Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Tổng hợp các dạng bài phân tích tài chính doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 25 trang )

Hồng Nghĩa Tùng – CQ58/09.03

MỤC LỤC
CÁCH TRÌNH BÀY CHUNG 1 BÀI PHÂN TÍCH .................................................. 2
I. Phân tích khái qt tình hình tài chính của cơng ty (Dựa vào bài 2.2) ............... 3
1.1, Phân tích khái qt quy mơ tài chính của cơng ty .......................................... 3
1.2, Phân tích khái qt cấu trúc tài chính của DN ............................................... 5
1.3, Phân tích khái quát khả năng sinh lời của công ty ......................................... 7
2. Phân tích tình hình tài trợ của cơng ty (Bài 9.1) ................................................. 9
3. Phân tích khái qt tình hình nguồn vốn .......................................................... 10
4. Phân tích hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của công ty (HSkd) (Bài 9.1) ... 11
5. Phân tích tốc độ ln chuyển VLĐ của cơng ty (Bài 9.1) ................................... 13
6. Phân tích tốc độ luân chuyển các khoản phải thu của công ty (Bài 9.1) ........... 15
7. Phân tích tốc độ ln chuyển HTK của cơng ty (Bài 9.1) ................................... 17
8. Phân tích khả năng sinh lời ròng của vốn kinh doanh (ROA) (Bài 9.1) ......... 20
9. Phân tích khả năng sinh lời của VCSH của công ty (ROE) theo Ht, Hđ, SVlđ,
Hcp (Bài 9.1) ............................................................................................................... 22
10. Phân tích khả năng thanh tốn của cơng ty ............................................................ 25
11. Phân tích tình hình kết quả kinh doanh .................................................................. 25
12. Phân tích tình hình cơng nợ .................................................................................... 25

1


Hồng Nghĩa Tùng – CQ58/09.03
CÁCH TRÌNH BÀY CHUNG 1 BÀI PHÂN TÍCH
Đi từ Khái quát -> Chi tiết -> Kết luận
1. Khái quát: Đưa ra vấn đề cần phân tích
2. Chi tiết:
 Ý nghĩa của chỉ tiêu cần phân tích
 Độ lớn của chỉ tiêu


 Sự biến động của chỉ tiêu cần phân tích
 Đánh giá được sự tăng trưởng
 Đặt chỉ tiêu cần phân tích trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác
 Đánh giá được sự hợp lí
 So sánh với kế hoạch, mục tiêu của DN
 Đánh giá được mức độ thực hiện kế hoạch
 So sánh với giá trị trung bình ngành; với các đối thủ cạnh tranh
 Đánh giá được vị trí của DN trên thị trường
 Ý nghĩa, biện pháp quản lý.
3. Kết luận: Tóm tắt nội dung đã phân tích
4. Giải pháp: Đưa ra giải pháp cho nội dung phân tích
5. Khi làm bài, các hạng mục nhỏ vẫn phải được diễn giải ra. Ví dụ như Số vịng
ln chuyển vốn lưu động (SVlđ) = LCT/ TSNH bq thì ta diễn giải trong bảng
như sau:
Chỉ tiêu

Năm N

Năm N-1

Chênh lệch

Tỷ lệ (%)

1, SVlđ = LCT /
TSNHbq
 LCT
 TSNHbq
….


Các hạng mục như LCT, TSNHbq mà các chỉ tiêu khác cũng phải cần tính thì không
cần phải điền lại trong bảng nữa
2


Hoàng Nghĩa Tùng – CQ58/09.03
-

Các mục liên quan đến chỉ số, hệ số làm tròn đến 4 chữ số, mức độ ảnh hưởng
của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích cần phải ghi rõ số tính tốn ra chứ khơng
phải ghi mỗi số mình tính ra.

I. Phân tích khái qt tình hình tài chính của cơng ty (Dựa vào bài 2.2)
1.1, Phân tích khái qt quy mơ tài chính của công ty
Đvt: Trđ

Chỉ tiêu

31/12/N

31/12/N-1

Chêch lệch

Tỉ lệ

Tổng TS (TS)

597,351.0


422,286.0

175,065.0

41.46%

Vốn chủ sở hữu (VC)

272,183.0

235,551.0

36,632.0

15.55%

Chỉ tiêu

Năm N

Năm N-1

Chêch lệch

Tỉ lệ

LCT = DTT + DTTC + TNK

814,121.0


452,040.0

362,081.0

80.10%

EBIT = EBT + I

143,140.0

110,265.0

32,875.0

29.81%

80,409.0

88,638.0

-8,229.0

-9.28%

2,428.0

-4,574.0

7,002.0


-153.08%

LNST (LNs)
Dòng tiền thuần (NC)

Khái qt:
Nhìn chung quy mơ sản xuất kinh doanh của cty đang có xu hướng mở rộng về vốn,
doanh thu, EBIT. Tuy nhiên LNST có xu hướng giảm. Để tìm hiểu kĩ hơn về các chỉ số
ta sẽ đi vào phân tích chi tiết.
Chi tiết :
-TS : Tài sản cuối năm là 597 351 trđ, đầu năm là 422 286 trđ đã tăng lên 175065
trđ tương ứng với tỉ lệ tăng 41.46%. Cho thấy đây là DN có quy mô lớn trong nền kinh
tế với tốc độ mở rộng vốn khá nhanh từ đó tạo điều kiện cho cơng ty nâng cao năng lực
cạnh tranh trên thị trường
-VCSH : VSCH cuối năm là 272183 trđ, đầu năm là 235551 trđ đã tăng lên 36632
trđ tương ứng với tỉ lệ tăng 15.55%. Tốc độ tăng của tổng TS là 41.46 % > tốc độ tăng
3


Hồng Nghĩa Tùng – CQ58/09.03
của VCSH là 15.55% điều đó cho thấy DN đang ưu tiên việc huy động vốn từ bên ngoài
để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này giúp công ty khuếch đại được
ROE, công ty đã sử dụng được địn bẩy tài chính. Tuy nhiên phải sử dụng khéo léo để
tránh mất khả năng thanh toán.
- LCT : LCT tại năm N là 814121 trđ, năm N-1 là 452040 trđ tăng 362081 trđ tương
ứng với tỷ lệ tăng 80.1%. Tốc độ tăng của LCT tốt, nhanh và rất ấn tượng. Doanh thu
chủ yếu đến từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ và đây là hoạt động chính của
DN nên việc LCT tăng như vậy được coi là bền vững. Việc LCT tăng lên cho thấy được
những nỗ lực của công ty trong việc mở rộng quy mơ thị trường, góp phần nâng cao
năng lực cạnh tranh và vị thế của công ty.

- EBIT : EBIT tại năm N là 143140 trđ, năm N-1 là 110265 trđ tăng 32875 trđ
tương ứng với tỷ lệ tăng 29.81%. Việc EBIT tăng chủ yếu nguyên nhân là do LCT tăng
nhanh. Ngoài ra cần phải xem xét các khoản chi phí để xem xét liệu doanh nghiệp đã
quản trị chi phí tốt hay chưa.
- LNST : LNST của doanh nghiệp tại năm N là 80409 trđ, năm N-1 là 88637 trđ
giảm 8229 trđ tương ứng tỷ lệ giảm 9.28%. LNST của DN ở cả 2 năm đều dương cho
thấy DN làm ăn có lãi. Tuy nhiên việc EBIT tăng mà LNST giảm chứng tỏ rằng quản
trị chi phí thuế và lãi vay của doanh nghiệp chưa tốt, doanh nghiệp cần phải xem xét lại
các khoản vay để có biện pháp quản trị tốt hơn
- Dịng tiền thuần năm N là 2428trđ, năm N-1 là -4574 trđ. Việc trong năm N dòng
tiền thuần của DN dương đảm bảo doanh nghiệp có khả năng chi trả tránh bị mất khả
năng thanh toán. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng nên tìm các nguồn đầu tư tốt để đầu tư
tăng khả năng sinh lời
Lưu ý: Dòng tiền thuần trong đề thi thường khơng có do trong đề thi thật khơng
có bảng lưu chuyển tiền tệ. Tuy nhiên nếu trong bài tập có bảng lưu chuyển tiền tệ
thì vẫn phải phân tích chỉ tiêu này.
Kết luận : Nhìn chung quy mơ sản xuất kinh doanh của DN lớn, đang biến động theo
chiều hướng mở rộng về vốn, doanh thu. Tuy nhiên lợi nhuận có xu hướng giảm. Do đó

