Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Quy định về tài sản trong bộ luật dân sự 2015 và ảnh hưởng của nó đến các quy định khác của pháp luật vn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 144 trang )

TRƢỜNG ĐH LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT DÂN SỰ

TÀI LIỆU HỘI THẢO KHOA HỌC

QUY ĐỊNH VỀ TÀI SẢN TRONG BỘ LUẬT
DÂN SỰ 2015 VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA NÓ ĐẾN
CÁC QUY ĐỊNH KHÁC CỦA PHÁP LUẬT
VIỆT NAM

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 5 năm 2017
1


MỤC LỤC
CHƢƠNG TRÌNH HỘI THẢO
QUY ĐỊNH VỀ CHIẾM HỮU VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI CÁC QUY
ĐỊNH KHÁC TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015
TS. Lê Minh Hùng .............................................................................................................. 1
NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI TÀI SẢN VÀ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN MỘT SỐ PHÁP LUẬT LIÊN QUAN
ThS. Nguyễn Nhật Thanh ................................................................................................ 21
QUYỀN VỀ LỐI ĐI QUA THEO BLDS VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA NÓ ĐẾN CÁC CHẾ
ĐỊNH, NGÀNH LUẬT KHÁC CĨ LIÊN QUAN
CN. Nguyễn Tấn Hồng Hải ............................................................................................ 27
MỐI LIÊN HỆ CỦA QUYỀN VỀ LỐI ĐI QUA BẤT ĐỘNG SẢN LIỀN KỀ VÀ CÁC
CHẾ ĐỊNH KHÁC THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015
ThS. Nguyễn Thanh Thƣ ................................................................................................. 41
QUYỀN HƢỞNG DỤNG –TỪ GÓC ĐỘ PHÁP LUẬT DÂN SỰ PHÁP ĐẾN KINH
NGHIỆM CHO VIỆT NAM


ThS. Lê Minh Khoa và ThS. Nguyễn Thị Thuý.............................................................. 48
QUYỀN HƢỞNG DỤNG NHÌN TỪ PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI
PGS.TS. Đỗ Văn Đại ......................................................................................................... 62
QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN BỀ MẶT TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 VÀ MỐI
LIÊN HỆ VỚI CÁC CHẾ ĐỊNH CỦA NGÀNH LUẬT DÂN SỰ
ThS. Lê Thị Hồng Vân ..................................................................................................... 69
BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẰNG BIỆN PHÁP DÂN SỰ - SO SÁNH VỚI
QUY ĐỊNH BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN THEO BLDS NĂM 2015
CN. Nguyễn Phƣơng Thảo ............................................................................................... 75
BẢO LƢU QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ
2015
ThS. Lê Thị Diễm Phƣơng ............................................................................................... 88
QUYỀN KHỞI KIỆN CỦA CHẤP HÀNH VIÊN TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH, XỬ LÝ
TÀI SẢN CHUNG ĐỂ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
TS. Nguyễn Văn Tiến ....................................................................................................... 92

2


BÀN VỀ VIỆC BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƢỜI THỨ BA NGAY TÌNH QUA BA
TRƢỜNG HỢP THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
TS. Lê Vĩnh Châu ............................................................................................................. 98
BÀN VỀ KHÔNG ÁP DỤNG THỜI HIỆU KHỞI KIỆN ĐỐI VỚI YÊU CẦU BẢO VỆ
QUYỀN SỞ HỮU
TS. Đặng Thanh Hoa...................................................................................................... 114
QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015 VÀ
VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN CỦA NGƢỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
CN. Lƣờng Minh Sơn ..................................................................................................... 125
QUY ĐỊNH VỀ TÀI SẢN HÌNH THÀNH TRONG TƢƠNG LAI VÀ NHỮNG TÁC

ĐỘNG ĐẾN VIỆC PHÂN CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI
KỲ HƠN NHÂN
ThS. Ngơ Thị Anh Vân ................................................................................................... 133

2


TRƢỜNG ĐH LUẬT TP.HCM
KHOA LUẬT DÂN SỰ

CHƢƠNG TRÌNH HỘI THẢO
QUY ĐỊNH VỀ TÀI SẢN TRONG BLDS 2015 VÀ NHỮNG ẢNH HƢỞNG CỦA NÓ
ĐẾN CÁC QUY ĐỊNH KHÁC CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25/4/2017

--------------------------------

*Chủ trì: TS. Lê Minh Hùng và PGS.TS Đỗ Văn Đại

Thời gian
7h15 - 7h30

Đăng ký đại biểu

7g30-7g40

Giới thiệu đại biểu, lý do

7h40 - 7h50
8g00 – 10g00


Ngƣời thực hiện

Nội dung

Ban tổ chức
BTC & MC. Nguyễn Tấn Hoàng Hải

Khai mạc

TS. Lê Minh Hùng
PHIÊN THỨ NHẤT:

TÀI SẢN, QUYỀN SỞ HỮU VÀ CÁC QUYỀN KHÁC
8h00 - 8h10

Phân loại tài sản, ảnh hưởng của
nó đối với quy định về quyền
hưởng dụng trong BLDS 2015

ThS. Nguyễn Nhật Thanh

8h10 – 8h20

Chiếm hữu và ảnh hưởng của nó
đến các quy định khác trong BLDS
2015

TS. Lê Minh Hùng


8h20 – 8h30

Quyền hưởng dụng và ảnh hưởng PGS.TS Đỗ Văn Đại
của nó đến pháp luật về BTTH

8h30– 8g40

Những vấn đề pháp lý cơ bản về ThS Lê Thị Hồng Vân
3


quyền bề mặt và ảnh hưởng của nó
đến các lĩnh vực pháp luật khác
8h40 – 9h40

Chủ tọa, các đại biểu tham gia HT

Thảo luận

9g40 – 10g00

GIẢI LAO 20 PHÚT
(ĐẠI BIỂU DÙNG TIỆC NGỌT)

10g00 – 12g00

PHIÊN THỨ HAI:
ẢNH HƢỞNG CỦA QUY ĐỊNH VỀ QSH TÀI SẢN CỦA BLDS 2015
ĐẾN CÁC LĨNH VỰC PHÁP LUẬT KHÁC


10h00 – 10h10

Quyền khởi kiện của chấp hành TS. Nguyễn Văn Tiến
viên trong việc xử lý tài sản chung
để thi hành án

10h10 – 10h20

Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba TS. Lê Vĩnh Châu
ngay tình trong 03 trường hợp thi
hành án

10h20-10h30

Bảo vệ QSH TT; Quy định về tài ThS Nguyễn Phương Thảo, ThS.
sản và quyền sở hữu trong các lĩnh Ngô Thị Vân Anh và thầy Lường
vực lao động, hơn nhân gia đình
Minh Sơn

10h30 – 11h15

Thảo luận phiên thứ hai

11g15 – 11g20

Bế mạc

4



QUY ĐỊNH VỀ CHIẾM HỮU VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI CÁC
QUY ĐỊNH KHÁC TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015
Lê Minh Hùng*
1. Đặt vấn đề
Chiếm hữu là một khái niệm pháp lý mới được đưa vào trong Bộ luật Dân sự
(BLDS) năm 2015. Trong các BLDS năm 1995, BLDS 2005 chưa tồn tại khái niệm
này. Sở dĩ BLDS 2015 bổ sung quy định về chiếm hữu là vì, trong thực tiễn, có
những trường hợp chủ thể chiếm hữu tài sản mà họ khơng có quyền sở hữu, thậm chí
việc chiếm hữu của họ cũng khơng dựa trên căn cứ pháp luật nào, nhưng cũng không
trái pháp luật. Thực trạng này dẫn đến sự xung đột quyền lợi giữa người thực tế
chiếm hữu tài sản với những người xung quanh, thậm chí là xung đột với cả quyền lợi
của chủ sở hữu đích thực của tài sản. Trong một xã hội văn minh, mọi xung đột về lợi
ích cần phải được điều chỉnh, xử lý bằng những quy định cụ thể của pháp luật. Bởi
thế, quy định về chiếm hữu đối với tài sản trong BLDS 2015 đã ra đời trong bối cảnh
cần có sự thừa nhận của pháp luật đối với sự tồn tại thực tế của tình trạng chiếm hữu,
và cần có sự sắp xếp trật tự pháp lý giữa việc chiếm hữu tài sản với quyền sở hữu và
các quyền khác một cách hợp lý, đảm bảo trật tự pháp luật và ổn định xã hội.
Nội dung bài viết này nghiên cứu về khái niệm chiếm hữu, bản chất của chiếm
hữu, hiệu lực của việc chiếm hữu, những ảnh hưởng của quy định về chiếm hữu đối
với các chế định khác trong pháp luật dân sự.
2. Khái niệm, đặc điểm của chiếm hữu trong Bộ luật Dân sự năm 2015
Bên cạnh việc công nhận quyền chiếm hữu với tính chất là một trong ba quyền
năng của chủ sở hữu đối với tài sản, BLDS 2015 còn có quy định mới về sự “chiếm
hữu” của các chủ thể đối với tài sản. Theo BLDS 2015, chiếm hữu là việc chủ thể
nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối
với tài sản (khoản 1 Điều 179). Theo đó, bản chất của chiếm hữu là việc nắm giữ, chi
phối tài sản. Sự nắm giữ, chi phối ở đây được hiểu là những hoạt động cụ thể chủ thể
đối với tài sản, diễn ra bình thường trong đời sống, thể hiện ở việc cầm nắm, giữ gìn,
trơng coi, quản lý, kiểm soát thực tế đối với các động sản; hoặc cư ngụ, sinh sống
trong ngôi nhà; hay tiến hành xây dựng nhà cửa, trồng tỉa cây cối trên đất; nuôi trồng

các cây, con trên mặt nước...

