Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Đế quốc Nhật Bản ở Đông Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1019.26 KB, 40 trang )

1

Giai đoạn Đế quốc Nhật Bản ở Đông Dương và
cuộc đảo chính ngày 9/3/1945
Ralph B. Smith
Khánh Linh dịch
Nguồn: Smith, Ralph B. "The Japanese period in Indochina and the coup of 9 March
1945." Journal of Southeast Asian Studies 9, no. 2 (1978): 268-301.

I

rong phần lớn giai đoạn 1940-1945, Đông Dương thuộc Pháp chiếm một
vị thế đặc biệt trong Khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á1. Sau khi Pháp
đầu hàng Đức vào tháng 6/1940, miền Bắc Đông Dương trở thành khu
vực đầu tiên ở Đông Nam Á tiếp nhận quân đội Nhật. Đây là một phần thuộc chiến
dịch của Đế quốc Nhật ở phía Nam Trung Quốc tại thời điểm đó. Tháng 7/1941, Nhật
tiến quân vào miền Nam Đông Dương, đánh dấu bước đầu hướng đến một cuộc tấn
cơng tồn diện vào những tài sản thuộc quyền sở hữu của Âu-Mỹ trên tồn khu vực
mà sau đó đã được hiện thực hóa vào tháng 12 cùng năm. Nhưng vì cuộc tiến quân
vào Đông Dương này diễn ra trước cuộc tổng tấn công Đơng Nam Á và Thái Bình
Dương, nên nó phải được thực hiện thơng qua hình thức thỏa thuận và hiệp ước giữa
các chính phủ. Điều này chỉ khả thi nhờ việc chính quyền Pháp ở Đơng Dương quyết
định cơng nhận chính phủ Vichy2 của Pháp ủng hộ Đức, tạo điều kiện cho Nhật Bản
gây áp lực về mặt ngoại giao cả ở Pháp và Hà Nội. Một khi các thỏa thuận đã được
thông qua, Nhật sẽ không cần phải thay đổi cơ sở việc chiếm đóng Đơng Dương của
mình, kể cả sau tháng 12/1941 - đến khi đó thì Nhật đã bận thiết lập ảnh hưởng ở
những khu vực khác. Do đó, Nhật tiếp tục thừa nhận quyền cai trị của Pháp ở Đơng
Dương và duy trì quan hệ ngoại giao với Pháp, miễn là áp lực về mặt ngoại giao đủ để
đảm bảo rằng các nhu cầu của quân đội Nhật đều được đáp ứng một cách đầy đủ.
Tình hình này kéo dài cho đến đầu năm 1945. Quan hệ giữa Tokyo và Hà Nội (hay
Sài Gịn khi Tồn quyền Đông Dương ở miền Nam) giai đoạn 1942-1944 chịu sự chi



T

Khẩu hiệu được chính phủ và quân đội Đế quốc Nhật Bản đề xướng trong thời kỳ Showā thể hiện
khát vọng tạo ra tạo ra một khối Đại Đông Á (bao gồm Nhật Bản, Mãn Châu quốc, Trung Quốc, và
một phần Đông Nam Á) do Nhật Bản lãnh đạo và khơng phụ thuộc sức mạnh phương Tây.
1

Chính phủ Pháp thiết lập tại Vichy sau thất bại quân sự của Pháp trước phát xít Đức, hợp tác với phe
Trục từ tháng 7 năm 1940 đến tháng 8 năm 1944 trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai.
2

THƯ VIỆN NGUYỄN VĂN HƯỞNG


2

phối của hai hiệp ước: thỏa thuận Kato-Darlan ký kết tại Vichy ngày 29/7/19413, và
hiệp ước hợp tác quân sự trong việc phịng thủ Đơng Dương mà Đơ đốc Jean Decoux
buộc phải chấp nhận vào ngày 9/12/19414. Hiệp ước thứ hai phân biệt rõ miền Bắc và
Nam Đông Dương, ấn định miền Bắc là do lực lượng Pháp chịu trách nhiệm chính,
cịn trách nhiệm đối với miền Nam là do Nhật gánh vác. Tại thời điểm đó, trụ sở bộ tư
lệnh của Nam Phương quân5 dưới quyền Nguyên soái Terauchi Hisaichi đều được đặt
ở Sài Gịn. Trên khía cạnh kinh tế, các thỏa thuận về thương mại, hàng hải, và vị trí
của doanh nghiệp Nhật Bản ở Đơng Dương được ký kết ở Tokyo vào ngày 6/5/1941,
sau đó được bổ sung bằng một vài thỏa thuận khác về việc buôn bán một số mặt hàng
cụ thể6. Về việc tài trợ cho thương mại giữa hai nước, thỏa thuận Laval-Mitani ngày
30/12/1942 đã thiết lập một hệ thống chi trả bằng “đồng yên đặc biệt” dựa trên việc
chuyển dự trữ vàng vào tài khoản Ngân hàng Đông Dương ở Tokyo7. Trên thực tế,
Nhật Bản có thể xem Đơng Dương thuộc Pháp như một quốc gia độc lập mà không

cần phải thật sự loại bỏ quyền cai trị của Pháp.
Hậu quả của điều này là Đông Dương - tương tự như Thái Lan - tiếp tục là một
mối lo ngại của Bộ Ngoại giao (sau này là Bộ Đại Đông Á) ở Tokyo. Khu vực này
không được đặt dưới quyền cai trị quân sự của Đế quốc Nhật Bản, mặc dù có sự hiện
diện của quân đồn trú Nhật Bản cùng tổng hành dinh của Terauchi. Quân đội Nhật
giải quyết các vấn đề dân sự thơng qua chính quyền Pháp, và qn đội Pháp được
phép duy trì vũ trang cho đến tháng 3/1945. Địa vị này của Nhật được thể hiện qua sự
hiện diện của phái bộ ngoại giao Nhật ở Đông Dương đứng đầu bởi một vị Đại sứ đặc
mệnh toàn quyền, mà một trong số đó là Yoshizawa Kenichi (giai đoạn
9/1941-12/1944). Trước đó, ơng là đại sứ Nhật ở Pháp năm 1930, và cũng từng dẫn
đầu phái đoàn Đế quốc Nhật đến Batavia nhưng thất bại trong việc đạt được một thỏa
thuận kinh tế thỏa đáng với Công ty Đông Ấn Hà Lan. Người kế nghiệp Yoshizawa
năm 1944 là Matsumoto Shunichi, khi ấy đang là Phó Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ở
Tokyo và sau đó quay lại đảm nhiệm chức vụ này vào tháng 5/19458. Một kết quả
khác của mối quan hệ kéo dài giữa Bộ Ngoại giao Nhật Bản và Pháp là một loạt
những tài liệu lưu trữ quan trọng về năm 1940-41, 1943, và 1944-45 vẫn cịn sót lại ở
Theo thỏa thuận này, Nhật được phép sử dụng các căn cứ quân sự, phi trường của Pháp trên toàn cõi
Đông Dương, cũng như được thu gom lương thực và nguyên liệu tại chỗ.
3

F.C. Jones, Japan's New Order in East Asia (London, 1954), tr. 225ff. Để đọc hiệp ước tháng
12/1941 này, vui lòng xem tài liệu lưu trữ của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, A.7.0.0.9-2-3 (=Checklist
S.I.7.0.0.-17/2-5); tham khảo thêm chú thích số 9 bên dưới.
4

Nam phương qn (hay cịn được dịch là “Đạo quân phương Nam”) được Đế quốc Nhật Bản thành
lập năm 1941 để chiến đấu trên chiến trường Đơng Nam Á và Tây Nam Thái Bình Dương.
5

6


A. Decoux, A la Barre de I'Indochine, 1940-1945 (Paris, 1949), tr. 427-48,435,438-39.

7

Như trên (nt), tr. 443-44.

8

Opinion-Impartial (Saigon), 25/11/ 1944, 14/05/1945; xem thêm chi tiết về tiểu sử Matsumoto
Shunichi trong Japan Biographical Encyclopedia (Tokyo, 1958).
THƯ VIỆN NGUYỄN VĂN HƯỞNG


3

Tokyo9. Nó kết thúc bằng sự kiện Nhật đảo chính Pháp ngày 9/3/1945, nhưng vẫn
cung cấp nhiều thơng tin có giá trị về bối cảnh của cuộc đảo chính và những biến đổi
trong tư tưởng của Nhật về Đông Dương tính đến thời điểm đó. Các quốc gia Đơng
Nam Á nằm dưới sự kiểm sốt của chính quyền qn sự sau khi các đạo quân Châu
Âu đã bị đánh đuổi, hay Đông Dương sau khi Pháp bị lật đổ, đều không được tiếp cận
với các tài liệu lưu trữ này của Bộ Ngoại giao Nhật.
Tuy nhiên, sự hiện diện kéo dài của chính quyền Pháp ở Đơng Dương khơng có
nghĩa rằng có tính liên tục về mọi mặt giữa hai giai đoạn trước và sau năm 1940. Về
kinh tế, Đông Dương bị tách ra khỏi Pháp kể từ cuối năm 1941, và buộc phải tham gia
vào khối kinh tế của Đế quốc Nhật Bản. Mặc dù Decoux đã cố gắng hết sức để tránh
việc bị Nhật thơn tính hồn tồn về kinh tế, và bị Nhật Bản chỉ trích năm 1943 vì tạo
ra các rào cản phân biệt đối xử với doanh nghiệp Nhật ở Đơng Dương, nhưng ơng chỉ
có thể làm vậy thơng qua một loạt những chính sách mà đem đến cho Đơng Dương
một cơ chế kiểm sốt tập trung kinh tế, với độc quyền thị trường cao su và ngũ cốc,

cùng một liên đoàn các nhà nhập khẩu do nhà nước bảo trợ. Mặt khác, khó khăn trong
việc vận chuyển hàng hóa giữa Nhật Bản và Đơng Dương có nghĩa rằng sản lượng
trong nước giảm trong một số lĩnh vực (ví dụ, trong các vùng mỏ Bắc Kỳ), trong khi
lại thiếu các thành phẩm nhập khẩu. Điều này khiến Decoux phải hỗ trợ đặc biệt cho
các loại hình sản xuất cơng nghiệp (nhất là trong lĩnh vực dược phẩm, hóa chất, và mạ
kim) - một điều mà chính quyền Pháp ở Đơng Dương từng một mực phản đối theo
những nguyên tắc bảo hộ thương mại phổ biến trước năm 194010.
Về mặt chính trị và quản lý hành chính, Decoux cũng khơng bị bó buộc bởi bất
kỳ chỉ thị cụ thể về đường lối nào từ Pháp, và có thể tiến hành một loạt những cải
cách mà đã tinh giản, và ở một chừng mực nào đó, đã hiện đại hóa chính quyền Đơng
Dương. Trong giai đoạn 1942-43, ông cho phép người Việt gánh vác trách nhiệm
quản lý cấp cao hơn trước đây, và hiện đại hóa hệ thống quan lại cũ ở Huế. Ông cũng
bắt đầu - nhưng chưa hoàn thành được - một kế hoạch quy mơ lớn nhằm biến Đà Lạt
thành thủ đơ hành chính của Liên bang Đơng Dương11. Về chính trị, ơng áp dụng
nhiều biện pháp thể hiện sự trung thành của mình với chính phủ Vichy và sự đồng
tình với xu hướng cánh hữu mới đang diễn ra trên chính nước Pháp. Một chi nhánh
Đơng Dương của Binh đồn Lê dương Pháp được thiết lập vào năm 1941, và các tổ
chức chính trị khác bị loại bỏ. Kiểm duyệt báo chí được áp đặt; và Decoux từng bước
thực hiện việc diệt trừ tận gốc những người bất đồng chính kiến trong cộng đồng
Danh sách các tài liệu này được đem đến Washington vào năm 1945, sau đó được Thư viện Quốc hội
Hoa Kỳ quay vi phim, và hiện đã được trao trả lại một phần cho Bộ Ngoại giao Nhật Bản. Có thể xem
cụ thể trong Checklist of Archives in the Japanese Ministry of Foreign Affairs tại Thư viện Quốc hội
(Washington, 1954). Có một vài chênh lệch giữa các con số xuất hiện trong danh sách này và những số
liệu của Cục Lưu trữ Bộ Ngoại giao Nhật Bản.
9

Để biết thêm chi tiết về những khía cạnh này trong chính sách của Decoux, tham khảo Decoux, đã
dẫn bên trên, tr.431ff.
10