4


Hồng Nghĩa Tùng – CQ58/09.03
doanh nghiệp cần ra sốt lại các khoản chi phí để quản trị chi phí tốt hơn, tránh để LNST
sụt giảm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của cơng ty.
1.2, Phân tích khái qt cấu trúc tài chính của DN
Chỉ tiêu

31/12/N


1. Hệ số tự tài trợ (Ht)
= VCSH/Tổng TS

31/12/N-1

Chêch lệch

Tỉ lệ

0.4557

0.5578

-0.1021

-18.31%

* VCSH

272,183.0

235,551.0

36,632.0

15.55%

* Tổng TS

597,351.0


422,286.0

175,065.0

41.46%

2. Hệ số tài trợ thường
xuyên (Htx)
= NVDH/TSDH

0.9669

1.2759

-0.3090

-24.22%

*NVDH = NDH +VCSH

390947

343116

47831

13.94%

*TSDH


404323

268917

135406

50.35%

Chỉ tiêu
3. Hệ số CP (Hcp)
=1-LNST/LCT

Năm N

Chêch lệch

Năm N-1

Tỉ lệ

0.9012

0.8039

0.0973

12.11%

*LNST


80,409.0

88,638.0

-8,229.0

-9.28%

*LCT

814,121.0

452,040.0

362,081.0

80.10%

Chú ý :
Ht>0,5: DN đang ưu tiên sử dụng VCSH để tài trợ cho hoạt động kinh doanh giúp
nâng cao mức độ độc lập tự chủ về tài chính, tuy nhiên mức độ sử dụng địn bẩy tài
chính thấp có thể làm giảm khả năng khuếch đại ROE
Htx<1: NVDH không đủ để tài trợ cho TSDH, DN đang phải sd 1 phần NVNH để
tài trợ cho các TSDH vi phạm nguyên tắc cân bằng TC, chính sách tài trợ mạo hiểm
-Khái qt: Nhìn chung các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính cơ bản của cơng ty cần
có một số lưu ý. Ta cần đi sâu vào phân tích để tìm hiểu.
- Chi tiết:
+ Ht: Ht của công ty cuối năm N là 0.4557 lần có nghĩa là tại 31/12/N bình qn 1 đồng
VKD của công ty được tài trợ bởi 0.4557 đồng là VCSH. Chỉ tiêu này giảm 0.1021 lần

tương ứng tỷ lệ giảm 18.31% so với đầu năm. Nguyên nhân là do từ đầu năm đến cuối
năm VCSH của công ty tăng 15.55 % < tốc độ tăng của tổng TS là 41.46%. Việc Ht<0,5
5


Hồng Nghĩa Tùng – CQ58/09.03
cho thấy cơng ty đang ưu tiên sử dụng NPT để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh,
ưu tiên sử dụng đòn bẩy TC giúp công ty nâng cao khả năng khuyếch đại ROE. Tuy
nhiên rủi ro tài chính lớn.
+Htx: Htx của cơng ty cuối năm N là 0.9669 lần, đầu năm N là 1.2759 lần, cuối năm
giảm 0.3090 lần so với đầu năm tương ứng tỷ lệ giảm 24.22%. Htx cuối năm N là 0.9669
lần có nghĩa là tại 31/12/N bình qn 1 đồng TSDH của công ty được tài trợ bởi 0.9669
đồng NVDH. Việc Htx giảm nguyên nhân là do tỷ lệ tăng của NVDH là 13.94% < tỷ lệ
tăng của TSDH 50.35%. Việc Htx ở cuối năm <1 cho thấy rằng NVDH không đủ để tài
trợ cho TSDH. DN phải lấy 1 phần NVNH để bù đắp vào để tài trợ cho TSDH. Điều
này không đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính. Tuy nhiên điều này mang lại chi phí
sử dụng vốn thấp hơn cho công ty.
+ Hcp: Hcp của cơng ty năm N là 0.9012 lần có nghĩa là trong năm N để tạo ra 1 đồng
LCT, công ty phải bỏ ra 0.9012 đồng CP. Tăng 0.0973 lần so với năm N-1 tương ứng
tỷ lệ tăng 12.11%. Hcp ở cả 2 năm của công ty đều <1 cho thấy doanh nghiệp làm ăn
có lãi. Tuy nhiên việc CP trong năm N tăng so với năm N-1 cho thấy việc quản trị chi
phí của cơng ty chưa tốt. Hcp tăng có thể làm cho LNST của cơng ty giảm. Điều này
làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Kết luận: Tóm lại cấu trúc tài chính của cơng ty cịn có 1 số vấn đề khi Ht < 0.5, Htx <
1 và Hcp trong năm N có xu hướng tăng
 Đối với Ht công ty cần quan sát, không để Ht < 0.5 trong thời gian dài để tránh
bị mất khả năng thanh toán. Cần sử dụng khéo léo địn bẩy tài chính để nâng cao
hiệu quả kinh doanh.



đối với Htx công ty cần phải cân nhắc đến vấn đề chi phí sử dụng vốn để đảm
bảo nguyên tắc cân bằng tài chính vừa tiết kiệm được CP sd vốn của DN, gia
tăng hơn nữa công tác quản trị CP

 So sánh BEP với lãi suất vay vốn để đánh giá lại chính sách huy động vốn của
mình xem có phù hợp hay khơng
 Giám sát, quản trị chi phí tốt hơn nữa. Nên lập ra định mức cho từng loại chi phí.
Tránh để chi phí quá cao làm giảm LNST.
6


Hồng Nghĩa Tùng – CQ58/09.03
1.3, Phân tích khái qt khả năng sinh lời của công ty
Chỉ tiêu
1. ROS = LNST/LCT

Năm N

Năm N-1

Chêch lệch

Tỉ lệ

0.0988

0.1961

-0.0973


-49.63%

*LNST

80,409.0

88,638.0

-8,229.0

-9.28%

*LCT

814,121.0

452,040.0

362,081.0

80.10%

0.2808

0.3483

-0.0676

-19.39%


*EBIT

143,140.0

110,265.0

32,875.0

29.81%

*NVbq

509818.5

316563

193,255.5

61.05%

0.1577

0.2800

-0.1223

-43.67%

*LNST


80,409.0

88,638.0

-8,229.0

-9.28%

*NVbq

509818.5

316563

193,255.5

61.05%

0.3167

0.4575

-0.1407

-30.76%

80,409.0

88,638.0


-8,229.0

-9.28%

253867

193755

60,112.0

31.02%

2. BEP = EBIT/NVbq

3. ROA = LNST/NVbq

4.ROE = LNST/VCSHbq
*LNST
*VCSHbq

Khái qt: Nhìn chung trong năm N cơng ty có mức khả năng sinh lời tuy nhiên mức
sinh lời của công ty trong năm N giảm so với năm N-1.
Chi tiết:
-

ROS của công ty trong năm N là 0.0988 lần, năm N-1 là 0.1961 lần giảm 0.0973
lần so với năm N-1 tương ứng tỷ lệ giảm 49.63%. ROS trong năm N là 0.0988
lần có nghĩa là trong năm N cứ 1 đồng doanh thu, thu nhập công ty tạo ra được
0.0988 đồng LNST. Việc ROS > 0 cho thấy cơng ty làm ăn có lãi. Tuy nhiên
ROS lại có xu hướng giảm nguyên nhân là do LCT tăng trong khi LNST giảm

điều này cho thấy công tác quản trị chi phí của cơng ty chưa hiệu quả.