*

Tiến sĩ luật học, GV. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

1


Chiếm hữu là một tình trạng thực tế, tồn tại độc lập, bên ngoài so với quyền sở
hữu và các quyền khác đối với tài sản. Sở dĩ có sự thừa nhận sự chiếm hữu bên cạnh
quyền sở hữu và quyền chiếm hữu đối với tài sản, là bởi vì sự chiếm hữu là một hiện
tượng khách quan, một hoàn cảnh thực tế, thể hiện việc chủ thể đang nắm giữ, chi
phối tài sản một cách yên ổn, bình yên trong một xã hội. Thực tế đó giống như việc
một chủ thể có quyền trên tài sản đang thực hiện quyền đối với tài sản của mình một
cách bình thường trong đời sống hàng ngày, mà không cần xét tới việc chiếm hữu đó
là hợp pháp hay trái pháp luật. Ở khía cạnh này, sự thừa nhận và bảo vệ sự chiếm hữu
chính là để duy trì và bảo vệ trật tự cơng cộng. Ví dụ: một người đang sử dụng một
chiếc điện thoại thì bị cướp và và kẻ cướp đó bị bắt quả tang. Lúc này, tên cướp đó đã
xâm phạm đến trật tự cơng, đó là dùng hành vi bạo lực bất hợp pháp để tước đoạt tài
sản ra khỏi sự chiếm hữu bình thường, yên ổn của chủ thể. Người chiếm hữu chỉ cần
chứng minh là mình đang thực tế chiếm hữu chiếc điện thoại đó thì bị cướp, mà
khơng cần phải chứng minh mình có quyền sở hữu, quyền chiếm hữu (chiếm hữu hợp
pháp hay chiếm hữu có căn cứ pháp luật) đối với chiếc điện thoại (dù có thể anh ta có
được chiếc điện thoại này là do đã lấy trộm của một người khác).
Bên cạnh đó, quy định về chiếm hữu cịn là căn cứ để giải quyết các hệ quả
pháp lý phát sinh từ việc chiếm hữu. Cho đến khi chủ thể đang thực tế chiếm hữu tài
sản, nếu chưa bị phán xử bởi bản án, quyết định có hiệu lực của cơ quan có thẩm
quyền được lập thơng thủ tục luật định, thì khơng ai được kết luận việc chiếm hữu đó
trái là pháp luật, và cũng khơng ai được phép tước đoạt tài sản ra khỏi sự chiếm hữu

của chủ thể, trừ trường hợp chủ thể này đã đoạt lấy tài sản bằng hành vi phạm pháp
quả tang, hoặc hành vi chiếm đoạt rõ ràng là vi phạm pháp luật (đủ dấu hiệu cấu
thành để có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật). Mặt khác, việc pháp luật thừa
nhận sự chiếm hữu cịn nhằm mục đích duy trì trật tự xã hội, mà cịn hướng đến việc
xác lập hiệu lực của các quyền mà người chiếm hữu có thể được hưởng trong hiện tại
hoặc trong tương lai.
Qua khái niệm trên, có thể thấy chiếm hữu có những đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, chiếm hữu là hành vi thực tế của chủ thể, là hoạt động có tính chất
chủ quan thể hiện sự kiểm soát, quản lý thực tế của chủ thể đối với tài sản. Đây là
những việc làm thể hiện sự trông nom, nắm lấy, giữ lấy đối với tài sản. Có thể nói, về
mặt chủ quan, qua sự chiếm hữu cho thấy, chủ thể đã thực hiện những hành vi, hoạt
động cụ thể nhằm nắm giữ, chi phối tài sản. Những hoạt động, hành vi này chưa được
coi là hành vi pháp lý mà chỉ là hành vi cụ thể, mang tính thực tế. Đó có thể là hành
vi, hoạt động hợp pháp của chủ thể có quyền chiếm hữu (chủ sở hữu thực hiện quyền
chiếm hữu đối với tài sản của mình, hoặc người có quyền chiếm hữu được chủ sở hữu
2


giao hoặc do pháp luật quy định); Đó cũng có thể là tình trạng chiếm giữ tài sản
khơng dựa trên các căn cứ luật định (như người thứ ba chiếm hữu ngay tình đối với
tài sản); hoặc thậm chí, đó cũng có thể là việc chiếm hữu trái pháp luật (lừa đảo, lạm
dụng tín nhiệm, trộm, cướp, cướp giật, cưỡng đoạt…) đối với tài sản của người khác.
Như vậy, chiếm hữu chỉ có thể được coi là một “hồn cảnh thực tế”, một hoạt động
của con người đối với tài sản mà những người khác trong xã hội nhìn thấy, nhận biết
được, chứ chưa phải là hành vi pháp lý hay là quan hệ pháp luật về sở hữu.
Thứ hai, chiếm hữu là một sự kiện thực tế, một hiện tượng khách quan, hay
cũng có thể hiểu đây là biểu hiện bề ngoài của quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, chi
phối đối với tài sản. Hiện tượng này “giống như là” việc chủ sở hữu đích thực của tài
sản hoặc chủ thể có quyền hợp pháp đối với tài sản đang thực hiện quyền sở hữu,
quyền hợp pháp khác của mình đối với tài sản. Ở khía cạnh này, người đang chiếm

hữu tài sản “được suy đoán như là” chủ sở hữu, người có quyền chiếm hữu đối với tài
sản. Ví dụ: khi chúng ta thấy một người đang sử dụng điện thoại, hoặc đang sử dụng
một thửa đất chưa được cấp Giấy chứng nhận, thì có thể suy đốn hay xem như người
đó là người có quyền đối với chiếc điện thoại hoặc thửa đất nói trên. Đó là hiện tượng
khách quan, là một sự thật, cần được pháp luật duy trì trong tình trạng yên ổn, đảm
bảo phù hợp với trật tự cơng cộng. Vì thế, thực tế đó được pháp luật thừa nhận và bảo
vệ, trừ trường hợp sự chiếm hữu đó là hành vi bạo hành, chiếm đoạt tài sản của người
khác trái với pháp luật hình sự, hành chính đang chờ bị truy cứu trách nhiệm pháp lý.
Ví dụ: khi một người đang chạy xe đạp trên đường, những người xung quanh, kể cả
cảnh sát đều nhìn thấy hiện tượng này. Khơng ai, kể cả cảnh sát, có thể xác quyết
được rằng người đang chạy xe (nắm giữ, chi phối) chiếc xe đạp nói trên có phải là
chủ sở hữu đích thực của chiếc xe đó hay khơng. Tuy nhiên, nếu có ai đó sử dụng
hành vi bạo lực trái pháp luật để đoạt lấy hoặc gây ra thiệt hại đối với chiếc xe này,
thì người đang người chiếm hữu chiếc xe được pháp luật bảo vệ, tức là người chiếm
hữu được đòi người chiếm đoạt phải trả lại chiếc xe, hoặc đòi người gây thiệt hại phải
bồi thường thiệt hại do làm hỏng xe.
Vì chiếm hữu là sự kiện thực tế, là hiện tượng khách quan thể hiện qua việc
chủ thể nắm giữ, chi phối đối với tài sản như là chủ thể có quyền, cho nên chiếm hữu
khác với quyền chiếm hữu và cũng khác với quyền sở hữu.
Chiếm hữu khác với quyền chiếm hữu. Chiếm hữu cũng được pháp luật thừa
nhận, nhưng đó khơng phải là quyền, mà đó chỉ là một sự kiện, một hoàn cảnh thực
tế, hay một sự thật khách quan mà thơi. Cịn quyền chiếm hữu là khả năng xử sự của