11

Nt, tr. 401 ffletc.
THƯ VIỆN NGUYỄN VĂN HƯỞNG


4

người Pháp, sau đó biện minh cho chính sách của mình trong một cuốn sách tựa đề
“Les Responsables” xuất bản tháng 2/194312. Năm 1942, ơng khuyến khích một sĩ
quan hải quân mang tên Ducoroy huy động Phong trào Thể dục thể thao và Thanh
niên, và lập ra các hiệp hội cùng cơ sở thể thao cho người trẻ tuổi. Cả người Việt tầng
lớp trung lưu và thượng lưu lẫn người Pháp đều được quyền tham gia13.
Nhưng còn người Việt Nam thì sao? Họ khơng bị ảnh hưởng nặng nề bởi các
chính sách ủng hộ chính phủ Vichy mà áp đặt kiểm duyệt và loại trừ bất đồng, vì kể
cả trước năm 1940 thì bản thân họ cũng đã có q ít quyền. Giai đoạn tự do hóa ngắn
ngủi sau Chính quyền Mặt trận Bình dân Pháp năm 1936 đã nhanh chóng kết thúc
khi chiến tranh bùng nổ ở Châu Âu năm 1939. Trong khi đó, ở Đơng Nam Á, Nhật
khuyến khích sự phát triển của “chủ nghĩa dân tộc” bằng cách trao độc lập danh nghĩa
cho Myanmar và Philippines, và họp Hội nghị Đại Đông Á ở Tokyo vào tháng 11
năm 194314. Trên phương diện này, Đông Dương gần như bị bỏ qua, và vẫn tiếp tục
thuộc Pháp. Thay đổi đáng kể duy nhất là sự tái tổ chức Hội đồng Liên bang Đông
Dương vào ngày 31/5/1943 (hai năm kể từ khi Hội đồng này được thành lập), với 30
thành viên “bản xứ” đối đầu 23 thành viên người Pháp. Vì tất cả các hành viên đều
được bổ nhiệm thơng qua sự cố vấn của các tổ chức chuyên môn do Decoux lập ra, và
vì bản thân Hội đồng khơng có quyền hành pháp và lập pháp, nên thay đổi này khơng
có ý nghĩa gì lớn. Có lẽ đây chỉ như một cách trao thưởng cho những người Việt đã
đóng góp vào việc thúc đẩy các chính sách của Decoux, đặc biệt là trong lĩnh vực
kinh tế.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại những dấu hiệu cho thấy rằng có ít nhất một trường phái tư

duy của Nhật Bản đi theo hướng khác: một số người Nhật nóng lịng muốn trao cho
người Việt vai trò lớn hơn trong các vấn đề của chính họ, nếu khơng phải là lật đổ
tồn bộ sự cai trị của Pháp. Decoux ghi nhận sự xấu hổ của mình khi Tướng Matsui
Iwane (được biết đến rộng rãi là một nhà “lý tưởng” về học thuyết Đại Đông Á) lên
tiếng phát biểu chống Pháp trước các nhà báo Việt Nam trong chuyến viếng thăm
được gọi là cá nhân của vị tướng này đến Sài Gòn vào tháng 7/1943. Decoux ghi lại
rằng, trong cùng khoảng thời gian đó, nhiều cuộc đụng độ đã xảy ra ở Sài Gòn giữa
lực lượng cảnh sát (khi thì là người Pháp, khi là người Việt) và những thành viên
người Việt thuộc đội ngũ hậu cần được tuyển dụng trực tiếp bởi người Nhật. Decoux
nói rằng ơng thậm chí đã nghe thấy các kế hoạch biểu tình địi độc lập cho An Nam
dưới sự bảo hộ của Kempeitai15, nhưng điều này đã không được hiện thực hóa16.
12

Về những khía cạnh này trong chính sách của Decoux,chúng ta cần phải tham khảo cơng trình của
các nhà phê bình ơng, ví dụ J. Pedrazzini, La France en Indochine (Paris, 1972), tr. Lllff.
13

M. Ducoroy, Ma Traison en Indochine (Paris, 1949).

14

Jones, đã dẫn bên trên, tr. 368,470-71.

Hiến binh Nhật - đội Cảnh sát quân sự của Đế quốc Nhật Bản hoạt động từ 1881 đến 1945. Lực
lượng này lấy mẫu từ đội cảnh sát quân sự của Pháp (gendarmarie) với quyền hành cảnh sát khi thi
hành công vụ của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, Bộ Nội vụ Nhật Bản, và Bộ Tư pháp Nhật Bản.
15

THƯ VIỆN NGUYỄN VĂN HƯỞNG



5

Philippe Devillers, người cũng có mặt tại Sài Gịn vào thời điểm này, nhận xét
rằng năm 1943, Nhật Bản tăng cường khuyến khích các nhóm dân tộc chủ nghĩa ở
Nam Kỳ, mặc cho Pháp phản đối. Họ khuyến khích Trần Quang Vinh - lãnh đạo đạo
Cao Đài thân Nhật - thành lập một ủy ban mới cho giáo phái này, và tuyên bố ủng hộ
nhánh miền Nam của phong trào Việt Nam Phục Quốc do Trần Văn Ân lập ra vào
năm trước đó (cũng dưới sự bảo hộ của Nhật)17. Việc hai nhóm cùng tổ chức một
cuộc họp chung vào tháng 9/1943 được đưa ra thảo luận vào tháng 5/1943, nhưng
cuộc họp này đã không diễn ra. Những manh mối ít ỏi này cho thấy rằng mùa hè năm
1943, Nhật Bản đã bắt đầu tranh luận về việc liệu có nên lật đổ Pháp và thành lập một
nhà nước Việt Nam đứng đầu bởi những nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa dân tộc mà sẵn
sàng hợp tác với Nhật hay khơng. Có thể vì lí do này, cùng với việc Pháp có những
động thái đàn áp các nhóm dân tộc chủ nghĩa, mà vào tháng 10 và tháng 11 năm 1943,
Nhật đã giải cứu một số nhân vật thân Nhật khỏi sự bắt giữ của Pháp, và đưa họ sang
Singapore cùng một số địa điểm khác. Trong số đó, Devillers nhắc đến tên của Trần
Văn Ân, Trần Trọng Kim, và Nguyễn Văn Sâm18.
Khơng may là rất khó có thể vượt ra khỏi phạm vi của các tư liệu Pháp đã được
xuất bản để tái tạo lại một bức tranh chi tiết về những mối liên hệ khơng chính thức đa
dạng mà chắc chắn đã tồn tại giữa các cơ quan Nhật Bản và những nhà yêu nước Việt
nam trong thời kỳ 1940-1944. Ngoài một trường hợp ngoại lệ quan trọng ra, thì Nhật
gần như khơng cung cấp bất kỳ thơng tin nào về chủ đề này, còn tài liệu lưu trữ của
Pháp thì chưa mở về giai đoạn sau năm 1940. Chúng ta phải dựa vào một số rất ít các
nguồn tiếng Việt (phần lớn là hồi ký đã được xuất bản), và những nguồn thơng tin này
cịn thiếu sót rất nhiều, kể cả khi chúng hoàn toàn đáng tin cậy.
Có lẽ nhân vật người Việt yêu nước hợp tác với Nhật nổi tiếng nhất - nhưng
chưa chắc là quan trọng nhất - trong giai đoạn này là Kỳ Ngoại hầu Cường Để, một
thành viên của hoàng tộc nhà Nguyễn mà đã chạy trốn khỏi Huế với sự giúp đỡ của
Phan Bội Châu năm 1905, và gần như sống lưu vong kể từ đó. Đến cuối thập niên

1930, ơng một lần nữa có mặt ở Tokyo, nhưng vào tháng 3/1939, ông có chuyến đi
ngắn ngủi đến Thượng hải để gặp gỡ một vài trong số những người ủng hộ mình trước
đây. Họ cùng nhau thành lập Việt Nam Phục Quốc Đồng minh Hội19. Một số thành
viên sau đó đến Quảng Đông để tập hợp các thành viên mới cho tổ chức này; và đến
mùa thu năm 1940, họ đã dựng lên một đơn vị quân đội. Đây là nhóm góp một phần
nhỏ vào sự kiện Lạng Sơn ngày 22-26/9/1940, khi quân đội Nhật tìm cách tạo áp lực
16

Nt, tr. 236-40.

17

Ph. Devillers, Histoire du Viet-Nam de 1940 a 1952 (Paris, 1952), tr. 92.

18

Nt, tr. 93.

Cường Để, Cuộc Đời Cách Mạng (Sài Gịn, 1957), tr. 129-31. Tập hồi ký này của ơng được cho là
được viết cho Kiều Ngoại hầu vào năm 1943, khi ông đang ở Nhật Bản. Hồi ký đưa rất ít thơng tin về
các sự kiện xảy ra sau năm 1941. Về sự nghiệp trước đó của Cường Để, tham khảo D.G. Marr,
Vietnamese AntiColonialism, 1885-1925 (Berkeley, 1971).
19

THƯ VIỆN NGUYỄN VĂN HƯỞNG


6

lên Pháp bằng việc xâm lược Đông Dương và tấn công Lạng Sơn. Các sĩ quan chịu

trách nhiệm cho cuộc tấn công này bị chỉ huy người Nhật khiển trách vì hành động
sau khi Pháp đã kí hiệp ước. Họ nhanh chóng rút lui lực lượng. Nhưng lực lượng Phục
Quốc của người Việt đã tính tốn sai và cố gắng châm ngòi một cuộc khởi nghĩa
chống Pháp ở khu vực biên giới. Sau khi chịu thương vong nặng nề, họ buộc phải rút
quân về Quảng Tây. Tại đây, họ tách khỏi ảnh hưởng của Nhật Bản và chuyển sang
hợp tác với Tướng Trương Phát Khuê của Trung Quốc Quốc Dân Đảng20. Nhưng nếu
Pháp bất hợp tác hơn, và nếu cuộc xâm lược của Đế Quốc Nhật phát triển thành một
hoạt động qn sự quy mơ lớn để chiếm đóng Bắc Kỳ bằng vũ lực, thì có lẽ lực lượng
qn đội của Việt Nam đã có thể đóng một vai trị tương đương với vai trò của Aung
San và “30 người anh hùng” của ông do Đại tá Suzuki Keiji chiêu mộ ở Myanmar vào
chính thời điểm này (mùa hè năm 1940) nhằm hỗ trợ cuộc xâm lược cuối cùng của
Nhật Bản vào Myanmar21. Vì Pháp tiếp tục hợp tác, nên Nhật khơng cần một nhóm
người Việt như vậy, kể cả trong năm 1941-42.
Cường Để quay trở lại Tokyo sau cuộc họp ở Thượng Hải, nhưng tháng 9/1939,
ông được yêu cầu đến Đài Bắc để giúp Nhật thiết lập một chương trình radio tiếng
Việt ở Đài Loan, ví dụ bằng cách tuyển dụng nhân sự phù hợp. Ơng ở đó đến tháng
5/1941 rồi quay về Nhật Bản lần nữa22. Từ đó đến tháng 3/1945, ơng ở lại Nhật, đóng
vai trị là một tâm điểm mang tính biểu tượng cho sự trung thành của người Việt, và
thỉnh thoảng đón khách đến thăm từ Đơng Dương. Một trong số đó là Vũ Đình Dy một nhân vật đến từ Bắc Kỳ từng đứng ra tổ chức một nhóm mang tên “Đơng Phương
Tự Trị Đảng” vào năm 1946, có lẽ là cũng do Nhật Bản hỗ trợ. Năm 1941, Vũ Đình
Dy liên kết với Ái Quốc Đồn - một trong số những nhóm thân Nhật ở Hà Nội được
Devillers nhắc đến và về sau bị Chính phủ lâm thời của Việt Minh trục xuất theo một
nghị định đưa ra vào ngày 12/9/194523. Ông cũng từng được đưa từ Đông Dương ra
đảo Hải Nam và được huấn luyện quân sự, trước khi được đưa ngược trở lại Sài Gòn
để hỗ trợ cho quân đội Nhật. Ông sang Nhật để gặp Cường Để, có lẽ là vào năm 1941,
và có vẻ như một lần nữa có mặt ở Tokyo vào năm 1944. Tháng 7 năm đó, ông lại
được đưa về Sài Gòn, lần này là do gợi ý của Kisaragi Kai - một tổ chức tư nhân của
Tướng Matsui mà từng gửi đề xuất cho Bộ Tổng Tham mưu Đế quốc Nhật Bản về
việc chiêu mộ một nhóm 20-30 nhà yêu nước người Việt để đưa sang Nhật đào tạo.
Vũ Đình Dy đáng lẽ ra phải thu xếp việc này ở Sài Gòn, nhưng bị cản trở bởi chỉ huy

quân đồn trú Nhật là Tướng Machijiri - người được cố vấn rằng một động thái trắng
trợn như vậy sẽ chỉ khiến Pháp nghi ngờ mà không thu về được thành quả nào cả24.
20

Cường Để, đã dẫn bên trên, tr. 134-35; Devillers, đã dẫn bên trên, tr. 78.

21

F.N. Trager (biên tập), Burma: Japanese Military Administration, Selected Documents, 1941-45
(Philadelphia, 1971).
22

Cường Để, đã dẫn bên trên, tr. 133-34.

23

Nt, tr. 137-38; Devillers, đã dẫn bên trên, tr. 93.