-

BEP của cơng ty năm N là 0.2808 lần, năm N-1 là 0.3483 lần giảm 0.0676 lần
tương ứng tỷ lệ giảm 19.39%. BEP trong năm N là 0.2808 lần có nghĩa là bình
qn 1 đồng vốn tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh đã tạo ra 0.2808
đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế. Việc BEP giảm nguyên nhân là do tỷ lệ
tăng của EBIT là 29.81% < tỷ lệ tăng của NVbq 61.05%. BEP suy giảm làm suy
giảm hiệu quả sd địn bẩy tài chính của DN. Do đó cần so sánh BEP với chi phí
lãi vay để đánh giá phần nào hiệu quả sử dụng địn bẩy tài chính của công ty.

7


Hồng Nghĩa Tùng – CQ58/09.03
-

ROA của cơng ty trong năm N là 0.1577 lần, năm N-1 là 0.28 lần, giảm 0.1223
lần tương đương tỷ lệ giảm 43.67% so với năm N-1. Năm N ROA bằng 0.1577
lần có nghĩa là bình quân cứ 1 đồng vốn tham gia vào quá trình hoạt động sản
xuất tạo ra được 0.1577 đồng LNST. ROA trong năm N >0 cho thấy doanh
nghiệp làm ăn có lãi tuy nhiên việc ROA giảm cho thấy trong quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh của cơng ty chưa hiệu quả.

-

ROE của công ty trong năm N là 0.3167 lần, năm N-1 là 0.4575 lần, giảm 0.1407
lần tương ứng tỷ lệ giảm 30.76%. ROE trong năm N bằng 0.3167 lần có nghĩa
là bình qn cứ 1 đồng VCSH tham gia vào q trình sản xuất kinh doanh, cơng

ty đã tạo ra 0.3167 đồng LNST. Việc ROE > 0 cho thấy cơng ty làm ăn có lãi tuy
nhiên việc ROE sụt giảm nguyên nhân là do LNST giảm, trong khi VCSH tăng
cho thấy công ty sử dụng vốn chưa hiệu quả

Kết luận: Như vậy doanh nghiệp có sinh lời nhưng có dấu hiệu suy giảm cơng ty cần
đưa ra 1 số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn mới đưa vào hoạt động
sx kinh doanh để làm LNST tăng như
-

Giám sát, đưa ra định mức từng khoản mục chi phí để cắt giảm những chi phí
khơng cần thiết

-

Có chiến lược tiếp thị, quảng cáo hiệu quả.

-

Cải tiến sản phẩm phù hợp thị hiếu người tiêu dùng, không ngừng nghiên cứu để
tạo ra sản phẩm tốt trên thị trường

-

Cần so sánh BEP và lãi suất thị trường để đưa ra nhận định có nên sử dụng địn
bẩy tài chính hay khơng. Nếu BEP > r thì có thể sử dụng địn bẩy tài chính để
khuếch đại ROE.

8



Hồng Nghĩa Tùng – CQ58/09.03
2. Phân tích tình hình tài trợ của công ty (Bài 9.1)
Chỉ tiêu

31/12/N

31/12/N-1

Chêch lệch

Tỉ lệ

1, Nguồn vốn dài hạn (NVDH)

172,070

125,534

46,536

37.07%

2, TSDH

112,155

86,192

25,963


30.12%

3, Vốn lưu chuyển (VLC)
= NVDH - TSDH

59,915

39,342

20,573

52.29%

4, Hệ số tài trợ TX( Htx)
=(1)/(2)

1.5342

1.4564

0.0778

5.34%

Khái quát: VLC cuối năm N là 59 915trđ, đầu năm là 39 342trđ tăng 20 573trđ tương
ứng với tỷ lệ tăng 52,29%. Hệ số tự tài trợ thường xuyên cuối năm N là 1,5342 lần tại
thời điểm đầu năm là 1,4564 lần tăng 0,0778 tương ứng với tỷ lệ tăng 5.34%. Ở thời
điểm đầu năm và cuối năm VLC luôn > 0 ở cả 2 thời điểm, Htx cũng luôn lớn hơn 1 ở
cả 2 thời điểm cho thấy chính sách tài trợ của DN ở đây là an toàn, đảm bảo nguyên tắc
cân bằng tài chính. Các chỉ tiêu biến động theo hướng tăng cho thấy chính sách tài trợ

của DN biến động theo chiều hướng an toàn hơn. Sự thay đổi của hoạt động tài trợ ấy
đến chủ yếu từ 2 nguyên nhân do sự thay đổi của TSDH và NVDH. Đây là chính sách
tài trợ hợp lí
Chi tiết:
-

NVDH của công ty tại thời điểm cuối năm N là 172070 trđ, đầu năm N là 125534
trđ tăng 46536 trđ tương ứng tỷ lệ tăng 37.07%. NVHD có ảnh hưởng cùng chiều
với VLC trong trường hợp các yếu tố khác không đổi NVDH tăng 46536trđ làm
cho VLC tăng lên một lượng tương ứng là 46536trđ. Nguyên nhân dẫn tới sự
thay đổi của NVDH do nguyên nhân chủ quan đến từ công ty như chính sách
huy động vốn của cơng ty là tăng cường huy động thêm VCSH và nợ dài hạn để
tài trợ cho nhu cầu của mình. Tuy nhiên việc tăng NVDH sẽ kéo theo CP sử dụng
vốn cao.

-

TSDH cuối năm N là 112 155trđ, đầu năm N là 86192 trđ tăng 25963trđ tương
ứng tỷ lệ tăng 30.12% so với đầu năm N. TSDH có ảnh hưởng ngược chiều với
VLC trong TH các yếu tố khác khơng đổi thì TSDH tăng 25963trđ làm cho VLC
giảm một lượng tương ứng 25963trđ. TSDH của DN tăng chủ yếu là do nguyên
9


Hồng Nghĩa Tùng – CQ58/09.03
nhân chủ quan do cơng ty đầu tư vào các TSCĐ như máy móc, nhà xưởng để
mở rộng quy mơ sản xuất kinh doanh từ đó giúp DN nâng cao năng lực cạnh
tranh.
Kết luận: Chính sách tài trợ của DN là an toàn và ổn định, sự biến động của chính
sách tài trợ theo chiều hường ngày càng an toàn hơn, do sự thay đổi của NVDH lớn

hơn rất nhiều so với TSDH. Tuy nhiên điều này làm cho chi phí sử dụng vốn cao.
Do đó công ty phải cân đối và cân nhắc sử dụng nguồn vốn một cách hợp lí. Việc
Htx > 1.5 cũng cảnh báo nếu công ty không sử dụng hiệu quả vốn sẽ làm cho chi
phí vốn cao gây lãng phí vốn.
3. Phân tích khái qt tình hình nguồn vốn
Lưu ý: Đề hỏi phân tích khái qt thì chỉ lập 3 chỉ tiêu là Tổng Tài sản, Nợ phải trả và
vốn chủ sở hữu
Đvt: trđ
Chỉ tiêu

31/12/N
Số tiền
Tỷ trọng

31/12/N-1
Số tiền
Tỷ trọng

Chênh lệch
Số tiền
Tỷ lệ
Tỷ trọng

444,160.00 100.00% 392,552.00

100.00%

51,608.00

13.15%


0.00%

NPT

351,665.00

79.18%

321,070.00

81.79%

30,595.00

9.53%

-2.62%

VCSH

92,495.00

20.82%

71,482.00

18.21%

21,013.00


29.40%

2.62%

Tổng TS

Tổng tài sản của công ty cuối năm N là 444160 trđ, đầu năm N là 392552 trđ, cuối
năm tăng so với đầu năm là 51608 trđ tương ứng với tốc độ tăng 13.15%. Số liệu tổng
tài sản của công ty cuối năm cho thấy đây là cơng ty lớn, có tiềm lực mạnh để mở rộng
quy mơ sản xuất kinh doanh và có khả năng cạnh tranh trên thị trường
Nợ phải trả của công ty cuối năm N là 351665 trđ, đầu năm là 321070 trđ, cuối năm
tăng so với đầu năm là 30595 trđ tương ứng tốc độ tăng 9.53%. Nhìn vào tỷ trọng ta
thấy rằng tỷ trọng nợ phải trả cuối năm N là 79.18% cho thấy rằng nguồn vốn tài trợ
cho hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu đến từ nguồn vốn ngoại sinh (đi vay nợ)
từ bên ngoài và tỷ lệ nợ khá cao. Cho thấy rằng công ty đang sở dụng địn bẩy tài chính
10