3


chủ thể được pháp luật thừa nhận.1 Vì quyền chiếm hữu là một quyền năng dân sự
nên việc xác lập quyền chiếm hữu luôn được dựa trên căn cứ do pháp luật quy định.2
Hơn nữa, quyền chiếm hữu là một khả năng xử sự do pháp luật quy định, nên khơng
phải ai cũng có quyền chiếm hữu, mà chỉ có những chủ thể xác định mới có quyền

chiếm hữu đối với tài sản, gồm: chủ sở hữu có quyền chiếm hữu tài sản của mình;
hoặc chủ thể khác có quyền chiếm hữu đối với tài sản do được chuyển giao quyền
chiếm hữu hoặc do pháp luật quy định, như người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý,
người được chiếm hữu tài sản thơng qua các giao dịch có kèm theo nghĩa vụ giao tài
sản để chủ thể đó quản lý, kiểm sốt hoặc người có quyền quản lý tài sản theo quy
định của pháp luật. (Chẳng hạn người nhận cầm cố, người có quyền cầm giữ tài sản,
người quản lý tài sản vắng chủ, quản lý di sản chưa chia thừa kế, quản lý tài sản theo
pháp luật về phá sản doanh nghiệp, pháp luật thi hành án…). Quyền chiếm hữu chỉ
cho phép chủ thể có quyền được cầm nắm, chi phối đối với tài sản phù hợp với quy
định của pháp luật, chứ không làm phát sinh các hiệu lực pháp lý cụ thể, ví dụ: quyền
chiếm hữu không tạo ra hiệu lực đối kháng hay loại trừ quyền sở hữu, thậm chí cũng
khơng có hiệu lực xác lập quyền sở hữu hay quyền theo đuổi đối với tài sản, trừ
những trường hợp pháp luật có quy định.3
Chiếm hữu cũng khác với quyền sở hữu. Chiếm hữu là một sự tình trạng thực
tế, cịn quyền sở hữu là một quan hệ pháp luật dân sự, trong đó chủ sở hữu là bên có
quyền cịn mọi người (phần cịn lại của thế giới) là bên có nghĩa vụ. Trong quan hệ
pháp luật về sở hữu, thường nhà làm luật khơng quy định chủ sở hữu phải có nghĩa vụ
tương ứng với bên kia, mà chỉ có trách nhiệm trước xã hội. Đây không phải là nghĩa
vụ đối ứng trong quan hệ pháp luật hay nghĩa vụ do các bên chủ thể thỏa thuận đặt ra,
mà là nghĩa vụ pháp định, nghĩa vụ mang tính tự thân của chủ sở hữu trong khi thực
hiện quyền sở hữu của mình đối với tài sản. Pháp luật của Việt Nam quy định các
nghĩa vụ này trong quy định liên quan đến việc hạn chế quyền sở hữu.4
Chiếm hữu là sự nắm giữ, chi phối thực tế đối với tài sản thì quyền sở hữu là
một quyền năng dân sự được pháp luật thừa nhận. Việc xác lập quyền, nội dung của
quyền, khách thể của quyền đều do pháp luật quy định cụ thể. Quyền sở hữu tài sản
1

Điều 186 BLDS 2015 quy định: “Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi
phối tài sản của mình nhưng khơng được trái pháp luật, đạo đức xã hội”.
2


Trong BLDS 2015, quyền chiếm hữu được xác lập dựa trên các căn cứ luật định: xem quy định tại khoản 1
Điều 165 và các Điều 186, 187, 188 BLDS 2015.
3

Đó là các trường hợp: xác lập quyền sở hữu đối với tài sản được chiếm hữu có căn cứ luật định, nhưng người
chiếm hữu có thể được xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu khi đủ các điều kiện luật định: chiếm hữu đối với
tài sản bị đánh rơi, bỏ qn, chơn giấu, chìm đắm; gia súc, gia cầm bị thất lạc; vật nuôi dưới nước di chuyển tự
nhiên… không xác định chủ sở hữu (Xem các Điều 228, 229, 230, 231, 232, 233 BLDS 2015).
4

Các nghĩa vụ của chủ sở hữu được ghi nhận trong phần hạn chế quyền sở hữu, từ các Điều 171 – 178 BLDS
2015.

4


mang tính trừu tượng (vơ hình) và có thể được chứng minh bằng nhiều cách mà
không cần chủ sở hữu phải cầm nắm, chi phối tài sản. Quyền sở hữu là quyền năng
dân sự mang tính tổng qt, vì chủ sở hữu có đầy đủ các quyền năng chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt tài sản (từ bỏ hay tiêu hủy tài sản, sử dụng tài sản làm vật bảo đảm,
để lại thừa kế tài sản sau khi chết…). Quyền sở hữu cịn là một vật quyền rất mạnh,
có hiệu lực đối kháng với toàn thể xã hội, và hiệu lực loại trừ đối với mọi quyền khác
của các chủ thể khác trong trường hợp có sự xung đột với quyền sở hữu, trừ trường
hợp pháp luật có quy định thứ tự ưu tiên (lấy trước, thanh toán trước) cho các quyền
khác theo những căn cứ và điều kiện nhất định. Chủ sở hữu tài sản còn các quyền
theo đuổi, quyền truy đòi tài sản bị người khác chiếm giữ trái pháp luật…
Cịn chiếm hữu là một thực tế, nó có thể là chiếm hữu có căn cứ hoặc chiếm
hữu khơng có căn cứ pháp luật. Khi chủ thể có quyền chiếm hữu dựa trên các căn cứ
luật định, như vừa phân tích ở trên, thì việc chiếm hữu đó được coi là chiếm hữu có

căn cứ pháp luật, và chủ thể chiếm hữu tài sản có căn cứ pháp luật là người có quyền
chiếm hữu (chủ sở hữu của tài sản, người có quyền chiếm hữu do được chủ sở hữu
giao hoặc do pháp luật quy định). Còn nếu việc chiếm hữu tài sản không dựa trên các
căn cứ luật định như quy định tại khoản 1 Điều 165 BLDS 2015, thì việc chiếm hữu
đó là khơng có căn cứ pháp luật.5 Việc chiếm hữu của chủ thể đối với tài sản, cho dù
là chiếm hữu khơng có căn cứ pháp luật, nhưng vẫn được pháp luật bảo vệ. Trong
nhiều trường hợp, việc chiếm hữu của một chủ thể (người chiếm hữu thực tế) đối với
tài sản có thể độc lập với chủ sở hữu, người có quyền chiếm hữu đối với tài sản. Ví
dụ: người thứ ba chiếm hữu ngay tình đối với tài sản. Sự chiếm hữu khơng có căn cứ
pháp luật nhưng ngay tình cịn có hiệu lực đối kháng, hiệu lực loại trừ cả đối quyền
sở hữu, quyền chiếm hữu của chủ thể có quyền, thậm chí việc chiếm hữu cịn có hiệu
lực xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu đối với tài sản trong trường hợp pháp luật có
quy định (người chiếm hữu ngay tình trong những trường hợp luật định)…
3. Hiệu lực của chiếm hữu
Hiệu lực của chiếm hữu là những hệ quả pháp lý do pháp luật quy định dựa
trên sự thừa nhận tình trạng chiếm hữu thực tế đối với tài sản trong những trường hợp
cụ thể, theo những điều kiện luật định. Thơng thường, việc chiếm hữu có thể tạo ra
những hệ quả pháp lý sau đây:
3.1. Người chiếm hữu tài sản được suy đốn là người có quyền đối với tài sản

5

Khoản 2 Điều 165 BLDS 2015.

5


Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu có căn cứ pháp luật thực hiện việc chiếm
hữu đối với tài sản thì đương nhiên họ là người có quyền chiếm hữu. Nhưng đối với
người đang trực tiếp chiếm hữu tài sản một cách cơng khai, thì rất khó có thể phân

biệt người nào là người có quyền chiếm hữu, và người nào thì khơng có quyền chiếm
hữu. Hơn nữa, việc đánh giá, chứng minh người đang chiếm hữu có phải là người có
quyền hay khơng, là vấn đề phức tạp, mất nhiều cơng sức và thời gian. Do đó, trong
hồn cảnh bình thường cũng như khi có tranh chấp, người chiếm hữu được suy đốn
là người có quyền đối với tài sản. Theo khoản 2 Điều 184 BLDS 2015: “Trường hợp
có tranh chấp về quyền đối với tài sản thì người chiếm hữu được suy đốn là người
có quyền đó. Người có tranh chấp với người chiếm hữu phải chứng minh về việc
người chiếm hữu khơng có quyền”.
Chiếm hữu là một tình trạng thực tế, khơng cần biết là có căn cứ hay không.
Khi chủ thể đang chiếm hữu tài sản, thì sự chiếm hữu thực tế đó có thể được coi là
biểu hiện “bề ngoài” của quyền sở hữu, quyền chiếm hữu đối với tài sản. Bởi vậy, khi
chủ thể đang thực tế chiếm hữu tài sản, thì pháp luật suy đốn họ là người có quyền
đối với tài sản. “Suy đốn” có quyền và „coi như‟ có quyền là hai khái niệm khác
nhau. Suy đoán, tức là khả năng có thể có quyền hoặc khơng có quyền, cịn „coi như‟
có quyền nghĩa đã khẳng định việc chủ thể đương nhiên có quyền.
Xét về mặt thực tế, sự chiếm hữu là bằng chứng để chứng minh người chiếm
hữu chính là người có quyền. Ví dụ: A đang đeo chiếc đồng hồ tên tay thì bị B tranh
chấp. Cho dù A có phải là chủ sở hữu (đích thực) của chiếc đồng hồ hay khơng, thì A
cũng khơng cần phải chứng minh. Việc chiếm hữu chiếc đồng đồ trên thực tế đã đủ
để suy đốn rằng, A chính là chủ (hoặc ít ra, A là người có quyền chiếm hữu) chiếc
đồng hồ đó.
Nhìn từ góc độ tố tụng, thì sự „suy đốn‟ có quyền khơng đương nhiên được
hiểu là chủ thể đã có quyền, mà chỉ là tình trạng thực tế chiếm hữu được bảo vệ khi
có tranh chấp. Sở dĩ pháp luật suy đoán người đang chiếm hữu tài sản là người có
quyền là bởi lẽ, việc chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản là quá trình lâu dài và
khó khăn, có thể phải thơng qua những thủ tục tư pháp phức tạp, mất nhiều thời gian,
công sức và nhiều rủi ro, thậm chí có nguy cơ người chiếm hữu tài sản không bảo vệ
được sự chiếm hữu của mình.
Cho dù người có tranh chấp có đúng là chủ sở hữu của tài sản hay khơng, thì
khi có tranh chấp với người chiếm hữu tài sản, người có tranh chấp phải đưa vụ tranh