24

Thông tin từ Đại tá Hayashi Hidezumi, tháng 12/1975. Xem chú thích số 32 bên dưới.
THƯ VIỆN NGUYỄN VĂN HƯỞNG


7

Hiện vẫn chưa rõ liệu Vũ Đình Dy có đóng vai trị gì khác trong kế hoạch của Nhật
hay khơng, nhưng tên của ông không xuất hiện trong các nguồn bằng tiếng Việt về
giai đoạn sau ngày 9/3/1945.
Trong những năm tháng này, Cường Để cũng giữ mối quan hệ với những người

Việt khác ở Đông Dương. Chúng ta biết rằng trong giai đoạn 1942-1943, có một chi
nhánh của Việt Nam Phục Quốc Đồng minh Hội được đặt ở Nam Kỳ dưới sự lãnh đạo
của Trần Văn Ân. Nhân vật này sinh ra ở Long Xuyên vào năm 1903, từng du học ở
Pháp trong những năm 1920, và từng liên kết với Đảng Lập hiến Đông Dương của
Bùi Văn Chiêu trong một khoảng thời gian. Ông cũng từng bị Pháp bắt giam vào năm
1940-1941, và được Nhật Bản chiêu mộ sau khi ra tù. Mặc dù ông buộc phải rời Việt
Nam vào tháng 10/1943, nhưng sau đó đã hồi hương và đóng vai trị trong những
ngày tháng cuối cùng Nhật Bản cai trị Sài Gòn25. Một vị lãnh đạo thân Nhật khác
được cho là từng liên lạc với Cường Để là tín đồ đạo Cao Đài Trần Quang Vinh. Chi
phái Tây Ninh của đạo Cao Đài, đứng đầu bởi Phạm Công Tắc, nổi tiếng là đã giao
lưu với Nhật từ trước năm 1940; và vì thế, Pháp đã thực hiện nhiều biện pháp chống
lại giáo phái này từ mùa xuân năm 1941. “Tịa thánh” Tây Ninh bị qn đội Pháp
chiếm đóng, và Phạm Công Tắc bị đày đến Quần đảo Comoro ở Ấn Độ Dương. Trần
Quang Vinh nổi lên vào tháng 2/1943, khi Nhật khuyến khích ơng thành lập một Hội
Thánh Cao Đài mới; và như chúng ta đã thấy, sau đó ơng đã liên lạc với Trần Văn
Ân26. Tháng 7/1944, Decoux yêu cầu Tướng Michijiri bắt giữ Vinh và giao nộp ơng
cho chính quyền Pháp, nhưng Nhật từ chối. Đến cuối năm 1944, theo một nguồn của
Pháp, Nhật tổ chức cho những người ủng hộ đạo Cao Đài làm việc trong các xưởng
đóng tàu nhỏ ở Sài Gịn để đóng các thuyền gỗ mà có thể được đem ra sử dụng trong
trường hợp Nhật phải chiến đấu chống lại quân Đồng minh ngay tại Đông Dương. Họ
cũng đào tạo những tín đồ Cao Đài võ thuật và chiến tranh du kích27.
Đến năm 1944, những người theo đạo Cao Đài có lẽ đã hợp tác chặt chẽ với Nhật
Bản hơn nhiều so với Phật giáo Hòa Hảo (còn được biết đến với cái tên Đạo Xen) một giáo phái quan trọng khác ở Nam Kỳ. Mặc dù được “thành lập” chính thức vào
năm 1939 bởi Huỳnh Phú Sở, nhưng giáo phái này có nguồn gốc sâu xa từ phong trào
Bửu Sơn Kỳ Hương giai đoạn 1911-1916, và xa hơn nữa là từ những lời giáo huấn
của một bậc thày từng sống trong khu vực này vào những năm 1840. Tháng 5/1941,
Ông vẫn còn sống ở Sài Gòn vào thập niên 1960 và tiểu sử của ông xuất hiện trong sách Who's Who
in Vietnam, 1967 (Saigon, 1967).
25


Devillers, đã dẫn bên trên, tr. 89, 92. Về bối cảnh những người theo đạo Cao Đài thập niên 1930,
tham khảo R.B. Smith, "An Introduction to Caodaism" , Bulletin of School of Oriental and African
Studies (London), XXXIII (1970)
26

27

P. Mus, Problemes de I'lndochine Contemporaine: la Formation des Parties Annamites
(Paris,không rõ ngày tháng), Lecon ii, tr. 4-5. Đây vốn là một series bài giảng của Mus ở ĐH Khoa học
Xã hội và Kinh tế Tự do (College Libre des Sciences Sociales et Economiques) ở Paris, có lẽ là sau khi
Mus quay về Pháp năm 1947. Tài liệu được xem tại Thư viện Châu Phi và Vùng Hải ngoại
(Bibliotheque d'Afrique et Outre-Mer), Paris.
THƯ VIỆN NGUYỄN VĂN HƯỞNG


8

khi Phạm Công Tắc bị lưu đày, Pháp chuyển Huỳnh Phú Sổ từ trại bán-tạm-giam ở
Sài Gòn đến quản thúc tại gia ở Bạc Liêu. Tháng 10/1942, ông bị đày đến Lào, nhưng
sau đó bị Kempeitai bắt cóc và đưa đến một căn nhà ở Sài Gòn dưới sự bảo vệ của tổ
chức này28. Tuy nhiên, đến năm 1944, dường như ơng khơng cịn đóng vai trị quan
trọng trong các kế hoạch của Nhật nữa, mặc dù hình tượng Huỳnh Phố Sổ vẫn được
sử dụng để tuyên truyền cho những người ủng hộ ơng.
Ở Bắc Kỳ, và có lẽ ở cả An Nam, phong trào thân Nhật nổi tiếng nhất là Đại Việt,
đặt theo quốc hiệu Việt Nam trong thế kỷ XIV-XV. Trên thực tế, phong trào này có
nhiều cái tên khác nhau, một vài trong số đó có vẻ như được đặt bởi những người
từng ủng hộ Trung Quốc Quốc dân Đảng và nay về phe Nhật. Đại Việt Quốc xã Đảng
được cho là đã được Nguyễn Xuân Tiếu sáng lập từ năm 1936. Đại Việt Quốc dân
Đảng được thành lập năm 1940 bởi một nhóm những thành viên cũ của Việt nam
Quốc dân Đảng; trong khi một nhóm khác do Nguyễn Tường Tam đứng đầu thì lập

nên Đại Việt Dân chính Đảng vào cùng một thời điểm. Năm 1944, họ sáp nhập lại với
nhau thành Đại Việt Quốc gia Liên Minh29. Có lẽ đây là kết quả của những nỗ lực của
Nhật Bản trong việc hợp nhất ba nhóm này thành một phong trào. Nhưng có rất ít
thơng tin về thành viên và cơ cấu nội bộ của các đảng phái trên. Điều đáng nói là
dường như khơng một nhân vật nào được nhắc đến là có mối liên hệ với những tổ
chức này đã đóng góp vào sự thành lập chính phủ Việt Nam sau ngày 9/3/1945.
Cuối cùng phải nhắc đến Ngơ Đình Diệm - cựu Thượng thư Bộ lại dưới quyền
Vua Bảo Đại vào năm 1933, cũng là người nổi lên vào năm 1944 với tư cách là một
cộng sự của Nhật Bản và ủng hộ Cường Để lên ngôi tại Huế. Tháng 7/1944, trong khi
đang sinh sống ở Huế, ông nhận được lời cảnh báo trước về việc Pháp đang lên kế
hoạch bắt giữ ông, và vì thế đã tìm sự trợ giúp của Nhật Bản. Ơng cũng được
Kempeitai đưa đến Sài Gịn và bảo vệ, sống trong một bệnh viện cho đến tháng
3/194530. Ông được Cường Để nhắc đến là từng điều một phái viên sang Tokyo năm
1943, nhưng chúng ta không biết vị trí của ơng so với những người ủng hộ Cường Để
khác là gì. Đến khoảng cuối tháng 7/1944, một sĩ quan Kempeitai đã sắp xếp một
cuộc gặp mặt giữa ông và Vũ Đình Dy. Đây rõ ràng là lần đầu tiên hai người gặp nhau.
Họ đã tranh cãi và có lẽ kết quả là cả hai đều mất niềm tin vào Nhật.
Ấn tượng từ tất cả những mẩu thông tin vụn vỡ trên là đến cuối năm 1944, có khá
nhiều nhóm yêu nước Việt Nam đã xây dựng mối quan hệ với Nhật Bản và sẵn sàng
28

Devillers, đã dẫn bên trên, tr. 89-91.

Hoàng Văn Đào, Việt Nam Quốc Dân Đảng: Lịch sử đấu tranh cận đại (Sài Gòn, 1965), tr. 189-90.
Hai trong số các đảng này bị Chính phủ lâm thời Việt Minh cấm hoạt động vào đầu tháng 9/1945; Việt
Nam Dân Quốc Công Báo (Hà Nội), 29/9/1945, tr. 6.
29

Tominaga Toyofumi, trong Ikeda Yu (biên tập), Daitoa Senshi [Lịch sử Chiến tranh Đại Đông Á],
tập II (Tokyo, 1968). Tác giả nhắc đến tên Đại tá Hayashi Hidezumi, người chịu trách nhiệm trơng coi

Diệm ở Sài Gịn và đồng thời cũng là người về sau sẽ cung cấp thơng tin chính. Xem chú thích số 32
bên dưới.
30

THƯ VIỆN NGUYỄN VĂN HƯỞNG


9

hợp tác nếu được kêu gọi, nhưng không nhất thiết là hịa hợp (hay thậm chí là liên lạc)
với nhau. Có khả năng họ giữ mối liên hệ với nhiều nhóm hay cơ quan khác, thậm chí
là đối đầu, thuộc cơ cấu chỉ huy của Đế quốc Nhật Bản - một tình huống từng phát
sinh ở Java năm 1942-1943, khi các nhóm tơn giáo và u nước khác nhau có các nhà
tài trợ Nhật Bản khác nhau31. Đáng tiếc là chúng ta có rất ít thơng tin về phía Nhật
Bản trong mối quan hệ này với Việt Nam.
Các nguồn hiện có chỉ ra rằng có ít nhất ba tổ chức của Nhật Bản ở Đơng Dương
có liên hệ khơng chính thức (và mang tính chính trị hoặc bán-chính-trị) với các hội
nhóm Việt Nam trong giai đoạn 1941-1944. Tổ chức đầu tiên là Kempeitai hay “Cảnh
sát Quân sự” thuộc Quân đội Đế quốc mà Devillers từng nhắc đến một vài lần. Nhưng
Devillers không đưa ra cái tên nào cả, và trong các tài liệu do Nhật xuất bản thì chỉ
xuất hiện một cái tên duy nhất là “Ông H”, người từng giúp đỡ Ngơ Đình Diệm năm
1944. Đó là Đại tá Hayashi Hidezumi; nhưng vì ơng đến Việt Nam vào đầu năm 1944,
nên chắc chắn ông không thể tham gia vào các sự kiện trước thời điểm đó32. Nhìn
chung, có vẻ như Kempeitai đã có liên hệ với đạo Cao Đài và với Trần Văn Ân,
nhưng toàn bộ phạm vi các mối quan hệ của tổ chức này đến nay vẫn chưa được xác
định.
Thứ hai, về dân sự, có một doanh nghiệp thương mại mang tên Đại Nam Công ty
hoạt động ở Sài Gịn và có lẽ ở một số địa điểm khác kể từ năm 1941. Một thơng cáo
báo chí từ Sài Gịn vào ngày 9/11/1945 viết rằng cơng ty này “được cho là đứng đằng
sau Cơ quan Tình báo Nhật Bản” ở Đông Dương. Anh đã bắt giữ quản lý chi nhánh

Phnom Penh của Đại Nam Công Ty, nhưng quản lý Sài Gòn là Sumita Nichu, “người
được cho là đứng đầu tất cả các cơ quan tình báo của Nhật ở Đông Dương”, đã chạy
sang Đài Loan trước khi Anh đến33. Hoạt động này của Đại Nam Công Ty cũng được
Devillers ghi lại. Ông nêu tên người đứng đầu là Matsushita, và cho rằng người này
sống ở Sài Gòn vào những năm 1930 và sau đó là kể từ năm 194134. Matsushita cũng
liên lạc với những người theo đạo Cao Đài, và có lẽ các nhóm khác nữa. Theo Đại tá
Hayashi, Matsushita sinh vào khoảng năm 1892 ở khu vực Amakusa phía Tây
Kyushu và đến Đơng Dương từ năm 1909 để làm việc cho doanh nghiệp Nhật Bản
Mitsui Busan. Đến thập niên 1940, ông đã thông thạo kiến thức về Việt Nam và tiếng
Việt; nhưng khơng có cách nào biết được phạm vi quyền hành của người này trong hệ
thống ra quyết định của Nhật Bản.

31

Thông tin được cung cấp bởi H.I. Benda, The Crescent and the Rising Sun (The Hague, 1958).

Đại tá Hayashi đã cho phép tác giả phỏng vấn vào tháng 12/1975. Tôi vô cùng biết ơn Đại tá vì đã
cung cấp cho tơi những thơng tin chi tiết về các sự kiện đã xảy ra trên thực tế, cùng những góc nhìn sâu
sắc của ơng về tình hình Sài Gịn năm 1944-45.
32

33

South China Morning Post, 10/11/1945.

34

Devillers, đã dẫn bên trên, tr. 89-91.
THƯ VIỆN NGUYỄN VĂN HƯỞNG



10

Thứ ba, cũng về phía dân sự, tài Sài Gịn có một Viện Văn hóa Nhật Bản mà có lẽ
cũng đóng vai trị trong việc duy trì các mối quan hệ phi chính thống với người Việt.
Giám đốc Viện năm 1944-1945 là Yokoyama Masayuki - một người dày dạn kinh
nghiệm và có lẽ là một nhân vật quan trọng hơn nhiều so với chức danh của ơng. Ơng
trở thành cố vấn người Nhật chính của Bảo Đại sau sự kiện 9/3/1945. Sinh ra vào năm
1892, ông từng giữ các chức vụ ngoại giao của Nhật Bản ở Pháp đầu thập niên 1920,
và là bộ trưởng Nhật Bản ở Ai Cập năm 1936. Kết nối đầu tiên được biết đến giữa
Yokoyama và Đông Dương là việc ông được bổ nhiệm làm giám sát viên cuộc khảo
sát liên bộ Nhật Bản về các nguồn tài nguyên thiên nhiên của thuộc địa. Đáng tiếc là
hiện tại khơng có thơng tin gì khác về hoạt động của ơng ở Đơng Dương kể từ đó cho
đến năm 1945, trừ một vài tài liệu đề cập đến sự góp mặt của ơng trong các dịp lễ35.
Một người khác liên quan đến Viện Văn hóa, có lẽ từng là Giám đốc Viện, được nhắc
đến trong một nguồn tiếng Việt là “Komashu” và có vẻ chính là Komatsu Kiyoshi.
Ông cũng từng đến Pháp đầu những năm 1920, và được cho là đã gặp Nguyễn Ái
Quốc thời trẻ ở Paris năm 1919; nhưng ông trở thành một nhà văn chứ không phải
một nhà ngoại giao, nổi bật với bản dịch tác phẩm của các tác giả người Pháp (bao
gồm André Malraux) vào cuối thập niên 1940 và thập niên 1950, cũng như một cuốn
sách về Việt Nam xuất bản ở Tokyo năm 1955. Nhưng cũng khơng có nhiều thơng tin
về công việc của ông ở Việt nam đầu những năm 1940, ngồi việc ơng là bạn của
Phạm Ngọc Thạch - một vị bác sĩ Sài Gòn mà năm 1945 đã trở thành lãnh đạo của
phong trào thanh niên do Nhật bảo trợ lẫn một thành viên bí mật của Đảng Cộng sản
Đơng Dương36.
Tóm lại, đến cuối năm 1944, chính sách của Nhật ở Đơng Dương có hai khía
cạnh. Một mặt, Bộ Ngoại giao và Quân đội Đế quốc công nhận vị trí của Pháp ở Đơng
Dương và cho phép Tồn quyền Decoux phụ trách chính quyền dân sự, miễn là
Decoux phải hợp tác trong việc đáp ứng các yêu cầu của quân Nhật. Mặt khác, nhiều
tổ chức Nhật Bản xây dựng các mối quan hệ khơng chính thức với những nhà yêu

nước người Việt mà có thể phát huy tác dụng khi cần phải lật đổ Pháp để thiết lập
quyền kiểm soát trực tiếp của Nhật Bản hoặc một chính phủ Việt Nam “độc lập”. Đến
đầu năm 1945, nhu cầu thực hiện điều này được gần như tất cả những người Nhật liên
quan đến chính sách của Nhật Bản ở Đơng Dương chấp nhận, nhưng vẫn cịn tồn tại
nhiều tranh cãi xoay xung quanh phương án hành động.