Hoàng Nghĩa Tùng – CQ58/09.03
lớn. Để xem xét việc sử dụng địn bẩy tài chính này có hợp lí hay không ta phải so sánh
BEP và lãi suất vay vốn trên thị trường. Tuy nhiên việc sử dụng đòn bẩy tài chính ở
mức cao gần 80% làm cho cơng ty có thể mất khả năng thanh tốn các khoản nợ nếu
tình hình kinh doanh khơng tốt. Tuy nhiên so với đầu năm thì tỷ trọng đang có xu hướng
giảm
VCSH của công ty cuối năm N là 92495 trđ, đầu năm là 71482 trđ, cuối năm tăng so
với đầu năm là 21013 trđ tương ứng tốc độ tăng 29.4%. Nhìn vào tỷ trọng ta thấy rằng
cuối năm tỷ trọng VCSH chiếm 20.82% đang còn khá thấp. Tuy nhiên tốc độ tăng là
29.4% cho thấy rằng công ty đang cố gắng để huy động nguồn vốn tài trợ cho hoạt động
kinh doanh bằng nguồn vốn chủ. Công ty cần cố gắng phát huy hơn nữa để tăng lượng

VCSH lên mức cao hơn nhằm tăng khả năng tự chủ, bớt phụ thuộc nguồn vốn ở bên
ngoài và tăng khả năng đảm bảo thanh tốn các khoản nợ.
Nhìn chung tổng tài sản của cơng ty ở cuối năm tăng so với đầu năm là 13.15% cho
thấy công ty đang mở rộng quy mô kinh doanh. Chính sách huy động vốn của cơng ty
là chủ yếu sử dụng địn bẩy tài chính để tài trợ cho hoạt động mở rộng của công ty.
Công ty cần chú ý sử dụng địn bẩy một cách hợp lí vì địn bẩy là “con dao 2 lưỡi”.
4. Phân tích hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của công ty (HSkd) (Bài 9.1)
HSkd= Hđ x SVlđ

Chỉ tiêu

Đvt

Năm N

Năm N-1

Chêch lệch

659,305.00

602,778.00

56,527.00

418,356.00

378,512.50

39,843.50


319,182.50

289,896.00

29,286.50

Lần

1.5759

1.5925

-0.0165

-1.04%

Lần

0.7629

0.7659

-0.0029

-0.38%

Vòng

2.0656


2.0793

-0.0137

-0.66%

1, LCT

Trđ

2, Tổng TS bq (Skd)

Trđ

3, TSNH bq (Sld)

Trđ

4, Hiệu suất SD VKD (HSkd)
= (1)/(2)
5, Hệ số đầu tư ngắn hạn (Hđ)
= (3)/(2)
6, Số vòng quay VLĐ (SVld)
=(1)/(3)

11

Tỉ lệ
9.38%

10.53%
10.10%


Hoàng Nghĩa Tùng – CQ58/09.03
7, MĐAH của Hđ đến HSkd
ΔHSkd(Hđ) = (Hđ1-Hđ0)*SVld0

Lần

-0.0029*2.0793= -0.0061

8, MĐAH của SVld đến HSkd
ΔHSkd(SVld) = Hđ1*(SVlđ1SVlđ0)

Lần

0.7629*-0.0137= -0.0104

9, Tổng hợp
ΔHSkd=ΔHSkd(Hđ)+ΔHskd(SVlđ)

Lần

-0.0165

* Khái quát:
HSkd của công ty trong năm N là 1.5759 lần, năm N-1 là 1.5925 lần, năm N giảm so
với năm N-1 là 0.0165 lần tương ứng tỷ lệ giảm là 1.04%. Có nghĩa là trong năm N-1
bình quân cứ 1 đồng vốn tham gia vào quá trình HĐSXKD thì tạo ra được 1.5925 đồng

LCT nhưng đến năm N bình quân cứ 1 đồng vốn tham gia vào quá trình HĐSXKD thì
chỉ tạo ra 1.5759 đồng LCT. Điều này cho thấy HSkd của công ty trong năm N đã bị
sụt giảm mà nguyên nhân chủ yếu đến từ 2 nhân tố là Hệ số đầu tư ngắn hạn (Hđ) và
Số vòng quay vốn lưu động (SVlđ)
* Phân tích chi tiết từng nhân tố ảnh hưởng
+ Hđ: Hệ số đầu tư ngắn hạn của công ty năm N là 0.7629 lần, năm N-1 là 0.7659
lần, năm N giảm so với năm N-1 là 0.0029 lần tương ứng tỷ lệ giảm 0.38%. Trong điều
kiện các nhân tố khác không đổi, sự sụt giảm của Hđ đã tác động đến HSkd làm cho
HSkd giảm 0.0061 lần.
Hđ của công ty trong năm N giảm so với năm N-1 nguyên nhân là do cơng ty thay
đổi chính sách đầu tư theo xu hướng giảm tỷ trọng đầu tư vào tài sản ngắn hạn, tăng tỷ
trọng đầu tư vào tài sản dài hạn (ta thấy được Skd tăng 10.53% trong khi Slđ chỉ tăng
10.10%). Bên cạnh đó cịn phụ thuộc mục tiêu kinh doanh, chính sách kinh doanh, chính
sách của nhà nước … Chính sách đầu tư nói trên cơ bản là chưa hợp lý vì nó tác động
ảnh hưởng làm giảm HSkd.
+ SVlđ: Số vịng ln chuyển vốn lưu động của cơng ty năm N là 2.0656 vòng, năm
N-1 là 2.0793 vòng, năm N giảm so với năm N-1 là 0.0137 vòng tương ứng tỷ lệ giảm

12


Hoàng Nghĩa Tùng – CQ58/09.03
0.66%. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, sự sụt giảm của SVlđ tác động làm
giảm HSkd 0.0104 lần.
SVlđ có sự suy giảm nguyên nhân là do tốc độ tăng của LCT (9.38%) bé hơn tốc độ
tăng của Slđ (10.10%). Việc tốc độ tăng của LCT < tốc độ tăng của Slđ cho thấy trong
năm N công ty chưa sử dụng hợp lý vốn lưu động trong quá trình HĐSXKD
* Kết luận:
HSkd trong năm N giảm so với năm N-1 là 0.0165 lần nguyên nhân là do trong năm
N cơng ty thay đổi chính sách đầu tư đồng thời trong năm công ty chưa sử dụng hiệu

quả vốn lưu động trong quá trình HĐSXKD
* Giải pháp:
Trong kỳ kinh doanh tới, để nâng cao được HSkd thì cơng ty cần phải
-

Có chính sách đầu tư hợp lý hơn: Rà soát lại doanh mục, hạng mục đầu tư, đánh
giá được hiệu quả của từng dự án

-

Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động như
o Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển hàng tồn kho như nâng cao chất lượng sản
xuất; đa dạng hình thức bán hàng; nâng cao uy tín của cơng ty trên thị
trường; cải tiến mẫu mã cho phù hợp với người tiêu dùng
o Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển các khoản phải thu như: Đa dạng hình thức
bán hàng ( có hình thức bán hàng phù hợp với từng đối tượng cụ thể) …

5. Phân tích tốc độ ln chuyển VLĐ của cơng ty (Bài 9.1)

Chỉ tiêu
1, LCT
2, Vốn lưu động bq (Slđ)
3, d=LCT/360 (LCT bình quân 1
ngày)