chấp đó ra giải quyết bằng phương thức luật định, đồng thời phải đưa ra bằng chứng
để chứng minh người chiếm hữu khơng có quyền đối với tài sản tranh chấp. Điều này
có nghĩa, khơng ai có thể tự cho rằng mình là người có quyền đối với tài sản mà
6


không dựa trên bằng chứng xác đáng, hoặc sử dụng bạo lực để đòi tài sản từ người
chiếm hữu, mà không qua những thủ tục tư pháp. Tuy vậy, cũng cần lưu ý, để được
suy đốn có quyền, thì người chiếm hữu phải là người chiếm hữu ngay tình (Điều
181, khoản 2 Điều 182, khoản 2 Điều 183 BLDS 2015).
Như vậy, với quy định này, pháp luật đã thừa nhận chiếm hữu có hiệu lực đối
kháng với bất kỳ ai, kể cả với chủ sở hữu. Sự chiếm hữu chỉ có thể bị vơ hiệu nếu
người có tranh chấp chứng minh được rằng người chiếm hữu khơng có quyền. Quy
định này đảm bảo an toàn pháp lý đối với việc chiếm hữu, đồng thời cũng loại trừ khả
năng lạm dụng bạo lực trong việc đòi lại quyền sở hữu tài sản, qua đó giúp duy trì trật
tự - trị an của xã hội, sự ổn định và bình yên của cuộc sống.
3.2. Người chiếm hữu được khai thác, sử dụng tài sản và có thể được hưởng hoa
lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản
Nếu việc chiếm hữu tài sản là có căn cứ pháp luật thì người chiếm hữu đương
nhiên được thực hiện các quyền của mình đối với tài sản, và quyền này có hiệu lực
đối kháng với bất kỳ ai. Nhưng nếu việc chiếm hữu tài sản là khơng có căn cứ pháp
luật, thì người chiếm hữu có được thực hiện các quyền đối với tài sản hay không, là
một vấn đề pháp lý cần được xem xét. Như vừa phân tích ở tiểu mục 3.1 ở trên, người
chiếm hữu được suy đốn là người có quyền, nên họ cũng có thể thực hiện các quyền
của người có quyền đối với tài sản mà họ đang chiếm hữu. Đó có thể là hành vi quản
lý, sử dụng, khai thác, định đoạt tài sản… giống như người có quyền thực thụ.
Thường thì người chiếm hữu tài sản, được sử dụng, khai thác tài sản thì sẽ kéo
theo khả năng hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Tuy nhiên, việc hành xử thực tế các
hành vi nói trên “giống như” tư cách làm chủ hoặc chiếm hữu tài sản khơng đồng
nghĩa với việc thụ đắc các lợi ích từ tài sản đó. BLDS 2015 quy định: người chiếm

hữu tài sản khơng có căn cứ pháp luật chỉ có thể được hưởng hoa lợi, lợi tức phát sinh
từ tài sản nếu việc chiếm hữu đó là ngay tình (khoản 3 Điều 184). Theo quy định này,
điều kiện bắt buộc để người chiếm hữu khơng có căn cứ pháp luật được hưởng lợi ích
phát sinh từ tài sản phải „chiếm hữu ngay tình‟.6 Đây là một quy định có nội dung
mới của BLDS 2015, vì có sự sửa đổi so với quy định tương ứng của BLDS 2005.7
Như vậy, người chiếm hữu khơng ngay tình thì khơng thể thụ đắc các lợi ích
từ tài sản. Nhưng về nguyên tắc, việc chiếm hữu thực tế thì được suy đốn là ngay
6

Điều 180 BLDS 2015: “Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng
mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu”.
7

Quy định của BLDS 2015 bỏ đi cụm từ “khơng có căn cứ pháp luật nhưng” trong thuật ngữ “chiếm hữu
không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình”, mà chỉ sử dụng thuật “chiếm hữu ngay tình”. Ngồi ra, nội hàm
của chiếm hữu ngay tình cũng đã có sự thay đổi cơ bản.

7


tình (khoản 1 Điều 184). Như vậy, nếu khơng có bằng chứng nào chứng minh ngược
lại, thì sự chiếm hữu thực tế của chủ thể đối với tài sản thường được coi là chiếm hữu
ngay tình. Từ đó suy đốn rằng, người đang thực tế chiếm hữu thực tế tài sản khơng
có căn cứ pháp luật, nhưng ngay tình thì được đương nhiên được khai thác, sử dụng
tài sản và được hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cho đến khi có bằng chứng phản bác
theo chiều ngược lại.
3.3. Người chiếm hữu tài sản được pháp luật bảo vệ quyền lợi khi có tranh chấp
với chủ sở hữu về quyền đối với tài sản
Khi có sự tranh chấp với chủ sở hữu về quyền đối với tài sản, thì người chiếm
hữu cũng được pháp luật bảo vệ các quyền lợi liên quan. Quyền lợi của người chiếm

hữu được đề cập ở đây có thể là được cơng nhận quyền sở hữu đối với tài sản; được
hưởng hoa lợi hoặc lợi tức phát sinh từ tài sản, được yêu cầu hồn trả những chi phí
hợp lý khi đầu tư vào việc bảo quản, phát triển giá trị của tài sản.
Cũng như việc được hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, điều kiện để người chiếm
hữu được bảo vệ quyền lợi trong trường hợp này là phải chiếm hữu ngay tình đối với
tài sản. Tất nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 184 BLDS 2015, người thực tế
chiếm hữu tài sản được suy đoán là người chiếm hữu ngay tình. Ngồi điều kiện này,
thì tùy theo hệ quả pháp lý khác nhau, pháp luật có thể yêu cầu người chiếm hữu phải
đáp ứng các điều kiện thích hợp khác. Các hệ quả pháp lý cụ thể trong trường hợp
này có thể là:
3.3.1. Người chiếm hữu được pháp luật cơng nhận quyền sở hữu đối với tài sản. Đây
là trường hợp người chiếm hữu ngay tình được pháp luật bảo vệ ưu tiên hơn chủ sở
hữu hoặc người có quyền (sau đây gọi chung là chủ sở hữu) khi giữa người chiếm
hữu ngay tình và chủ sở hữu có sự tranh chấp về quyền đối với tài sản. Theo đó,
BLDS 2015 quy định có hai trường hợp người chiếm hữu ngay tình có thể được
hưởng quyền sở hữu đối với tài sản:8
(i) Bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vơ hiệu

8

Sở dĩ nói như vậy là bởi vì, BLDS khơng quy định trực tiếp là người chiếm hữu ngay tình sẽ được xác lập
quyền sở hữu. Nhưng nếu người chiếm hữu ngay tình thuộc các trường hợp theo quy định tại Điều 133 BLDS
2015, thì giao dịch để nhận tài sản giữa người chiếm hữu ngay tình với người khơng có quyền sở hữu vẫn được
coi là có hiệu lực. Giao dịch có giao – nhận tài sản này gồm nhiều loại khác nhau, có thể là giao dịch có chuyển
quyền sở hữu (mua bán, trao đổi, tặng cho tài sản…) và giao dịch không chuyển quyền sở hữu (mượn, thuê,
cầm cố, thế chấp tài sản…). Đối với các giao dịch có chuyển quyền sở hữu tài sản, nếu được pháp luật công
nhận là giao dịch có hiệu lực, thì đây chính là căn cứ để bên nhận tài sản (người chiếm hữu ngay tình) xác lập
quyền sở hữu, nếu đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật về xác lập quyền sở hữu đối với tài sản.