Who's Who in Japan, 1937 cung cấp thông tin chi tiết về sự nghiệp ngoại giao của ơng tính đến thời
điểm này. Tham khảo tài liệu lưu trữ của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, E.4.0.0.-13 (=S.5..4.0.0.2) để biết
thêm về vai trò của ông trong Khảo sát về Tài nguyên Thiên nhiên, 9/1941; Opinion-Impartial,
21/10/1944 về vị trí của ơng trong Viện Văn hóa Nhật Bản; và Opinion-Impartial, 22/5/1945 về vai trị
của ơng sau 9/3/1945.
35

Phương Lan, Nhà Cách mạng Tạ Thu Thâu, 1906-1945 (Sài Gòn, 1974), tr. 272. Về cuộc gặp gỡ
giữa Komatsu Kiyoshi và Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc), tham khảo J. Lacouture, Ho Chi Mirth
(Paris, 1967), tr. 19. Komatsu giảng dạy tiếng Pháp tại ĐH Tokyo cho đến cuối đời.
36

THƯ VIỆN NGUYỄN VĂN HƯỞNG


11

II

Cuộc xâm lược đầu tiên của Đế quốc Nhật Bản vào Đông Dương diễn ra ngay sau
khi Pháp bị Đức đánh bại, và được dựa trên những cuộc đàm phán với chính phủ
Vichy. Khi Pháp được quân Đồng minh giải phóng và De Gaulle thành lập một chính
phủ lâm thời mới vào tháng 8-9/1944, thuộc địa sẽ khó có thể tiếp tục không bị ảnh
hưởng, và Nhật Bản bắt đầu thay đổi thái độ. Từ trước đó, Decoux đã chuẩn bị sẵn

những biện pháp phịng ngừa cho tình huống này. Tháng 2/1943, chính phủ Vichy đã
ban hành một nghị định cho phép Decoux chịu trách nhiệm độc lập đối với Đông
Dương trong trường hợp khu vực này bị tách khỏi chính quốc. Mặc dù Pháp đã được
giải phóng, nhưng tương tự như Đức, Nhật Bản cũng giả bộ như chính phủ Vichy vẫn
còn tồn tại; và vào ngày 20/8/1944 (một ngày sau khi quân Đồng minh tiến vào Paris),
Decoux viện dẫn nghị định năm 1943 và giành toàn bộ quyền hành vào tay mình37.
Tại thời điểm đó, Nhật Bản chấp nhận sự dàn xếp này và sẵn sàng tiếp tục hoạt động
như trước đây. Nhưng khi mùa thu năm đó trơi qua, có vẻ như Nhật Bản bắt đầu phải
đối mặt với khả năng rằng cuối cùng thì họ vẫn sẽ cần phải giành quyền kiểm soát
trực tiếp đối với Đông Dương.
Một diễn tiến khiến họ buộc phải suy nghĩ theo hướng như vậy là sự trỗi dậy của
phong trào kháng chiến Pháp38 diễn ra ngay trong cộng đồng người Pháp, và đặc biệt
là trong quân đội Pháp ở Đông Dương. Tháng 7/1944, một sĩ quan Pháp làm việc cho
Lực lượng 136 của Anh ở Ấn Độ (trên thực tế, đây chính là lực lượng vũ trang của
Đội Tác chiến Đặc biệt SOE của Anh ở Châu Á) là Thiếu tá de Langlade đã nhảy dù
xuống Bắc Kỳ và liên lạc với Tướng Mordant - tổng chỉ huy lực lượng Pháp tại Đông
Dương39. Kết quả là Mordant đồng ý sẽ hành động hướng tới việc tổ chức một phong
trào kháng chiến Pháp; và để làm được điều đó mà khơng phải thơng báo cho Decoux
biết động cơ thật sự phía sau, ơng đã xin phép nghỉ hưu vì lí do tuổi tác. Ngày
10/9/1944, Mordant chính thức được De Gaulle bổ nhiệm làm lãnh đạo phong trào
kháng chiến Pháp ở Đông Dương, trực tiếp dưới quyền Tướng Blaizot - cựu chỉ huy
quân viễn chinh Pháp ở Viễn Đông và tổng tư lệnh phái bộ quân sự Pháp thuộc Bộ Tư
lệnh Đông Nam Á40. Trên thực tế, có một số sự mơ hồ, thiếu rõ ràng về phía qn
Đồng minh vì Mỹ khơng chịu thừa nhận địa vị của Blaizot, thậm chí cịn khơng chấp
nhận rằng Đơng Dương thuộc Pháp nằm trong giới hạn địa lý của Bộ Tư lệnh Đông
Decoux, đã dẫn bên trên, tr. 300-301. Văn bản tham khảo cũng xuất hiện trong J. Legrand,
L'Indochine a I'Heure Japonaise (Cannes, 1963), tr. 224-25.
37

Kháng chiến Pháp (tiếng Pháp: La Résistance) là tập hợp các phong trào Pháp chiến đấu chống lại

sự chiếm đóng của Đức Quốc xã ở Pháp và cộng tác viên chế độ Vichy trong Thế chiến thứ hai.
38

39

Devillers, đã dẫn bên trên, tr. 118.

40

G. Sabattier, Le Destin de llndochine: Souvenirs et Documents, 1941-1951 (Paris, 1952), tr. 387-90.
Sabattier chịu trách nhiệm dẫn đầu quân kháng chiến Pháp ở khu vực phía Bắc Đơng Dương. Về vị trí
của Blaizot, xem chú thích số 41 bên dưới.
THƯ VIỆN NGUYỄN VĂN HƯỞNG


12

Nam Á. Mặc dù phía Đồng minh đều thống nhất rằng trong một vài trường hợp nhất
định, Lực lượng 136 có thể hoạt động ở Đơng Dương, nhưng Mỹ vẫn khẳng định vào
tháng 1-2/1945 rằng khu vực này thuộc chiến trường Trung Quốc, và việc giải phóng
nó là do Wedemeyer và quân đội Trung Quốc dưới quyền Tưởng Giới Thạch chịu
trách nhiệm chính41. Tuy nhiên, Mordant tiếp tục duy trì quan hệ với Ceylon và Ấn
Độ; và vào tháng 11 năm đó, ơng tiếp đón chuyến viếng thăm thứ hai của de Langlade.
Đến thời điểm này, Decoux đã được thông báo về tổ chức của Mordant, và quyền
hành của người này dưới Tướng De Gaulle. Ngày 19/11/1944, Decoux tiếp Langlade
trong Phủ Tồn quyền Đơng Dương ở Hà Nội42. Decoux phản đối việc Mordant có
quyền hành trong mắt chính phủ lâm thời Pháp ở Paris, trong khi bản thân ông lại bị
buộc phải làm Đô đốc. Nhưng nếu Decoux tiếp tục như bình thường thì vẫn có hy
vọng đánh lừa được người Nhật. Trên thực tế, Nhật không quyết định hành động cho
đến tháng 1/1945, mặc dù có lẽ họ đã biết Pháp đang thực hiện một hoạt động bí mật

nào đó từ rất lâu trước đó.
Tuy nhiên, điều quan trọng hơn trong tính tốn của Nhật Bản là những cân nhắc
về chiến lược chung trong một cuộc chiến mà đang dần trở nên tồi tệ với họ. Năm
1944, quân Nhật đã thực hiện hai cuộc tấn công quy mô lớn cuối cùng của mình trong
Thế chiến. Tháng 3, Nhật bắt đầu tấn cơng vào biên giới Myanmar-Assam, và tiến về
phía Kohima và Imphal43. Trận chiến này kéo dài đến cuối năm, nhưng đến tháng 7
thì đã rõ ràng rằng quân Nhật không thể vượt qua và cuối cùng sẽ buộc phải rút lui.
Tháng 4/1944, Chiến dịch Ichi-go diễn ra tại Trung Quốc nhằm công phá các căn cứ
không quân mà từ đó máy bay ném bom chiến lược của Lực lượng Không quân Hoa
Kỳ 14 đã xuất phát để oanh tạc các tuyến đường tiếp tế của quân đội Nhật và gây ra
tổn thất nặng nề44. Cuộc tấn công này thành cơng hơn, và đến tháng 6 cùng năm thì
Nhật đã chiếm giữ được Trường Sa. Tháng 10-11/1944, quân Nhật chiếm được căn cứ
Quế Lâm và Liễu Châu ở Quảng Tây, nhưng sau đó dường như quyết định sẽ khơng
thực hiện bất kỳ cuộc tấn công quy mô lớn nào vào Côn Minh, nơi đặt trụ sở bộ tư
lệnh của Tướng Chennault. Trong khi vẫn đủ khả năng tấn công ở Trung Quốc và
Myanmar, thì quân Nhật lại lui về thế phịng thủ ở Tây Thái Bình Dương. Tại Hội
nghị Quebec lần thứ hai vào giữa tháng 9/1944, các nhà lãnh đạo phe Đồng minh đã
phê chuẩn đề xuất của Mỹ về việc đổ bộ lên đảo Leyte thuộc Philippines vào tháng 10
Tranh luận về vấn đề này cũng như câu hỏi về vị trí của Blaizot được nêu chi tiết trong các tài liệu
lưu trữ của Anh, nhưng toàn bộ câu chuyện về quan hệ với Mỹ tại thời điểm đó hiện vẫn chưa được tiết
lộ. Xem FO 371/46304, Văn phịng Lưu trữ Cơng (Public Record Office, P.R.O.), London.
41

Decoux, đã dẫn bên trên, tr. 319-20; Legrand, đã dẫn bên trên, tr. 233. Langlade bàn giao lại cho
Decoux những chỉ thị mới của Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp ở Paris. Tham khảo thêm Sabattier, đã
dẫn bên trên, tr. 99-100.
42

43


S.W. Kirbyef al, The War against Japan, tập Ill (London, 1961).

44

C.F. Romanus và R.Sunderland, Stillwell's Command Problems (Series "U.S. Army in World War
II”, Washington, 1956), tr. 316 ff. Về việc đánh bom Đông Dương trướ tháng 1/1945, xem C.
Chennault, The Way of a Fighter (New York, 1949), tr. 248-50, v.v…
THƯ VIỆN NGUYỄN VĂN HƯỞNG


13

- một chiến dịch mà trước đó đã được dự kiến sẽ tiến hành vào cuối tháng 1245. Cũng
trong khoảng thời gian này, tân thủ tướng Nhật Bản Koiso Kuniaki so sánh trận chiến
sắp tới trên đảo Leyte với trận Tennozan năm 1582 mà đã đánh dấu sự nổi lên mang
tính quyết định của Hideyoshi với tư cách là vị lãnh chúa quyền lực nhất Nhật Bản46.
Nhưng nếu như trận Leyte mang tính quyết định, thì kết cục của nó lại ngược lại với ý
mà Koiso muốn nói. Quân Nhật đã thua trận hải chiến trên Vịnh Leyte vào ngày
24-26/10/1944, và đến ngày 10/11/1944 thì Tướng Yamashita đã khuyên Tướng
Terauchi (trong vô vọng) rằng Nhật sẽ mất Leyte47. Nhật đưa nhiều quân tiếp viện đến
hơn, nhưng Mỹ đã giành quyền kiểm soát cuối cùng trên đảo vào ngày 26/12/1944.
Trong bối cảnh như vậy, Nhật phải quyết định nên làm gì với Đơng Dương. Nhật
Bản khơng có nhiều thơng tin về kế hoạch của qn Đồng minh, và vì thế khơng thể
biết được rằng thực ra khơng có mối đe dọa trực tiếp nào đối với khu vực này. Nhiều
khả năng là trước khi Liễu Châu và Quế Lâm thất thủ, Trung Quốc đã lên kế hoạch
tiến vào Bắc Kỳ từ Quảng Tây với sự hỗ trợ từ Mỹ; nhưng vào lúc này thì kế hoạch
đó đã khơng cịn khả năng được thực hiện. Từ phương Tây, cũng bắt đầu phát sinh
một mối đe dọa từ Bộ Tư lệnh Đông Nam Á. Kho lưu trữ của Anh cho chúng ta biết
rằng tại thời điểm đó, có hy vọng là chỉ cần Mỹ tán thành thì Pháp sẽ lãnh đạo một
cuộc nổi dậy ở Đông Dương vào mùa xuân năm 194548. Tuy nhiên, đối với quân Nhật,

mối đe dọa chính dường như đến từ Mỹ. Trong một cuộc trò chuyện giữa Yoshizawa
và Boisanger vào tháng 11/1944, đại sứ Nhật Bản phát biểu rằng nếu Manila rơi vào
tay người Mỹ thì chính sách đối với Đơng Dương có thể sẽ phải được sửa đổi49. Trên
thực tế, qn Đồng minh khơng có dự định biến Đông Dương thành một phần của
chiến trường Tây Nam Thái Bình Dương: họ đã quyết định Bắc tiến từ Luzon sau khi
Manila bị chiếm đóng. Họ khơng hề biết rằng quân Nhật sợ Mỹ sẽ đổ bộ vào Đông
Dương, và coi phong trào kháng chiến Pháp là một phần trong kế hoạch hỗ trợ động
thái đó khi thời cơ đến. Chính vì thế mà Nhật khơng hề xem nhẹ các cuộc khơng kích
của Mỹ vào Đơng Dương ngày 12/1/1945. Ngay từ năm 1943, khu vực Bắc Đông
Dương kéo dài đến tận Vinh đã bị ném bom bởi các máy bay đến từ căn cứ quân sự
của Chennault ở phía Bắc; nhưng cuộc khơng kích của Mỹ đầu năm 1945 là lần đầu

45

J.P. W. Ehrman, Grand Strategy, August 1943-September 1944 (Series "History of the Second
World War", London, 1956).
46

R.J.C. Butow, Japan's Decision to Surrender (Stanford, 1954), tr. 42-43.