Đvt
Trđ
Trđ
Trđ


Năm N

Năm N-1

Chêch lệch

659,305.00

602,778.00

56,527.00

319,182.50

289,896.00

29,286.50

1,831.40

1,674.38

157.02

13

Tỉ lệ
9.38%
10.10%
9.38%



Hồng Nghĩa Tùng – CQ58/09.03
4, Số vịng ln chuyển VLĐ
(SVlđ)
= (1)/(2)
5, Kỳ luân chuyển VLĐ (Klđ)
= 360/SVlđ = 360/(4)
6, MĐAH của Slđ đến SVlđ
7, MĐAH của Slđ đến Klđ
8, MĐAH của LCT đến SVlđ
9, MĐAH của LCT đến Klđ
10, Tổng hợp: ΔSVlđ =
ΔSVlđ(Slđ)+ΔSVlđ(LCT)
11, Tổng hợp: ΔKlđ =
ΔKlđ(Slđ)+ΔKlđ(LCT)
12, Số tiền (+,-)

Vòng

2.0656

2.0793

-0.0137

-0.66%

Ngày


174.2831

173.1360

1.1471

0.66%

Vòng
Lần
Vòng
Lần

-0.1908
17.4909
0.1771
-16.3438

Vòng

-0.0137

Ngày

1.1471

Trđ

2,100.78


Khái quát : SVlđ năm N là 2.0656 vòng, năm N-1 là 2.0793 vòng, năm N giảm so với
năm N-1 là 0.0137 vịng tương ứng tỷ lệ giảm 0.66%, từ đó làm cho kỳ luân chuyển
vốn lưu động trong năm N tăng 1.1471 ngày so với năm N-1 (năm N là 174.2831 ngày)
tương ứng tốc độ tăng 0.66%. Như vậy trong năm N bình qn VLĐ quay được 2.0793
vịng và mỗi vịng hết 173.136 ngày nhưng đến năm N thì bình quân VLĐ quay được
2.0656 vòng và mỗi vòng hết 174.283 ngày. Như vậy tốc độ luân chuyển VLĐ trong
năm N đã giảm đi từ đó làm lãng phí 2100,78 trđ nguyên nhân là do tác động của LCT
và Slđ.
Chi tiết ảnh hưởng của từng nhân tố
+ Số dư VLĐ bình quân : Slđ năm N là 319182.5 trđ, năm N-1 là 289896 trđ, năm N
tăng so với năm N-1 là 29286.5 trđ tương ứng tốc độ tăng 10.10%. Trong điều kiện các
nhân tố khác không đổi, sự gia tăng của Slđ đã làm cho SVlđ giảm 0.1908 vòng và Klđ
tăng 17.49 ngày.
Slđ trong năm N tăng so với năm N-1 là do trong năm N cơng ty thay đổi chính sách
đầu tư bên cạnh đó cịn phụ thuộc vào mục tiêu kinh doanh, chính sách của nhà nước,

+ LCT : LCT trong năm N là 659305 trđ, năm N-1 là 602778 trđ, năm N tăng so với
năm N-1 là 56527 trđ tương ứng tỉ lệ tăng 9.38%. Trong điều kiện các nhân tố khác
14


Hồng Nghĩa Tùng – CQ58/09.03
khơng đổi thì sự gia tăng của LCT đã làm tăng SVlđ 0.1771 vòng và rút ngắn Klđ 16.34
ngày.
Tăng được LCT trong năm N được xem là một phần thành tích của cơng ty từ khâu
sản xuất đến khâu tiêu thụ các loại sản phẩm trong HĐXSKD
Để thấy sự quản lý và sử dụng VLĐ có hợp lí hay khơng ta so sánh : Tỷ lệ tăng của
LCT (9.38%) < tỷ lệ tăng của Slđ (10.10%) nên về cơ bản thì cơng ty chưa sử dụng hợp
lý vốn lưu động trong quá trình HĐXSKD
-Kết luận : Nhìn chung thì tốc độ luân chuyển VLĐ của DN đã giảm đi trong năm N.

Trong kỳ tới để có thể nâng cao được tốc độ luân chuyển VLĐ hơn nữa thì cơng ty cần
phải:
 Đẩy nhanh tốc độ ln chuyển hàng tồn kho như nâng cao chất lượng sản xuất
dược phẩm, đa dạng hình thức bán hàng (kết hợp bán hàng trực tuyến và phân
phối đại lý).
 Nâng cao uy tín của cơng ty trên thị trường dược phẩm để tăng được lượng khách
hàng trung thành.
 Cải tiến mẫu mã sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
6. Phân tích tốc độ luân chuyển các khoản phải thu của công ty (Bài 9.1)
Đối với các khoản phải thu mình chỉ sử dụng các khoản phải THU NGẮN HẠN BÌNH
QN (khơng tính các khoản phải thu dài hạn) VÀ KHƠNG TÍNH CÁC KHOẢN
PHẢI THU VỀ CHO VAY ngắn hạn
Các khoản phải thu thì mình phải trừ đi CÁC KHOẢN PHẢI THU VỀ CHO VAY
NGẮN
Chỉ tiêu

Đvt
Vòng

Năm N
3.7709

Năm N-1
3.4135

Chêch lệch
0.3573

Tỉ lệ
10.47%


*DTT (DTT về bán hàng và CCDV)

Trđ

658,019.00

602,185.00

55,834.00

9.27%

*Spt (CKPTNHbq)
= (CKPTNHđn+CKPTNHcn)/2

Trđ

174,501.00

176,410.50

-1,909.50

-1.08%

Ngày

95.4689


105.4622

-9.9933

-9.48%

1, SVpt = DTT/Spt

2, Kpt = 360/SVpt
3, MĐAH của Spt đến SVpt

Lần

0.0374

4, MĐAH của Spt đến Kpt

Lần

-1.1415

15


Hoàng Nghĩa Tùng – CQ58/09.03
5, MĐAH của DTT đến SVpt

Lần

0.3200


6, MĐAH của DTT đến Kpt

Lần

-8.8518

7, Tổng hợp: ΔSVpt =
ΔSVpt(Spt)+ΔSV(DTT)

Lần

0.3573

8,Tổng hợp: ΔKpt =
ΔKpt(Spt)+ΔKpt(DTT)

Ngày

-9.9933

Số tiền (+,-)

Trđ

-18,266.11

Nhận xét:
-Khái quát: Số vòng luân chuyển các khoản phải thu năm N là 3.7709 vòng, năm N-1
là 3.4135 vòng, năm N tăng so với năm N-1 là 0.3573 vòng tương ứng tỷ lệ tăng là

10.47%. Từ đó làm cho kỳ luân chuyển các khoản phải thu năm N là 95.4689 ngày,
giảm 9.99 ngày so với năm N-1. Có nghĩa là trong năm N-1 bình qn vốn phải thu
quay được 3.4135 vòng và mỗi vòng phải thu hết 105.46 ngày nhưng đến năm N thì
bình quân vốn phải thu quay được 3.77 vòng và mỗi vòng phải thu hết 95.4689 ngày từ
đó giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được 18266.11 trđ. Sự gia tăng SVpt nguyên nhân
do tác động chủ yếu của 2 nhân tố là DTT và Spt.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng
+ Các khoản phải thu ngắn hạn bình quân: Spt trong năm N là 174501 trđ, năm N-1 là
176410.5 trđ, năm N giảm so với năm N-1 là 1909.5 trđ tương ứng tỷ lệ giảm 1.08%.
Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, sự suy giảm của Spt tác động làm tăng
SVpt 0.0374 vòng và làm giảm Kpt 1.1415 ngày.
Các khoản phải thu ngắn hạn bình quân trong năm N giảm cho thấy trong năm công
ty đã thu về được các khoản bị chiếm dụng vốn. Bên cạnh đó cịn do chính sách đầu tư,
danh mục đầu tư, chính sách của nhà nước … Tuy nhiên sự thay đổi của Spt trên về cơ
bản là hợp lí vì đã làm tăng SVpt