8



Khi giao dịch bị vơ hiệu, thay vì tài sản giao dịch được hoàn trả lại cho các
bên như ban đầu, thì theo quy định Điều 133 BLDS 2015, pháp luật sẽ bảo vệ quyền
của người thứ ba ngay tình thông qua việc công nhận hiệu lực của giao dịch trong các
trường hợp sau:
+ Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài
sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao
dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy
định tại Điều 167 của BLDS 2015 (khoản 1 Điều 133);
+ Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ
quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự
khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác
lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó khơng bị vơ hiệu (đoạn 1 khoản 2 Điều 133);
+ Trường hợp giao dịch vô hiệu và tài sản phải đăng ký vẫn chưa được đăng
ký, nhưng người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thơng qua bán đấu giá tại tổ
chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này khơng
phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa (đoạn 2 khoản 2 Điều
133).
(ii) Các trường hợp người chiếm hữu ngay tình được xác lập quyền sở hữu đối với tài
sản khi có sự tranh chấp quyền với chủ sở hữu (do bị chủ sở hữu đòi tài sản)
Theo quy định tại các Điều 167 và 168 BLDS 2015, các trường hợp sau đây,
người chiếm hữu ngay tình khơng phải trả lại tài sản khi bị chủ sở hữu yêu cầu:
+ Đối với động sản khơng đăng ký quyền sở hữu thì người chiếm hữu ngay
tình được pháp luật bảo vệ ưu tiên hơn chủ sở hữu. Trường hợp này, chủ sở hữu
khơng có quyền đòi lại tài sản, trừ trường hợp người chiếm hữu ngay tình nhận được
tài sản qua hợp đồng khơng có đền bù; hoặc nếu nhận được tài sản thông qua hợp
đồng có đền bù, nhưng tài sản rời khỏi chủ sở hữu là do bị lấy cắp, bị mất hoặc
trường hợp khác ngồi ý chí của chủ sở hữu (Điều 167 BLDS 2015).

+ Đối với bất động sản hoặc động sản có đăng ký, thì người chiếm hữu ngay
tình có thứ tự ưu tiên thấp hơn so với chủ sở hữu. Theo đó, người chiếm hữu ngay
tình chỉ có thể được pháp luật bảo vệ trong các trường hợp được quy định tại khoản 2
Điều 133 BLDS 2015, như vừa trình bày ở trên (Điều 168 BLDS 2015).
3.3.3. Người chiếm hữu ngay tình được hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, kể từ khi
chiếm hữu tài sản cho đên khi bị chủ sở hữu kiện địi, được hồn trả chi phí hợp lý
9


trong việc bảo vệ, bảo quản hoặc đầu tư làm tăng giá trị tài sản.Về nguyên tắc, khi
một người chiếm hữu khơng có căn cứ đối với tài sản của người khác thì phải hồn
trả lại tài sản, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản cho chủ sở hữu theo quy định của
pháp luật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (Điều 580 BLDS 2015). Tuy vậy, nếu
người chiếm hữu tài sản là khơng có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, thì có thể
được pháp luật bảo vệ các quyền lợi sau đây:
(i) Được hưởng hoa lợi, lợi tức. Theo đó, người chiếm hữu ngay tình, khi bị chủ sở
hữu kiện địi tài sản, thì người chiếm hữu ngay tình khơng phải hồn trả hoa lợi, lợi
tức phát sinh từ tài sản, kể từ khi chiếm hữu cho đến thời điểm phải hoàn trả tài sản
cho chủ sở hữu. Người chiếm hữu ngay tình chỉ trả lại hoa lợi, lợi tức cho chủ sở hữu
từ thời điểm biết hoặc phải biết việc chiếm hữu tài sản đó là khơng có căn cứ pháp
luật (khoản 2 Điều 581 BLDS 2015).
(ii) Được u cầu thanh tốn, bồi hồn khi phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu. Theo
đó, nếu tài sản bị buộc trả lại cho chủ sở hữu (hoặc người có quyền), thì người chiếm
hữu ngay tình được đòi người thứ ba đã chuyển giao tài sản cho mình phải hồn trả
khoản tiền đền bù để nhận được tài sản trong giao dịch chuyển giao tài sản được xác
lập giữa họ với nhau trước đây (Điều 582 BLDS 2015).
Ngồi ra, nếu người chiếm hữu ngay tình có đầu tư chi phí để bảo quản, giữ
gìn tài sản hoặc làm tăng giá trị của tài sản, thì khi tài sản được trả lại cho chủ sở hữu
hoặc người có quyền, thì người chiếm hữu ngay tình cịn được địi thanh tốn khoản
tiền đầu tư này (Điều 583 BLDS 2015).

3.4. Người chiếm hữu có thể được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản khi đủ các
điều kiện luật định
Chiếm hữu là một tình trạng thực tế. Người chiếm hữu tài sản có thể khơng
phải là chủ sở hữu hoặc là người có quyền đối với tài sản. Tuy nhiên, việc chiếm hữu
đó là một hiện trạng thực tế, cần được duy trì để bảo đảm sự ổn định và trật tự, trị an
của xã hội. Bởi vậy, pháp luật có những quy định cho người chiếm hữu tài sản được
xác lập quyền sở hữu đối với tài sản trong những trường hợp cụ thể, khi đủ các điều
kiện luật định. Có hai trường hợp người chiếm hữu được xác lập quyền sở hữu, gồm:
(i) Người chiếm hữu có căn cứ pháp luật được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản
không xác định được chủ sở hữu.
Về nguyên tắc, người chiếm hữu có căn cứ đối với tài sản phải chiếm hữu tài
sản đó theo ý chí của chủ sở hữu (hoặc của người có quyền) hoặc phù hợp với quy
định của pháp luật, và phải trả lại tài sản đó khơng quyền chiếm hữu chấm dứt. Người
10


chiếm hữu có căn cứ cũng khơng thể trở thành chủ sở hữu tài sản hoặc được xác lập
quyền sở hữu theo thời hiệu, trừ những trường hợp ngoại lệ.9 Các trường hợp ngoại lệ
đó là:
+ Người phát hiện tài sản không xác định được chủ sở hữu theo quy định tại
khoản 2 Điều 228 BLDS 2015: người chiếm hữu đối với động sản không xác định
được chủ sở hữu trong trường hợp này phải đáp ứng được các điều kiện: thông báo
công khai, giao nộp cho cơ quan công an hoặc UBND cấp cơ sở…;
+ Người phát hiện tài sản bị chơn, giấu, vùi, lấp, chìm đắm được tìm thấy
(Điều 229): thực hiện các yêu cầu luật định và được hưởng quyền theo quy định của
pháp luật;
+ Người phát hiện tài sản bị đánh rơi, bỏ quên (Điều 230);
+ Người phát hiện tài sản là gia súc, gia cầm bị thất lạc hoặc vật nuôi dưới
nước di chuyển tự nhiên (các Điều 231, 232, 233 BLDS 2015).
(ii) Người chiếm hữu ngay tình có thể xác lập quyền sở hữu đối với tài sản theo thời

hiệu.
Người chiếm hữu tài sản có thể được xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu khi
đủ các điều kiện luật định. Một trong những hệ quả pháp lý của chiếm hữu là làm cho
người chiếm hữu có thể trở thành người có quyền sở hữu đối với tài sản theo thời
hiệu. Điều kiện để xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu là: (a) việc chiếm hữu tài sản
khơng có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình; (b) đủ các điều kiện luật định về tính
chất của sự chiếm hữu (liên tục và cơng khai); và (c) đủ thời hạn xác định cho từng
loại tài sản thích hợp. Cụ thể bao gồm các trường hợp sau:
+ Đối với việc chiếm hữu khơng có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên
tục , cơng khai 10 năm đối động sản và 30 năm đối với bất động sản thì người chiếm
hữu được xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu (Điều 236 BLDS 2015), trừ trường hợp
BLDS 2015 và luật khác có liên quan có quy định khác. Như vậy, quy định này
không áp dụng cho mọi trường hợp chiếm hữu. Chỉ một số trường hợp chiếm hữu
ngay tình và phải đáp ứng các điều kiện luật định thì mới có thể được hưởng quyền sở
hữu. Ngoài ra, luật cũng đưa ra ngoại lệ là trừ trường hợp có quy định khác. Các
trường hợp quy định khác ở đây có thể là quy định về bảo vệ người thứ ba ngay tình
10

9

Xem quy định tại các Điều 179, 187, 188 BLDS 2015.

10

Điều 182 BLDS 2015 quy định về chiếm hữu liên tục.