47

Kirby, đã dẫn bên trên, (London 1965), IV, 85-86.

48

W.O. 203/5608, P.R.O., London.

Legrand, đã dẫn bên trên, tr. 229-33. Ghi chép của Boisanger về cuộc hội thoại này được viết vào n
gày 20/11/1944. Boisanger chịu trách nhiệm cho các vấn đề ngoại giao dưới quyền Decoux.

49

THƯ VIỆN NGUYỄN VĂN HƯỞNG


14

tiên Đông Dương bị tấn công bởi máy bay đến tàu tàu sân bay ở Thái Bình Dương, và
quân Nhật coi đây là bước đầu tiên hướng tới cuộc xâm lược cuối cùng của Mỹ50.
Đến tháng 11/1944, một sĩ quan Nhật Bản thuộc biên chế quân đồn trú (gọi là
Tổng hành dinh Shin) - đơn vị tách biệt với Tổng hành dinh Nam phương quân của
Terauchi, mặc dù cả hai đều đóng tại Sài Gịn - đã được hướng dẫn để chuẩn bị kế
hoạch cho một cuộc chiếm đóng của Nhật Bản ở Đơng Dương. Đến cuối năm 1944
thì kế hoạch này đã sẵn sàng, mặc dù sau đó cịn được sửa đổi51. Cũng vào cuối năm
này, hai động thái quân sự đã được thực hiện, cho thấy tầm quan trọng của việc bảo
vệ Đông Dương đối với quân Nhật: Tháng 12/1944, Tướng Machijiri, người đã chỉ
huy quân đồn trú (Qn đồn 38) kể từ 1942 hoặc thậm chí là trước đó, được thay thế
bởi Tướng Tsuchihashi52. Cũng trong khoảng thời gian này, một phần các lực lượng
đã thành công trên chiến trường Quảng Tây vào tháng 10 và tháng 11 bắt đầu di
chuyển sang Bắc Kì. Đến ngày 20/1/1945, những đơn vị khác tiếp tục tiến vào Đông
Dương, cụ thể là Quân đoàn Hikari do Tướng Nagano chỉ huy - người đã thành lập
tổng hành dinh của mình ở phía Tây Hà Nội. Khơng lâu sau đó, Đại sứ Matsumoto
(cũng là một người mới được bổ nhiệm vào tháng 12/1944) phàn nàn với Tokyo về
hành vi thô bạo của những binh lính mới đến, ngụ ý rằng các lực lượng từng chiếm
đóng Đơng Dương cho đến nay có tính tình nhẹ nhàng hiền hịa hơn53. Tầm quan
trọng của Bắc Kì trong hình hình mới này trở nên rõ ràng khi chúng ta được gợi nhắc
lại rằng theo thỏa thuận quốc phòng chung vào tháng 12/1941, Pháp phải chịu trách
nhiệm về an ninh của khu vực Bắc Đơng Dương. Chính tại đây, Tướng Sabattier
(dưới quyền Mordant) đã chịu trách nhiệm tổ chức phong trào kháng chiến Pháp và
lên kế hoạch cho quân đội Pháp sử dụng để bảo vệ biên giới Lạng Sơn, chống lại bất

kỳ động thái nào của Nhật nhằm giải giáp quân Pháp54. Nếu Nhật thực hiện bất kỳ kế
hoạch nào để giành quyền kiểm soát trực tiếp đối với Bắc Kỳ, họ sẽ cần quân tiếp
viện.
Do đó, đến cuối tháng 1, vấn đề Đơng Dương đã trở nên cấp bách đối với người
Nhật. Ngày 1/2/1945, Hội đồng Chiến tranh Tối cao ở Tokyo đã ra quyết định về
50

U.S. Strategic Bombing Survey: Fifth Air Force, in the War against Japan (Washington, 1947), tr.
21. Về phản ứng của Nhật Bản, xem các cuộc điện tín giữa Đơng Dương và Tokyo được trích dẫn bên
dưới.
Q trình lên kế hoạch này được báo cáo lại trong một cuộc điện tín Matsumoto gửi cho Shibemitsu,
ngày 25/2/1945, sau khi một quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản tên là Ishizawa tiến hành điều tra về
tình hình ở Đơng Dương. Tham khảo tư liệu lưu trữ của Bộ Ngoại giao Nhật Bản ở Tokyo, A. 7.0.0.9 54 (=S.0.0.54), tr. 191-93. Danh tính của vị quan chức này khơng được tiết lộ, nhưng có vẻ như đó
chính là Đại tá Hayashi Hidezumi. Xem thêm chú thích see n. 65 below
51

Trước đó, ơng hoạt động ở Timor. Ơng tiếp quản Đơng Dương vào ngày 14/12/1944. Sittan Meigo
Sakusen [Chiến lược Sittan và Meigo], (Tokyo, 1969), tr. 594-95
52

Matsumoto to Shigemitsu, 25/1/1945. Tham khảo tư liệu lưu trữ của Bộ Ngoại giao Nhật Bản ở
Tokyo, A.7.0.0.9-54, pp. 26-27.
53

54

Sabattier, đã dẫn bên trên, chương 5-6.
THƯ VIỆN NGUYỄN VĂN HƯỞNG



15

nguyên tắc rằng bắt buộc phải hành động để thiết lập quyền kiểm soát trực tiếp của
Nhật Bản đối với Đông Dương, thời điểm thực hiện cụ thể sẽ được quyết định sau55.
Trong suốt tháng 2, Nhật Bản đã tự tranh luận với nhau về kế hoạch chi tiết cho việc
tiếp quản Đông Dương: các điều khoản trong tối hậu thư gửi cho Decoux; kế hoạch
hành động trong hai trường hợp Decoux chấp nhận hoặc từ chối tối hậu thư; vướng
mắc về chính quyền tương lai ở Đơng Dương và mối quan hệ giữa quân đội và các
nhân viên ngoại giao; cũng như vấn đề độc lập cho An Nam, Campuchia, và Lào56.
Trong khi đó, Matsumoto được hướng dẫn mở các cuộc thảo luận về vấn đề Pháp cần
hỗ trợ tài chính nhiều hơn cho qn đội Nhật ở Đơng Dương, như bước đầu tiên để
gây áp lực lên Decoux57. Về phía Pháp, họ cũng nhận thức được sự cần thiết phải cấp
bách hơn, nhưng vẫn chưa có được sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Ngay từ tháng 7/1944, có
vẻ như Mordant đã nói với Langlade rằng bất kỳ hành động hiệu quả nào chống lại
quân Nhật của lực lượng Pháp quốc Tự do đều phụ thuộc vào sự xuất hiện của một
đội quân tiếp viện tinh nhuệ. Đến tháng 2, một lực lượng gồm 600 sĩ quan Pháp, tất cả
đều quen thuộc với Đông Dương, đã sẵn sàng di chuyển từ Bắc Phi đến Ấn Độ, và
cuối cùng đến Đông Nam Á. Dự định ban đầu là đưa họ đến Ấn Độ vào ngày
15/2/1945; nhưng trong khi quân đội Anh thuộc Bộ Tư lệnh Đơng Nam Á chấp thuận,
thì Hội đồng Chỉ huy ở Washington - hay nói cách khác, người Mỹ - đã phủ quyết đề
xuất này58. Vì thế, lực lượng Pháp vẫn còn ở Bắc Phi khi Nhật đảo chính Pháp.
Mordant và các đồng sự đã phải lên kế hoạch thực hiện phong trào kháng chiến Pháp
mà không có quân tiếp viện, và hiển nhiên là các lựa chọn của họ đều rất hạn chế.
Trong thông cáo mà người Nhật sau đó sử dụng để biện minh cho hành động của
mình vào ngày 9/3/1945, họ hướng sự chú ý đến một cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo
Pháp diễn ra vào ngày 20/2/1945 tại Hà Nội mà có vẻ như phía Nhật nắm được thơng
tin nội bộ. Họ khẳng định rằng nhiều người Pháp có mặt trong cuộc họp đó đã ủng hộ
một cuộc tấn cơng vũ trang ngay lập tức vào các vị trí Nhật Bản chiếm đóng, và rằng
lực lượng Pháp đã nhận được đồ tiếp tế vận chuyển bằng đường hàng không vào ngày
20-22/2/194559. Tài liệu của Pháp cho thấy rằng trên thực tế, ngày 19/2, Decoux đã

chuẩn bị một bộ chỉ lệnh cho chính quyền dân sự trong trường hợp hành động quân sự
chống lại Nhật diễn ra60. Nhưng Decoux có nói thêm rằng ông không nghĩ mối nguy
hiểm này sắp xảy đến. Điều này cho thấy Decoux gần như khơng có ý niệm mơ hồ
55

Tài liệu IMTsố 501 (=IPS số 2664), từ tư liệu lưu trữ của Bộ Ngoại giao Nhật Bản.

56

Đọc thêm bên dưới về cuộc tranh luận này.

57

Tư liệu lưu trữ của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, A.7.0.0.9-54, tr. 50ff.

Lưu trữ của Anh, FO 371/46305/F1563, P.R.O., London; liên lạc bí mật giữa chính phủ hai nước
Pháp và Anh, ngày 12/3/1945.
58

Chương trình phát thanh bằng tiếng Anh của Domei Tsushin - cơ quan tin tức chính thức của Đế
quốc Nhật Bản - ở Châu Âu, ngày 10/3/1945, do BBC giám sát. Bản sao của các báo cáo có thể được
xem trong hồ sơ P.R.O: FO 371/46305/F1569.
59

60

Sabattier, đã dẫn bên trên, tr. 118-23.
THƯ VIỆN NGUYỄN VĂN HƯỞNG



16

nào về kế hoạch thật sự của quân Nhật. Cùng ngày 19/2/1945, vị tướng quyết tâm
nhất - Sabattier - viết cho Mordant về sự cần thiết phải chuẩn bị nhiều hơn, nhưng
ngay cả ơng cũng khơng dự tính được qn Pháp cần sẵn sàng sớm từ trước ngày
15/361. Chính Sabattier đã đề phòng trước bằng việc thiết lập một bộ chỉ huy bí mật ở
Phủ Dỗn (nằm giữa Việt Trì và Tuyên Quang), và không phải ngẫu nhiên mà
Sabattier là vị tướng cấp cao duy nhất thoát khỏi lưới của Nhật Bản.
Trên thực tế, đến cuối tháng 2, quân Nhật đã giải quyết được hầu hết các vấn đề
chi tiết về Đơng Dương. Khơng hài lịng về cách giải quyết bất đồng giữa quân đội và
các nhà ngoại giao, Matsumoto lập luận vào ngày 26/2 rằng nên hoãn hành động cho
đến sau ngày 25/4/1945 - ngày mà ý định của Liên Xô về Điều ước Bất tương xâm
Nhật-Xô trở nên rõ ràng62. Nhưng vào cùng ngày, Hội đồng Chiến tranh Tối cao
dường như đã quyết định hành động ngay trong tương lai gần; ngày giờ chính xác có
lẽ được để lại cho các chỉ huy quân sự địa phương quyết định. Tất cả các chi tiết cuối
cùng được hoàn thành trước ngày 3/3/1945, và điều đó cho thấy rằng cuộc đảo chính
ban đầu được dự tính sẽ diễn ra vào ngày này. Thật vậy, có vẻ như các nguồn tin tình
báo Mỹ có lí do để tin rằng Nhật sẽ đảo chính Pháp vào ngày 3/3/1945, vì hơm đó,
Shigematsu gửi thư cho Matsumoto để báo cáo về việc một đài phát thanh được giám
sát từ San Francisco đã đưa tin rằng vào hồi 11 giờ sáng ngày 3/3, quân đội Nhật đã
giải giáp quân Pháp ở Đông Dương mà không gặp phải bất kỳ sự kháng cự nào từ
phía Tồn quyền!63 Nếu kế hoạch này bị hỗn lại, thì có lẽ là vì ngày hơm đó Decoux
đang ở Đà Lạt, trong khi kế hoạch thì cần ơng ta ở Sài Gịn. Các điều kiện để Nhật
đảo chính Pháp đều khơng thích hợp cho đến ngày 9/3/1945.
Pháp đã biết về cuộc đảo chính và hậu quả ngay sau đó của nó từ rất lâu, nhất là
qua hồi ký của Decoux và Sabattier. Hiện nay cũng có một số ít tư liệu do Nhật xuất
bản, đặc biệt là một phần trong một tập thuộc sê-ri biên soạn bởi Văn phòng Lịch sử
Chiến tranh của Lực lượng Tự vệ Nhật Bản. và một chương sách viết bởi Tominaga
Toyofumi - một nhà báo từng tận mắt chứng kiến sự kiện đảo chính ở Huế64. Như
chúng ta có thể dự đốn được từ những thơng tin trên, cuộc đảo chính diễn ra sn sẻ

với qn đội Đế quốc Nhật Bản ở miền Nam, nhưng gặp một chút khó khăn ở Bắc
Kỳ.
Buổi tối ngày 9/3/1945, Matsumoto viếng thăm Dinh Tồn quyền của Decoux ở
Sài Gịn nhằm hồn tất thương lượng về tài chính mà đã kéo dài hơn một tháng trời.
Lúc 7 giờ tối, Matsumoto đưa ra tối hậu thư yêu cầu phải đặt tất cả các lực lượng của
61

Nt, tr. 115-18.