16


Hoàng Nghĩa Tùng – CQ58/09.03
+ DTT: DTT năm N là 658019 trđ, năm N-1 là 602185 trđ, năm N tăng so với năm N1 là 55834 trđ tương ứng tỷ lệ tăng 9.27%. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi,
sự gia tăng của DTT đã làm cho SVpt tăng 0.32 vòng và làm cho Kpt giảm 8.85 ngày.
Sự gia tăng của DTT trong năm N được đánh giá là một phần thành tích của cơng ty
khi gia tăng được doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ. Sự phát triển này được
coi là bền vững khi dựa vào HĐXSKD chính để tăng DT-TN. Cơng ty cần phát huy hơn
nữa để tăng DTT. Sự gia tăng này về cơ bản là mang lại lợi ích cho cơng ty và giúp cho
cơng ty tăng được SVpt.
Kết luận: Nhìn chung tốc độ luân chuyển các khoản phải thu của DN đã tăng lên giữa
năm N-1 và năm N. Sự thay đổi của tốc độ luân chuyển các khoản phải thu đến từ việc
tốc độ tăng của DTT lớn hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của các khoản phải thu ngắn

hạn bình qn (Spt có xu hướng giảm).
Trong kỳ kinh doanh tới, để đẩy nhanh được SVpt thì cơng ty cần phải có một số biện
pháp sau:
 Có chính sách tín dụng thương mại phù hợp với từng thời kỳ để tăng được doanh
thu bán hàng nhưng phải đảm bảo được tỷ lệ tăng DTT > tỷ lệ tăng Spt
 Rà soát, xem xét lại các khoản nợ đã đến hạn để kịp thời thu hồi các khoản nợ
đó tránh bị chiếm dụng quá lâu gây bất lợi trong q trình kinh doanh của cơng
ty.
 Cần phải nâng cao hơn nữa công tác quản trị các khoản thu hồi nợ của doanh
nghiệp, hạn chế để xảy ra việc nợ cũ chưa thu hồi được đã xuất hiện nợ mới.
7. Phân tích tốc độ ln chuyển HTK của cơng ty (Bài 9.1)
Chỉ tiêu

Đvt

Năm N
4.7787

Năm N-1
5.8082

Chêch lệch
-1.0295

Tỉ lệ
-17.73%

504,920.00

432,835.00


72,085.00

16.65%

105,661.00

74,521.00

31,140.00

41.79%

75.3346

61.9810

13.3536

21.54%

1, SVtk = GV/Stk

Vòng

*GV (Giá vốn hàng bán)

Trđ

*Stk (Trị giá bq hàng tồn kho)

=(HTKđn+HTKcn)/2

Trđ

2, Ktk = 360/SVtk

Ngày

3, MĐAH của Stk đến SVtk

Lần

-1.7118

4, MĐAH của Stk đến Ktk

Lần

25.8999

17


Hoàng Nghĩa Tùng – CQ58/09.03
5, MĐAH của GV đến SVtk

Lần

0.6822


6, MĐAH của GV đến Ktk

Lần

-12.5463

7, Tổng hợp: ΔSVtk = ΔSVtk(Stk) +
ΔSVtk(GV)

Lần

8, Tổng hợp: ΔKtk = ΔKtk(Stk) +
ΔKtk(GV)

Ngày

Số tiền (+,-)

Trđ

-1.0295
13.3536
18,729.16

Nhận xét:
- Khái quát: SVtk năm N là 4.7787 vòng, năm N-1 là 5.8082 vòng, năm N giảm so với
năm N-1 là 1.0295 vịng tương ứng tỷ lệ giảm 17.73%. Từ đó làm cho Ktk trong năm
N là 75.33 ngày, tăng 13.35 ngày so với năm N-1 tương ứng tỷ lệ tăng 21.54%. Điều
này có nghĩa là trong năm N-1 bình qn hàng tồn kho quay được 5.8082 vòng và mỗi
vòng hết 61.89 ngày nhưng đến năm N thì bình quân hàng tồn kho chỉ quay được 4.7787

vòng và mỗi vòng đã hết 75.33 ngày. Từ đó cho thấy tốc độ HTK đã giảm đi làm cơng
ty lãng phí 18729.16 trđ. Ngun nhân làm cho SVtk giảm là do tác động của GVHB
và Stk.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng
+Số dư HTK bq: Stk năm N là 105661 trđ, năm N là 74521 trđ, năm N tăng so với năm
N-1 là 31140 trđ tương ứng tỉ lệ tăng 41.79%. Trong điều kiện các nhân tố khác không
đổi, sự gia tăng của Stk đã ảnh hưởng làm giảm SVtk đi 1.7118 vòng và làm tăng Ktk
25.89 ngày.
Sự gia tăng của Stk có thể đến từ nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
Nguyên nhân khách quan có thể là do nền kinh tế đang biến động lớn, công ty đang chủ
động tích trữ hàng hóa tránh bị tác động của giá cả hàng hóa, hoặc hàng hóa trong những
kì sắp tới có xu hướng tăng cao nên cơng ty phải tích trữ để tiết kiệm chi phí nguyên
vật liệu. Nguyên nhân chủ quan có thể đến từ chính sách của cơng ty, hoặc cũng có thể
do nhận thấy tiềm năng sắp tới đến cơng ty đẩy mạnh tích trữ ngun vật liệu để sản
xuất nhiều hơn. Nhưng sự gia tăng này tính đến hiện tại là chưa tốt vì nó tăng khá lớn
41.79% làm tăng chi phí quản lý, lưu trữ HTK và sự gia tăng này cũng đang ảnh hưởng
làm giảm SVtk.
18


Hồng Nghĩa Tùng – CQ58/09.03
+ GV: GV của cơng ty năm N là 504920trđ, năm N-1 là 432835trđ tăng 70085trđ tương
ứng với 16,65%. Với điều kiện các nhân tố khác khơng đổi thì GV tác động cùng chiều
với số vịng luân chuyển HTK, GV của DN tăng lên như vậy làm cho số vòng luân
chuyển HTK tăng lên một lượng tương ứng là 0,6822 vịng, kì ln chuyển giảm
12,5463 ngày. Tốc độ tăng của GV là 16,65% trong khi tốc độ tăng của LCT là 9,38%
cho thấy DN đang khó khăn trong việc tiêu thụ sp. Đây là sự thay đổi khơng lớp lí
Kết luận: Nhìn chung, tốc độ tn chuyển HTK của DN đã trong năm N. Sự thay đổi
của tốc độ luân chuyển HTK đến từ việc tốc độ tăng của số dư HTK bq lớn hơn rất
nhiều so với tốc độ tăng của GV. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh của cơng ty hơn nữa

thì nên chuyên tâm hơn áp dụng các chính sách:
 Doanh nghiệp chủ động giải quyết các vấn đề về hàng tồn kho, tránh ứ đọng
nhưng cũng cần có lượng hàng tồn kho dự trữ vừa đủ đáp ứng sản xuất, thị
trường, tránh gián đoạn sản xuất và phân phối.
 Tập trung các giải pháp sáng kiến cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng
sản phẩm, hạ giá thành và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.
 Đầu tư đổi mới công nghệ theo chiều sâu, nâng cao năng suất và tiết kiệm nhiên
liệu. Đồng thời quan tâm, sử dụng hiệu quả nguồn nhiên liệu.