11


khi giao dịch vô hiệu (Điều 133 BLDS 2015) hoặc quy định về hưởng quyền khi di

sản thừa kế hết thời hiệu khởi kiện…
+ Đối với hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản bị chiếm hữu, tính từ thời điểm
biết việc chiếm hữu đó là khơng có căn cứ pháp luật, trừ trường hợp xác lập quyền sở
hữu theo thời hiệu tại Điều 236 BLDS 2015 như vừa được đề cập ở trên.
+ Người quản lý di sản là người thừa kế, sau khi hết thời hiệu để yêu cầu chia
thừa kế (10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản), thì được xác lập
quyền sở hữu đối với di sản mà người đó đang quản lý (khoản 1 Điều 623 BLDS
2015);
+ Người quản lý di sản không phải là người thừa kế chỉ có thể hưởng tài sản là
di sản khi hết thời hiệu để yêu cầu chia thừa kế theo quy định về xác lập quyền sở
hữu theo thời hiệu tại Điều 236 BLDS 2015 như vừa nêu trên.
3.5. Bảo vệ chiếm hữu
Việc chiếm hữu tài sản khơng chỉ có hiệu lực bảo vệ đối với người chiếm hữu,
đảm bảo thứ tự ưu tiên của người chiếm hữu trước chủ thể khác, mà còn là cơ sở để
pháp luật bảo vệ chiếm hữu trước sự xâm phạm của người khác.
Không ai, kể cả chủ sở hữu có thể dùng bạo lực hay các hành vi bất hợp pháp
khác để cưỡng đoạt tài sản từ người chiếm hữu, trừ trường hợp là người có quyền
được lấy lại tài sản do bị người chiếm hữu chiếm đoạt bằng các hành vi bạo lực đang
vi phạm quả tang, hoặc bị người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức hữu quan thu
hồi lại để chờ xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu của người khác. Ví dụ: do tài
sản bị chiếm đoạt bởi kẻ trộm cắp đang phạm tội quả tang, hoặc tài sản bị kẻ lừa đảo
bị cơ quan chức năng thu hồi, quản lý theo đúng trình tự, thủ tục luật định để chờ đến
lúc trả lại cho người có quyền, thì tài sản mới có thể được tước đoạt từ người chiếm
hữu thực tế. Còn tài sản bị chiếm hữu trong các trường hợp khác, thì việc chiếm hữu
được bảo vệ mà không cần xét tới việc nguyên nhân hay căn cứ của sự chiếm hữu đó
là có hay khơng có căn cứ.
Theo quy định tại Điều 185 BLDS 2015, thì “Trường hợp việc chiếm hữu bị
người khác xâm phạm thì người chiếm hữu có quyền u cầu người có hành vi xâm
phạm phải chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi
thường thiệt hại hoặc yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc

người đó chấm dứt hành vi, khơi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi
thường thiệt hại”.

12


Khác với trường hợp xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu hoặc hưởng các
quyền lợi khi trả lại tài sản cho người có quyền, quy định về bảo vệ chiếm hữu khơng
địi hỏi người chiếm hữu phải đáp ứng các điều kiện cụ thể nào. Điều này có nghĩa,
ngay cả khi người chiếm hữu tài sản là không công khai, hoặc thậm chí là khơng ngay
tình, thì khi tài sản chiếm hữu bị xâm phạm, thì tình trạng chiếm hữu của chủ thể
đốivới tài sản đó cũng được pháp luật bảo vệ. Ví dụ: một kẻ trộm (A) đã lấy tài sản
của người khác về cất giấu trong nhà của mình, thì bị một kẻ trộm thứ hai (B) đến lấy
trộm, nhưng kẻ trộm (B) bị công an bắt và khai báo đã lấy trộm tài sản từ nhà của
(A). Trường hợp này, công an không thể và không cần kết luận việc chiếm hữu của A
là có căn cứ hay khơng, ngay tình hay khơng. Đơn giản chỉ là việc cơng an cần trả lại
tài sản đó cho A vì lúc B trộm tài sản, thì tài sản đó do A chiếm hữu, trừ trường hợp
tài sản đó cũng là tang vật trong một vụ án mà công an đang tìm kiếm, thu hồi để trả
lại cho người chủ thật đã bị A lấy trộm tài sản đó. Tất nhiên việc này cần phải được
chứng bằng các bằng chứng rõ ràng, và phải được thẩm xét qua thủ tục tư pháp luật
định.
Điều kiện bảo vệ chiếm hữu có phần giống với việc bảo vệ quyền sở hữu,
quyền khác đối với tài sản. Đó là khi tài sản bị người khác chiếm đoạt trái pháp luật,
bị gây thiệt hại hoặc bị cản trở thực hiện một cách trái pháp luật. Phương thức bảo vệ
chiếm hữu cũng có nét „giống‟ với bảo vệ quyền sở hữu và quyền khác đối với tài
sản, như quyền (i) đòi lại tài sản; (ii) đòi bồi thường thiệt hại; hoặc (iii) đòi chấm dứt
hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
theo các quy định tại các Điều 167, 168, 169, 170 BLDS 2015. Ví dụ khác: A đang sử
dụng chiếc xe đạp trên đường bộ, thì bị B cưỡng đoạt hoặc đập phá làm chiếc xe bị
hư hỏng. Trường hợp này, A được quyền đòi B trả lại xe (nếu bị chiếm đoạt) hoặc bồi

thường (nếu bị đập phá). Trong hoàn cảnh thực tế, không ai, kể cả cảnh sát đều không
cần thiết và có nhiều trường hợp là khơng thể chứng minh A chiếm hữu chiếc xe là có
căn cứ pháp luật, hoặc có ngay tình hay khơng.
Sự khác biệt lớn nhất giữa bảo vệ chiếm hữu so với với bảo vệ quyền sở hữu
là:
(i) Bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản dựa trên cơ sở bảo vệ người có
quyền hợp pháp (quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là những quyền pháp lý
được pháp luật quy định cụ thể về căn cứ xác lập, căn cứ chấm dứt, đối tượng quyền,
nội dung quyền…); Còn chiếm hữu là một thực trạng, một sự kiện thực tế, chứ không
phải là một quyền. Người chiếm hữu tài sản khơng phải lúc nào cũng là người có
quyền.

13


(ii) Điều kiện về chủ thể bảo vệ chiếm hữu khác với bảo vệ quyền sở hữu. Người có
quyền yêu cầu bảo vệ chiếm hữu là người đang thực tế chiếm hữu tài sản; cịn người
có quyền u cầu bảo vệ quyền sở hữu chính là chủ sở hữu tài sản. Về phương diện
chứng minh, thì chủ sở hữu chỉ cần chứng minh mình là chủ sở hữu của tài sản, cịn
người kia đang chiếm hữu khơng có căn cứ pháp luật đối với tài sản của mình là có
thể đòi lại được tài sản (trừ các trường hợp đặc thù pháp luật quy định chủ sở hữu
khơng địi được tài sản). Ngược lại, người chiếm hữu không thể chứng minh mình là
chủ của tài sản, mà chỉ có thể chứng minh rằng mình đang chiếm hữu liên tục, cơng
khai đối với tài sản (để được suy đoán là người có quyền) và khi tài sản mình đang
chiếm hữu thì bị người kia chiếm đoạt trái pháp luật.
(iii) Trong quy định bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác thì có quy định đầy đủ về các
trường hợp chủ sở hữu được đòi lại tài sản trong những trường hợp nào, và trường
hợp nào thì khơng được địi lại tài sản. Quy định về bảo vệ chiếm hữu khơng có quy
định cụ thể như vậy.
(iv) Chủ sở hữu hoặc người có quyền khác được đòi lại tài sản cũng như hoa lợi, lợi

tức từ người chiếm hữu, được lợi khơng có căn cứ pháp luật trừ trường hợp người
chiếm hữu, được lợi tài sản là ngay tình. Cịn quy định về bảo vệ chiếm hữu khơng có
quy định cụ thể về trường hợp này.
4. Ảnh hưởng của quy định chiếm hữu đối các quy định khác trong BLDS năm
2015
Quy định về chiếm hữu là quy định mới được bổ sung trong BLDS 2015. Nếu
đặt trong mối quan hệ tổng thể, thì quy định chắc chắn có ảnh hưởng tới những quy
định, chế định khác, luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
4.1. Ảnh hưởng đến các quy định trong phần chung
Vấn đề chiếm hữu có ảnh hưởng nhất định đến các quy định của phần chung.
Trước hết, vấn đề cần đặt ra để xem xét ở đây là, liệu việc chiếm hữu có thể được
được thực hiện thơng qua người đại diện, người quản lý do luật định hay không? Nếu
có thì cần thiết kế quy định pháp luật như thế nào?
- Đối với việc đại diện qua hình thức giám hộ, Điều 59 BLDS 2015 chỉ quy
định về quản lý tài sản của người được giám hộ. Điều luật này dường như chỉ quy
định quản lý tài sản thuộc quyền sở hữucủa người được giám hộ, chứ không quy định
minh thị việc quản lý tài sản mà người được giám hộ đang chiếm hữu. Do đó, (i) cần
có sự giải thích theo nguyên tắc áp dụng tương tự pháp luật; hay là (ii) áp dụng theo
hướng giải thích “mở rộng” khái niệm “tài sản của người được giám hộ” bao gồm cả
14


tài sản thuộc quyền sở hữu của người được giám hộ cũng như tài sản mà người đang
chiếm hữu; (iii) hoặc nguyên tắc suy đoán người chiếm hữu là người có quyền theo
khoản 2 Điều 184 BLDS 2015, từ đó quy định quản lý tài sản của người được giám
hộ như quy định tại Điều 59 nói trên cũng bao gồm cả trường hợp chiếm hữu?
- Tương tự, các trường hợp quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú
(Điều 65 BLDS 2015) hoặc của người bị Tịa án tun bố mất tích (Điều 69 BLDS
2015) có bao gồm cả tài sản mà người vắng mặt hoặc người bị Tịa án tun bố mất
tích đang chiếm hữu hay khơng? Trường hợp này cần có hướng giải quyết tương