62

Tư liệu lưu trữ của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, A.7.0.0.9.-54, tr. 194-96.

63

Nt, tr. 280.

Văn phòng Lịch sử Chiến tranh, Lực lượng Tự vệ Nhật Bản: Sittan Mei-go Sakusen và Tominaga
Toyofumi, "The Coup d'Etat in Hue" trong Ikeda Yu (biên tập), Daitoa Senshi, tập II. Tơi xin bày tỏ
lịng biết ơn đến Bà Takemoto vì đã giúp tôi chuyển ngữ “The Coup d’Etat in Hue”.
64

THƯ VIỆN NGUYỄN VĂN HƯỞNG


17

Pháp dưới quyền chỉ huy của quân đội Nhật ngay lập tức, và giao cho Nhật quyền
kiểm sốt tồn bộ hệ thống giao thông và vật liệu chiến tranh ở Đông Dương65. Hai
tiếng sau, khi tối hậu thư đã hết hạn, Decoux đưa ra một câu trả lời mà theo Nhật là từ

chối điều kiện họ đưa ra, và vì thế mà quân đội Nhật quyết định tấn công. Ở miền
Nam thì khơng có trận chiến nào nổ ra, và bản thân Decoux cùng các quan chức cấp
cao của Pháp đã chịu để Nhật bắt giam mà không kháng cự. Ở Huế, tình hình phức
tạp hơn vì quân Pháp vượt trội về số lượng, và vì theo kế hoạch, Nhật cần phải nhanh
chóng chiếm được Hồng thành và bắt được nhà vua66. Nhờ mưu kế, quân Nhật đã
tiếp cận được vị trí kiên cố nhất trong thành, và đủ may mắn để tiêu diệt được sĩ quan
người Pháp cấp cao nhất ngay giai đoạn đầu của trận chiến. Đến buổi chiều ngày 10/3,
quân Nhật đã chiếm giữ được phần lớn các trọng điểm quân sự trong thành phố; và
cùng ngày hơm ấy, vua Bảo Đại tiếp đón một đồn đại biểu Nhật dẫn đầu bởi
Yokoyama Masayumi để thay thế vị trí của viên cơng sứ người Pháp cùng đội ngũ
nhân viên của ông ta.
Tại Hà Nội cũng diễn ra chiến sự, nhưng quân đội Đế quốc Nhật Bản nhanh
chóng giành quyền kiểm soát và bắt giữ được Mordant cùng hầu hết các sĩ quan Pháp
cấp cao. Sabattier - người tin vào thơng tin tình báo về kế hoạch hành động sắp diễn
ra của quân đội Nhật hơn những người khác - đã trốn thoát khỏi Hà Nội với một số ít
binh lính Pháp. Căn cứ quân sự của Pháp ở Trung Quốc dưới quyền Tướng Alessandri
cũng rất cảnh giác. Ngoài ra, các cuộc nổi dậy diễn ra ở nhiều địa điểm khác nhau dọc
biên giới phía bắc Bắc Kỳ, từ Cao Bằng đến Móng Cái. Một lần nữa, thơng tin chi tiết
tìm thấy trong các kho lưu trữ của Anh hiện nay cho thấy rõ ràng rằng các ổ kháng cự
của Pháp ở Bắc Kỳ và Bắc Lào có liên lạc qua radio với Lực lượng 136 cùng đồng đội
Pháp, và một số cuộc nổi dậy là do Anh cung cấp vật tư và vũ khí67. Mỹ là bên từ chối
hỗ trợ Pháp theo chỉ thị từ Washington, mặc dù Mỹ liên tục khẳng định rằng Đông
Dương thuộc chiến trường Trung Quốc và rằng Wedemeyer là vị chỉ huy quân Đồng
minh chịu trách nhiệm cho khu vực này68. Nếu không có sự hỗ trợ của Mỹ, cuộc nổi
dậy của quân Pháp ở Móng Cái khơng thể kéo dài được lâu; và đến ngày 19/3, quân
Nhật đã ép quân Pháp phải rút lui sang phía bên kia biên giới Trung Quốc. Ở Lạng
Sơn, cuộc chiến chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn ngủi, và quân Nhật
chiếm được Cao Bằng vào khoảng ngày 22. Về phía Nam, Alessandri đã trốn thốt
với hơn 1000 binh lính, chạy đến Sơn La - nơi phong trào kháng chiến Pháp vẫn
chiếm đóng một phi trường, và biến nơi đây thành cứ điểm tạm thời. Nhưng vào

khoảng ngày 26/3, cứ điểm này cũng lọt vào tay quân Nhật, và Alessandri cùng
65

Xem văn bản trong Decoux, đã dẫn bên trên, 330.

66

Như đã nhắc đến bên trên, Tominaga kể lại khá chi tiết sự kiện này từ góc độ của Nhật Bản.

Xem các bản Báo cáo Tình hình ngày 10-29/3/1945 do Văn phịng Chiến tranh gửi đến Văn phòng
Bộ Ngoại giao, trong FO 371/46305/F1642, P.R.O. London.
67

Xem cuộc điện đàm từ Churchill đến Roosevelt về vấn đề này vào ngày 17/3/1945, FO
371/46305/F1714, P.R.O., London.
68

THƯ VIỆN NGUYỄN VĂN HƯỞNG


18

Sabattier phải chạy đến Điện Biên Phủ. Cuối cùng, cũng vì thiếu sự hỗ trợ từ Mỹ, hai
người buộc phải chạy sang Quảng Tây cùng tàn quân của mình.
Vì thế, đến ngày 12/3/1945, quân Nhật đã thiết lập được quyền kiểm sốt tất cả
các trung tâm chính ở vùng đồng bằng Đông Dương; và đến đầu tháng 4, Nhật gần
như không gặp phải sự kháng cự nào nữa, kể cả ở các khu vực biên giới. Kế hoạch
của Nhật đã thành cơng. Trong một chương trình phát thanh của Nhật ngày 13/3/1945,
Nhật tuyên bố đã bắt giữ 8500 tù binh, tiêu diệt 1000 người Pháp cùng quân đội thực
dân Pháp, và chiếm được 54 máy bay, 274 xe tải, cùng một số lượng lớn vũ khí và

đạn dược.69

III

Tình hình Việt Nam sau cuộc đảo chính ngày 9/3/1945 là kết quả của một số thỏa
hiệp. Theo nghĩa rộng nhất, đó là thỏa hiệp giữa sự cần thiết của quân đội mà địi hỏi
nhiều quyền kiểm sốt qn sự trực tiếp hết mức có thể, và chủ nghĩa lý tưởng chính
trị ủng hộ việc thành lập một nước Việt Nam độc lập dưới sự giám hộ của Nhật Bản
mà có thể lan tỏa sang những quốc gia khác thuộc khối Đại Đông Á. Đồng thời, đây
cũng là sự thỏa hiệp một cách chi tiết giữa nhiều nhóm khác nhau liên quan đến việc
hoạch định chính sách của Nhật Bản ở cả Sài Gòn, Hà Nội, và Tokyo. May mắn là
chúng ta giờ có thể theo dõi cuộc tranh luận diễn ra trong nội bộ Nhật Bản từ giữa
tháng 1 đến đầu tháng 3/1945 nhờ những tài liệu lưu trữ của Bộ Ngoại giao Nhật Bản,
trong đó các phần có liên quan đã rơi vào tay Mỹ sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh,
nhưng về sau tư liệu này được trả lại cho Nhật. Nằm bên dưới cuộc tranh luận này là
hai xung đột: một là xung đột về nguyên tắc, hai là xung đột giữa các tổ chức. Xung
đột về nguyên tắc xảy ra giữa hai quan điểm đã đối đầu nhau kể từ năm 1942: một bên
là những người ủng hộ nền độc lập trong Khối Đại Đông Á, và một bên là những
người ủng hộ sự cai trị của quân đội hoặc thuộc địa như ở Hàn Quốc và Đài Loan.
Xung đột giữa các tổ chức là giữa quân đội và các cơ quan ngoại giao, và đây là điểm
khó thỏa hiệp nhất. Nhìn chung, quân đội dường như đã chiếm được thế thượng
phong trong những thỏa thuận cuối cùng; nhưng cần phải lưu ý rằng tất cả các tài liệu
chúng ta có hiện nay là từ phía ngoại giao, vì khơng cịn lưu giữ được các ghi chép về
liên lạc hàng ngày trong quân đội giữa Tokyo và Đông Dương.
Như đã thấy ở trên, một nhân viên của Tướng Machijiri - chỉ huy quân đồn trú
Nhật ở Sài Gòn - được yêu cầu chuẩn bị một kế hoạch giải quyết vấn đề Đông Dương
vào cuối tháng 10/1944. Sĩ quan này có lẽ là Đại tá Hayashi Hidezumi70. Kế hoạch
Domei Tsushin bằng tiếng Anh, phát sóng ngày 13/3/1945; bản copy ở FO 371/46305/ F1569,
P.R.O., London .
69


70

Xem chú thích số 51 bên trên.
THƯ VIỆN NGUYỄN VĂN HƯỞNG


19

của Hayashi đã sẵn sàng vào cuối tháng 12, và được chuyển tiếp đến chỉ huy mới là
Tướng Tsuchihashi. Kế hoạch này bao gồm đề xuất trao độc lập cho Việt Nam, nhưng
chúng ta khơng biết chính xác những gì phía Nhật dự định ở giai đoạn đó. Điều có vẻ
rõ ràng là đến nửa cuối tháng 1, sau các cuộc khơng kích ngày 12/1/1945, một bộ
phận có ảnh hưởng của quân đội (có lẽ bao gồm cả các nhân viên của Tướng Terauchi
đóng tại Sài Gịn nhưng chỉ huy tất cả lực lượng Nam phương quân) phản đối ý tưởng
độc lập cho Việt Nam và muốn thiết lập chế độ thiết quân luật mà vẫn phổ biến ở
Malaya và Đơng Ấn Hà Lan cũ. Có vẻ như vào tháng 1/1945, Tsuchihashi đã bác bỏ
kế hoạch ban đầu và thay thế bằng một bản dự thảo do chính ơng ta chắp bút, sau đó
nó được chuyển đến Tokyo và trở thành cơ sở cho quyết định của Hội đồng Chiến
tranh Tối cao vào ngày 1/2/194571. Trong khi đó, các nhà ngoại giao Nhật vẫn đang
đưa ra ý kiến về tương lai của Đông Dương. Điều này được đề cập trong một bức điện
tín ngày 16/1/1945 từ Takeshi Tsukamoto đến Shigematsu, khi đó đang là Bộ trưởng
của cả Bộ Ngoại giao và Bộ Đại Đông Á72. Tsukamoto thừa nhận rằng trên hết thì bộ
máy hành chính hiện hành cần phải hoạt động tốt, và rằng trong mọi trường hợp, các
điều kiện phục vụ cho nỗ lực chiến tranh là tối quan trọng. Tuy nhiên, ông thách thức
sự kiên quyết của quân đội về việc giành quyền kiểm sốt trực tiếp chính quyền và
thay vào đó, đưa ra một kế hoạch chi tiết cho việc thành lập một Liên bang Đông
Dương độc lập. Bước đầu tiên sẽ là để cho các vị vua An Nam, Campuchia và Lào
tuyên bố độc lập khỏi Pháp, và khi thời điểm chín muồi thì khu vực Bắc Kỳ và Nam
Kỳ sẽ được sáp nhập vào vương quốc An Nam. Mục tiêu dài hạn sẽ là Liên bang

thống nhất cả ba quốc gia, bị ràng buộc với Nhật Bản bởi một Hiệp ước Liên minh
tương đương với những hiệp ước mà Nhật đã ký với Thái Lan, Myanmar và
Philippines. Với sự hỗ trợ của một đội ngũ cố vấn người Nhật, Đại sứ Đế quốc Nhật
Bản tại An Nam sẽ lãnh đạo nhà nước mới nhưng người Nhật sẽ khơng được bổ
nhiệm vào các vị trí chính thức của quốc gia. Thủ đơ sẽ là Sài Gịn, nơi đặt đại sứ
quán chính, với các lãnh sự quán tại Hà Nội, Huế, Hải Phòng, Phnom Penh, và Viêng
Chăn hoặc Luông Pha Băng.
Cùng với thời gian, rõ ràng là các nhà lãnh đạo qn sự quyết tâm trì hỗn hoặc
từ bỏ toàn bộ những mục tiêu tham vọng trong kế hoạch của các nhà ngoại giao. Vào
khoảng ngày 10-11/2/1945, trong một cuộc họp với Tsukamoto ở Sài Gòn, Tướng
Tsuchihashi lập luận rằng không cần thiết phải bổ nhiệm một đại sứ sau khi cuộc đảo
chính đã thành cơng. Bản thân vị chỉ huy quân sự này sẽ thế chỗ Decoux làm Toàn
quyền, và các sĩ quan quân đội sẽ được bổ nhiệm làm “thị trưởng” của các thành phố
chính; còn Đại sứ và các nhà ngoại giao khác sau đó có thể được bổ nhiệm làm cố vấn
cho Tồn quyền (có nghĩa là khiến họ phải lệ thuộc vào quân đội)73. Trong hai tuần
tiếp theo đó, Đại sứ Matsumoto đã chiến đấu chống lại việc thực hiện các đề xuất của
Điện đàm từ Matsumoto đến Shigemitsu, 25/2/1945, Tư liệu lưu trữ của Bộ Ngoại giao Nhật Bản,
A.7.0.0.9. 54, tr. 191-93
71

72

Điện đàm từ Matsumoto đến Shigemitsu, 16/1/1945, tr. 9-14.