19


Hồng Nghĩa Tùng – CQ58/09.03
8. Phân tích khả năng sinh lời rịng của vốn kinh doanh (ROA) (Bài 9.1)
Phân tích ROA theo các nhân tố Hđ, SVlđ, ROS hay ROA = Hđ * SVlđ * ROS
Chỉ tiêu

Đvt

Năm N

Năm N-1

Chênh lệch

Tỷ lệ

1. ROA =LNST/Skd

Lần


0.0648

0.0647

0.00003

0.04%

* LNST

Trđ

27089.00

24499.00

2590.00

10.57%

*Skd

Trđ

418356.00

378512.50

39843.50


10.53%

2. Hđ = Slđ/Skd

Lần

0.7629

0.7659

-0.0029

-0.38%

*Sld

Trđ

319182.50

289896.00

29286.50

10.10%

3. SVlđ = LCT/Slđ

Vòng


2.0656

2.0793

-0.0137

-0.66%

4. ROS = LNST/LCT

Lần

0.0411

0.0406

0.0004

1.09%

*LCT

Trđ

659305.00

602778.00

56527.00


9.38%

MĐAH của Hđ tới ROA

Lần

-0.00025

MĐAH của SVlđ tới ROA

Lần

-0.00042

MĐAH của ROS tới ROA

Lần

0.00070

Tổng hợp

Lần

0.00003

- Khái quát: ROA của công ty trong năm N 0.0648 lần. năm N-1 là 0.0647 lần tăng
0.00003 lần tương ứng tỷ lệ tăng 0.04%. Như vậy trong năm N-1 bình quân cứ vốn tham
gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thì công ty thu được 0.0647 đồng LNST

nhưng đến năm N bình quân 1 đồng vốn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh
công ty đã thu được 0.0648 lần. Khả năng sinh lời rịng tài sản của cơng ty trong năm
N đã tăng so với năm N-1 tuy nhiên sự gia tăng của ROA không nhiều nhưng điều này
cũng cho thấy rằng công ty đang hoạt động ổn trên thị trường
* Phân tích từng nhân tố ảnh hưởng ta thấy
+ Do hệ số đầu tư ngắn hạn (Hđ) của công ty trong năm N giảm so với năm N-1 (Hđ
năm N là 0.7629 lần, năm N-1 0.7659 lần, giảm 0.0029 lần tương ứng tỷ lệ giảm 0.38%).

20


Hoàng Nghĩa Tùng – CQ58/09.03
Trong điều kiện các nhân tố khác khơng đổi thì sự thay đổi của Hđ đã làm cho ROA
của công ty trong năm N giảm 0.00025 lần.
Hệ số đầu tư ngắn hạn của công ty trong năm N giảm so với năm N-1 là do trong
năm N chính sách đầu tư của cơng ty thay đổi theo xu hướng tăng tỷ trọng vào đầu tư
TSDH giảm tỷ trọng đầu tư vào TSNH. Sự thay đổi trên về cơ bản là chưa hợp lí vì sự
thay đổi của Hđ làm cho SVlđ trong năm N giảm 0.66% và là yếu tố làm giảm ROA
+ Do số vòng luân chuyển vốn lưu động của công ty trong năm N có sự thay đổi so với
năm N-1 (SVlđ trong năm N là 2.0656 vòng, năm N-1 là 2.0793 vòng, giảm 0.0137
vòng tương ứng tỷ lệ giảm 0.66%). Trong điều kiện các nhân tố khác khơng đổi thì sự
thay đổi của SVlđ làm cho ROA trong năm N giảm 0.00042.
SVlđ của công ty trong năm N giảm so với năm N-1 nguyên nhân là do trong
năm N tốc độ tăng của LCT là 9.38% < tốc độ tăng của Sld là 10.10%. Điều này cho
thấy trong năm N công ty chưa sử dụng tốt nguồn vốn lưu động. Sự thay đổi này là chưa
tốt vì sự ảnh hưởng của SVld làm ROA sụt giảm
+ Do hệ số sinh lời hoạt động (ROS) của cơng ty trong năm N có sự thay đổi so với
năm N-1 (ROS trong năm N là 0.0411 lần, năm N-1 là 0.0406 lần, tăng 0.0004 lần tương
ứng tỷ lệ tăng 1.09%). Điều này có nghĩa là trong năm N cứ 1 đồng DT, TN thì cơng ty
thu được 0.0411 đồng LNST. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, sự thay đổi

của ROS đã làm cho ROA trong năm N tăng 0.0007 lần
ROS trong năm N tăng so với năm N-1 do trong năm N LCT của công ty tăng
9.38% < tỷ lệ tăng của LNST 10.57%. Điều này cho thấy công ty đã sử dụng tiết kiệm
chi phí để tăng được lợi nhuận. Đây là sự thay đổi hợp lí vì sự gia tăng của ROS giúp
cho ROA tăng 0.0007 lần.
Kết luận: Hệ số sinh lời ròng của DN năm N đã tăng lên so với năm N-1. Nguyên nhân
do trong năm N công ty đã làm tốt công tác quản trị CP nhưng bên cạnh đó việc thay
đổi chính sách đầu tư của DN, việc sử dụng VLĐ của DN chưa hiểu quả. Trong kỳ kinh
doanh tới, để tăng được hơn nữa khả năng sinh lời rịng tài sản thì cơng ty cần phải:

21


Hồng Nghĩa Tùng – CQ58/09.03
 Tăng cường việc kiểm sốt các loại chi phí trong cơng ty để hạn chế tối đa các
loại chi phí khơng cần thiết.
 Có chính sách đầu tư hợp lý: tiếp tục rà soát các chính sách đầu tư, đảm bảo
chính sách đầu tư hợp lý và phát huy hiệu quả tốt hơn nữa trong tương lai.
 Để có thể duy trì và đẩy nhanh hơn nữa tốc độ luân chuyển vốn lưu động:
o Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển hàng tồn kho như nâng cao chất lượng sản
xuất dược phẩm, đa dạng hình thức bán hàng, nâng cao uy tín cơng ty trên
thị trường dược phẩm,…
o Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển các khoản phải thu như đa dạng hình thức
bán hàng, có đối tượng khách hàng cụ thể, phân tích tiềm lực tài chính
của khách hàng trước khi bán hàng…
9. Phân tích khả năng sinh lời của VCSH của công ty (ROE) theo Ht, Hđ, SVlđ,
Hcp (Bài 9.1)
ROE =(1/Ht)*Hđ*SVld*(1-Hcp)