đồng với vấn đề quản lý tài sản của người được giám hộ vừa trình bày ở trên.
- Vấn đề chiếm hữu cũng có ảnh hưởng cơ bản đến vấn đề giao dịch dân sự,
nhất là trường hợp giao dịch dân sự trong trường hợp tài sản đã được chuyển giao cho
người thứ ba ngay tình chiếm hữu. Như đã phân tích ở trên, các khái niệm “chiếm
hữu ngay tình”, bảo vệ chiếm hữu, suy đốn có quyền, hiệu lực xác lập quyền của
người chiếm hữu… có ảnh hưởng lớn đến quy định về bảo vệ người thứ ba ngay tình
khi giao dịch dân sự vơ hiệu.
- Vấn đề điều kiện liên tục của thời hiệu hưởng quyền (Điều 153 BLDS 2015),
nhất là trường hợp khi quyền, nghĩa vụ được chuyển giao cho người khác thì thời
hiệu vẫn được coi là có tính liên tục. Tuy vậy, vấn đề đặt ra là, chiếm hữu không phải
là một quyền pháp lý mà chỉ là một sự kiện thực tế, thì khi người chiếm hữu chuyển
giao tài sản đang chiếm hữu thì có được coi là chuyển giao quyền hay khơng, và như
thế việc chuyển giao tài sản chiếm hữu có thuộc trường hợp quy định tại khoản 3
Điều 153 BLDS 2015 hay khơng, là vấn đề cịn phải tiếp tục nghiên cứu.
4.2. Ảnh hưởng của quy định về chiếm hữu đối với chế định quyền sở hữu
Các ảnh hưởng này vô cùng cơ bản. Như trên đã phân tích, tồn bộ các vấn đề
liên quan đến chế định sở hữu có sự đổi mới cơ bản do sự xuất hiện của chế định
chiếm hữu.
- Ảnh hưởng quan trọng nhất là, sự chiếm hữu là một hồn cảnh thực tế, có thể
tồn tại độc lập, bên ngoài quyền sở hữu tài sản. Người thực tế chiếm hữu tài sản có
thể khơng phải là chủ sở hữu tài sản, nhưng có sự đối kháng quyền lợi so với chủ sở
hữu, hoặc với người có quyền khác đối với tài sản. Các quy định mới về chiếm hữu,
nhất là quy định về chiếm hữu ngay tình, suy đốn hiệu lực chiếm hữu, bảo vệ chiếm
hữu có tác động to lớn đến hệ quả pháp lý và hưởng xử lý các tranh chấp phát sinh
giữ người chiếm hữu với chủ sở hữu, người có quyền khác và các bên liên quan trong
việc hưởng hoa lợi, lợi tức hay xác lập quyền sở hữu, bảo vệ người chiếm hữu ngay
tình khi chủ sở hữu địi lại tài sản…
15



- Các quy định về chiếm hữu ngay tình, suy đốn chiếm hữu ngay tình, suy
đốn có quyền, quy định về chiếm hữu liên tục, chiếm hữu cơng khai… có ảnh hưởng
trong việc quy định về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu. Theo đó, vấn đề chiếm
hữu theo thời hiệu sẽ xuất phát từ việc chiếm hữu ngay tình, liên tục, cơng khai… 10
năm đối với động sản và 30 năm đối với bất động sản…
- Quy định về bảo vệ chiếm hữu và bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản có mối
liên hệ mật thiết với nhau. Giờ đây, việc tự bảo vệ và khởi kiện yêu cầu bảo vệ quyền
sở hữu không chỉ là câu chuyện riêng của chủ sở hữu, mà cịn có quyền bảo vệ của
người chiếm hữu tài sản. Do đó, khi quy định về vấn đề bảo vệ chiếm hữu, bảo vệ
quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản cần được đặt trong mối liên hệ tương
quan giữa hai trường hợp này.
4.3. Ảnh hưởng đối với các quy định chung về nghĩa vụ và hợp đồng
- Việc xác định chiếm hữu được suy đốn là người có quyền dẫn đến việc
người chiếm hữu có thể dùng tài sản đang được chiếm hữu để làm vật bảo đảm trong
các giao dịch bảo đảm. Trường hợp giao dịch bảo đảm vơ hiệu thì có thể xem xét bảo
vệ quyền lợi của người nhận bảo đảm ngay tình hay khơng? Hay khi xử lý tài sản bảo
đảm mà có sự tranh chấp với người thứ ba ngay tình hoặc với chủ sở hữu, người có
quyền thật sự đối với tài sản… là những vấn đề đặt ra để nghiên cứu và giải quyết
một cách hợp lý.
- Khi người chiếm hữu tài sản sử dụng tài sản đang bị chiếm hữu để xác lập
các giao dịch hợp đồng liên quan, như mua bán, cho thuê, gửi giữ, vận chuyển, sửa
chữa, ủy quyền quản lý .v.v. thì cũng cần tính đến các điều kiện cần thiết để công
nhận hiệu lực của các hợp đồng, khả năng chuyển nhượng tài sản chiếm hữu và bảo
đảm tính liên tục của thời hiệu hưởng quyền đối với tài sản, hoặc các cơ sở pháp lý
cần thiết để xử lý hậu quả pháp lý của hợp đồng vơ hiệu…
- Vấn đề thực hiện quyền kiện địi lại tài sản bị chiếm hữu khơng có căn cứ
pháp luật, xử lý hoa lợi, lợi tức phát sinh sau khi tài sản bị chủ sở hữu đòi lại, vấn đề
người chiếm hữu khơng có căn cứ pháp luật đã đầu tư chi phí bảo quản, làm tăng giá
trị tài sản… cũng cần được đặt trong những quy định có thay đổi tương ứng về chiếm
hữu.

4.4. Ảnh hưởng của quy định về chiếm hữu đến các chế định khác trong Bộ luật Dân
sự năm 2015
- Pháp luật về bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra có nhiều điểm liên quan
đến trách nhiệm bồi thường của chủ thể. Trong nhiều trường hợp, nếu tài sản đang
16


thuộc quyền quản lý của chủ sở hữu mà gây thiệt hại, thì chủ sở hữu là người chịu
trách nhiệm bồi thường. Vấn đề đặt ra là, khi tài sản đang nằm trong sự chi phối,
kiểm soát của người quản lý tài sản hay người thực tế chiếm hữu tài sản, thì ai chịu
trách nhiệm bồi thường? Khi xác định trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này,
cần phải giải thích hợp lý thế nào là người “chiếm hữu” đối với tài sản? Từ đó, xác
định đúng cơ sở pháp lý cho việc phân định trách nhiệm bồi thường giữa chủ sở hữu
với trách nhiệm bồi thường của người chiếm hữu.
- Đối với chế định thừa kế, việc chiếm hữu sẽ làm phát sinh nhiều hệ quả liên
quan đến việc xác định di sản do người chết để lại có bao gồm cả tài sản mà người để
lại di sản đang chiếm hữu hay không? Nếu trong khối di sản để lại bao gồm cả tài sản
mà người chết đang thực tế chiếm hữu thì xác định di sản như thế nào? Thời điểm
chuyển giao việc chiếm hữu, hệ quả pháp lý của việc chuyển giao chiếm hữu, tính
liên tục về thời hiệu hưởng quyền khi tài sản chiếm hữu được chuyển giao thơng qua
thừa kế ra sao? Ngồi ra, vấn đề xử lý lý di sản hết thời hiệu khi di sản đang được
quản lý bởi người chiếm hữu ngay tình thì giải quyết như thế nào v.v.?
5. Một số vấn đề pháp lý đặt ra từ việc thừa nhận, quy định và bảo vệ chiếm hữu
tài sản
5.1. Những mâu thuẫn nội tại trong quy định về chiếm hữu
- Một là, khái niệm chiếm hữu còn chưa nhất quán với bản chất chiếm hữu và
các quy định liên quan. Theo quy định tại khoản 1 Điều 179: “Chiếm hữu là việc chủ
thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền
đối với tài sản”. Theo nghĩa này, thì chiếm hữu là một hoàn cảnh thực tế, độc lập với
quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và các quyền khác đối với tài sản. Cũng theo đó, quy

định sẽ “loại trừ” khỏi danh sách của sự chiếm hữu: chủ sở hữu đang chiếm hữu,
người chiếm hữu theo ý chí của chủ sở hữu hoặc quy định của pháp luật. Tuy nhiên,
theo khoản 2 Điều 179, thì có hai loại chiếm hữu là chiếm hữu của chủ sở hữu và
chiếm hữu của người khơng phải chủ sở hữu. Có thể thấy quy định này đã mâu thuẫn
với chính khái niệm chiếm hữu nêu trên. Ngoài ra, theo một tác giả, quy định này
cũng ảnh hưởng tiêu cực đến các trường hợp áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do tài sản gây ra, nhất là trường hợp bồi thường thiệt hại do tài sản, nguồn nguy hiểm
cao độ đã giao cho người khác “chiếm hữu”, trong người người được giao chiếm hữu
tài sản không phải là chiếm hữu tài sản „như chủ thể có quyền‟.11

11

Đỗ Văn Đại (Cb), Bình luận khoa học về những điểm mới của BLDS 2015, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, năm
2015, tr. 129.