73

Điện đàm từ Matsumoto đến Shigemitsu, 11/2/1945, tr. 102-103.
THƯ VIỆN NGUYỄN VĂN HƯỞNG



20

Tsuchihashi, và tìm cách duy trì sự tồn tại độc lập của một phái đoàn ngoại giao chịu
trách nhiệm trực tiếp trước Bộ Ngoại giao ở Tokyo. Vấn đề này liên quan đến việc
các nhà ngoại giao kiên quyết đòi trao độc lập ngay lập tức cho An Nam. Cuối tháng
đó, Ishizawa - một cục trưởng thuộc Bộ Ngoại giao ở Tokyo - đã được điều đi tìm
hiểu và sau đó về báo cáo lại tình hình. Báo cáo của ông vào ngày 22-23/2/1945 cho
thấy rằng đến thời điểm này, quân đội phản đối toàn bộ tất cả các đề xuất liên quan
đến nền độc lập của Đông Dương, và ông lo ngại rằng trừ khi một vài phái bộ ngoại
giao riêng lẻ được phép tồn tại, thì vấn đề này sẽ vĩnh viễn bị gạt bỏ74. Có vẻ như có
một cuộc tranh luận khác diễn ra song song giữa Bộ Ngoại giao và quân đội ở Tokyo.
Thỏa thuận đạt được một bước tiến mới vào ngày 24/2, khi Shigemitsu thông báo cho
Matsumoto rằng hai bên thống nhất sẽ đặt các khu vực hiện tại được do Pháp trực tiếp
quản lý dưới sự kiểm soát của quân đội Nhật, nhưng đồng thời cũng cho phép Hồng
đế An Nam tun ngơn độc lập75. Đến lúc này, Shigemitsu cũng đồng tình rằng nhiệm
vụ “hướng dẫn” cho chính quyền mới sẽ do một quân nhân gánh vác, chứ không phải
một đại sứ chịu trách nhiệm trước Bộ Ngoại giao. Ngày 26/2, Matsumoto cố gắng
tranh luận bảo vệ quan điểm rằng nên trì hỗn tồn bộ chiến dịch vì mối đe dọa
nghiêm trọng về việc quân Mỹ đổ bộ lên Đông Dương đã không cịn; và ơng ta hy
vọng rằng sự trì hỗn này sẽ cho phép Đơng Dương có nhiều thời gian chuyển đổi dần
sang nền độc lập hơn76. Nhưng cùng ngày 26/2 hơm đó, Hội đồng Chiến tranh Tối cao
quyết định sẽ tiến hành đảo chính77. Vất đề lớn duy nhất cịn sót lại là về địa vị của
nhân viên đại sứ quán sau cuộc đảo chính, và bức điện tín tiếp theo từ Matsumoto gửi
đến Shigemitsu (ngày 28/2) đã chỉ ra rằng xung đột này đủ nghiêm trọng để khiến Phó
Bộ trưởng Takeuchi phải có một chuyến viếng thăm đặc biệt đến Đông Dương78.
Thỏa thuận cuối cùng đã đưa Tsuchihashi lên vị trí Tồn quyền Đơng Dương, và đặt
các nhà ngoại giao dưới quyền của Tsuchihashi, nhưng nó cũng trao phần lớn những
vị trí cấp cao thuộc về người Pháp trước đây cho các quan chức dân sự thay vì các sĩ
quan quân đội. Một số nhà ngoại giao tại thời điểm này đã xin phép từ chức và trả lại
vị trí cho người Pháp, nhưng cuối cùng, với một số thay đổi về phân công nhiệm vụ

chi tiết, kế hoạch đưa ra vào ngày 28/2 đã được thi hành.
Xuyên suốt các cuộc điện tín qua lại giữa Tokyo và Đơng Dương trong tháng 1
và tháng 2/1945, các nhà ngoại giao Nhật xây dựng các đề xuất không chỉ đơn thuần
là về bản thân khu vực Đông Dương hay nhu cầu qn sự ở Đơng Nam Á, mà họ cịn
74

Điện đàm từ Matsumoto đến Shigemitsu, 22-23/2/1945, tr. 168-71,173-75.

Điện đàm từ Shigemitsu đến Matsumoto, 24/2/1945, tr. 181-85. Về khái niệm “độc lập trong Trật tự
Mới ở Đông Á” của Nhật, đối lập với “độc lập dựa trên quan điểm của chủ nghĩa tự do và tự quyết”,
tham khảo W.H. Elsbree, Japan's Role in Southeast Asian Nationalist Movements, 1940-1945 (Harvard,
1953), tr. 25ff.
75

76

Điện đàm từ Shigemitsu đến Matsumoto, 26/2/1945, tr. 194-96.

77

Điện đàm từ Shigemitsu đến Matsumoto, 26/2/1945, tr. 197-98.

78

Điện đàm từ Shigemitsu đến Matsumoto, 28/2/1945, tr. 220.
THƯ VIỆN NGUYỄN VĂN HƯỞNG


21


quan ngại về tình hình thế giới và những phản ứng bên ngồi có thể xảy đến trước
chính sách của Đế quốc Nhật Bản ở Đông Nam Á. Họ đã đặt nền móng cho mối quan
hệ với Decoux dựa trên những hiệp ước chính thức với Pháp, và dựa trên nguyên tắc
về nền độc lập của Pháp. Họ ý thức được rằng mọi động thái giải giáp quân đội Pháp
ở Đơng Dương sẽ đi ngược lại điều đó, và họ sẽ cần phải đưa ra lời giải thích. Đặc
biệt, họ lo ngại về phản ứng của Liên Xô. Người Nhật vẫn chưa biết rằng tại Yalta,
Liên Xơ đã bí mật đưa ra quyết định sẽ tham chiến chống Đế quốc Nhật Bản, và vì thế
nên họ vẫn ni hy vọng rằng Liên Xô sẽ đồng ý tiếp tục ký kết Điều ước Bất tương
xâm giữa hai quốc gia khi nó được đem ra gia hạn vào tháng 4/1945. Các nhà ngoại
giao Đế quốc Nhật không muốn thực hiện bất kỳ hành động nào ở Đơng Dương mà có
khả năng làm phật lịng Liên Xơ, quốc gia mà hiện tại đang là đồng minh của Pháp
(sau khi chính phủ Vichy bị lật đổ79). Mặc dù Bộ Ngoại giao Đế quốc Nhật Bản
khơng thể có được điều mình muốn liên quan đến nhiều vướng mắc quan trọng còn
tồn đọng giữa họ và các vị chỉ huy quân đội ở Đông Dương, nhưng lập luận của họ về
sự cơng nhận quốc tế có vẻ như có sức nặng. Cũng khơng có gì khó hiểu khi đây là lí
do chính giải thích vì sao quân đội cuối cùng lại đồng ý cho Đông Dương tuyên bố
độc lập.
Kết quả của tất cả các thỏa hiệp này là tình hình sau cuộc đảo chính ngày
9/3/1945 vừa phức tạp, vừa mơ hồ. Nhưng chắc chắn rằng người Nhật nắm trong tay
thực quyền, cịn người Việt Nam thì khơng thật sự có được tự do độc lập. Ngay sau
cuộc đảo chính, nhiều vị trí đã được bổ nhiệm. Tsuchihashi trở thành Toàn quyền với
Đại sứ Matsumoto làm Cố vấn Tối cao. Tuy nhiên, Matsumoto đã lui về Tokyo vào
tháng 5, và công việc Cố vấn Tối cao thực chất nằm trong tay Phó Đại sứ Tsukamoto.
Các vị trí quan trọng khác bao gồm:
Cố vấn Tối cao cho An Nam: Yokoyama Masayuki
Cố vấn tối cao cho Campuchia: Kubota (một cựu quan chức ngoại giao)
Cố vấn cho Khâm sai Bắc Kỳ: Nishimura Kumao
Thống đốc Nam Kỳ: Minoda Fujio
Thị trưởng Sài Gòn: Kawano Tatsuichi
Thị trưởng Hà Nội: Kobase Hirosui

Thanh tra cảnh sát: Kasuga (thuộc Kempeitai)80

Điểm này được nhắc đến trong một bản ghi nhớ của Ogijima thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản, ngày
30/1/1945 (như trên, tr. 44-49); và trong một vài cuộc điện tín, ví dụ như cuộc điện tín từ Shigematsu
đến Matsumoto ngày 7/2/1945 (nt, tr. 70-80) và cuộc điện tín từ Matsumoto đến Shigematsu ngày
26/2/1945 (nt, tr. 194-96).
79

Báo cáo của Domei Tsushin ngày 14/3/1945, dựa trên phát biểu của Tsuchihashi ở Sài Gịn ngày
trước đó; bản copy trong tư liệu lưu trữ của Anh, FO 371/46305/ F.1569. Nisjiimura không được nhắc
đến ở đây, nhưng có xuất hiện trên tờ Opinion-Impartial (Sài Gòn), 23/3/1945.
80

THƯ VIỆN NGUYỄN VĂN HƯỞNG


22

Người Nhật cũng nắm giữ nhiều vị trí cấp cao khác, nhưng rõ ràng rằng không đủ
người Nhật (hoặc thậm chí là các sĩ quan hiện có) để tiếp quản toàn bộ tất cả các chức
vụ của người Pháp trước đây trong hệ thống quản lý hành chính. Nhiều vị trí trong số
đó được giao cho người Việt, bao gồm các vị trí cao trong hệ thống tư pháp, và tỉnh
trưởng của các tỉnh Nam Kỳ.
Theo sau cuộc đảo chính là tuyên bố độc lập của Vua An Nam, Campuchia và
Lào. Tại Lào, Nhật đã quyết định giành quyển kiểm sốt trực tiếp đối với Viêng Chăn
nhưng cho phép Lng Pha Băng quản lý các khu vực phía Bắc. Phải đến ngày
5/4/1945, một đội quân Nhật mới đến được thủ đô của Lào, sau 16 ngày hành quân từ
Vinh (Nghệ An) và va chạm với các nhóm kháng chiến của Pháp theo phong trào
kháng chiến Pháp. Nhưng đến ngày 8/4, Nhật đã giành được Luông Pha Băng, và
cùng ngày, Vua Sisavang Vong phải tuyên bố từ bỏ sự bảo hộ của Pháp. Cuối tháng

đó, vị vua này gửi thái tử của mình là Savang Vathana đến Sài Gịn, mượn cớ là để
tạo mối quan hệ giữa chính phủ Lào với người Nhật, nhưng có lẽ thực chất là để thái
tử làm con tin cho Nhật. Khơng cần phải trì hỗn quá lâu ở Campuchia81. Vua
Norodom Sihanouk tuyên bố độc lập khỏi Pháp vào ngày 13/3/1945, và một tuần sau
bổ nhiệm một chính phủ mới mà các bộ trưởng đều nghe theo những lời tư vấn của
Nhật.82
Đế quốc Nhật Bản phải đối mặt với những vấn đề khó khăn nhất tại Huế. Như
chúng ta đã thấy, Nhật đã hỗ trợ Kỳ Ngoại hầu Cường Để trong nhiều năm trời, người
đã “giả vờ” làm người kế vị ngai vàng An Nam kể từ năm 1905. Sẽ hợp lý nếu như
Nhật lúc này phế truất Bảo Đại - người nắm giữ ngôi vị hoàng đế từ năm 1925, nhận
nền giáo dục của Pháp và rõ ràng là trung thành với Pháp - để đưa Cường Để lên thế
chỗ. Khi Yokoyama đến Kinh thành Huế vào ngày 10/3, có vẻ như Bảo Đại cho rằng
mình sẽ bị bắt cóc; nhưng thay vào đó, ngày hôm sau, ông được người Nhật hướng
dẫn cách tuyên bố bãi bỏ Hiệp ước Patenotre năm 1884 và tuyên bố độc lập cho
vương quốc của mình.83 Ngày 12/3, một buổi lễ chính thức được tổ chức trong chính
điện với các cuộc biểu tình của quần chúng nhân dân diễn ra bên ngoài. Một tuần sau
(ngày 17/3/1945), Bảo Đại ban Dụ số 1 với khẩu hiệu “Dân Vi Quý”.84 Lúc này, rõ
ràng rằng Bảo Đại sẽ tiếp tục giữ ngôi vị, còn Cường Để sẽ phải ở lại Nhật Bản. Một
lần nữa, nhu cầu về sự ổn định và tính liên tục của người Nhật mà được quân đội Đế
quốc Nhật Bản trước đó hết sức nhấn mạnh đã thắng thế so với các quan điểm lý
tưởng hóa của những người muốn khuyến khích chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam. Dù
trong trường hợp nào thì những tuyên bố này của Bảo Đại vẫn khơng ảnh hưởng đến
các hiệp ước kí kết năm 1862 và 1874 mà theo đó, “Nam Kỳ lục tỉnh” đã được
81

Opinion-Impartial, 10,11, 30/4/1945.