Chỉ tiêu

1. ROE = LNST/VCSH
*LNST
*Sc (VCSHbq)
2. Ht = Sc/Skd

Đvt
Lần
Trđ
Trđ
Lần

*Skd

Năm N

Năm N-1

Chênh lệch
Tỷ lệ
-0.0664
-16.74%
2,590.00
10.57%
20,252.50
32.81%
0.0329
20.16%

0.3304
27,089.00

81,988.50
0.1960

0.3968
24,499.00
61,736.00
0.1631

Trđ

418,356.00

378,512.50

39,843.50

10.53%

3. Hđ = Slđ/Skd
*Slđ
4. SVlđ = LCT/Slđ
*LCT
5. Hcp = 1-ROS

Lần
Trđ
Lần
Trđ
Lần


0.7629
319,182.50
2.0656
659,305.00
0.9589

0.7659
289,896.00
2.0793
602,778.00
0.9594

-0.0029
29,286.50
-0.0137
56,527.00
-0.0004

-0.38%
10.10%
-0.66%
9.38%
-0.05%

* ROS = LNST/LCT

Lần

0.0411


0.0406

0.0004

1.09%

MĐAH của Ht đến ROE
MĐAH của Hđ đến ROE
MĐAH của SVlđ đến ROE

Lần
Lần
Lần

-0.0666
-0.0013
-0.0022

MĐAH của Hcp đến ROE

Lần

0.0036

Tổng hợp

Lần

-0.0664


22


Hoàng Nghĩa Tùng – CQ58/09.03

- Khái quát: Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu công ty năm N là 0.3304 lần, năm N1 là 0.3968 lần giảm 0.0664 lần tương ứng tỷ lệ giảm 16.74%. Như vậy trong năm
N-1 bình quân 1 đồng vốn chủ sở hữu tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh thì công ty thu được 0.3968 đồng LNST nhưng đến năm N bình quân 1
đồng VCSH tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh công ty chỉ thu
về được 0.3304 đồng LNST. Như vậy so với năm N-1, ROE có xu hướng giảm và
tác động ảnh hưởng làm ROE giảm nguyên nhân là do Ht, Hđ, Svlđ và Hcp.
 Phân tích ảnh hưởng của từng nhân tố
+ Hệ số tự tài trợ (Ht) : Do hệ số tự tài trợ của cơng ty năm N có sự thay đổi so với
năm N-1 ( Năm N là 0.196 lần, năm N-1 là 0.1631 lần tăng 0.0329 lần tương ứng tỷ
lệ tăng 20.16%). Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, sự gia tăng của Ht ảnh
hưởng làm cho ROE giảm 0.0666 lần.
Ht trong năm N tăng so với năm N-1 nguyên nhân là do trong năm N công ty tăng
VCSH bình quân là 20252.5 trđ ứng với tỷ lệ tăng 32.81%, đồng thời tổng tài sản bình
quân của công ty năm N tăng 39.843.5 trđ ứng với tỷ lệ tăng 10.53%. Nhưng tỷ lệ
tăng của VCSH bq > tỷ lệ tăng của tổng tài sản bình quân cho nên chính sách huy
động vốn của cơng ty trong năm N theo xu hướng tăng tỷ trọng nguồn vốn chủ, giảm
tỷ trọng nguồn vốn huy động từ nợ phải trả. Chính sách này làm tăng khả năng tự chủ
về tài chính tuy nhiên giảm khả năng khuếch đại ROE. Để xem xét xem chính sách
này có hợp lí hay khơng cần phải xem xét BEP và lãi suất thị trường. Tuy nhiên về cơ
bản thì chính sách này hiện tại là chưa hợp lí vì nó ảnh hưởng làm giảm ROE.
+ Hệ số đầu tư ngắn hạn (Hđ): Do hệ số đầu tư ngắn hạn của công ty trong năm N
giảm so với năm N-1 là 0.0029 lần ứng với tỷ lệ giảm 0.38% (Hđ năm N là 0.7629
lần và năm N-1 là 0.7659 lần). Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, sự sụt
giảm của Hđ đã ảnh hưởng làm cho ROE giảm 0.0013 lần.
Hệ số đầu tư ngắn hạn trong năm N giảm là do trong năm N chính sách của cơng

ty theo đuổi theo hướng tăng tỷ trọng đầu tư vào TSDH và giảm tỷ trọng vào đầu tư
ngắn hạn (vì tỉ lệ tăng của tổng TS là 10.53% > tỷ lệ tăng của Slđ là 10.10%). Bên
cạnh đó cịn phụ thuộc vào mục tiêu kinh doanh, chính sách kinh doanh, chính sách

23


Hoàng Nghĩa Tùng – CQ58/09.03
nhà nước và bối cảnh kinh tế xã hội. Nhưng về cơ bản thì sự thay đổi của chính sách
này chưa hiệu quả vì nó ảnh hưởng tác động làm ROE giảm.
+ Số vòng luân chuyển vốn lưu động (SVlđ): Do số vòng luân chuyển vốn lưu động
của năm N giảm so với năm N-1 là 0.0137 vòng ứng với tỷ lệ giảm 0.66% ( SVlđ năm
N là 2.0656 vòng, năm N-1 là 2.0793 vòng). Trong điều kiện các nhân tố khác khơng
đổi thì sự sụt giảm của SVlđ tác động làm cho ROE trong năm N giảm 0.0022 lần.
SVlđ trong năm N giảm so với năm N-1 là do trong năm N công ty chưa sử dụng
hiệu quả vốn lưu động khi mà tỷ lệ tăng của Slđ là 10.10% nhưng doanh thu, thu thập
chỉ tăng 9.38% tức là tỷ lệ tăng của LCT < tỷ lệ tăng của Slđ. Từ đó thấy được hiệu quả
sử dụng vốn của công ty trong năm N chưa đạt được như kì vọng. Sự sụt giảm của SVlđ
về cơ bản thể hiện sự hoạt động kém hiệu quả của cơng ty trong năm khi nó tác động
ảnh hưởng làm giảm ROE trong năm N.
+ Hệ số chi phí (Hcp) : Do hệ số chi phí trong năm N giảm so với năm N-1 là 0.0004
lần ứng với tỷ lệ giảm 0.05% ( Năm N Hcp là 0.9589 lần, Năm N-1 là 0.9594 lần). Điều
này có nghĩa là trong năm N bình quân để tạo ra 1 đồng DT, TN cơng ty phải bỏ ra
0.9594 đồng chi phí nhưng đến năm N-1 bình quân để tạo ra 1 đồng DT, TN công ty
chỉ phải bỏ ra 0.9589 đồng chi phí. Trong điều kiện các nhân tố khác khơng đổi, sự sụt
giảm của Hcp ảnh hưởng làm tăng ROE thêm 0.0036 lần.
Hệ số chi phí trong năm N giảm so với năm N-1 nguyên nhân là do trong năm N
LNST có tỷ lệ tăng 10.57% > tỷ lệ tăng của DT, TN 9.38% điều này chứng tỏ DN làm
ăn có lãi hơn năm N-1 làm cho ROS tăng => Hcp giảm. Điều này cho thấy doanh nghiệp
đã tiết kiệm được 1 phần chi phí trong q trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự thay

đổi trên được coi là tích cực vì tiết kiệm chi phí đồng thời nó tác động làm tăng ROE.
-Kết luận:
Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu của công ty trong năm N giảm so với năm N-1
. Nguyên nhân là do trong năm N cơng ty thay đổi chính sách huy động vốn theo xu
hướng tăng tỷ trọng từ VCSH, giảm tỷ trọng nguồn vốn phải trả. Đồng thời trong năm
N công ty thay đổi chính sách theo xu hướng tăng tỷ trọng đầu tư vào TSDH giảm tỷ
trọng đầu tư vào TSNH nhưng trong năm N công ty đã sử dụng tiết kiệm hơn chi phí so
với năm N-1.
24


Hoàng Nghĩa Tùng – CQ58/09.03
Những thay đổi trên về cơ bản là chưa hợp lí khi nó ảnh hưởng làm ROE giảm.
Trong kỳ tới để nâng cao được khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu thì Cơng ty cần
phải có những giải pháp nhất định:
 Có chính sách đầu tư hợp lý: cần xem xét và rà soát các danh mục, dự án đầu tư
để nắm bắt rõ hiệu quả hoạt động cũng như các tồn tại để đưa ra các phương án
chính sách phù hợp hơn, khắc phục tồn tại và phát huy hiệu quả trong tương lai.
 Rà sốt việc sử dụng chi phí cho các dự án, hạng mục để điều chỉnh chính sách
sao cho phù hợp đảm bảo hiệu quả trong hoạt động mà tiết kiệm chi phí hơn,
tránh lãng phí chi phí làm giảm hiệu quả hoạt động của công ty.
 Đa dạng chính sách huy động vốn để huy động được một lượng vốn phù hợp đảm
bảo duy trì và phát triển mở rộng hoạt động của công ty.
 Tiếp tục đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động bằng việc:
+ Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển các khoản phải thu bằng cách đa dạng hình thức
bán hàng và có các chính sách bán hàng phù hợp với từng đối tượng cụ thể, phân
loại khách hàng truyền thống, khách hàng tiềm năng để có chính sách phương thức
bán hàng phù hợp, đem lại hiệu quả tối ưu.
+ Nâng cao chất lượng sản xuất dược phẩm, đa dạng hóa các hình thức bán hàng,
cùng với đó nâng cao uy tín của cơng trên thị trường dược phẩm. Đồng thời cải

tiến mẫu mã sản phẩm cho phù hợp, nắm bắt thị hiếu tiêu dùng hiện nay.

10. Phân tích khả năng thanh tốn của công ty
Phần này thường không hay thi nên các bạn tham khảo trong giáo trình có bài giải
mẫu
11. Phân tích tình hình kết quả kinh doanh
Phần này các bạn tham khảo bài tập nhóm của mình nhé
12. Phân tích tình hình cơng nợ
Phần này chưa có trong đề thi bao giờ cho nên các bạn đọc thêm trong giáo trình có
bài giải mẫu

25


×