năng cơ bản, quan
trọng của nhãn hiệu là phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các chủ thể khác nhau.
49


Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới, tlđd 14, tr.69.


20

Xác định về khả năng phân biệt của nhãn hiệu, Khoản 1 Điều 74 Luật Sở hữu
trí tuệ năm 2005 (sửa đổi) quy định: “Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt
nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ
nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc
các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này”. Tiêu chí “dễ nhận biết, dễ ghi nhớ”
không được pháp luật quy định cụ thể, nhưng dựa trên chức năng phân biệt của
nhãn hiệu thì “dễ nhận biết, dễ ghi nhớ” được hiểu là việc người tiêu dùng ở mức độ
trung bình có khả năng dễ nhận biết và ghi nhớ những dấu hiệu thơng dụng này.50
Ngồi việc “dễ nhận biết, dễ ghi nhớ”, dấu hiệu muốn đạt được khả năng phân biệt
cần phải không thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí
tuệ năm 2005 (sửa đổi). Khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi)
quy định cụ thể mười ba (13) trường hợp mà khi dấu hiệu thuộc các trường hợp này
có thể bị xác định khơng có khả năng phân biệt. Trong số này, có trường hợp là dấu
hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác,
nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn
gốc hàng hố, dịch vụ51 thì dấu hiệu đó bị xác định là khơng có khả năng phân biệt,
và không được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu.
Liên quan đến phạm vi bảo hộ nhãn hiệu, Khoản 2 Điều 11 Nghị định số
105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí
tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ52 quy định:
Căn cứ để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là phạm vi bảo
hộ nhãn hiệu, gồm mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ được xác
định tại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc Giấy chứng nhận nhãn
hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam.

Tóm lại, Hiệp định TRIPS quy định về tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu đối với
nhãn hiệu. Trên cơ sở này, pháp luật về lĩnh vực sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định
tiêu chuẩn và phạm vi bảo hộ đối với nhãn hiệu. Theo đó, nhãn hiệu sẽ được bảo hộ
nếu đáp ứng đồng thời các điều kiện về khả năng nhìn thấy được và khả năng phân
biệt. Phạm vi bảo hộ nhãn hiệu gắn liền mẫu nhãn hiệu và hàng hoá, dịch vụ mang
nhãn hiệu. Về mặt không gian, nhãn hiệu được bảo hộ ở phạm vi toàn lãnh thổ Việt
Nam trên cơ sở văn bằng bảo hộ được cơ quan nhà nước thẩm quyền cấp theo quy
định pháp luật sở hữu trí tuệ.
50

Hà Thị Nguyệt Thu, tlđd 34, tr.37.
Điểm k Khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi).
52
Nghị định số 105/2006/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng
12 năm 2010, sau đây gọi là Nghị định số 105/2006/NĐ-CP (sửa đổi).
51


21

1.2.2. Tiêu chuẩn và phạm vi bảo hộ đối với tên thương mại
Điều 8 Công ước Paris quy định: “Tên thương mại được bảo hộ ở tất cả các
nước thành viên của Liên minh mà không bị bắt buộc phải nộp đơn hoặc đăng ký,
bất kể tên thương mại đó có hay khơng là một phần của một nhãn hiệu hàng hoá”.
Trên cơ sở quy định này, các nước thành viên phải bảo hộ tên thương mại mà không
được đặt ra yêu cầu về việc nộp đơn yêu cầu bảo hộ hoặc đăng ký. Các nước có
quyền tự do quy định cách thức bảo hộ tên thương mại trong luật nước mình.53
Xét trên bình diện quốc gia tại Việt Nam, Điều 76 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005
(sửa đổi) quy định: “Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể
kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực

và khu vực kinh doanh”. Cũng như nhãn hiệu, tên thương mại đóng vai trị là chỉ dẫn
thương mại, định hướng thông tin cho người tiêu dùng liên kết với chủ thể kinh doanh,
hoạt động kinh doanh. Chức năng cơ bản của tên thương mại là phân biệt các chủ thể
kinh doanh khác nhau trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh, do đó, tiêu chuẩn
bảo hộ đối với tên thương mại địi hỏi tên gọi phải có khả năng phân biệt chủ thể mang
tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Khả năng phân biệt của tên thương mại được Điều 78 Luật Sở hữu trí tuệ
năm 2005 (sửa đổi) quy định:
Tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt nếu đáp ứng các điều kiện
sau đây:
1. Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do
sử dụng;
2. Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà
người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh;
3. Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của
người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương
mại đó được sử dụng.
Với quy định trên, tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt khi đáp
ứng đồng thời các điều kiện “chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết
đến rộng rãi do sử dụng” và “không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với
một số đối tượng quyền sở hữu công nghiệp của chủ thể khác đã được bảo hộ trước”.
Về điều kiện “chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến
rộng rãi do sử dụng”, thành phần tên riêng giúp người tiêu dùng dễ dàng phân biệt
chủ thể kinh doanh này với các chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu
vực kinh doanh. Chẳng hạn, khi nhắc đến VietinBank thì khách hàng nghĩ ngay đến
53

Lê Thị Nam Giang, tlđd 25, tr.343.



×