82

Opinion-Impartial, 21, 22/3/1945.


Devillers, đã dẫn bên trên, tr.125. Xem thêm báo Ngày Nay (Hà Nội), ngày 5/5/1945; và ghi chép
của Tominaga.
83

84

Ngày Nay, 5/5/1945.
THƯ VIỆN NGUYỄN VĂN HƯỞNG


23

nhượng cho Pháp làm thuộc địa; đồng thời cũng không thay đổi được địa vị của các
thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng (Tourane) mà từng bị coi là thuộc chủ
quyền của Pháp dựa trên những nhượng bộ về thương mại theo hiệp ước 1874. Những
địa điểm trên được giao lại cho các thị trưởng người Nhật để tiếp quản quyền lực mà
trước đây thuộc về người Pháp (các hội đồng thành phố bị giải thể vào năm 1941). Vị
trí của Bắc Kỳ trở nên mơ hồ hơn ở chỗ kể từ năm 1900, nó đã bị tách khỏi An Nam
và được kiểm soát riêng biệt bởi một Thống sứ người Pháp. Ban đầu, Nhật có lẽ đã dự
định sẽ quản lý nó trực tiếp, nhưng đến cuối tháng 4, Nhật cho phép vua Bảo Đại bổ
nhiệm một viên Khâm sai đại thần là Phan Kế Toại, người sẽ được một Thống sứ
Nhật tư vấn. Vì thế, khu vực được quản lý trực tiếp bởi chính phủ “độc lập” mới tại
Huế khơng vượt ra ngồi phạm vi An Nam (hay nói đúng hơn là miền Trung Việt
Nam).

IV

Phần lớn những người viết về lịch sử Việt Nam chỉ lướt qua giai đoạn từ 9/3 đến
19/8/1945. Trên thực tế, đây là thời kỳ quan trọng nhất đối với những diễn biến tiếp

theo ở Việt Nam. Trước hết, nó chứng kiến uy thế của Pháp sụp đổ đột ngột và hoàn
toàn. Pháp đã từng có được sự phục tùng và tơn trọng từ tất cả mọi người, trừ những
cư dân lâu đời nhất ở Đông Dương: ngay cả những người “bản xứ” hưởng nền giáo
dục của Pháp cũng khơng có địa vị bình đẳng thật sự với thực dân, trừ trong một số
khía cạnh pháp lý nhất định nếu anh ta nhập quốc tịch Pháp. Lúc này, người Pháp đột
nhiên trở nên bất lực vì các quan chức cấp cao nhất đã bị bắt đi tù và phần lớn trong
số khoảng 40.000 người Châu Âu ở Việt Nam bị đưa vào các khu vực tập trung. Tại
Sài Gòn, nơi số lượng những người này đông đảo nhất, họ buộc phải sống ở một vùng
được xác định rõ ràng và bị cấm tụ tập nhiều hơn 3 người hay đi lại vào buổi tối.85
Uy thế của họ đã bị người Nhật chiếm lấy.
Paul Mus - người chịu trách nhiệm liên lạc giữa các nhóm kháng chiến Pháp và
người Việt Nam đầu năm 1945 - nhận xét về điều này trong các bài giảng của mình
1-2 năm sau đó.86 Vào tháng 2, khi ơng đang bí mật di chuyển từ Sài Gịn ra Hà Nội,
một sự kiện xảy ra trên một chuyến phà đã thuyết phục ơng rằng ngay cả ở giai đoạn
đó, người Việt Nam vẫn tôn trọng sức mạnh của Pháp. Nhưng khi người Pháp nhanh
chóng bị loại bỏ chưa đầy một tháng sau đó, người Việt nhận thức rõ rằng Pháp đã
mất đi “Thiên mệnh” và giờ đây có thể bị đối xử một cách khinh miệt. Các cư dân
Pháp lâu năm không thể hiểu nổi thay đổi này và cay đắng bình luận về sự “vơ ơn bạc
nghĩa”. Khi Sainteny đến thăm Paris từ Côn Minh vào tháng 8 sau đó, ơng ta gặp khó
Phát biểu của các cơ quan chính quyền Nhật Bản vào ngày 15/3/1945, được Domei Tsushin báo cáo
lại. Xem thêm FO 371/46305/F1569 và Opinion-Impartial ngày 19/3/1945.
85

86

Mus (1947?), Lecon 3, tr.2-3.
THƯ VIỆN NGUYỄN VĂN HƯỞNG


24


khăn rất lớn trong việc thuyết phục những người chịu trách nhiệm về chính sách Đơng
Dương ở Paris rằng người Việt Nam không chỉ đơn giản là đang chờ đợi để chào đón
thực dân Pháp trở lại.87 Sự thay đổi thái độ này có lẽ là tiền đề cho một cuộc cách
mạng xảy ra sau đó. Người Pháp khơng chỉ bị gạt khỏi các vị trí mà ở đó họ có thể
chủ động chống lại bất kỳ một phong trào đối lập nào, mà cịn mất đi quyền kiểm sốt
đối với tâm trí của những người Việt bình thường, và điều này tạo điều kiện cho một
tinh thần mới phát triển trên khắp cả nước. Việt Nam có thể vẫn chưa giành được độc
lập theo nghĩa đầy đủ nhất, nhưng lần đầu tiên, độc lập thực sự có khả năng sẽ diễn ra.
Ban đầu, nguyện vọng chính trị của những người Việt sẵn sàng hợp tác với Đế
quốc Nhật Bản tập trung vào kinh đô Huế. Rõ ràng là tại đây, qn Nhật khơng thể
(có lẽ là khơng muốn) đảm bảo tính liên tục về chính trị, mặc dù họ đã quyết định cho
phép Bảo Đại tiếp tục ngồi trên ngai vàng trong thời điểm hiện tại. “Cơ Mật Viện”
được giao lại cho chính phủ An Nam. Hội đồng này ra đời từ năm 1834, nhưng dưới
thời thực dân Pháp đô hộ đã phải hoạt động với tư cách là cố vấn cho các bộ khác
nhau dưới sự có mặt của người Pháp, và vì thế phải chịu sự thao túng của Pháp khi
đưa ra quyết định. Thành viên của Cơ Mật Viện được Decoux cải tổ vào tháng 5/1945,
khi Phạm Quỳnh (một nhân vật thân Pháp từng là Thượng thư Bộ Học kể từ năm
1933) trở thành Thượng thư Bộ Lại và gần như đứng đầu chính phủ. Phạm Quỳnh đã
chứng minh khả năng bắt kịp với thời đại của mình khoảng một tháng trước đó thơng
qua việc diễn thuyết công khai về mối quan hệ giữa tư tưởng của Khổng Tử và
Charles Maurras.88 Nhưng ông không được chấp nhận bởi những nhà yêu nước thân
Nhật, cũng như những nhà trí thức mà hy vọng rằng ít nhất thì văn hóa Việt Nam có
thể loại bỏ màu sắc thuộc địa của mình dưới chế độ mới. Ngày 19/3/1945, Phạm
Quỳnh cùng các thượng thư khác trong Cơ Mật Viện bị ép phải từ chức để vua Bảo
Đại (và các cố vấn người Nhật) chọn một chính phủ mới.
Bảo Đại triệu tập nhiều nhân vật người Việt khác nhau đến Huế để tư vấn xem
ơng nên làm gì tiếp theo. Theo Hoàng Xuân Hãn, người về sau trở thành Bộ trưởng
Bộ Giáo dục trong chính phủ mới và là một trong những người được hỏi ý kiến, họ
khuyên Bảo Đại mời Ngơ Đình Diệm làm thủ tướng. Từ tháng 7/1944, Ngơ Đình

Diệm đã được Kempeitai bảo vệ ở Sài Gịn, và vì thế cần phải liên lạc với ơng qua
người Nhật. Tiến sĩ Hãn, khi ấy đang ở Huế, nói rằng Bảo Đại đã cố mời Diệm đến
hai lần nhưng không thấy phản hồi.89 Mặt khác, Đại tá Hayashi khẳng định rằng
Diệm đã nhận được lời mời và sau đó đã gửi thư từ chối vì lí do sức khỏe. Dù sự thật
là gì, rõ ràng là Ngơ Đình Diệm khó có thể chấp nhận. Ơng từng tranh cãi với Bảo
Đại khi từ chức Thượng thư Bộ Lại năm 1933, và nổi tiếng là một trong những người
ủng hộ Cường Để. Vì Nhật đã quyết định khơng cho Cường Để về nước, chúng ta
87

J. Saintany, Histoire d'une Paix Manquee, Indochine, 1945-1947 (Paris, 1967), tr. 54.

88

La Tribune Indochinoise (Sài Gịn), 15/4/1942, 20/5/1942.

89

Trích từ Huynh Kim Khanh, "The Vietnamese August Revolution Reinterpreted", Journal of Asian
Studies, XXX, no. 4 (1971), 766
THƯ VIỆN NGUYỄN VĂN HƯỞNG


25

phải kết luận rằng Nhật cũng đã phản đối việc bổ nhiệm Ngơ Đình Diệm vào vị trí
này. Khả năng cao là những người Việt thân cận với Bảo Đại biết điều đó, nhưng vẫn
phải xác thực lại một cách rõ ràng bằng việc gửi lời mời, trước khi họ đủ tư cách
thành lập một chính phủ mà khơng có mặt Diệm.
Đáng chú ý là tại thời điểm này, Nhật không khuyên Bảo Đại lựa chọn một thủ
tướng từ các nhóm Đại Việt ở Bắc Kỳ. Có lẽ độ tin cậy của họ không đủ để làm việc

cùng Bảo Đại, hoặc có lẽ khơng có cá nhân này trong hàng ngũ của những nhóm này
có thể đứng ra chỉ huy và nhận được sự ủng hộ trên diện rộng. Cuối cùng, Nhật đã lựa
chọn một nhân vật khá vô danh mà sự nghiệp của người này hoàn toàn khác với Phạm
Quỳnh ở chỗ ông dành phần lớn cuộc đời cho văn hóa và giáo dục. Đó chính là Trần
Trọng Kim (1882-1951) - một người gốc Hà Tĩnh, được giáo dục bằng cả tiếng Trung
và tiếng Pháp, và đã tham gia vào hệ thống giáo dục kể từ khi về nước từ chuyến du
học Pháp năm 1911.90 Ông từng đảm nhiệm nhiều vị trí giáo viên, sau đó trở thành
Thanh tra Tiểu học, và từ năm 1933 đến khi nghỉ hưu năm 1943, ông làm giám đốc
các trường nam sinh tại Hà Nội. Từ lâu, ông đã quan tâm đến việc phát triển các tài
liệu giảng dạy mới bằng chữ Quốc ngữ và tự mình viết nhiều cuốn sách. Nổi tiếng
nhất trong số đó là Việt Nam sử lược (1925), và một nghiên cứu về Nho giáo dài 3 tập
mà được xuất bản từ năm 1930 đến năm 1933. Có thể nói, trong thời kỳ này, khi
Phạm Quỳnh thúc đẩy nghiên cứu về triết học Pháp, thì Trần Trọng Kim lại tìm cách
lan tỏa kiến thức về các giá trị truyền thống và về lịch sử dân tộc Việt Nam. Chúng ta
khơng biết gì về những liên hệ thực tế giữa ông và Đế quốc Nhật Bản trước năm 1943,
nhưng có thể dễ dàng nhận thấy sự kết nối giữa những giá trị của ơng và của người
Nhật. Vì một số lý do mà vào mùa thu năm 1943, ông cảm thấy bị Pháp đe dọa và tìm
nơi tị nạn ở quân đội Nhật - những người đã đưa ông sang Singapore và sau đó là
sang Bangkok. Tháng 4/1945, ơng bay về Sài Gòn. Kawamura - Tham mưu trưởng
dưới quyền Tsuchihashi - đã nói với ơng ngay tại sân bay rằng ông được mời làm Thủ
tướng Đế quốc Việt Nam dưới thời Bảo Đại. Ban đầu ông từ chối lời đề nghị này,
nhưng cuối cùng ông đã đồng ý, và ngày 17/4 có thơng báo rằng ơng đã thành lập một
chính phủ tại Huế.91
Nội các Trần Trọng Kim đã bị các nhà sử học chỉ trích rất nhiều, và thành tựu của
nó chắc chắn là hạn chế. Tuy nhiên, lịch sử đầy đủ của Nội các chưa từng được khám
phá một cách đầy đủ, và có lẽ nó đáng được chú ý hơn trước đây. Thành viên của Nội
các Trần Trọng Kim rất đa dạng, nhưng khơng phải là hồn tồn khơng có tài năng:
việc thiếu thành tựu có lẽ đến từ sự thiếu kinh nghiệm và các cơ hội hạn chế, thay vì
đến từ những thất bại cá nhân. Có ít nhất ba bộ trưởng thuộc một nhóm trí thức sinh
trưởng tại Hà Nội, hoạt động từ khoảng năm 1940 và có mối liên hệ mật thiết với tạp

chí Thanh Nghị thành lập vào năm 1941. Một số thành viên của nhóm này quá ngả
90

Phạm Văn Diêu, Việt Nam Văn học Giảng bình (Sài Gịn, 1961), tr. 477-80.

Opinion-Impartial, 20/4/1945, dựa trên báo cáo của Domei Tsushin ngày trước đó. Danh sách các bộ
trưởng được cung cấp đầy đủ. Xem Devillers, đã dẫn bên trên, tr. 127.
91

THƯ VIỆN NGUYỄN VĂN HƯỞNG


×