17


- Hai là, các quy định liên quan đến chiếm hữu ngay tình, chiếm hữu khơng
ngay tình, chiếm hữu liên tục, chiếm hữu cơng khai và việc suy đốn chiếm hữu ngay
tình có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, như pháp luật thực định chưa cho thấy sự “gắn
kết” có tính hệ thống và mối liên hệ logic giữa các quy định này. Để đảm bảo tính
nhất quán giữa các quy định này, thiết nghĩ cần chỉnh sửa lại nội dung của các quy
định liên quan tại Điều 180, 181, 182, 183 và khoản 1 Điều 184 BLDS 2015.
- Ba là, xem xét lại quy định tại khoản 2 Điều 184 khi quy định về việc suy
đốn có quyền: “Trường hợp có tranh chấp về quyền đối với tài sản thì người chiếm
hữu được suy đốn là người có quyền đó. Người có tranh chấp với người chiếm hữu
phải chứng minh về việc người chiếm hữu khơng có quyền”, vì quy định này chưa
đảm bảo logic. Thực tế, người chiếm hữu một tài sản thì được suy đốn là người có
quyền, mà khơng cần có việc tranh chấp về quyền đối với tài sản hay khơng. Do đó,

người chiếm hữu phải được suy đốn là người có quyền cho dù là trong hồn cảnh
bình thường hay khi tài sản bị tranh chấp. Thiết nghĩ quy định này cần được sửa lại
theo hướng đó để có tính khái qt cao hơn.
5.2. Một số vấn đề pháp lý khác trong các quy định khác có liên quan đến chiếm hữu
- Một là, quy định về tính liên tục của thời hiệu hưởng quyền theo quy định tại
khoản 3 Điều 153 BLDS 2015: khi việc hưởng quyền [miễn trừ nghĩa vụ] được
chuyển giao hợp pháp cho người khác. Quy định đòi hỏi chuyển giao hợp pháp đặt ra
nhiều vấn đề: (i) chuyển giao này có bao gồm cả việc để lại thừa kế hay khơng (vì
pháp luật thừa kế khơng có quy định về thừa kế chiếm hữu do chiếm hữu không phải
là một quyền pháp lý, mà chỉ là một tình trạng thực tế khách quan); (ii) yêu cầu hợp
pháp này được hiểu như thế nào, khi mà tài sản đang chiếm hữu không phải là tài sản
hợp pháp của bên chuyển nhượng, và tất nhiên việc chuyển giao sẽ dễ dàng rơi vào
tình trạng khơng hợp pháp do thiếu những điều kiện cần thiết về tài sản chuyển
nhượng (ví dụ thiếu giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu để đủ điều kiện
giao dịch), hoặc thiếu điều kiện về chủ thể (có tư cách để giao dịch), điều kiện về
hình thức (nếu pháp luật có quy định bắt buộc về hình thức)?
- Hai là, quy định về bảo vệ chiếm hữu cần được đặt trong mối liên hệ mật
thiết với quy định về bảo vệ quyền sở hữu. Vấn đề bảo vệ chiếm hữu theo Điều 185
chưa có sự kết nối và chưa phân lập rõ ràng với quy định về bảo vệ quyền sở hữu.
Qua quy định về hai nội dung này, chúng ta chưa thể biết được là, người chiếm hữu
nào thì có quyền bảo vệ chiếm hữu, trường hợp nào thì khơng; và một khi chủ thể
kiện đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, nhưng khơng địi được tài sản… thì hệ quả có
làm cho người chiếm hữu trở thành chủ sở hữu, hay chỉ đơn giản là bị bác đơn kiện
và bảo vệ nguyên trạng sự chiếm hữu? Bởi lẽ, trên thực tế, đã có trường hợp nguyên
18


đơn kiện đòi lại tài sản từ bị đơn là người chiếm hữu. Nguyên đơn thắng kiện, được
công nhận quyền sở hữu và bản án đã được thi hành, tài sản đã được giao cho nguyên
đơn làm chủ. Sau đó, bản án bị hủy theo thủ tục giám đốc thẩm để xử lại theo thủ tục

chung, thì nguyên đơn rút đơn kiện, Tịa cấp sơ thẩm ra quyết định đình chỉ vụ án,
nhưng tài sản thì vẫn trong tay của người kiện nhưng đã rút đơn. Vấn đề là, hậu quả
pháp lý của tài sản trong trường hợp này sẽ được giải quyết như thế nào?12
- Ba là, quy định về quyền đòi lại tài sản của người chiếm hữu chưa tương
thích với quy định về quyền địi lại hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản. Ngoài ra, khi
quy định người chiếm hữu được đòi tài sản bị xâm phạm nhưng chưa giải quyết toàn
diện vấn đề chủ sở hữu tài sản đòi lại tài sản bị chiếm đoạt, cũng như quyền đòi lại tài
sản của những người chiếm hữu khác không phải là chủ sở hữu, nhưng họ là người
chiếm hữu có căn cứ pháp luật???
- Bốn là, quy định về chiếm hữu tài sản và điều kiện về chiếm hữu tài sản
(nguồn nguy hiểm cao độ) để tự người chiếm hữu tài sản phải gánh chịu trách nhiệm
bồi thường là chưa tương thích với nhau…
6. Kết luận
Chiếm hữu là một hiện tượng khách quan, một sự kiện thực tế, chứ không phải
là một sự kiện pháp lý, một hành vi pháp lý hay một quyền hợp pháp. Khi xem xét
hiệu lực của chiếm hữu, người ta không cần xem xét nguồn gốc của sự chiếm hữu là
có căn cứ hay khơng có căn cứ, mà chỉ cần xác định việc chiếm đó có diễn ra trên
thực tế hay khơng. Do đó, có thể nói, sự kiện thực tế này là tiền đề để pháp luật thừa
nhận và bảo vệ việc chiếm hữu. Có thể nói, pháp luật thừa nhận và bảo vệ sự chiếm
hữu không chỉ thuần túy duy trì trật tự xã hội, mà xa hơn là để điều chỉnh lợi ích khi
có sự xung đột quyền lợi giữa người chiếm với chủ sở hữu đích thực của tài sản, hoặc
để tính đến khả năng xác lập quyền của người chiếm hữu khi đủ các điều kiện nhất
định. Tuy vậy, vấn đề chiếm hữu không chỉ là một quy định độc lập, tách biệt mà có

12

Trong thực tiễn, đã có nhiều vụ Tịa án đưa ra phán quyết hoặc giữ nguyên tình trạng chiếm hữu (Quyết định
số 138/2013/DS-GĐT – HĐTP ngày 11/11/2013, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao, hủy bản án phúc thẩm
số 209/2010/DS-PT ngày 24/9/2010 và bản án dân sự sơ thẩm số 1048/2009/DS-ST ngày 29/4/2009; giao cho
TAND thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm lại theo hướng nếu đơn kiện bị bác, thì bị đơn cũng khơng

đương nhiên được thừa nhận là có quyền sở hữu), nhưng cũng có phán quyết lại đưa ra hướng giải quyết, buộc
các bên đều phải có nghĩa vụ chứng minh quyền của mình; nếu cả nguyên đơn và bị đơn không ai chứng minh
thuyết phục, thì vẫn có thể cơng nhận quyền của ngun đơn, theo hướng chia đôi quyền sở hữu tài sản tranh
chấp (xem Quyết định giám đốc thẩm số 24/2014/DS-GĐT (HĐTP) ngày 11/11/2013, Hội đồng Thẩm phán
TAND tối cao xử hủy bản án phúc thẩm số 209/2010/DS-PT ngày 24/9/2010 và bản án dân sự sơ thẩm số
1048/2009/DS-ST ngày 29/4/2009; giao cho TAND thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm lại theo hướng nếu
cả hai bên đều không chứng minh được có tài sản chung hay khơng, và nếu có thì tỷ lệ bao nhiêu, thì Tịa cần
xem là các bên có quyền sở hữu chung và tỷ lệ mỗi bên được hưởng ½ giá trị tài sản).

19


liên quan mật thiết với các quy định khác. Việc nhận thức, áp dụng và hoàn thiện quy
định này cần được đặt trong mối liên hệ biện chứng với các quy định có liên quan.

20


×